Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH FUJITSU Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.96 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THU HÀ

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÔNG TY TNHH FUJITSU VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THU HÀ

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÔNG TY TNHH FUJITSU VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: ĐÀ O TẠO THÍ ĐIỂM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Cƣơng

Hà Nội, 2015




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT .............................................................. 1
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 7
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 7
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 8
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
9. Kết cấu của Luận văn .............................................................................. 9
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VHDN NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA VHDN NHẬT BẢN ............. 10
1.1. Những khái niệm cơ sở ....................................................................... 10
1.1.1. Văn hóa ............................................................................................. 10
1.1.2. Văn hóa kinh doanh ......................................................................... 12
1.1.3. Văn hóa doanh nghiệp ..................................................................... 14
1.1.4. Văn hóa doanh nhân ........................................................................ 17
1.2. Các yếu tố quy định sự hình thành và biến đổi của VHDN Nhật
Bản............................................................................................................... 19
1.2.1. Hoàn cảnh tự nhiên.......................................................................... 19
1.2.2. Điều kiện xã hội, văn hóa và lịch sử................................................ 21
1.2.3. Yếu tố chính trị và phát triển kinh tế quốc gia ................................ 25
1.2.4. Vai trò của người sáng lập, lãnh đạo DN và tầng lớp doanh nhân26
1.2.5. Ảnh hưởng của khoa học, công nghệ, giáo dục, và giao lưu văn

hóa ............................................................................................................... 29


1.2.6. Tác động của hội nhập quốc tế và đầu tư ra nước ngoài của Nhật
Bản............................................................................................................... 32
1.3. Đặc điểm cơ bản của VHDN Nhật Bản ............................................ 34
1.3.1. VHDN Nhật Bản đề cao viê ̣c quản tri ̣nguồ n nhân lực theo mô
hình nhà – gia đình .................................................................................... 36
1.3.2. VHDN Nhật Bản nổ i bâṭ với phong cách quản lý kế t hợp giữa
“khoa học , công nghê ̣ phương Tây với tinh thầ n , văn hóa dân tộc Nhật
Bản”............................................................................................................. 37
1.3.3. Trân trọng t hương hiê ̣u của công ty , danh thiế p cá nhân và hê ̣
thố ng chức danh của DN ........................................................................... 39
1.3.4. Tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo....... 40
1.3.5. Công tác đào tạo và sử dụng con người đ ịnh hướng theo giá trị
đồ ng thuận với một VHDN cụ thể và trung thành với lợi ích và sự phát
triển bền vững của công ty ......................................................................... 41
* Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................... 43
CHƢƠNG 2. NHẬN DIỆN VHDN NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM (NGHIÊN
CỨU THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH FUJITSU VIỆT NAM) .............. 44
2.1. Tổng quan DN Nhật Bản ở Việt Nam ............................................... 44
2.1.1. Quy mô, số lượng, ngành nghề, phân bố đầu tư của DN Nhật Bản
ở Việt Nam ................................................................................................... 44
2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động của DN Nhật Bản ở Việt Nam ....... 51
2.2. Khảo sát VHDN Nhật Bản tại Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam . 52
2.2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam .............................. 52
2.2.2. Biểu hiện của VHDN tại Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam .......... 57
2.3. Nhận xét, đánh giá .............................................................................. 66
2.3.1. Nhận xét chung ................................................................................. 66
2.3.2. Đánh giá tác động của VHDN Nhật Bản đối với việc quản lý DN ở

Việt Nam ...................................................................................................... 67
* Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................... 69


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH
VHDN NHẬT BẢN CHO CÁC DN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY ................................................................................................................ 71
3.1. Phát triển quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt − Nhật và yêu cầu về
nghiên cứu, đào tạo, hợp tác về kinh doanh và quản lý ........................ 71
3.2. Một số bài học kinh nghiệm bổ ích cho các DN Việt Nam ............. 76
* Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
KHUYẾN NGHI............................................................................................
84
̣
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 89


DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiê ̣p

FDI

: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FVL


: Fujitsu Vietnam Limited
Công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n Fujitsu Viê ̣t Nam

JETRO

: Japan Export Trade Research Organization
Tổ chức Xúc tiế n Ngoa ̣i thương Nhâ ̣t Bản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

VHDN

: Văn hóa danh nghiê ̣p

VHKD

: Văn hóa kinh doanh

1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. FDI của Nhâ ̣t Bản vào Viêṭ Nam giai đoa ̣n 1998 – 2002.... 44
Bảng 2.2. FDI của Nhâ ̣t Bản vào Viêṭ Nam giai đoa ̣n 2003 – 2012.... 45
Bảng 2.3. Danh sách các DN Nhâ ̣t Bản tiêu biể u ta ̣i Viêṭ Nam.......... 46
Bảng 2.4. Top 5 điạ bàn thu hút nhiều đầ u tƣ của DN Nhâ ̣t Bản...... 49
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chƣ́c của Công ty TNHH Fujitsu Viêṭ Nam ......... 55


2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Tính đến nay đã có 78 quốc gia đầu
tư làm ăn tại Việt Nam, trong đó phải kể đến Nhật Bản là một trong những
đối tác quan trọng hàng đầu của nước ta. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản bắt
đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Ngày
21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể
từ đó đến nay, quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên
nhiều lĩnh vực, đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các
mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng;
đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước
không ngừng được tăng lên. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế − xã hội – chính
trị hiện nay thì mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản ngày càng mang tính
chiến lược.
Hiện nay, đối với Việt Nam thì Nhật Bản là quốc gia đang đứng đầu về
số lượng dự án và tổng vốn đầu tư, là nước có ODA (Official Development
Assistance) viện trợ nhiề u nhất cho Việt Nam, vì vậy nên tầ m ảnh hưởng của
Nhâ ̣t Bản rấ t lớn đố i với Viê ̣t Nam về mo ̣i phương diê ̣n như kinh tế , văn hóa,
giáo dục, nghê ̣ thuâ ̣t,… Mối quan hệ giữa hai nước về mặt ngoại giao và an
ninh quốc phòng cũng ngày càng tốt đẹp. Không chỉ như vậy, với dân số
khoảng 128 triệu người và GDP hàng năm vào khoảng 4500 tỉ USD (khoảng
500 ngàn tỉ Yên), Nhật Bản luôn là một đất nước hứa hẹn mang lại sự đầu tư
lớn không chỉ cho Việt Nam mà còn cả các nước trong khu vực và quốc tế.
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, hình ảnh nước Nhật phát triển thần kỳ từ
đống tro tàn chiến tranh, phong cách kinh doanh và quản trị thành công của

các DN Nhật Bản đã thu hút được sự ngưỡng mộ và quan tâm học hỏi của
đông đảo thành phần xã hội nước ta, từ các nhà lãnh đạo chính trị cho đến các
nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo DN. Trong đó, VHDN Nhật Bản, qua các
điển hình và tấm gương thành công của Honda, Matsushita, Sony, Toyota,
3


Canon,… đã trở thành không chỉ đề tài nghiên cứu mà còn là niềm cảm hứng
cho sự đổi mới thể chế và phong cách quản trị DN ở Việt Nam. Tuy nhiên,
trong giai đoạn toàn cầu hóa và chủ động hội nhập với thế giới hiện nay, việc
nghiên cứu về VHDN lại có những yếu tố mới, khi chúng ta có điều kiện so
sánh, đánh giá với các hệ thống và phong cách quản trị DN các nước khác tác
động vào Việt Nam như Hoa Kỳ, Đức, Hàn Quốc, Singapore,…
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam thì
VHDN của Nhật Bản được biểu hiện như thế nào? Nó có ảnh hưởng và tác
động đối với việc quản lý DN Việt Nam ra sao? Chúng ta nên học hỏi cái gì
và không nên học cái gì từ VHDN Nhật Bản để xây dựng một hệ thống
VHDN phù hợp với dân tộc và đất nước mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và
môi trường kinh doanh đa văn hóa? Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi lựa chọn
đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp
Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam)” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
■ Ngoài nước:
Bàn về vấn đề VHDN, một tác phẩm cũng rất đáng chú ý là “Tư duy lại
tương lai” của tập thể 20 tác giả nổi tiếng thế giới do R.Gibson biên tập. Đây
là một tác phẩm có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề VHDN, văn hóa quản lý
định hướng vào tương lai. Có quá nhiều vấn đề chúng ta còn chưa biết về
tương lai, sự đoán định về tương lai của con người không đi theo một đường
thẳng, chúng ta cần phát triển một văn hóa quản lý, VHDN mới dựa trên

những nguyên tắc mới trong những điều kiện biến động bất thường, không
tuyến tính.
Nhiều công trình của nước ngoài tiếp cận vấn đề từ góc nhìn của văn
hóa học, xã hội học, nhân chủng học. Samuel P. Huntington đã lý giải một
cách thuyết phục về sự đụng độ giữa các nền văn minh, các quốc gia phải đối
mặt với những nguy cơ gì, những thách thức nào và chúng ta có thể thoát ra
bằng cách nào?
4


Một số công trình nổi tiếng về VHKD (G.Hofstede – 1994; John Kotter
– 1992); về đạo đức kinh doanh (Farrell, O.C Fraedrich, J. & Farrell, L. –
2002) như là những nền tảng lý luận vững chắc để nghiên cứu sâu về VHKD,
VHDN. Đã có các công trình nghiên cứu về vai trò của các nhân tố văn hóa
(như lễ hội, tập quán, truyền thống, hệ thống các giá trị của công ty, tinh thần
DN, các chuẩn mực đạo đức, triết lý công ty, văn hóa công ty, văn hóa của
người lãnh đạo DN,…); Nghiên cứu bước đầu về tinh thần DN, trong đó nhấn
mạnh vai trò của các nhân tố văn hóa; Nghiên cứu về kinh doanh trong môi
trường văn hóa đa dạng, VHDN trong bối cảnh toàn cầu hóa.
■ Trong nước:
Những tác phẩm nghiên cứu các vấn đề chung về văn hóa rất
phong phú và đa dạng. Ngay những khái niệm cơ sở (khái niệm văn hóa) cũng
còn nhiều tranh cãi, do vậy các tác giả cũng sẽ tiếp cận vấn đề không hoàn
toàn giống nhau. Các tác giả Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm
đã có những công trình nghiên cứu cơ bản, hệ thống về văn hóa Việt Nam,
giúp cho chúng ta hiểu rõ được bản chất, chức năng của văn hóa, những đặc
điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam, những giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam, những vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong điều kiện toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều công trình đã đề cập đến mối liên hệ giữa
quản lý và văn hóa, đề cập thẳng đến những vấn đề của văn hóa chính trị,

VHKD, VHDN, văn hóa tổ chức,…
Vấn đề VHDN, VHKD qua kinh nghiệm thành công của một số
nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ đã được truyền bá vào nước ta một
cách mạnh mẽ từ thời kỳ đổi mới đến nay. Từ các nguồn thông tin và tư liệu
này, một số nhà nghiên cứu nước ta đã có công trình nghiên cứu chuyên khảo.
Điều đó được biểu hiện qua việc đã có rất nhiều công trình viết về VHDN,
làm rõ hệ thống khái niệm, phạm trù của VHDN; mối quan hệ văn hóa, kinh
tế, kinh doanh; tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh,
đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nhân,…

5


Những tác phẩm nghiên cứu về VHKD và VHDN ở Việt Nam chủ yếu
xuất hiện từ cuối những năm 1990. Điều đáng chú ý là các sách chuyên khảo,
tham khảo và giáo trình về VHKD, VHDN nước ta đều rất coi trọng việc
nghiên cứu nguồn tư liệu về VHKD, VHDN Nhật Bản, thông qua các sách
tiếng Anh và sách dịch của các tác giả Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Các tác giả Đỗ
Minh Cương, Dương Thị Liễu , Nguyễn Ma ̣nh Quân , Trần Hữu Quang,
Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Hoàng Ánh,… đã có những công trình nghiên
cứu làm rõ các vấn đề đặt ra đối với VHKD và VHDN, từ những góc nhìn
khác nhau. Đỗ Minh Cương (2000, 2001), trong giáo trình và sách chuyên
khảo “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” đã có cách tiếp cận nghiên
cứu VHKD, VHDN có mục tiêu giúp các nhà lãnh đạo, quản lý DN Việt Nam
thực hiện hoạt động kinh doanh một cách có văn hóa, phát huy bản sắc của
mình, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của DN; sử dụng VHDN như là
một phương thức quản trị nhân văn – hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động
của DN như quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị
marketing,… Đến nay, nhận thức được tầm quan trọng của VHKD, VHDN,
nhiều trường Đại học lớn ở nước ta, nhất là các trường thuộc khối kinh tế,

kinh doanh như Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế − Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính,… đã có môn
học riêng, có bài giảng, giáo trình về môn học này.
Về nghiên cứu VHDN có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và của DN
Nhật Bản ở Việt Nam nói riêng, đã có một số công trình nghiên cứu về
VHDN của một tập đoàn, DN cụ thể và chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của
nhân tố văn hóa đến hoạt động kinh doanh của DN, hay văn hóa ứng xử đặc
trưng của các quốc gia; so sánh văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản, chứ
chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về VHDN Nhật Bản
biểu hiện ở Việt Nam như thế nào? Và ảnh hưởng, tác động vào Việt Nam ra
sao về phương diện lý luận khoa học quản lý và kinh nghiệm, thực tiễn quản
trị kinh doanh, quản trị DN,… Từ đó Việt Nam học hỏi được những bài học
kinh nghiệm quý báu gì từ VHDN Nhật Bản?
6


Như vâ ̣y, qua viê ̣c tìm hiể u về tổ ng quan tình hình nghiên cứu trong và
ngoài nước, có thể khẳng định rằng: Luâ ̣n văn của tôi đã kế thừa, chọn lọc các
công trin
̀ h trên, song cho đế n nay chưa có công triǹ h nào đươ ̣c công bố trùng
với tên đề tài Luâ ̣n văn của tôi.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
■ Mục tiêu: Luận văn tập trung nghiên cứu về các đặc điểm, giá trị của
VHDN Nhật Bản nói chung và nhận diện, phân tích VHDN Nhật Bản ở Việt
Nam nói riêng, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm từ mô hình VHDN
Nhật Bản cho các DN của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
■ Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ chính sau đây:
Một là, nghiên cứu lý luận về nội dung, đặc điểm và giá trị của VHDN
Nhật Bản đối với nước Nhật và với nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Fujitsu Việt

Nam nhằm nhận diện những biểu hiện của VHDN Nhật Bản ở Việt Nam giai
đoạn hiện nay.
Ba là, đề xuất một số khuyến nghị và rút ra bài học kinh nghiệm để vận
dụng, nghiên cứu mô ̣t cách sáng ta ̣o cho phù hơ ̣p với các DN Viê ̣t Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
■ Phạm vi nội dung: Nhận diện, phân tích VHDN Nhật Bản ở Việt
Nam.
■ Phạm vi không gian:
Nghiên cứu lý thuyết VHDN Nhật Bản ở Nhật Bản và ở Việt Nam.
Nghiên cứu, khảo sát thực tế: Giới hạn khảo sát một DN Nhật Bản đang
kinh doanh tại Việt Nam là Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam tại Hà Nội.
■ Phạm vi thời gian: Từ đầ u thời kỳ đổi mới (1986) đến nay.
5. Mẫu khảo sát
Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam.
6. Câu hỏi nghiên cứu
■ VHDN Nhâ ̣t Bản có những nô ̣i dung và đă ̣c điể m cơ bản gi?̀
7


■ VHDN Nhật Bản biểu hiện ở Việt Nam như thế nào?
■ Việt Nam học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý báu gì từ
VHDN Nhật Bản?
7. Giả thuyết nghiên cứu
■ VHDN Nhật Bản ở Việt Nam vẫn là VHDN của Nhật Bản, tạo nên
cái bản sắc và phong cách quản trị DN do người sáng lập và lãnh đạo DN xây
dựng nên, có nguồn gốc cơ bản từ văn hóa dân tộc Nhật Bản.
■ VHDN Nhật Bản ở Việt Nam có sự giao lưu, biến đổi phù hợp với
những điều kiện của Việt Nam.
■ VHDN Nhật Bản ở Việt Nam thể hiện sự kết hợp giữa những đặc
điểm của Nhật Bản với những đặc điểm của Việt Nam, là văn hóa của công ty

Nhâ ̣t Bản ta ̣i nước ngoài thić h ứng với môi trường kinh doanh đa văn hóa , là
một phương thức quản trị dựa trên các giá tri ̣văn hóa

mà Việt Nam cần

nghiên cứu, học hỏi.
■ Bài học về phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt − Nhật và yêu
cầu về nghiên cứu, đào tạo, hợp tác về kinh doanh và quản lý,…
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được dùng để nghiên cứu
Luận văn này là:
■ Nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả của các công trình đi trước
và cập nhật những tài liệu mới, phương pháp xử lý tài liê ̣u thứ cấ p trong
nghiên cứu;
■ Phương pháp phân tích – so sánh;
■ Phương pháp điều tra thống kê;
■ Phương pháp khảo sát thực tế xã hội học bằng bảng hỏi, xử lý các dữ
liê ̣u sơ cấ p;
■ Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu;
■ Nghiên cứu tổng hợp, liên ngành.

8


9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyế n nghi ,̣ các Phụ lục và Danh mu ̣c
tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của VHDN Nhật Bản ở Việt Nam và những
đặc điểm chủ yếu của VHDN Nhật Bản.
Chương 2. Nhận diện VHDN Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu thực

tế tại Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam).
Chương 3. Một số bài học kinh nghiệm từ mô hình VHDN Nhật Bản
cho các DN của Việt Nam giai đoạn hiện nay.

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VHDN NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA VHDN NHẬT BẢN
1.1. Những khái niệm cơ sở
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là m ột khái niệm có ngoại diên rất rộng lớn bao gồm nhiều
loại đối tượng , tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau . Văn hóa gắ n liề n
với sự ra đời của nhân loa ̣i , nói một cách khác , văn hóa có từ thuở biǹ h minh
của xã hội loài người. Cùng với quá trình phát triển nhân loại , khái niệm văn
hóa càng được bổ sung thêm những nội dung mới . Năm 1952, hai nhà nhân
chủng học người Mỹ là A .L. Kroeber và K . Kluckolm đã sưu tầ m đươ ̣c 164
đinh
̣ nghiã khá c nhau về văn hóa . Tại Hội n ghị về văn hóa UNESCO tại
Mêhico năm 1982, người ta cũng đã đưa ra 200 đinh
̣ nghiã về văn hóa . Hiê ̣n
nay thì số lươ ̣ng khái niê ̣m về văn hóa ngày càng tăng thêm đế n con số ngàn
đơn vi ,̣ khó mà thống kê hế t đươ ̣c. Văn hóa là mô ̣t khái niệm đa nghĩa do các
nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau nên dẫn đến nhiều quan
niê ̣m khác nhau về khái niê ̣m văn hóa.
♦ Theo Lưu Hướng: thời Tây Hán (76-6 trước Công nguyên ) đươ ̣c coi
là người đầu tiên dùng thuật ngữ Văn hóa lấy từ “Văn” và “Hóa” trong bí
sách Chu dịch (Quan hồ nhân văn , dĩ hóa thành thiên hạ , có nghĩa là xem
dáng vẻ con người mà giáo hóa thiên hạ ). Dòng quan niệm này , quan niê ̣m

“Văn hó a = Văn tri ̣ + Giáo hóa”, có nghĩa là sống trong đời sống tổ chức , cầ n
quản lý con người bằng cái đẹp của nhân văn , để đối lập với tư tưởng quản lý
bằ ng ba ̣o lực . Trong bấ t kỳ loa ̣i hình tổ chức nào , ta cũng thấ y văn hóa , giáo
dục, quản lý hòa vào nhau và quyết định đến đời sống tổ chức1.
♦ Theo nghiã của từ nguyên , văn hóa trong từ nguyên của cả phương
Đông và phương Tây đề u có mô ̣t nghiã chung căn bản là

sự giáo hóa , vun

trồ ng nhân cách c on người (bao gồ m cá nhân , cô ̣ng đồ ng và xã hô ̣i loài

1

Theo Pha ̣m Ngo ̣c Thanh (2008), Những vấ n đề lý luận chủ yế u của văn hóa quản lý, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QX-06-24, Hà Nội, tr17.

10


người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn .
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Vì lợi ích mười năm trồ ng cây , vì lợi ích trăm
năm trồ ng người” là theo cái ngữ nghĩa căn bản này của văn hóa . Tóm lại, dù
ở phương Đông hay phương Tây thì văn hóa đề u được coi là hoạt động tinh
thầ n hướng tới viê ̣c sản xuấ t ra các giá tri ̣ Chân, Thiê ̣n, Mỹ2.
♦ Theo nghiã he ̣p: Văn hóa là hê ̣ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế
đi theo nó như văn hóa , nghê ̣ thuâ ̣t, khoa ho ̣c, triế t ho ̣c, đa ̣o đức ho ̣c,… Theo
nghĩa hẹp , văn hóa đươ ̣c giới ha ̣n theo bề sâu và bề rô ̣ng

, theo không gian ,


thời gian hoă ̣c chủ thể .
♦ Theo nghiã rộng : Trong khoa ho ̣c nghiên cứu về văn hóa , văn hóa
đươ ̣c hiể u theo nghiã rô ̣ng . Theo nghiã này , đinh
̣ nghiã văn hóa cũng có rấ t
nhiề u. Năm 1874, trong công triǹ h Văn hóa nguyên thủy (xuấ t bản lầ n đầ u
năm 1871), nhà nhân ch ủng học người Anh Edward Burnett Tylor

(1832-

1917) đưa ra đinh
̣ nghiã : “Văn hóa là một tổ ng thể phức tạp gồ m tri thức , tín
ngưỡng, nghê ̣ thuật , đạo đức , luật lê ,̣ phong tục và tấ t cả những khả năng ,
thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một
xã hội” [7;4]. Cho đế n nay , phầ n lớn các nhà nghiên cứu văn hóa đề u xem
đây là đinh
̣ nghiã khoa ho ̣c đầ u tiên về khái niê ̣m văn hóa

, mă ̣c dù danh từ

văn hóa – cultura đã xuấ t hiện khá sớm trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương
Đông và phương Tây.
Vào năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh , lãnh tụ thiên tài của dân tộc
Viê ̣t Nam đưa ra đinh
̣ nghiã : “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống ,
loài người mớ i sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ , chữ viế t , đạo đức, pháp
luật, khoa học , tôn giáo, văn hóa, nghê ̣ thuật , những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về mặc , ăn ở và các phương tiê ̣n , phương thức sử dụng . Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [13;431].
Theo đinh
̣ nghiã của UNESCO (đươ ̣c chấ p nhâ ̣n ta ̣i Hô ̣i nghi ̣liên chính

phủ các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise) thì văn hóa bao gồm tất

2

Theo Dương Thi ̣Liễu – Chủ biên (2012), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quố c dân, Hà Nội, tr9.

11


cả những gì làm cho dân tộc này khá c với dân tô ̣c khác , từ những sản phẩ m
tinh vi hiê ̣n đa ̣i nhấ t cho đế n tiń ngưỡng , phong tu ̣c, tâ ̣p quán , lố i số ng và lao
đô ̣ng. Tháng 12 năm 1986, UNESCO phát triể n thêm đinh
̣ nghiã về văn hóa :
“Văn hóa là tổ ng thể số ng động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và
các cộng đồng trong quá khứ , hiê ̣n tại, qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấ y
đã hình thành nên hê ̣ thố ng các giá tri ,̣ các truyền thống và cách thể hiện , đó
là những yếu tố xác đi ̣nh đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [16;11]. Qua đinh
̣
nghĩa của UNESCO, ta thấ y văn hóa là mô ̣t tổ ng thể bao gồ m tấ t cả những gì
con người kiế n ta ̣o nên, văn hóa chiń h là những nét khác biê ̣t giữa các dân tô ̣c
về vâ ̣t chấ t cũng như tinh thần.
Trong Từ điể n tiế ng Viê ̣t, văn hóa đươ ̣c đinh
̣ nghiã : “Văn hóa là
tổ ng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình li ̣ch sử” . Phát triển cách tiếp cận văn hó a theo nghĩa rộng,
GS.TS Trầ n Ngo ̣c Thêm đinh
̣ nghiã : “Văn hóa là một hê ̣ thố ng hữu cơ những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con ngườ i với môi trường tự

nhiên và xã hội của mình” [32;25].
Từ những quan niê ̣m và đinh
̣ nghiã của mô ̣t số tác giả về văn hóa như
đã trình bày ở trên , Luâ ̣n văn dùng khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng và xin
đưa ra mô ̣t đinh
̣ nghiã về văn hóa , đó là : “Văn hóa là tấ t cả các giá tri ̣vật
chấ t và tinh thầ n do con người sáng taọ ra qua quá

trình hoạt động của

con người với con người , trong mố i quan hê ̣ với người khác và với môi
trường tự nhiên, xã hội”.
1.1.2. Văn hóa kinh doanh
Càng ngày, con người càng nhâ ̣n thấ y rằ ng văn hóa tham gia vào mo ̣i
quá trình hoạt động của con người, sự tham gia đó ngày càng đươ ̣c thể hiê ̣n rõ
nét và tạo thành các lĩnh vực văn hóa đặc thù như v ăn hóa chính tri ̣, văn hóa
pháp luật, văn hóa giáo du ̣c, văn hóa gia điǹ h,… và VHKD.
Theo Từ điể n tiế ng Viê ̣t , “kinh doanh” đươ ̣c hiể u là “tổ chức viê ̣c sản
xuấ t buôn bán sao cho sinh lời”

. Với nghiã phổ thông này , “kinh doanh”
12


không chỉ có nghiã là “buôn bán” mà còn bao hàm cả nghiã “tổ chức viê ̣c sản
xuấ t”. Kinh doanh là hoa ̣t đô ̣ng của cá

nhân hoă ̣c tổ chức nhằ m hướng tới

mục đích đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh như quản trị ,

tiế p thi,̣ tài chính, kế toán, sản xuất. Kinh doanh là mô ̣t trong những hoa ̣t đô ̣ng
phong phú nhấ t của loài người , là một hoạt động cơ bản của con người xuất
hiê ̣n cùng với kinh tế hàng hóa và thi ̣trường . Nế u là danh từ , kinh doanh là
mô ̣t nghề – đươ ̣c dùng để chỉ những con người thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng nhằ m
mục đích kiếm lợi , còn nếu là động từ thì kinh doanh là một hoạt động

– là

viê ̣c thực hiê ̣n mô ̣t , mô ̣t số hoă ̣c tấ t cả các công đoa ̣n củ a quá triǹ h đầ u tư từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường.
Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi
nhuâ ̣n cho chủ thể kinh doanh nên bản chấ t của kinh

doanh là để kiế m lời .

Trong nề n kinh tế thi ̣trường , kinh doanh là mô ̣t nghề chiń h đáng xuấ t phát từ
nhu cầ u phát triể n của xã hô ̣i , do sự phân công lao đô ̣ng xã hô ̣i ta ̣o ra . Còn
viê ̣c kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem la ̣i lợi ích và giá trị cho ai thì đó
chính là vấn đề của VHKD.
Trong kinh doanh , những sắ c thái văn hóa có mă ̣t trong toàn bô ̣ quá
trình tổ chức và hoạt động của hoạt động kinh doanh , đươ ̣c thể hiê ̣n từ cách
chọn, cách bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ ; từ cách tổ chức bô ̣ máy
về nhân sự và hình thành quan hê ̣ giao tiế p ứng xử giữa các thành viên trong
tổ chức cho đế n những phương thức quản lý kinh doanh mà chủ thể áp du ̣ng
sao cho có hiê ̣u quả nhất. Hoạt động kinh doanh không lấy các giá trị của văn
hóa làm mục đích trực tiếp , song nghê ̣ thuâ ̣t kinh doanh , từ viê ̣c ta ̣o vố n ban
đầ u, tìm địa bàn kinh doanh , mă ̣t hàng kinh doanh , cách thức tổ chức thực
hiê ̣n chiế n lươ ̣c kinh doanh, tiế p thi ̣sản phẩ m, dịch vụ và bảo hành sau bán,…
đươ ̣c “thăng hoa” lên với những biể u hiê ̣n và giá tri ̣tố t đe ̣p thì kinh doanh
cũng là biểu hiện sinh động văn hóa của con người.

Với cách tiế p câ ̣n về văn hóa

như trên , có thể hiểu theo nghĩa rộng ,

VHKD (business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh
thầ n do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh
13


doanh, trong sự tương tác giữa

chủ thể kinh doanh với môi trường kinh

doanh3. Như vâ ̣y, theo nghiã rô ̣ng, VHKD là toàn bô ̣ những giá tri ̣vâ ̣t chấ t và
tinh thầ n, những phương thức và kế t quả hoa ̣t đô ̣ng của con người đươ ̣c ta ̣o ra
và sử dụng trong quá trình kinh doanh.
Văn hóa là những giá tri ,̣ thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành
viên của mô ̣t nhóm người cùng chia sẻ và phân đinh
̣ nhóm này với nhóm
khác. Văn hóa là quá trin
̀ h thić h nghi với môi trường , quá trình học hỏi, hình
thành thói quen, lố i ứng xử của con người . Vâ ̣y, có thể hiểu VHKD là lối ứng
xử của cá nhân , tổ chức làm kinh tế (doanh nghiê ̣p – doanh nhân) với tấ t cả
những gì liên quan , phù hợp với xu thế thời đại . Do vâ ̣y, theo nghĩa hẹp, có
thể hiể u: VHKD là một hê ̣ thố ng các giá tri,̣ các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra

trong quá trình kinh doanh , được thể

hiê ̣n trong cách ứng xử của họ với xã hội , tự nhiên ở một cộng đồ ng hay một

khu vực4.
Từ các cách hiể u trên , Luâ ̣n văn xin đưa ra mô ̣t đinh
̣ nghiã mang tiń h
khái quát về VHKD như sau : “VHKD là việc vận dụng các giá trị văn hóa
bao gồ m giá tri ̣vật chấ t và tinh thầ n vào trong quá trình kinh doanh của
chủ thể nhằ m taọ ra những sản phẩm, lợi ích, nghê ̣ thuâṭ và bản sắc riêng
của chủ thể đó”.
1.1.3. Văn hóa doanh nghiệp
Vào những năm 1970, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhâ ̣t
Bản và đặc biệt đã t hành công vang dội trên đất Mỹ , các công ty Mỹ bắt đầu
đi nghiên cứu và quan tâm đế n

vấ n đề VHDN, vố n đươ ̣c coi là mô ̣t trong

những nhân tố quan tro ̣ng góp phầ n vào sự thành công của các công ty Nhâ ̣t
Bản trên khắp thế giới . Đặc biê ̣t từ những năm đầ u thế kỷ XXI đến nay, khái
niê ̣m VHDN ngày càng đươ ̣c sử du ̣ng phổ biế n ở Việt Nam , nó đã và đang

3

Theo Dương Thị Liễu – Chủ biên (2012), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quố c dân, Hà Nội, tr42-43.
4
Theo Dương Thi Liễ
̣ u – Chủ biên (2012), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quố c dân, Hà Nội, tr43.

14



đươ ̣c nhắ c tới như là mô ̣t “tiêu chí” để đánh giá DN; cũng có quan niệm mới
cho rằ ng, VHDN chin
́ h là “tài sản vô hình” của mỗi DN.
Từ quá trin
̀ h nghiên cứu đó đã có rấ t nhiề u khái niê ̣m VHDN đươ ̣c đưa
ra, nhưng cho đế n nay chưa có mô ̣t đinh
̣ nghiã chuẩ n nào đươ ̣c công nhâ ̣n.
Theo ông Georges de Saite Marie , mô ̣t chuyên gia người Pháp về DN
vừa và nhỏ , đã đưa ra đinh
̣ nghiã như sau : “VHDN là tổ ng hợp các giá tri ̣ ,
các biểu tượng, huyề n thoại, nghi thức, điề u cấ m ky ,̣ các quan điểm triết học ,
đạo đức tạo thành nề n móng sâu xa của DN”5.
Mô ̣t đinh
̣ nghiã khác củ a Tổ chức Lao đô ̣ng quố c tế

(International

Labour Organization – ILO): “VHDN là sự trộn lẫn đặc biê ̣t các giá tri ̣ , các
tiêu chuẩn , thói quen và truyền thống , những thái độ ứng xử và lễ nghi mà
toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biế t”6.
Tuy nhiên, đinh
̣ nghiã phổ biế n và đươ ̣c chấ p nhâ ̣n rô ̣ng raĩ nhấ t là đinh
̣
nghĩa của Edgar Shein , mô ̣t chuyên gia nghiên cứu các tổ chức : “Văn hóa
công ty là tổ ng hợp các quan niê ̣m chung mà các thành viên trong công ty học
được trong quá trình giải quyế t các vấ n đề nội bộ và xử lý với các môi trường
xung quanh”7.
Nói chung, các định nghĩa trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh
thầ n của VHDN như : các quan niệm chung , các giá trị , các huyền thoại , các
nghi thức,… của DN, nhưng chưa đề câ ̣p đế n yế u tố vâ ̣t chấ t ; đây cũng là một

nhân tố quan tro ̣ng của VHDN.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các ho ̣c giả và theo logic của
khái niệm VHKD đã nêu ở mu ̣c 1.1.2, Luâ ̣n văn xin đưa ra đinh
̣ nghiã của
mình: “VHDN là toàn bộ các giá tri ̣văn hóa được gây dựng trong suố t quá
trình tồn tại và phát triển của DN, trở thành các giá tri,̣ các chuẩn mực, các
quan niê ̣m và hành vi của DN , chi phố i hoaṭ động của moị thành viên
trong DN và taọ nên bản sắ c kinh doanh riêng của DN đó”.
5,6,7

Theo Dương Thi ̣Liễu – Chủ biên (2012), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quố c dân, Hà Nội, tr233.
.

15


Như vâ ̣y , VHDN có vai trò quan tro ̣ng đố i với viê ̣c quản lý và phát
triể n DN. VHDN ta ̣o ra sự thố ng nhấ t , đồ ng tâm của mo ̣i thành viên trong DN
bằ ng mô ̣t hê ̣ thố ng các giá tri ̣ – chuẩ n mực chung , từ đó ta ̣o nên mô ̣t nguồ n
lực nô ̣i sinh chung của DN . VHDN là bản sắ c của DN , tạo nên phong thái
riêng của DN , giúp phân biệt giữa DN này với DN khác . VHDN gồ m nhiề u
bô ̣ phâ ̣n hơ ̣p thành : triế t lý kinh doanh , các tập tục , lễ nghi, thói quen, cách
thức đào ta ̣o, giáo dục, truyề n thuyế t , huyề n thoa ̣i của mô ̣t số thành viên trong
DN,… Tấ t cả những yế u tố đó ta ̣o nên phong cách ri êng của DN. Phong cách
đó đóng vai trò như không khí và nước đố i với DN , có ảnh hưởng rất lớn đối
với DN. Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra phong cách riêng của các
DN thành công , phong cách đó thường gây ấ n tươ ̣ng rấ t m ạnh đối với người
ngoài khi mới tiếp xúc với DN và là niềm tự hào đối với mọi thành viên trong
DN. Thêm nữa , VHDN còn ta ̣o nên lực hướng tâm chung cho toàn DN . Nế u

DN có mô ̣t nề n văn hóa tố t sẽ giúp cho DN thu hút đươ ̣c nhân

tài, giữ chân

đươ ̣c nhân tài , củng cố được lòng trung thành của các thành viên đối với DN .
Bởi người lao đô ̣ng làm viê ̣c không chỉ vì tiề n mà còn vì các mu ̣c đić h khác
nữa nhấ t là khi ho ̣ đã thỏa mañ phầ n nào về mă ̣t kinh

tế . VHDN ta ̣o môi

trường làm viê ̣c hiê ̣u quả , thân thiê ̣n, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí , góp
phầ n đinh
̣ hướng và kiể m soát thái đô ̣ hành vi của các thành viên trong DN

.

Không những thế , VHDN còn góp phầ n làm tăng sức ca ṇ h tranh của DN, trên
cơ sở ta ̣o ra bầ u không khí và tác phong làm viê ̣c tích cực , khích lệ tinh thần
sáng tạo, củng cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên , nâng cao tinh
thầ n trách nhiê ̣m ,… Tấ t cả những yế u tố đó gó p phầ n ta ̣o ra năng suấ t lao
đô ̣ng và đảm bảo chấ t lươ ̣ng sản phẩ m dich
̣ vu ̣ , từ đó sẽ củng cố tính ca ̣nh
tranh của DN . Tại các DN mà môi trường văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy
sinh sự tự lâ ̣p đích thực ở mức đô ̣ cao nhấ t , nghĩa là các cá nhân được khuyến
khích để tách biệt đưa ra ý kiến , sáng kiến, thâ ̣m chí cả các cá nhân ở cấ p cơ
sở. Sự khić h lê ̣ này phát huy đươ ̣c tiń h năng đô ̣ng sáng ta ̣o của mo ̣i thành viên
trong DN, là cơ sở cho quá trì nh nghiên cứu và phát triể n (R&D) của DN .

16



Mă ̣t khác những thành công của nhân viên trong công viê ̣c sẽ ta ̣o đô ̣ng lực về
sự gắ n bó của ho ̣ với công ty lâu dài và tić h cực hơn.
Tóm lại, trong mô ̣t xã hô ̣i rô ̣ng lớn, mỗi DN đươ ̣c coi là mô ̣t xã hô ̣i thu
nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn , xã hội nhỏ (DN) cũng cần xây dựng cho
mình một nền văn hóa riêng biệt . Nề n văn hóa ấ y chiụ ảnh hưởng và đồ ng
thời cũng là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cấ u thành nên nề n văn hóa lớn. Như Edgar Shein,
mô ̣t nhà quản tri ̣nổ i tiế ng người Mỹ đã nói : “VHDN (corporate culture) gắ n
với văn hóa xã hội , là một bước tiến của văn hóa xã hội , là tầng sâu của văn
hóa xã hội. VHDN đòi hỏi vừa chú ý tới năng su ất và hiệu quả của sản xuất ,
vừa chú ý quan hê ̣ chủ thợ , quan hê ̣ giữa người với người . Nói rộng ra , nế u
toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền VHDN có trình độ cao ,
nề n sản xuấ t sẽ vừa mang bản sắ c dân t ộc, vừa thích ứng với thời đại hiê ̣n
nay”8.
1.1.4. Văn hóa doanh nhân
Trong thời đa ̣i khoa ho ̣c công nghê ̣ phát triể n như vũ baõ

, xu thế hô ̣i

nhâ ̣p trở thành mu ̣c tiêu trung tâm của nhiề u quố c gia và mô ̣t thời đa ̣i kinh tế
tri thức đa ng lên ngôi thì vai trò to lớn của lực lươ ̣ng DN , doanh nhân ngày
càng được chú trọng. Đây là lực lươ ̣ng ta ̣o nên các bước đô ̣t phá trong thương
mại và công nghiệp , nhờ đó nề n kinh tế mới tăng trưởng . Để đáp ứng đươ ̣c
vai trò to lớn đó , các doanh nhân , những người giữ vi ̣trí chủ chố t trong phát
triể n hoa ̣t đô ̣ng kinh tế , nhấ t thiế t phải là những doanh nhân có văn hóa . Văn
hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra . Vì vậy trong bất cứ một lĩnh vực
văn hóa nào , con người đề u đóng vai trò trung tâm và mang tính quyế t đinh
̣ .
Đặc biệt, doanh nhân với tư cách là chủ thể của hầ u hế t các hoa ̣t đô ̣ng kinh
doanh, chính là tác giả của VHKD và đóng vai trò quyết định tới VHKD.

Chính vì vậy , doanh nhân là người làm kinh doanh , là những người
tham gia quản lý, tổ chức, điề u hành hoạt động sản xuấ t kinh doanh của DN9.

8

Theo Dương Thi ̣Liễu – Chủ biên (2009), Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quố c dân, Hà
Nô ̣i, tr258.
9
Theo Dương Thi ̣Liễu – Chủ biên (2012), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quố c dân, Hà Nội, tr168.

17


Theo quan điể m của nhà nghiên cứu Hồ Si ̃ Quý : “Văn hóa doanh nhân
là tập hợp của những giá tri ̣ căn bản nhấ t , những khuôn mẫu văn hóa xác lập
nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm
giàu, biế t cách làm giàu và dấ n thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám
chịu rủi ro đe m toàn bộ tâm hồ n , nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm
giàu cho mình , cho DN và cho xã hội”

[15;208]. Còn theo quan điểm của

Trung tâm Văn hóa doanh nhân Viê ̣t Nam thì cho rằ ng văn hóa doanh nhân là
chuẩn mực của hê ̣ thố ng giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức.
Theo logic về khái niê ̣m VHKD và VHDN của mục trước thì văn hóa
doanh nhân có thể đươ ̣c khái quát từ các đinh
̣ nghiã trên như sau : “Văn hóa
doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa bao gồm các giá trị, các chuẩn
mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình hoạt động

kinh doanh và quản lý DN”.
Qua đinh
̣ nghiã trên có thể thấ y đươ ̣c văn hóa doanh nhân có ảnh
hưởng rấ t lớn tới VHKD và VHDN. VHKD, VHDN là sản phẩ m của các
cô ̣ng đồ ng người, trước hế t là của bô ̣ phâ ̣n doanh nhân. Ý chí, ý tưởng, triế t lý
kinh doanh của ho ̣, đa ̣o đức và thi ̣hiế u thẩ m mỹ cá nhân của doanh nhân,… là
những yế u tố cơ bản ta ̣o nên hê ̣ thố ng VHKD mang đâ ̣m bản sắ c cá nhân của
người lañ h đa ̣o tổ chức kinh doanh . Những doanh nhân sáng lâ ̣p và lañ h đa ̣o
DN thường là người ta ̣o lâ ̣p văn hóa của DN đó và trở thành tấ m gương nhân
cách cho toàn thể nhân sự của D

N. Đó là trường hơ ̣p tấ m gương của

Konosuke Masushita (1894 – 1989) với tâ ̣p đoàn mang tên ông ở Nhâ ̣t Bản ;
của hai người sáng lập Soichiro Honda và Takeo Fujisawa tại tập đoàn
Honda; của Bill Hewlett và Dave Packard – hai người đồ ng sáng lập của công
ty HP ta ̣i Mỹ. Hơn thế nữa những nhân cách doanh nhân cực kỳ ma ̣nh mẽ như
Bill Gate và Steven Jobs đã trở thành tấ m gương không chỉ cho DN của ho ̣
(Microsoft và Apple ) mà còn cho cả ngành công nghệ điện tử

, công nghê ̣

thông tin và có tác đô ̣ng tić h cực tới toàn bô ̣ thế hê ̣ doanh nhân trẻ hiê ̣n nay
trên thế giới . Trong văn hóa của hầ u hế t các DN hiê ̣n nay đề u có ảnh hưởng

18


của tấm gương doanh nhân kiệt xuất – nhân cách lớn – như là tấ m gương hay
lý tưởng soi đường cho họ vươn tới.

1.2. Các yếu tố quy định sự hình thành và biến đổi của VHDN Nhật Bản
1.2.1. Hoàn cảnh tự nhiên
Nhâ ̣t Bản là tên của mô ̣t quố c gia hải đảo hiǹ h vòng cung , có diện tích
tổ ng cô ̣ng là 379.954 km² nằ m xoải theo bên sườ n phiá Đông lu ̣c điạ châu Á ,
với khoảng 128 triê ̣u người và khoảng trên 4.000 hòn đảo được tạo thành t ừ
các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương .
Bờ biể n Nhâ ̣t Bản rấ t đa dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo
nhưng cũng có những baĩ biể n dài hàng chu ̣c kilômét

,

. Các dòng biển lạnh

chảy xuống từ hướng Bắc gă ̣p các dòng biể n nóng chảy ngươ ̣c lên từ phiá
Nam ta ̣i các vùng biể n quanh quầ n đảo Nhâ ̣t Bản , tạo thành các vùng nước
hòa trộn giữa các dòng biển . Tại khu vực dòng xoáy này , các chất phù sa
không lắ ng xuố ng đáy đa ̣i dương, các loài sinh vật phù du phát triển và cá nhỏ
sinh sôi ta ̣o môi trường lý tưởng cho các loài cá sống ở các vùng nước lạnh và
nước nóng. Sự đa da ̣ng của các loài hải sản nước la ̣nh và nước nóng là mô ̣t
điề u lý giải cho viê ̣c Nhâ ̣t Bản là mô ̣t trong những nước đánh bắ t cá lớn nhấ t
trên thế giới.
Nế u so sánh Nhâ ̣t Bản với các nước cùng khu vực Đông Á hoă ̣c toàn
châu Á, chúng ta sẽ thấy được tính đặc thù của điều kiện tự nhiên – mô ̣t nhân
tố tác đô ̣ng trực tiế p tới đời số ng văn hóa , xã hội cũng như tính cách của dân
tô ̣c Nhâ ̣t Bản . Có thể kể ra mô ̣t số đă ̣c điể m chính về hoàn cảnh tự nhiên của
Nhâ ̣t Bản sau đây:
Thứ nhấ t , Nhâ ̣t Bản là mô ̣t đảo quố c đứng cách biê ̣t rấ t xa với đấ t liề n
(Nhâ ̣t cách đa ̣i lu ̣c chừng 115 dă ̣m trong khi Anh quố c chỉ xa đấ t liề n 21 dă ̣m).
Vị trí biệt lập khiến việc giao lưu với các nước khó khăn hơn song nó cũng
giúp Nhật Bản bảo vệ được độc lập dân tộc , chủ quyền lãnh thổ và bảo tồ n

văn hóa. Từ điề u kiê ̣n tự nhiên này mà người Nhật có quan niệm : “Kinh tế
Nhật Bản chính là con thuyề n đi trên biển khơi , có mang theo cả những sự
khác nhau và sự giống nhau giữa cái thiệt thòi và cái lợi ích” . Trong văn hóa
19


Nhâ ̣t Bản , kinh doanh thường có biểu tượng là thuyề n buôn và thương mại
chính là một công việc của quốc gia10.
Thứ hai , thiên nhiên của Nhâ ̣t Bản không phù hơ ̣p với kinh tế nông
nghiê ̣p, nó cũng rất nghèo tài nguyên cho công nghiệp . Có đến ¾ đất đai của
Nhâ ̣t Bản là đồ i núi khó trồ ng tro ̣t . Người Nhâ ̣t thić h ăn ga ̣o , cùng loại văn
hóa cầm đũa như Viê ̣t Nam , nhưng để làm ra ha ̣t ga ̣o , bát cơm, người Nhâ ̣t
phải mất nhiều công sức hơn nhiều lần so với người Việt. Bởi vâ ̣y, cầ n cù, gan
góc, vươ ̣t khó là những đức tiń h chung đươ ̣c đề cao ở Nhâ ̣t Bản . Người Nhâ ̣t
đã vươ ̣t qua thiên tai, đô ̣ng đấ t, núi lửa, giă ̣c giã để xây dựng quố c đảo của họ
thành một siêu cường . Thiên nhiên khắ c nghiê ̣t , nghèo nàn khiến cho người
Nhâ ̣t, từ rấ t sớm đã rút ra triế t lý số ng thay vì viê ̣c đố i cho ̣i, chinh phu ̣c, đó là
cầ n dựa vào và số ng hòa hợp với tự nhiên

, biế t ơn những gì tự nhiên ban

tặng11.
Thứ ba, thiên nhiên Nhâ ̣t Bản tuy rấ t dữ dô ̣i , đầ y biến động, song cũng
thâ ̣t hùng vi ̃ và ngoa ̣n mu ̣c . Người Nhâ ̣t lấ y núi Fuji làm biể u tươ ̣ng cảnh
quan của đấ t nước và trong tính cách, tâm hồ n Nhật Bản đề u có nét chung say
sưa với cái đe ̣p, theo đuổ i sự hoàn thiê ̣n không ngừng. Nhân tố văn hóa và lố i
số ng này đươ ̣c thể hiê ̣n rõ trong nghê ̣ thuâ ̣t kiế n trúc (vườn cảnh, nghê ̣ thuâ ̣t
bonsai) cũng như cái chí hướng thu nhỏ mọi vật của người Nhật12.
Như vâ ̣y có thể thấ y đươ ̣c rằ ng , hoàn cảnh tự nhiên của Nhâ ̣t Bản có
không ít những khó khăn , nhưng chính từ hoàn cảnh tự nhiên khắ c nghiê ̣t ấ y

đã ta ̣o nên mô ̣t đấ t nước Hoa anh đào với con người cùng ý chí ma ̣nh me,̃ quâ ̣t
cường. Họ đã biết biến những khó khăn và thách thức của thiên nhiên thành
thuâ ̣n lơ ̣i và cơ hô ̣i cho chính mình ; biế n đau thương thành đô ̣ng lực để vươn
lên trở thành mô ̣t siêu cường quố c như ngày hôm nay . Quả không sai nếu coi

10

Theo Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và Triế t lý kinh doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr115-116.
11
Theo Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và Triế t lý kinh doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr116.
12

Theo Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và Triế t lý kinh doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr116-117.

20


×