Tải bản đầy đủ (.pptx) (59 trang)

Tổng quan thanh cao hoa vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 59 trang )

THANH CAO HOA VÀNG
NHÓM 3
 Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lê Thiên Kim (trưởng nhóm)
Nguyễn Thị Viên
Trần Văn Thơ
Nguyễn Thị Hằng
Hà Thị Uyên
Mạc Thị Thanh Huyền
Hà Thị Phanh 1
Bạc Thị Hội


THÔNG TIN CHUNG VỀ CÂY THUỐC

NHÓM 3

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM TỪ CÂY THUỐC




Cây thuốc
Trồng
trọt

Chiết
xuất

Cung?

Sản phẩm

Hoạt chất
3


I. Thông tin chung về cây TCHV
1. Vị trí phân loại
2. Tên vị thuốc
3. Đặc điểm thực vật
4. Đặc điểm sinh thái và phân bố
5. Tác dụng và công dụng
6. Thành phần hóa học
Artemisinin


I. Thông tin chung về cây TCHV
1. Vị trí phân loại
Chi Artemisia có trên 300 loài và thường được

sử dụng làm gia vị, thuốc trừ sâu và là nguồn
nguyên liệu sản xuất tinh dầu.

Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Bộ Cúc (Asterales)

Tên đồng nghĩa:
 Artemisia stewartii Clarke
 A.wade Edgew.
Tên khác: Thanh hao, thảo cao, ngải hoa
vàng, ngải sí, ngải hôi, ngài mèo, hoàng hoa
cao, nhả ngài bầu slay( Tày).
Tên nước ngoài: Amoise chinoise (Pháp)

Họ Cúc (Asteraceae)
Chi Ngải (Artemisia)
Loài Artemisia annua L.


I. Thông tin chung về cây TCHV
1. Vị trí phân loại
Chi Artemisia có trên 300 loài và thường được
sử dụng làm gia vị, thuốc trừ sâu và là nguồn
nguyên liệu sản xuất tinh dầu.

Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

Bộ Cúc (Asterales)

Ngoài loài Artemisia annua là phổ biến
và được trồng nhiều nhất còn có một số
giống khác cũng được gọi là thanh cao:
Artemisia apiace (thanh cao ngô)
Artemisia capillaris (thanh cao chỉ)
Artemisia dubia (thanh cao Bắc Bộ)

Họ Cúc (Asteraceae)
Chi Ngải (Artemisia)
Loài Artemisia annua L.


I. Thông tin chung về cây TCHV
2. Tên vị thuốc
Bộ phận dùng: Folium Artemisiae annuae.

THANH CAO
Lá đã phơi hay sấy khô của cây Thanh cao hoa
vàng (Artemisia annua L.), họ Cúc (Asteraceae).

 Lá được thu hái ở cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ 3040oC đến khô. Lá có màu vàng nâu hoặc nâu sẫm, giòn, dễ vụn nát, mùi thơm hắc đặc biệt, vị đắng.
 Dược liệu đem chiết suất lẫn 1 ít cành hoặc ngọn non.


I. Thông tin chung về cây TCHV
3. Đặc điểm thực vật
 Cây thảo mọc đứng, sống hàng năm, phân nhiều
cành.

 Thân hình trụ có rãnh dọc, màu lục tím hoặc hơi
tím, cao 0,5-2,0 m.
 Lá kép mọc so le, lá ở giữa thân thường xẻ 3 lần
lông chim thành những thùy nhỏ và sâu, lá ở giữa
ngọn cây sắp ra hoa thường hẹp, xẻ 1-2 lần lông
chim, mặt trên có lông lục nhạt, cả hai mặt đều có
lông nhỏ mịn.


I. Thông tin chung về cây TCHV
3. Đặc điểm thực vật
 Cụm hoa đầu, cuống rất ngắn, đường kính 1,5 cm,
các đầu tụ họp thành chùy ở ngọn thân và đầu cành,
tổng bao gồm các lá bắc hình sợi chỉ thuôn không
lông, xếp thành 2-3 hàng, hoa màu vàng, dạng ống,
dài không quá 1mm, phía ngoài là hoa cái, bên trong
là hoa lưỡng tính, tràng hoa cái có tuyến ở trong
ống, ống tràng hơi loe ở đỉnh, rồi chia thành 4 thùy
nhọn, vòi nhụy xé, tràng của hoa lưỡng tính rộng và
xé thành 5 thùy; nhị 5, bao phấn ngắn.


I. Thông tin chung về cây TCHV
3. Đặc điểm thực vật


I. Thông tin chung về cây TCHV
3. Đặc điểm thực vật

 Quả bế, hình trái xoan hoặc hình trứng, có vân

dọc, dài 0,4 -0,5 mm, có tinh dầu. Toàn thân và
lá vò ra có mùi thơm đặc biệt.
 Mùa hoa quả vào tháng 9-11


I. Thông tin chung về cây TCHV
4. Đặc điểm sinh thái và phân bố

Rải rác các vùng ôn đới ẩm,
cận nhiệt đới và nhiệt đới
Bắc bán cầu, bao gồm một
số nước ở Đông Âu, Bắc
Mỹ, Tây Nam Á và Đông Á.


I. Thông tin chung về cây TCHV
4. Đặc điểm sinh thái và phân bố

 Mọc tự nhiên ở một số tỉnh giáp biên
giới phía bắc Việt Nam: Lạng Sơn,
Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang
(1986-1990)
 Được trồng ở các tỉnh trung du và đồng
bằng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Hà Nội,
Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Phú
Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh,..


I. Thông tin chung về cây TCHV
4. Đặc điểm sinh thái và phân bố


Đây là loài có biên độ sinh thái rộng.
Cây sinh trưởng được ở cả vùng ôn đới ấm và cả nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
Tuy nhiên vùng phân bố tự nhiên của thanh cao hoa vàng ở Việt Nam lại bị ảnh
hưởng bởi gió mùa đông Bắc. Nền nhiệt độ trung bình hàng năm ở các điểm có cây
chỉ từ 19,8- 22,0 oC, tối cao 41oC, tối thấp 3-4oC. Về lượng mưa ở các điểm Thất
Khê, Na Sầm, Lộc Bình, Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn thường không cao, chỉ từ
1091mm/năm, tập trung tháng 7-9. Trong khi đó vùng sinh trưởng mạnh của
thanh cao hoa vàng tháng 4-6 lượng mưa lại thấp nhưng không khí luôn ẩm do có
mưa phùn và mưa đầu mùa. Đất ở những nơi cây mọc thường là đất feralit đỏ vàng
ở chân núi đá vôi, lớp phủ thực vật bị phá hủy nên đất rửa trôi mạnh , hơi chua, pH:
4,0-4,5, hàm lượng mùn thấp.


I. Thông tin chung về cây TCHV
4. Đặc điểm sinh thái và phân bố

Đây là loài có biên độ sinh thái rộng.
TCHV ưa sáng và ưa ẩm , tuy nhiên có thể chịu bóng khi mọc lẫn với cây cỏ
và cây bụi. Độ che bóng càng cao thì hàm lượng hoạt chất này càng giảm
Hàng năm từ tháng 2 đến đầu tháng 3, khi nhiệt độ không khí ấm dần, hạt
thanh cao nảy mầm, cây được 3,5-4,0 tháng tuổi là thời kỳ sinh trưởng mạnh,
bắt đầu phân cành và chiều cao có thể đạt trên 1m. Hàm lượng hoạt chất trong
lá tăng rất nhanh, đến khi bắt đầu có hoa là cực đỉnh. Tháng 7-8 cây nở hoa và
tới 10-11 ra quả, giữa tháng 11 cây bắt đầu lụi tàn. Hạt giống thu được cần
có điều kiện bảo quản thích hợp
Hiện nay nguồn thanh cao chủ yếu từ trồng trọt.


I. Thông tin chung về cây TCHV

5. Tác dụng và công dụng

Y học cổ truyền
 Thanh cao hoa vàng vị đắng, tính hàn, qui can, đởm
 Tác dụng : Thanh nhiệt, sát khuẩn, có tác dụng cắt cơn sốt rét
 Công dụng: chữa bệnh ra mồ hôi trộm, hâm hấp sốt lâu ngày (lao nhiệt),
mồ hôi không thoát được, sốt rét. Bệnh đái ra mấu, mũi chảy máu cam,
kích thích tiêu hóa, chữa phong thấp, nhức mỏi cơ thể và trí não uễ
oải.dùng ngoài sát trùng, trị ghẻ lở.


I. Thông tin chung về cây TCHV
5. Tác dụng và công dụng

Y học cổ truyền
Thông tin khác:
A. vulgaris được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc làm thuốc điều trị đau
dạ dày, nhức đầu, ỉa chảy, sốt, thấp khớp, viêm phổi... Các thầy lang Trung Quốc
đã sử dụng nước sắc thanh cao hoa vàng để trị sốt. A. absinthium có chứa
absinthe, một chất ma tuý có tác dụng gây ngủ và là một nguồn cung cấp tinh dầu
sử dụng trong xoa bóp và đau dạ dày. A. annua, một cây sống hàng năm ở các
vùng có khí hậu ôn hoà có hầu như trên khắp lãnh thổ của Trung quốc. ở Mỹ nó
mọc hoang chủ yếu dọc theo các sông ở các bang New York, New Jersey,
Maryland, Virginia, và Tây Virginia. Tuy nhiên, người ta cho rằng nó không có
nguồn gốc ở Mỹ. Nó cũng mọc hoang ở Nam Tư cũ, Hungari, Bungari, Rumani,
Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Arhentina và Liên Xô cũ.


I. Thông tin chung về cây TCHV
5. Tác dụng và công dụng


Y học cổ truyền
 Ở Việt Nam vào thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh cũng đã dùng thanh cao hoa vàng trong điều
trị và tới năm 1990 thì bắt đầu nghiên cứu thành phần hóa học và phương pháp
chiết suất.
 Bài thuốc chữa sốt, sốt rét:
Thanh cao hoa vàng 80g
Rễ thường sơn 60g
Hạt cau già 20g (sao).
Tất cả phơi khô, thái nhỏ, tán bột trộn với bột nếp và mật làm viên hạt ngô.
Uống 3 viên, ngày 2-3 lần


I. Thông tin chung về cây TCHV
5. Tác dụng và công dụng

Y học hiện đại

Trong y học hiện đại, TCHV là nguồn nguyên liệu để
chiết xuất artemisin dùng trong điều trị sốt rét .

Bệnh sốt rét

Thuốc điều trị
sốt rét


I. Thông tin chung về cây TCHV
Bệnh
sốt rét


(Quyết định 3232/QĐ-BYT 2013 hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sốt rét)

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký
sinh trùng Plasmodium ở người gây nên.
Bệnh lây theo đường máu, chủ yếu là do
muỗi Anopheles truyền. Có 5 loài ký sinh
trùng sốt rét gây bệnh cho người:
• Plasmodium falciparum
• Plasmodium vivax
• Plasmodium malariae
• Plasmodium ovale
• lasmodium knowlesi.


I. Thông tin chung về cây TCHV
Bệnh
sốt rét
 Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba
triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ
và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.
 Ký sinh trùng sốt rét gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền
vững.
 Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có
thể gây thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, có thuốc
điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được. Ở nước ta bệnh
lưu hành chủ yếu vùng rừng, đồi, núi, ven biển nước lợ; bệnh
xảy ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa mưa.
 Có 2 thể sốt rét:
• Sốt rét thông thường/sốt rét chưa có biến chứng

• Sốt rét ác tính/sốt rét có biến chứng


I. Thông tin chung về cây TCHV
Thuốc
điều trị

(Quyết định 3232/QĐ-BYT 2013 hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sốt rét)

Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm, đúng và đủ liều.
- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan (sốt rét do P.falciparum) và điều
trị tiệt căn (sốt rét do P.vivax, P.ovale).
- Các trường hợp sốt rét do P.falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn
thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu
lực điều trị.
- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng.
- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh
viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực.


I. Thông tin chung về cây TCHV
BẢNG 1: THUỐC SỐT RÉT THEO NHÓM NGƯỜI BỆNH VÀ CHỦNG LOẠI KST SỐT RÉT
Chú thích: (1) DHA(Dihydroartemisinin)-PPQ(Piperaquin phosphat): biệt dược là CVArtecan, Arterakine.


I. Thông tin chung về cây TCHV
6. Thành phần hóa học
 Thành phần hóa học chủ yếu của thanh cao hoa vàng phần trên
mặt đất chứa artemisinin, acid artemisinic, artennin (quinghaosu I),

artennin B (quinghaosu II), desoxyartemisinin(quinghaosu III),
quinghaosu IV, artenmin E(quinghao su V), artemisininlacton
( artennin F), artemisiten, artemisinic acid methyl ester. Ngoài ra cây
thanh cao hoa vàng còn chúa lipid, flavoloid, courmarin,
polyacetylen, tinh dầu sterol.
Các flavonoid chiết thô từ thanh cao hoa vàng như casticin, cirsilineol,
chryso phenol-D và chrysoplenetin đã làm tăng rõ rệt hoạt tính chống sốt
rét của artemisinin, cũng có tác dụng gây độc hại tế bào


I. Thông tin chung về cây TCHV
6. Thành phần hóa học
 Hàm lượng artemisinin trong lá thanh cao hoa vàng đạt từ 0,01% tới
0,9%.Một số thành phần chính trong cây thanh cao hoa vàng:

Desoxyartemisinin

Artemisinin

Acid artemisinic

Artennin B


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×