Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

tuyển tập hóa học nguyễn thế duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 92 trang )



    Lời nói đầu : 
Viết tập tài liệu này là giúp các bạn ôn thi cấp tốc vì chỉ còn hơn một tháng nữa là 
thi đại học. Cũng vì thời gian gấp rút nên có lẽ mình chỉ tổng hợp phần : ‘’ Lý 
thuyết hóa luyện thi đại học ‘’. Cũng như cái tên của tiêu đề. Đây là tài liệu tổng 
hợp một số dạng lý thuyết thi đại học mà các bạn học sinh còn đang yếu. Cũng như 
chúng ta đã biết thi đại học môn Hóa Học thì phần lý thuyết chiếm  50%  đề thi. Do 
vậy muốn đạt điểm cao môn Hóa chúng ta cần phải nắm vững kiến thức hóa học. 
Nên mình tổng hợp + biên soạn thành cuốn tài liệu này hi vọng giúp ích cho các 
bạn, gồm những phần như sau :  
Phần I : Cấu trúc đề thi Đại Học môn Hóa khối A,B năm 2014. 
Phần II : Kinh nghiệm học ôn cấp tốc và kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa Học. 
Phần III : Tổng hợp lý thuyết hóa học + phân tích các câu lý thuyết hóa. 
Phần IV : Bài tập rèn luyện hướng tới kỳ thi đại học. 
‘’ Học như con thuyền ngược nước , không tiến ắt phải lùi ‘’ 
Phần I : Cấu trúc đề thi đại học môn Hóa Học năm 2014. 


Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu) 
­ Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu 
­ Phản ứng oxi hoá­ khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu 
­ Sự điện li: 1 câu 
­ Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; 
các hợp chất của chúng: 3 câu 
­ Đại cương về kim loại: 2 câu  
­ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu 
­ Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu 
­ Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu 
­ Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu 
­ Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu 


­ Este, lipit: 2 câu 
­ Amin, amino axit, protein: 3 câu 


­ Cacbonhidrat: 1 câu 
­ Polime, vật liệu polime: 1 câu 
­ Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu 
II­ Phần riêng: 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) 
A­ Theo chương trình Chuẩn (10 câu): 
­ Phản ứng oxi hoá­ khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu 
­ Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu 
­ Đại cương về kim loại: 1 câu  
­ Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu 
­ Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 
câu 
­ Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu 
­ Amin, amino axit, protein: 1 câu 
B­ Theo chương trình nâng cao (10 câu): 
­ Phản ứng oxi hoá­ khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu 
­ Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu 
­ Đại cương về kim loại: 1 câu  
­ Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu 
­ Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã 
hội, môi trường: 1 câu 
­ Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu 
­ Amin, amino axit, protein: 1 câu. 
 
 
Phần II : Kinh nghiệm học ôn cấp tốc và kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa. 

 
Điểm  khác  biệt  giữa  đề  thi  môn  Hóa  so  với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học 
sinh  phải  nắm  vững  rồi  mới  áp  dụng  để  làm  được  bài.  Tuy  nhiên  lí  thuyết môn 
Hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được. 
Bài  toán  Hóa  thường  gắn  liền  với  các  định  luật  hoặc  lý  thuyết  tổng  quát,  mức  độ 
khái  quát  cao.  Nắm  tốt  các  lý  thuyết  tổng  quát sẽ  giúp các  bạn làm  tốt  hơn 50%  số 
câu hỏi. 


Phần  còn  lại  nằm  vào  các  trường  hợp  đặc  biệt  cần  phải nhớ hoặc cần suy  luận phụ 
thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể. 
Các  bạn  nên  làm  đề  cương  và  nắm  chắc  các  lý thuyết tổng  quát:  các thuyết và định 
luật  như: Thuyết nguyên tử­ phân tử, thuyết  electron,  lý thuyết về liên kết hóa học, lý 
thuyết  về  phản  ứng  hóa  học,  thuyết  điện  li,  thuyết  cấu  tạo  hợp  chất hữu cơ…  Định 
luật  bảo toàn khối  lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa 
…Ngoài  ra  cần  phải  nắm  vững  và  thành  thạo  các  phương  pháp  giải  nhanh  như:  áp 
dụng  định  luật  bảo  toàn  (bảo  toàn  khối  lượng,  bảo  toàn  electron,  bảo  toàn  nguyên 
tố,  bảo  toàn  điện  tích…),  phương  pháp  dùng  ,  phương  pháp  đường  chéo,  phương 
pháp dùng tăng giảm khối lượng… 
Học  sinh  không  nên  học  tủ  bất  kì  phần  nào mà xác  định trọng tâm, nắm chắc chuẩn 
kiến  thức  kĩ  năng  của  từng  bài,  nắm  cấu  trúc  đề  thi  (phân  phối  số  lượng  câu  hỏi  / 
từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GD­ĐT. 
Để  làm  bài trắc  nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ  cần ôn tập lý thuyết kiến 
thức trong sách  giáo khoa (SGK).  Một điều chắc chắn  là đề thi không được phép ra 
ngoài  chương  trình  SGK  nên học sinh không  cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài 
SGK.  Nói  chung  là  cần  đọc  sách  giáo  khoa  nhiều  ,  đọc  không  phải  là  đọc  thuộc 
long mà là đọc hiểu , phân tích hướng đi cho từng dạng lý thuyết. 
Lưu  ý:  Trong  một  số  trường  hợp  học  bài  toán  hóa  học  cho  số  chia  không  hết  (ví 
dụ  10/3)  học  sinh  thường  làm  tròn  và  có  thể  dẫn  đến  một  kết  quả  sai,  lời  khuyên 
dành  cho  các  bạn  là  nên  chọn  đáp  án  gần  nhất  hoặc  cách  hay  hơn  là  nên tính toán 

với phân số. 
So  với  số  thí  sinh  dự  thi  Đại  học  thì  số  thí  sinh  đạt  điểm  tuyệt  đối  quả là ít nhưng 
không  phải  là  không  thể  đạt  điểm  10.  Có  nhiều  học  sinh  nắm  chắc  kiến  thức và có 
thể  làm  đúng  hoàn  toàn  bài  thi.  Các  bạn  thường  có  những  sai  sót  cơ  bản  mất 
0,25­0,5  điểm  và  do  vậy  không  đạt  được  điểm  tuyệt  đối.  Để  tránh  mất  0,25­0,5 
điểm  đối  với  những  câu  các  em  nghi  ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối 
với  câu  định  lượng  nên  thay  kết  quả  vào; đối  với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng 
phương pháp loại trừ). 
Thêm  nữa,  các  em  không  nên  có  tâm  lý  nghi  ngờ  đề  sai  (nhất  là  với  kì  thi  quan 
trong  như  thi  Đại  học).  Khi  giải  ra  kết  quả  không  có  trong  đáp  án  A,  B,  C,  D  thì 
hầu  như  các  em  đã  giải  sai.  Bình  tĩnh  kiểm tra lại và loại  trừ  các đáp án mà các bạn 
xác  định  chắc  chắn  sai.  Từ  đó  khả  năng  tìm  câu trả lời sẽ cao  hơn và  không bị mất 
điểm. 
Để  tự  tin,  không  bị  mất  bình  tĩnh  thì  các  em  nên  ôn  tập  thật  tốt,  nắm  chắc  kiến 
thức.  Tuy  nhiên,  khi  làm  bài  có  thể  gặp  câu  hỏi  mà  phần  kiến thức  đó  các bạn học 
chưa  kĩ,  hãy  bình  tĩnh  bỏ  qua  câu  đó  và  làm  câu  khác.  “Đừng  bao  giờ  làm  lần 


lượt  từ  trên  xuống  dưới”,  hãy  tìm  câu  dễ  làm  trước,  câu  khó  làm sau, không mất 
quá  nhiều  thời gian  vào một  câu (theo ý  kiến riêng của  tôi là không mất quá 1,8  phút 
cho  1  câu,  sau  khi  giải  quyết  hết  câu  khác  mà  còn  thời  gian  thì  mới  tập  trung  giải 
quyết  các  câu  còn  lại,  còn  nếu  đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên  cân nhắc,  tính 
toán  đánh  “lụi”  để  đạt  xác  suất  cao  nhất).  Đó  chính  là  4  vòng  làm  bài  thi  trắc 
nghiệm mà mình muốn nói tới.  
Một  số  điểm  lưu  ý khi  làm  bài  thi môn  Hóa học:  Viết  và  cân  bằng  phương  trình 
hóa  học  nhanh,  chính  xác  (có  thể  dùng  phương  trình  ion  thu  gọn  thay  cho 
phương  trình  phân  tử,  dùng  sơ  đồ  thay cho phản ứng hóa  học);  Tính  toán bằng 
phân  số  nếu  gặp  số  không  chia  hết;  Triệt  để  sử  dụng  phương  pháp  loại  trừ  để 
thu  hẹp  các  phương  án  cần  lựa  chọn;  Cần  kiểm  tra  lại  các  phương  án  mà  các 
bạn lựa chọn. 

Phần III : Tổng hợp lý thuyết hóa học + phân tích các câu lý thuyết hóa. 
Mở  đầu  phần  này là tổng  hợp các phản ứng  tạo đơn chất  thường gặp ,các  phản 
ứng  đặc  biệt  :  ví  dụ  như  vừa tạo khí  + kết  tủa … và hay gặp  trong các đề thi đại 
học  ,  các  bạn  học  sinh thường  coi đây la những phần luôn khó  vì nó là dạng bài 
đếm  số  chất.  Vì  nếu  đếm  thiếu  hay  thừa  1  phương  trình hay  một chất nào đó thì 
chúng  ta  đã  mất  điểm  cả  câu đó. Do vậy  , để làm tốt dạng bài này chúng ta cần 
phải  có  kiến  thức vững cũng như phải đọc đề cẩn thận  để ý từng  câu chữ một.  Ví 
dụ  :  dung  dịch  NaHCO3  +  CaCl2  đun  nóng  thì  hỗn  hợp  này  sau  phản  ứng  có 
tạo  khí  +  kết  tủa hay không ???. Nhiều bạn hay sai  câu này lắm.  Mình xin phân 
tích  như  sau  :  1  số  bạn  đọc  đề  không  cẩn  thận  cho nó ngay là không phản ứng. 
Tại  sao  vậy  ,  đó  là  các  bạn  được  học  2NaHCO3  +  CaCl2    NaCl2  + 
Ca(HCO3)2  ,  không  có  kết  tủa  tạo  thành  ,  thế  là  trong  câu  đếm  phản  ứng  loại 
bỏ  câu  này.  Vậy là đi toi 0,2 điểm  rồi,  như mình đã nói ở trên là gì  , là phải để ý 
từng  câu  chữ.  Ak,  có  chữ  đun  nóng ở đó mà ta lại có phản ứng quen thuộc sau : 
Ca(HCO3)2    CaCO3  +  CO2  +  H2O  vì  vậy  phản  ứng  trên  thực  ra  là  : 
2.NaHCO3  +  CaCl2    CaCO3  +  2NaCl  +  CO2  +  H2O  ,  ngon  rồi vừa tạo khí 
vừa  tạo  kết  tủa.  Vì  thế  mình  đã  nói là phải cẩn thận từng câu từng chữ đấy  nhé. 
Bây giờ là phần tổng hợp lý thuyết :  
Các phản ứng tạo đơn chất thường gặp 
+ Phản ứng của kim loại tác dụng với nước. 
+ Kim loại kiềm và Ba, Ca phản ứng ở nhiêt đô
̣  thường tạo khí H2 : M + H2O → 
̣
M(OH)n + (n/2)H2 
+ Môt số kim loại phản ứng được với nước ở nhiê
t đô
̣
̣  cao, giải phóng khí H2 
̣
­ từ 80 độ C đến 100 độ C : Mg : Mg + H2O →MgO + H2 



Từ 200 độ C đến 600 độ C: Mn, Zn, Cr, Fe  : xM + yH2O → MxOy + yH2 
+ Các kim loại tạo hidroxit lưỡng tính như Al, Zn, … : 2Al sạch + 6H2O → 
2Al(OH)3 + 2H2 
+ Phản ứng của kim loại với axit :  
1. Kim loại đứng trước H trong dãy điên hóa với axit có gốc axit không có tính oxi 
̣
hóa 
ví dụ : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
2. Kim loại (trừ Au, Pt) với axit có gốc axit có tính oxi hóa(H2SO4 đăc, HNO3): 
̣
phản ứng tạo sản phản khử là đơn chất (S, N2) 
ví dụ : với kim loại M, hóa trị cao nhất m, ta có :  
10M + 12mHNO3 → 10M(NO3)m + mN2 + 6mH2O 
3xM + 4yH2SO4 đăc → 3Mx(SO4)y + yS + 4yH2O 
̣
+ CHÚ Ý: ở nhiêt đô
 rất loãng thì HNO3 tác dụng với Fe 
̣  thấp (lạnh) , và nồng đô
̣
̣
sinh khí H2 
Fe + HNO3 rất loãng → Fe(NO3)2 + H2 
* Phản ứng nhiêt phân 
̣
1. Nhiêt phân muối nitrat: khi nung muối nitrat ở nhiê
t đô
̣
̣  cao thì phản ứng luôn sinh 

̣
ra O2. 
2.NaNO3 → 2.NaNO2 + O2 
2.Cu(NO3)2 → 2CuO + O2 + 4.NO2 
2.AgNO3 → 2Ag + O2 + 2.NO2 
2.NH4NO3 → 2.N2 +O2 + 4.H2O (350 độ C) 
NH4NO2 → N2 + 2.H2O (đun nóng) 
Chú ý: 2.Ba(NO3)2 → 2.BaO + 4.NO2 + O2 và 2.KNO3 + 3.C + S → K2S + N2 
+ 3.CO2 
2. Phản ứng nhiêt phân HNO3 : HNO3 dễ bị phân hủy ngoài ánh sáng : 4HNO3 → 
̣
4NO2 + O2 + H2O. 
3. Nhiêt phân mô
t số chất khác :  
̣
̣
2.KClO3 → 2.KCl + 3.O2 (xúc tác: MnO2) 
2.KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 
2.CaOCl2 → 2.CaCl2 + O2 (xúc tác: Co 2+) 
2.HgO → 2.Hg + O2 
4.FeSO4 → 2.Fe2O3 + 4.SO2 + O2 
KClO4 → KCl + 2.O2 


4.KClO3 → 3.KClO4 + KCl ( cái này nằm ngoài sgk nhưng bổ sung thêm ) 
* Phản ứng điên phân :  
̣
1. Điên phân nóng chảy :  
̣
2.NaCl → 2.Na +Cl2 

CaCl2 → Ca + Cl2  
4.NaOH → 4.Na + O2 + 2.H2O 
2.Al2O3 → 4.Al + 3.O2 (xúc tác: Na3AlF6) 
6.Fe2O3 → 4.Fe3O4 + O2 
2. Điên phân dung dịch :  
̣
2.NaCl + 2.H2O → H2 + Cl2 + 2.KOH (điên phân dung dịch có màng ngăn) 
̣
2.CuSO4 + 2.H2O → 2.Cu + O2 + 2.H2SO4 
CuCl2 + H2O → Cu + Cl2 + H2O. 
3. Điên phân nước : 2H2O → 2H2 + O2 (xúc tác: KOH) 
̣
* Phản ứng kim loại tác dụng với muối  :  
ví dụ : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu  và Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 
* Phản ứng khử oxit kim loại : các oxit của kim loại trung bình, yếu. 
ví dụ : 2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3 (xúc tác : nhiêt đô
̣  ) và H2 + CuO → H2O + 
̣
Cu 
FeO + CO → Fe + CO2 và 2.ZnO + C → 2.Zn + CO2 
* Môt số phản ứng khác quan trọng và hay hỏi :  
̣
NaCl + H2O (đpdd k màng ngăn) → NaClO + H2 
KH + H2O → KOH + H2 
3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O 
Be + 2NaOH→ Na2BeO2 + H2  
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + (3/2)H2 
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S 
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2 
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag  

4CuO → 2Cu2O + O2 (nung 1000 độ C) 
(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O (nung)  
I2 + H2S → 2HI + S  
Br2 + 2HI → 2HBr + I2 
Br2 + 2KI → 2KBr + I2 
I2 + 2KClO3→ 2KIO3 + Cl2  
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl  
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O  
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O  
KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O  


K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O  
CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O  
H2SO4 đăc + 2HBr → SO2 + Br2 + 2H2O  
̣
2FeCl3 + 2HI → 2FeCl2 + 2HCl + I2  
2NaBr + MnO2 + 2H2SO4 đăc → MnSO4 + Br2 + Na2SO4 + 2H2O 
̣
8HI khí + H2SO4 đăc → 4I2 + H2S + 4H2O 
̣
4HCl khí + O2 <=> 2Cl2 + 2H2O (xúc tác: CuCl2, 400 độ C)  
4HBr + O2 → 2Br2 + 2H2O  
4HBr + MnO2 → MnBr2 + Br2 + 2H2O  
2AgCl → 2Ag đen + Cl2 (xúc tác: ánh sáng) 
H2S + Cl2 → S + 2HCl 
2NaClO → 2NaCl + O2 ( t¤ <70¤C) 
NaClO + 2HCl → Cl2 + NaCl + H2O  
HClO2 + 3HCl → 2Cl2 + 2H2O  
NaClO2 → NaCl + O2 

4HCl + O2 → 2Cl2 + 2H2O 
2Na2O2 + 2H2O → O2 + 4NaOH  
SO2 + 2H2 → 2H2O + S  
SO2 + 2Mg → 2MgO + S (nung) 
SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S 
2H2S + O2 → 2H2O + S (nung)  
H2S + H2SO4 → S + SO2 + 2H2O  
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5S + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O  
SO2 + 2CO → S + 2CO2  
NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl + 2H2O  
3CuO + 2NH4Cl → 3Cu + N2 + 2HCl + 3H2O  
2NO +2H2S → 2S + N2 + 2H2O 
Ca3(SO4)2 + 3SiO2 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO 
C + H2O → CO + H2 
CO + H2O + PdCl2 → Pd + 2HCl + CO2 
Si + 2KOH + 2H2O → K2SiO3 + H2  
SiO2 + 2F2 → SiF4 + O2 
2H2O2 → 2H2O + O2 (xúc tác: MnO2) 
H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 
2Ag + O3 → Ag2O + O2  
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2. 


Trên đấy là một số các phương trình phản ứng tạo đơn chất hay gặp nhất và được 
tổng hợp từ sgk , các bạn chú ý học và nhớ lấy nó nhé. Tiếp theo là tên các loại 
quặng và hợp chất hay gặp nhất. 
 
Tên các loại quặng và hợp chất hay gặp 
 
1, Pirit : FeS2 ; Hematit nâu ( đỏ) : Fe2O3.nH2O ; Xiderit : FeCO3 

2, Soda khan : Na2CO3 
3, Vôi tôi : Ca(OH)2 
4, Vôi sống : CaO 
5, Thạch cao sống : CaSO4.2H2O 
6, Thạch cao nung : CaSO4.H2O 
7, Thạch cao khan : CaSO4 
8, Bôxit : Al2O3 
9, Đất sét : Al2O3. 2SiO2. 2H2O. 
10, Mica : K2O. Al2O3. 6SiO2. 
11, Criolit : Na3AlF6 ( 3NaF.AlF3) 
12, Phèn nhôm : M2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O với M là Li+ ; Na+ ; NH4+  
13, Phèn chua : K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O 
14, Gang ( Fe ­ C ) có 2 ­­> 5% Cacbon. 
15, Xementit : Fe3C 
16, Xỉ : CaSiO3. 
17, Thép ( Fe ­ C) : 0,01 ­­­> 2% Cacbon 
18, Thép inox : Fe ­ Cr ­ Mn 
19, Vàng tây : Au ­ Ag ­ Cu 
20, Tôn : Fe tráng Zn 
21, Sắt tây : Fe tráng Sn. 
22, Đồng thau : Cu ­ Zn. 
23, Đồng bạch : Cu ­ Ni. 
24, Photphorit : Ca3(PO4)2 
25, Apatit : 3.Ca3(PO4)2. CaF2 
26, Ure : ( NH2)2CO 


27, Supe photphat đơn : Ca(H2PO4)2 + CaSO4 
28, Supe photphat kép : Ca(H2PO4)2 
29, Phân hỗn hợp : NPK như : (NH4)2PO4 , KNO3 

30, Phân phức hợp : như amotphot NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 
31, Canxit : CaCO3 , đá phấn ,đát vôi , đá hoa. 
32, Magiezit : MgCO3 ; Cacnalit : Kcl. MgCl2 . 6H2O 
33, Đomolit : MgCO3.CaCO3 
34, Thủy tinh thường : Na2O. Cao. SiO2 
35, Thủy tinh lỏng : K2SiO3. Na2SiO3. 
36, Xi măng : 3CaO. Sio2 , 2Cao. Sio2 và 3Cao. Al2o3. 
37, Xinvinit : NaCL.KCL.  
 
 
Trạng thái màu sắc các đơn chất hợp chất. 
 
1, Cr : trắng bạc ; Cr(OH)2 : kết tủa vàng ; Cr(OH)3 : kết tủa lục xám. 
2, CrO : rắn đen ; Cr2O3 : rắn lục ; CrO3 : rắn , đỏ thẫm. 
3, Br2 : lỏng , lâu đỏ ; I2 : rắn , tím ; Cl2 : khí vàng 
4, MnO2 : đen ; KMnO4 : tím. 
5, AgF : tan ; AgCl : kết tủa trắng ; AgBr : kết tủa vàng nhạt ; AgI :  kết tủa vàng. 
6, Dung dịch : HCl ; H2SO4 ; HBr ; HNO3 ; SO3 : không màu. 
7, S : rắn vàng ; H2S : khí không màu mùi trắng thối ; SO2 : khí không màu mùi sốc. 
8, CuS , PbS , Ag2S : kết tủa đen không tan trong dung dịch acid giống AgCl ; 
BaSO4. 
9, FeS , ZnS , MgS : kết tủa , tan trong dung dịch acid giống như CaCO3 ; MgCO3. 
10, C : rắn đen , P : rắn gồm trắng đỏ đen. 
11, Fe : trắng xám ; FeO : rắn đen ; Fe3O4 :  rắn đen nâu ; Fe2O3 : màu nâu đỏ. 
12, Fe(OH)2 : kết tủa trắng xanh ; Fe(OH)3 : kết tủa nâu đỏ. 
13, Al(OH)3 : trắng , dạng keo tan trong NaOH ; Mg(OH)2 : màu trắng.  
14, Cu : rắn đỏ ; Cu2O : rắn đỏ gạch ; CuO : rắn đen ; Cu(OH)2 : kết tủa xanh lam. 
15, CuCl2 ; Cu(NO3)2 ; CuSO4.5H2O : xanh ; CuSO4 : khan , màu trắng. 
16, BaSO4 : kết tủa trắng ; BaCO3 , CaCO3 : kết tủa trắng tan trong acid. 



17, Nhóm IA : trắng bạc , có ánh kim 
18, Nhóm IIA + Al ( Nhôm ) + Sn : trắng bạc 
19, Fe : trắng xám , Ni : trắng bạc , rất cứng ; Zn : màu xanh lam ;  Pb : trắng xanh. 
20, K2Cr2O7 : dung dịch da cam ; K2CrO4 : màu vàng. 
 
Những điều cần lưu ý về hóa vô cơ 
 
1.Tính chất hóa học của một chất là do các thành phần cấu tạo nên nó gây 
ra.  
Ví dụ: + 

 là chất lưỡng tính, vì nó có ion 

 thể hiện tính axit và 

ion 
 thể hiện tính baz. 

 là baz vì nó có ion 
 có thể nhận proton. 

 là axit vì nó có ion 
 có thể cho proton. 
 
2. Không có kim loại lưỡng tính, chỉ có oxit và hidroxit của kim loại mới có 
tính lưỡng tính.  
Ví dụ: + 
 không phải là chất (có tính) lưỡng tính mà 
 mới là các chất lưỡng tính. 

 
3. Những chất tan rất ít trong nước được quy ước là không tan chứ không có 
chất nào không tan trong nước.  
 
4. Chất điện ly mạnh là chất mà “phần tan của nó” trong nước điện ly hoàn 
toàn (100%). Khi xét một chất là điện ly mạnh hay yếu, chỉ xét đến phần tan 
trong nước của nó chứ không xét phần không tan. 
Ví dụ: + 
 là chất điện ly mạnh vì phần tan được của 
 điện ly hoàn 
toàn thành 
 và 
 

 là chất điện ly mạnh vì phần tan được của nó điện ly hoàn toàn thành 
 và 


 

 
 là chất điện ly mạnh. 
 là chất điện ly yếu. 


5. Nhôm (Al) có phản ứng với nước ở điều kiện thường. Nhưng sản phẩm tạo 
ra là lớp hidroxit 
 rất bền lập tức bám lên bề mặt nhôm, lớp hidroxit 
này không phản ứng với nước, ngăn chặn sự tiếp xúc của nhôm với nước làm 
ngưng phản ứng. 

PTPƯ: 
 
 
6. 
 không phải là hỗn hợp 
 và 
 mà là một chất riêng biệt 
thuộc nhóm feri từ 
, có cấu trúc mạng tinh thể spinel. Để đơn giản 
hóa, người ta quy ước 
 thành hỗn hợp 
 và 
 
 
7. Hóa trị bao gồm điện hóa trị (trong hợp chất liên kết ion) và cộng hóa trị 
(trong hợp chất liên kết cộng hóa trị), được viết là: 0, I, II, III, IV, V, VI, VII, 
VII. 
Số oxi hóa chỉ được xét đến trong hợp chất liên kết ion, được viết là: …, ­3, 
­2, ­1, 0, +1, +2, +3,… 
Ví dụ: + Hợp chất 
: Al có hóa trị III & số oxi hóa +3, O có hóa trị II và số 
oxi hóa ­2. 
 
8. Bảng tính tan: Ký hiệu (­) là chất không tồn tại. Nhưng không có nghĩa 
phản ứng tạo ra chất đó không xảy ra. 
Ví dụ: 
 không tồn tại trong dung dịch, nhưng vẫn có phản ứng tạo ra nó như 
sau: 
 
Tuy nhiên 

 phân hủy ngay: 
 
PT tổng: 
 
 
9. Điện cực xảy ra quá trình oxi hóa (nhường e) gọi là điện cực Anot. 
Điện cực xảy ra quá trình khử (nhận e) gọi là điện cực Catot. 
Ví dụ: + Trong pin điện hóa: Điện cực “dương” xảy ra quá trình khử nên gọi là 
Catot (+). Điện cực “âm” xảy ra quá trình oxi hóa nên là điện cực Anot (­). 
+ Trong điện phân dung dịch: Điện cực “dương” xảy ra quá trình oxi hóa nên là 
điện cực Anot (+). Điện cực “âm” xảy ra quá trình khử nên là Catot(­). 
 
10. Phản ứng điện phân là phản ứng oxi hóa ­ khử. Nhưng khi xét một chất 


vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử hay không, thì không sử dụng đến phản 
ứng điện phân. 
Ví dụ: 
 là chất có tính khử vì ion 
 có số oxi hóa thấp nhất (­1) nên chỉ 
có thể nhường e để lên các số oxihóa cao hơn. Mặc dù có phản ứng điện phân 
nóng chảy: 
 
 
11. Phương trình khí lý tưởng: 
. Nếu: 
+ V đo bằng lít, p đo bằng atm thì R = 0.082. 
+ V đo bằng mét khối ( ), p đo bằng Pascal thì R = 8.314. 
+ V đo bằng lít, p đo bằng at (đơn vị kỹ thuật, atmosphere kỹ thuật, ít có trong đề 
thi) thì R = 0.084. 

 
12. Al, Fe, Cr là 3 kim loại thụ động hóa trong dd 
 đặc nguội và dd 
 đặc nguội: 
+ Phải đảm bảo 2 điều kiện “đặc” và “nguội” thì mới thụ động hóa. Loãng nguội, 
loãng nóng hay đặc nóng thì phản ứng bình thường. 
+ Nếu 3 kim loại trên được cho vào dd 
 đặc nguội hoặc 
 đặc nguội, 
sau đó cho vào chất khác thì không xảy ra phản ứng do đã bị thụ động hóa. 
+ Nâng cao: 3 kim loại trên bị thụ động hóa vì nó có lớp polioxit bền, nhưng nếu 
cho hỗn hợp 1 trong 3 KL trên với 1 kim loại khác (ví dụ: Cu) vào dd 
 đặc 
nguội hoặc 
 đặc nguội thì 3 KL đó vẫn có thể phản ứng được với dd axit. 
Vì lúc này nhiệt lượng sinh ra do phản ứng của KL khác (Cu) với dd axit đủ lớn để 
phá vỡ lớp oxit bền bao bọc 3 KL trên, do đó 3 KL có đủ điều kiện để phản ứng 
với dd axit. 
 
13. Bài toán cho kim loại tác dụng với hỗn hợp dung dịch: 
+ Nếu hỗn hợp có ion 
 và 
 (
 của muối/của axit khác 

 của axit) thì xảy ra phản ứng oxi hóa – khử tạo khí của Nito tương tự như tác dụng 
với dd axit 

Ví dụ: 
+ Nếu hỗn hợp có ion 


 
 và 

 
 thì xảy ra phản ứng oxi hóa – khử tạo khí 


.  
Ví dụ: 

 
  

 
14. So sánh 2 dạng thù hình của Cacbon là Kim cương và Than chì: 
+ Độ cứng: Kim cương cứng hơn Than chì. 
+ Độ bền hóa học (trạng thái tồn tại vững chắc): Than chì ở trạng thái bền hơn Kim 
cương. Hiểu đơn giản như sau: Kim cương có thể biến thành Than chì nhưng Than 
chì cực kỳ khó biến thành Kim cương nên Than chì ở trạng thái bền hơn. (Nâng 
cao: dựa vào biến đổi năng lượng tự do Gibbs để giải thích). 
 
15. Các dạng thù hình của Photpho: P trắng, P đỏ, P đen, P tím. Chúng ta 
cần lưu ý P trắng và P đỏ: 
+ Photpho trắng ( ): khối trong suốt, mềm như sáp, mạng lưới lập phương liên kết 
bằng lực Van der Waals, là dạng thù hình không bền. Tính chất: dễ nóng chảy, dễ 
bay hơi, tan tốt trong dung môi không phân cực. P trắng ở thể hơi không bền, dưới 
ánh sáng hoặc nhiệt độ chuyển dần thành P đỏ. P trắng rất độc, lượng nhỏ 0,1gram 
có thể làm chết người. 
+ Photpho đỏ ( ): chất bột màu đỏ, phân tử dạng polyme nhưng cấu trúc chưa 

xác định rõ. P đỏ không tan trong dung môi nào, thăng hoa ở áp suất cao tạo thành 
hơi gồm các phân tử  , hơi này ngưng tụ thành P trắng. 
 
16.Các axit yếu: 

: không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch nước và không thể tách ra ở điều 
kiện thường. 

: thực tế ion 
 không tồn tại mà phổ biến hơn là ion 
, ngày nay 
công thức của axit silixic được công nhận là . 
 

: chỉ tồn tại ở trạng thái khí và trong dung dịch nước, dung dịch đặc có 
màu lam. Là axit rất hoạt động hóa học, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Dung 
dịch không bền, dễ bị phân hủy khi đun nóng: 

 
Bảng thống kê hóa học của những câu hỏi dạng đếm số chất 


I.

Chất lưỡng tính :  
A. Vô cơ 
1) Ion (→Các muối axit của axit yếu) : HCO3­, HSO3­, HS­ , HPO42­ , H2PO3 ­, 
… 
2) Muối của Axit yếu và Bazơ yếu : (NH4)2CO3, (NH4)2SO3 
3) Oxit : Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO, ZnO… 

4) Hidroxit : Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Zn(OH)2, Be(OH)2, 
Cu(OH)2, Sn(OH)2, Sn(OH)4 … 
 Riêng • Cu(OH)2 phải tác dụng kiềm đặc C% > 40%. 
• Cr(OH)3 phải tác dụng KIỀM XỊN (KIỀM MẠNH) còn YẾU không tham gia vào 
đây. 
5) Kim loại (vừa tác dụng với HCl và NaOH) : Al, Zn, Be, Sn…( kiềm đặc) 
Cr KHÔNG tác dụng với KIỀM (kiềm nào cũng không tác dụng hết) 
 Lưu ý : 
+ Không có khái niệm “ Kim loại lưỡng tính” ở đây ta chỉ xét kim loại vừa tác dụng 
với dung dịch axit và kiềm.  
+ Các kim loại kiềm: Li, Na, K, Rb, Cs và kiềm thổ : Ca, Ba có tác dụng với dung 
dịch gì cũng tác dụng hết nên đề dễ dụ chữ  “dung dịch”  nhớ thêm vào nha. 
+ Este không phải là chất lưỡng tính nhưng nếu đề bài hỏi: cho ESTE vào dd HCl 
và ddNaOH thì phản ứng có xảy ra đó là phản ứng thủy phân trong Mt axit và phản 
ứng xà phòng hóa. 
B. Hữu cơ 
1) Amino axit (H2N)xR(COOH)y : tất cả các loại aminoaxit đều là chất lưỡng tính 
Vd : NH2CH2COOH , CH3­CH(NH2)­COOH, HO­C6H5­CH2­CH(NH2)­COOH. 
2) Dạng : HOOC­R­COONa (thay Na = Ca, Ba, K … tương tự) 
Vd : HOOC­CH2­COONa, HOOC­(CH2)4­COONa …  
3) Dạng R­COONH4: muối amoni 
R­COONH4 + HCl → R­COOH + NH4Cl 
R­COONH4 + NaOH → R­COONa + NH3 + H2O 
4) Dạng R­COONH3­R’  
Vd: CH3­COONH3­CH3 
II. Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử 
1) Tất cả các muối Nitrat kim loại: KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2, Ba(NO3)2, 


Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, Cu(NO3)2 … thể hiện qua phản ứng 

nhiệt phân. 
2) Các muối Amoni như: NH4NO2 , NH4NO3 , (NH4)2SO4 , (NH4)2Cr2O7 … 
•NH4NO2 → N2 + 2H2O 
•NH4NO3 → N2O + 2H2O 
* NH4NO3 NH3 + HNO3 
→ + H2O 
•(NH4)2SO4 → 2NH3 + SO2 + ½ O2 + H2O 
•(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O 
2) Hợp chất tan của Cl hay các halogen khác (Br, I, F…) như: HCl, NaCl, FeCl3, 
FeCl2 
NaCl → 2Na + Cl2 
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2 H2O 
HCl + Zn → ZnCl2 + ½ H2 
10FeCl3 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 +3K2SO4 + 6MnSO4 + 15Cl2 + 
24H2O 
Nói chung trong dd ion Cl­ thể hiện vai trò là chất khử như sau: 
2MnO4­ + 16H+ + 10Cl­ → 2Mn2+ + 5Cl2 + 8H2O 
3) Khái niệm chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: khi một nguyên tố có trong 
một hợp chất hoặc đơn chất có số oxi hóa ở mức trung gian thì có cả hai tính chất: 
vừa là chất oxi hóa vừa có tính khử: S0, Cl20, NO (N+3), N2O (N­1), NO2 (N+4), 
SO2 (S+4), CO (C+2) , KNO2(N+3), H2SO3(S+4), Cu+1, Fe2+, Cr3+, Sn2+... 
4) Nước : H2O 
H2O → H2 + ½O2 
Tuy nhiên các chất sau đây KHÔNG phải vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử: 
• CrO (có tính khử, tính bazơ), Cr(OH)2 (có tính khử, tính bazơ) 
• CrO3 (có tính oxi hóa rất mạnh, tính axit), Cr(OH)3 (có tính oxi hóa và axit) 
• Fe(OH)2 
• O3 : có tính oxi hóa mạnh hơn cả oxi. 
• F2 : tính oxi hóa mạnh. 
• H2S : tính khử mạnh. 



• SO3  
• NH3 
II.
So sánh tính bazơ 
1) Tính bazơ của AMIN 
R­NH2 + H2O ↔ R­NH3+ + OH­ 
Xét gốc R 
• R ĐẨY e → Tính bazơ TĂNG 
Gốc đẩy e (nhóm ankyl) : gốc no, M càng lớn thì khả năng đẩy càng mạnh 
(CH3)3C­ > (CH3)2CH­ > C2H5­ > CH3­ 
• R HÚT e → Tình bazơ GIẢM 
Gốc hút e: CN­ > F­ > Cl­ > Br­ > I­ > CH3O­ > C6H5­ > Ch2=CH­ 
 Lưu ý: 
+ Nếu có cùng CTPT thì tín bazơ của amin bậc II > bậc III > bậc I 
Vd: C3H9N thì tính bazơ tăng như sau 
CH3­NH­C2H5 > N(CH3)3> CH3­CH2­CH2­NH2 
2) KOH > NaOH > ankyl amin > amoniac (NH3) > Anilin 
Vd : Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tính bazơ giảm dần 
C6H5­NH2, C2H5­NH2, (C6H5)2­NH, NaOH, NH3, CH3­NH2,  
→ NaOH > C2H5­NH2 > CH3­NH2 > NH3 > C6H5­NH2 > (C6H5)2­NH 
IV. Điều kiện để tách nước 1 Ancol tạo ra 1 Anken duy nhất : 
Là Ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH 
+ Dạng R­C­C­C­CH2OH 
+ Ancol có trục đối xứng ĐI QUA C mang nhóm OH: 
CH3­CH2­CH(OH)­CH2­CH3 
+ Ancol có 1 C bên cạnh KHÔNG CÒN Hidro: (CH3)3­CH(OH)­CH2­CH3. 
 
Tiếp theo là các ứng dụng hay là các đặc điểm đặc biệt của một số chất thường 

xuất hiện trong các câu hỏi đếm ví dụ như sau :  
Cho các phát biểu sau :  
1, Lưu huỳnh , photpho , C2H5­OH đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. 


2, Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo 
3, Phèn chua có công thức là : Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
4, Dung dịch NaF có tác dụng chữa sâu răng. 
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là : A.4   B.3   C.2   D.1 
Có lẽ sẽ khó để hoàn thiện được câu hỏi như này nếu chúng ta không nắm vững 
kiến thức. Do vậy dưới đây mình xin tổng hợp các lý thuyết cho dạng toán đếm với 
kiến thức của mình + sách giáo khoa. 
 
Tính chất ứng dụng của các chất phục vụ cho dạng bài tập đếm 
 
1, Mưa axit : SO2 ; NO2 ; CO2 là các khí gây ra tác nhân mưa axit. 
2, NaHCO3 thuốc muối chữa bệnh đau dạ dày.  
3, BaCl2 trừ sâu bệnh ; AlCl3 làm chất xúc tác. 
4, Nước giaven , clorua vôi có khả năng tẩy trắng. 
5, CFC – Freon thủng tầng ozon. 
6, Dung dịch 5 %  Iot gọi là cồn iot. 
7, ứng dụng của ozon ( O3 ) : dựa vào tính oxi hóa mạnh của nó đó là : tẩy trắng ; 
chữa sâu răng ; sát trùng nước sinh hoạt. 
8, 90 %  lưu huỳnh để sản xuất axit H2SO4 ;  10%  còn lại để lưu hóa cao su ; sản 
xuất tẩy trắng ; diêm ; chất dẻo ; dược phẩm ; phẩm nhuộm. 
9, SO2 để tẩy trắng bột giấy ; chất chống nấm mốc. 
10, Để pha loãng H2SO4 đặc phải rót từ từ axit vào nước. 
11, Na2HPO3 : tuy có chứa H nhưng nó lại là muối trung hòa. 
12, NaNO3 gọi là diêm tiêu. 
13, NH3 : để sản xuất phân bón hóa học ; Hidrazin N2H4 làm nhiên liệu tên lửa. 

14, Thuốc nổ đen :  75%  KNO3 +  10%  S +  15%  C  
15, Photpho dung để sản xuất bom đạn , chất gây cháy. 
16, CO2 rắn thăng hoa làm lạnh môi trường được gọi là ‘’ Nước đá khô ‘’ 
17, Khí than ướt và khí than khô thành phần gồm : CO ; CO2 ; H2 ; N2 riêng khí 
than ướt thì CO2 chiếm tỉ lệ phần tram cao hơn khoảng 44. 
18, CaCO3 làm chất độn trong công nghiệp ; Na2CO3 sản xuất thủy tinh. 
19, Si ( silic ) tinh khiết dung trong chất bán dẫn điện tử. 
20, H2SiO3 : axit kết tủa khi sấy khô tạo Silicagen để hút ẩm. 
21, Thủy tinh lỏng : Na2SiO3 ; K2SiO3 để làm keo dán thủy tinh , sứ. 


22, Nghiền đá vôi , than đá , đất sét quặng sát nung ở 1400 – 1600 độ C được 
clanhke. Và nghiền clanhke với thạch cao được xi măng. 
23,  β  – caroten là tiền vitamin A. 
24, Dung dịch nước của HCHO : fomon ; dung dịch bão hòa H­CHO là formalin. 
25, Nhiều anđehit nguồn gốc thiên nhiên dung trong công nghiệp thực phẩm như 
trong tinh dầu hoa hồng. 
26, Phenol để sản xuất phẩm nhuộm , thuốc nổ , thuốc diệt cỏ 2,4 – D ; chất diệt 
nấm 
27, CH3­COOH : vị giấm ; (COOH)2 : vị me chua. 
28, Dung dịch AgNO3/NH3 còn gọi là thuốc thử tolen. 
29, Benzyl axetat mùi hoa nhài ; etyl butirat và etyl propionate mùi dứa ; isoamyl 
axetat CH3­COO­CH2­CH2­CH­(CH3)2 mùi chuối. 
30, Máu người chứa hàm lượng glucozo khoảng  0, 1%  , mật ong khoảng  30%  
31, Các amin đều độc ; bột ngọt glutamic : HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – 
COONa. 
32, Muốt iot là hỗn hợp gồm : KI hoặc KIO3 
33, Mạch polime phân nhánh : amylopectin ;  glycogen 
34, Hỗn hợp bột nhôm + sắt oxit gọi là hỗn hợp tecmit để hàn đường ray. 
35, Thạch cao nung dung để nặn tượng , đúc khuôn , bó bột. 

36, ở 150 độ C hỗn hợp cao su và S với tỉ lệ khối lượng 97 : 3 được cao su lưu hóa 
37, Nhựa Plexiglas bền trong môi trường axit , bazo , ancol nhưng tan trong benzen. 
 
Kiến thức thì vô tận , có lẽ mình sẽ dừng hóa vô cơ tại đây và đá qua phần hữu cơ 
một chút vì mình còn tổng hợp ở phần : ‘’ Phân tích các câu lý thuyết hóa ‘’ nữa. 
Nên các bạn xem ở phần dưới nhé. Dưới đây là cách nhận biết hợp chất hữu cơ :  
 
Cách nhận biết một số hợp chất hữu cơ  
 
1. Hidrocacbon no (ankan, xicloankan) : *Có thể nhận biết ankan và 
xicloankan(n>=5) bằng tính trơ hóa học với hầu hết các thuốc thử thông thường 
như không làm mất màu dd nước Br2, KMnO4... và cũng không tan trong axit 
H2SO4 *Các xicloankan (n>=4) tan trong H2SO4 đặc, làm mất màu Br2 trong 
CCl4 nhưng không làm mất màu dd KMnO4 
Các hidrocacbon có 1­4 nguyên tử C tồn tại ở thể lỏng . 
 
2 Hidrocacbon không no (anken, ankadien, ankin) : 
* Tan trong H2SO4 đặc * Nhận biết tính không no: làm mất màudd Br2 (nâu đỏ), 
dd KMnO4 (tím) do phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. 
* Nhận biết ank­1­in: tạo kết tủa màu vàng với dd AgNO3/NH3, tạo kết tủa màu đỏ 


với dd CuCl/NH3 *Xác định cấu tạo của anken bằng phản ứng ozon phân hoặc oxi 
hóa bằng KMnO4/H+. Dựa vào cấu tạo của các chất sản phẩm suy ra cấu tạo của 
anken. 
* Phân biệt hidrocacbon chứa nối đôi C=C và chứa nối ba C­=C bằng phản ứng 
cộng nước (H+). Nếu tạo rarượu đó là hidrocacbon chứa nối đôi. Nếu tạo 
andehit/xeton là hidrocacbon chứa nối ba. 
 
3 Aren (benzen và các chất đồng đẳng): * Nhận biết benzen: chất lỏng không màu, 

không tan trong nước (nhẹ nổi lên trên), có mùi thơm đặc trưng,không làm mất màu 
dd Br2 và KMnO4 * Nhận biết đồng đẳng benzene : không làm mất màu dd Br2, 
không tan trong nước, làm nhạt màu dd KMnO4 khi đun nóng (do phản ứng ở C 
mạch nhánh). 
* Có thể phân biệt aren với anken và xicloankan bằng H2SO4 đặc (aren tan được). 
 
4 . Dẫn xuất halogen: * Nhận biết sự có mặt của halogen: Dùng giấy lọc tẩm rượu, 
cho thêm vài giọt hóa chất cần nhận biết (chất lỏng hoặc dung dịch trong rượu) rồi 
đốt và hứng sản phẩm cháy vào một phễu thủy tinh có phủ lớp dd AgNo3 và úp 
ngược. Nếu hóa chất nhận biết là dẫn xuất halogen sẽ tạo kết tủa trắng hoặc vàng ở 
thành phễu (bạc halogenua). Kết tủa này tan nếu cho thêm amoniac. 
* Phân biệt các loại dẫn xuất halogen: dùng dung dịch AgNO3 trong rượu cho trực 
tiếp vào dẫn xuất. 
halogen cần nhận biết. Tùy theo bậc của dẫn xuất halogen (độ linh động của nguyên 
tử halogen) mà phản ứng tạo thành bạc halogenua có thể xảy ra nhanh hay chậm 
hoặc không xảy ra. Ví dụ: +Alyl, benzylhalogenua: tạo kết tủa rất nhanh ở nhiệt độ 
phòng. 
+ Dẫn xuất halogen bậc 3: tạo kết tủa nhanh ở nhiệt độ phòng. 
+ Dẫn xuất halogen bậc 2: tạo kết tủa ngay khi đun nóng. 
+ Dẫn xuất halogen bậc 1: tạo kết tủa khi đun lâu hơn. 
+ Dẫn xuất vinyl và phenylhalogenua: không tạo kết tủa *Có thể phân biệt các dẫn 
xuất halogen dựa vào phản ứng thủy phân sau đó tùy theo đặc điểm của sản phẩm 
thủy phân sẽ có thể suy ra cấu tạo của dẫn xuất halogen ban đầu.  
5 . Rượu (ancol và poliancol): * Rượu nguyên chất: cho Na vào có hiện tượng tan 
và sủi bọt khí không màu * Dung dịch rượu: cho axit axetic vào và đun nóng trong 
H2SO4 đặc có mùi thơm của este tạo thành. * Phân biệt bậc của rượu bằngthuốc 
thử Lucas (hỗn hợp HCl đặc và ZnCl2 khan): + Rượu bậc 3: phản ứng ngay tức 
khắc, tạo dẫn xuất halogen làm vẩn đục dung dịch + Rượu bậc 2: tạo ra sản phẩm 
sau vài phút. 
(dung dịch phân lớp) + Rượu bậc 1: không phản ứng *Có thể phân biệt bậc của 

rượu bằng cách oxi hóa rượu trong ống đựng CuO đun nóng sau đó nghiên cứu sản 


phẩm. + Nếu sản phẩm tạo ra là andehit: rượu ban đầu là bậc 1 
+ Nếu sản phẩm tạo ra là xeton: rượu bậc 2. 
+ Nếu rượu không bị oxi hóa: rượu bậc 3. * Rượu đa chức có ít nhất 2 nhóm chức 
OH ở 2 nguyên tử C cạnh nhau có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam trong 
suốt. 
 
6. Phenol : * Phenol có thể được phát hiện bằng phản ứng với dung dịch NaOH, khi 
đó phenol (đục vì ít tan) chuyển thành muối C6H5ONa (trong suốt và tan). Khi thổi 
khí CO2 vào dung dịch trong suốt C6H5ONa lại thấy dung dịch trở nên vẩn đục vì 
tạo ra C6H5ONa ban đầu (ít tan). 
* Phenol phản ứng với dd Br2 tạo 2,3,6­tribromphenol kết tủa trắng. * Có thể phân 
biệt ancol và phenol với các hợp chất hữu cơ khác bằng phản ứng tạo phức chất có 
màu vớithuốc thử xeri amoninitratphức màu đỏ (NH4)2Ce(NO)6. 
Thuốc thử này có màu vàng nhạt, nếu nó cho là ancol, phức màu xanh­nâu là 
phenol. * Nhận biết phenol bằng phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo phức phenolat 
của sắt có màu tím: 6C6H5OH + FeCl3   [Fe(OC6H5)6]3­ + 6H+ + 3Cl­. 
 
7. Amin : * Nhận biết amin mạch hở: làm giấy quỳ tím hóa xanh *Các amin khí có 
mùi khai, tạo khói trắng với HCl đặc. 
*Amin thơm phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng như phenol nhưng nếu 
dùng dư Br2 thì tạo kết tủa vàng. *Có thể nhận ra sự khác nhau giữa phenol và 
anilin là phenol tan trong kiềm, anilin tan trong axit. * Phân biệt bậc của amin bằng 
cách cho amin phản ứng với NaNO2 và HCl ở nhiệt độ từ 0­5*C :  
+ Amin bậc 3 : không phản ứng + Amin bậc 2: tạo ra hợp chất N­nitrozo (chất lỏng 
màu vàng ít tan trong nước R­NH­R' + NaNO2 + HCl   RR'­N­N=O + NaCl + 
H2O. 
+ Amin bậc 1 : tạo muối diazoni RNH2 + NaNO2 + 2HCl   R­N=NCl + NaCl 

+ 2H2O. 
+ Nếu là amin no bậc 1 thì muối diazoni sẽ phân hủy ngay, giải phóng khí N2 và 
tạo ra rượu: RN2Cl + H2O   ROH + N2 + HCl. 
+ Nếu là amin thơm bậc 1 thì muối diazoni bền ở 0­5*C có thể tiến hành phản ứng 
ghép đôi với beta­naphtol tạo sản phẩm màu Muốn phân hủy muối diazoni thơm 
phải đun nóng nhẹ, khi đó thu được phenol, N2. 
 
8. Andehit: *Phản ứng với thuốc thử Tolen (AgNO3/NH3) tạo Ag kết tủa (phản ứng 
tráng gương) *Phản ứng với thuốc thử Sip (dung dịch axit fucsinssunfuro không 
màu) cho màu hồng *Phản ứng với thuốc thử Felinh (phức của Cu2+ với ion 
tactrat), thuốc thử Benedic (phức của Cu2+ với ion xitrat) hoặc Cu(OH)2/OH­ đun 
nóng tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch. * Phản ứng với dung dịch NaHSO3 bão hòa 


tạo tinh thể kết tinh .* Phản ứng với thuốc thử 2,4­dinitrophenylhidrazin (2,4­DNPH) 
tạo ra sản phẩm không tan có màu đỏ * Phản ứng oxi hóa làm mất màu nước brom 
và dung dịch thuốc tím (tạo axit cacboxylic). 
 
9. Xeton : * Không có phản ứng tráng gương, không tạo kết tủa đỏ gạch với 
Cu(OH)2. * Phản ứng với thuốc thử 2,4­DNPH tạo sản phẩm không tan có màu đỏ. 
* Có thể nhận ra metylxeton R­CO­CH3 bằng phản ứng iodofom (tác dụng với I3 
trong môi trường kiềm) tạo raCHI3 kết tủa vàng. * Có thể nhận ra metylxeton bằng 
phản ứng với dung dịch NaHSO3 bão hòa tạo tinh thể kết tinh. 
 
10. Axit : * Tác dụng với Na hoặc bột Fe tạo khí không màu . * Làm quỳ tím hóa 
đỏ. * Axit cacboxylic và phenol đều tan trong kiềm nhưng có thể phân biệt chúng 
bằng quỳ tím (phenol không đổi màu) hoặc cho phản ứng với muối cacbonat (axit 
giải phóng khí CO2, phenol không phản ứng). 
+ Axit fomic tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2 tạo kết tủa Cu2O 
đỏ gạch. * Để phân biệt các dẫn xuất khác nhau của axit (clorua axit. anhidrit axit, 

este, amit) có thể dùng dung dịch AgNO3 (clorua axit cho AgCl kết tủa trắng), dd 
NaOH. * clorua axit : cho phản ứng mạnh, tan ngay. * anhidrit axit : tan ngay khi 
mới đun . * este : chỉ tan khi đun sôi mà không giải phóng ammoniac. 
+ Amit: cũng tan khi đun sôi, đồng thời giải phóng khí NH3 làm quỳ hóa xanh  
 
11. Este : * Dùng phản ứng thủy phân và nhận biết sản phẩm taọ thành 
* Phân biệt este và axit bằng phản ứng với kim loại. 
* Chỉ có axit, phenol, este phản ứng với kiềm tạo ra muối. Este phản ứng chậm và 
phải đun nóng. 
* Este fomiat HCOOR được nhận biết bằng phản ứng tráng bạc. 
 
12. Glucozo và fructozo : * Phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo Ag kết tủa. * Phản 
ứng với Cu(OH)2 tạo dd xanh thẫm, đun nóng cho Cu2O kết tủa đỏ gạch. * Để 
phân biệt glucozo và fructozo người ta thử với dung dịch brom, sau đó thử tiếp với 
dung dịch FeCl3, chỉ có glucozo tạo kết tủa màu vàng xanh . 
 
13. Saccarozo và mantozo : * Dùng dung dịch vôi sữa cho dung dịch saccarat 
canxi trong suốt. 
* Phân biệt saccarozo và mantozo bằng phản ứng tráng gương (saccarozo không 
phản ứng). 
 
14. Tinh bột : *Nhận biết hồ tinh bột bằng dung dịch I2 cho sản phẩm màu xanh, 
khi đun nóng bị mất màu, sau khi để nguội lại xuất hiện màu xanh. 


 
15. Protit: *HNO3 làm protit chuyển sang màu vàng. * Cu(OH)2 chuyển sang màu 
xanh tím. 
 
Đến đây có lẽ là phần quan trọng nhất. Phân tích các câu lý thuyết luyện thi đại 

học, ở phần này : mình sẽ đưa ra các câu lý thuyết trọng tâm và bao quát kiến thức 
thi đại học sau đó là đưa ra phân tích + định hướng cho lời giải. 
 
 
Phân tích lý thuyết hóa luyện thi đại học 
 
Câu 1 : Hỗn hợp gồm Al ; Al2O3 ; Cu ; Zn hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu 
được dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa T. Nung T tới khối 
lượng chất rắn không đổi thu được chất rắn R. R chứa những chất gì ??? 
 
Phân tích hướng giải : Gặp những bài dạng này hãy cứ làm tuần tự từ đầu đến cuối. Ta có hỗn 
hợp Al ; Al2O3 ; Cu ; Zn hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 không khó để xác định được 
sản phẩm gồm muối : Al(NO3)3 ; Cu(NO3)2 ; Zn(NO3)2 ; NH4NO3 ( có thể có hoặc không ). Tiếp 
tục cho qua dung dịch NH3 thì ta đã biết rằng Al(NO3)3 + dd NH3   Al(OH)3 ; Cu(NO3)2 + dd 
NH3   Cu(OH)2 ; Zn(NO3)2 + dd NH3   Zn(OH)2 nhưng hai bazo Cu(OH)2  ; Zn(OH)2 ngay lập 
tức tạo phức tan với dd NH3 , do vậy T chỉ chứa Al(OH)3 và nung ra ngoài không khí sẽ tạo ra 
nhôm oxit   R chứa Al2O3. 
 
Câu 2 : Trong các chất sau : Cl2 ; HCl ; Cu(NO3)2 ; FeCl2 ; FeCl3 ; Fe(NO3)3.  Số chất có cả 
tính oxi hóa và tính khử là ??? 
 
Phân tích hướng giải : Thường thì kinh nghiệm làm những bài dạng này là ta cần chỉ ra những phản 
ứng có sự thay đổi số oxi hóa của đơn chất trong hợp chất , hoặc tư duy theo hướng đơn giản đó là 
cần chỉ ra một đơn chất có tính khử và một đơn chất có tính oxi hóa. 
 
Cl2 : số oxi hóa bằng 0 nên có thể tăng nên + 1 ; + 3 ; + 5 ; + 7 hoặc giảm xuống – 1   có 
HCl : hướng tư duy hai : H giảm xuống 0 còn Cl tăng lên 1   có  
Cu(NO3)2 : phản ứng nhiệt phân với sự thay đổi oxi hóa của O và N   có 
FeCl2 + FeCl3 : có Fe có thể giảm xuống 0 và Cl tăng lên 0   có 
Fe(NO3)3 : phản ứng nhiệt phân : Fe(NO3)3   Fe2O3 + NO2 + O2   có   tất cả. 

Câu 3 : Cho các phát biểu sau :  
                        1, Andehit vừa có tính khử , vừa có tính oxi hóa. 
                        2, Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. 
                        3, Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. 


                        4, Dung dịch anilin và phenol làm đổi màu quỳ tím. 
                        5, Trong công nghiệp , axeton được điều chế từ cumen. 
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là ??? 
 
Phân tích hướng giải : 1, Đúng vì nó được thể hiện ở các phản ứng với H2 và AgNO3/NH3. 
2, Sai vì phenol có chứa nhóm – OH nên mọi phản ứng của phenol đều dễ dàng hơn. 
3, Đúng vì axit axetic là một axit nên sẽ tác dụng với bazo Cu(OH)2. 
4, Sai vì tuy anilin có tính bazo và phenol có tính axit nhưng chúng đều không làm đổi màu quỳ 
tím. Câu này rất hay hỏi thường xuất hiện nhiều trong các đề thi thử. 
5, Đúng vì ta có phản ứng sau : Cumen   Axeton + Benzen chú ý xúc tác là H2SO4 và O2. 
Do đó có 3 phát biểu đúng.  
 
Câu 4 : Cho các trường hợp sau :  
1, O3 + dung dịch KI                                           4, KClO3 + dung dịch HCl đặc đun nóng 
2, Axit HF + SiO2                       5, Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2 
3, MnO2 + dung dịch HCl đặc , đun nóng.    6. Khí NH3 + CuO đun nóng. 
Số trường hợp tạo ra đơn chất là ??? 
 
Phân tích hướng giải : Để giải quyết câu hỏi trên ta cần nắm vững các phương trình hóa học :  
1, O3 + dung dịch KI   KOH + O2 + I2 
2, HF + SiO2   SiF4 + H2O : HF có tính chất ăn mòn thủy tinh. 
3, MnO2 + HCl   MnCl2 + Cl2 + H2O : điều chế Cl2 trong PTN. 
4, KClO3 + HCl   KCl + Cl2 + H2O. 
5, NH4Cl + NaNO2   NaCl + N2 + H2O. 

6, NH3 + CuO   Cu + N2 + H2O   có 5 phản ứng tạo đơn chất. 
 
Câu 5 : Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch 
X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau : Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, 
MgSO4, Mg(NO3)2, Al ??? 
 
Phân tích hướng giải : trước hết ta cần tìm dd X ở đây chứa những thành phần gì. Fe3O4 + dư 
dung dịch H2SO4 loãng  X   X chứa : FeSO4 và Fe2(SO4)3 nhưng chưa đủ vì để ý có chữ dư 
H2SO4 nên dd X có thể chứa H2SO4 dư. Do đó X chứa : FeSO4 ; Fe2(SO4)3 ; H2SO4. 
Fe3O4   FeO.Fe2O3 + H2SO4   FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O 
Khi xác định được sản phẩm trong X rồi bây giờ chỉ còn là kỹ năng viết phương trình :  
1, Cu + X   Cu + Fe2(SO4)3   CuSO4 + FeSO4 : xem dãy điện hóa. 
2, NaOH + X   NaOH + FeSO4 ; Fe2(SO4)3 ; H2SO4 dư. 
3, Br2 + X   Br2 + FeSO4 ( cái này trong axit H2SO4   Fe2(SO4)3 + 2HBr. 
4, AgNO3 + X   AgNO3 + Fe2(SO4)3   dãy điện hóa. 


×