Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNGTẠI CÔNG TY TNHH THỦY sản CHANGHUA KIÊN GIANG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 119 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

LƢU THỊ KHẢI HOÀNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN CHANGHUA
KIÊN GIANG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

TP. HCM – NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
--------------LƢU THỊ KHẢI HOÀNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN CHANGHUA
KIÊN GIANG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


GVHD: TS NGUYỄN KIM ĐỊNH

TP. HCM - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lượng tại công ty TNHH Thủy Sản Changhua Kiên Giang Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả và số liệu phân tích trong luận văn
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của số liệu và
các nội dung khác trong luận văn của mình.
Kiên Giang, ngày ….. tháng ….. năm 2015
Tác Giả

Lƣu Thị Khải Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập theo chƣơng trình Cao học chuyên ngành Quản trị Kinh
doanh tại Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing. Đến nay, Đến nay tôi đã hoàn thành
chƣơng trình của khóa học và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Một
số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng tại công ty TNHH Thủy
Sản Changhua Kiên Giang Việt Nam”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu Trƣờng cùng Quý
Thầy, Cô thuộc Khoa Đào Tạo Sau Đại Học Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình tham gia lớp học cao học chuyên
ngành Quản Trị Kinh Doanh.

Đặc biệt là gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Kim Định, Cô đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện luận văn
giúp luận văn hoàn thành đúng tiến độ.
Xin cảm ơn toàn thể các đồng nghiệp đang làm việc tại Cty TNHH Thủy Sản
Changhua Kiên Giang Việt Nam đã tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình cung cấp các tài
liệu, số liệu công ty nhanh chóng, kịp thời trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề
tài nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, bản thân mặc dù đã tham khảo nhiều tài liệu, tích cực
tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu của Cô và các đồng nghiệp nhƣng vì thời gian và
kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
đƣợc những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý Thầy, Cô, các anh, chị và bạn đọc.
Xin trân trọng cám ơn!

ii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .............................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU ............................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................3

4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................3
4.1. Đối Tƣợng .................................................................................................................3
4.2. Phạm Vi ....................................................................................................................3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................4
6.1. Ý Nghĩa Thực Tiễn ...................................................................................................4
6.2. Ý Nghĩa Khoa Học ...................................................................................................4
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TRONG NGÀNH THỦY SẢN. ......................................................................................5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TRONG
CHẾ BIẾN THỦY SẢN ..................................................................................................5
1.1.1. Thủy Sản Và Chế Biến Thủy Sản .........................................................................5
1.1.2. Chất Lƣợng Và Đặc Điểm Của Chất Lƣợng .........................................................6
1.1.3. Quản Lý Chất Lƣợng - Quality Management .......................................................8
1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG .................................................9
1.2.1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ..................................................10
iii


1.2.1.1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ..........................................................10
1.2.1.2. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 .........................................................11
1.2.1.3. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 .........................................................13
1.2.2. Giới thiệu chung về hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 22000 ............................ 15
1.2.3. Giới thiệu chung về TPM ....................................................................................16
1.2.3.1. Tổng quan về TPM ........................................................................................... 16
1.2.3.2. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống TPM ..........................................................17
1.2.4. Giới Thiệu Chung Về TQM ................................................................................17
1.2.4.1. Tổng Quan Về TQM.........................................................................................17
1.2.4.2. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống TQM .........................................................18

1.2.5. Giới Thiệu Chung Về GMP.................................................................................18
1.2.5.1. Tổng quan về GMP ........................................................................................... 18
1.2.5.2. Mục đích, ý nghĩa của GMP .............................................................................18
1.2.6. Giới thiệu chung về SSOP ...................................................................................19
1.2.6.1. Tổng quan về SSOP ..........................................................................................19
1.2.6.2. Vai trò của SSOP .............................................................................................. 20
1.2.7. Giới Thiệu Chung Về Mô Hình HACCP ............................................................ 20
1.2.7.1. Tổng quan về HACCP ......................................................................................20
1.2.7.2. Điều Kiện Để Cơ Sở Có Thể Áp Dụng HACCP .............................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI CTY
TNHH THỦY SẢN CHANGHUA KIÊN GIANG VIỆT NAM .................................23
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY ........................................................................................23
2.1.1 Tổng quan công ty ............................................................................................... 23
2.1.2. Điểm Mạnh ..........................................................................................................24
2.1.3. Điểm Yếu .............................................................................................................24
2.1.4. Cấu trúc tổ chức ...................................................................................................26
2.1.4.1. Sơ Đồ Tổ Chức .................................................................................................26
2.1.4.2. Tình Hình Nhân Sự ........................................................................................... 27
2.1.5. Chức Năng, Quyền Hạn, Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận Trong Tổ Chức .................27
2.1.5.1. Ban Giám Đốc ..................................................................................................27
iv


2.1.5.2. Hệ Thống Các Phòng Chức Năng Và Bộ Phận Sản Xuất ............................... 28
2.1.6. Thị trƣờng ............................................................................................................29
2.1.7. Sản phẩm ..............................................................................................................31
2.1.8. Danh Mục Các Thiết Bị .......................................................................................24
2.1.9. Quy Trình Chế Biến Surimi ................................................................................36
2.1.10. Quy trình Công Nghệ ........................................................................................37

2.1.11. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty ...............................................39
2.1.11.1. Doanh Thu ......................................................................................................40
2.1.11.2. Lợi Nhuận .......................................................................................................41
2.1.11.3. Giá Vốn Hàng Bán .........................................................................................42
2.2. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG HACCP NHẰM QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI
CTY TNHH THỦY SẢN CHANGHUA KIÊN GIANG VIỆT NAM ........................43
2.2.1. Sự Hình Thành .....................................................................................................43
2.2.2. Phạm Vi Và Mục Đích Của Hệ Thống HACCP ................................................43
2.2.3. Tổ Chức Và Đào Tạo ........................................................................................... 43
2.2.4. Thực Trạng Hệ Thống QLCL Tại Công Ty TNHH Thủy Sản Changhua Kiên
Giang Việt Nam .............................................................................................................45
2.2.5. Kết Quả Áp Dụng Quản Lý Chất Lƣợng Theo Tiêu Chuẩn HACCP ................62
2.2.5.1. Các Kết Quả Đạt Đƣợc .....................................................................................62
2.2.5.2. Những Tồn Tại..................................................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 65
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG TẠI CTY TNHH THỦY SẢN CHANGHUA KIÊN GIANG VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 66
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................66
3.2. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP ..............................................................................66
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .................................................................................67
3.3.1. Giải Pháp Về Cơ Sở Vật Chất .............................................................................67
3.3.2. Giải Pháp Về Nhân Sự.........................................................................................68
3.3.3. Giải Pháp Về Quản Lý.........................................................................................68

v


3.3.3.1. Yêu Cầu Về Con Ngƣời Theo HTQLTH ISO 22000:2005 - HACCP ............77
3.3.3.2. Điều kiện cần để bảo đảm HTQLTH có thể thành công .................................79

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 80
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................81
1. KẾT LUẬN ................................................................................................................81
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................81
2.1. Kiến Nghị Đối Với Tổ Chức - Cty TNHH Thủy Sản Changhua Kiên Giang Việt
Nam ................................................................................................................................ 81
2.2. Kiến Nghị Đối Với Cục Quản Lý Chất Lƣợng Nông Lâm Sản Thủy Sản ............82
2.3. Kiến Nghị Đối Với Bộ NNPTNT Và Tổng Cục Thủy Sản ...................................83
2.4. Kiến Nghị Đối Với Nhà Nƣớc ................................................................................83
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 84
PHỤ LỤC 1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA - ISO 9000:2000 ............................. 86
PHỤ LỤC 2. CÁC ĐIỀU KHOẢN ISO 9001:2008 ...................................................100
PHỤ LỤC 3. CÁC ĐIỀU KHOẢN ISO 22000 ..........................................................105
PHỤ LỤC 4. THIỆU VỀ VIETCERT ........................................................................107


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Danh Mục Hình Vẽ:
Hình 2.1. Biểu Đồ Doanh Thu .................................................................................. 40
Hình 2.2. Biểu Đồ Lợi Nhuận .................................................................................. 41
Hình 2.3. Biểu Đồ Giá Vốn Hàng Bán ..................................................................... 42
Danh Mục Sơ Đồ:
Sơ Đồ 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức ....................................................................................... 26
Danh Mục Bảng Biểu:
Bảng 2.1. Bảng Tổng Hợp Nhân Sự ......................................................................... 27
Bảng 2.2. Bảng Tổng Hợp Kim Ngạch Xuất Khẩu Sang Trung Quốc ................... 30
Bảng 2.3. Bảng Mô Tả Sản Phẩm ........................................................................... 32

Bảng 2.4. Phân loại Surimi ....................................................................................... 33
Bảng 2.5. Danh Mục Thiết Bị................................................................................... 34
Bảng 2.6. Quy trình sản xuất Surimi ........................................................................ 36
Bảng 2.7. Quy Trình Công Nghệ .............................................................................. 37
Bảng 2.8. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ............................................................. 39
Bảng 2.9. Danh Sách Đội HACCP ........................................................................... 44
Bảng 2.10. Chức Năng/ Nhiệm Vụ Của Các Thành Viên Đội HACCP .................. 45
Bảng 2.11. Bảng Phân Tích Mối Nguy .................................................................... 46
Bảng 2.12. Bảng Xác Định Mối Nguy ..................................................................... 52
Bảng 2.13. Bảng Xác Định Giới Hạn Tới Hạn ........................................................ 54
Bảng 2.14. Hệ Thống Giám Sát Cho Từng CCP ..................................................... 55
Bảng 2.15. Thủ Tục Thẩm Tra ................................................................................. 58


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QLCL

Quản lý chất lƣợng

ATTP

An toàn thực phẩm


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

HACCP

Phân Tích Mối Nguy Và Điểm Kiểm Soát Tới Hạn

QC

Kiểm soát chất lƣợng

C/ K

Có/ Không

Cty

Công ty

XNK

Xuất nhập khẩu

VSV

Vi sinh vật

SP


Sản phẩm

DV

Dịch vụ

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất
lƣợng tại công ty TNHH Thủy Sản Changhua Kiên Giang Việt Nam
Tổng số trang: 120 trang (Bao gồm các phụ lục).
Trƣờng: Trƣờng Đại học Tài chính – Marketing
Khoa: Đào Tạo Sau Đại Học
Thời gian hoàn thành nghiên cứu: 06/2015
Ngƣời nghiên cứu: Lƣu Thị Khải Hoàng
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Kim Định
Vấn đề chất lƣợng và quản lý chất lƣợng đã trở nên vô cùng quan trọng đối với
các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới nói chung và quốc gia Việt Nam nói riêng.
Nhìn thấy đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này và với mong muốn nâng cao hệ thống
quản lý chất lƣợng tại nơi bản thân mình đang công tác nên đã nảy sinh lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty TNHH
Thủy Sản Changhua Kiên Giang Việt Nam” để nghiên cứu.
Với đề tài này, luận văn đƣợc hoàn thiện với các mục tiêu nhƣ: Nghiên cứu một số
mô hình và tiêu chuẩn về quản lý chất lƣợng trong ngành thủy sản, đánh giá thực trạng
hoạt động quản lý chất lƣợng tại công ty và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn nữa hệ thống quản lý chất lƣợng tại của công ty.
Bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, các tài liệu sơ cấp thu thập từ công ty sẽ

đƣợc phân tích, mô tả, đánh giá và từ đó đề xuất một số giải pháp về quản lý chất
lƣợng đến ban lãnh đạo công ty nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại cũng nhƣ đáp
ứng các mục tiêu đã đề ra của đề tài nghiên cứu.

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có đƣờng bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông rạch và hơn 4.000 hòn
đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải
sản rất phong phú. Các vùng biển Việt Nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh
thái nhiệt đới và môi trƣờng biển còn tƣơng đối sạch do đó hải sản đƣợc đánh giá là an
toàn cho sức khoẻ – Một ƣu điểm hàng đầu trên thị trƣờng thuỷ sản thế giới hiện nay.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành
thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn và luôn có những chƣơng trình, chính sách
hỗ trợ rất lớn cho việc phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc nên những năm qua
ngành thuỷ sản đã đạt đƣợc tốc độ phát triển cao và ổn định.
Khai thác thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm,
góp phần cải thiện sinh kế của ngƣời dân cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội của nhiều
nƣớc trên thế giới. Bên cạnh đó, thƣơng mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển một
cách nhanh chóng đặc biệt là thuỷ sản tƣơi sống. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với
hậu quả của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác
nông nghiệp và sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên,… sẽ làm cho lƣơng thực thực
phẩm trở thành mặt hàng chiến lƣợc trên thị trƣờng thế giới. Do đó, phát triển sản xuất
thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu
dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm mà ngành sản
xuất này còn đang đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi suất cao với
xu hƣớng ổn định lâu dài trên thị trƣờng quốc tế. Một tiền đề quan trọng nhất của sản
xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng

cho việc xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở nƣớc ta.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, xuất khẩu thủy sản năm 2015 và những năm tới
vẫn còn nhiều khó khăn do một số nguyên nhân sau:
- Cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản
còn yếu, chƣa đồng bộ dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp mà quá trình hội

1


nhập quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan, sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, với
nhiều phƣơng thức khác nhau trên thị trƣờng thế giới và ngay cả thị trƣờng Việt Nam.
- Các nhà nhập khẩu luôn có những đòi hỏi về yêu cầu vệ sinh và chất lƣợng SP
thuỷ sản luôn rất cao và ngày càng chặt chẽ.
- Năm 2014, Cục Quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận rất nhiều thông tin cảnh báo về các lô hàng
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo ATTP do dƣ lƣợng hóa chất kháng
sinh vƣợt mức hoặc do phát hiện kháng sinh cấm trong SP ở một số thị trƣờng nhƣ:
Mỹ, Nhật và các nƣớc EU.
Trƣớc những thách thức đó, mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản
Việt Nam cần phải chủ động cải thiện vị thế cạnh tranh của mình bằng không ngừng
nâng cao năng suất và chất lƣợng SP. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, để tiến tới sự chứng nhận, công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong kinh doanh
thì việc áp dụng hiệu quả các mô hình quản lý chất lƣợng tiên tiến là một việc làm rất
cần thiết.
Nhận thức đƣợc những yêu cầu đó, ngay sau hai năm thành lập, từ năm 2007 Cty
TNHH thủy sản Changhua Kiên Giang Việt Nam đã triển khai xây dựng hệ thống
quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn HACCP, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, hệ thống
quản lý này chƣa thực sự hiệu quả, chƣa tạo đƣợc một sự phát triển bền vững trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty.
Chính vì vậy, bản thân hiện là nhân viên đang làm việc tại Cty nên tôi đã quyết

định chọn: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công
ty TNHH Thủy Sản Changhua Kiên Giang Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục Tiêu Chung
Xem xét và đánh giá hoạt động QLCL trong chế biến chả cá Surimi đông lạnh
tại Cty TNHH thủy sản Changhua Kiên Giang Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống QLCL cho Cty.

2


2.2. Mục Tiêu Cụ Thể
-

Nghiên cứu những yêu cầu cần thiết đối với một hệ thống QLCL trong ngành

thủy sản theo các tiêu chuẩn quốc tế (GMP, SSOP, HACCP, ISO 22000,…).
-

Đánh giá thực trạng hoạt động QLCL tại Cty TNHH thủy sản Changhua Kiên

Giang Việt Nam.
-

Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống QLCL tại của Cty

TNHH thủy sản Changhua Kiên Giang Việt Nam để đáp ứng đƣợc những yêu cầu
về chất lƣợng đối với các SP thủy sản xuất khẩu.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-


Những yêu cầu chung đối với việc đảm bảo chất lƣợng SP trong chế biến thủy sản.

-

Thực trạng hệ thống QLCL của Cty TNHH thủy sản Changhua Kiên Giang Việt

Nam đáp ứng đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng SP thủy sản nhƣ thế nào?
-

Một số vấn đề tồn tại trong hệ thống QLCL của Cty TNHH thủy sản Changhua

Kiên Giang Việt Nam là gì?
-

Làm thế nào để hoàn thiện hơn nữa hệ thống QLCL của Cty TNHH thủy sản

Changhua Kiên Giang Việt Nam nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng SP
thủy sản xuất khẩu trong tƣơng lai?
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối Tƣợng: Hoạt động QLCL trong chế biến chả cá Surimi đông lạnh tại Cty
TNHH Thủy Sản Changhua Kiên Giang Việt Nam.
4.2. Phạm Vi: Luận văn nghiên cứu toàn bộ quá trình Chế biến các SP thủy sản
tại Cty TNHH thủy sản Changhua Kiên Giang Việt Nam từ năm 2010 đến
năm 2014.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu theo phƣơng pháp định tính với các hoạt động cụ thể là:
- Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ Cty: thu thập tài liệu hoặc đối thoại trực tiếp
với đồng nghiệp (thảo luận nhóm); quan sát trên đối tƣợng khảo sát; Thực nghiệm
3



trực tiếp trên đối tƣợng khảo sát hoặc trên những vật mô phỏng để thu thập các cơ
sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sự kiện/số liệu;
tài liệu thống kê bao gồm các báo cáo đã đƣợc công bố của các bộ phận Cty,
nghiên cứu các giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành thủy sản…
-

Tổng hợp tài liệu và mô hình hiện tại: tiến hành quan sát, tham khảo ý kiến

nhân viên đội HACCP để phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập
đƣợc nhằm nhận dạng những thuận lợi và vƣớng mắc trong hoạt động thực tế.
-

Xử lý kết quả nghiên cứu: Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu

tài liệu, số liệu thống kê.
-

Viết kết quả nghiên cứu: bằng các hình thức nhƣ lời văn, số liệu, bảng biểu,

biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình vẽ, ảnh.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý Nghĩa Thực Tiễn
Kết quả nghiên cứu dựa trên hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp từ đó giúp
ban lãnh đạo có căn cứ vững chắc để ra quyết định phục vụ cho hoạt động quản lý,
điều hành chất lƣợng trong Cty.
6.2. Ý Nghĩa Khoa Học
Từ kết quả nghiên cứu Luận văn, các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể
tham khảo nhằm rút kinh nghiệm trong hoạt động QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế.

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm ba chƣơng:
- CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TRONG NGÀNH THỦY SẢN.
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN CHANGHUA KIÊN GIANG VIỆT NAM.
- CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN CHANGHUA
KIÊN GIANG VIỆT NAM.
4


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TRONG NGÀNH THỦY SẢN
“Chất lượng” từ lâu đã trở thành một yếu tố có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa, các tổ chức không chỉ quản lý chất
lượng một cách đơn thuần mà đòi hỏi phải quản lý một cách hệ thống theo các tiêu
chuẩn quốc tế. Các hệ thống quản lý chất lượng này sẽ là vũ khí giúp quản lý doanh
nghiệp thống nhất, đồng bộ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận,… Đồng thời, hệ thống quản
lý chất lượng hoạt động tốt cũng là một trong những biện pháp thúc đẩy
kinh tế phát triển, ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.1.1. Thủy Sản Và Chế Biến Thủy Sản
-

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại

cho con ngƣời từ môi trƣờng nƣớc và đƣợc con ngƣời khai thác, nuôi trồng thu
hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trƣờng.

-

Thủy sản đƣợc phân loại dựa theo đặc điểm cấu tạo loài, tính ăn, môi trƣờng

sống và khí hậu, bao gồm:


Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể

là cá nƣớc ngọt hay cá nƣớc lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tƣợng, cá chình,…


Nhóm giáp xác (Crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mƣời chân,

trong đó tôm và cua là các đối tƣợng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng
xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển.


Nhóm động vật thân mềm (Molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là

nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hƣơng,....) và
một số ít sống ở nƣớc ngọt (Trai, trai ngọc).


Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có

loài có kích thƣớc nhỏ, nhƣng cũng có loài có kích thƣớc lớn nhƣ Chlorella,
Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria,…
5





Nhóm bò sát (Reptilies) và lƣỡng cƣ (Amphibians): Bò sát là các động

vật bốn chân có màng ối (cá sấu). Lƣỡng cƣ là những loài có thể sống cả trên
cạn lẫn dƣới nƣớc (ếch, rắn, đồi mồi,…) đƣợc nuôi để lấy thịt, lấy da, lấy vây
dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ.
-

Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản

khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ
trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
-

Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm,

phá và các vùng nƣớc tự nhiên khác.
-

Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị của ngánh thủy sản, góp

phần nâng cao giá trị SP thủy sản trƣớc khi đƣa SP ra thị trƣờng tiêu thụ. Những
SP thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn đƣợc
xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc.
1.1.2. Chất Lƣợng Và Đặc Điểm Của Chất Lƣợng
Ngày nay khái niệm “Chất lƣợng” đã trở thành một khái niệm quá quen thuộc
với chúng ta, tuy nhiên tùy theo góc độ nghiên cứu, khái niệm chất lƣợng cũng
đƣợc hiểu khác nhau, ví dụ:

- Đối với Ngƣời sản xuất: chất lƣợng là những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà họ
phải đáp ứng trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách
hàng, hoặc theo những qui định để đƣợc khách hàng chấp nhận. Ngoài ra, chất
lƣợng còn đƣợc so sánh với các loại chi phí sản xuất, giá cả trên thị trƣờng,…
- Đối với ngƣời sử dụng: chất lƣợng liên quan đến công dụng của SP, những
lợi ích mà SP/ DV mang lại cho họ trên cơ sở giá bán và chi phí sử dụng SP.
Chất lƣợng cũng đã đƣợc một số nhà khoa học định nghĩa khác nhau nhƣ:
- Chất lƣợng là sự phù hợp với nhu cầu (Theo Giáo sƣ Juran).
- Chất lƣợng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định (Theo Giáo
sƣ Crosby).

6


- Chất lƣợng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trƣờng với chi phí thấp nhất (Theo
Giáo sƣ ngƣời Nhật – Ishikawa).
Chính vì vậy, để thống nhất về khái niệm này, trong tiêu chuẩn ISO 9000:2005,
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO đã đƣa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là
khả năng của tập hợp các đặc tính của một SP, hệ thống hay quá trình để đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".
Từ những định nghĩa trên ta có thể nêu một số đặc điểm của “Chất lƣợng” nhƣ:
-

Thứ nhất: Chất lượng được đánh giá thông qua mức độ mà nó có thể thỏa mãn

một nhu cầu đã đặt ra. Nếu bất kỳ một chỉ tiêu nào đó của SP không đáp ứng được
nhu cầu đã được hoạch định thì SP đó không đạt chất lượng, cho dù trình độ công
nghệ để chế tạo ra SP đó có thể rất hiện đại. Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng
dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu
tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng trong quá trình sử dụng.

-

Thứ hai: Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu nên chất lượng luôn

biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng do sự biến động của
nhu cầu. Chất lượng SP/ DV không chỉ liên quan đến các tính chất, thuộc tính của
SP mà còn được xem xét trong mối tương quan đến những lợi ích mà nó mang lại
cho người sử dụng. Nó còn bao hàm cả yếu tố Giá thành, Thời gian giao hàng,
Tính an toàn trong suốt quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ SP. Đây chính là
những mục tiêu của công tác QLCL. Vì vậy chất lượng luôn phải được quản lý một
cách có hệ thống và được cải tiến thường xuyên.
-

Thứ ba: Khi đánh giá chất lượng của một SP/ DV, người ta còn xem xét các

yêu cầu pháp luật khác liên quan đến quá trình SX, sử dụng SP/ DV, liên quan đến
lợi ích của Xã hội, cộng đồng nữa.
Từ những đặc điểm trên, có thể nói rằng, để đạt đƣợc những mục tiêu về chất
lƣợng, các nhà sản xuất, quản lý cần phải có những biện pháp quản lý đồng bộ, tác
động vào quá trình tạo SP hoặc cung cấp DV.
Vậy theo những quan điểm trên về chất lƣợng, hoạt động QLCL là gì? Những
nguyên tắc và những yêu cầu đối với một hệ thống QLCL là nhƣ thế nào?
7


1.1.3. Quản Lý Chất Lƣợng - Quality Management
Thực tế cho thấy rằng “Chất lƣợng” không tự sinh ra, không phải là một kết quả tự
nhiên mà nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với
nhau. Muốn đạt đƣợc chất lƣợng mong muốn ta cần phải quản lý một cách chặt chẽ
các yếu tố liên quan đến quá trình tạo thành chất lƣợng.

Hoạt động QLCL thực sự có thể bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 18 - thời kỳ cuối của
cuộc cách mạng công nghiệp.
- Vị Giáo sƣ ngƣời Mỹ Walter Andrew Shewhart (1891-1967) đƣợc xem là cha đẻ
của QLCL hiện đại ngày nay. Ông chính là ngƣời đã ứng dụng các phƣơng pháp
thống kê vào QLCL và hình thành phƣơng pháp QLCL bằng thống kê (Statistical
Quality Control - SQC).
- Từ những kết quả khả quan trong công tác QLCL bằng SQC, chẳng bao lâu thì
việc QLCL không chỉ áp dụng ở trong các công xƣởng sản xuất mà còn mở rộng
sang các lĩnh vực khác từ DV, thƣơng mại, du lịch, văn phòng làm việc,… cho đến
các cơ quan hành chính, trƣờng học. Việc QLCL không những chỉ tập trung vào
chất lƣợng SP mà còn chuyển sang quản lý các quá trình tạo SP, tinh thần làm việc
của nhân viên, tính an toàn trong công việc và Môi trƣờng làm việc,…
- Cho đến những năm 1950, tiến sĩ W.E. Deming (1900-1993) đã có những buổi
diễn thuyết về “quản lý chất lƣợng sản phẩm” của mình ở Nhật và ở Mỹ, từ đó,
ngƣời ta đã bắt đầu sử dụng kĩ thuật thống kê vào việc quản lý các công đoạn trong
sản xuất công nghiệp chế tạo để QLCL SP. Và ông cũng là ngƣời giới thiệu về
Vòng tròn quản lý chất lƣợng (PDCA cycle).

Chu trình PDCA
Lập kế hoạch – Plan
Thực hiện – Do
Kiểm tra – Check
Điều chỉnh - Act

8


Nội dung PDCA có thể tóm tắt nhƣ sau:



PDCA đƣợc đại diện với hình ảnh một đƣờng tròn lăn trên một mặt phẳng

nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), nó cho thấy: thực chất của quá trình quản lý
là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng.


PDCA lúc đầu đƣợc đƣa ra nhƣ là các bƣớc công việc tuần tự cần tiến

hành của việc quản trị nhằm duy trì chất lƣợng hiện có, ngày nay nó là một
trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống quản lý
(ISO 9001; ISO 14001…).
- Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2005 “Quản lý chất lượng là các hoạt động có
phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
Việc định hƣớng và kiểm soát về chất lƣợng bao gồm việc xây dựng chính sách
chất lƣợng và mục tiêu chất lƣợng, hoạch định chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng,
đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng.
1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
Ngày nay, ngƣời ta đã nhận thấy rằng chất lƣợng và tăng trƣởng kinh tế có mối
quan hệ khăng khít với nhau. SP có chất lƣợng mới có khả năng đáp ứng đƣợc những
yêu cầu ngày càng khắt khe trong xã hội. Chất lƣợng là điều kiện thành công trong quá
trình toàn cầu hoá và là vũ khí để các doanh nghiệp cạnh tranh trên thƣơng trƣờng.
Do đó, để hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các tổ
chức cần phải không ngừng nâng cao chất lƣợng SP/ DV. Việc áp dụng các Hệ thống
QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế, các công cụ nâng cao năng suất là một trong những
giải pháp đƣợc nhiều doanh nghiệp ƣu tiên lựa chọn nhằm cải tiến quy trình sản xuất,
loại bỏ những khiếm khuyết, giảm thiểu lãng phí nhằm đáp ứng đƣợc cao nhất nhu cầu
của khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của tổ chức trên thị trƣờng.
Để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với các mặt hàng nông, lâm,
thuỷ sản trên thế giới và Việt nam đã áp dụng nhiều mô hình QLCL VSATTP, sử dụng
nhiều phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động trong chuỗi sản xuất bao

gồm: nông dân, ngƣ dân, chủ trang trại, cơ sở chế biến, thu mua, kinh doanh xuất khẩu

9


nông lâm thủy sản,… Nhà nƣớc cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
đảm bảo VSATTP trong sản xuất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản thực phẩm.
Trong QLCL ngƣời ta đã đƣa ra nhiều mô hình QLCL với những phƣơng pháp,
cách thức khác nhau nhƣng nổi bật và phổ cập hơn cả đó là những mô hình: Hệ thống
QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000, ISO-22000, Duy trì năng suất toàn diện TPM, Quản lý chất lƣợng tòan diện - TQM, Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt GMP, Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh – SSOP, HACCP,… Để
phân biệt các mô hình QLCL trên, trƣớc hết ta tìm hiểu từng mô hình một.
1.2.1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 9001:2008
1.2.1.1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 là một tiêu chuẩn quốc tế về QLCL đƣợc Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa ISO - International Organization for Standardization) ban hành
lần đầu vào năm 1987 nhằm đƣa ra một mô hình đƣợc chấp nhận ở mức độ
quốc tế về hệ thống QLCL và có thể áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh kể cả lĩnh vực hành chính của cơ quan nhà nƣớc.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có tên gọi đầy đủ là “Các yêu cầu đối với hệ
thống QLCL”. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 đƣợc ban hành lần thứ 4
vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng đã đƣợc đƣa vào hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia Việt Nam TCVN ISO 9001:2008.
Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó
sử dụng ở bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất hay phục vụ cho bất kì
một SP nào hoặc cung cấp bất kì kiểu DV nào. Đem lại số lƣợng yêu cầu mà
các tổ chức cần phải hoàn thành nếu nhƣ nó làm vừa lòng khách hàng thông
qua những SP/ DV hoàn chỉnh thỏa mãn mong chờ của họ. Đây chỉ là sự thực
hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao bằng chứng nhận.
Nội dung của ISO 9001:2008 là đƣa ra các yêu cầu đối với một hệ thống

QLCL, đây không phải là tiêu chuẩn cho SP. Việc áp dụng ISO 9001 vào doanh
nghiệp đã tạo đƣợc cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc,
10


chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ đƣợc nhiều thủ tục không cần thiết,
rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót
trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng nhƣ ý thức của
cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt.
Chính nhờ những tác dụng ấy mà ISO 9001 hiện nay đƣợc xem là một trong
những giải pháp căn bản nhất, là nền tảng đầu tiên để nâng cao năng lực của bộ
máy quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp khi muốn
cải tổ bộ máy, nâng cao năng lực cạnh tranh đều chọn áp dụng ISO 9001:2008
cho doanh nghiệp mình rồi sau đó lần lƣợt áp dụng các hệ thống tiên tiến hơn
nhƣ Quản lý chất lƣợng đồng bộ - TQM- Total Quality Management), Sản xuất
tinh gọn (Lean production), 6 sigma (triết lý cải tiến theo nguyên lý 6 sigma),…
1.2.1.2. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 qui định các yêu cầu đối với hệ thống QLCL cho tổ chức:
-

Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định SP đáp ứng các yêu

cầu của khách hàng cũng nhƣ các yêu cầu của luật định liên quan đến SP.
-

Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng và

duy trì hệ thống QLCL theo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Việc duy trì
bao gồm việc cải tiến liên tục hệ thống nhằm đảm bảo sự phù hợp với các
yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định liên quan đến SP.

Để xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001:2008, các nhà quản lý đã dựa vào một số
triết lý về QLCL nhƣ sau:
-

Chất lƣợng SP phụ thuộc vào chất lƣợng hoạt động của Hệ thống chất

lƣợng trong tổ chức. SP tạo ra là kết quả của một quá trình liên kết giữa tất
cả các bộ phận, Nó không chỉ phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của máy
móc, thiết bị, mà còn phụ thuộc vào sự hiệu quả của bộ phận khác nhƣ bộ
phận hành chính, nhân sự, tài chính,…. trong tổ chức.
-

SP là kết quả của các quá trình, nên muốn QLCL tốt cần phải áp dụng

mô hình quản lý theo quá trình – MBP (Management By Process).

11


-

Muốn sản xuất hiệu quả phải làm đúng ngay từ đầu là chất lƣợng nhất,

tiết kiệm nhất. Cần phải phòng ngừa ngay từ ban đầu để đảm bảo giảm thiểu
sai hỏng không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân lực,...
-

Chất lƣợng đạt đƣợc ở SP cuối cùng phụ thuộc vào chất lƣợng của mỗi

thành viên trong chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của ngƣời này là

đầu vào của ngƣời kia.
-

Việc ra quyết định trong QLCL phải dựa trên thực trạng, việc phân tích

dữ liệu, thông tin trong quản lý sẽ giúp cho việc ra quyết định hiệu quả hơn.
Từ cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO 9000: chất lƣợng SP và chất lƣợng
quản trị có mối quan hệ nhân quả, chất lƣợng SP do quản trị quyết định, chất
lƣợng quản trị là nội dung chủ yếu của QLCL, tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quán
triệt tám nguyên tắc cơ bản trong quản trị kinh doanh:
- Nguyên tắc 1 - Định huớng khách hàng: Các tổ chức tồn tại phụ thuộc
vào khách hàng của mình, do đó họ cần phải hiểu các nhu cầu hiện tại và
tiềm tàng của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và phấn đấu vƣợt sự mong
đợi của khách hàng.
- Nguyên tắc 2 - Vai trò lãnh đạo: Lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp
cần phải xác định mục đích và phƣơng hƣớng thống nhất cho tổ chức của
mình. Họ cần phải tạo và duy trì môi trờng nội bộ mà ở đó mọi ngời tham
gia tích cực vào việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.
- Nguyên tắc 3 - Sự tham gia của mọi ngƣời: Con ngƣời là tài sản quý
nhất của mỗi tổ chức. Thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của mọi ngƣời cho
phép khai thác khả năng của họ trong việc mang lại lợi ích cho tổ chức.
- Nguyên tắc 4 - Tiếp cận theo quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt đƣợc
một cách hiệu quả hơn khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan đƣợc
quản lý nhƣ một quá trình.
- Nguyên tắc 5 - Tiếp cận theo hệ thống: Việc xác định, nắm vững và
quản lý một hệ thống bao gồm nhiều quá trình liên quan lẫn nhau nhằm đạt
tới mục tiêu đã định giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tổ chức.
12



- Nguyên tắc 6 - Liên tục cải tiến: Cải tiến liên tục phải đƣợc coi là một
mục tiêu thuờng trực của tổ chức.
- Nguyên tắc 7 - Ra quyết định dựa trên dữ kiện: Quyết định chỉ có hiệu
lực khi dựa trên kết quả phân tích thông tin và dữ liệu.
- Nguyên tắc 8 - Mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng: Tổ chức và
các nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hai bên cùng có lợi tạo
điều kiện cho việc nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc tạo giá trị.
Tám nguyên tắc QLCL này đƣợc nêu trong tiêu chuẩn ISO 9000:2005
(TCVN 9000:2007) nhằm giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm vững phần hồn của
ISO 9001:2008 và dẫn dắt doanh nghiệp đạt đƣợc những kết quả cao hơn.
1.2.1.3. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 gồm 8 điều khoản, quan trọng nhất là năm điều khoản 4-8:
-

Điều khoản 0 - Giới thiệu: Giới thiệu về ISO 9001:2008.

-

Điều khoản 1 - Phạm vi áp dụng: Điều khoản này mang tính tổng quát

nhằm cung cấp cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình hay quy mô SP
cung cấp. Đây là điều khoản mang tính linh hoạt, áp dụng cho mọi tổ chức
muốn khẳng định khả năng cung cấp các SP một cách ổn định đáp ứng các
yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp; muốn cải tiến liên
tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-

Điều khoản 2 - Tài liệu viện dẫn: Doanh nghiệp cần kiểm soát hệ thống

tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài và dữ liệu của Cty. Đồng thời soạn thêm

các thủ tục, quy trình phù hợp với quy mô, đặc tính SP và tình hình hiện tại.
-

Điều khoản 3 - Thuật ngữ và định nghĩa: Điều khoản này sử dụng các

thuật ngữ, định nghĩa cũng nhƣ ISO 9000 (Phụ lục 1).
-

Điều khoản 4 - Yêu cầu chung đối với hệ thống QLCL: lãnh đạo phải

đảm bảo chính sách chất lƣợng phù hợp với mục đích phát triển của tổ chức.
-

Điều khoản 5 - Trách nhiệm lãnh đạo: Yêu cầu doanh nghiệp phải có

các Cam kết của lãnh đạo; Định hƣớng bỡi khách hàng; Thiết lập chính sách
13


chất lƣợng và mục tiêu chất lƣợng cho các phòng ban; Xác định trách nhiệm
quyền hạn cho từng chức danh; Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ;
Tiến hành xem xét của lãnh đạo.
-

Điều khoản 6 - Quản lý nguồn lực: Doanh nghiệp cần xác định rõ trình

độ, yêu cầu, kỹ năng để phân công lao động sao cho phù hợp với yêu cầu
SP, điều kiện và môi trƣờng làm việc.
-


Điều khoản 7 - Tạo SP: Doanh nghiệp cần xây dựng các yêu cầu liên

quan đến các quá trình chính để tạo SP nhƣ: Hoạch định SP, thiết kế, mua
hàng, sản xuất và cung cấp DV, thiết bị đo lƣờng.
-

Điều khoản 8 - Đo lƣờng, phân tích, cải tiến: Đo lƣờng sự thoả mãn của

khách hàng ; Đánh giá nội bộ; Theo dõi và đo lƣờng các quá trình; Theo dõi
và đo lƣờng SP; Kiểm soát SP không phù hợp; Phân tích dữ liệu; Hành động
khắc phục; Hành động phòng ngừa.
Các điều khoản chính của ISO 9001:2008 tổng hợp theo dạng mô hình cây:

Theo yêu cầu, Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không thể
bảo đảm rằng các quá trình và SP không có lỗi, nhƣng chắc chắn rằng hệ thống
này tạo nên sức mạnh và sự tin cậy của tổ chức, nhờ vào :
-

Có đƣợc chính sách và mục tiêu chất lƣợng rõ ràng (điều khoản 5.3, 5.4),

có sự quan tâm của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc xem xét định kỳ về
toàn bộ hệ thống (điều khoản 5.6).
-

Các quy trình làm việc rõ ràng và nhất quán, đảm bảo mỗi công việc sẽ

đƣợc thực hiện thích hợp và khoa học. (điều khoản 4.1)
14



×