Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI (INSECTA: ISOPTERA)
TRONG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH DI TÍCH TỈNH THANH HÓA
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI (INSECTA: ISOPTERA)
TRONG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH DI TÍCH TỈNH THANH HÓA
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Chuyên ngành:
Mã số:

Động vật học
60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC HUY
PGS. TS. NGUYỄN VĂN QUẢNG

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Thầy PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng và Thầy TS. Nguyễn Quốc Huy, đã tận
tình hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Em chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Sinh học, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức làm nền tảng cơ sở để
hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình,
đã tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất để học tập và hoàn thành luận văn đạt
kết quả tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Phòng trừ mối đã
giúp đỡ về công việc và tìm kiếm tài liệu, nguồn tham khảo trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn gần gũi động viên để tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Học viên


Trần Văn Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1.

Tình hình nghiên cứu mối hại công trình kiến trúc trên thế giới ............... 3

1.2.

Tình hình nghiên cứu mối hại công trình kiến trúc tại Việt Nam ............ 14

1.3.

Tình hình nghiên cứu mối tại tỉnh Thanh Hóa ........................................ 18

Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................................... 19
2.1.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................................. 19

2.2.

Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội khu vực nghiên cứu ........... 21

2.3.


Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 23

2.4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 24

2.4.1. Phương pháp thu mẫu .......................................................................... 24
2.4.2. Phương pháp định loại mẫu vật............................................................ 24
2.4.3. Phương pháp xác định loài gây hại chính ............................................ 25
2.4.4. Phương pháp hồi cứu ........................................................................... 25
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 26
3.1.

Cấu trúc thành phần loài và phân bố của mối trong khu vực nghiên cứu 26

3.1.1. Cấu trúc thành phần loài mối trong khu vực nghiên cứu ...................... 26
3.1.2. Đặc điểm phân bố của mối trong khu vực nghiên cứu .......................... 31
3.2.

Loài gây hại chính trong các khu vực nghiên cứu ................................... 38

3.2.1. Hiện trạng mối gây hại trong các di tích nghiên cứu ............................ 38
3.2.2. Loài gây hại chính tại các khu di tích tỉnh Thanh Hóa ......................... 40
3.3.

Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài gây hại chính làm cơ sở

đề xuất biện pháp phòng trừ............................................................................... 43

3.3.1. Loài Cryptotermes domesticus ............................................................. 43


3.3.2. Loài Coptotermes gestroi ..................................................................... 46
3.3.3. Loài Odontotermes hainanensis ........................................................... 48
3.4.

Đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính...................................... 50

3.4.1. Cơ sở khoa học phòng trừ mối ............................................................. 50
3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả ................................................. 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58


Danh mục bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1.

Danh sách địa điểm các di tích nghiên cứu

Bảng 3.1.

Danh sách thành phần loài mối thu được trong các khu di tích

20


trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

26

Bảng 3.2.

Cấu trúc thành phần giống và loài mối trong các khu di tích

29

Bảng 3.3.

Phân bố của loài mối theo điểm nghiên cứu

32

Bảng 3.4.

Tỷ lệ bắt gặp của các loài mối trong tổng số 33 di tích điều tra

33

Bảng 3.5.

Phân bố của mối theo không gian khu di tích nghiên cứu

35

Bảng 3.6.


Phân bố của mối theo các vùng cảnh quan

37

Bảng 3.7.

Thành phần loài mối gây hại đối với công trình kiến trúc trong
các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bảng 3.8.

Số lượng loài mối xâm hại đối với mỗi công trình di tích trong
khu vực điều tra

Bảng 3.9.

39
40

Tỉ lệ bắt gặp mối gây hại trong các hạng mục của các công
trình trong các di tích ở khu vực nghiên cứu

41


Danh mục hình

Nội dung


Trang

Hình 2.1.

Sơ đồ địa điểm thu mẫu

19

Hình 3.1.

Tỉ lệ % số loài của các giống mối trong các khu di tích

28

Hình 3.2.

Tỉ lệ % số loài và số giống của các phân họ mối trong các khu
di tích

Hình 3.3.

30

Mức độ mối hại trên các đối tượng trong các hạng mục điều
tra

38

Hình 3.4.


Hình dạng mối lính loài C. domesticus

44

Hình 3.5.

Hình dạng mối cánh loài C. domesticus

44

Hình 3.6.

Khung cửa bị hại bởi loài C. domesticus (trái) và phân mối khi
đùn ra bên ngoài (phải)

Hình 3.7.

45

Mối Coptotermes gestroi gây hại cột (A) và cấu kiện gỗ (B)
trong công trình di tích

47

Hình 3.8.

Hình dạng mối cánh loài O.hainanensis

48


Hình 3.9.

Lỗ vũ hóa của loài O. hainanensis trên nền di tích (trái) và

Hình 3.10.

đường mui của chúng trong công trình (phải)

49

Trạm nhử mối đặt dưới chân cột trong công trình

54


MỞ ĐẦU
Mối là nhóm côn trùng xã hội được xếp vào bộ Cánh đều (Isoptera). Có
khoảng 2.900 loài mối đã được phát hiện trên thế giới và 141 loài được ghi nhận tại
Việt Nam [36]. Từ lâu con người đã quan tâm chú ý đến mối bởi khả năng phá hại
các vật liệu bằng gỗ của chúng. Mối sống cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng
phân giải cellulose, nhờ đó chúng sử dụng các thức ăn có nguồn gốc từ loại vật liệu
này. Mối đem lại lợi ích trong tự nhiên, phân giải thảm mục trả lại mùn cho đất, tuy
vậy đối với đời sống con người, một số loài mối được xem là sinh vật gây hại. Số
loài gây hại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng số loài mối được tìm thấy trong tự
nhiên. Ước tính có khoảng 183 loài được biết đến là tấn công các công trình kiến
trúc và chỉ có 83 loài được xem là gây nguy hại đáng chú ý [26], [16].
Đối với các công trình kiến trúc, mối gây suy yếu, có thể dẫn đến phá hủy
các kết cấu của công trình. Thiệt hại về kinh tế hàng năm do mối gây ra tại Mỹ
khoảng 1 tỷ đô la, tại Nhật là 800 triệu đô la, tại Úc là 780 triệu đô la và tại Trung
Quốc là hơn 300 triệu đô la (dẫn theo Ghaly, 2011) [35].

Các công trình di tích là những công trình kiến trúc có ý nghĩa đặc biệt với
con người về văn hóa, lịch sử. Kết cấu đặc trưng của của loại công trình này chủ
yếu bằng các vật liệu gỗ truyền thống, khiến cho chúng trở thành đối tượng bị mối
gây hại nặng nề. Đã có rất nhiều những ghi nhận về tình hình mối gây hại trong
những công trình di tích nổi tiếng trên thế giới như tại một số đền thờ ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, thậm chí cả một số di sản thế giới do
UNESCO công nhận như Khiva… Tại Việt Nam, mối cũng được coi là một trong
những nguyên nhân quan trọng đối với sự xuống cấp của các di tích lịch sử, văn hóa
lâu đời.
Thanh Hoá là một trong các tỉnh Bắc Trung Bộ, có vị trí chuyển tiếp giữa
miền Bắc và miền Trung. Các điều kiện tự nhiên tại đây có những đặc trưng rất
khác biệt, tạo cho Thanh Hóa có một hệ động, thực vật đa dạng, đặc biệt là khu hệ
côn trùng phong phú trong đó có mối. Tuy nhiên, những nghiên cứu về mối tại khu
vực này còn khá ít ỏi và chưa được quan tâm. Thanh Hóa cũng là một vùng đất có
lịch sử lâu đời, có nhiều di tích lịch sử. Theo số liệu mới nhất của Sở Văn hóa, Thể
1


thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 715 di tích, trong đó, có 141 di tích
được xếp hạng di tích cấp Quốc gia và 574 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Phần lớn
các di tích lịch sử là đền, đình, chùa, có nhiều vật liệu gỗ trong kiến trúc. Trải qua
thời gian, nhiều di tích đang phải đối mặt với nguy cơ bị xuống cấp do nhiều tác
nhân gây hại khác nhau, trong đó có sự gây hại của mối.
Vì vậy, để đánh giá được hiện trạng mối gây hại di tích trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống mối cho công trình di tích nói
chung và di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta:
Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp
phòng trừ” với các mục tiêu chính:
-


Xác định thành phần loài và đặc trưng phân bố của mối tại các di tích trong
tỉnh Thanh Hóa. Hiện trạng mối gây hại các di tích tại tỉnh Thanh Hóa.

-

Xác định các loài mối gây hại chính trong các di tích tại tỉnh Thanh Hóa.

-

Đề xuất một số biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại chính.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết nên kết quả trong luận văn

này mới chỉ là những tiếp cận bước đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về sau.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tình hình nghiên cứu mối hại công trình kiến trúc trên thế giới
Trong số hơn 2.800 loài mối được mô tả trên thế giới chỉ có 183 loài được

biết đến là tấn công các công trình kiến trúc và chỉ có 83 loài được xem là có gây
nguy hại đáng chú ý [26], [16]. Dựa theo thói quen, bản chất của việc gây hại và
nhất là nhu cầu về độ ẩm, các loài mối gây hại trong công trình kiến trúc được chia
làm 3 nhóm. Nhóm mối gỗ khô có nhu cầu độ ẩm dưới 13%, chúng có khả năng
sống hoàn toàn trong các cấu kiện gỗ mà không cần nguồn cung cấp độ ẩm bên
ngoài và đất. Nhóm mối gỗ ẩm sống trong đất, nhưng có khả năng làm tổ trong các

thân cây, gỗ mục và có khả năng tấn công làm tổ trong các cấu kiện gỗ của công
trình kiến trúc. Nhóm mối đất xây tổ hoàn toàn trong đất hoặc liên hệ chặt chẽ với
đất, độ ẩm phụ thuộc vào đất.
Tại các vùng ôn đới như Hoa Kỳ, Châu Âu hay Nhật Bản, nghiên cứu mối
tập trung vào một số giống mối gây hại thuộc về họ Rhinotermitidae, bao gồm các
giống Reticulitermes, Coptotermes và Heterotermes. Thông thường hiếm khi có thể
tìm thấy một giống mối khác ngoài các giống mối trên gây hại các công trình kiến
trúc tại các khu vực này [48]. Tại Mỹ, có 45 loài được xem là gây hại và chỉ có 9
loài trong số chúng là loài gây hại nghiêm trọng [80]. Trong đó, bao gồm một loài
mối bậc cao Nasutitermes costalis (Holmgren), hai loài mối gỗ khô: Cryptotermes
brevis (Walker) và Incisitermes minor (Hagen) và 6 loài mối ngầm: Coptotermes
formosanus Shiraki, C. gestroi (Wasmann), Reticulitermes flavipes (Kollar), R.
virginicus (Banks), R. hesperus Banks, Heterotermes aureus (Snyder) [79], [85].
Ngược lại, các nước nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới là nơi có
các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài mối, sự đa dạng của các loài
mối tại đây cũng cao hơn hẳn so với tại các khu vực ôn đới. Tại Malaysia và
Singapore, có 12 loài mối thuộc 7 giống được tìm thấy ở trong và ngoài các công
trình

kiến

trúc

(Coptotermes,

Macrotermes,

Microtermes,

Globitermes,


Odontotermes, Schedorhinotermes và Microcerotermes). Tại Thái Lan, các loài mối
được tìm thấy trong các khu đô thị thuộc 5 giống (Coptotermes, Microcerotermes,

3


Macrotermes, Hypotermes và Odontotermes), trong đó loài phổ biến nhất là
Coptotermes gestroi [74], [75]. Tại Úc, có 7 giống mối được tìm thấy trong các tòa
nhà và các công trình kiến trúc, phổ biến là Coptotermes và Schedorhinotermes
[76].
Để việc phòng chống mối gây hại đạt hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là
phải dựa trên những hiểu biết về các đặc tính đặc trưng của các loài mối, đồng thời
cũng phải nắm rõ mối quan hệ của mối đối với môi trường sống xung quanh, các
yếu tố tự nhiên cũng như sự tương tác trong quần thể mối hoặc quần xã sinh vật
trong khu vực nghiên cứu xử lý [75].
Năm 1996, Sornuwat đã có nghiên cứu tổng hợp về mối Coptotermes gestroi
tại Thái Lan. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu các đặc điểm sinh học và
sinh thái của mối như phạm vi kiếm ăn, quần thể kiếm ăn và hoạt động kiếm ăn của
mối C. gestroi, cũng như phản ứng của chúng với một số chất hóa học được sử
dụng trong việc phòng trừ mối. Số lượng cá thể kiếm ăn của loài mối này cũng
trong một quần tộc là khoảng từ 1,13 đến 2,75 × 106 cá thể. Sự biến động về số
lượng cá thể kiếm ăn trong mỗi quần tộc có thể tùy thuộc vào độ tuổi của chúng,
điều kiện môi trường và theo mùa [74]. Năm 2011, Gautam đã tổng hợp những
nghiên cứu của mình về sự tác động của độ ẩm nền đất, độ ẩm không khí tương đối
và nhiệt độ đối với sự tồn tại và hành vi kiếm ăn của loài mối Coptotermes
formosanus [34].
Ngày nay, khi hiệu quả của các phương pháp diệt trừ mối bằng bả đã được
chứng minh, việc nghiên cứu chế tạo cũng như cải tiến các sản phẩm bả ngày càng
được quan tâm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về số lượng cá thể, tập tính kiếm ăn,

phạm vi kiếm ăn, dinh dưỡng tương hỗ giữa các cá thể trong quần tộc mối làm cơ
sở cho việc nghiên cứu và sử dụng bả để phòng trừ mối hiệu quả cũng được tăng
cường. Vào năm 1988, Nan Yao Su và Rudolf Scheffrah đã nghiên cứu về quần thể
và phạm vi kiếm ăn của mối Coptotermes formosanus bằng phương pháp đánh dấu
– thả ra – bắt lại. Kết quả cho thấy số lượng cá thể kiếm ăn trong một quần tộc là
khoảng 1,4 – 6,8.106 cá thể, phạm vi kiếm ăn của quần tộc là 162 – 3.571m2 [78].

4


Năm 2004, Ngee P-S và các cộng sự đã nghiên cứu quần thể mối kiếm ăn, đưa ra
chiến lược kiểm soát loài mối đất trong môi trường đô thị [56].
Ngoài ra có các nghiên cứu của French (2010) đã dựa trên phương pháp vật
lý thực nghiệm và mô hình toán học của Reotramel (2003) để hỗ trợ trong việc tính
toán ước lượng tuổi của mối ngầm tấn công và gây hại trong các công trình kiến
trúc [29].
Các đặc điểm về bay phân đàn của mối cũng đã được nghiên cứu từ rất lâu.
Năm 1983, Higa và Tamashiro đã nghiên cứu thời điểm bay giao hoan của mối C.
formosanus tại Hawaii. Tại đây, loài mối này bay phân đàn vào từ tháng 4 đến
tháng 7, trong đó mạnh nhất là vào tháng 5, cùng thời gian bay của hai loài mối gỗ
khô Cryptotermes brevis và Incitistermes immigrans, tuy nhiên thời gian cực đỉnh
có thể muộn hơn 1 – 2 tháng [40].
Năm 2012 tại hội nghị TRG 9, Ching-Chen Lee, Foong-Kuan Foo và ChowYang Lee đã thông báo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lượng cá thể mối và
kích thước hộp nuôi đến việc duy trì mối Macrotermes gilvus trong phòng thí
nghiệm, nhằm mục đích thử nghiệm các thuốc diệt trừ chúng [49]. Kok-Boon Neoh
và cộng sự (2009) đã nghiên cứu về hoạt động bay trong hai vùng phân bố của
Macrotermes gilvus và Macrotermes carbonarius tại Malaysia. Kết quả cho thấy,
mùa bay giao hoan của mối M. gilvus được ghi nhận trong vòng 7 tháng (từ tháng 3
đến tháng 9) trong khi ở M. carbonarius là từ tháng 11 đến tháng 1. Ngoài ra, các
tác giả còn nghiên cứu những điều kiện ảnh hưởng đến việc bay giao hoan của

chúng như áp suất không khí, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng [54]. Đồng thời, chỉ ra
được thành phần đẳng cấp và kích cỡ tổ mối M. gilvus [55].
Đối với mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae), hệ vi sinh vật trong ruột của chúng
đóng một vai trò rất quan trọng, phân giải thức ăn thành những thành phần đơn giản
hơn, giúp mối có khả năng tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ vi
sinh vật trong ruột mối cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu
phòng trừ mối. Năm 2013, König và các cộng sự đã tổng hợp và nghiên cứu khu hệ
vi sinh vật phân giải cellulose trong ruột mối một cách toàn diện [46]. Hệ thống
phát sinh phân tử của quần xã vi sinh vật trong ruột mối Coptotermes formosanus
5


được nghiên cứu bằng cách sử dụng dòng gen 16S rRNA thông qua phương pháp
PCR. Kết quả cho thấy 94% các dòng vi khuẩn thuộc về các nhóm Bacteroidales,
Spirochaetes, các vi khuẩn gram dương (Clostridiales, Mycoplasmatales, Bacillales,
và Lactobacillales) [70].
Trong nhóm mối bậc cao thì mối có vườn cấy nấm được tập trung nghiên
cứu hơn cả. Một mặt vì chúng là nhóm mối gây hại chính cho rất nhiều công trình
trong đó có cả công trình kiến trúc, đê đập và cây trồng, mặt khác còn do chúng có
tập tính phức tạp trong sự thu nhận và chế biến thức ăn. Do có khả năng cộng sinh
với nấm Termitomyces trong tổ, chúng có phổ thức ăn từ cellulose rất rộng, tính
thích nghi cao và rất khó xử lý bằng phương pháp sử dụng bả. Nghiên cứu mối quan
hệ của mối và nấm Termitomyces góp phần quan trọng trong nghiên cứu việc kiểm
soát mối bằng cách kiềm chế sự hoạt động của nấm [27]. Trong nghiên cứu của
mình Aanen và cộng sự (2002) đã cho thấy sự lan truyền của nấm trong các tổ mối
theo cả chiều ngang và chiều dọc [15].
Các phương pháp phòng chống mối đã được nghiên cứu triển khai song
song, đồng thời với những hiểu biết về sinh học, sinh thái học. Lý Đông (1994)
trong cuốn “Vương quốc thần bí hay Bí mật của loài mối” đã tổng hợp tất cả những
kiến thức chung về mối như tập tính, vòng đời, đặc điểm gây hại... Vào năm 1999,

tập thể các nhà nghiên cứu mối của Quảng Đông đã cùng cho xuất bản cuốn sách
“Nghiên cứu mối”, ngoài phần giới thiệu chung, mỗi tác giả lại đi sâu vào từng chủ
đề như mối hại công trình thủy lợi, mối hại công trình kiến trúc, mối hại cây xanh.
Lin Shu - Qing (2004) cùng các nhà khoa học của Trung tâm Phòng trừ mối toàn
quốc cũng biên soạn cuốn “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ mối ở Trung Quốc”. Nội
dung cuốn sách bao gồm tất cả các kiến thức chung về mối như hình thái giải phẫu,
đặc điểm sinh học, sinh thái học cũng như thành phần loài và các biện pháp phòng
trừ. Năm 1986, trong cuốn sách của mình Edwards và Mill đã đưa ra được các đặc
điểm sinh học, nhận dạng phân bố, vòng đời, cũng như khóa phân loại đến các họ
mối. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên được các tác động về kinh tế của mối đến các
công trình kiến trúc. Các phương pháp xử lý mối, trong đó tập trung vào phương
pháp hóa học [26].
6


Ngày nay, với sự phát triển mạnh của công nghệ sinh học, trong các nghiên
cứu về mối hại công trình kiến trúc, việc ứng dụng công nghệ ADN, công nghệ gen
cũng được sử dụng rộng rãi. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định hệ thống phân
loại của các nhóm mối như Coptotermes, Reticulitermes, Odontotermes [91]. Năm
2009, Yeap và các cộng sự đã dựa vào bằng chứng sinh học phân tử khi xếp 11 loài
mối Coptotermes thành 6 nhóm. Các tác giả đã nhận định rằng C. cochlearus and C.
dimorphus có khả năng chỉ là loài đồng dạng với C. formosanus do sự sai khác về
ADN chỉ lên đến 1% [93].
Các nghiên cứu về mối trên thế giới tập trung vào tìm kiếm các biện pháp
phòng trừ. Việc kiểm soát mối cho một công trình kiến trúc bao gồm sự kết hợp của
các biện pháp bảo vệ như các hàng rào hóa học, vật lý.
Các rào cản vật lý được áp dụng cho việc ngăn chặn mối xâm nhập vào các
công trình kiến trúc, phát hiện tổ mối cũng như để diệt trừ mối. Harrington (2004)
đã đưa ra một rào cản để ngăn chặn xâm nhập của mối trên bề mặt của một cấu trúc,
bao gồm một chất keo dính có khả năng cản trở và bẫy mối trên bề mặt [39]. Các

nhà khoa học cũng nghiên cứu sử dụng các biện pháp và thiết bị điện tử để bảo vệ
các công trình khỏi sự phá hoại của các đàn mối đi kiếm ăn bằng việc kiểm soát số
lượng và phạm vi hoạt động của chúng. Có một số lượng khá lớn các công nghệ chú
trọng vào việc sử dụng sóng điện từ để kiểm soát hoạt động, sự di chuyển và số
lượng cá thể của đàn mối đi kiếm ăn. Ví dụ như ở phát kiến của Pedersen (1995),
tác giả đã trình bày phương pháp xử lý mối qua cách tạo nhiệt làm nóng các khu
vực có mối sinh sống bằng năng lượng vừa phải của sóng điện từ [59]. Ở phát kiến
của mình, Lawrence (1993) mô tả một phương pháp và thiết bị sử dụng tần số quét
để diệt mối. Thiết bị là một dụng cụ tạo ra nguồn điện cao thế kết hợp với thiết bị
truyền năng lượng điện tử để xử lý mối [47]. Mankin (2002) đã sử dụng hệ thống
máy âm xách tay, tần số thấp để tìm mối hại các cây trong thành phố [52]. Từ các
thử nghiệm thành công ở hiện trường, họ cho biết hệ thống âm có khả năng phát
hiện và kiểm tra mối hại ngầm cho cây trong thành phố và xung quanh công trình,
hỗ trợ việc tìm và kiểm tra mối bên trong công trình. Ứng dụng năng lượng sóng
siêu âm cũng đã được nghiên cứu trong xử lý mối. Ví dụ như phát kiến do
7


Biederman (1996) mô tả phương pháp sử dụng sóng siêu âm để diệt quần tộc mối
[21]. Gần đây nhất là phát kiến số WO 2007/037899 của Amburgey, họ sử dụng
một nguồn điện tử có tần số nhỏ hơn 4000 Hz với cường độ 1miliwat - 1kw như là
một nguồn hấp dẫn mối. Nguồn điện tử bao gồm một điện thế và một anten gắn lên
hoặc gần kề với chất hấp dẫn mối. Nguồn điện từ có tần số 1 - 4000Hz có thể được
phát ra bởi một oscillator và một anten. Tùy thuộc vào phạm vi vùng cần được bảo
vệ, mà cường độ nguồn điện của đầu ra có thể chạy từ 1mmw đến 1kw [20]. Farah
Diba và cộng sự (2013) phát triển các phương pháp sử dụng điện từ máy sóng để
kiểm soát mối ngầm Coptotermes curvignathus Holmgren và Coptotermes
formosanus Shiraki. Tần số của sóng điện từ được sử dụng trong nghiên cứu này là
30 Hz ~ 300 Hz, 0,3 KHz ~ 3 KHz, và 3 KHz ~ 300 KHz với sự thay đổi của thời
gian phơi sáng chiếu xạ (15, 30, 45 và 60 phút) cho C. curvignathus Holmgren. Kết

quả tối ưu đã đạt được trên máy phát sóng điện từ với tần số 300 KHz và thời gian
chiếu xạ khoảng 60 phút cho cả C. curvignathus Holmgren và C. fcormosanus
Shirak [25].
Ngoài các phương pháp vật lý thì các phương pháp tiếp cận trong việc sử
dụng hóa chất để diệt trừ và ngăn cản mối đã được sử dụng từ những hơn 80 năm
trước. Việc xử lý bằng các chất hóa học trong đất tạo ra một rào cản hóa học trong
đất, ngăn không cho mối xâm nhập từ môi trường tự nhiên vào các công trình cần
bảo vệ. Phương thức này được thực hiện theo hai cách: áp dụng cho đất trước khi
đổ sàn và chu vi quanh công trình hoặc xung quanh tường nhà và đồ nội thất (đối
với công trình đã xây dựng) [60]. Ban đầu, các hóa chất được sử dụng là các hợp
chất của arsen được sử dụng để bảo vệ các cấu kiện bằng gỗ [62], [65]. Từ những
năm sau của thập kỉ 40 của thế kỉ 20, việc kiểm soát mối chuyển sang sử dụng chất
hóa học cho việc xử lý đất bằng các hợp chất clo hữu cơ (cyclodiene) [80]. Tuy
nhiên, các hợp chất này gây độc khá cao đối với môi trường cũng như với sức khỏe
con người, do đó chúng đã bị cấm sử dụng vào năm 1988. Sau đó người ta chuyển
sang sử dụng các hợp chất phosphate hữu cơ như chlorpyrifos, pryfon và các
pyrethroid tổng hợp. Tuy nhiên, các chlorpyrifos nhanh chóng bị ngừng sử dụng
cho lượng tồn dư ngắn và các phản ứng không tốt đối với môi trường, gây độc cao
8


đối với động vật và con người nhưng lại ít độc với mối đất ngầm [50], [73]. Các
pyrethroid tổng hợp mặc dù có tác dụng trong việc tiêu diệt mối bằng phương pháp
tiếp xúc trực tiếp nhưng đặc tính xua đuổi của chúng khiến cho các mối thợ khác
phát hiện ra hóa chất và sẽ tránh xa các khu vực được xử lý [79]. Do đó, việc sử
dụng các thuốc diệt côn trùng không có tác dụng xua đuổi trong quá trình kiểm soát
mối đất ngầm đã trở nên rất phổ biến từ những năm cuối thập niên 90 và đầu những
năm 2000. Một phần nào đó do tác động chậm của các thuốc diệt côn trùng cho
phép mối được xử lý có thể truyền các chất độc qua cá thể cùng tổ và dạng sinh sản
thông qua tương tác xã hội dẫn đến kết quả loại trừ được các tổ mối [34].

Những phản ứng bất thường của mối khi bị xử lý với thuốc diệt côn trùng đã
được nghiên cứu và ghi nhận. Năm 2007, Quarcoo đã tìm cách kiểm tra ảnh hưởng
của nồng độ thuốc và thời gian tiếp xúc với đất đã được xử lý thuốc đối với mối
ngầm Reticulitermes theo cá thể và theo nhóm. Khởi đầu của hành vi bất thường
phụ thuộc vào cả nồng độ và thời gian tiếp xúc với đất được xử lý bằng indoxacarb
[63]. Ab Majid, Abdul Hafiz (2008) đã nghiên cứu về hành vi kiếm ăn và đánh giá
tác động của hoạt chất imidacloprid trong việc kiểm soát mối ngầm [51]. Casarin và
cộng sự (2009) đã tiến hành 2 thử nghiệm sinh học lần lượt đánh giá hiệu quả của a
xít boric và fipronil chống lại các quần thể C. gestroi khác nhau. Dữ liệu cho thấy
mối chết nhanh khi nhiễm fipronil, kể cả với liều lượng nhỏ, vì thế fipronil không
phù hợp để sử dụng làm bả. Nghiên cứu hiện tại cho thấy độc chất tác động chậm
của a xít boric chống lại mối ngầm C. gestroi được khuyến cáo thử nghiệm rộng
hơn trên hiện trường [28].
Từ giữa những năm 90, hệ thống trạm bả diệt mối bắt đầu được sử dụng
trong việc phòng trừ mối nhằm thay thế các hợp chất chống mối dưới dạng lỏng do
các quan ngại về môi trường, đầu tiên là tại Mỹ. Các hệ thống trạm bả khác nhau
với các thiết kế và hoạt chất khác nhau đã được sử dụng ngày càng phổ biến, ví dụ
như Sentricon TM system (hoạt chất: hexaflumuron, Dow AgroSciences),
FirstLine® (hoạt chất: sulfuramid; FMC Corp.), hydramethylnon bait (hoạt chất:
Chất ức chế trao đổi chất, American Cyanamid Co.), Exterra® (hoạt chất:
diflubenzuron, Ensystex) [61]. Phương pháp này lợi dụng tập tính kiếm ăn và sự
9


truyền thức ăn trong tổ của mối để làm giảm số lượng quần thể mối hoặc loại trừ
hoàn toàn tổ mối [85].
Một vấn đề khi kiểm soát mối trong các khu đô thị tại các vùng nhiệt đới là
có nhiều nhóm mối cùng một lúc xâm hại các công trình ở đây, trong đó có cả nhóm
mối bậc cao (Termitidae). Nghiên cứu của Klangksew Chirasak và cộng sự (2002)
về mối gây hại trong các khu đô thị cho thấy mặc dù C. gestroi là loài gây hại phổ

biến nhất trong và xung quanh công trình kiến trúc nhưng trong môi trường đô thị
thì họ mối Termitidae vẫn là họ có số lượng loài đa dạng nhất [45]. Nếu chỉ xử lý
nhóm mối gỗ ẩm thì sẽ gia tăng sự phát triển của nhóm mối bậc cao. Tuy nhiên
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc loại trừ các tổ mối bậc cao bằng phương pháp
sử dụng bả, đặc biệt là đối với nhóm mối có xây dựng vườn nấm (Macrotermitinae)
là khá khó khăn. Lee Chow Yang chỉ ra rằng việc loại trừ các tổ mối Macrotermes
gilvus sẽ khó khăn hơn khi vùng bị nhiễm trước đó đã được xử lý bả đối với
Coptotermes. M. gilvus được tìm thấy trong nhà chỉ sau khoảng 2 tháng sau khi tổ
mối Coptoteremes bị yếu đi hoặc bị loại trừ. Phương pháp thường được áp dụng để
xử lý vấn đề này là sử dụng các thuốc hóa học nhằm xử lý đất ngăn ngừa mối [48].
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu về bả sử dụng cho nhóm mối bậc cao. Năm
2006, các nhà khoa học Qiu-ying Huanga, Chao-liang Leib và Dong Xue đã tiến
hành đánh giá hiệu quả của bả fipronil đối với mối Odontotermes formosanus, một
trong những loài mối có vườn cấy nấm gây hại nhiều cho các công trình kiến trúc.
Kết quả cho thấy khoảng 3 - 5mg fipronil có thể hạn chế được tổ mối O.
formosanus có khoảng 0,4 - 0,7 triệu mối thợ kiếm ăn [42]. Neoh Kok Boon và
cộng sự (2011) đã có những nghiên cứu về việc sử dụng bả có hoạt chất bistrifluron
trong việc loại trừ các tổ mối Globitermes sulphureus [55]. Mo và cộng sự (2005)
đã nghiên cứu độc tính của acetamiprid đối với mối thợ của một số loài mối gây hại
cho công trình kiến trúc trong đó có loài O. formosanus. Hơn 90% cá thể mối chết
trong 120 giờ sau khi tiếp xúc với đất có chứa 4,8 ppm acetamiprid [53].
Ngoài ra, Indrayani (2010) đã bước đầu thí nghiệm bả diệt mối gỗ khô
Incisitermes minor trong phòng thí nghiệm. Hợp chất bả được dùng dưới dạng gel
với thành phần gồm hoạt chất (2,15% hydramethylnon) và chất hấp dẫn được sử
10


dụng để thử nghiệm. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bả dạng gel có thể áp dụng
cho việc loại trừ mối gỗ khô và khuyến cáo nghiên cứu sâu hơn để áp dụng phương
thức này cũng như việc xây dựng hệ thống trạm bả để xử lý mối gỗ khô [43].

Mark Janowiecki (2012) đã nghiên cứu tác động của các tác nhân sinh
trưởng đến quần thế mối Reticulitermes flavipes, sử dụng các hóa chất kìm hãm
sinh trưởng để phòng trừ chúng [44]. Phát kiến của Nan-Yao Su và các cộng sự
(2011) đã nghiên cứu và đưa ra phương thức cho việc sử dụng hóa chất trong bả
diệt mối bằng cách kết hợp các hợp chất đẩy nhanh quá trình lột xác và các chất ức
chế tổng hợp kitin. Sự kết hợp này thể hiện sự tăng cường hoạt động của mối hơn
hẳn so với hai nhóm hợp chất riêng biệt [83].
Những năm gần đây, việc sử dụng các hợp chất hóa học trong phòng trừ mối
ngày càng được khuyến cáo hạn chế do các ảnh hưởng đến môi trường hoặc đối với
sức khỏe con người. Nhằm hạn chế những tác hại đó, những nghiên cứu về phòng
trừ mối gần đây có xu hướng nghiêng về việc sử dụng các phương pháp sinh học.
Trong phòng trừ sinh vật hại, việc sử dụng thiên địch là các loài ăn mồi được
chú ý đến đầu tiên. Trong số đó kiến là đối tượng được đặc biệt chú ý. Phần lớn các
nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu xem loài kiến nào có hiệu quả nhất trong xử lý
mối, môi trường sống của mối và kiến, cách nuôi thả kiến vào tổ mối… Năm 1998,
Traun đã nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái của mối ở Australia, trong đó
hướng đến nghiên cứu sử dụng kiến làm thiên địch trong phòng trừ mối [17]. Tuy
nhiên, việc này thường được áp dụng cho xử lý mối trong nông nghiệp hoặc ngoài
tự nhiên, đối với môi trường gần với con người thì kiến thường được coi là loài gây
hại, gây phiền nhiễu đến đời sống con người, do đó việc áp dụng chúng cần được
nghiên cứu nhiều hơn.
Một số hợp chất diệt mối được chiết xuất từ các loại thực vật có khả năng
chống mối tự nhiên đã được nghiên cứu và thử nghiệm với những kết quả khả quan
trong phòng thí nghiệm và ngoài thực tế. Trước đây, một số loài thực vật đã được
sử dụng để kiểm soát mối như Pseudotusuga menziesii, Lysitoma seemnii, Tabebina
guaycan, Diospyros sylvatica [35], Curcuma aromatica và Euphorbia kansuii [69].
Những chất chiết xuất này ngăn cản sự kiếm ăn và làm giảm sức sống của mối [67].
11



Phát kiến mang số hiệu của A1 Bedoukian và Raina (2011) cũng đã nghiên cứu và
chứng minh được các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên như carvone, linalool,
styralyl alcohol và tetrahydrolinalool có thể được dùng để kiểm soát một số côn
trùng hại trong đó có mối Coptotermes formosanus [64]. Upadhyay, Jaiswal và
Ahmad (2012) cũng đã nghiên cứu sử dụng những hợp chất được chiết xuất từ
Capparis deciduaand để diệt mối Odontotermes obesus tại Ấn Độ [90]. Thêm vào
đó, dựa vào những kinh nghiệm của các nông dân khi dùng rễ cỏ vetiver để làm lớp
phủ chống mối và các côn trùng khác cho cây trồng mới, các nhà khoa học tại Los
Angeles đã nghiên cứu sử dụng tinh dầu chiết xuất từ rễ loại cỏ này để diệt mối. Kết
quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng lớp phủ có chứa rễ của cỏ vetiver hay sử
dụng dầu được chiết xuất từ rễ của chúng để xử lý đất cho kết quả khả quan, làm
mối giảm xây dựng đường mui, giảm tiêu thụ thức ăn và tăng mức độ tử vong của
mối. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng rằng cỏ vetiver có thể hữu dụng như
các hợp chất không có tác dụng xua đuổi đối với mối trong cảnh quan đô thị [57].
Tại Pakistan, năm 2009, Sheikh đã nghiên cứu tác động của lá cây Nerium oleander
lên mối Coptotermes heimi tại Pakistan. Tuy nhiên, kết quả không cho thấy sự thay
đổi rõ rệt nào trong hoạt động kiếm ăn và đắp đường mui của mối, nhưng lại cho
thấy tỉ lệ chết của mối thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm. Điều này mở ra hướng
nghiên cứu mới về việc tách chiết các thành phần hóa học của cây từ các bộ phận
khác nhau nhằm chế tạo các hợp chất diệt mối [68].
Một hướng nghiên cứu nữa trong các biện pháp sinh học phòng trừ mối là
việc nghiên cứu các vi sinh vật gây bệnh hoặc kí sinh trên mối. Các đối tượng
thường được thử nghiệm là nấm, giun tròn kí sinh và vi khuẩn. Trong số các loài
nấm được nghiên cứu để phòng chống mối có 2 đối tượng được quan tâm nhiều hơn
cả là Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae lên nhiều giống mối như
Nasutitermes,

Coptotermes,

Reticulitermes,


Microtermes,

Macrotermes,

Hodotermopsis, Hodotermes, Prorhinotermes. Enzim và các hợp chất do 2 loài nấm
tạo ra cũng ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh cho các côn trùng khác. Tính kháng
của mối đối với các loại nấm này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực chọn lọc của
các hệ sinh thái nơi làm tổ của mỗi loài [23], [72], [92].
12


Cũng có nhiều tài liệu nghiên cứu về cách sử dụng một số loài giun tròn để
ngăn chặn sự tấn công của mối. Đã có 4 họ giun tròn được đưa vào chương trình
phòng chống các loại côn trùng sống trong đất. Chúng mang nhiều đặc điểm phù
hợp với mục đích phòng trừ sinh học và với các sản phẩm có giá trị kinh tế, được
coi như một dạng thuốc trừ sâu sinh học. Fujii (1975) đã xác nhận khi loài mối C.
formosanus bị nhiễm giun Steinernemar carpocapsae (Weiser) có tỉ lệ chết đạt tới
96% sau 7 ngày [31]. Từ kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, Trudeau
(1989) cũng khẳng định tỷ lệ chết khá cao đối với loài Nasutitermes costalis và R.
flaviceps bị lây nhiễm Steinernemar carpocapsae [89]. Tuy nhiên, lượng giun tròn
cần để gây chết khoảng 50% mối thợ

hai loài Coptotermes formosanus và

Reticulitermes favipes là khoảng 400 giun tròn (đối với thử nghiệm trong phòng thí
nghiệm với lần lượt là 30 và 40 cá thể mối) (dẫn theo Sindhu, Rakshiya, & Verma,
2011 [71]). Yu, Gouge, Baker (2006) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của hai loài S.
riobrave và S. feltiaecaused đối với tỉ lệ chết của mối Reticulitermes virginicus
(Banks) dưới cùng một điều kiện. Tại 22ºC, tỉ lệ chết đạt trên 80% mối thợ của H.

aureus và G. perplexus gây ra bởi S. riobrave. Nồng độ giun tròn và khả năng ủ
bệnh ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ chết của mối H. aureus. S. riobrave là nguyên
nhân gây ra các mức độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao nhất của H. aureusin [94].
Thêm vào đó, các đoạn gen, đoạn ARN cũng được sử dụng như những tác
nhân gây bệnh cho mối, được nghiên cứu trở thành biện pháp phòng trừ đáng được
lưu tâm trong tương lai [88]. Nghiên cứu của Zhou và các cộng sự (2008) cho thấy
đã có những biến dạng về hình thái của mối Reticulitermes flavipes khi chúng tiêu
hóa sợi kép hex-2 ds ARN [95].
Đối với các công trình di tích trên thế giới, mối từ lâu đã được ghi nhận là
một trong những loài sinh vật hại lớn. Tại Mỹ, Nan Yao Su và cộng sự đã áp dụng
phương pháp kiểm soát các loài mối ngầm bằng việc sử dụng hệ thống trạm bả trên
nhiều công trình di tích nổi tiếng như Tượng Nữ thần Tự do [84], phức hợp phố cổ
kiểu Pháp Cabildo [77], khu di tích quốc gia San Juan [81], và tại khu di tích quốc
gia Christiansted, St. Croix (2003) [82]. Công tác kiểm soát mối cũng được thực
hiện tại một số công viên quốc gia như Cane River Creole, và New Orleans Jazz
13


[30]. Tại Hàn Quốc đã có những nghiên cứu bước đầu về tình hình mối hại trong
các di tích của Viện Nghiên cứu quốc gia về Di sản văn hóa. Tại Bồ Đào Nha, Lina
Nunes cũng chỉ ra mối nguy hại của các loài mối ngầm thuộc giống Reticulitermes
và mối gỗ khô Cryptotermes trong các tòa nhà cổ tại đất nước này [58]. Bả diệt mối
cũng được sử dụng trong công tác diệt mối tại Santa Maria della Sanità tại Naples
(Italia) [32].
1.2.

Tình hình nghiên cứu mối hại công trình kiến trúc tại Việt Nam
Bên cạnh những nghiên cứu điều tra thành phần loài, xác định các loài gây

hại chính cho các đối tượng cần bảo vệ, các nghiên cứu chuyên sâu hơn về phân

loại học về tỉ lệ đẳng cấp và sự phân công lao động của mối cũng được tiến hành
nhằm chính xác hóa các loài mối còn chưa được xác định chắc chắn bằng phương
pháp phân loại hình thái và làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý.
Trong những năm gần đây, ứng dụng của sinh học phân tử trong phân loại
mối đang được từng bước thực hiện. Năm 1999, Ngô Trường Sơn và Lê Văn Triển
đã áp dụng phương pháp sắc kí khí biểu bì trong công tác định loại loài mối. Trịnh
Đình Đạt và cộng sự (2003, 2004) đã công bố kết quả nghiên cứu về đa dạng di
truyền ở một số loài mối, sử dụng hệ thống đa hình di truyền isozyme esteraza để so
sánh giữa hai loài M. annandalei và O. yunnanensis, hai loài M. gilvus và M.
carbonarius ở miền nam Việt Nam [3], [10]. Vào năm 2005, Trịnh Đình Đạt và các
cộng sự đã tiến hành xác định mức độ đa hình di truyền của một số loài mối giống
Macrotermes bằng kỹ thuật RAPD-PCR [13]. Để làm rõ hơn vấn đề đa hình trong
quần thể mối, Nguyễn Đức Khảm (2008) đã bàn luận trong nghiên cứu của mình về
đặc điểm đồng hình và dị hình trong cùng một loài ở mối và công tác phân loại mối
dựa vào hình thái ngoài. Trong đó nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi kích thước
rất lớn trong cùng một loài của nhóm mối Coptotermes. Do đó đòi hòi các công
trình nghiên cứu cơ bản để phân biệt được các loài đồng hình và nhận thức được các
dị hình trong cùng loài nhắm khai thác các thông tin về sinh học của các loài đó để
ứng dụng vào việc khai thác những thuận lợi cũng như phương pháp phòng trừ [8].
Năm 2003, Nguyễn Văn Quảng đã tiến hành nghiên cứu tỉ lệ đằng cấp trong
tổ mối của loài M. annandalei và quá trình phân công lao động trong các hoạt động
14


kiếm ăn xây tổ. Tác giả đã cho thấy hoạt động của mối bên ngoài tổ chủ yếu do mối
thợ lớn đảm nhận, chúng chiếm tới 79,4% ở vị trí kiếm ăn và 53,3% ở vị trí xây tổ,
trong khi tỉ lệ của đẳng cấp này trong quần thể tổ mối chỉ chiếm khoảng 11%. Dẫn
liệu thu được đã khẳng định vai trò quan trọng của nấm cộng sinh Termitomyces
đối với sự tồn tại và phát triển của mối. Tác giả cũng đã tiến hành nuôi các quần tộc
mối trưởng thành và các quần tộc được hình thành từ đôi mối cánh bay phân đàn

[12]. Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2007) đã xác định tỉ lệ đẳng của mối
Coptotermes formosanus. Kết quả cho thấy, trong phòng thí nghiệm tỷ lệ mối lính
và mối thợ trưởng thành trong tổ luôn được điều chỉnh ổn định, trung bình khoảng
80,6% mối thợ 13,3% mối lính và 6,3% mối non. Tỷ lệ mối thợ trong đàn mối kiếm
ăn ngoài tự nhiên trung bình nằm trong khoảng 79,2% - 91,1%. Năm 2008, Trịnh
Văn Hạnh và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phương pháp nuôi mối
Coptotermes formosanus tách chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm để nghiên cứu
thời gian sống sót của chúng để thử nghiệm bả diệt mối. Trong đó tỉ lệ các đẳng cấp
càng gần với tỉ lệ trong quần tộc C. formosanus ngoài tự nhiên giữa mối thợ: mối
lính: mối non là 80:15:5 thì tỉ lệ sống sót càng tăng [4]. Nguyễn Thị My và cộng sự,
năm 2011, đã nghiên cứu ước lượng cá thể mối Coptotermes trong tổ mối bằng cách
sử dụng phương pháp đánh dấu - thả ra - bắt lại. Kết quả cho thấy, số lượng cá thể
mối vào khoảng 647,595 ± 205,026 (trong khoảng từ 119,170 đến 159,357) [11].
Như vậy, có thể thấy hai loài thuộc về hai nhóm mối khác nhau có tỉ lệ đẳng cấp và
sự phân công lao động không giống nhau. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả
trên là cơ sở quan trọng trong quá trình lựa chọn các biện pháp phòng chống mối
thông qua con đường lây nhiễm. Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2012) cũng đã
tiến hành nghiên cứu tỉ lệ đẳng cấp và sự phân công lao động của mối Macrotermes
annandalei trong các hoạt động kiếm ăn, xây tổ và nhận thấy trong các hoạt động
này mối thợ lớn luôn chiếm ưu thế về tỉ lệ so với mối thợ nhỏ và mối lính.
Trịnh Văn Hạnh (2007) đã tiến hành theo dõi hoạt động bay phân đàn của
mối Coptotemes formosanus tại 6 tổ mối ở Hà Nội và xác định được số lượng mối
cánh trung bình bay phân đàn trong tổ (vào khoảng 21.666 cá thể), cũng như thời
điểm bay của chúng trong năm (vào khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm. Đây
15


là một dẫn liệu quan trọng trong phòng trừ Coptotermes formosanus vốn được xem
là loài mối chủ yếu gây hại cho các công trình kiến trúc và kho tàng.
Dựa trên những hiểu biết về sinh học, sinh thái mối, các biện pháp phòng trừ

mối cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên toàn quốc. Các biện
pháp này ngày càng được cải tiến nhờ những nghiên cứu chuyên sâu về mối, đồng
thời tiếp thu những kiến thức có được trên thế giới.
Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) đã viết cuốn “Mối và kỹ thuật
phòng chống mối”. Nội dung sách cung cấp các dẫn liệu quan trọng về sinh học
mối, mô tả khá đầy đủ và chuẩn hoá các phương pháp phòng chống mối cho công
trình xây dựng. Nguyễn Chí Thanh (1994) đã tu chỉnh và bổ sung để cho ra đời
cuốn “sổ tay phòng chống mối”, như một tài liệu phổ cập kiến thức để phòng trừ
mối. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Chí Thanh, 1995 được xem như một tổng kết đến
thời gian này về mối hại công trình kiến trúc ở Việt Nam, với ghi nhận 25 loài mối
gây hại cho công trình kiến trúc và kho tàng ở Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay
nhiều phương pháp diệt các loài mối thuộc giống Coptotermes đã được các tác giả
trong nước đề cập đến trong các công trình nghiên cứu như Nguyễn Đức Khảm
(1976, 1985), Nguyễn Ngọc Kiểng (1987), Nguyễn Chí Thanh (1996), Vũ Văn
Tuyển (1993).
Nguyễn Văn Quảng (1971) dùng phương pháp siêu âm phát hiện tổ mối,
Lâm Quang Thiệp (1973) dùng phương pháp điện trường để thăm dò tổ mối.
Nguyễn Chí Thanh đã nghiên cứu phòng chống mối cho các công trình xây dựng và
kho tàng trong các năm từ 1971 đến 1994, đưa ra được quy trình phòng trừ mối
bằng phương pháp lây nhiễm. Vũ Văn Tuyển (1985) đã liệt kê được 27 loài thuộc 3
họ mối phá hoại nhà cửa tại 18 tỉnh trên cả hai miền Nam và Bắc. Phương pháp tìm
tổ mối để diệt trực tiếp của Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) dựa trên
cơ sở thu nhận và khuyếch đại tín hiệu báo động của mối, khi gặp sự cố để phát
hiện tổ mối ngầm trong công trình kiến trúc. Đây là phương pháp được áp dụng khá
phổ biến trong những năm 80 của thế kỷ trước. Phương pháp này có hạn chế là việc
tìm tổ tốn công sức, tiền bạc, nhất là đối với các công trình có kết cấu phức tạp, giá
thành khảo sát, xử lý cao. Đồng thời vẫn phải sử dụng hóa chất độc hại để xử lý
16



mối, gây ô nhiễm môi trường. Ngô Trí Côi và cộng sự (2007) đã ứng dụng công
nghệ ra đa để xác định tổ mối và đã xác định chính xác các khoang tổ mối, thậm chí
cả những khoang có kích thước 20 cm.
Từ khoảng nửa sau thập niên 90 tại Việt Nam đã xuất hiện một số hướng đi
mới trong lĩnh vực nghiên cứu mối. Một mảng nghiên cứu được nhiều tác giả quan
tâm là thử nghiệm và sản xuất chế phẩm Metarhizium phòng trừ mối
Tạ Kim Chỉnh và Nguyễn Đức Khảm (1996) đã bước đầu thử nghiệm độc
tính của một số chủng vi nấm diệt mối hại kiến trúc và cây vải thiều [1]. Tạ Kim
Chỉnh và cộng sự (2001) đã công bố các dẫn liệu về đặc điểm sinh học của hai
chủng vi nấm Metarhizium Ma6 và Baeuveria Bb phân lập từ các mẫu khác nhau
cùng với hiệu lực diệt mối (Coptotermes) của chúng [2]. Chế phẩm Metarhizium để
diệt mối Odontotermes hainannensis trên đê đã được Trịnh Văn Hạnh và cộng sự
(2005) nghiên cứu và thử nghiệm khá thành công đã và đang dần thay thế cho các
hóa chất trong quá trình xử lý mối hại đê [6]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể
tiêu diệt tổ mối bằng cách bơm dung dịch chế phẩm qua lỗ bay phân đàn của mối
mà không cần đào bới tổ. Ngoài ra, Nguyễn Quốc Huy và cộng sự (2011) đã tiến
hành thử nghiệm so sánh hiệu lực của các loại bả ức chế quá trình tổng hợp kitin
của mối. Trịnh Văn Hạnh (2007) đã giới thiệu 3 loại chế phẩm sinh học dùng trong
phòng chống mối là Metavina 90DP dùng diệt mối cho công trình kiến trúc;
Metavina 10DP dùng phòng mối cho công trình kiến trúc và sản phẩm Metavina
80LS dùng diệt mối cho đê, đập. Đây có thể coi là bước tiến quan trọng trong lịch
sử nghiên cứu về phòng chống mối của Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam có
những sản phẩm chống mối hiệu quả và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên do giá
thành xử lý cao và yêu cầu người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật nhất định, nên
các cán bộ của Viện Sinh thái và bảo vệ công trình tiếp tục nghiên cứu các sản
phẩm bả diệt mối mới mang tính ứng dụng cao và dễ sử dụng hơn.
Năm 2004, Nguyễn Tân Vương và cộng sự giới thiệu công trình nghiên cứu
về 1 loại bả diệt mối mới với tên gọi BDM 04. Theo tác giả, loại bả này có hiệu quả
cao với giống mối Coptotermes gây hại chủ yếu đối với công trình kiến trúc tại Việt
Nam. Liều lượng sử dụng là 10- 20g/tổ và hiệu quả của bả phát huy trong thời gian

17


khoảng 15 – 30 ngày. Năm 2010, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã giới thiệu
một loại bả BDM 10 với hoạt chất là Hexaflumuron có hiệu quả cao đối với mối
gây hại công trình kiến trúc và đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là tiến bộ kỹ
thuật. Hiện nay, loại bả này đang tiếp tục được hoàn thiện để có thể sớm trở thành
một sản phẩm được thương mại hóa trên thị trường.
Nghiên cứu phòng trừ mối ở Việt Nam còn chậm hơn so với trên thế giới.
Công tác phòng trừ các nhóm côn trùng này mới chỉ được thực hiện đơn lẻ, cục bộ
ở một số công trình đang bị chúng xâm hại. Biện pháp sử dụng phổ biến hiện nay
vẫn là sử dụng thuốc hóa học phòng trừ cho từng công trình cụ thể. Tuy nhiên, biện
pháp sử dụng bả và chế phẩm sinh học cũng đã được quan tâm nhiều hơn và bước
đầu đã cho thấy những ưu điểm trội hơn hẳn của mình trong công tác phòng chống
mối ở Việt Nam.
Riêng về mối gây hại trong các công trình di tích, đã có nhiều ghi nhận về
tác động của mối đến các công trình này như ở một số đền chùa trên cả nước,
Hoàng thành Hà Nội, đền Ngọc Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế... Tuy nhiên nhưng
các nghiên cứu và xử lý mối trong các công trình phần lớn mới chỉ có tính chất cục
bộ, nhỏ lẻ đối với từng di tích. Các nghiên cứu có tính chất đầy đủ, hệ thống vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có một số nghiên cứu điển hình về mối hại các
khu di tích được thực hiện tại Việt Nam như mối hại công trình tại phố cổ Hội An,
Huế, thánh địa Mỹ Sơn đã được thực hiện [37].
1.3.

Tình hình nghiên cứu mối tại tỉnh Thanh Hóa
Nghiên cứu mối trên địa bản tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là những nghiên cứu đi

kèm với nghiên cứu khu hệ động vật chung tại một số vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên. Các nghiên cứu này phần lớn đều mang tính chất nhỏ lẻ trong các khu

vực riêng biệt.
Các nghiên cứu về mối hại công trình kiến trúc nói chung cũng như mối hại
công trình di tích nói riêng đều chưa được tiến hành trên địa bàn.

18


×