Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu một số bệnh hại chính trên địa lan và đề xuất biện pháp phòng trừ tại sa pa, lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 119 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***


BÙI THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH
TRÊN ðỊA LAN VÀ ðỀ XUẤT BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ TẠI SA PA, LÀO CAI

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.01.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất






HÀ NỘI – 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

Lời Cảm ơn
Trong quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn
này tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình và quý báu của Ban ðào tạo Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất – Phó Giám ñốc Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ñã luôn quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình, trách
nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi nghiên cứu ñề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai; Chi cục
Bảo vệ thực vật Lào Cai; Phòng Nông nghiệp huyện Sa Pa, cán bộ và nhân
dân thị trấn Sa Pa, xã Tả Phìn-huyện Sa Pa-Lào Cai ñã tạo ñiều kiện cho tôi
tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn bạn bè và gia ñình ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn .
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn



Bùi Thị Duyên






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng:
1/ ðây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong thời gian từ
tháng 8 năm 2011 ñến tháng 08 năm 2012. Dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất.
2/ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào khác
3/ Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn



Bùi Thị Duyên












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn i
Lời cam ñoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình vẽ, ñồ thị viii
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài 2
2.1 Mục tiêu của ñề tài 2
2.2 Yêu cầu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học của ñề tài 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA ðỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ñề tài 4
1.2 Giới thiệu chung về cây hoa lan 5
1.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa lan 5
1.2.2. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây lan 6
1.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước 7
1.3.1 Nghiên cứu về cây hoa lan và bệnh hại ở nước ngoài 7
1.3.1.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới 7

1.3.1.2 Tình hình sản xuất hoa ñịa lan trên thế giới 10
1.3.1.3 Nghiên cứu về bệnh hại ñịa lan trên thế giới 10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
1.3.2 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 12
1.3.2.1 Hiện trạng sản xuất hoa lan ở Việt Nam 12
1.3.2.2 Tiềm năng sản xuất hoa lan ở Việt Nam 15
1.3.2.3 Tình hình bệnh hại ñịa lan ở Việt Nam 17
1.3.2.4 Những hạn chế trong sản xuất hoa hiện nay ở Việt Nam 20
1.3.2.5 Một số ñặc ñiểm của chi ñịa lan 21
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Vật liệu nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 ðiều tra hiện trạng sản xuất ñịa lan tại Sa Pa -Lào Cai năm 2011 - 2012 28
2.3.2 Nghiên cứu thành phần bệnh hại ñịa lan tại Sa Pa-Lào Cai 28
2.3.2.1 ðiều tra thành phần bệnh hại 28
2.3.2.2 Thu thập mẫu 29
2.3.3 ðiều tra diễn biến của một số bệnh hại chính trên ñịa lan tại Sa Pa 29
2.3.4 Thử nghiệm ñánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ
bệnh hại chính trên ñịa lan tại Sa Pa 30
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Tình hình sản xuất ñịa lan tại vùng nghiên cứu 33
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai 33
3.1.2 Hướng ñi của ngành hoa Lào Cai 38
3.1.3 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sa Pa 39
3.1.4 Thực trạng sản xuất ñịa lan vùng nghiên cứu 45
3.2 Thành phần bệnh hại ñịa lan tại Sa Pa, Lào Cai 50

3.2.1 Tình hình bệnh hại trên ñịa lan tại Sa Pa – Lào Cai 50
3.2.2 Mô tả triệu chứng các loại bệnh hại trên ñịa lan tại Sa Pa, Lào Cai 53
3.2.3 Mức ñộ hại của một số bệnh hại chính trên ñịa lan tại Sa Pa 55
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

3.3 Diễn biến của bệnh hại chính (Bệnh thối nhũn vi khuẩn và bệnh thán thư)
trên ñịa lan tại Sa Pa 57
3.3.1 Diễn biến bệnh thối nhũn vi khuẩn trên ñịa lan trong nhà lưới và ngoài
nhà lưới năm 2011- 2012 tại Sa Pa 57
3.3.2 Diễn biến bệnh thán thư trên ñịa lan trong nhà lưới và ngoài nhà lưới
năm 2011 - 2012 tại Sa Pa 60
3.4 Thử nghiệm ñánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ
bệnh hại chính trên ñịa lan tại Sa Pa 62
3.4.1 Thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
bệnh thối nhũn vi khuẩn hại ñịa lan tại Sa Pa, Lào Cai 62
3.4.1.1 Kết quả về các chỉ tiêu ñánh giá hiệu lực của thuốc 63
3.4.1.2 Nhận xét ảnh hưởng của các loại thuốc trừ bệnh thối nhũn ñịa lan ở
các ngày sau xử lý thuốc 63
3.4.2 Thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
bệnh thán thư hại ñịa lan tại Sa Pa, Lào Cai 64
3.4.2.1 Kết quả về các chỉ tiêu ñánh giá hiệu lực của thuốc 64
3.4.2.2Nhận xét ảnh hưởng của các loại thuốc trừ bệnh thán thư hại ñịa lan
ở các ngày sau xử lý thuốc 65
3.4.3 ðề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại ñịa lan tại Sa Pa - Lào Cai 66
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69
1. Kết luận 69
2. ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 77





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
CT Công thức
ðð ðốm ñen
ðL ðốm lá
ðT ðen thân
ðV ðốm vòng
NN Nông nghiệp
NSP Ngày sau phun
PRA(Rapid Rural Appraisal) ðiều tra nhanh có sự tham gia của người dân
PTNT Phát triển nông thôn
Q.10 Quận 10
Stt Số thứ tự
TH Thối hạch
TN Thối nhũn
TP Trước phun
TT Thán thư
TX Thối xám
WTO Tổ chức thương mại quốc tê
X Mức ñộ phổ biến







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng Trang
3.1 Các nhóm ñất chính của huyện Sa Pa- Lào Cai 41
3.2 Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa 41
3.3 ðặc ñiểm khí hậu của huyện Sa Pa (Số liệu trung bình của 5 năm,
từ 2006- 2011)

42
3.4 Danh mục các loài ðịa lan ñang trồng tại Sa Pa 46
3.5 Thành phần bệnh hại ðịa lan tại Sa Pa năm 2011 – 2012 51
3.6 Mức ñộ bệnh hại trên các loài ðịa lan kiếm (tại Sa Pa năm 2011-
2012)

53
3.7 Triệu chứng gây hại của các ñối tượng bệnh hại ñịa lan tại Sa pa 54
3.8 Diễn biến bệnh thối nhũn vi khuẩn hại ñịa lan trong nhà lưới và
ngoài sản xuất năm 2011 - 2012 tại Sa Pa


58
3.9 Diễn biến bệnh thán thư hại ñịa lan trong nhà lưới và ngoài sản
xuất năm 2011 - 2012 tại Sa Pa

60
3.10 Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ vi khuẩn ñối với bệnh thối
nhũn hại ñịa lan tại Sa Pa - Lào Cai

63
3.11 Ảnh hưởng của thuốc trừ vi khuẩn ñối với cây ñịa lan ở các ngày
sau xử lý

64
3.12 Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñối với bệnh thán thư
hại ñịa lan tại Sa Pa - Lào Cai

65
3.13 Chỉ số bệnh tán thư hại ñịa lan trong thời gian khảo nghiệm 65
3.14 Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm ñối với cây ñịa lan ở các ngày sau
xử lý

66



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ðỒ THỊ


STT Tên hình Trang
Hình 3.1 Bản ñồ phân bố và tài nguyên ñất của huyện Sa Pa 43
Hình 3.2 ðịa Lan Kiếm Thu Vàng (Cymbidium sp) 48
Hình 3.3 ðịa lan Kiếm Trần Mộng Xuân (
Cymbidium lowianum
) 48
Hình 3.4 ðịa lan Kiếm Hồng Hoàng (
Cymbidium iridioides D. Don.
) 49
Hình 3.5 Triệu chứng bệnh thối nhũn ñịa lan (A); Vi khuẩn Erwinia
carotovora phân lập từ cây ñịa lan bị bệnh (B)

56
Hình 3.6 Triệu chứng bệnh thán thư (A); ðĩa cành bào tử và bào tử
nấm Colletotrichum crassipes phân lập từ cây ñịa lan bị bệnh (B)


57
Hình 3.7 ðồ thị diễn biến bệnh thối nhũn vi khuẩn hại ñịa lan năm 2011-
2012 tại Sa Pa, Lào Cai

59
Hình 3.8 ðồ thị diến biến bệnh thán thư hại ñịa lan tại Sa Pa năm 2011-
2012

61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðịa lan (Cymbidium) là một trong những loài cây cảnh có giá trị kinh tế
cao và ñược ưa chuộng vào bậc nhất nhì ở hầu hết các nước trên thế giới.
ðược mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. Trong những năm gần ñây, thị
trường hoa lan nói chung và ñịa lan nói riêng có sức tiêu thụ rất lớn bởi sự ña
dạng về mầu sắc, kiểu dáng lại có vẻ ñẹp quyến rũ và hương thơm kín ñáo.
Việt Nam có nhiều giống lan bản xứ ñẹp và giá trị cùng ñiều kiện khí
hậu nhiệt ñới khá lý tưởng, là một quốc gia có ñủ ñiều kiện ñể sản xuất hoa
lan với quy mô lớn nhưng cho ñến nay ngành sản xuất hoa lan thương mại
vẫn chưa phát triển ở quy mô sản xuất công nghiệp. Tồn tại trên là do sự tác
ñộng của nhiều yếu tố như chưa tổ chức ñược sản xuất với quy mô lớn, chưa
ñáp ứng ñược thị trường xuất khẩu và quan trọng hơn cả là sự ảnh hưởng của
yếu tố dịch hại, ñặc biệt là bệnh hại.
Nói ñến Sa Pa, chúng ta không thể nào không nói ñến ñịa lan. ðịa lan
Sa Pa rất phong phú về chủng loại, ña dạng về cấu trúc và mầu sắc, ñặc biệt
ðịa lan Sa Pa còn có ưu ñiểm cây cứng, bụi to, cành hoa dài, màu sắc ñẹp, ñộ
tươi lâu. Mặc dù có những biến ñộng bất lợi về thị trường tiêu thụ hoa cắt
cành, nhưng gần ñây, việc nuôi trồng hoa lan với quy mô lớn nhằm mục ñích
khai thác kinh doanh ñã dần dần ñược mở rộng. Hoa ñịa lan ñược nhiều người
quan tâm và ñầu tư với quy mô lớn. Diện tích trồng hoa ngày càng tăng trong
ñó ưu tiên phát triển trồng hoa lan. Toàn huyện hiện có khoảng 8 chục vạn
chậu lan các loại trong ñó chủ yếu là ñịa lan [19].
Hiện nay, sản lượng hoa ñịa lan Sa Pa vẫn chưa ñủ cung cấp cho nhu cầu
rộng lớn của thị trường [23]. Trong khi ñó người nông dân trồng ñịa lan tại Sa Pa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

ñang phải ñối mặt với bệnh thối làm chết cây và một số bệnh hại khác ñang
hoành hành ñã làm giảm một lượng lớn số chậu ñịa lan hiện có ở Sa Pa.
Tình trạng bệnh thối làm chết cây và một số bệnh hại khác trên cây ñịa lan
hiện nay vẫn chưa ñược khống chế do chưa xác ñịnh chính xác ñược nguyên
nhân gây ra bệnh và chưa tìm ra ñược các loại thuốc ñặc trị hữu hiệu. Thiệt hại
về kinh tế do bệnh hại gây ra ñối với cây ñịa lan là rất lớn. ðây là nỗi trở ngại,
băn khoăn của ña số các hộ trồng ñịa lan trên ñịa bàn huyện Sa Pa, Lào Cai.
Tại Việt Nam các công trình khoa học về hoa lan nói chung và ñịa lan
nói riêng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giống và các kỹ thuật nuôi trồng,
chăm sóc. Sâu bệnh hại, ñặc biệt là bệnh hại trên hoa lan hầu như chưa ñược
quan tâm nghiên cứu một cách ñầy ñủ và có hệ thống. ðể tiến tới mở rộng
vùng sản xuất và tạo thương hiệu riêng cho ñịa lan Sa Pa thì việc nghiên cứu
về bệnh hại và biện pháp phòng trừ là việc làm mang tính cần thiết và cấp
bách.
Xuất phát từ thực tế trên, cũng như ñể góp phần phát triển ngành trồng
hoa lan ở Sa Pa, Lào Cai theo hướng công nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài “Nghiên cứu một số bệnh hại chính trên ñịa lan và ñề xuất biện
pháp phòng trừ tại Sa Pa, Lào Cai. ”
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1 Mục tiêu
Xác ñịnh ñược thành phần các loại bệnh hại, một số bệnh hại chính và
diễn biến phát sinh của chúng làm cơ sở cho việc ñề xuất biện pháp phòng trừ
tại vùng Sa Pa, Lào Cai.
2.2 Yêu cầu
- Xác ñịnh thành phần bệnh hại, chỉ ra một số bệnh hại chính bắt gặp
trên cây ñịa lan ở vùng Sa Pa, Lào Cai.
- Theo dõi diến biến phát sinh của một số bệnh hại chính trong sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

ñịa lan tại Sa Pa, Lào Cai.
- Thử nghiệm ñánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ
bệnh hại chính trên ñịa lan và ñề xuất biện pháp phòng trừ.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
3.1 Ý nghĩa khoa hoc
Kết quả nghiên cứu của ñề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung
một số dẫn liệu về bệnh hại trên hoa ñịa lan trong ñiều kiện sinh thái và hệ
thống canh tác ñịa lan ở vùng Sa Pa, Lào Cai. Kết quả nghiên cứu bệnh hại
cây ñịa lan ở vùng Sa Pa làm cơ sở khoa học ñể xây dựng biện pháp phòng
trừ tổng hợp dịch hại trên cây ñịa lan ñạt hiệu quả cao và bền vững.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu về thành phần bệnh hại, một số ñiều kiện sinh
thái ảnh hưởng ñến phát sinh và phát triển bệnh hại ñịa lan, các kiến nghị về
biện pháp quản lý tổng hợp hai loại bệnh chính, giúp cho tỉnh có cơ sở ñể
khuyến cáo vào sản xuất, tiêu thụ ñịa lan ñạt hiệu quả cao
ðồng thời giúp cho phòng trừ bệnh hại ñịa lan có hiệu quả, hạn chế sự
gây hại của chúng cho sản xuất, giảm thiểu việc sử dụng hoá chất ñộc hại, góp
phần tăng hiệu quả sản xuất trên một ñơn vị diện tích ñất canh tác, phục vụ
mục tiêu sản xuất hoa lan bền vững cho vùng Sa Pa.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- ðối tượng nghiên cứu: Bệnh hại ñịa lan
- Phạm vi nghiên cứu: Một số bệnh hại chính trên ñịa lan.
- ðịa ñiểm thực hiện: Vùng trồng ñịa lan Sa Pa, Lào Cai.





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ñề tài
Hiện nay nhu cầu hoa tươi nói chung và hoa lan nói riêng trên thế giới
và trong nước ñang ngày càng tăng. Do ñó việc trồng hoa lan ñã trở thành một
hướng phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới và ñang phát triển mạnh
mẽ ở khu vực ðông Nam Á.
Trong những năm gần ñây Nhà nước ta cũng ñịnh hướng phát triển việc
trồng lan không chỉ phục vụ cho xuất khẩu mà còn phục vụ cho ngành du lịch.
Trong họ lan thì ñịa lan là cây ñặc thù của xứ lạnh và ñược trồng khá lâu ở Sa
Pa, ñem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển ñịa lan tại Sa Pa
hiện nay gặp một số khó khăn về dịch hại, nhất là sự gây hại của các loại bệnh.
ðịa lan cũng giống như các loài hoa cây cảnh khác, sâu bệnh hại luôn
là mối bận tâm của các nhà sản xuất vì môi trường phát triển của lan cũng là
môi trường thuận lợi của các loài dịch hại. Theo báo cáo của Martin và
Workman (1988) [35], sâu và bệnh hại ñã làm giảm năng suất lan Cymbidium
một cách ñáng kể tại New Zealand, nhất là bệnh hại. Trong ñó bệnh do nấm
và vi khuẩn là những bệnh rất phổ biến với các vùng trồng lan trên thế giới,
ñặc biệt là khu vực nhiệt ñới trong ñó có Việt Nam.
Các dịch hại hay gặp như rệp, bọ trĩ có thể truyền các bệnh nấm, vi
khuẩn và virus cho lan. Khoảng 100 loại nấm và vi khuẩn ñã ñược công bố
trong sách kỹ thuật hay trên các bảng mục lục bệnh cây ở Mỹ và trên 130 báo
cáo ñã nghiên cứu về bệnh hại một hay nhiều giống lan, gây ra bởi các bệnh
như nấm, vi khuẩn, virus [1].
Với hoa lan, bệnh virus là một vấn ñề nghiêm trọng hơn so với các cây

trồng khác. Giá trị thương mại của lan có thể bị giảm hoặc mất hoàn toàn khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

cây có bệnh [48]. Cũng theo nhận ñịnh của các nhà nghiên cứu, bệnh virus
vẫn tiếp tục lây nhiễm rộng trên lan nuôi trồng, thậm trí vượt cả kỹ thuật
phòng trừ ñã ñược áp dụng và là mối ñe doạ thường xuyên cho các nhà sản
xuất lan, ñặc biệt là lan cắt cành.
Hiện nay, nghiên cứu khoa học về hoa lan ở nước ta chủ yếu tập trung
nghiên cứu nhân nhanh các giống hoa lan nhiệt ñới, các kỹ thuật nuôi trồng,
chăm sóc. ðể phát triển ñịa lan tại Sa Pa lâu dài và bền vững thì việc nghiên
cứu về bệnh hại và biện pháp phòng trừ cần phải ñược quan tâm nghiên cứu
một cách ñầy ñủ và có hệ thống. Dưới ñây là các nghiên cứu trong và ngoài
nước về vấn ñề này.
1.2 Giới thiệu chung về cây hoa lan
1.2.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa lan
Họ lan có tên khoa học là Orchidaceae, ñược biết ñến ñầu tiên ở
phương ñông, theo Bretchacider thì từ ñời vua Thần Nông (2800 trước công
nguyên). Sau ñó cùng với vẻ ñẹp và tác dụng chữa bệnh, hoa lan ñã có mặt ở
châu Âu. Ở ñây người ta ñã tiến hành nghiên cứu rất công phu, tỷ mỉ về họ
lan. Có thể nói Theoparatus là cha ñẻ của ngành lan học (376 – 285 trước
công nguyên) và ông cũng là người ñầu tiên dùng Orchid ñể chỉ một loài lan
có củ tròn. Sau ñó Robut Bron (1773 – 1858) là người ñã phân biệt rõ ràng
giữa họ lan và các họ khác. Năm 1836 ông công bố sắp xếp các tông lan (A
tabule view of the Tribes of orchidaler) và tên của tông lan do ông ñưa ra
ñược dùng cho ñến ngày nay [9]. Tuy nhiên ñặt nền tảng hiện ñại cho môn
học về lan lại là Joanlind (1979 - 1985).
Phong trào chơi phong lan và ñịa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm,
từ thế kỷ thứ 5, trước Công nguyên, ñã có tranh vẽ về phong lan. Ở Châu Âu

bắt ñầu phong lan ñược ñể ý ñến từ thế kỷ 18 và hiện nay lan ñược trồng rộng
rãi ở khắp các nơi trên thế giới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về hoa lan thời gian ñầu không rõ rệt
lắm, công việc khảo sát về hoa lan chính thức ñược ghi nhận lần ñầu tiên là do
Gioalas Noureiro – nhà truyền giáo người Bồ ðào Nha. Ông ñã mô tả cây lan
ở Việt Nam vào năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các
cây lan trong cuộc hành trình du nhập vào miềm Nam nước ta là Aerides,
Phaius và Sarcopodium. [13]
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lan ñược xếp vào lớp ñơn tử
diệp lớp 1 lá mầm Monocotyledoneae, thuộc ngành ngọc lan - thực vật hạt kín
Mangoliophyta, phân lớp hành Lilidae, bộ lan Orchidales và ñược chia thành
6 họ phụ là Apostasioideae, Cypripedioideae, Neottioideae, Orchidioideae,
Epidendroideae, Vandoideae [2],[3],[4],[5][8],[9],[11]. Các hệ thống nghiên
cứu gần ñây cho biết, họ lan là họ có số lượng loài lớn ñứng thứ hai sau cúc,
khoảng 26.000 loài, 800 chi, chiếm 10% số lượng các loài hoa phân bố từ 68
0

vĩ bắc ñến 56
0
vĩ Nam. Qua kết quả chọn lọc và lai tạo cho thấy số lượng loài
lan tăng lên 1000 loài/năm [17]. Thường những cây lan bụi sống ở mặt ñất
ñược gọi là ñịa lan; bám vào thân cây, cành cây ñược gọi là phong lan. Họ lan
phân bố nhiều nhất ở hai vùng Nhiệt ñới, có 25 chi và 680 loài. Ở vùng ôn ñới
số lượng loài lan giảm một cách nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có 75 chi
và 900 loài, Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài [9].
1.2.2 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây lan

Từ thời xa xưa ñến nay, hoa lan luôn ñược con người ngưỡng mộ nhờ có
vẻ ñẹp rực rỡ, quý phái, hương thơm kín ñáo nhưng lại rất tao nhã và thanh
cao. Trước ñây hoa lan ñược xem là loài quý hiếm, nên thú chơi hoa lan thường
chỉ dành cho vua chúa hoặc giới thượng lưu. Ngày nay chơi lan ñã ñược nâng
lên thành nghệ thuật và nghề trồng lan cũng ñã ñược phát triển thành ngành
công nghiệp có lợi nhuận cao. Cách sử dụng cũng rất ña dạng, có thể dùng cắm
lọ nhờ cành dài, cứng, hoa ñẹp và lâu tàn hoặc dùng ñể trồng chậu, trưng bày
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

phòng khách, dưới mái hiên nhà Ngoài ra nó còn ñược trồng trong các vườn
hoa, công viên, dùng trong các lễ hội. Bên cạnh ñó hoa còn dùng ñể tinh chiết
dầu thô phục vụ cho ngành mỹ phẩm, nước hoa, bánh kẹo và chữa bệnh[16].
Người dân Philipin, Inñonexia còn biết lấy sợi trong thân của các loài thuộc
giống Dendrobium ñể ñan rổ phục vụ cho sinh hoạt ñời sống [17].
Ngoài việc phục vụ các nhu cầu giải trí, thưởng thức cái ñẹp của con
người, phong lan ñồng thời cũng ñã tạo ra ñược một nguồn lợi kinh tế quan
trọng. Theo các chuyên gia về lan, nghề trồng lan ñã ñem lại lợi nhuận không
nhỏ cho người dân. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn, nếu trồng phong lan cắt cành Dendrobium và Mokara, mỗi ha ñất trồng
có thể thu nhập 500 triệu ñến 1 tỷ ñồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng
lúa và một số hoa khác. Ngoài ra, nếu lan ñược dùng cho xuất khẩu thì lợi
nhuận thu ñược còn lớn hơn nhiều. Hiện nay, với sự thành công của các biện
pháp kỹ thuật như kéo dài tuổi thọ hoa cắt, ñiều khiển thời gian ra hoa theo ý
muốn làm cho lan ra hoa vào những thời ñiểm quan trọng như vào ngày hội
hè, lễ tết thì giá trị của hoa ñã ñược tăng lên rất nhiều.
1.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Nghiên cứu về cây hoa ñịa lan và bệnh hại ở nước ngoài
1.3.1.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới

Trong những năm gần ñây, nhờ ñược ứng dụng rộng rãi các thành tựu
của khoa học cùng với phương tiện giao thông phát triển mạnh mẽ, việc xuất
nhập khẩu hoa lan ngày càng tăng với quy mô rộng lớn. Năm 2000, tổng giá
trị hoa lan bán ñược xấp xỉ là 100 triệu USD [31].
Thái lan là nước dẫn ñầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng thu nhập
68,20 triệu USD vào năm 1994 và lên ñến 110 triệu USD năm 2003, chỉ tính
riêng 6 tháng ñầu năm 2007, Thái lan ñã thu ñược hơn 70 triệu USD từ việc
xuất khẩu, diện tích trồng loài hoa này chiếm hơn 1/3 tổng diện tích trồng các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

loài hoa khác. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hoa lan của Thái Lan,
Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật Bản ñang là thị trường tiêu thụ lớn
nhất chiếm 50% giá trị xuất khẩu của Thái Lan, tiếp theo là liên minh châu
Âu và Mỹ (40%). Thái Lan là nước có ñiều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc
phát triển cây hoa lan và Chính phủ Thái Lan hiện ñang ñẩy mạnh các chương
trình hỗ trợ cho người trồng, cải thiện chất lượng cũng như hiệu quả xuất
khẩu, ñưa vào sử dụng các giống lan lai chất lượng cao [36]. Vì vậy, trong
suốt một thập kỷ qua, Thái Lan luôn giữ vững vị trí là quốc gia xuất khẩu hoa
lan lớn nhất thế giới.
Nước có nhiều loài phong lan thứ hai trên thế giới là Indonexia, chỉ sau
Brazil, chiếm khoảng 5000 trong tổng số 26000 loài phong lan hiện có trên
toàn cầu. Tuy nhiên, nước này vẫn ñứng sau Malayxia, Thái Lan, Singapore
về trồng và xuất khẩu hoa lan [50].
Tại Malayxia, ngành công nghiệp hoa cắt cành mới phát triển so với các
lĩnh vực nông nghiệp khác. Theo kế hoạch kinh tế Malayxia lần thứ 7 (1996-
2000) và chính sách nông nghiệp quốc gia (1992 - 2010), hoa cắt cành ñược
xác ñịnh là nhóm sản phẩm ưu tiên có nhiều tiềm năng ñáp ứng nhu cầu trong
nước và thế giới, tạo ra thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Malayxia có tổng

số diện tích trồng hoa cắt cành khoảng trên 1218 ha trong ñó 580 ha trồng hoa
lan. Giống hoa lan ñược trồng phổ biến ở Malayxia là Dendrobium, Aranda,
Oncidium và Mokara ñóng góp ñến 97% hoa lan cắt cành của Malayxia [49].
Thị trường chính của Malayxia là Nhật, Singapore và Hồng Kông.
Ở ðài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12481 ha, trong ñó diện
tích trồng phong lan là 484 ha. Lan hồ ñiệp của ðài Loan ñược cả thế giới
ngưỡng mộ [50]. Giá trị xuất khẩu lan hồ ñiệp của ðài Loan ñạt 23,9 triệu
USD (năm 2004), 27,05 triệu USD (năm 2005) và tăng lên 35,38 triệu USD
trong năm 2006 [34].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Ấn ðộ ñã ñưa tiến bộ kỹ thuật nuôi cấy mô vào nghề trồng hoa lan ñể
sản xuất mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn ðộ ñược xem là một
nước có nhiều giống lan nguyên thuỷ, khoảng 140 giống với hơn 1300 loài,
mặc dù bị khai thác triệt ñể trước ñây, nhưng tới nay nước này ñã hình thành
các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quý ñể phục vụ cho ngành trồng lan
thương mại.
Ở Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên qui mô lớn bắt ñầu từ
năm 1987. Nhà nước ñã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị
trường thế giới nên ñã mở rộng các trang trại trồng hoa phong lan. Năm 1992,
xuất khẩu ñạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 ñạt 37 triệu USD, chiếm 12% thị
trương phong lan trên thế giới[12]. Chính phủ Singapore ñặt kế hoạch vào
năm 2010, xuất khẩu ñạt 100 triệu USD.
Hà Lan ñã ñầu tư 20 triệu USD vào Ấn ðộ ñể lắp ñặt các thiết bị máy
móc tạo ñiều kiện cho việc xuất khẩu hoa. Nhật Bản ñã ñầu tư 6,6 triệu USD
cho Thái Lan ñể mở rộng cơ sở sản xuất với công suất 10 triệu cây hoa phong
lan mỗi năm và hiện nay Nhật Bản cũng là khách hàng lớn nhất của Singapore
với khả năng tiêu thụ 60% số cây phong lan của nước này [12].

Ở Hawai, nền công nghiệp trồng lan cũng tăng lên mạnh mẽ trong 20
năm qua, thu nhập tăng từ 2,2 triệu USD trong năm 1980 lên tới 7,7 triệu
USD năm 1990, và ñạt 18,2 triệu USD năm 2002 và ñến năm 2006 ñạt
khoảng 22 triệu USD.
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan rất lớn. Năm 2007 tổng giá trị hoa lan
gần 144 triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2006 và ñứng thứ hai so với
những cây hoa khác.
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim
ngạch thương mại hoa lan cắt cành trên thế giới năm 2000 ñạt 150 triệu USD,
trong ñó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành ñứng thứ nhất thế giới,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
sau ñó là Ý, kế ñến là Pháp, ðức ñứng thứ tư và thứ năm là Mỹ.
Vì có giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nước ñã tập trung vào việc nghiên
cứu hoa lan chất lượng cao ñể phục vụ cho thị trường trong nước và xuất
khẩu. Các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hà Lan ñã ñầu tư mạnh
cho các trang trại, công ty ñể sản xuất hoa chậu và hoa cắt cành. Họ tập trung
chủ yếu vào việc nhân nhanh lan sạch bệnh, hoa ñẹp, có mùi thơm, ña dạng về
mầu sắc và hình dạng ñể cung cấp cho hơn 50 nước trên thế giới. Do ñó
chúng ta có thể nói rằng sản xuất lan ñã ñem lại lợi nhuận rất cao cho các
nước ñang phát triển và phát triển.
1.3.1.2 Tình hình sản xuất hoa ñịa lan trên thế giới
Nhu cầu về hoa lan nói chung và ñịa lan nói riêng trên thị trường thế
giới là rất lớn. Hà Lan là nước duy nhất ở Châu Âu có công nghiệp trồng lan
xuất khẩu do ñịa lan ñược trồng trong nhà kính nên Hà Lan có thể xuất khẩu
hoa quanh năm [18].
ðịa lan Cymbidium là loài lan nằm trong lớp thực vật ñơn tử diệp,
chủng loại ña dạng ñược người Trung Quốc trồng từ lâu ñời và hiện nay ñược
nuôi trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Trong hệ thống phân loại của thế giới ngày nay, người ta ñã xếp riêng
Cymbidium vào một chi, chi này ñã ñược nhà thực vật học người Thụy ðiển
Otto Swartz mô tả năm 1799.
Hiện nay ñịa lan ñã là sự lựa chọn của nhiều người chơi hoa, do vậy
lượng hoa ñịa lan tiêu thụ tăng nên rất nhanh. Tại Trung Quốc, năm 1997 sản
xuất ñược khoảng 50.000 chậu, ñến 2002 ñạt ñến trên 1.200.000 chậu. Năm
1997 cho tổng thu nhập chỉ có 20 triệu nhân dân tệ, năm 2002 ñạt gần 200
triệu nhân dân tệ, ñịa lan là cây ñem lại hiệu quả kinh tế cao [22].
1.3.1.3 Nghiên cứu về bệnh hại trên cây hoa ñịa lan trên thế giới
Bệnh nấm và vi khuẩn rất phổ biến ở nhiều vùng trồng lan trên thế giới,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
ñặc biệt trong khu vực nhiệt ñới. Quan sát của Wey (1988)[44] cho thấy bệnh
nguy hiểm nhất với Phalaenopsis tại ðài Loan là vi khuẩn và nấm gây ra như
thối rễ (Erwinia chrysanthemi), ñốm nâu (Pseudomonas cattleya), ñen rễ
(Phytophthora palmivora), cháy ngọn (Botrytiss cinerea) vì chúng ñều có
thể gây chết cây. Agliano và Carrai (1994)[28] nhận xét Fusarrium
subglutinans gây bệnh chủ yếu trên Cymbidium nuôi trồng công nghiệp.
Nấm gây ra trên lá, nhất là lá non những ñốm hoại tử (necrotica spots)
và thậm chí gây hoại tử cả chồi. Sclerotium rolfsii không những gây hại trên
nhiều giống lan bằng cách gây thối các bộ phận cây mà còn ký sinh trên nhiều
loại cây trông khác. Abullah và Kadzimin (1993) [27] ñã tìm ra nguyên nhân
gây bệnh thối mềm (soft rot) trên Phalaenopsis sp. Và Dedrobium sp. Ở
Malaysia là vi khuẩn Erwinia chrysanthemi. Bệnh có thể gây chết cây hàng
loạt, nhất là với Phalaenopsis sp. trong giai ñoạn cây con. tại Indonesia,
Fusarium oxysporum F. Sp. vanilla trên Vanilla là nguyên nhân gây thiệt hại
kinh tế hàng năm. Bệnh phát sinh vào mọi thời ñiểm trong năm, làm cho rễ
hoá nâu và cuối cùng cây sẽ bị chết [43].
Ngoài ra, lan còn bị ñốm lá do (Cercospora), hay ñốm trên hoa (Botrytis

cinerea). ðốm nâu vi khuẩn (Acidovoraxx cattleya – Pseudomonas cattleya) gây
những ñốm phá huỷ và thủng lá lan, ñặc biệt trên Phalaenopsis, nhưng bệnh
cũng có thể gây bệnh cho Cattleya, Dendrobium, Oncidium và Vanda spp [36].
Hiện nay có khoảng 25 loại virus hại trên lan ñã ñược các nhà khoa học
Mỹ, ðài Loan, Singapone liệt kê và mô tả (Arunassalam và Pearson, 1989;
Lawson và Brannigan, 1986; Zettler và cs., 1987) [29], [32], [47]. Trong ñó virus
khảm Cymbidium (Cymbidium mosaic virus – CyMV thuộc nhóm Potexvirrus)
và ñốm vòng trên Odontoglossum (Odontoglossum ringspot virus - ORSV) -
thuộc nhóm tobamovirus) là hai virus có ảnh hưởng lớn nhất ñến giá trị kinh tế
của lan. Chúng có mặt tại tất cả các vùng trồng lan trên thế giới [32],[37],[48].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
1.3.2 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam
1.3.2.1 Hiện trạng sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Phong lan có ñặc ñiểm sinh trưởng rất phù hợp với ñiều kiện tự nhiên
và khí hậu của Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loài lan hiện có cùng rất nhiều
giống lan mới ñược lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô, Việt Nam có nhiều tiềm
năng trở thành nước sản xuất lan lớn trong khu vực [14].
Trong những năm gần ñây khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, hoa lan
cũng bắt ñầu ñược trồng nhiều. Với sự xuất hiện cùng lúc ngày càng nhiều cơ
sở ươm, ghép và phục hồi lan ñã khiến thị trường lan ngày càng trở nên ña
dạng về chủng loại và giá cả. Những năm trước ñây, giá một giò lan rừng ñẹp
có thể tới hàng triệu ñồng thì ngày nay trở nên bình dân hơn chỉ khoảng vài
trăm ngàn ñã có thể sở hữu một giò lan ñẹp. Song song với việc ñáp ứng nhu
cầu trong nước, lan Việt Nam cũng ñã ñược xuất khẩu sang Nhật Bản, Canada,
các nước Châu Âu. Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức
hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm 10% diện tích các loài hoa ñang ñược trồng [15].
Ở Miền Nam, mới chỉ có một số công ty lớn, trong ñó có những công
ty nước ngoài trồng phong lan tại ðà Lạt – Lâm ðồng, thành phố Hồ Chí

Minh, ðồng Nai với diện tích khoảng 40 – 50 ha. Tháng 8 năm 2004, Lâm
ðồng ñã thành lập Hiệp hội hoa lan Dalat Orchid Association với mục ñích là
tập hợp những người yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan tiến tới phát triển
nhân rộng, sản xuất theo hướng hàng hoá.
Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm
văn hoá kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật của miền Nam có tiềm năng lớn
về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần ñầu tiên một quy
trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrrobium cấy mô từ lan giống ñến nở hoa
ñã ñược thử nghiệm thành công. Theo số liệu ñiều tra bước ñầu tính ñến năm
1986 trong Thành phố có khoảng 15 gia ñình có vườn lan với số lượng từ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
1000 – 7000 chậu/gia ñình. ðến năm 1987 ñã có vườn quốc doanh và tư nhân
như vườn lan T78, vườn lan Hàng không dân dụng.
Trong vài năm trở lại ñây, nông dân ở vùng ven và ngoại thành của
Thành phố Hồ Chí Minh ñã chú trọng phát triển nhanh diện tích trồng hoa lan.
Giai ñoạn 2005 – 2006, thực hiện ñầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha
trồng cây cảnh. (Dự án ñầu tư, phát triển hoa và cây cảnh tại Thành phố Hồ
Chí Minh. T7/2005). ðến năm 2008, diện tích trồng lan của Thành phố ñã
tăng lên gần 80 ha. Dự kiến ñến năm 2010, diện tích trồng hoa lan sẽ ñược
tăng lên 200 ha. Tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12 ñã
có các hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thành phố, hiện nay, tại Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây
Ninh, ðồng Nai, Bình Dương có trên 100 loài lan khác nhau. Các loại hoa
lan này có thể cho doanh thu từ 500 triệu ñồng ñến 1 tỷ ñồng/ha/năm. Tuy
nhiên diện tích hoa lan chủ yếu là hoa cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và
Mokara, còn các loại khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Ở Miền Bắc tại một số vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Tam ðảo
(Vĩnh Phúc) có ñiều kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan ñặc biệt là ñịa

lan, nhờ ñó diện tích trồng hoa lan ngày càng tăng[25].
Tuy nhiên, bên cạnh ñó, ở một vài ñịa phương khác, phong lan cũng chỉ
mới ñược trồng ở quy mô hộ gia ñình, trên diện tích từ vài m
2
ñến vài nghìn
m
2
, cá biệt mới chỉ có vài hộ trồng trên 1-2 ha, nhưng chưa có các vùng quy
hoạch trồng lan tập trung, ứng dụng công nghệ hiện ñại. Giá trị xuất khẩu hoa
lan ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, từ năm 1998 - 2003 mới chỉ ñạt khoảng
90.000 – 150.000 USD/năm [51].
ðối với thị trường hoa trong nước, sản lượng hoa phong lan cũng không
ñáp ứng ñược nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất hoa lan chỉ ñáp
ứng ñược 30 – 40% nhu cầu lan cắt cành còn lại phải nhập từ các nước khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
Hiện nay bằng kỹ thuật nhân giống vô tính, lần ñầu tiên trung tâm
Giống và kỹ thuật cây trồng, thuộc Sở nông nghiệp và PTNT Phú Yên, ñã
cung ứng 250.000 cây phong lan cho một doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh ñể xuất khẩu. Dự kiến sắp tới, mỗi năm trung tâm sẽ cung cấp khoảng
300.000 – 500.000 cây phong lan ñể xuất khẩu sang Canada, ðài Loan
Tại Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trường ðại Học Nông nghiệp Hà
Nội ñã cho ra ñời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế cao. Tại trung
tâm kỹ thuật Rau – Hoa - Quả Hà Nội, những năm trở lại ñây, phòng nuôi cấy
mô hoạt ñộng cho ra ñời mỗi năm hàng vạn cây lan các giống khác nhau.
Tại ðà Lạt, từ năm 1978 Cymbidium ðà Lạt bắt ñầu tham gia xuất khẩu
sang thị trường Liên Xô, một ít qua Tiệp Khắc và Singapone, bước ñầu 3000
cành (1978). Có những năm cao ñiểm lên trên 32.000 cành (1989 - 1990) trên
tổng sản lượng 65.000 cành. ðến năm 1990, do tình hình biến ñộng ở ðông Âu

và Liên Xô, thị trường hoa lan ðà lạt bị chững lại, chỉ tiêu thụ nội ñịa và một ít
xuất sang thị trường Châu Á. Từ năm 1992 ñến 1998, ngành trồng hoa ở ðà
Lạt giảm dần. Số lượng hoa lan chỉ còn ñủ ñể tiêu thụ trong nước. Từ năm
1999 ñến nay, ngành trồng lan Cymbidium của ðà Lạt mới dần dần hồi phục
nhưng vẫn chưa ñủ ñể ñáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cuối năm 2004, những bông
hoa cắt cành ñầu tiên của Việt Nam ñã bắt ñầu xâm nhập thị trường Mỹ thông
qua một tập ñoàn nhập khẩu hoa National Wide Wholesale, mỗi tuần từ 1.300
– 1.500 cành chủ yếu ñến các siêu thị hoa cao cấp ở bang Massachusetts và
Ohio. Tuy nhiên bên môi giới vẫn chưa ñánh giá ñược nguồn ñịa lan mà ðà Lạt
có thể cung cấp ổn ñịnh so với yêu cầu rất lớn từ phía Mỹ [8].
Trước những năm 1990, cây hoa lan ở Sa Pa ít phát triển, nhân dân
trồng chủ yếu ñể trang trí sân vườn và một phần nhỏ diện tích sản xuất hoa
hàng hoá chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu nội tiêu. Do ñời sống ngày càng cao
nhu cầu hoa ñể phục vụ cho cuộc sống ngày càng lớn, với ñiều kiện thuận lợi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
về khí hậu và ñất ñai ở Sa Pa, nên từ năm 2000 trở lại ñây nhân dân và một số
doanh nghiệp bắt ñầu ñầu tư mạnh ñể phát triển các loại hoa hàng hóa. Diện
tích ñược mở rộng, nhiều chủng loại hoa mới ñặc biệt các loại giống hoa cao
cấp như ñịa lan ñược ñưa vào sản xuất, một số hộ gia ñình và doanh nghiệp ñã
mạnh dạn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất hoa cao cấp nên hiện nay hoa
của Sa Pa ñã mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài Tỉnh.
Thu nhập của người sản xuất hoa ñạt khá cao hơn hẳn các loại cây trồng khác
trên một ñơn vị diện tích [19].
1.3.2.2 Tiềm năng sản xuất hoa lan ở Việt Nam
* Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam những năm qua phát triển vượt bậc ñã nâng cao
mức sống của người dân nhất là dân cư các thành phố lớn trong cả nước. Do
ñó nhu cầu tiêu dùng hoa cắt cành, trong ñó có hoa lan ngày càng tăng. Hầu

hết hoa lan ñược trồng và tiêu thụ trong nước, tập trung vào các dịp lễ hội như
(Lễ Giáng Sinh, Ngày Quốc tế phụ nữ, sinh nhật, hội nghị ).
Với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO),
Việt Nam có nhiều ñiều kiện lợi thế cho ngành sản xuất hoa lan như cơ hội
tiếp cận với thị trường Quốc tế, thúc ñẩy phát triển trong các lĩnh vực: Kỹ
thuật trồng, lai tạo giống, nhân giống, phòng trừ sâu bệnh hại, bảo quản sau
thu hoạch
Mặc dù hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất hoa lan ở Việt Nam chưa
ñược qui hoạch trong ñịnh hướng chiến lược phát triển dài hạn của Quốc gia,
nhưng xu hướng phát triển của hoa lan lại rất nhiều triển vọng vì hầu như
cung không ñủ cầu, do làn sóng ñầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày
càng gia tăng, thêm vào ñó việc hình thành các khu du lịch sinh thái, các hội
nghị quốc gia, cũng như các diễn ñàn quốc tế ñược tổ chức tại Việt Nam với
tần xuất ngày càng nhiều khiến cho nhu cầu sử dụng hoa lan ngày càng tăng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
thêm. Do vậy, Việt Nam hàng năm ñã phải chi ra hàng tỷ ñồng ñể nhập khẩu
hoa lan từ các nước láng riềng nhằm ñáp ứng cho thị trường nội ñịa.
* Thu nhập từ trồng hoa lan
Hiệu quả kinh tế nói chung của vườn trồng hoa ñặc biệt là hoa lan cao
hơn rất nhiều so với các cây trồng nông nghiệp khác, nhất là tại những vùng
ñất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả như bạc mầu, chua phèn hay nhiễm
mặn vì cây lan không cần ñến ñất mà trồng bằng các loại giá thể như xơ dừa,
mùn thông, chấu hun các vật liệu này ñều ñược sản xuất ở Việt Nam, rẻ
tiền, dễ kiếm cũng ñã góp phần làm giảm chi phí ñầu tư cho người sản xuất.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nếu trồng lan cắt cành thì
1ha có thể cho doanh thu 500 triệu ñến 1tỷ ñồng/ha/năm. Do vậy thu nhập của
người trồng lan cao gấp 7 – 8 lần so với người trồng lúa, gấp 4 – 5 lần so với
người trồng rau

* Thị trường trong nước
Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ
tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ kinh doanh
hoa lan và cây cảnh mới chỉ ñạt 200 – 300 tỷ ñồng thì hết quí I năm 2006 ñã
tăng lên mức 400 tỷ ñồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây cảnh
cũng tăng từ 264 cơ sở năm 2003 lên trên 1000 cơ sở năm 2006, với lượng
phong lan tiêu thụ trung bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây [49].
Hoa lan và các loại hoa cắt cành khác ñang ñược phân phối trên thị
trường trong nước qua các kênh bán sỉ tại các chợ ñầu mối hoa như Chợ Hồ
Thị Kỷ, Q.10. Các cửa hàng kinh doanh hoa mua trực tiếp từ các vườn hoặc
thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn lan.
Hiện nay, tuy chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào ñứng ra tổ
chức hệ thống thu mua và phân phối hoa lan cho thị trường trong nước, nhưng
các hộ kinh doanh hoa, các cửa hàng bán hoa ñã rất nhạy bén nắm bắt tâm lý

×