Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.56 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã
hội và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Hoạt động kinh doanh du lịch lữ
hành là một đặc thù của ngành du lịch. Mỗi quốc gia muốn phát triển ngành
công nghiệp du lịch thì không thể thiếu hệ thống các Công ty lữ hành hùng
mạnh tham gia hoạt động trên thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay, với
mong muốn phát triển toàn diện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại
Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách hàng, tôi đã lựa chọn
đề tài: “Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
tại Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay” làm chuyên đề thực tập.
Mục đích nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở hệ thống lý luận về hoạt động
kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành, tiến hành đánh giá thực trạng
hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành để xác định ưu điểm
và hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh
doanh lữ hành của doanh nghiệp đó, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH du lịch Nối Vòng
Tay là doanh nghiêp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, cung cấp các dịch vụ
du lịch cho du khách. Song do thời gian thực tập và kiến thức bị hạn chế. Nên
chuyên đề chỉ đề cập tới hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty
TNHH du lịch Nối Vòng Tay.
Chuyên đề sử dụng những phương pháp tổng hợp, thu thập xử lý tài
liệu, so sánh, phân tích và đánh giá.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chương I. Tổng quan về Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tại


Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh lữ hành quốc tế tại Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay.
Do thời gian thực tập, nghiên cứu và kiến thức của sinh viên còn hạn
chế nên Chuyên đề còn có rất nhiều thiếu sót. Kính mong thầy giúp đỡ để em
có thể hoàn thành Chuyên đề thực tập một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DU LỊCH NỐI VÒNG TAY
1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Năm 1997, ba sáng lập viên công ty bắt đầu nghiên cứu tìm hướng cho
các ý tưởng kinh doanh du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới và
mang lại lợi ích cho cộng đồng trong nước.
Năm 2000, công ty chính thức được thành lập lấy tên là: Công ty
TNHH Du lịch Nối Vòng Tay, tên giao dịch là Handspan Adventure Travel
trụ sở chính đặt tại 80 Mã Mây – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Công ty có 06 thành
viên, bao gồm 03 sáng lập viên, 02 hướng dẫn viên và 01 nhân viên văn
phòng.
Sau 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Du lịch Nối Vòng Tay trở thành
doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng chỉ quản lí chất lượng
ISO 9001:2000. Mọi hoạt động, tổ chức của công ty sau đó đều phải tuân theo
tiêu chuẩn ISO, chính vì thế mà công ty ngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu
quản lý, chất lượng hoạt động, chất lượng dịch vụ cho khách quốc tế…. Điều
đó giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn cả về chất lượng và quy mô.
Công ty được vinh dự nhận giải thưởng Top Thương Mại Dịch Vụ
2006, 2007 và giải thưởng “Business Award 2007” của Australian Chamber

of Commeree (Auscham).
Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Công ty còn mở thêm 1
văn phòng đại diện tại F7, 18A Nam Quốc Cảng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh và
1 văn phòng đại diện tại số 8 Cầu Mây – Sa Pa – Lào Cai.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1.2. Chức năng kinh doanh
Công ty TNHH Du lịch Nối Vòng Tay là một doanh nghiệp lữ hành
quốc tế với các chức năng cụ thể là:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế: Công ty tiếp nhận khách đoàn, khách lẻ
là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài đi du lịch vào
Việt Nam. Những khách này đến với công ty thông qua các công ty, hãng lữ
hành gửi khách ở nước ngoài, các đại diện bán hàng hay văn phòng bán hàng
tại trụ sở của công ty. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể trực tiếp đặt sản
phẩm dịch vụ thông qua trang web của công ty www.handspan.com.
- Cung cấp các dịch vụ riêng lẻ cho khách du lịch như: bán vé máy bay,
vé tàu hỏa, đặt chỗ khách sạn, dịch vụ vận chuyển, visa, tàu thuyền
1.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Trải qua 10 năm hoạt động trong ngành du lịch lữ hành, công ty đã xây
dựng được 1 nền tảng vật chất tương đối lớn, đảm bảo điều kiện làm việc
thuận lợi và thoải mái cho nhân viên Công ty.
Trụ sở chính của công ty được đặt trên khu phố cổ, nơi có rất nhiều
khách du lịch nước ngoài đi du lịch tự do, giao thông thuận tiện. Các nhân
viên trong công ty khi vào làm việc đều được trang bị 1 máy vi tính, 1 máy
điện thoại bàn, các máy tính được nối mạng nội bộ và được nối mạng
Internet, các phòng ban đều được cài đặt máy in, máy Fax, điều hòa để phục
vụ tốt nhất cho quá trình làm việc.
1.4. Đối tượng khách hàng chính
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty chủ yếu khai thác vào một vài thị

trường chính như sau:
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Thị trường khách Đức: đây là một mảng thị trường quan trọng, mang
lại nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty, số lượng khách Đức chiếm khoảng
35% tổng lượng khách của Công ty.
- Thị trường khách Châu Á: là một thị trường có thuận lợi về mặt địa lý
và phong tục tập quán gần gũi với Việt Nam. Trong số đó, lượng khách
Singapore và Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương đối lớn.Cụ thể là lượng khách
Singapore chiếm 28%, lượng khách Nhật chiếm 18% tỷ lệ khách Châu Á
- Thị trường khách là học sinh, sinh viên ở các trường quốc tế (Thái
Lan, Dubai) tăng trưởng đều hàng năm, chiếm khoảng 15%
Công ty luôn tổ chức những chương trình hoạt động nhằm quảng bá
hình ảnh của Việt Nam cho du khách theo những chương trình du lịch của
công ty. Hoạt động Marketing, bán hàng, điều hành cũng được phân công
công tác theo mảng thị trường nhằm đạt được hiệu quả khai thác thị trường
mục tiêu cao nhất.
1.5. Các chương trình du lịch chủ yếu
Hiện nay công ty có những tour du lịch chủ yếu sau:
Hạ Long 2 ngày
- Hạ Long trên tàu Aloha
- Hạ Long trên tàu Indochina Sails
- Hạ Long trên tàu Valentine Cruise
- Hạ Long trên tàu Lagoon Explorer
Hạ Long 3 ngày
- Trèo Kayak trên Vịnh Hạ Long ( 01 đêm ngủ trên tàu, 1 đêm ngủ trên
đảo Cát Bà)
- 02 đêm trên tàu Indochina Sails
- 02 đêm trên tàu Valentine Cruise

Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- 02 trên tàu Prince Cruise/ Lagoon Explorer
Sapa
- Sapa ngủ đêm khách sạn
- Sapa ngủ đêm ở bản
- Sapa ngủ Topas
- Đạp xe chợ Bác Hà – Cán Cấu chợ
- Đạp xe Sapa – Thanh Phú
Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Tour Củ Chi - Cao Đài 01 ngày
- Đồng Bằng Sông Cửu Long 01 ngày
- Đồng Bằng Sông Cửu Long 02 ngày ( 01 đêm ngủ khách sạn, 01
đêm ngủ nhà dân )
- Đồng Bằng Sông Cửu Long 02 ngày ( 01 đêm trên tàu Mekong
Eyes Cruise )
- Đồng Bằng Sông Cửu Long 03 ngày ( 02 đêm ngủ khách sạn)
Hoi An
- Hành trình di sản miền Trung (5 ngày)
- Thăm Mỹ Sơn bằng thuyền (1 ngày)
- Câu cá lúc hoàng hôn (1 ngày)
Huế
- Khám phá Huế (3 ngày)
- Sống cùng người địa phương (1 ngày)
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức lao động của Công ty TNHH Du lịch Nối Vòng Tay

Bộ phận Tổng số
Trên đại học Đại học
Trên 1 ngoại
ngữ
1 ngoại ngữ
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Ban giám đốc 3 3 100 0 0 0 0 3 100
Sales&Marketing 10 1 10 9 90 0 0 100 100
Điều hành 10 1 10 9 90 0 0 10 100
Hướng dẫn 30 1 3 30 100 10 30 30 100
Hành Chính 4 0 0 2 50 0 0 2 50
Kế toán 5 1 20 4 80 0 0 3 60
Sản Phẩm 4 1 25 3 75 0 0 3 75
Quản lý chất lượng 1 0 0 1 100 0 0 1 100
Du lịch trách nhiệm 1 0 0 1 100 1 100 1 100
(Nguồn: Phòng Hành chính Công ty TNHH Nối VòngTay)
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Đây là nguồn lực cơ bản để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành

của Công ty. Công ty TNHH Du lịch Nối Vòng Tay có tất cả 68 cán bộ nhân
viên đảm nhiệm khối lượng công việc tương đối lớn. Trước một thực tế là số
lao dộng không đáp ứng được nhu cầu khách du lịch khi vào mùa cao điểm
(từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến hết tháng 12), do khối lượng công
việc nhiều nên vẫn xảy ra tình trạng bố trí lao động không “đúng người đúng
việc”. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công việc nhưng cán bộ nhân viên
vẫn cố gắng khắc phục để làm tốt công việc của mình.
Hiện nay, hầu hết lao động trong Công ty có trình độ từ Cao đẳng trở
lên. Nhưng số người có bằng cấp về du lịch lại không nhiều, do đó việc quản
lý tổ chức các hoạt động du lịch chưa được tốt. Việc bố trí cơ cấu lao động
cũng chưa hợp lý, nguyên nhân là do có bộ phận phải đảm nhận cùng một lúc
công việc của nhiều người gây nên hiện tượng làm việc quá tải vào mùa du
lịch. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh. Trong Công ty
số lượng lao động nữ giới và nam giới là tương đương nhau. Với khối lượng
công việc như hiện nay thì sự đồng đều về tỷ lệ này là rất tốt đảm bảo có sự
tương hỗ lẫn nhau trong mọi công việc.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sơ đồ tổ chức hành chính
Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, hội đồng quản
trị là người có quyền quyết định cao nhất, giám đốc trực tiếp ra các quyết định
cho cấp dưới, dưới có các bộ phận nghiệp vụ đóng vai trò chủ yếu, các bộ
phận khác có vai trò hỗ trợ. Sự đơn giản của mô hình trực tuyến chức năng là
phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo tính
chuyên môn hóa rõ rang, không có sự chồng chéo về trách nhiệm nhưng vẫn
phù hợp một cách nhịp nhàng giữa các bộ phận.
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
Quản lý hoạt động của công ty, nhân danh công ty giải quyết mọi vấn
đề lien quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trước nhà nước và cơ quan

trước pháp luật, điều hành mọi hoạt động của công ty.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
Phòng
Hành
Chính
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Sales
&
Marketing
Phòng
Sản
Phẩm
Phòng
Điều
Hành
Phòng
Quản

Chất
Lượng
Phòng
Du
lịch
Trách
nhiệm

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc
Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và các cơ quan Pháp luật về
hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý, tổ chức điều hành chung tất cả các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
2.3.1 Phòng Hành Chính
- Quản lý, lưu trữ về mặt hành chính giấy tờ toàn bộ nhân sự Công ty
bao gồm: hồ sơ nhân viên, hồ sơ đào tạo nhân viên, hợp đồng lao động…
- Quản lý, lưu trữ các giấy tờ pháp lý của Công ty.
- Quản lý, vận hành thư viện.
- Phụ trách công việc lễ tân: tiếp nhận, phân phát giấy tờ, điện thoại
Công ty.
- Thay mặt Công ty làm việc với các cá nhân trong Công ty để giải
quyết các vấn đề liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm được ràng buộc giữa
Công ty và các cá nhân trong hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên.
- Quản lý, lưu trữ các số liệu về tài sản của Công ty bao gồm: Hiện
trạng, bộ phận sử dụng…
- Quản lý kho.
- Thực hiện các công việc mua bán thiết bị, dụng cụ, đồ đạc văn phòng,
các thiết bị phục vụ cho hoạt động hàng ngày trong Công ty.
2.3.2. Phòng Kế Toán
- Quản lí và điều chỉnh nguồn vốn và tài sản của công ty
- Chuẩn bị những mục tiêu hàng năm trong sự kết hợp với các thành
viên quản lí cao cấp
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Báo cáo tình hình tài chính của công ty cho đội quản lí cao cấp và cơ

quan pháp lí có liên quan của nhà nước
- Các vấn đề tài chính nước ngoài có liên quan tới phòng kế toán công
ty
- Đảm nhận các kế hoach tài chính trong ngắn hạn và dài hạn như 1
phần của của đội quản lí cao cấp.
- Tham mưu các ý kiến cho giám đốc về các vấn đề liên quan tới hành
chính trong nội bộ công ty cũng như các yếu tố tác động tới công ty (chính
sách nhà nước, thay đổi của thị trường…) để đảm bảo hoạt động tài chính của
công ty được lành mạnh, đúng luật, hiệu quả, tiết kiệm…
- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển và chất lượng của công ty.
2.3.3. Phòng Sales and Marketing
- Quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương hiệu của công ty tới khách
hàng
- Tổ chức, thúc đẩy nhiệm vụ cung cấp sản phẩm dịch vụ của công ty
tới khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển và chất lượng
2.3.4. Phòng Sản Phẩm
- Quản lý, xây dựng và đào tạo đội hướng dẫn viên.
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm mới của công ty phù hợp với
nhu cầu của thi trường, khách hàng và định hướng phát triển của công ty.
- Cải tiến, thay đổi các sản phẩm cũ đề phù hợp với tình hình thay đổi
của môi trường kinh doanh trong và ngoài công ty.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Thiết lập hệ thống các nhà cung cấp dich vụ đáp ứng đươc nhu cầu
của công ty cả về số lượng, chất lượng và giá cả.
- Cung cấp, cập nhật thông tin cho các bộ phận trong công ty thông qua

hệ thống quản lý .
- Quản lý và bảo dưỡng Kayaks và xe đạp cũng như các dụng cụ dành
cho các tours của công ty: Túi cứu thương, lều trại… Đảm bảo các thiết bị
này luôn trong tình trạng sẵn sàng, đầy đủ để phục vụ nhu cầu các bộ phận và
hoạt động tốt.
2.3.5. Phòng Điều Hành
- Đối với khách lẻ: Tổ chức thực hiện (đúng theo các cam kết với khách
hàng )các tour lẻ do bộ phận sales chuyển sang
- Đối với khách hãng: Duy trì, phát triển, mở rộng mỗi quan hệ khách
hàng với các hãng lữ hành quốc tế và trong nước. Tổ chức thực hiện các cam
kết với khách hàng, các tours (hợp đồng) ký kết với các hãng này.
- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khách trong công ty nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển và chất lượng của công ty.
- Đảm bảo tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để đáp ứng tối đa
các yêu cầu của bộ phận bán hàng
2.3.6. Phòng Quản Lý Chất Lượng.
- Kiểm soát việc thiết lập, thực hiện và tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO
9001:2000
- Kiểm soát việc thực hiện những nội quy về kỷ luật, hành chính của
công ty
- Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm của
HAT, cũng như các dịch vụ riêng lẻ mà công ty giới thiệu cho khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng sau khi đi tour.
- Xử lý các thông tin của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Tham mưu cho giám đốc về những quyết sách liên quan tới chất
lượng dich vụ
- Quản lý toàn bộ xe đạp và Kayak

2.3.7. Phòng Du lịch có trách nhiệm.
- Tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan tới du lịch bền
vững.
- Xây dựng và quảng công ty trở thành một Công ty du lịch có trách
nhiệm.
- Xử lý và giải quyết các Tours, Booking liên quan tới du lịch có trách
nhiệm
- Thực hiện các dự án về mà du lịch có trách nhiệm Công ty theo đuổi.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.1. Các hoạt động nghiệp vụ của Công ty
Hoạt động chính của Công ty là tổ chức các tour du lịch trong nước cho
người nước ngoài với những tour du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch mạo hiểm
rất đa dạng và chất lượng cao. Ngoài ra Công ty còn cung cấp những dịch vụ
liên quan, hỗ trợ cho khách du lịch nước ngoài như: vé tàu, vé máy bay, oto,
khách sạn, visa,....
Trong những năm qua công ty đã thực hiện rất nhiều dự án đóng góp
cho cộng đồng như: Dự án “AI project” kết hợp với tổ chức từ thiện Tây Ban
Nha để giúp đỡ trẻ em người Dao được đến trường (2006); Dự án nhận nuôi
Linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng với Trung Tâm cứu hộ Linh trưởng
Cúc Phương (2005); Dự án xây lại trường cấp I Lao Chải, Sapa, Lào
Cai(2006), ba lần Ủng hộ quân áo, bàn ghế, sách vở đồ dùng học tập cho
trường học làng Chài Vông Viêng, Hạ Long, Quảng Ninh (2008)… và tham
gia các hoạt động của Tổ chức Nhân Đạo vì trẻ em Việt Nam. Các dự án tiếp
theo cho năm 2009-2011 cũng đã được xây dựng và chuẩn bị đi vào thực
hiện.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bên cạnh những dự án dài hạn kể trên hàng năm công ty còn tổ chức
nhiều chuyến du lịch miễn phí cho khách du lịch đi thu gom rác, bảo vệ môi

trường ở Hạ Long, Sapa, Lao Chải, Tả Van… nhằm nâng cao ý thức của cộng
đồng dân cư, khách hàng…về việc khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên
du lịch.
3.2. Thực trạng hiệu quả quá trình kinh doanh của Công ty trong
những năm gần đây
Qua kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong hai năm vừa
qua cho ta thấy Công ty đã đạt được những thành quả tốt đẹp. Do nỗ lực cố
gắng của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong công ty, do đường lối, chính
sách giá cả sản phẩm, xúc tiến quảng cáo, chương trình du lịch đặc biệt của
Công ty. Cụ thể là:
- Chương trình du lịch của công ty phong phú đa dạng hơn. Những
chương trình du lịch được xây dựng lên có liên quan đến môi trường, tìm hiểu
đời sống của người dân địa phương, các hoạt động từ thiện (thăm các trại trẻ
mồ côi, trường dạy nghề cho trẻ em khyết tật) khiến cho khách hàng quốc tế
rất quan tâm và thích thú.
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2009 tăng so
với năm 2008, chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu qủa và ngày càng phát
triển.
- Lượng khách du lịch tăng đều qua các năm, thể hiện khả năng thu hút
du khách tăng, bộ phận Sales & Marketing hoạt động hiệu quả. Công ty tiếp
cận được một thị trường khách hàng có quy mô lớn, đầy tiềm năng để khai
thác.
- Chất lượng dịch vụ đã được khách hàng ghi nhận và được quảng bá
trên sách hướng dẫn du lịch thế giới như Lonely Planet
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
14
Chuyờn thc tp tt nghip Trng i hc Kinh t quc dõn
a. Kt qu hot ng kinh doanh l hnh quc t
Trong nhng nm gn õy, ngnh Du lch Vit Nam c ng v nh
nc quan tõm h tr v mi mt. Vi mc ớch thay i c cu kinh t theo

hng Cụng nghip húa Hin i húa t nc. ng thi, do n lc ca
ton th nhõn viờn trong cụng ty, do ng li ca cp lónh o, s nhy bộn
trong quỏ trỡnh kinh doanh giỳp cho Cụng ty cú kt qu kinh doanh tng liờn
tc. Song song vi nhng iu ú, nh hng ca dch bnh cng ó khin
cho Cụng ty ri vo tỡnh trng khú khn, t l khỏch hng gim nh hng
khụng nh ti kt qu hot ng kinh doanh.
ỏnh giỏ c hiu qu kinh doanh ca cụng ty trong mt vi nm
gn õy, thỡ doanh thu l mt ch tiờu quan trng. T ch tiờu ny cựng vi
mc chi phớ hot ng cú th thy c li nhun thu c hng nm. i
vi bt k doanh nghip no thỡ ch tiờu li nhun s ch tra kh nng tn ti
cng nh c hi m rng v phỏt trin hot ng kinh doanh.
Bng 1: Thng kờ doanh thu ca Cụng ty
t nm 2005 n nm 2009
Đơn vị: nghìn đồng
Ch tiêu
2005 2006 2007 2008 2009
Dthu 7,500,068 11,430,352 16,782,057 22,597,102 25,661,736
Tỉ lệ tăng (%)

152 147 135 114
Chi phí 7,355,122 11,255,387 16,663,120 22,392,134 25,439,598
LNTT 144,946 174,965 118,937 204,968 222,138
LNST 94,215 113,727 77,309 133,229 144,390
(Ngun: Phũng k toỏn cụng ty TNHH Du lch Ni VũngTtay)

Qua bng trờn ta thy, t nm 2005 n nm 2009 doanh thu v li
nhun ca cụng ty tng. Trong ú nm 2007 mc dự doanh thu tng nhng li
Nguyn Tuyt Hnh QTKD K39B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

nhuận của công ty lại giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế và dịch bệnh làm
cho lượng khách du lịch giảm. Nhưng đến năm 2008 và 2009 Doanh thu và
lợi nhuận của công ty tăng mạnh. Cụ thể: Năm 2007 doanh thu tăng 35% so
với năm 2007 tương ứng tăng 5,8 tỷ đồng; lợi nhuận tăng thêm 55,9 triệu
đồng. Năm 2009 doanh thu tăng thêm 14% (tương ứng tăng 3,2 tỷ đồng); lợi
nhuận tăng thêm 11,16 triệu đồng.
Kết quả thu được là nhờ vào sự hộ trợ của nền khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin, trình độ quản lý, làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty.
Với mức tăng trưởng như vây, dự kiến lợi nhuận thu được trong năm 2010
cũng sẽ đạt ở mức cao.
Lượng khách đi du lịch qua công ty được thống kê qua các năm là chỉ
tiêu hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp lữ hành. Chỉ tiêu chứng tỏ khả
năng thu hút khách du lịch của công ty, từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của
công ty.
Bảng 2: Lượng khách du lịch Quốc tế
Năm 2007 2008 2009
Số lượng khách (người) 3.426 5.742 6.384
Tỷ lệ tăng (%) 67.6 11.2
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Du lịch Nối Vòng Tay)
Qua bảng ta thấy, lượng khách quốc tế của công ty tăng dều qua các
năm, tỷ lệ tăng của năm 2008/2007 cao hơn 2009/2008. Cụ thể, năm 2008
lượng khách tăng thêm 67,6% (tương ứng tăng thêm 2.316 người); năm 2009
lượng khách tăng thêm 11,25 so với năm 2008 (tương ứng tăng 642 người).
Như vậy có thể thấy khả năng thu hút khách du lịch của công ty tương
đối cao. Do hiện nay trên thị trường các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du
lịch ngày càng nhiều nên lượng khách của các công ty giảm nhẹ, thị phần bị
thu hẹp. Mặc dù vậy công ty vẫn giữ được một thị phần tương đối lớn, đó là
nhờ uy tín trong hoạt động kinh doanh từ khi thành lập đến nay, thương hiệu
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
được khẳng định với những giải thưởng quan trọng của hội Doanh nghiệp
Việt Nam trao tặng.
b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
- Nguồn vốn.
Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn kinh doanh tự có và các
nguồn vốn huy động khác khi cần thiết. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để
phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Ở nước ta, dường như nhịp độ
tăng trưởng của ngành du lịch tương ứng với nhịp độ đổi mới. Du lịch của
nước ta đang trong thời kỳ đầu phát triển nên vấn đề nguồn vốn kinh doanh
của các Công ty càng trở lên quan trọng và bức thiết. Là Công ty Tư nhân nên
việc huy động vốn của Công ty TNHH du lịch Nối Vòng Tay cũng có nhiều
thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn. Những ngày đầu phát triển, với cơ
sở vật chất nghèo nàn, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là của chủ doanh
nghiệp đầu tư, rất eo hẹp. Trải qua quá trình phát triển, có được chỗ đứng
trong ngành du lịch, Công ty cũng có khả năng huy động vốn từ các tổ chức
tín dụng, ngân hàng nhà nước và ngoài quốc doanh. Nhất là trong thời kỳ
bùng nổ của thị trường tài chính thì việc vay vốn càng trở lên dễ dàng hơn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có khả năng phát triển mở rộng quy mô
hoạt động.
Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty trong thời gian qua
cũng có những bước phát triển đáng mừng, lượng khách mà hoạt động kinh
doanh lữ hành đón tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy mà việc huy động vốn cho
kinh doanh lữ hành là hết sức cần thiết để mở rộng quy mô phát triển. Trong
thời gian này, Công ty nên chú trọng đầu tư vào mảng kinh doanh lữ hành
quốc tế để xây dựng loại hình kinh doanh này thành loại hình kinh doanh
mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất cho Công ty đúng như tiềm năng của
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

nó. Nguồn vốn này có thể huy động từ vốn chủ sở hữu, nhân viên trong Công
ty, các tổ chức tín dụng,…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với các yếu tố kinh tế xã hội
đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong Công ty được mở rộng, đa dạng
và phong phú hơn. Công ty đã trải qua không ít những khó khăn thử thách của
thị trường ngành du lịch nói riêng và thị trường kinh tế nói chung, từng bước
phát triển vững chắc, tạo chỗ đứng trên thị trường và xây dựng được uy tín
đối với khách hàng.
Công ty có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi đáp ứng mong muốn, nhu cầu
của khách du lịch khi tới Công ty. Nhân viên làm việc tại Công ty được trang
bị đầy đủ những thiết bị cần thiết để làm việc. Công ty cũng luôn có chế độ
bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc để phục vụ một cách tốt nhất cho
công việc của nhân viên.
Mặc dù vậy, Công ty cũng nên quan tâm tới việc cập nhật những công
nghệ hiện đại, dần dần thay đổi phương pháp tổ chức quản lý thủ công bằng
hệ thống mạng, chương trình quản lý mới tân tiến. Nhằm tạo điều kiện tốt
nhất cho nhân viên, làm tăng hiệu suất làm việc, mang lại lợi nhuận ngày càng
nhiều cho Công ty.
4. CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY
4.1. Chất lượng đội ngũ lao động
Đối với doanh nghiệp, lao động là yếu tố đầu vào quan trọng trong bất
kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào, nó quyết định hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Bởi chính con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động sản
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Trong doanh
nghiệp lữ hành có hai loại lao động: lao động quản trị và lao động thừa hành.

Lao động quản trị bao gồm: hội đồng quản trị, giám đốc điều hành,
trưởng các phòng chức năng, trưởng các bộ phận tác nghiệp và các quản trị
viên. Trong đó ban giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm chung về
hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Trưởng các phòng chức năng (trưởng phòng kế toán, trưởng phòng hành
chính,...) là quản trị cấp trung gian, họ có vai trò tham mưu và trợ giúp cho
giám đốc doanh nghiệp giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Trưởng phòng tác nghiệp (trưởng phòng điều
hành, trường phòng Marketing, hướng dấn,...) là bộ phận trực tiếp tham gia
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn quản trị viên là những người
đảm nhận những công việc trợ lý hoặc tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp,
thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược và kế hoạch
kinh doanh, nghiên cứu và xử lý các tình huống phát sinh trong chuyến đi.
Lao động thừa hành bao gồm: nhân viên thị trường, nhân viên điều
hành, hướng dẫn,...và các nhân viên khác như nhân viên kế toán, nhân viên
hành chính, bảo vệ. Mỗi nhân viên có chức năng nhiệm vụ riêng như nhân
viên điều hành thì lên trương trình, thiết kế chương trình, nhân viên thị trường
thì quảng bá, nghiên cứu thị trường, bán các chương trình du lịch, hướng dẫn
viên là những người đi theo tour hướng dẫn khách, và giúp khách đáp ứng
mọi nhu cầu phát sinh trong chuyến đi.
Trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì nhân viên bộ phận nghiệp
vụ (điều hành, thị trường, hướng dẫn) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là
những người trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch vụ và thay mặt doanh
nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cung cấp và thỏa mãn những dịch vụ
mà khách hàng yêu cầu, giúp khách hàng có ấn tượng về dịch vụ, về doanh
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
nghiệp. Vì vậy đội ngũ nhân viên này phải có trình độ chuyên môn vững
vàng, am hiểu đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, nhạy bén với

những thay đổi bên ngoài, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt hướng dẫn viên phải là người am
hiểu ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp, có khả năng làm việc độc lập, giải
quyết tốt các tình huống phát sinh. Muốn vậy Công ty phải có chính sách
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đãi ngộ người lao động hợp lý nhằm duy trì
và phát triển đội ngũ lao động, thu hút và giữ những lao động có tài cho
doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt sự kỳ
vọng của khách hàng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành.
Bên cạnh đó, việc xác định số lượng và chất lượng lao động để bố trí sử
dụng hợp lý cũng góp phần quan trọng vào năng lực sản xuất của doanh
nghiệp. Việc quản lý sử dụng lao động cũng như việc phân bổ tổ chức lao
động hợp lý sẽ kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, là nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Với doanh nghiệp lữ hành, lao
động càng trở lên quan trọng hơn vì doanh nghiệp lữ hành sử dụng lao động
sống là chủ yếu.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo một số chỉ tiêu qua 2
năm 2008 – 2009 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Tổng số lao động
Người 64 68 110,00
Lao động gián tiếp
Người 10 10 100,00
* Tỷ trọng
% 15,62 14,71 94,15
- Ban giám đốc
Người 3 3 100,00
- Bộ phận kế toán

Người 4 4 100,00
- Bộ phận hành chính
Người 5 5 100,00
Lao động trực tiếp
Người 54 58 107,41
* Tỷ trọng
% 84,38 85,29 101,09
- Điều hành
Người 9 10 111,11
- Sales&Marketing
Người 10 10 100,00
- Sản phẩm
Người 4 4 100,00
- Hướng dẫn
Người 24 30 125,00
- Quản lý chất lượng
Người 1 1 100,00
- Du lịch trách nhiệm
Người 1 1 100,00
Lao động theo giới tính
- Nam giới
Người 38 40 105,26
* Tỷ trọng
% 59,38 58,82
- Nữ giới
Người 26 28 107,69
* Tỷ trọng
% 40,63 41,18
Trình độ lao động
- Trên đại học

Người 2 3 150
* Tỷ trọng
% 3,13 4,41
- Đại học, cao đẳng
Người 38 40 105,26
* Tỷ trọng
% 59,38 58,82
- Trung cấp
Người 24 25 104,17
* Tỷ trọng
% 37,50 36,76
Độ tuổi trung bình
30.2 29.4 97.35
(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH du lịch nối vòng tay)
Qua bảng số liệu ta thấy: Cơ cấu lao động trong công ty từ năm 2008
đến 2009 biến động không nhiều.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Tổng số lao động năm 2009 tăng thêm 10% so với năm 2008 tương ứng
tăng thêm 04 người.
Lao động gián tiếp tăng thêm 10% tương ứng tăng thêm 1 người. Trong
đó: lao động gián tiếp không thay đổi về mặt số lượng.
Lao động trực tiếp tăng thêm 4 người (tương ứng tăng 7.41%). Trong
đó: Bộ phận bộ phận Sales &Marketing, bộ phận sản phẩm, quản lý chất
lượng và bộ phận du lịch trách nhiệm không có thay đổi về nhân sự, bộ phận
điều hành tăng thêm 1 nguời (tương ứng tăng 11.11%), bộ phận hướng dẫn
tăng thêm 3 người (tương ứng tăng 25%).
Theo giới tính, lao động nam năm 2009 tăng thêm 2 người so với năm
2008 (tương ứng tăng 5.56%), lao động nữ giới tăng 2 người (tương ứng tăng

thêm 7.69%).
Theo trình độ lao động, năm 2009 Công ty tuyển thêm 2 nhân viên có
trình độ đại học làm cho tỷ lệ tăng nhân viên ở trình độ đại học là 5.26%,
Công ty đã có them 1 lao động có trình độ trên đại học và 2 nhân viên có trình
độ trung cấp.
Độ tuổi trung bình của Công ty năm 2009 giảm 2.65% so với năm
2008. Điều này chứng tỏ công ty đang dần trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhân viên.
Đưa những người có trình độ cao về làm việc tại Công ty, góp phần nâng cao
hiệu quả lao động.
4.2. Đặc điểm sản phẩm lữ hành quốc tế
- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp, là sự kết hợp của nhiều dịch
vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,...của các nhà
sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là
các các chương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách
hàng phải trả tiền trọn gói các chương trình du lịch trước khi đi du lịch.
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất
lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả
người phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó lại thay đổi và chịu tác
động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.
- Sản phẩm lữ hành bao gồm những hoạt động diễn ra trong cả một quá
trình từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát
gồm:
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi như: nhu cầu giải
trí, nhu cầu tham quan, tìm hiểu các phong tục, tập quán từng vùng
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách trong chuyến
đi như: đi lại, ăn nghỉ, an ninh,...
- Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành

không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính
linh động cao.
- Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong
kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện
nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.
- Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét: có mùa thấp điểm và
mùa cao điểm. Vì vậy, trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi các nhà quản trị phải
nắm bắt được tính thời vụ nhằm có những biện pháp hạn chế tính thời vụ, duy
trì nhịp độ phát triển có tính đều đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ
hành.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm trong kinh doanh du lịch lữ
hành diễn ra trong cùng một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta
chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự có mặt của khách trong quá
trình phục vụ. Có thể xem khách hàng là yếu tố “nguyên liệu đầu vào” trong
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
quá trình kinh doanh du lịch lữ hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản
phẩm không thể sản xuất trước.
4.3. Thị trường lữ hành quốc tế của Công ty
* Thị trường khách hàng
Hiện tại, Công ty dựng được rất nhiều những chương trình du lịch có
hành trình đi đến các khu du lịch nổi tiếng như: Sapa, Hạ Long, Huế, Hội An,
Mũi Né, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc… vì vậy mà thị trường khách du lịch
của Công ty tương đối lớn.
Thị trường khách du lịch của Công ty là khách nước ngoài nên du
khách tham quan với mục đích chủ yếu là khám phá, tìm hiểu các di tích lịch
sử văn hóa, phong tục, tập quán, các danh lam thắng cảnh của khắp mọi miền
của đất nước.
- Thị trường khách hàng hiện tại.

Thị trường khách hàng chủ yếu là Châu Âu, chủ yếu là khách Đức. Đây
là một mảng thị trường quan trọng, mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho
công ty, chiếm khoảng 35% tổng lượng khách của Công ty. Ngoài ra còn có
thị trường khách Châu Á như Singapore và Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương
đối lớn.Cụ thể là lượng khách Singapore chiếm 28%, lượng khách Nhật
chiếm 18% tỷ lệ khách Châu Á
- Thị trường khách hàng tiềm năng.
Công ty luôn luôn chú trọng phát triển thị trường khách quốc tế. Công
ty mở thêm nhiều Chương trình Tour phù hợp với các du khách nước ngoài
trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu tâm lý của du khách sau mỗi chuyến đi. Công
ty cũng xúc tiến việc tìm đối tác để mở văn phòng đặt tại các quốc gia có
lượng khách du lịch vào Việt Nam lớn
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Những khó khăn mà Công ty gặp phải khi khai thác thị trường khách
quốc tế.
+ Do quy mô vốn của Công ty còn nhỏ, nên việc mở rộng chi nhánh
còn rất khó khăn. Những đòi hỏi về sản phẩm của khách quốc tế rất cao cả về
chất lượng thiết kế và chất lượng thực hiện chương trình du lịch.
+ Do vốn ngoại ngữ của nhân viên trong Công ty không nhiều, số
lượng nhân viên biết 2 thứ tiếng trở lên còn rất ít nên việc giao dịch với khách
quốc tế là rất khó khăn. Ngoại ngữ chủ yếu được sử dụng là tiếng Anh trong
khi rất nhiều khách du lịch ở các quốc gia khác không nói được tiếng Anh.
+ Trình độ của hướng dẫn viên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách
quốc tế.
* Tính chất cạnh tranh
Doanh nghiệp lữ hành kinh doanh trên thị trường có mối quan hệ mật
thiết với khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ với các ngành kinh doanh
khác. Khi cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu được tiếp cận, gần gũi với

thiên nhiên, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng
không khí trong lành càng được nâng cao. Đi du lịch, du khách được mở
mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa xã hội, cũng như lịch sử hình thành tại
điểm đến. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thỏa mãn những nhu cầu
đó. Khi mua những chương trình du lịch trọn gói, khách hàng đã tiết kiệm
được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức bố trí sắp
xếp cho chuyến du lịch của họ.
Đối với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp lữ
hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác, trên cơ sở
hợp đồng đã kí kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi
ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành. Các nhà cung cấp thu được
Nguyễn Tuyết Hạnh – QTKD K39B
25

×