Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 109 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
----------------------------------

MAI QUỐC THỊNH

CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC Đ ỘNG ĐẾN
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
VÀO VIỆT NAM.
CHUYÊN NGÀNH:

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÃ SỐ:

60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS ĐOÀN LIÊNG DIỄM

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công t rình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Cô Đoàn Liêng Diễm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào.


Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có
ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, và đều
có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.

Tác giả
Mai Quốc Thịnh

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 1


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................1
MỤC LỤC ..................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................5
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: .......................................9
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................14
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 14
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 14
1.6. Những đóng góp mới trong nghiên cứu: .........................................15
1.7. Kết cấu đề tài :.................................................................................15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:............................. 16
2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) : ............................ 16
2.2.Các hình thức FDI ...........................................................................18
2.2.1 Phân theo bản chất đầu tư ......................................................... 18
2.2.2 Phân theo tính chất dòng vốn ....................................................19
2.2.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư .............................................19
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài .............20
2.3.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước .........20
2.3.2 Chu kỳ sản phẩm ......................................................................20
2.3.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia ............................. 21
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 2


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------2.3.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại .....................21
2.3.5 Khai thác chuyển giao kĩ thuật và công nghệ ............................ 21
2.3.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên......................................22
2.4. Mô hình nghiên cứu: .......................................................................22
2.4.1. Yếu tố quyết định của FDI: Bài học từ các nền kinh tế châu Phi:
..........................................................................................................22
2.4.2. Yếu tố quyết định của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ,
Indonesia và Pakistan: phương pháp định lượng (Muhammad Azam,
Ling Lukman)....................................................................................27
2.4.3. Yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một cách tiếp cận
ngành và thể chế (James P. Walsh và Jiangyan Yu)........................... 33

2.4.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất : ....................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................42
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU.........................................43
3.1. Quy trình nghiên cứu: .....................................................................43
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................44
3.3 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 44
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................... 44
3.5 Các giả thiết nghiên cứu: .................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................47
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 48
4.1 Phân tích đơn biến : .........................................................................48
4.1.1. Thống kê mô tả về các biến : ....................................................48
4.1.2. Phân tích tương quan biến........................................................ 49
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 3


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------4.1.3. Kiểm định tính đồng liên kết dựa trên phương pháp VAR của
Johansen:........................................................................................... 51
4.1.4. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình: ....................60
4.2 Phân tích kết quả mô hình hồi quy ..................................................74
4.2.1. Phân tích hồi quy .....................................................................74
4.2.2. Kết quả hồi quy ........................................................................90
4.2.3. Nhận xét hồi quy......................................................................91
4.3 Kết quả nghiên cứu .........................................................................93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................94

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................95
5.1 Tổng hợp lại kết quả nghiên cứu...................................................... 95
5.2 Đề xuất kiến nghị ............................................................................99
5.2.1.

Nhóm giải pháp về quy hoạch. .............................................99

5.2.2.

Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư .......................................99

5.2.3.

Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư ................. 100

5.2.4.

Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư

hiện có: ........................................................................................... 101
5.2.5. Các giải pháp khác................................................................. 102
5.3 Những hạn chế của đề tài. .............................................................. 104
5.4 Những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 106
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC ..................................................................... 106
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ...................................................................... 107
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh

Trang 4


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

-------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Bảng điều chỉnh dữ liệu ước tính: tác dụngcố định(20 quốc gia
x16 năm(1990-2005))................................................................................26
Bảng 2.2: So sánh ước tính các yếu tố quyết định kinh tế FDI của Pakistan,
Ấn Độ và Indonesia ...................................................................................31
Bảng 2.3: Tóm tắt nội dung các lý thuyết về nhân tố đầu tư trực tiếp nước
ngoài .........................................................................................................38
Bảng 4. 1: Bảng thống kê mô tả các biến của mô hình hồi quy ...................49
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan giữa các biến ........................................49
Bảng 4.3: Kiểm định đồng liên kết FDI và RETAIL: ................................ 51
Bảng 4.4: Kiểm định đồng liên kết FDI và GDP: ......................................52
Bảng 4.5: Kiểm định đồng liên kết FDI và CAP_STATE: ........................ 52
Bảng 4.6: Kiểm định đồng liên kết FDI và CAP_PVT: ............................. 53
Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết FDI và CAP_FR: ................................ 54
Bảng 4.8: Kiểm định đồng liên kết FDI và EX_DEBT: ............................. 55
Bảng 4.9: Kiểm định đồng liên kết FDI và TO: .........................................55
Bảng 4.10: Kiểm định đồng liên kết FDI và INDUS: ................................ 56
Bảng 4.11: Kiểm định đồng liên kết FDI và GOVEX: ............................... 57
Bảng 4.12: Kiểm định đồng liên kết FDI và TAX: ....................................57
Bảng 4.13: Kiểm định đồng liên kết FDI và M2: .......................................58
Bảng 4.14: Kiểm định đồng liên kết FDI và EXRAT: ............................... 59
Bảng 4.15: Kiểm định đồng liên kết FDI và LABOR: ............................... 60
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm


SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 5


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 4.16: Bảng kiểm định tính dừng của biến DFDI: .............................. 60
Bảng 4. 17: Bảng kiểm định tính dừng của biến DDRETAIL: ....................61
Bảng 4.18: Bảng kiểm định tính dừng của biến DDGDP :.......................... 62
Bảng 4. 19: Bảng kiểm định tính dừng của biến DCAP_STATE: ...............63
Bảng 4. 20: Bảng kiểm định tính dừng của biến DCAP_PVT: ...................64
Bảng 4.21: Bảng kiểm định tính dừng của biến DCAP_FR: ...................... 65
Bảng 4. 22: Bảng kiểm định tính dừng của biến DDEX_DEBT: ................66
Bảng 4.23: Bảng kiểm định tính dừng của biến DTO: ............................... 67
Bảng 4.24: Bảng kiểm định tính dừng của biến DINDUS: ........................ 68
Bảng 4. 25: Bảng kiểm định tính dừng của biến DDGOVEX :....................69
Bảng 4.26: Bảng kiểm định tính dừng của biến DTAX: ............................ 70
Bảng 4.27: Bảng kiểm định tính dừng của biến DDM2: ............................ 71
Bảng 4. 28: Bảng kiểm định tính dừng của biến DEXRAT: ....................... 72
Bảng 4.29: Bảng kiểm định tính dừng của biến DLABOR: ....................... 73
Bảng 4. 30: Mô hình hồi quy các biến ........................................................ 74
Bảng 4.31: Kiểm định thừa biến DDGDP3: ..............................................76
Bảng 4.32: Mô hình sau khi bỏ biến DDGDP3..........................................76
Bảng 4.33: Kiểm định thừa biến DEXRAT13: ..........................................77
Bảng 4.34: Mô hình sau khi bỏ biến DEXRAT13 .....................................77
Bảng 4.35: Kiểm định thừa biến DINDUS9: .............................................78
Bảng 4.36: Mô hình sau khi bỏ biến DINDUS9 ........................................79
Bảng 4.37: Kiểm định thừa biến DDEX_DEBT7: .....................................79
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm


SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 6


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 4.38: Mô hình sau khi bỏ biến DDEX_DEBT7 ................................ 80
Bảng 4.39: Kiểm định thừa biến DLABOR14: ..........................................80
Bảng 4.40: Mô hình sau khi bỏ biến DLABOR14 .....................................81
Bảng 4.41: Bảng kết quả R21 .....................................................................82
Bảng 4.42: Bảng kết quả R22 .....................................................................82
Bảng 4.43: Bảng kết quả R23 .....................................................................83
Bảng 4.44: Bảng kết quả R24 .....................................................................84
Bảng 4.45: Bảng kết quả R25 .....................................................................85
Bảng 4.46: Bảng kết quả R26 .....................................................................85
Bảng 4.47: Bảng kết quả R27 .....................................................................86
Bảng 4.48: Bảng kết quả R28 .....................................................................87
Bảng 4.49: Kết quả hồi quy của biến độc lập với biến phụ thuộc U1: ........88
Bảng 4.50: Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi của mô hình hồi quy: 89
Bảng 4.51: Kết quả mô hình hồi quy tối ưu ...............................................91

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu FDI ở Châu Phi: ........................................23
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 2:............................................................... 28
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu 3:............................................................... 37
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 40

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm


SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 7


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp mang tính cạnh
tranh cao đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược tài tình thu hút vốn đầu tư
nước ngoài để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho
thời gian tới.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy
động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực (lao động, vốn,
khoa học công nghệ,..) cho đầu tư phát triển. Trong các nguồn lực đó, vốn
là yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư phát triển,
vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH - HĐH và góp
phần vào mục tiêu CNH - HĐH. Trong khi tích luỹ nội bộ của nền kinh tế
nước ta còn thấp, thì việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc
biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều kiện cần thiết để đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Là một nền kinh tế lớn và phát triển nhất khu vực Đông Dương, Việt
Nam đã rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) và đạt được sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế vĩ mô nước nhà,
chính sự phát triển mạnh mẽ này trong suốt hai thập kỉ qua đã cung cấp cho
tác giả động lực để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa FDI và các
yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Có thể thấy, để thu hút nhiều hơn nữa
loại hình đầu tư này cho phát triển kinh tế thì việc tìm hiểu mối quan hệ
giữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài v à môi trường kinh tế vĩ mô của
quốc gia nhận đầu tư là hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay tại Việt

Nam. Việc nghiên cứu mối quan hệ này hiện nay là hết sức cấp thiết nhằm
tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại Việt Nam trong thu hút và
phát huy hơn nữa vài trò của loại hình đầu tư này cho công cuộc phát triển
kinh tế đất nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo
dài từ năm 2007 đến nay.
Xuất phát từ thực tế đó, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát
huy hiệu quả hơn và thu hút được nguồn vốn này ngày càng nhiều hơn, góp
phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân, các doanh
nghiệp trong nước có cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ máy móc thiết
bị hiện đại, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý mới , tác giả quyết
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 8


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------định chọn đề tài “ Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. ” làm luận văn thạc sĩ. Với nghiên
cứu này, tác giả hy vọng thông qua việc phân tích kinh nghiệm trong quá
trình chuyển đổi ở Việt Nam sẽ nâng cao sự nhận thức về vai trò của FDI
trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển kinh tế và tính hiệu quả của
FDI trên con đường dẫn tới công nghiệp hóa tập trung xuất khẩu.
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Lĩnh vực FDI đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ thể
hiện trong các đề tài luận văn, luận án, các hội thảo khoa học. Có thể kể ra
các công trình đã nghiên cứu gần đây nhất đó là:
Luận án Tiến sỹ:
- “Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại

Việt Nam’" của NCS Lê Công Toàn năm 2001. Trong luận án này tác giả
đã hệ thống các lý luận về vai trò của các giải pháp tài chính trong quản lý
và thu hút FDI, kinh nghiệm của một số nước châu Á trong việc sử dụng
các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh giá thực trạng sử dụng các giải
pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI ở Việt Nam giai đoạn 1998 2000 đã đề ra các giải pháp cụ thể về tiền tệ, chi ngân sách, thuế... và cũng
đề ra các điều kiện cần thiết để thu hút và tăng cường quản lý FDI giai đoạn
2001 - 2010.
-“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động FDI tại Thành phố HCM”, của NCS Trần Đăng Long năm 2002, nội
dung của luận án này tác giả đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động FDI về lý thuyết và thực trạng tại Thành phố HCM,
để ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
FDI.
-“Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các
nước G7 vào Việt Nam’" năm 2004, của NCS Trần Anh Phương. Tác giả
của luận án đã đánh giá thực trạng thu hút FDI của nhóm G7 vào Việt Nam
giai đoạn 1988 - 2002, xem xét mức độ tác động tới quá trình kinh tế xã hội
của đất nước để từ đó đề ra 2 nhóm giải pháp cấp bách như: gia tăng FDI từ
Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp và nhóm giải pháp lâu dài.
- “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
ở Việt Nam”, của NCS Nguyễn Thị Kim Nhã năm 2005, đã mô tả bức tranh
toàn cảnh về thu hút FDI ở Việt Nam năm 1988 đến 2005, đánh giá các mặt
thành công và hạn chế các hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích
các nguyên nhân ảnh hưởng đến thành công và hạn chế đó. Từ đó nêu rõ
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 9



Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------các vấn đ ề cần tiếp tục xử lý để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới.
Điểm mới của luận án này là khi tính lượng vốn FDI vào Việt Nam thì chỉ
tính phần vốn đưa từ bên ngoài vào và cũng đã luận giải một cách khoa học
khái niệm “Hiệu quả các dự án FDI đã triển khai" là một nhân tố tác động
đến thu hút FDI của một quốc gia.
-“Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”, năm 2006 của NCS Bùi Huy
Nhượng. Tác giả của luận án ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận
chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có những đóng góp mới về mặt lý
luận liên quan đến triển khai và thúc đẩy triển khai thực hiện dự án FDI
điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu t ư trực tiếp nước ngoài sau khi cấp phép đầu tư. Luận án
cũng phân tích và đánh giá khá toàn diện bức tranh về tình hình đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo sự vận động của nguồn vốn này, từ việc
thu hút đến triển khai hoạt động thực hiện các dự á n đây được coi là cơ sở
quan trọng cho việc hoạch định chính sách về FDI trong thời gian sắp tới.
-“Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
duyên hải miền trung”, năm 2007 của NCS Hà Thanh Việt, cũng đã phân
tích luận giải về các nh ân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng
hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát được
bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền trung và nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực t rạng về
hiệu quả của thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng Duyên hải miền trung và
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Từ đó đề ra 3 nhóm
giải pháp và có những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải
miền trung. Luận án tiến sĩ kinh tế “Vận dụng một số phương pháp thống
kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam’” của NCS Nguyễn Trọng Hải, năm 2008. Tác giả đã hệ thống hóa và

hoàn thiện các khái niệm, các chỉ tiêu, quy trình phân tích thống kê về hiệu
quả kinh tế của FDI, đặc biệt luận án đã phát triển được: phương pháp đồ
thị không gian ba chiều trong phân tích nhân tố, phân tích dãy số thời gian
đa chỉ tiêu, phương pháp chỉ số mở rộng trong phân tích hiệu quả kinh tế,
tác giả cũng đã đề xuất đượ c các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi
nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế
FDI và tăng cường hiệu quả FDI tại Việt Nam. Và gần đây nhất là luận án
“Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướ c ngoài
vào Việt Nam”, của NCS Nguyễn Thị Ái Liên, năm 2011. Trong đó, luận
án đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư gồm khái
niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trường đầu tư các chỉ số môi
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 10


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------trường đầu tư mà các nghiên cứu khá c chỉ đề cập phần nào và chưa đầy đủ.
Trong luận án, tác giả cũng đã vận dụng phương pháp Pareto vào quá trình
nghiên cứu luận án nhằm tìm ra yếu tố quan trọng gây trở ngại đến hoạt
động FDI, luận án đã đề xuất quy trình đánh giá, cải thiện môi trường đầu
tư theo phương pháp Pareto.
Thuật ngữ này được đặt theo tên của Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế
học người Ý đã sử dụng khái niệm này trong các nghiên cứu của ông về
hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập.
Nếu một hệ thống kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, không một cá
nhân nào có cuộc sống tốt lên mà không khiến một người khác có cuộc
sống xấu đi. Nhìn chung, mọi người công nhận rằng cần tránh các tình trạng

không đạt được hiệu quả Pareto, vì thế hiệu quả Pareto là một tiêu chí quan
trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị.
Một phân bổ tối ưu Pareto mạnh là một phân bổ mà một cá nhân đặc
biệt mong muốn, đồng thời không có cách phân bổ nào cũng tốt như vậy
cho tất cả mọi người. Một phân bổ tối ưu Pareto yếu là một phân bổ mà
việc tái phân bổ lại là khả thi và được tất cả mọi người mong muốn.
Các đề tài cấp Thành phố, cấp Bộ:
- “ Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài
phụ vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” (2000),
Đề tài cấp Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài
TS.Trương Thái Phiên. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ
yếu thu hút nguồn vốn FDI như: Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn
thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi
trường đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài theo hướng
đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến
công tác tổ c hức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế hút vốn, nâng cấp cơ
sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác
bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động FD I.
-“Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn FDI đầu
tư vào Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005”, mã số 01X-07/13-2001-1, của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà nội, chủ nhiệm đề tài Trần Văn Lưu. Trong phần giải
pháp, đề tài đã đề cập một số vấn đề chủ yếu như tư duy kinh tế, cải cách
hành chính trong công tác xúc tiến thu hút FDI và xét duyệt cấp giấy phép
đầu tư cho dự án, quy hoạch đô thị, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc
làm, thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa hình thức đầu tư, chính sách thuế, đền
bù và giải phóng mặt bằng, quản lý vĩ mô, kiện toàn hệ thống pháp luật, cân
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm


SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 11


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------đối nguồn tài chính để thực hiện công tác xúc tiến FDI, thúc đẩy thu hút
dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp.
-“Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn
2003-2010”, đề tài cấp bộ của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh, chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Định. Vấn đề cơ bản mà đề tài
giải quyết là nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn
FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng
cường thu hút vốn FDI theo lộ trình được xây dựng từ năm 2003 - 2010. Lộ
trình này được xây dựng như sau: Giai đoạn 2003 - 2005 tập trung vào việc
hoàn thiện môi trường đầu tư, giai đoạn 2005 - 2008 định hướng đầu tư trực
tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, giai
đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành một điểm nóng trong thu hút
FDI. Mỗi giai đoạn trong lộ trình, tác giả đưa ra những giải pháp khác nhau.
Giai đoạn 1 tác giả đề nghị xây dựng luật đầu tư t hống nhất, ban hành luật
chống phá giá, Luật chống độc quyền, điều chỉnh những văn bản có liên
quan đến hoạt động quản lý nhà đầu tư nước ngoài theo hướng thống nhất
và đồng bộ, tiến hành thử nghiệm và tiến tới cho phép thực hiện rộng rãi
việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
cải tiến hơn nữa thủ tục hành chính, xây dựng một hệ thống thông tin nhanh
nhạy. Giai đoạn 2 có những giải pháp như xây dựng những khu kinh tế tập
trung, khu kinh tế mở, hướng vốn FDI vào những ngành kinh tế mũi nhọn
của Việt Nam, chú trọng vào chiều sâu trong thu hút vốn FDI, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn FDI. Giai đoạn 3 có các giải pháp: tạo nên những ưu
điểm khác biệt của Việt Nam so với những quốc gia trong khu vực như: cơ

sở hạ tầng, môi trường đ ầu tư ổn định, tránh những “cú sốc” bất ngờ trong
điều hành nền kinh tế, tiếp tục duy trì và phát triển những chính sách ưu đãi
đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam, có chính sách tích cực trong tiếp cận
và xâm nhập vào thị trường vốn quốc tế.
Các nghiên cứu nước ngoài :
“Yếu tố quyết định của FDI: Bài học từ các nền kinh tế châu Phi” là
công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học là Rojid Sawkut, Seetanah
Boopen, Ramessur-Seenarain Taruna và Sannassee Vinesh công bố năm
2009 trên tạp chí Business and Economics. Các yếu tố tác động lên vốn đầu
tư nước ngoài mà họ đề xuất bao gồm: Cường độtài nguyên ; Quy mô thị
trường; Chi phí lao động; Vốncon người; Mức thuế suất thuế doanh nghiệp;
Cởi mở; Chính trị ổn định. Kết quả hồi quy đều cho thấy các biến số này
đều có ý nghĩa thống kê.
“Yếu tố quyết định của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ,
Indonesia và Pakistan: phương pháp định lượng (Muhammad Azam, Ling
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 12


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Lukman)” năm 2010 được đăng trên tạp chí: Journal of Managerial
Sciences. Nghiên cứu này được dựa trên dữ liệu chuỗi dữ liệu thời gian thứ
cấp 1970-2005. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này đã được thu
được từ khảo sát kinh tế của Pakistan (nhiều số), Điều tra kinh tế của Ấn Độ
(nhiều số khác nhau), Báo cáo đầu tư thế giới (nhiều số khác nhau), và Ch ỉ
số Phát triển Thế giới (nhiều số khác nhau). Mô hình hồi quy tuyến tính sẽ
được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động khác nhau lên dòng vốn FDI

vào Pakistan, Ấn Độ và Indonesia trong giai đoạn nghiên cứu . Phần mềm
thống kê E.View đã được sử dụng để t ính toán. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
được đưa vào mô hình hồi quy trong nghiên cứu này là: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài; Đại diện quy mô thị trường sử dụng tổng sản phẩm trong nước;
Đầu tư trong nước; Nợ nước ngoài; TO = Độ mở thương mại (X + M /
GDP); EEGTC = Đại diện cơ sở hạ tầng chủ dụng chi tiêu cho điện, khí đốt,
Giao thông vận tải; GC = chi tiêu Chính phủ; Tax = Thuế gián tiếp; INF =
lạm phát; RI = Lợi nhuận trên đầu tư tính theo 1/GDP bình quân đầu người.
Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa và hữu íc h trong việc hoạch định
chính sách để tăng cường thu hút FDI để thúc đẩy phát triển kinh tế
Trong báo cáo “Yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một
cách tiếp cận ngành và thể chế (James P. Walsh và Jiangyan Yu)” tháng 7
năm 2010, trên IMF working paper cũng có đề xuất những nhân tố tác động
đến vốn đầu tư nước ngoài gồm: Quy mô thị trường và tiềm năng tăng
trưởng; Sự cởi mở; Định giá tỷ giá; Hiệu ứng phân nhóm; Ổn định chính trị;
Tổ chức nhà nước.
Như vậy, cho đến nay đề tài về vốn FDI ở Việt Na m và nước ngoài
đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó các
tác giả đều đề cập đến những lý luận về vốn FDI, đều có phân tích về thực
trạng về vốn FDI tại Việt Nam, vùng kinh tế và sử dụng nguồn vốn này.
Trong luận văn này, trên cơ sở nghiên cứu yếu tố đầu tư trực tiếp nước
ngoài và các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn 1990 -2012, tác giả sẽ đưa ra mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài với các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam, tì m ra các
tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như tác
động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam. Luận văn thực hiện việc nghiên cứu thực tế mối quan hệ giữa
đầu tư trực tiếp nước n goài với các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế
Việt Nam dựa trên cách tiếp cận định lượng. Luận văn áp dụng mô hình
kinh tế lượng để đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam và mức độ quan trọng c ủa các yếu tố
kinh tế vĩ mô. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp ổn định các biến số kinh
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 13


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------tế vĩ mô nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế
những tác động tiêu cực của loại hình đầu tư này đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế tại Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu
tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2012, tác
giả sẽ đưa ra mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với các yếu tố
kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố
kinh tế vĩ mô lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .
Đề xuất các giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài và hạn chế những tác động tiêu cực của loại hình đầu
tư này đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về mối quan hệ giữa đầu tư
trực tiếp nước ngoài với các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế
Việt Nam qua phương pháp hồi quy.

 Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 1990-2012.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh
hưởng của FDI đến các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Luận văn thực hiện việc nghiên cứu thực tế sự tác động của các yếu tố
kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam lên vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài dựa trên cách tiếp cận định lượng.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích xu hướng thay đổi của
các chỉ số kinh tế và các mối quan hệ giữa chúng, từ đó có thể đưa ra các
kết quả và nhận định.

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 14


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Về nghiên cứu định lư ợng, luận văn áp dụng mô hình kinh tế lượng để
đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài Việt Nam và mức độ quan trọng của các yếu tố kinh tế vĩ mô.
1.6. Những đóng góp mới trong nghiên cứu:
Một là; nghiên cứu là một thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế
lượng các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam. Vì vậy, hi vọng rằng đây sẽ là cơ sở để triển khai các nghiên
cứu tương tự với những nguồn dữ liệu đầy đủ hơn, chính xác hơn được phát
triển ở nước ta trong tương lai.
Hai là; kết quả nghiên cứu giúp cho ta có cách nhìn đầy đ ủ và toàn
diện hơn về các yếu tố tác động lên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì

vây, nghiên cứu này sẽ giúp cho ta đánh giá dung từ đó hoạch định các biện
pháp thu hút vốn hợp lý hạn chế tác động xấu của vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Ba là; nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy đa biến và các
kiểm định về đồng liên kết, tính dừng, kiểm định phương sai sai số thay đổi
và kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi để đánh giá ý nghĩa của mô
hình. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về phương
pháp luận, thiết kế nghiên cứu cho sinh viên.
1.7. Kết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia thành
năm chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 15


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:
2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment,

viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước
này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân
hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc g ọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công
ty".[ 32]
Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như tiền, công nghệ, kỹ
năng quản lý... từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi
nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Vốn FDI là một trong những kênh đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vốn FDI. Theo UNCTAD, FDI là
một khoản đầu tư bao gồm các mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích
và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế
(nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh
nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư
nước ngoài (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh
hoặc chi nhánh nước ngoài).[35]
Đối với IMF, họ quan niệm rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn
đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt
động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích là
dành được tiếng nói có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp đó”. Khái niệm
này đã nhấn mạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu tư, chủ đầu tư là nước
ngoài và việc đầu tư ở đây gắn liền với quyền kiểm soát quản lý.

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 16


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì “Đầu tư trực tiếp là
hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư” còn “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”, theo đó có thể hiểu FDI là
hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu t ư và tham gia quản lý hoạt
động đầu tư tại Việt Nam. [9]
Như vậy, từ các quan điểm đã nêu ở trên, có thể hiểu vốn FDI là hình
thức nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ... từ nước này sang
nước khác đồng thời nắm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu được
lợi ích kinh tế từ nước tiếp nhận đầu tư.
Đặc điểm của vốn FDI:
Thứ nhất, chủ đầu tư vốn FDI là chủ sở hữu vốn, là một bộ phận của
hình thức chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nước
ngoài, tiến hành đầu tư tại một nước kh ác vì vậy nhà đầu tư nước ngoài phải
chấp hành luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư. Chủ sở hữu vốn đầu tư trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và
quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn góp đó.
Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức 100% vốn
thì có toàn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộc vào mức
độ góp vốn. Thu nhập từ hoạt động đầu tư này phụ thuộc hoàn toàn vào kết
quả sản xuất kinh doanh, mức độ lãi đượ c chia theo tỷ lệ góp vốn của các
bên, nếu bị lỗ thì trách nhiệm của các bên cũng tương ứng với phần góp vốn

đó.
Thứ hai, vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu
tư nước ngoài dưới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó còn
bao gồm cả vốn vay của các nhà đầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng
như vốn đầu tư được trích lại từ lợi nhuận sau thuế từ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, nước sở tại phải có chính sách về tài chính phù
hợp tránh trường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chỉ đưa một
lượng vốn nhỏ vào còn sau đó tiến hành vay vốn tại nước sở tại để thực
hiện đầu tư, mở rộng kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút đầu
tư nước ngoài của nước sở tại.
Thứ ba, vốn FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, t rực tiếp từ bên nước
ngoài vì vậy đối với nước tiếp nhận đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 17


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------hạn bổ sung hết sức cần thiết trong nền kinh tế. Vốn FDI là dòng vốn quốc
tế gắn liền với việc xây dựng các công trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất vì
thế thời gian đầu tư dài, lượng vốn đầu tư lớn, có tính ổn định cao tại nước
nhận đầu tư. Khác với đầu tư gián tiếp nước ngoài, là hình thức đầu tư mà
nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư đến các nước khác nhưng không nắm
quyền quản lý, điều hành thông qua các công c ụ tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu... Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp là có thời gian hoạt động
ngắn, biến động bất thường hơn vì đây là hình thức mà nhà đầu tư nước
ngoài thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, mà
nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Do tính chất

trực tiếp của hình thức đầu tư này nên vốn FDI ít chịu sự chi phối, ràng
buộc của chính phủ so với các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài khác,
lĩnh vực mà vốn FDI thường hướng tới l à những lĩnh vực mang lại lợi
nhuận cao cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, vốn FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước
ngoài, họ mang vốn đến nước khác để đầu tư. Vì vậy, khác với các nguồn
vốn vay, vốn FDI tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo
gánh nặng nợ quốc gia, đây là một ưu điểm so với các hình thức đầu tư
nước ngoài khác. Việc mang vốn từ bên ngoài vào đầu tư tại nước sở tại sẽ
tạo thêm nhiều vốn cho đầu tư, nhất là những nước đang phát triển và vốn
này không phải là khoản nợ của quốc gia, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho
quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơn nhiều so với các khoản vốn vay quốc gia
khác. Để được gọi là vốn FDI thì phía nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp
một tỷ lệ nhất định, lượng vốn này tùy theo quy đị nh của từng nước và
được thay đổi thay đổi theo thời gian.
Thứ năm, vốn FDI là hình thức xuất khẩu tư bản nhằm thu lợi nhuận
cao và các nhà đầu tư nước ngoài quyết định về quy mô và sử dụng vốn
FDI. Do các nhà đầu tư nước ngoài luôn hướng tới mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận cao nên có thể gây ra nhiều thiệt thòi, tổn thất ảnh hưởng đến lợi ích
quốc gia và mục tiêu thu hút vốn của nước nhận đầu tư.
2.2.Các hình thức FDI
2.2.1 Phân theo bản chất đầu tư
- Đầu tư phương tiện hoạt động
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 18


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.


------------------------------------------------------------------------------------------Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ
đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận
đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
- Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài)
mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
2.2.2 Phân theo tính chất dòng vốn
- Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh
nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền
tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
- Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc
gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh
nghiệp của nhau.
2.2.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên :
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ
và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ
năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương
hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng).Nó cũng còn nhằm
khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoà i ra, hình thức vốn này

còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay
đối thủ cạnh tranh.
- Vốn tìm kiếm hiệu quả

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 19


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp
ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố
sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt
bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí
- Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trườn g
khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất.Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn
nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các
nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào
các thị trường khu vực và toàn cầu.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu
ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản
xuất)của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận
biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao
hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang
nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. V ì chi phí sản xuất của các nước

thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có
nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các
doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là
sống còn của doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho
năng suất cận biên thấp.
2.3.2 Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu
kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn
sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn
hóa. Akamatsu Kaname (1962) [24]cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được
phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm
nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang
sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào
vốn, kỹ thụât của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 20


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu
xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này
diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) [33]lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm
đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị
trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm
ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫ n tới quyết định

giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do
để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép
chi phí sản xuất thấp hơn.
2.3.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976),[28] John H. Dunning
(1981)[26], Rugman A. A. (1987) [30]và một số người khác cho rằng các
công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản)
cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ
sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những
công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất
đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công
ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước
sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ
tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này.
2.3.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước n goài là một biện pháp để tránh xung đột
thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu
phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm
hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng
cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy
tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật
Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu
sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
2.3.5 Khai thác chuyển giao kĩ thuật và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước
kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 21



Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên
gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế
xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của
Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây
đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc
công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất
máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được
xem là một chiến lượ c để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu
việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson
(Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil
Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal
(Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
2.3.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu
tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục
đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
2.4. Mô hình nghiên cứu:
2.4.1. Yếu tố quyết định của FDI: Bài học từ các nền kinh tế châu Phi:
2.4.1.1. Mô hình định lượng:

Đây là công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học là Rojid
Sawkut, Seetanah Boopen, Ramessur-Seenarain Taruna và Sannassee
Vinesh công bố năm 2009 trên tạp chí Business and Economics. Mô hình
các nhân tố tác động đến FDI được họ đề xuất như sau:

FDI it  f ( RES it , SIZE it , WAGE it , XMGDP it , SER it , POL it ) (1)
Họ sử dụng i để chỉ số các quốc gia và t chỉ số thời gian.

------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 22


Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu FDI ở Châu Phi:
Mức độ tài nguyên (RES)
Quy mô thị trường (SIZE)
Chi phí lao động (WAGE)

Đầu tư trực tiếp

Độ mở thương mại (XMGDP)

nước ngoài

Học vấn (SER)

(FDI )

Chính trị (POL)
Cường độ tài nguyên (RES): Khi ấn định bởi lý thuyết chiết trung,
tất cả các nước khác nhau được ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ
nhận được nhiều vốn FDI hơn. Rất ít nghiên cứu về yếu tố quyết định

kiểm soát FDI để sẵn sàng tài nguyên thiên nhiên (trừ Gastanaga và cộng
sự, 1998;. Morisset, 2000 và Noorbakhsh et al, 2001.). Các thiếu sót của
một biện pháp tài nguyên thiên nhiên từ lập dự toán, đặc biệt là cho các
quận Phi trường hợp, có thể gây ra các ước tính được thiên vị (Asiedu,
2002). Do đó mô hình bao gồm các cổ phiếu khoáng sản và dầu trong tổng
kim ngạch xuất khẩu để nắm bắt sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên.
Biện pháp này của tài nguyên thiên nhiên đã được sử dụng trong một
số nghiên cứu, bao gồm cả Warner và Sachs (1995), Asiedu và Esfahani
(2001) và Aseidu (2002) trong số những nhân tố khác và đã có sẵn từ chỉ
số phát triển thế giới 2003.
Quy mô thị trường : Kích thước của thị trường đại diện cho điều
kiện kinh tế của nước chủ nhà và nhu cầu tiềm năng cho đầu ra của họ là
tốt, là một yếu tố quan trọng trong quyết định FDI. Hơn nữa Scaperlanda và
Mauer(1969) lập luận rằng FDI đáp ứng tích cực với quy mô thị trường "
khi nó đạt đến một mức ngưỡng đó là đủ lớn để cho phép các nền kinh tế
của quy mô và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Tầm quan trọng
của quy mô thị trường đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu thực
nghiệm tr ước đó (Kravis và Lipsey, 1982; Schneider và Frey, 1985;
Wheeler và Mody năm 1992; Tsai, 1994; Loree và Guisinger năm 1995;
Lipsey năm 1999 ; Wei, 2000 . để đại diện cho quy mô thị trường (SIZE),
và sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người. những con số được rút ra từ
CDROM Thống kê tài chính quốc tế. Kể từ biến n ày được sử dụng như
một chỉ số về thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của các nhà đầu tư
nước ngoài, dấu hiệu dự kiến là tích cực GDP bình quân đầu người cũng
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 23



Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------có thể đại diện cho vốn phong phú (Edwards, 1990) và môi trường đầu tư
(Wei, 2000; Aseidu, 2002).
Chi phí lao động: Chi phí nhân công đã luôn luôn được lập luận là
một thành phần chính trong tổng chi phí sản xuất và n ăng suất của các
doanh nghiệp. Biến lương đã được như vậy thường bao gồm trong nghiên
cứu thực nghiệm và điều này đặc biệt đúng đối với hoạt động sản xuất thâm
dụng lao động, nơi một mức l ương cao hơn sẽ ng ăn chặn FDI.Tuy nhiên,
tiền lương cũng có thể cao vì dòng địa phương cao của FDI. Mô hình sử
dụng mức lương danh nghĩa (tiền lương) làm đại diện cho chi phí lao động.
Chúng ta thường mong chờ một dấu hiệu tiêu cực đến hệ số (ví dụ, các
nước có chi phí lao động thấp hơn sẽ thu hút nhiều vốn FDI hơn ). Dữ liệu
đã được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Phòng Lao động.
Vốn con người: các nhà đầu tư trực tiếp n ước ngoài cũng đang quan
tâm đến chất lượng của lực lượng lao động ngoài chi phí của nó. Trong
thực tế, lợi thế chi phí tích luỹ bởi mức lương thấp hơn ở các quốc gia
đang phát triển cũng có thể được giảm nhẹ bằng công nhân ít lành nghề.
Một lực lượng lao động được đào hơn có thể học hỏi và áp dụng công nghệ
mới nhanh hơn và nói chung là hiệu quả hơn. Mức độ cao hơn của nguồn
nhân lực là một chỉ số tốt về sự sẵn có của công nhân lành nghề, có thể
tăng đáng kể lợi thế về vị trí của một quốc gia. Root và Ahmed (1979),
Schneider và Frey (1985), Borenszteinet al, (1998), Noorbakhsh et al.
(2001) và Aseidu (2002) phát hiện ra rằng trình độ nguồn nhân lực là yếu
tố quyết định quan trọng trong những lợi thế về vị trí của một nước chủ
nhà và đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI. Việc kiểm soát
và kiểm tra tác động của chất lượng lao động, bằng cách sử dụng tỷ lệ
nhập học giáo dục phổ thông (SER) có sẵn từ Văn phòng Thống kê Trung
ương của đất nước.
Mức thuế suất thuế doanh nghiệp: của nước chủ nhà đại diện cho

một yếu tố mà các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ xem xét và các mức
thuế của nước chủ nhà cao hơn sẽ được dự kiến để ngăn chặn FDI tiềm
năng. Có vẻ tuy nhiên pha trộn kết quả thực nghiệm như ví dụ Kemsley
1998) và Billington (1999) đã tìm thấy các mức thuế suất thuế nước chủ
nhà là một yếu tố quan trọng trong việc xác định dòng vốn FDI trong khi
Wheeler và Mody (1992) nghiên cứu đã tìm thấy các mức thuế suất nước
chủ nhà không đáng kể. Mức thuế suất đã được làm sẵn từ Bộ Tài chính
và phát triển kinh tế của đất nước.
Thương mại cởi mở: Đây là một giả thuyết tiêu chuẩn mà cởi mở
khuyến khích FDI (Hufbauer và cộng sự năm 1994.). Trong lý thuyết, tỷ lệ
thương mại so với GDP thường được sử dụng như một biện pháp đo lường
------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS. Đoàn Liêng Diễm

SVTH: Mai Quốc Thịnh
Trang 24


×