Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thiết kế tiến trình dạy học theo góc bài Định luật bảo toàn cơ năng SGk 10 NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.9 KB, 8 trang )

DẠY HỌC THEO GÓC
KHÁI NIỆM

Là PPDH trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể
trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học
tập hoặc các nội dung học tập khác nhau theo các phong cách học khác nhau.
Có hai cách tổ chức dạy học theo góc: theo chủ đề và theo 1 nội dung
Cơ sở của việc tổ chức DH theo góc

ĐẶC TRƯNG

• Học theo góc phải thể hiện được sự đa dạng, đáp ứng nhiều





QUI TRÌNH TÔ
CHỨC

phong cách học khác nhau.
Học sinh được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi
hoạt động. HS có cảm giác gần gũi với tư liệu học tập hơn.
Tạo ra sự tương tác tích cực giữa giáo viên với học sinh và
giữa học sinh với học sinh.
Kích thích HS tích cực hoạt động và thông qua hoạt động mà
học tập.
Tạo ra môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
Quá trình học được chia thành các góc, tại mỗi góc có
nhiệm vụ và tư liệu học tập xác định. Sau khi giáo viên giới
thiệu nhiệm vụ các góc, học sinh tự do lựa chọn góc xuất phát


theo sở thích và có thể tham gia tất cả các góc hoặc chỉ tham
gia một góc rồi dừng lại (nếu HS đó cảm thấy đã nắm chắc
kiến thức và các góc cùng hướng tới một kiến thức theo các
phong cách khác nhau) nên tạo cho học sinh cảm giác học
thoải mái và học sâu.
Thực tế, một số HS có năng lực phân tích (đọc tài liệu để rút ra kết luận),
một số HS có năng lực quan sát (quan sát hình ảnh để rút ra kết luận), một số
HS thích được trải nghiệm (khám phá, làm thử để rút ra kết luận), một số HS
thích học thông qua thực hành, thông qua áp dụng kiến thức cũ xây dựng kiến
thức mới,..DH theo góc đáp ứng được sở thích, tiềm năng của các học sinh nên
DH theo góc mang tính phân hóa cao
a. Chọn chức nội dung, không gian lớp học phù hợp
Nội dung: phải là những bài có kiến thức có thể xây dựng bằng nhiều
con đường khác nhau hoặc những bài có các kiến thức độc lập với nhau.
Không gian lớp học: phải phù hợp với số góc định thiết kế.
b. Thiết kế kế hoạch bài học
Xác định mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, có thể thêm một số mục tiêu về kĩ năng làm việc
độc lập cũng như kĩ năng làm việc theo nhóm, khả năng làm việc chủ động của
học sinh.
Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối
hợp thêm một số phương pháp khác như: phương pháp thí nghiệm, học tập hợp
tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương


tiện,…
Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp: Căn cứ vào nội dung của
bài học và điều kiện thực tế, giáo viên có thể tổ chức 4, 3, hoặc 2 góc. Ví dụ 4
góc gồm có góc quan sát, góc phân tích, góc trải nghiệm, góc áp dụng; 3 góc
gồm có góc phân tích, góc áp dụng, góc trải nghiệm; hai góc gồm góc phân

tích, góc áp dụng hoặc quan sát.
Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung cụ
thể của bài học, vào đặc trưng của phương pháp học theo góc và không gian của
lớp học, giáo viên cần:
+

Xác định số góc và tên mỗi góc.

+ Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa cho học
sinh ở mỗi góc.
+ Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học
sinh hoạt động.
Lưu ý:
+

Nhiệm vụ ở các góc phải rõ ràng, cụ thể.

+ Mỗi góc phải có đủ điều kiện, phương tiện để học sinh hoàn thành
nhiệm vụ.
+ Thời gian cần được quản lí và phân bổ phù hợp với nhiệm vụ của
mỗi góc và quỹ thời gian của bài học. Ví dụ giờ học 45 phút thì thời
gian hoạt động tối đa của học sinh ở một góc là 10 phút (nếu có 4 góc).
+ Trong học theo góc, học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo
cặp, hoặc theo nhóm tại mỗi góc. Giáo viên cần rèn cho học sinh tính tự
giác, tích cực, chủ động trong học tập.
+ Giáo viên nên chuẩn bị thêm một hoặc hai góc gọi là góc luân
chuyển để học sinh có thể chuyển sang góc đó khi chưa hết thời gian và
các góc khác chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy
học, xác định nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc, tạo điều kiện

để học sinh tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
Ở mỗi góc cần có: tên góc, phiếu giao việc, đồ dùng, thiết bị, tài liệu phù
hợp với hoạt động của góc. Ví dụ: sách giáo khoa, tài liệu cho góc phân tích, ti
vi, đầu video, tranh ảnh, dụng cụ thật cho góc quan sát, giấy bút, dụng cụ thí
nghiệm cho góc trải nghiệm, đồ dung cho góc áp dụng.
Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học: Học theo góc
chủ yếu là học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, giáo viên là người điều
khiển, trợ giúp, kết quả học tập của học sinh cần được tổ chức chia sẻ, đánh giá.
Vào cuối giờ học, sau khi học sinh đã được học luân chuyển qua đủ các góc,
giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả ở mỗi góc. Đại diện học sinh ở


các góc (vòng cuối) trình bày kết quả học tập theo nhiệm vụ được giao, các học
sinh khác bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên nhận xét,
đánh giá, chốt lại vấn đề trọng tâm, đảm bảo cho học sinh học sâu và học thoải
mái. Lưu ý: giáo viên nhấn mạnh kiến thức trọng tâm trên cơ sở kết quả học tập
của học sinh, không nên giảng lại toàn bộ kiến thức làm mất thời gian và hứng
thú học tập của học sinh.
c. Tổ chức dạy học theo góc
Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế, giáo viên tổ chức các hoạt động
cho phù hợp với đặc điểm học theo góc.
Trước giờ vào lớp: bố trí không gian lớp học
+ Giáo viên sắp xếp các góc học tập trước khi vào giờ học sao cho phù
hợp với không gian lớp học.
+ Bố trí tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ
học tập tại mỗi góc.
Trong giờ học:
+ Hoạt động 1: Đặt vấn đề và giới thiệu các góc.
Giáo viên giới thiệu bài học, phương pháp học theo góc, nhiệm vụ tại các
góc và thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc và cho phép học sinh

chọn góc xuất phát.
Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo sở thích. Tuy
nhiên giáo viên sẽ phải điều chỉnh nếu có số học sinh quá đông cùng chọn một
góc.
+ Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc, giáo viên quan sát hỗ trợ. Hết
thời gian hoạt động tại mỗi góc, giáo viên yêu cầu học sinh luân chuyển góc.
Nếu chưa hết thời gian tối đa mà học sinh đã thực hiện xong nhiệm vụ ở góc thì
có thể chuyển đến góc luân chuyển.
+ Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, tổng kết bài
học.
Kết thúc giờ học tại các góc, giáo viên yêu cầu đại diện các góc trình bày kết
quả, các học sinh khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng là nhận xét của giáo viên
về kết quả học tập của học sinh, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học
LƯU Ý (ĐIỀU 
KIỆN TÔ CHỨC
DẠY HỌC CO
HIỆU QUẢ) •
Chia ít nhất là 3 góc

Cần chọn nội dung phù hợp. Thông thường, DH theo góc
thường được áp dụng khi dạy các loại kiến thức sau:
Kiến thức về các định luật vật lí (vừa được xây dựng từ con
đường thực nghiệm, vừa được xây dựng từ con đường lý
thuyết).


• Kiến thức về những ứng dụng kĩ thuật của vật lí.
• Kiến thức có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin (thí















nghiệm ảo, các phần mềm dạy học khác,…).
Bài thực hành
Để HS làm quen với phương pháp DHTG ở những lần đầu,
GV phải giới thiệu sơ lược trước khi HS tham gia, khi tham
gia, GV giới thiệu HS các góc trong khoảng thời gian chuyển
giao giữa hai góc. Theo thời gian tổ chức, mức độ tự lực của
HS sẽ tăng dần, HS chỉ làm việc thông qua phiếu học tập.
GV thiết kế các nhiệm vụ nhằm kích thích các phong cách học
khác nhau, đảm bảo học sinh học sâu, học thoải mái. Do đó,
nhiệm vụ của mỗi phong cách học phải kích thích hoạt động tự
chủ của người học.
Do trình độ các học sinh trong mỗi góc khác nhau nên thời
gian hoàn thành nhiệm vụ cũng khác nhau. Để giam sát mức
độ hoàn thành của học sinh ở các góc, GV có thể sử dụng “thẻ
góc cá nhân” để HS sẽ đánh dấu các góc đã hoàn thành, hoặc
sử dụng “ Bảng theo dõi học theo góc” để HS đánh dấu các
góc mà các em đã hoàn thành.Từ đó, GV sẽ thấy được HS nào

bị tụt lại và cần giúp đỡ kịp thời.
Không gian lớp học phải phù hợp với số lượng HS tham gia.
Số lượng học sinh vừa phải thì việc tổ chức DHTG sẽ càng có
hiệu quả.
Nhiệm vụ ở các góc phải rõ rang, cụ thể, hấp dẫn đối với học
sinh.
Mỗi góc phải có đủ điều kiện, phương tiện để học sinh hoàn
thành nhiệm vụ.
Thời gian phân phối cho mỗi góc phải phù hợp (45phut chia 4
góc thì mỗi góc hoạt động 10 phút).
Trong học tập theo góc, HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp
hay nhóm (có thư kí). Cần rèn luyện cho HS tính tự giác, kỷ
luật trong học tập, tránh tình trạng mất trật tự, làm việc riêng.
Sau khi HS luân chuyển đủ các góc, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập
ở mỗi góc (đại điện HS ở các góc vòng cuối sẽ báo cáo), các HS khác sẽ nhận
xét, bổ sung, GV chốt lại vấn đề trọng tâm, đảm bảo học sâu học thoải mái. GV
chỉ nhấn mạnh kiến thức trọng tâm chứ không nên nhắc lại toàn bộ kiến thức
làm mất thời gian và hứng thú học tập.
Lớp học quá đông không thực hiện dạy học theo góc được
Giáo viên đóng vai trò


Thiết kế hoạt động dạy học theo góc bài “ Định luật bảo toàn cơ năng” – SGK
vật lý 10 nâng cao
Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức cần xây dựng đã xác định vấn đề chính
của bài học như sau: Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật
trong trọng trường lực thế. Trong bài này ta xét xem có mối quan hệ gì giữa độ
biến thiên của hai dạng năng lượng này.
Với ý đồ tổ chức dạy học theo góc, việc giải quyết các vấn đề trên nhằm mục tiêu
sao cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và vận dụng kiến thức,

cụ thể:
- Học sinh biết xây dựng phương án thí nghiệm và làm được thí nghiệm, từ kết quả
thí nghiệm trả lời câu hỏi nghiên cứu.
- Xem video và các phần mềm mô phỏng học sinh tính được động năng , thế năng
và tổng của chúng tại hai vị trí bất kì, rút ra nhận xét.
- Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi trong phiếu
học tập để thu nhận và làm sâu sắc kiến thức.
- Vận dụng định lí động năng, hệ thức giữa công của lực thế và hiệu thế năng để
xây dựng kiến thức định luật, từ đó vận dụng giải quyết một số bài tập.
Nhiệm vụ cụ thể tại các góc là như sau:
Góc 1: Góc “Trải nghiệm” : Làm thí nghiệm
a. Thiết bị, đồ dùng của góc
Thiết bị thí nghiệm máng thẳng và đồng hồ đo thời gian hiện số, vật rơi .
b. Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh
- Biết cách xây dựng phương án thí nghiệm và làm thí nghiệm chú ý khắc phục
những sai lầm mắc phải khi làm thí nghiệm.
- Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét về: Mối liên hệ giữa động năng và thế năng
khi cả 2 đại lượng đồng thời thay đổi.
c. Sản phẩm


- Thuyết trình được kết quả thí nghiệm của mình.
- Rút ra được kết luận về mối liên hệ giữa động năng và thế năng khi cả 2 đại
lượng đồng thời thay đổi.
Góc 2: Góc “Quan sát”
a. Thiết bị đồ dùng của góc.
- Băng giấy ghi lại quãng đường mà vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực
trong những khoảng thời gian bằng nhau.
- Biên bản báo cáo kết quả quan sát được
b. Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh

Quan sát băng giấy từ đó tính được động năng và thế năng của vật tại hai vị trí bất
kì và rút ra nhận xét
c. Sản phẩm
- Thuyết trình được kết quả quan sát và viết được báo cáo.
- Đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa động năng và thế năng của vật tại hai vị trí
bất kỳ.
Góc ba: Góc “phân tích”
a.Thiết bị, đồ dùng của góc.
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
b.Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh
Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi nghiên trong
phiếu học tập
c. Sản phẩm
- Hoàn thành phiếu học tập
- Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thế năng và động năng trong trường lực thế

Phiếu học tập 1 và các mức độ trợ giúp của giáo viên


Làm thí nghiệm vật chuyển động rơi tự do để tính động năng , thế năngvà tổng
của chúng ở hai vị trí bất kì, từ đó rút ra nhận xét và viết được hệ thức định luật
trong trường trọng lực
- Để tính được động năng và thế năng của vật ta cần tính được đại lượng nào?
- Xác định các đại lượng đó nhưng thế nào?
+ Viết công thức tính vận tốc trung bình?
+ Xác định vận tốc trung bình tại v2, v3, v4 như thế nào?
- Vậy cần những dụng cụ nào? Lắp ráp như thế nào?
- Ta tiến hành thí nghiệm như thế nào? Thu thập những số liệu gì?
Phiếu học tập 2
Quan sát băng giấy tính được động năng, thế năng và tổng của chúng tại hai vị trí

bất kì và rút ra nhận xét.
Phiếu học tập 3
Câu 1: Một vật khối lượng m chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí
N

M

N

- Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
- So sánh cơ năng của vật tại 2 vị trí M, N


Bài 2: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao 40 m. Tính động năng và thế
năng trọng trường của vật khi nó ở các độ cao: 10, 20, 0m so với mặt đất. So sánh
các giá trị của tổng động năng và thế năng của vật ở các độ cao đó.
.



×