Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

một số giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân cho ngân hàng phương đông chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.21 KB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐÌNH DIỂM
MSSV: 4114360

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG
CÁ NHÂN CHO NGÂN HÀNG PHƢƠNG
ĐÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

11 – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐÌNH DIỂM
MSSV: 4114360

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG
CÁ NHÂN CHO NGÂN HÀNG PHƢƠNG
ĐÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

NGUYỄN NGỌC LAM



11 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giám đốc chi nhánh Đặng Vũ
Khoa và phòng khách hàng cá nhân của ngân hàng OCB Cần Thơ đã tạo điều
kiện cho em đƣợc có cơ hội thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị
trong cơ quan là anh Khanh chuyên viên khách hàng, chị Hoa ở phòng giao
dịch đặc biệt chị Mai, chị Quyên ở bộ phận kế toán đã hết sức nhiệt tình giúp
đỡ em trong việc giải đáp những câu hỏi và cung cấp tài liệu cần thiết để hoàn
thành thực tập tại cơ quan và thực hiện xong luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa kinh tế và Quản trị kinh
doanh đã tạo điều kiện để em đƣợc học tập và trao dồi kiến thức về kinh tế nói
chung và chuyên nghành Tài chính – Ngân hàng nói riêng. Xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến các đơn vị chủ quản của Trung tâm học liệu đã tạo điều kiện
thuận lợi để em tiếp cận nguồn tài liệu quí báo trong suốt thời gian học đại học
của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Ngọc Lam, thầy đã hết
sức nhiệt tình hƣớng dẫn em từ việc định hƣớng chọn đề tài, cách trình bày,
nội dung, cách xử lí các số liệu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt
quá trình làm luận văn.
Em xin cảm ơn thầy (cô) trong hội đồng đánh giá đã dành thời gian xem
xét luận văn của em và dành cho em các ý kiến, nhận xét.
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Đình Diểm

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Đình Diểm

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.............................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày… tháng… năm 2014
Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................ 2

1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 2

1.3.1 Phạm vi không gian .............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................. 2
1.4


ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 2

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 3

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tín dụng ................................................... 3
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ......................................................................... 3
2.1.1.2 Một số qui định về tín dụng ................................................................ 3
2.1.2 Phân loại tín dụng và phân loại nợ ....................................................... 4
2.1.2.1 Phân loại tín dụng ............................................................................... 4
2.1.2.2 Phân loại nợ......................................................................................... 5
2.1.3 Vai trò của tín dụng .............................................................................. 6
2.1.3.1 Vai trò và ý nghĩa chung của tín dụng ................................................ 6
2.1.4 Vài nét về tín dụng khách hàng cá nhân .............................................. 7
2.1.4.1 Khái niệm về tín dụng cá nhân ........................................................... 7
2.1.4.2 Vai trò tín dụng cá nhân ...................................................................... 7
2.1.4.3 Đặc điểm tâm lí của giao dịch khách hàng cá nhân ........................... 8
2.1.4.4 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân ........... 8
2.1.5 Sơ lƣợc về mở rộng tín dụng .............................................................. 10
2.1.5.1 Chức năng mở rộng tín dụng của ngân hàng ................................... 10
2.1.5.2 Nội dung của mở rộng tín dụng ........................................................ 11
iv


2.1.6 Các chỉ tiêu chính phân tích tín dụng ................................................. 14
2.2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 15


2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 15
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................... 15
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƢƠNG ĐÔNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................ 17
3.1

SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG ĐÔNG................. 17

3.1.1 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông (OCB) ........................................... 17
3.1.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông .............. 18
3.1.3 Ngân hàng Phƣơng Đông - Chi nhánh Cần Thơ (OCB Cần Thơ) ..... 21
3.2

CƠ CẤU TỔ CHỨC .......................................................................... 22

3.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG
ĐÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................ 24
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢ HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG PHƢƠNG ĐÔNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................ 29
3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP
PHƢƠNG ĐÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................ 30
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ......................... 31
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 20112013 ............................................................................................................ 31
4.1.1 Doanh số cho vay ............................................................................... 32
4.1.2 Doanh số thu nợ ................................................................................. 32
4.1.3 Dƣ nợ.................................................................................................. 32
4.1.4 Nợ xấu ................................................................................................ 33

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TỪ NĂM 2011 –
2013 ............................................................................................................ 33
4.2.1 Doanh số cho vay cá nhân.................................................................. 35
4.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân .................................................................... 35
4.2.3 Dƣ nợ cá nhân .................................................................................... 36
4.2.3.1 Tình hình dƣ nợ cá nhân ................................................................... 36
4.2.3.2 Cơ cấu dƣ nợ cá nhân trong tín dụng chung ..................................... 36
v


4.2.4 Các nhóm nợ cá nhân và nợ xấu ........................................................ 38
4.2.5 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân dựa trên một số tiêu chí .......... 40
4.2.5.1 Hệ số thu nợ ...................................................................................... 40
4.2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân ...................................................... 41
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH
CẦN THƠ .................................................................................................... 41
4.3.1 Tình hình mở rộng số món vay cá nhân ............................................. 42
4.3.2 Mở rộng qui mô mô món vay của khách hàng hàng cá nhân ............ 43
4.3.3 Mở rộng tín dụng cá nhân theo thời hạn cho vay .............................. 45
4.3.4 Mở rộng tín dụng chung theo loại hình kinh tế .................................. 49
4.3.5 Mở rộng tín dụng cá nhân theo phƣơng thức cho vay và điều kiện cho
vay ............................................................................................................ 54
4.3.6 Mở rộng mạng lƣới giao dịch ............................................................ 55
4.3.7 Mở rộng tín dụng trên sản phẩm dịch vụ cá nhân .............................. 56
4.4 TÌNH HÌNH MỞ RỘNG TÍN DỤNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG ĐÔNG .............................. 58
4.5

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ....................................................... 59


4.5.1 Điểm mạnh ......................................................................................... 59
4.5.2 Điểm yếu ............................................................................................ 60
4.5.3 Cơ hội ................................................................................................. 60
4.5.4 Thách thức .......................................................................................... 61
4.5.5 Ma trận SWOT .................................................................................... 62
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CHO NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG ĐÔNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................ 63
5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, NHỮNG HẠN CHẾ TỒN ĐỘNG VÀ CÁC
CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................ 63
5.1.1 Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 63
5.1.2 Một số hạn chế còn tồn động ............................................................. 63
5.1.3 Một số căn cứ đề ra giải pháp ............................................................ 64
5.1.3.1. Căn cứ dựa vào thực trạng phát triển tín dụng cá nhân của Ngân hàng
Phƣơng Đông – Chi nhánh Cần Thơ ............................................................ 64
vi


5.1.3.2 Căn cứ dựa vào phân tích SWOT ..................................................... 64
5.1.3.3 Căn cứ dựa vào chính sách của nhà nƣớc ......................................... 65
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CHO
NGÂN HÀNG PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ..................... 66
5.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng ............................................ 66
5.2.2 Giải pháp tăng số lƣợng khách hàng cá nhân .................................... 67
5.2.3 Giải pháp mở rộng cho vay theo ngành kinh tế ................................. 68
5.2.4 Giải pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn ................................................ 69
5.2.5 Giải pháp linh hoạt các thời hạn, phƣơng thức điều kiện cho vay..... 70
5.2.6 Giải pháp phát triển sản phẩm............................................................ 70
5.2.7 Giải pháp liên doanh liên kết ............................................................. 72

5.2.8 Giải pháp mở rộng mạng lƣới ............................................................ 73
5.2.9 Giải pháp về nhân sự .......................................................................... 73
5.2.10 Chiến lƣợc Marketing ngân hàng ....................................................... 74
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 76
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 76
6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 77
6.2.1 Kiến nghị với NHNN ......................................................................... 77
6.2.2 Kiến nghị với Thành phố Cần Thơ .................................................... 77

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1.2 Tình hình nguồn vốn Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông giai đoạn
2011 – 2013 .................................................................................................... 19
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phƣơng Đông chi
nhánh Cần Thơ ................................................................................................ 25
Bảng 3.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông 6
tháng đầu năm 2014 ......................................................................................... 29
Bảng 4.1 Tình hình tín dụng ngân hàng Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ giai
đoạn 2011 – 2013 ........................................................................................... 31
Bảng 4.2 Tình hình tín dụng Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần
Thơ theo đối tƣợng khách hàng ..................................................................... 34
Bảng 4.2.4 Các phân nhóm nợ trong dƣ nợ khách hàng cá nhân của Ngân hàng
TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ ...................................................... 38
Bảng 4.5.2 Hệ số cho vay và hệ số thu nợ của khách hàng cá nhân .............. 40
Bảng 4.3.1 Số món vay phân theo đối tƣợng khách hàng .............................. 42
Bảng 4.3.2a: Giá trị tiêu biểu của các món vay mới trong năm 2013 ............. 43
Bảng 4.3.2b Tần số các món vay mới năm 2013............................................. 44

Bảng 4.3.3 Dƣ nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của Ngân hàng TMCP
Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ .................................................................. 46
Bảng 4.3.4a Tình hình dƣ nợ theo ngành kinh tế ............................................ 50
Bảng 4.3.4b Tình hình tín dụng cá nhân OCB Cần Thơ năm 2013 theo ngành
kinh tế ............................................................................................................. 52
Bảng 4.3.6 Mạng lƣới một số ngân hàng ở Thành phố Cần Thơ ................... 56

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB Cần Thơ ............................................... 22
Hình 3.3: Sơ đồ qui trình cho vay OCB Cần Thơ ......................................... 24
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi
nhánh Cần Thơ ................................................................................................ 28
Hình 4.3.2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng .. 37
Hình 4.2.4: Biều đồ cơ cấu dƣ nợ phân theo các nhóm ................................... 39
Hình 4.3.3 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dƣ nợ cá nhân theo thời hạn . 48

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nƣớc


NHTM

:

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

:

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

OCB

:

Oricombank

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TMCP

:

Thƣơng mại cổ phần


TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp là hai đối tƣợng hƣớng
đến chủ yếu của hầu hết các ngân hàng Việt Nam, mảng thu từ tín dụng đối
với các khách hàng này là nguồn thu chính của ngân hàng. Gần đây, theo số
liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc 6 tháng đầu năm 2014, tín dụng toàn hệ thống tổ
chức tín dụng tăng 3.52% so với cuối năm 2013, Tín dụng tăng chậm khiến
nhiều ngân hàng TMCP bắt đầu tập trung phát triển thị trƣờng bán lẻ.
Nếu nhƣ trƣớc đây, các ngân hàng tập trung nhiều vào mảng bán buôn,
cho vay và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho những doanh nghiệp lớn, các dự
án, công trình và những tập đoàn kinh tế… thì thời gian gần đây, các sản phẩm
bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân lại đang đóng góp quan trọng vào lợi
nhuận của nhiều ngân hàng. Nhƣ đã đƣợc dự báo trƣớc, đẩy mạnh bán lẻ là
định hƣớng đƣợc nhiều ngân hàng đặt ra từ đầu năm 2014. Nhờ kênh này mà
lợi nhuận ngân hàng những tháng đầu năm nay vẫn đạt mức khá dù kinh tế
chƣa phục hồi, doanh nghiệp vẫn khó khăn. Các ngân hàng nhƣ SHB,
Techcombank cũng khẳng định tăng trƣởng tín dụng hay lợi nhuận có đƣợc
của những tháng đầu năm 2014 có đƣợc chủ yếu đến từ cá sản phẩm bán lẻ và
dịch vụ ngân hàng.

Không chỉ khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần các ngân hàng thƣơng mại
Nhà nƣớc cũng khẳng định, sẽ đẩy mạnh mảng bán lẻ. Theo các chuyên gia
kinh tế, sản xuất phục hồi chậm, cho vay doanh nghiệp khó khăn, nên ngân
hàng nào chuyển hƣớng nhanh sang bán lẻ và dịch vụ sẽ duy trì đƣợc lợi
nhuận. Và cuộc đua trong lĩnh vực này đang trở nên khốc liệt hơn với sự tham
gia của ngày càng nhiều ngân hàng.
Ngân hàng Phƣơng Đông cũng là một trong nhiều ngân hàng đặt tầm nhìn
chiến lƣợc “trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ”
nên các sản phẩm tín dụng và dịch vụ hƣớng đến khách hàng cá nhân luôn rất
đƣợc chú trọng. Trong bối cảnh tín dụng trong nƣớc vừa trãi qua giai đoạn khó
khăn bởi các vấn đề về nợ xấu và tốc độ tăng trƣởng giàm sút, ngân hàng
Phƣơng Đông càng có lí do để thực hiện các chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng
tín dụng cá nhân cho các khách hàng hiện tại cũng nhƣ phải ngày càng hoàn
thiện để thu hút nhiều hơn những khách hàng tiềm năng đến với các gói tín
dụng cá nhân của mình. Vì vậy em quyết định chọn thực hiện đề tài “Một số
giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân cho Ngân hàng Phương Đông chi
1


nhánh Cần Thơ” để vận dụng đƣợc các kiến thức đã học để đi sâu vào tìm
hiểu thực tiễn trong chuyên ngành tài chính ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng Phƣơng
Đông chi nhánh Cần Thơ để thấy đƣợc thực trạng từ năm 2011 đến tháng 6
năm 2014, trên cơ sở đó thực hiện phân tích và tìm ra các giải pháp mở rộng
tín dụng cá nhân cho ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát đƣợc vai trò tín dụng cá nhân trong mối quan hệ với tín dụng
chung để thấy đƣợc tầm quan trọng của tín dụng cá nhân đối với ngân hàng.

- Làm nổi bật đƣợc sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng đối với ngân
hàng, tiêu biểu là trong đối tƣợng khách hàng cá nhân.
- Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ.
- Tìm ra đƣợc những giải pháp hợp lí để mở rộng tín dụng cá nhân cho
Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông chi nhánh
Cần Thơ tại địa chỉ số 1 đƣờng 3/2, phƣờng Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 đến
tháng 6 năm 2014;
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian thực tập từ ngày 11/8/2014 đến ngày
17/11/2014 tại Ngân hàng Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ.
1.4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các tài liệu liên quan đến hoạt động
ngân hàng nói chung và các số liệu thu thập từ phòng tín dụng của Ngân
hàng Phƣơng Đông chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014
nói riêng.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng

Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ
ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi
đến hạn ngƣời sử dụng phải hoàn trả một lƣợng lớn hơn giá trị ban đầu. Nhƣ
vậy theo quan niệm này tín dụng gồm ba nội dung chính: tính chuyển nhƣợng
tạm thời một lƣợng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.
Theo khoản 4 điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010 : “cấp tín dụng là
việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bão lãnh ngân hàng và các
ngiệp vụ cấp tín dụng khác. Nhƣ vậy tín dụng có thể thể hiện dƣới nhiều hình
thức khác nhau: tiền, hiện vật… trong đó cho vay là quan trọng nhất và chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong các NHTM.”
2.1.1.2 Một số qui định về tín dụng
Theo “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” (Quyết
định số: 1627/2001/QĐ-NHNN)
a) Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
b) Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

3



- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và
phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
2.1.2 Phân loại tín dụng và phân loại nợ
2.1.2.1 Phân loại tín dụng
Có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau mà tín dụng có thể phân ra
nhiều loại khác ( Thái Văn Đại (2010))
a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dƣới một năm thƣờng
đƣợc dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động của các
doanh nghiệp và cho vay phục vu nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm để cho
vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây
dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đƣợc sử dụng
để cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với qui mô lớn.
b) Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư
- Tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lƣu
thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng đƣợc cấp cho cá nhân để sử dụng vào
mục đích tiêu dùng nhƣ: mua sắm phƣơng tiện, tiện nghi, sửa chữa nhà
cửa…có thể cấp phát dƣới hình thức tiền mặt hoặc mua bán chịu hàng
hóa.
- Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng phục vụ cho việc học tập của
sinh viên.
c) Căn cứ vào hình thức đảm bảo
- Tín dụng có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở đảm bảo nhƣ: thế

chấp, cầm cố, sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Sự đảm bảo này là cơ sở
pháp lý cho ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ 2, bổ sung cho nguồn
thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.

4


- Tín dụng không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố, hoặc sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín
của bản thân khách hàng
Ngoài ra còn có thể căn cứ vào các hình thức khác nhƣ: căn cứ vào đối
tƣợng tín dụng, căn cứ vào chủ thể tín dụng…
2.1.2.2 Phân loại nợ
Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNH sửa đổi bổ sung Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, trong Điều 6 có ghi rõ các Tổ chức
tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm nhƣ sau:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2
Điều này.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu)
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3

Điều này.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b
Khoản này;
- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Điều này.
5


 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Điều này.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3

Điều này.
 Nợ xấu
Theo khoản 8 điều 3, Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ
xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 theo cách phân loại nhóm nợ theo thông tƣ.
Nợ xấu ngày càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng.
2.1.3 Vai trò của tín dụng
2.1.3.1 Vai trò và ý nghĩa chung của tín dụng (Trần Ái Kết (2009))
- Là một trong những công cụ tập trung vốn hữu hiệu và còn là công cụ
thúc đẩy phát triển cho các tổ chức kinh tế.
- Tín dụng giúp duy trì và mở rộng sản xuất, thực hiện tái sản xuất xã hội
dễ dàng hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định tỷ giá, làm giảm áp lực lạm
phát ngoài ra tín dụng còn là cầu nối để phát triển giao lƣu hợp tác kinh
tế với cá nƣớc trong khu vực và thế giới.

6


2.1.4 Vài nét về tín dụng khách hàng cá nhân
2.1.4.1

Khái niệm về tín dụng cá nhân

Từ những quan điểm về tín dụng chung có thể suy ra tín dụng cá nhân là
khoản tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân là thể nhân để đáp ứng các yêu
cầu về vốn cho mục đích kinh doanh và tiêu dùng, đảm bảo tuân thủ đầy đủ
các qui định và nguyên tắc tín dụng.
2.1.4.2
a)


Vai trò tín dụng cá nhân

Vai trò đối với ngân hàng

Tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể mở
rộng các hoạt động dịch vụ khác với khách hàng cá nhân nhƣ khả năng huy
động tiền gửi, mở thẻ và các dịch vụ ngân hàng khác. Có thể xem đây cũng là
một kênh marketing hiệu quả với ngân hàng.
Tạo điều kiện đa dạng hóa kinh doanh, phân tán rủi ro do các khoản tín
dụng cá nhân có thể có qui mô nhỏ bù lại có số lƣợng rất lơn nhở vậy tổng qui
mô tài trợ cũng rất đáng kể. Mặc khác, lãi suất và chi phí thu đƣợc từ tín dụng
cá nhân có phần cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp nên khách hàng cá
nhân cũng đem lợi nhuận đáng chú ý cho ngân hàng
b) Vai trò đối với khách hàng
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các cá nhân, hoặc các khoản chi tiêu có
tính cấp bách để khách hàng có thể sử dụng đƣợc các tiện ích trƣớc khi tích
lũy đủ số tiền cần thiết. Tín dụng tiêu dùng tạo điều kiện cho khách hàng thõa
mãng nhu cầu mua sắm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Trong những trƣờng hợp cần vốn gấp, tín dụng cá nhân của ngân hàng có
lãi suất thấp hơn rất nhiều so với lãi cho vay “nóng” ở thị trƣờng phi chính
thức. Thời hạn cho vay và phƣơng thức trả nợ cũng linh hoạt tùy thuộc vào
khách hàng, hơn nữa thủ tục cho vay cũng không quá phức tạp và ngày càng
hoàn thiện hơn
c) Vai trò đối với nền kinh tế
Góp phần luân chuyển vốn, tăng lƣu thông hàng hóa, kích cầu, nhờ đó tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện chất lƣợng cuộc sống ngƣời
dân,… xét về góc độ kinh tế vĩ mô thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá
trình lƣu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cƣ để phát triển
kinh tế, hạn chế dùng tiền mặt đồng thời tiết kiệm chi phí thời gian tiền bạc
cho xã hội.

7


2.1.4.3
Đặc điểm tâm lí của giao dịch khách hàng cá nhân
(Nguyễn Minh Kiều (2009))
Trong thời kì bao cấp cá nhân không đƣợc và cũng không có các nhu cầu
giao dịch với ngân hàng. Hành vi này ảnh hƣởng lâu dài khiến cho khi chuyển
sang thời kì đổi mới kinh tế, các ngân hàng thƣơng mại phải mất thời gian khá
dài để thay đổi hành vi và thu hút khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch
qua ngân hàng. Nhìn chung khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý
giao dịch nhƣ sau:
-

Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng

-

Mang nặng tâm lí thủ tục phiền phức khi giao dịch với ngân hàng

-

Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu nhập đối với ngƣời
có thu nhập cao và

-

Mặc cảm không giám giao dịch với ngân hàng đối với ngƣời có thu nhập
không cao.


Hiểu đƣợc tâm lý giao dịch trên đây của khách hàng sẽ giúp ngân hàng
có chính sách thích hợp để thu hút khách hàng cá nhân đến giao dịch với ngân
hàng. Hiện nay có một số NHTM ở Việt Nam chƣa thực sự quan tâm lắm đến
đối tƣợng khách hàng cá nhân mà chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp
lí do là vì về mặt nghiệp vụ ngân hàng, giao dịch khách hàng cá nhân không
hiệu quả lắm do:
-

Đặc điểm giao dịch khách hàng cá nhân là có số lƣợng lớn tài khoản và
hồ sơ giao dịch lớn nhƣng doanh số giao dịch lại thấp.

-

Số lƣợng khách hàng đông nhƣng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc
giao dịch không đƣợc thuận tiện. Để giải quyết trở ngại này ngân hàng
phải mở nhiều chi nhánh và phòng giao dịch hoặc đầu tƣ giao dịch online
rất tốn kém

Tuy nhiên một số ngân hàng khác lại rất quan tâm đến khách hàng cá
nhân. Chẳng hạn Sacombank và ACB là những ngân hàng luôn dành cho
khách hàng cá nhân sự quan tâm thỏa đáng. Ở các ngân hàng này khách hàng
cá nhân đƣợc giao dịch một cách riêng biệt với khách hàng doanh nghiệp và
đƣợc thiết kế cũng nhƣ cung cấp những sản phẩm phẩm dịch vụ đặc thù phù
hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân.
2.1.4.4
Tổng quan về nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá
nhân (Nguyễn Minh Kiều (2009))
8



Các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỏa ra ƣu thế với
việc cung cấp tín dụng nông thôn. Tiêu biểu là Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn ở An Giang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
cho khách hàng cá nhân sống ở nông thôn, bao gồm:
-

Cho vay sản xuất hộ gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt

-

Cho vay sản xuất hộ gia đình trong lĩnh vực lâm, ngƣ nghiệp nuôi trồng
thủy sản

-

Cho vay mua sắm công cụ lao động hoặc máy móc phục vụ nông nghiệp

-

Cho vay khác nhằm mục đích cải thiện đời sống nhân dân

Tiêu biểu cho việc cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá
nhân khu vục thành thị là các NHTMCP nhƣ: ACB, Sacombank, Đông Á, Việt
Á, Phƣơng Đông. Các sản phẩm tín dụng của ACB tập trung vào cá nhóm
chính sau đây:
-

Cho vay sinh hoạt tiêu dùng – sản phẩm này đƣợc thiết kế và cung cấp
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình nhƣ: mua sắp vật dụng gia đình,
mua xe, cƣới hỏi, du lịch, chữa bệnh,… ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu

khách hàng nhanh chóng trong vòng ba ngày, số tiền vay tối đa 100 triệu
đồng và thời hạn cho vay tối đa là 5 năm theo phƣơng thức trả góp.

-

Cho vay hỗ trợ tiêu dùng – sản phẩm này đƣợc thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng từ 1,5 triệu đồng tháng trở
lên. Số tiền cho vay nhằm hỗ trợ thêm cho tiêu dùng trong khi chờ đợi
thu nhập đến kỳ. loại cho vay này với số tiền tƣơng đối nhỏ, tối đa 10
triệu đồng, và không cần tài sản thế chấp.

-

Cho vay xây dựng, sửa nhà – sản phẩm đƣợc thiết kế nhằm hỗ trợ nhu
cầu xây dựng, sửa chửa, trang trí nhà ở nội thất của khách hàng. Số tiền
cho vay tối đa bằng 70% chi phí xây dụng hoặc sửa chửa nhà và thời gian
cho vay tối đa là 5 năm theo phƣơng thức trả góp. Ngoài ra ACB còn giới
thiệu kèm theo sản phẩm dịch vụ tƣ vấn lựa chọn nhà thiết kế và xây
dụng chuyên nghiệp và uy tín cho khách hàng.

-

Cho vay mua nhà, nền nhà cà hoán đổi nhà – sản phẩm này đƣợc thiết kế
và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà, đất và sự hỗ trợ tài chính.
Số tiền cho vay có thể tối đa bằng 60% giá trị nhà hoặc nền nhà và thời
hạn cho vay tối đa là 7 năm theo phƣơng thức trả góp, tài sản thế chấp
trong trƣờng hợp này chính là căn nhà hay nền nhà khách hàng mua.

9



-

Cho vay sản xuất kinh doanh – sản phẩm này đƣợc thiết kế và cung cấp
cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lƣu động, mở rộng qui mô sản
xuất kinh doanh… cho vay sản xuất kinh doanh có mục đính có thể là bổ
sung vốn lƣu động trong quá trình sản xuất kinh doanhh sản xuất kinh
doanh, để thanh toán tiền vật tƣ, nguyên liệu, hàng hóa và các chi phí cần
thiết, hoặc để thanh toán tiền mua máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận
chuyền, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngân hàng
xem xét đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh chóng với mức vay và thời hạn
cho vay phù hợp tùy theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.

-

Cho vay mua xe cơ giới – sản phẩm này đƣợc thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhƣng tích lũy chƣa
đủ. Số tiền cho vay tối đa bằng 60% giá trị xe và thời hạn cho vay tối đa
là 3 năm theo phƣơng thức trả góp.

-

Cho vay hỗ trợ du học – sản phẩm này đƣợc thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học. Số
tiền cho vay theo nhu cầu và trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp do ngân
hàng định giá. Thời hạn cho vay tối đa là 7 năm theo phƣơng thức trả
góp. Ngoài ra ngân hàng còn hỗ trợ cùng với sản phẩm này các dịch vụ
du học nhƣ giới thiệu công ty tƣ vấn du học, xác định năng lực tài chính
để dự phỏng vấn xin visa, xin cấp phép chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài.
2.1.5 Sơ lƣợc về mở rộng tín dụng

2.1.5.1 Chức năng mở rộng tín dụng của ngân hàng (Reed and Gill
(2009))

Trong việc tạo ra khả năng tín dụng các ngân hàng thƣơng mại đã và đang
thực hiện chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn
đầu tƣ đƣợc mở rộng và từ đó đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Tín dụng của
ngân hàng có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng
tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thƣơng nghiệp, và nông nghiệp của đất
nƣớc. những khả năng đó đƣợc các nhà kinh tế gọi là “sản phẩm đƣờng vòng”
hay “ sản phẩm gián tiếp”, khi đem so sánh với sản phẩm trực tiếp, mà ở đó
sản phẩm đem dùng đƣợc tạo ra bằng trực tiếp lao động và đất đai hoặc nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Trong khi đó việc cung ứng vốn của ngân hàng cũng tạo ra các sản phẩm
có thể tính toán đƣợc. Công nghiệp thức ăn không thể cung cấp cho chúng ta
những sản phẩm chín đƣợc chế biến. Trong khi đó tín dụng đƣợc cung ứng
cho ngƣời có nhu cầu để họ mua, chế biến đóng hộp, dự trữ thức ăn hay những
vật phẩm sau này sẽ đƣợc bán lẻ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng trong suốt kì
10


chuyển tiếp, từ ngƣời sản xuất đến ngƣời bán buôn, đến ngƣời bán lẻ và cuối
cùng là tới tay ngƣời tiêu dùng – tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng hoàn
thiện toàn bộ quá trình trình kinh tế đến tay ngƣời tiêu dùng.
Ngƣời nông dân nhờ có điều kiện vay vốn, có khả năng mua hạt giống
thức ăn, phân bón và nhiều nhu cầu cần thiết khác cho trồng trọt và thu hoạch
trên cánh đồng của họ. Tín dụng ngân hàng tạo ra khả năng mua sắm vật tƣ,
thiết bị máy móc và thuê mƣớn nhân công. Các cửa hàng bán buôn và bán lẻ
có khả năng dự trữ hàng hóa của họ và vận chuyển đến tay của ngƣời tiêu
dùng bằng vốn có đƣợc nhờ vay các NHTM. Các sản phẩm sản xuất ra có thể
đƣợc vận chuyển từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng có thể nhờ

sự tài trợ của ngân hàng đối với xí nghiệp vận tải. Cuối cùng, thông qua việc
tài trợ nông nghiệp, công nghiệp và thƣơng nghiệp, các NHTM tạo điều kiện
thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng bằng quỹ tín dụng tiêu dùng. Quá trình này có
thể đƣợc NHTM mở rộng nhằm giúp ngƣời tiêu dùng mua sắm nhà cửa, xe cộ
và trang thiết bị khác.
2.1.5.2 Nội dung của mở rộng tín dụng
Mở rộng tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc
khuyếch trƣơng tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro, đảm
bảo an toàn trong kinh doanh của NHTM. Mở rộng tín dụng vừa cho phép
ngân hàng giữ vững đƣợc khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm khách hàng
mới, qua đó mở rộng tín dụng cũng giúp ngân hàng phân tán bớt rủi ro trong
kinh doanh và tăng thêm đƣợc lợi nhuận.
a) Mở rộng đối tượng cho vay
Mở rộng đối tƣợng cho vay là làm tăng số lƣợng khách hàng. Ngoài ra mở
rộng đối tƣợng cho vay còn là tăng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đến
từng địa bàn, khu vực dân cƣ. Mở rộng đối tƣợng cho vay có thể thực hiện
bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng chƣa dùng sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hoặc đang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình.
Mở rộng tín dụng đối với các khách hàng cá nhân là hoạt động của ngân
hàng nhằm tìm cách tăng số lƣợng khách hàng, tăng số dƣ tín dụng bằng cách
xâm nhập vào thị trƣờng mới, thị rƣờng mà khách hàng chƣa biết đến sản
phẩm của ngân hàng mình hoặc khách hàng của ngân hàng đối thủ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng với đối tƣợng hƣớng đến là khách hàng cá nhân.
b) Mở rộng quy mô cho vay

11


Mở rộng quy mô cho vay là làm tăng doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay đối

với các ngành, các thành phần kinh tế, các nhóm khách hàng. Quy mô tín dụng
của một NHTM thể hiện qua tỉ phần tín dụng trong tài sản có của NHTM đó.
Một tỉ phần tín dụng cao trong tài sản có của NHTM sẽ cho phép NHTM thu
đƣợc lợi nhuận cao, vì tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại lợi tức cao nhất cho
các NHTM.
Mở rộng quy mô cho vay góp phần mở rộng quy mô sản xuất của các
thành phần kinh tế, giúp khách hàng phát huy hết tiềm năng góp phần phát
triển kinh tế đất nƣớc.
c) Mở rộng kỳ hạn cho vay
Mở rộng kỳ hạn cho vay là đa dạng hóa các kỳ hạn cho vay mà ngân ngân
hàng đang cung cấp đến với các đối tƣợng khách hàng. Các kỳ hạn cho vay
trong các gói tín dụng tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và mức độ gánh
chịu rủi ro mà ngân hàng chấp nhận với từng đối tƣợng khách hàng bởi phần
lớn vốn mà ngân hàng huy động đƣợc là vốn ngắn hạn trong khi nhu cầu về
thời hạn tín dụng của khách hàng lại rất đa dạng. Các loại kỳ hạn cho vai đƣợc
thể hiện ở Mục 2.1.2.1 a).
d) Mở rộng điều kiện cho vay
Mở rộng điều kiện cho vay là mở rộng những điều kiện đối với khách
hàng vay vốn, bằng những cơ chế chính sách nhƣ tài sản đảm bảo tiền vay,
đối tƣợng khách hàng vay không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay,
theo mức độ tín nhiệm của từng khách hàng để có cơ chế chính sách ƣu đãi về
lãi suất, biện pháp áp dụng bảo đảm tiền vay phù hợp.
Mở rộng điều kiện cho vay phải đi đôi với kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín
dụng. Khâu thẩm định đánh giá khách hàng, kiểm soát tốt dòng tiền khách
hàng trong quá trình vay vốn sẽ là những yếu tố tích cực giúp giảm thiểu rủi ro
tín dụng, phát hiện những khách hàng tốt để cho vay. Mở rộng điều kiện cho
vay sẽ tăng đƣợc số lƣợng khách hàng vay, qua đó dƣ nợ vay cũng tăng theo,
sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng.
e) Mở rộng phương thức cho vay
Mở rộng phƣơng thức cho vay có nghĩa là mở thêm, tăng thêm nhiều

phƣơng thức cho vay khác nhau phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Các phƣơng thức cho vay ( Thái Văn Đại (2013))
Theo quy chế của NHNN cá tổ chức tín dụng đƣợc phép thỏa thuận với
khách hàng vay việc áp dụng các phƣơng thức cho vay
12


Cho vay từng lần
Là phƣơng pháp cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín
dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thƣơng
vụ hay vay theo thời vụ. Ví dụ cho vay nhập một lƣợng hàng vào dịp tết, bán
xong là trả hết nợ, cho vay dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ, hết vụ trả tiền
vay. Tuy nhiên mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng phải ký kết hợp đồng
tín dụng. Chính vì vậy hình thức này đƣợc gọi là cho vay từng lần.
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Theo phƣơng thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì
sản xuất kinh doanh. Thực chất đây là phƣơng thức cho vay luân chuyển cũ
nhƣng quy chế cho vay cụ thể của ngân hàng đã biến nó thành một phƣơng
thức cho vay mới.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Đây là phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhƣng ngân hàng sẽ
cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình
thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì ngân hàng phải bớt các món vay của khách
hàng để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả thêm mức
phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là chênh lệch giữa hạn mức tín
dụng với thực vay.
Cho vay theo dự án
Đây là phƣơng thức cho vay trung vài dài hạn, ngân hàng phải thẩm định

dự án trƣớc khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng bổ
sung phƣơng thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự
án phục vụ đời sống.
Cho vay trả góp
Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi
vốn vay phải trả cộng với gốc đƣợc chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời
hạn cho vay. Phƣơng thức này thƣờng phù hợp đối với vay tiêu dùng của
khách hàng cá nhân.
Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ
13


×