Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989 KB, 102 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

---------------

BÙI THỊ THANH THỦY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN XUÂN HIỆP
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. NGUYỄN XUÂN HIỆP. Những dữ liệu trong các
bảng phân tích làm căn cứ nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi trong phần nguồn dữ liệu trong các bảng dữ liệu.
Ngoài ra luận văn sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ, kết quả phân tích của
một số tác giả khác, tổ chức khác đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ
tra cứu và kiểm chứng.
TP.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2014

Bùi Thị Thanh Thủy



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin tỏ lòng biết ơn đến những người mà tôi hết
mực thương yêu và tôn kính :
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Hiệp giáo viên
hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình, tận tụy chia sẻ cho tôi những tri thức khoa học,
những kinh nghiệm trong nghiên cứu. Góp ý chỉnh sửa ý tưởng khoa học cũng như
cách diễn đạt lời văn, góp phần cho luận văn thành công hơn. Đồng thời Thầy đã
giúp tôi trưởng thành hơn về mặt nhận thức khoa học, khả năng nghiên cứu và
chuyên môn được nâng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô Trường Đại học tài Chính
Marketing, đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức trong những năm học cao
học, làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Công ty mà tôi đang làm việc đã
đã hỗ trợ về thời gian trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đã góp ý, cung cấp cho tôi những tài liệu, dữ
liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn sau cùng xin gởi đến Bố Mẹ, Con trai của tôi và những người thân
đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Bùi Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
TỐM TẮT
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 11
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................................................... 12
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................ 14
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 14

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 15
1.6 Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ....................... 16
1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTCK .................................................................. 17
2.1.1 Thị trường chứng khoán .................................................................................. 17
2.1.1.1 Khái niệm................................................................................................... 17
2.1.1.2 Phân loại thị trường chứng khoán .......................................................... 18
2.1.2 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán. ........................................................ 20
2.2. GIÁ CHỨNG KHOÁN VỐN – CỔ PHIẾU ........................................................... 22
2.2.1 Các loại giá cổ phiếu ......................................................................................... 22
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường sự biến thiên giá cổ phiếu ........................................... 23
2.2.2.1 Hệ số bê ta ................................................................................................ 23
2.2.2.2 Hệ số biến thiên ........................................................................................ 25
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU ....................................... 25
2.3.1 Các nhân tố nội sinh ......................................................................................... 25
2.3.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................... 25
2.3.1.2 Chính sách cổ tức ..................................................................................... 26
2.3.1.3 Qui mô của công ty ................................................................................. 27
2.3.1.4 Ngành hoạt động của công ty ................................................................. 28
2.3.1.5 Cơ cấu vốn ............................................................................................... 28


2.3.2 Các nhân tố ngoại sinh ...................................................................................... 29
2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 29
2.3.2.2 Lạm phát .................................................................................................. 29
2.3.2.3 Lãi suất...................................................................................................... 30
2.3.2.4 Tỷ giá hối đoái ......................................................................................... 31
2.3.2.5 Chính sách phát triển TTCK Việt Nam ................................................ 31
2.3.2.6 Nguồn vốn FDI ......................................................................................... 32

2.3.3 Các nhân tố can thiệp........................................................................................ 32
2.3.3.1 Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. .......................... 32
2.3.3.2 Biến động thị trường chứng khoán thế giới .......................................... 33
2.3.3.3 Nguồn vốn FII .......................................................................................... 34
2.2.3.4 Biến động của các kênh đầu tư khác ....................................................... 34
2.4 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRƯỚC ĐÂY ................. 35
2.4.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 35
2.4.1.1 Mô hình của Alun Campbell (2008) ....................................................... 35
2.4.1.2 Mô Mình của Faris Nasif Al-Shubiri (2010) .......................................... 35
2.4.1.3 Mô hình của Sanjeet Sharma ( 2011) ...................................................... 36
2.4.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 36
2.4.2.1 Mô hình của Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013) ................. 36
2.4.2.2 Mô hình của Phan Thị Bích Nguyệt và PhạmD.P.Thảo (2013). .......... 37
2.5 ĐỂ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
GIÁ CỔ PHIẾU TẠI VN ............................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ............................................ 42
3.1.1 Diễn biến thị trường bất động sản ................................................................... 42
3.1.2 Đánh giá sơ bộ giá cổ phiếu bất động sản năm 2013...................................... 47
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 51
3.3 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ............................................................................................. 52
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 52
3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................. 52
3.4 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ............................................................................... 53


3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................... 53
3.4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 54
3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu và ước lượng mô hình nghiên cứu ............. 55
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THÔNG TIN VỀ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ........................................................ 58
4.1.1 Thông tin về các biến ........................................................................................ 58
4.1.2 Ma trận tương quan .......................................................................................... 58
4.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................................................................... 59
4.2.1 Phương pháp ước lượng POOLED MODEL ................................................. 59
4.2.2 Phương pháp tác động cố định FEM ............................................................... 60
4.2.3 Phương pháp tác động ngẫu nhiên REM ........................................................ 61
4.2.4 Kiểm định ước lượng ........................................................................................ 61
4.2.4.1 Kiểm định Hausman ................................................................................. 61
4.2.4.2 Kiểm định thừa biến ................................................................................. 62
4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................................ 63
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................. 63
4.3.2 Kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi ......................................... 64
4.4 KẾT QUẢ MÔ HÌNH CUỐI CÙNG ....................................................................... 64
4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 73
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................................ 74
5.2.1 Đối với công ty bất động sản niêm yết ............................................................ 74
5.2.2 Đối với nhà đầu tư ............................................................................................. 76
5.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ ......................................................... 76
5.3.1 Đề xuất liên quan đến cơ chế ổn định lãi suất .............................................. 77
5.3.2 Đề xuất thúc đẩy gia tăng tăng trưởng kinh tế .............................................. 78
5.3.3 Đề xuất cho ngành bất động sản ..................................................................... 79
5.3.4 Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, thể chế đối với TTCK ........................... 80
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................ 82
5.4.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 82


5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 84
Phụ lục 01: Dàn bài thảo luận nghiên cứu định tính .................................................... 86
Phụ lục 02: Danh mục 36 công ty trong nghiên cứu ..................................................... 87
Phụ lục 03: Chỉ số lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế .......................................... 88
Phụ lục 04: Danh mục các chỉ tiêu tài chính của cổ phiếu 36 công ty trong
nghiên cứu......................................................................................................................... 89
Phụ lục 05: Phương pháp ước lượng POOLED MODEL ........................................... 99
Phụ lục 06: Phương pháp tác động cố định Fixed effect .............................................. 99
Phụ lục 07: Phương pháp tác động ngẫu nhiên Random effect ................................ 100
Phụ lục 08: Kết quả mô hình sau khi bỏ biến DIV và INF ........................................ 101
Phụ lục 09: Kết quả mô hình cuối cùng sau khi sử dụng hiệu chỉnh Robustness.... 102


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

BĐS

Bất động sản

CP

Cổ phiếu

CTCP

Công ty cổ phần


CTCK

Công ty chứng khoán

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

GTT

Giá thị trường

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

KLGD

Khối lượng giao dịch

LNST

Lợi nhuận sau thuế

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

POOLED MODEL

Ước lượng pooled model

OTC

Thị trường phi tập trung

FEM

Ước lượng tác động cố định

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

REM

Ước lượng tác động ngẫu nhiên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TSSL

Tỷ suất sinh lợi

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Thị trường giao dịch chứng khoán

TTLK

Trung tâm lưu ký

TTLKCK

Trung tâm lưu ký chứng khóan

UBCKNN

Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1

: Chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng, vàng năm 2013


Hình 2

: Vốn FDI đăng ký vào bất động sản các năm qua

Đồ thị 3.1 : Tình hình tồn kho của một số công ty
Sơ đồ 3.1 : Quy trình nghiên cứu
Bảng 4.1 : Thông tin về các biến nghiên cứu
Bảng 4.2 : Ma trận tương quan
Bảng 4.3 : Phương pháp ước lượng Pool Model
Bảng 4.4 : Phương pháp tác động cố định Fixed Effect
Bảng 4.5 : Kiểm định hệ số chặn
Bảng 4.6 : Phương pháp tác động ngẫu nhiên Random Effect
Bảng 4.7 : Thử nghiệm Breusch Pagan Lagrange
Bảng 4.8 : Kết quả mô hình sau khi bỏ biến DIV và INF
Bảng 4.9 : Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.10 : Kết quả mô hình cuối cùng sau khi sử dụng hiệu chỉnh Robustness
Bảng 4.11 : Hệ số tác động riêng cho từng công ty.


TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện trong giai đoạn
những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam chậm phục hồi sau khủng hoảng,
hàng tồn kho nhiều, nợ công tăng cao, giá chứng khoán trong nước giảm sâu và
thiếu ổn định do tác động của nhiều nhân tố. Đối với ngành kinh doanh bất động
sản lại đang ở giai đoạn khó khăn nhất khi hàng loạt căn hộ phải giảm giá để thu hút
khách hàng và các nhà đầu tư thì không triển khai các dự án mới…
Với mục tiêu trong nghiên cứu này để phân tích, xác định nhân tố ảnh
hưởng lớn đến giá cổ phiếu các công ty bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch

chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp các nhà đầu tư hạn chế rủi ro. Các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng đó là phương pháp nghiên cứu định tính,
phương pháp nghiên cứu định lương và sử dụng phần mềm để tính toán xác định
yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít tới giá cổ phiếu. Các kết quả
đạt được bao gồm đã khái quát hóa được những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu,
đó là biến EPS, G và SIZE có tác động cùng chiều (+) lên giá cổ phiếu PS; đồng
thời biến INT có tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu PS. Các biến còn lại là DIV
và INF đều không có tác động lên giá cổ phiếu của các công ty này.
Như vậy đã xác định được các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá cổ
phiếu các công ty bất động sản trong thời gian qua đó là: lãi suất, thu nhập trên mỗi
cổ phiếu EPS, tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô công ty.

- 10 -


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, vai trò của thị trường chứng khoán rất quan trọng cho
nền kinh tế, đó là loại thị trường tài chính thực hiện chức năng huy động vốn đầu tư
cho nền kinh tế. Đó không những là một kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn
hữu hiệu cho nền kinh tế mà còn là công cụ đắc lực cho chính phủ điều hành vĩ mô
nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán của Việt Nam đã bước qua năm thứ 14, đã bước đầu
phát huy hiệu quả, đó là một thị trường đầy kỳ vọng cho nên diễn biến của thị
trường chứng khoán như là một la bàn của nền kinh tến. Bên cạnh những kết quả đã
đạt được thì thị trường chứng khoán vẫn còn những hạn chế nhất định : Quy mô của
thị trường chứng khoán Việt Nam chưa sánh được với các quốc gia trong khu vực,
diễn biến trên thị trường chứng khoán chưa phản ánh được tình hình của nền kinh tế
và những biến động giá chứng khoán chưa tuân thủ theo những quy luật chung của

thị trường chứng khoán thế giới.
Các nhà kinh tế cho rằng, thị trường chứng khoán thường diễn biến tăng giảm
trước nền kinh tế vài tháng. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm cổ
phiếu và hình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động
cụ thể của từng công ty. Do đó việc xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu là một vấn đề mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Với sự cần thiết của yêu cầu
trên, tác giả đã chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế tài chính ngân hàng khóa 2011 – 2013 của mình
tại trường Đại học Tài Chính Marketing. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các nhân tố có
ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu các công ty bất động sản, từ đó đưa ra những
nhận định và đề xuất về giá cổ phiếu trong thời gian tới.

- 11 -


1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên
quan đến giá chứng khoán các nhân tố xác định nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu,
điển hình trong số đó có thể kể đến các nghiên cứu sau đây:
Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013): Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của
Việt Nam - Một số điểm cần lưu ý. Trong đó tác giả nêu một số nhân tố có thể có
ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thời gian tới đó là : hàng hóa trên thị trường
chứng khoán phải có chất lượng tốt; chú trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh các công ty niêm yết; tăng trưởng kinh tế Việt Nam phải đi liền với chất
lượng tăng trưởng; tình trạng tham nhũng và lãng phí; tăng trưởng với lạm phát và
ảnh hưởng của kênh đầu tư khác.
Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013): Mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM. Kết quả kiểm định từ mô hình Var đã cho

thấy tỷ giá hối đoái và lãi suất có tác động đến giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam.
Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013): Phân tích tác
động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả
của mô hình hồi quy thấy được các biến : cung tiền, lạm phát, sản lượng công
nghiệp, giá dầu thế giới có mối quan hệ cùng chiều với thị trường chứng khoán; lải
suất và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều với thị trường chứng khoán.
Faris Nasif Al-Shubiri (2010): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu tại NHTM Jordan. Trong nghiên cứu này tác giả đã trình bày các nhân tố
chính tác động đến giá cổ phiếu đó là mức chi trả cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ
phiếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu có tác động cùng
chiều với giá cổ phiếu; tỷ lệ lạm pha1r và lãi suất cho vay có tác động ngược chiều
với giá cổ phiếu.
Abdulrahman A.M.Al-Twaijry (2006): Phân tích mối quan hệ giữa giá chứng
khoán với mức chi trả cổ tức và thu nhập một cổ phiếu tại thị trường chứng khoán
Anh. Dựa vào mô hình tuyến tính CLMA với R2 = 0,97 cho thấy lợi nhuận và cổ
tức trên mỗi cổ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với giá cổ phiếu.

- 12 -


Alun Campbell (2008): Nghiên cứa mối quan hệ giữa GDP và giá chứng
khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand. Trên cơ sở lý thuyết của
Rangvid (2006) nghiên cứu này tìm ra mới quan hệ cùng chiều giữa GDP và giá
chứng khoán trên cả hai thị trường Úc và Newzealand.
Sofie Karlsson và Louise Nordstrom (2007): Trên cơ sở mô hình kinh doanh
chênh lệch giá APT, hai tác giả xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến giá cổ
phiếu các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Stockholm
Thụy Điển trong giai đoạn 2004-2007. Trong đó chỉ số Stockholm index, chỉ số giá
tiêu dùng, GDP, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu; Chỉ số kinh
tế vĩ mộ, chỉ số giá bất động sản, thu nhập sau thuế và phí, lãi suất tái cấp vốn có tác

động ngược chiều với giá cổ phiếu.
Nor Edi Azhar Bintin Mohamad và Ilyas Ariefin Zolhifli (2014): Đây là
nghiên cứu về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ đầu tư của các quỹ đầu tư
bất động sản niêm yết trên thị trường Châu Á. Từ năm 2007-2011 với 225 quan sát
kết quả cho thấy có sự liên kết giữa giá trị tài sản ròng và thu nhập có mối quan hệ
với rủi ro, suất thu lợi cổ tức, thu nhập ròng và quy mô của các quỹ đầu tư bất động
sản.
Sanjeet Sharma (2011): Những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu tại Ấn
Độ”. Tác giả sử dụng công cụ eview để xác định các nhân tố : cổ tức trên mỗi cổ
phiếu ( DPS), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) , tỷ lệ chi trả cổ tức, chỉ số giá trên
lợi nhuận, quy mô có tác động tích cực lên giá cổ phiếu trong đó hai biến DPS và
EPS có tác động mạnh nhất.
Md. Reaz Uddin và Sm. Zahidur Rahman and Md. Rajib Hossan (2013): Các
nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành tài chính tại thị trường Bangladesh.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS chứng minh được rằng thu nhập trên mỗi cổ
phiếu, giá trị tài sản ròng, lợi nhuận ròng sau thuế và chỉ số giá trên lợi nhuận có tác
động cùng chiều với giá chứng khoán.
Nhìn chung những nghiên cứu trên đây đã đề cập và phân tích giá cổ phiếu
và các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu dưới góc độ vĩ mô, hoặc vi mô. Tuy
nhiên, chưa có các nghiên cứu kiểm định cho trường hợp giá cổ phiếu của các công
ty kinh doanh bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.

- 13 -


1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty bất
động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến giá cổ

phiếu của các công ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.
HCM.
Thứ ba, rút ra một số hàm ý chính sách cho các nhà đầu tư, các công ty bất
động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán trong việc nâng cao giá cổ phiếu và
đế xuất các giải pháp cho cơ quan quản lý trong việc nâng giá cổ phiếu ngành kinh
doanh bất động sản nói riêng và thị trường chứng khoán tại TP. HCM nói chung
* Câu hỏi nghiên cứu:
- Giá cổ phiếu là gì? Chúng được đo lường như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu? Áp dụng cho trường hợp
các công ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM đó là
những nhân tố nào?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tố tác động đến giá cổ phiếu của các công
ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM được đo lường
như thế nào?
- Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu là gì cho các nhà đầu tư, các công ty
công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán và cơ quan quản lý thị
trường chứng khoán?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến giá cổ
phiếu và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty bất động sản trên thị
trường chứng khoán – Lý thuyết và thực tiễn tại Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh.

- 14 -


Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: trong nghiên cứu này tác giả giới hạn chỉ nghiên cứu cổ phiếu
của các công ty thuộc ngành kinh doanh bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán TP. HCM.

+ Thời gian : Số liệu được thu thập từ 01/01/2009 – 31/12/2013.
+ Nội dung: tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu về giá cổ phiếu; các nhân
tố tác động đến sự biến động của giá cổ phiếu công ty thuộc ngành kinh doanh bất
động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên
cứu định tính và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỷ thuật thảo
luận nhóm tập trung (gồm 2 nhóm, một nhóm gồm 10 nhà đầu tư bất động sản và
một nhóm gồm 08 chuyên viên của các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM) nhằm:
- Xác định các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh
bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch TP. HCM.
- Lựa chọn mô hình các đo lường các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của
các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch TP. HCM.
* Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn:
- Thiết kế mẫu nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý Stata 12, sử dụng hồi quy và thông
qua việc so sánh kết quả của những chỉ số R2 hiệu chỉnh để lựa chọn mô hình tốt
nhất cho nghiên cứu nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị của các yếu tố
chính tác động đến giá cổ phiếu.
- Kiểm định độ phù hợp mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu
được thiết kế và đề xuất trong nghiên cứu định tính.

- 15 -


1.6 Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Về mặt khoa học, nghiên cứu này tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu về
giá cổ phiếu, các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và

thực tiễn các công ty thuộc ngành bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán TP. HCM. Vì thế, nghiên cứu sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa và xây dựng
khung lý thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, đề tài phải xem xét rõ giá cổ phiếu của các công ty bất động
sản bị tác động bởi những nhân tố nào và mức độ tác động của chúng ra sao, từ đó
góp phần vào việc hoạch định các chính sách của bản thân các công ty, cũng như
cung cấp cơ sở khoa học để quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán.
1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mục lục, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có kết
cấu thành 05 chương :
Chương 1 : Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và một số hàm ý chính sách.

- 16 -


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN
2.1.1 Thị trường chứng khoán
2.1.1.1 Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường chứng khoán ( TTCK) như :
TTCK được định nghĩa theo Longman Dictionary of Business English (1985)
“ An organized market where are bought sold under fixed rules” – Tạm dịch : Một
thị trường có tổ chức là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những nguyên
tắc cố định. Thị trường chứng khoán (tiếng latinh là Bursa - nghĩa là cái ví tiền) là

nơi mà cung và cầu của các loại chứng khoán gặp nhau để xác định giá cả; số lượng
của từng loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Theo khoản 18 điều 6 Luật Chứng Khoán Số 70/2006/QH 11 (2006) giải
thích thuật ngữ TTCK : “ Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình
thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán”
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện
cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện
chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế.
Thị trường chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế hoạt động giao
dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ
tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai,
quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền.
TTCK là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát
triển kinh tế, do đó tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Mặt khác TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng
tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản
phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng

- 17 -


là một thị trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các
hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho
thị trường và toàn bộ nền kinh tế.
2.1.1.2 Phân loại thị trường chứng khoán
Có nhiều cách phân loại thị trường chứng khoán theo Bùi Kim Yến (2013):
a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn : TTCK được chia thành thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp ( Primary Market) : là thị trường mua bán các chứng

khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang
nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Hoạt
động phát hành chứng khoán được đảm nhiệm bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành
như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty đầu tư… Ta có thể hình
dung trên thị trường sơ cấp tiền vốn từ rất nhiều nhà đầu tư được tập trung lại và
chảy về phía tổ chức phát hành. Ngược lại chứng khoán từ chủ thể phát hành, thông
qua tổ chức bảo lãnh, được phân phối đến tay của rất nhiều nhà đầu tư.
Thị trường thứ cấp ( Secondary Market) : Thị trường thứ cấp là nơi giao
dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Là thị trường
chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán. Các chứng khoán sau khi được phát
hành ra trên thị trường sơ cấp sẽ tiếp tục được mua đi bán lại trên thị trường thứ
cấp. Thị trường thứ cấp sẽ được đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã
phát hành. Hoạt động mua bán thường xuyên trên thị trường thứ cấp đã tạo ra cơ hội
cho các nhà đầu tư liên tục mua bán chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận do chênh
lệch giá.
Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp : Thị trường sơ
cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó
là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán lưu thông trên thị trường thứ cấp. Không có
thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Thị trường
thứ cấp là một loại thị trường đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có
một thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại chứng khoán đa dạng,

- 18 -


phong phú, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư và công chúng đến bỏ vốn ra để đầu tư vào
chứng khoán. Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho
sự phát triển của thị trường sơ cấp, vì một khi chứng khoán đã được phát hành ra
trên thị trường, nếu không có một thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi
tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán thì thật khó có thể thuyết phục nhà đầu

tư bỏ tiền ra mua chứng khoán.
b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường : TTCK bao gồm Sở
giao dịch chứng khoán ( thị trường tập trung) và thị trường OTC ( thị trường phi tập
trung)
Sở giao dịch chứng khoán : Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch
được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia
vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch. Chỉ có các loại chứng
khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch tại đây.
Thị trường OTC : Là một thị trường có tổ chức dành cho những chứng khoán
không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Thị trường OTC không có địa điểm
giao dịch chính thức, thay vào đó các nhà môi giới (công ty chứng khoán) kết nối
các giao dịch qua mạng máy tính diện rộng giữa các công ty chứng khoán và trung
tâm quản lý hệ thống.
c) Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường : TTCK cũng có thể được phân thành
các thị trường : thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ
chứng khoán phái sinh
Thị trường cổ phiếu : là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
Thị trường trái phiếu : là thị trường giao dịch và mua bán các loại trái
phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái
phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh : Là thị trường phát hành
và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như quyền mua cổ phiếu, chứng
quyền, hợp đồng quyền chọn…

- 19 -


2.1.2 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Hàng hóa giao dịch trên TTCK bao gồm:

- Cổ phiếu (Stock): là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào
công ty cổ phần. Bao gồm các loại như sau:
+ Cổ phiếu thường (Common Stock): là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
thường, xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Cổ đông
nắm giữ cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường. Các cổ đông sở hữu loại cổ
phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối
với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết
quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu nắm giữ.
+ Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): là giấy chứng nhận cổ đông được
ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng hạn chế về quyền hạn
đối với công ty góp vốn. Cổ phiếu ưu đãi vừa có những đặc điểm giống cổ
phiếu thường, vừa giống trái phiếu. Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua
cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông trong công ty. Tuy nhiên, khác với cổ phiếu
thường, cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ.
Giống như trái phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu
thường chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý
nghĩa trong việc chia cổ tức cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định
theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
- Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút
toán ghi sổ do công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúng phát hành, xác nhận
quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị quỹ của
một Quỹ công chúng.
- Trái phiếu (Bonds): là giấy chứng nhận nợ dài hạn do chính phủ hay
công ty phát hành cam kết với người mua trái phiếu rằng sẽ chi trả lợi tức định
kỳ và hoàn trả lại vốn gốc cho người cầm giữ trái phiếu đến thời điểm đáo hạn.
Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá, lãi suất được hưởng và thời hạn
đáo hạn của trái phiếu.

- 20 -



+ Trái phiếu chính phủ (Government Bonds): là trái phiếu do chính quyền
trung ương phát hành nhằm mục đích bù đắp các khoản chi đầu tư của ngân
sách Nhà nước, quản lý lạm phát hoặc tài trợ cho các công trình, dự án nhà
nước. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng đồng tiền nước đó hoặc
ngoại tệ.
+ Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds): là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn
từ một năm trở lên, do chính quyền địa phương ủy quyền cho kho bạc hoặc các
pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra, phát hành với mục đích huy động
vốn để đầu tư xây dựng các công trình mang tính công cộng như đường xá,
bến cảng, trường học, bệnh viện…Trái phiếu đô thị có thể được phát hành bằng
đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ.
+ Trái phiếu công ty (Corporate Bonds): là trái phiếu được công ty ở một
quốc gia hoặc một tập đoàn thuộc công ty đa quốc gia phát hành nhằm mục
đích huy động nợ vay để đầu tư dài hạn, mở rộng qui mô phát triển sản xuất kinh
doanh. Trái phiếu công ty có thể được phát hành bằng đồng tiền nước thuộc đơn
vị thường trú của công ty đó hoặc ngoại tệ.
- Các chứng khoán phái sinh:
+ Quyền mua cổ phần (Rights) là loại chứng khoán do công ty cổ phần
phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông
hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.
+ Chứng quyền (Warrants) là loại chứng khoán được phát hành cùng với
việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng
khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã
được xác định trước trong thời kỳ nhất định.
+ Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): là một thoả thuận giữa hai bên về việc
mua hay bán một chứng khoán nào đó vào một thời điểm định trước trong tương
lai. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn
tách biệt nhau. Hai bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận huỷ hợp đồng. Đặc điểm của hợp đồng

kỳ hạn là hai bên tham gia đàm phán trực tiếp về các điều khoản trong hợp

- 21 -


đồng, và được mua bán trên thị trường phi tập trung.
+ Hợp đồng giao sau (Futures) là cam kết mua hoặc bán các loại chứng
khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng
và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. Hợp đồng giao sau
được thỏa thuận thông qua môi giới và được mua bán trên thị trường tập trung.
+ Hợp đồng quyền chọn (Options) là hợp đồng cho phép người mua có
quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định
các chứng khoán, tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai, với một
mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
2.2 GIÁ CHỨNG KHOÁN VỐN – CỔ PHIẾU
2.2.1 Các loại giá cổ phiếu
- Mệnh giá (Par Value) là giá trị ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá chỉ có giá trị
danh nghĩa, khi công ty mới thành lập mệnh giá được xác định theo công thức (2.1)

Vốn điều lệ của công ty cổ phần
Mệnh giá =

(2.1)
Tổng số cổ phần đang lưu hành

Giá trị ghi sổ (Book Value) là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản
ánh t ình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Giá trị ghi
sổ được xác định theo công thức (2.2)

Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Tổng nợ phải trả

Giá trị ghi sổ =

(2.2)
Tổng số cổ phần đang lưu hành

Tài sản vô hình bao gồm: Giá trị các b ằn g sáng chế, giấy phép khai thác,
nhãn hiệu ...
Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu
nếu ngay lập tức rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính
xác giá trị của công ty, đặc điểm của giá trị ghi sổ là không biến đổi quá nhanh,

- 22 -


tương đối ổn định, là số liệu thích hợp làm cơ sở cho các nhà đầu tư giá trị.
Giá trị nội tại (Intrinsic Value) của cổ phiếu được tính toán tại thời điểm
hiện tại. Giá trị nội tại được xác định trên cơ sở cổ tức, triển vọng phát triển của
công ty và lãi suất của thị trường. Giá trị nội tại phản ánh thực trạng của công ty,
tuy nhiên giá trị nội tại không có hình thức riêng để tự thể hiện như mệnh giá hay
thị giá, tồn tại một cách khách quan, không ai có thể áp đặt, kể cả người sở hữu
nó.
- Giá trị trường – G T T (Market Value) là mức giá do quan hệ cung cầu
trên thị trường quyết định. GTT là cơ sở để nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua
hoặc nhà đầu tư được hưởng nếu muốn bán. GTT luôn biến động và phản ánh
cán cân cung cầu trên thị trường. GTT không có ý nghĩa nhiều với đầu tư dài hạn.
Mỗi biến động của thị trường, tâm lý nhà đầu tư sẽ được phản ánh ngay vào GTT.
GTT của chứng khoán hình thành trên cơ sở cung cầu chứng khoán trên
thị trường. Theo đồ thị cung cầu chứng khoán, khi cung với cầu gặp nhau tại
điểm E thì mức giá P1 là mức giá được người bán chấp nhận bán và người mua
chấp nhận mua, mức giá P1 là GTT. Mức Q1


chính là khối lượng chứng

khoán đã được giao dịch. Mọi tác động làm thay đổi mức cung hoặc cầu chứng
khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi mức giá của chứng khoán trên thị trường.
P
S
E
P1
D
Q

Q1

Đồ thị cung cầu chứng khoán
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường sự biến thiên giá cổ phiếu
2.2.2.1 Hệ số Bêta (β ) Hệ số Bêta là một tham số phản ánh mối quan hệ thị giá

- 23 -


của một cổ phiếu so với mức biến động giá chung của toàn bộ thị trường (chỉ
số giá chứng khoán).
Hệ số bêta được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp
trong việc đo lường sự biến thiên giá chứng khoán và hiện nay ở Việt Nam hệ
số bêta cũng được một số tổ chức tài chính, công ty chứng khoán tính toán và
công bố để đo lường sự biến thiên giá của từng chứng khoán so với sự biến thiên
giá chung của toàn thị trường.
Có hai mô hình để tính hệ số bêta: Mô hình chỉ số đơn - SIM (Single
Index Model) và Mô hình xác định giá trị của tài sản vốn – CAPM (Capital Asset

Pricing Model).
Mô hình SIM dùng để xác định hệ số bêta được các định theo dạng hàm
Ri = αi + ßiRM + ei
Trong đó:
- Ri: Tốc độ tăng giá thị trường của chứng khoán
- αi: Tốc độ tăng giá trung bình tối thiểu giá thị trường của chứng khoán
- RM: Tốc độ tăng giá chứng khoán chung cho toàn thị trường
- ei: Đại diện cho những nhân tố không thể đưa hết vào mô hình để phân tích
- ß i : Hệ số đo lường sự biến thiên GTT một chứng khoán theo sự biến
thiên giá của toàn thị trường
+ Giá trị của ßi có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1.
+ ßi có thể mang dấu dương hoặc âm. Nếu ßi mang dấu dương GTT chứng
khoáng i biến thiên cùng chiều với thị trường, ßi mang dấu âm GTT chứng khoán i
biến thiên ngược chiều với thị trường.
Mô hình CAMP dùng để xác định hệ số bêta được xác định theo dạng hàm
E(Ri) = αi + ßi (RM – ai) với ßi =
Trong đó:
- 24 -


αi : Lợi nhuận phi rủi ro
E(Ri) : Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoáng
CoVi, M : Phương sai của chứng khoáng i với thị trường.
: Phương sai chung của thị trường.
Các điều kiện ràng buộc trong việc phân tích mô hình SIM đơn giản hơn
so với mô hình CAPM nên được sử dụng nhiều hơn trong việc phân tích biến
động giá chứng khoán.
2.2.2. 2 Hệ số biến thiên (V - Coefficient of variation)
Hệ số biến thiên được dùng đo lường độ phân tán GTT của cổ phiếu qua
các phiên giao dịch xác định theo công thức :


Trong đó:
: Độ lệch chuẩn của giá chứng khoán
µ: Giá chứng khoán trung bình cộng
Việc sử dụng hệ số biến thiên không đòi hỏi nhiều sự ràng buộc như tính
hệ số bêta nên việc đo lường sự biến động GTT của chứng khoán thông qua hệ số
biến thiên là hợp lý. Xét theo nghĩa tiêu cực hệ số biến thiên càng lớn thể hiện độ
phân tán giá chứng khoán càng cao hay nói cách khác là rủi ro cao. Nhưng xét theo
nghĩa tích cực hệ số biến thiên lớn cũng đồng nghĩa với cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
cao phù hợp với những nhà đầu tư mạo hiểm trong ngắn hạn nhằm mục đích
hưởng lợi
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
2.3.1 Các nhân tố nội sinh
2.3.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua
Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh, tiếp cận của Bùi Kim Yến (2013),
nếu công ty có kết quả kinh doanh thuận lợi, doanh thu tăng ổn định chứng tỏ thị
phần của công ty tăng trưởng bền vững, lợi nhuận thu được cao thì làm cho thu

- 25 -


×