Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

CƠ cấu vốn các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 144 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

ĐÀM NGỌC BÍCH

CƠ CẤU VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. BÙI HỮU PHƢỚC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của ngƣời
hƣớng dẫn khoa học là Tiến sỹ Bùi Hữu Phƣớc. Các nội dung và kết quả nghiên cứu
trong đề tài luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của một số bài nghiên cứu
khoa học, các bài báo, các lý thuyết …. Tất cả đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi
trích dẫn để ngƣời đọc dễ tra cứu, kiểm chứng
Tác giả

Đàm Ngọc Bích


i


LỜI CẢM TẠ
- Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô của trƣờng
Đại học Tài Chính Marketing đã tận tình truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý
báu trong quá trình học tập tại trƣờng.
- Tôi xin chân thành cám ơn Thầy Bùi Hữu Phƣớc, trong quá trình hƣớng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này đã đóng góp cho tôi rất nhiều ý kiến xác đáng, tận tình giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
- Tôi xin chân thành cám ơn Cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, đã quan tâm sâu sắc đến
việc học tập của lớp học chúng tôi, theo sát từng tiết học, từng môn học trong suốt quá
trình học tập của lớp.
- Tôi xin chân thành cám ơn Đảng ủy, Ban Giám Hiệu, lãnh đạo khoa Kinh tế xã
hội trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tham dự
lớp học này.
- Tôi xin cám ơn Lãnh đạo Cục Thống Kê tỉnh Vĩnh Long, các Doanh nghiệp đã
tạo điều kiện cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
- Cuối cùng xin cám ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập.

ii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. ....................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung. .....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. .....................................................................................................4

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................4
1.4. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 4
1.4.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu. .......................................................................4
1.4.2. Giới hạn về vùng nghiên cứu. ...............................................................................5
1.4.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu. .........................................................................5
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ...........................................................................5
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. ......................................5
1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN.........................................................................8
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV. ..........................................................................8
2.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................8
2.1.2. Đặc điểm của DNNVV. .........................................................................................9
2.1.3. Vai trò của DNNVV. ........................................................................................... 10
2.2. LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN. ....................................................................11
2.2.1. Các khái niệm. .....................................................................................................11
2.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn. .............................................................................12
2.2.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân............................................................................16
2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. .............................. 19
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN. .......................... 22
2.3.1. Một số mô hình của nƣớc ngoài. .........................................................................22
iii


2.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc..................................................................................25
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
CỦA CÁC DNNVV TẠI VĨNH LONG. ......................................................................28
3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG. ...28
3.1.1. Thực trạng của các DN ở tỉnh Vĩnh Long ........................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Long. ............................. 29
3.2. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CÁC DNNVV. ....................................48

3.2.1. Quy trình nghiên cứu. .......................................................................................... 48
3.2.2. Cơ sở dữ liệu của mô hình. ..................................................................................49
3.2.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các
DNNVV tại Vĩnh Long. ................................................................................................ 50
3.2.4. Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa tỷ số nợ và các nhân tố tác động đến tỷ số
nợ của DNNVV. ............................................................................................................53
3.2.5. Xử lý dữ liệu. .......................................................................................................57
3.2.6. Các kiểm định trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng. ...........................................59
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM. .......................................62
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH ..............................................62
4.1.1. Thống kê mô tả thực trạng tình hình từng biến. ..................................................62
4.1.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến. ......................................................................67
4.1.3 Kết quả hồi quy mô hình dữ liệu bảng. ................................................................ 68
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DNNVV
TẠI VĨNH LONG .........................................................................................................72
4.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..74
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................77
5.1. KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ........................................................ 77
5.1.1. Kết luận thứ 1: Cơ cấu vốn nghiên về sử dụng vốn chủ sở hữu. ........................ 77

iv


5.1.2. Kết luận thứ 2: Có bảy nhân tố tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn của các
DNNVV Vĩnh Long. .....................................................................................................78
5.1.3. Kết luận thứ ba: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ dài hạn trong cơ cấu tài
chính. ............................................................................................................................. 78
5.2. CÁC GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ GIÚP CÁC DNNVV TĂNG KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN NHẰM XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN HỢP
LÝ CHO MÌNH. ............................................................................................................79

5.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp. .........................................................................79
5.2.2. Kiến nghị về phía Nhà nƣớc. ...............................................................................85
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
CHO NGHIÊN CỨU MỚI. ........................................................................................... 90
5.3.1. Giới hạn về số lƣợng mẫu quan sát. ....................................................................90
5.3.2. Giới hạn về biến ảnh hƣởng và phƣơng pháp đo lƣờng các biến. .......................90
5.3.3. Định hƣớng cho những nghiên cứu tiếp theo. .....................................................91
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐƢỢC KHẢO SÁT TRONG MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU. ....................................................................................................2
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU DÙNG ĐỂ ƢỚC LƢỢNG MÔ HÌNH HỒI QUY ....................7
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ........................................................... 28
PHỤ LỤC 4: CÁC KẾT QUẢ HỒI QUY. ...................................................................33
Phụ lục 4.1. Kết quả hồi quy mô hình POOLED OLS. .................................................33
Phụ lục 4.2. Kết quả hồi quy mô hình FEM. .................................................................34
Phụ lục 4.3. Kiểm định lựa chọn mô hình POOLED OLS hay FEM ........................... 35
Phụ lục 4.4. Kết quả hồi quy mô hình REM .................................................................36
Phụ lục 4.5. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM. ............................... 37
PHỤ LỤC 5: Thống kê mô tả tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong cơ cấu tài chính. 39

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Phân loại các DNNVV theo khối EU ......................................................... 08
Bảng 2.2: Phân loại các DNNVV theo 56/2009/NĐ – CP ........................................... 09
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lƣợng DNNVV tỉnh Vĩnh Long ...................................... 30
Bảng 3.2: Thống kê số lƣợng DNNVV giai đoạn 2007 – 2013 ................................... 31
Bảng 3.3: Số lƣợng DNNVV tính đến ngày 31/12/2013 phân theo ngành kinh tế ...... 34
Bảng 3.4: Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn bộ doanh nghiệp .................... 36

Bảng 3.5: Trình độ ngƣời lao động trong DNNVV có đến 31/12/2013....................... 38
Bảng 3.6: Tình hình vốn kinh doanh của DNNVV đến ngày 31/12/2013 ................... 40
Bảng 3.7. Doanh thu và các khoản nộp cho ngân sách nhà nƣớc của các DNNVV .... 43
Bảng 3.8: Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa tỷ số nợ và các nhân tố ảnh hƣởng đến
tỷ số nợ ......................................................................................................................... 57
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến tỷ số nợ ....................................................................... 63
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả biến tỷ số nợ năm 2010 – 2013.................................. 64
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến độc lập ................................................................. 66
Bảng 4.4: Ma trận tƣơng quan giữa các biến.

68

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ số nợ của các mô hình ....... 69
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình FEM ................................................................... 70
Bảng 4.7: Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ số nợ ............................................................ 73

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Giá trị của doanh nghiệp và tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn ............................. 15
Biểu đồ 3.1: Quá trình phát triển DNNVV Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007–2013… 31
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu ngành nghề DNNVV Vĩnh Long tính đến 31/12/2013 ............... 35
Biểu đồ 3.3 : Kim ngạch xuất khẩu của các DNNVV Vĩnh Long ............................... 41
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................ 49

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN

Doanh nghiệp

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EBT

Earning Before Tax

Lợi nhuận trƣớc thuế

FEM

Fixed Effects Model


Mô hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

Hợp tác xã

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

REM

Random Effects Model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phƣơng bé nhất

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân
Ngân hàng thế giới

WB

World Bank

WACC

Weighted Average Cost of Chi phí sử dụng vốn bình quân
Capital

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới, DNNVV đang ngày càng
khẳng định vai trò đối với nền kinh tế. Theo thống kê, DNNVV chiếm tới 95% trong
tổng số DN ở Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 51% tổng lao động xã

hội, chiếm 17,26% tổng ngân sách Nhà nƣớc. Bên cạnh những đặc điểm thuộc về thế
mạnh nhƣ: vốn đầu tƣ ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và có hiệu quả; bộ máy tổ chức
quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập vào những thị trƣờng nhỏ và lĩnh
vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không cao; khả năng ứng biến linh hoạt… Các
DNNVV tại Việt Nam cũng còn những hạn chế, yếu kém nhƣ: tồn tại và phát triển tự
phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết về kinh tế kỹ thuật; trình độ quản lý và năng lực tài chính
hạn chế; thị trƣờng nhỏ hẹp và khả năng cạnh tranh không cao… Những điểm yếu này
khiến cho các DNNVV rất nhạy cảm trƣớc những thay đổi của môi trƣờng kinh tế, xã
hội. Vì vậy trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, khối DNNVV bị ảnh hƣởng
nặng nề nhất trong đó vấn đề tìm nguồn vốn để khắc phục thiệt hại, tiếp tục sản xuất
kinh doanh đang là vấn đề mà phần lớn các DN đang gặp khó khăn rất nhiều.
Các DNNVV tại Vĩnh Long cũng gặp không ít khó khăn trong đó có những khó
khăn nội tại đã tồn tại từ nhiều năm trƣớc đó là vấn đề về quy mô nguồn vốn, khả năng
tiếp cận nguồn vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, rời rạc… làm
giảm khả năng cạnh tranh của các DN.
Để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho DNNVV của tỉnh tác giả đã
thực hiện đề tài nghiên cứu “Cơ cấu vốn của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long”. Tác giả
đã dùng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data) để xây dựng mô hình các nhân tố
ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các DNNVV tại Vĩnh Long. Dữ liệu để xây dựng mô
hình đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế
biến chế tạo trong bốn năm 2010 – 2013. Qua kết quả nghiên cứu về cơ cấu vốn của
các DNNVV tại Vĩnh Long, với mức ý nghĩa α = 5% có bảy nhân tố ảnh hƣởng đến cơ
cấu vốn của các DNNVV Vĩnh Long. Các nhân tố quy mô doanh nghiệp, kết cấu tài
sản và rủi ro kinh doanh có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ; các nhân tố khả năng tăng
trƣởng, lợi nhuận, tỷ số thanh khoản và đặc điểm riêng của doanh nghiệp có quan hệ

ix


ngƣợc chiều với tỷ số nợ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ cấu vốn của các

DNNVV nghiên về sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn là nợ vay.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả cũng đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phía
Doanh nghiệp và Nhà nƣớc để giúp Doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận các nguồn
vốn nhằm đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

x


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại
hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao
động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói giảm
nghèo…. Theo số liệu của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hàng năm khối DNNVV tạo
thêm trên nửa triệu lao động mới; hiện nay đang sử dụng trên 51% lao động xã hội và
đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product). Đóng
góp của các DNNVV vào ngân sách Nhà nƣớc đã tăng hơn 18,4 lần sau mƣời năm kể
từ năm 2002. Khối DNNVV cũng đã và đang là nơi hoạt động có hiệu quả nhất trong
việc huy động nguồn vốn phân tán trong dân cƣ để hình thành nguồn vốn đầu tƣ cho
sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và các
DNNVV nói riêng gặp không ít khó khăn và thử thách. Phần lớn các DN phải giải thể
hay tạm ngừng hoạt động trong thời gian qua là các DNNVV. Theo báo cáo mới nhất
của Cục quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), số DN gặp khó khăn
phải giải thể ngừng hoạt động trong năm 2013 lên tới 60.737 DN, tăng 11,9% so năm
2012 (Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 24/12/2013). Trong năm 2012 có 69% DN báo cáo
lỗ, cao nhất từ trƣớc đến nay, dự kiến sáu tháng đầu năm 2013 tỷ lệ số DN lỗ cũng còn
chiếm tỷ lệ khá cao nhƣ năm 2012.
Đối với các DNNVV, vấn đề vốn là yếu tố then chốt có tính chất quyết định để

thúc đẩy DN tạo nên bƣớc chuyển mình lội ngƣợc dòng trong thời điểm khó khăn hiện
nay. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch hiệp hội DNNVV Việt Nam:
“Khó khăn lớn nhất của các DNNVV hiện nay là tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng.
Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng, 70% còn lại
phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (có một số DN phải vay với mức lãi
suất cao hơn 15%/năm)”. Theo nghiên cứu của Viện phát triển DN (Phòng Thƣơng
mại và công nghiệp Việt Nam), có đến 75% DN muốn tìm vốn bằng hình thức vay
1


ngân hàng, nhƣng thực chất không phải đơn vị nào cũng tiếp cận đƣợc, vì không đáp
ứng đƣợc những yêu cầu của ngân hàng khi vay vốn nhƣ: thủ tục vay vốn phức tạp
không phải DNNVV nào cũng đáp ứng đƣợc; các DNNVV không có tài sản có giá trị
cao để thế chấp… Đây là một trong những rào cản chính cho khu vực DNNVV phát
triển.
Tại tỉnh Vĩnh Long phần lớn các DN đều thuộc loại hình DNNVV, chiếm hơn
98% tổng số DN toàn tỉnh. Các DNNVV đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động hàng năm. Trong
giai đoạn 2011-2015, dự kiến Vĩnh Long sẽ có thêm hơn 1.900 DN đƣợc thành lập
mới, nâng tổng số các DNNVV trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2015 lên trên 4.600
DN. Dự tính đầu tƣ của khu vực DNNVV trong tỉnh sẽ chiếm từ 20% - 25% tổng đầu
tƣ toàn xã hội; mức đóng góp cho tổng thu ngân sách của tỉnh khoảng từ 30% - 35%
và sẽ đóng góp 35% vào sự tăng trƣởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP: Gross
Regional Domestic Product); tạo thêm việc làm mới có thu nhập ổn định cho khoảng
27.000 lao động của tỉnh.
Tuy nhiên, cũng nhƣ tình hình chung của các DNNVV cả nƣớc, DNNVV ở Vĩnh
Long cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh nhƣ: quy mô vốn sản xuất kinh doanh nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn
vay từ ngân hàng hạn chế, công nghệ sản xuất lạc hậu, quản lý yếu kém, quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, rời rạc, trình độ lao động thấp, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu thông tin về

thị trƣờng …, làm giảm đáng kể sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó ngoài nỗ lực
của bản thân các DNNVV thì sự hỗ trợ từ Chính phủ, Nhà nƣớc là vô cùng cần thiết và
rất quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính để phát triển các DNNVV, góp phần tăng
trƣởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Long.
Tiếp sức cùng DN vƣợt khó, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã ban hành
nhiều chính sách nhằm miễn, giảm và giãn thuế cho các DNNVV. Cục thuế tỉnh Vĩnh
Long gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng cho các DN, nhằm giúp các DN có thêm nguồn
vốn sản xuất kinh doanh. Theo chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nƣớc,
UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại chủ động phối hợp với các
DN thực hiện các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, thực hiện chính sách giảm lãi suất và
2


hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV. Cụ thể trong năm 2013 các ngân hàng thƣơng mại đã
ba lần điều chỉnh lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam tối đa từ 12% đối với năm lĩnh
vực ƣu tiên (nông thôn, nông nghiệp; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DNNVV; DN
ứng dụng công nghệ cao) còn 9% nhằm hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận với nguồn
vốn ngân hàng thuận lợi hơn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản
phẩm.
Tuy nhiên, ngoài những khó khăn khách quan đã nêu trên, thực tế nhiều DNNVV
tại Vĩnh Long vẫn chƣa tận dụng đƣợc hết thời cơ từ chính sách vĩ mô tạo ra nhƣ:
giảm, giãn, miễn thuế; hạ lãi suất; bảo lãnh tín dụng. Do thực tế các DNNVV trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long phần lớn đƣợc phát triển từ quy mô hộ gia đình, cung cách quản lý
còn yếu kém nên các DN chƣa quan tâm và chƣa biết đến lợi ích của việc sử dụng đòn
bẫy tài chính cũng nhƣ có một số DN lại quá mạo hiểm trong việc sử dụng vốn vay
cho sản xuất kinh doanh, vì vậy việc sử dụng vốn trong các DNNVV chƣa có hiệu quả
cao. Mặt khác, các nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV cũng còn nhiều hạn chế chƣa tạo
điều kiện thúc đẩy thực sự cho các DNNVV phát triển mạnh mẽ. Vì vậy tôi chọn đề tài
“Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu
nhằm thấy đƣợc tầm quan trọng của vốn trong các DN có ảnh hƣởng lớn đến việc

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long
phát triển. Từ đó đƣa ra các giải pháp kiến nghị góp phần giải quyết các vấn đề vƣớng
mắc trong chính sách hỗ trợ DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long phát triển.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích thực trạng cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của
các DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long. T

các biện pháp cho bản thân DN và

kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các
DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long trong việc tiếp cận các nguồn vốn để đổi mới cơ cấu vốn
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh
Long.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh
Long.
- Đề xuất giải pháp để tiếp cận các nguồn vốn nhằm đổi mới cơ cấu vốn của các
DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
- Thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh
Long hiện nay nhƣ thế nào?
- Các nhân tố nào tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn của các DNNVV tại tỉnh
Vĩnh Long?
- Các giải pháp nào cần đƣợc thực hiện để giúp cho các DNNVV tại tỉnh Vĩnh

Long tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn nhằm đổi mới cơ cấu vốn của mình?
1.4. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh
hƣởng đến cơ cấu vốn của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vì
có số lƣợng DN chiếm tỷ lệ cao trong tổng số DN tại tỉnh Vĩnh Long và có mức đóng
góp cho tăng trƣởng tổng sản phẩm hàng năm của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết
việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh với số lƣợng lớn. Các DNNVV đƣợc lựa
chọn phân tích trong đề tài nghiên cứu đƣợc phân loại dựa vào hai tiêu chí là có số vốn
không quá 100 tỷ đồng và có số lao động không quá 300 ngƣời theo Nghị định
56/2009/ NĐ-CP, ngày 30/06/2009, về chính sách “trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa”

4


1.4.2. Giới hạn về vùng nghiên cứu.
Vùng nghiên cứu đƣợc chọn dựa trên sự phân bổ các DNNVV theo các ngành
nghề đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long, chia theo các cấp
huyện và thành phố đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên.
1.4.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu.
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả sử
dụng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Long theo số liệu thứ cấp
đƣợc tổng hợp từ Cục Thống Kê của tỉnh và điều tra khảo sát tại doanh nghiệp từ năm
2010 – 2013.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính bao gồm nghiên cứu lịch sử dựa trên các
tổng hợp lý thuyết và các công trình nghiên cứu trƣớc đó để nhận diện các nhân tố tác
động đến cơ cấu vốn các DNNVV.
- Sau khi xác định các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các DNNVV, cách

tiếp cận tiếp theo là sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng hồi quy dữ liệu bảng
(Panel data) để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn các DNNVV tại
Vĩnh Long. Dùng phần mềm Eviews để xác định các hệ số của mô hình hồi quy.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Kết quả mong đợi sau khi hoàn thành luận văn này là:
- Có cái nhìn tổng thể về thực trạng cơ cấu vốn của DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long.
- Xác định đƣợc các nhân tố chủ yếu có ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn và việc tiếp
cận các nguồn vốn của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long.
- Xác định đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trong việc tiếp cận các nguồn vốn
của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long.
- Đề xuất đƣợc những giải pháp hợp lý để góp phần giúp các DNNVV tại tỉnh
Vĩnh Long nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn nhằm đổi mới cơ cấu vốn của
mình để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

5


1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Luận văn đƣợc thiết kế gồm năm chƣơng:
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
1.4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.7. Bố cục của đề tài.
Chƣơng 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN.
2.1. Tổng quan về các DNNVV.
2.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn.

2.3. Các nghiên cứu trƣớc đây.
Chƣơng 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.
3.1. Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tỉnh Vĩnh Long.
3.2. Mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT.
4.1. Kết quả nghiên cứu kiểm định của mô hình.
4.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các DNNVV tại Vĩnh Long.
4.3. Phân tích một số điểm hạn chế trong kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
5.2. Các giải pháp.
5.3. Hạn chế của đề tài.
6


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:
DNNVV luôn là khu vực năng động nhất trong nhiều năm qua, ngoài các khoản
đóng góp của DNNVV vào hơn 1/3 ngân sách Nhà nƣớc hàng năm, thì việc tạo công
ăn việc làm làm ngƣời lao động cũng đã đóng góp vô cùng quan trọng về mặt an sinh
xã hội. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các DNNVV hiện nay là vốn kinh doanh,
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các DN muốn huy động thêm vốn đều
trông chờ vào nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức nhƣng
quan hệ tín dụng của các DNNVV với các tổ chức này còn nhiều hạn chế. Phần lớn
các DN đều có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất còn nhiều yếu kém, nhiều DN chƣa tạo
dựng đƣợc thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng, thiếu minh bạch về tài chính nên các
ngân hàng ngại cho vay. Chính vì thế việc xác định cơ cấu vốn hợp lý cho các
DNNVV giúp các DN tiếp cận đƣợc các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
là một yêu cầu hàng đầu hiện nay, đó là lý do tôi chọn đề tài này. Chƣơng một của
luận văn trình bày những vấn đề chung về đề tài nghiên cứu nhƣ: lý do chọn đề tài
nghiên cứu, mục tiêu, phƣơng pháp cũng nhƣ giới hạn của đề tài nghiên cứu. Từ cơ sở

đó tôi đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài và sau cùng là nêu lên
bố cục của đề tài.

7


CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN.
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV.
2.1.1. Khái niệm
- Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB) DNNVV là những DN có quy
mô nhỏ bé về phƣơng diện vốn, lao động hay doanh thu. Dựa vào quy mô DNNVV
chia làm 3 loại: DN siêu nhỏ là DN có số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời, DN nhỏ là
DN có số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời và DN vừa là DN có số lƣợng lao
động từ 50 đến dƣới 300 ngƣời.
- Tại các nƣớc thuộc khối EU, DNNVV là những DN có số lƣợng lao động dƣới
250 ngƣời, sau đó bổ sung thêm ngƣỡng tài chính nhƣ sau:
Bảng 2.1: Phân loại các DNNVV theo khối EU.
Số lao động

Doanh thu

Hoặc tổng tài sản

(ngƣời)

(triệu euro)

(triệu euro)

Vừa


< 250

50

43

Nhỏ

< 50

10

10

Siêu nhỏ

< 10

2

2

Loại DN

Nguồn: Internet
- Tại Việt Nam, theo nghị định 56/2009/NĐ – CP về trợ giúp phát triển DNNVV
thì, “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn
vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc

số lao động bình quân năm”.

8


Bảng 2.2: Phân loại các DNNVV theo 56/2009/NĐ – CP.
DN siêu
DN nhỏ

nhỏ

DN vừa

Số lao động

Tổng vốn

Số lao động Tổng vốn Số lao động

I. Nông, lâm

10 ngƣời trở

20 tỷ đồng

Từ 10 ngƣời

20 tỷ

Từ trên 200


nghiệp và thủy

xuống

trở xuống

đến 200

đồng đến

ngƣời đến

ngƣời

100 tỷ

300 ngƣời

sản

đồng
II. Công

10 ngƣời trở

20 tỷ đồng

Từ 10 ngƣời


20 tỷ

Từ trên 200

nghiệp và xây

xuống

trở xuống

đến 200

đồng đến

ngƣời đến

ngƣời

100 tỷ

300 ngƣời

dựng

đồng
III. Thƣơng

10 ngƣời trở

10 tỷ đồng


Từ 10 ngƣời

10 tỷ

Từ trên 50

mại và dịch vụ

xuống

trở xuống

đến 50

đồng đến

ngƣời đến

ngƣời

50 tỷ

100 ngƣời

đồng
Nguồn: Chính phủ.vn
2.1.2. Đặc điểm của DNNVV.
- Các DNNVV đƣợc tạo lập khá dễ dàng, có thể quản lý theo quy mô hộ gia đình
hay quan hệ bạn bè. Để thành lập DNNVV chỉ cần một số vốn đầu tƣ ban đầu không

lớn.
- Các chủ DNNVV thƣờng thực thi các chiến lƣợc kinh doanh nhằm bảo vệ lợi
ích của mình bằng cách giữ tính độc lập và tự chủ cho DN.
- Mục tiêu của các chủ DNNVV là gia tăng giá trị tài sản và nhận các quyền lợi
cho cá nhân mình.
- DNNVV có tính năng động linh hoạt với sự biến động nhu cầu của thị trƣờng:
với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNNVV dễ dàng tìm kiếm và đáp

9


ứng những yêu cầu của thị trƣờng, phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của thị
trƣờng.
- Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc, thiếu liên kết và dễ bị tác động bởi
những yếu tố vĩ mô trên thị trƣờng nhƣ suy thoái, lạm phát… do khả năng tài chính
hạn chế.
- Các DNNVV thƣờng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trƣờng, tiếp
cận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý do trình độ quản lý của các nhà quản lý
điều hành trong DN bị hạn chế.
2.1.3. Vai trò của DNNVV.
- Tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo
góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
- Đóng góp vào tăng trƣởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đóng góp đáng
kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc và huy động nhiều nguồn vốn trong xã hội
nhằm đầu tƣ và phát triển kinh tế.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công
lao động giữa các vùng, địa phƣơng. Sự phát triển của DNNVV có thể góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nƣớc, thu hút đƣợc nhiều
lao động ở nông thôn.
- Góp phần đào tạo lực lƣợng lao động cơ động, linh hoạt và có chất lƣợng.

- Góp phần tạo môi trƣờng kinh doanh tự do cạnh tranh, giảm độc quyền, đẩy
nhanh tiến độ hội nhập quốc tế, phát huy đƣợc tiềm lực trong nƣớc trong điều kiện nền
kinh tế có xuất phát điểm với nguồn vốn thấp, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, kỹ
năng của ngƣời lao động còn yếu.
- Với sự tạo lập dễ dàng DNNVV có thể phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ
và làm phong phú, đa dạng sản phẩm hàng hóa, đồng thời tạo sự cân bằng trong sự
phát triển giữa các vùng miền.

10


2.2. LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN.
2.2.1. Các khái niệm.
2.2.1.1. Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ƣu.
- Cấu trúc vốn (capital structure): là quan hệ về tỷ trọng của từng loại nguồn vốn
dài hạn bao gồm nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn dài hạn
của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn thể hiện nguồn tài trợ thƣờng xuyên doanh nghiệp có
thể an tâm sử dụng trong thời gian tƣơng đối dài mà không phải lo chi trả (trong ngắn
hạn). Các khoản nợ vay đƣợc hình thành từ việc đi vay của các tổ chức tín dụng, vay
từ các đối tƣợng khác không phải là tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu… Vốn chủ
sở hữu đƣợc hình thành từ nguồn vốn tự có của chủ sở hữu và từ lợi nhuận giữ lại
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Một trong những ƣu điểm của việc dùng nợ vay thay cho vốn chủ sở hữu đó là
lợi ích về thuế hay còn gọi là lá chắn thuế của lãi vay vì phần chi trả lãi vay cho chủ nợ
đƣợc khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp còn lợi tức trả cho vốn chủ sở hữu không
đƣợc khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và chỉ đƣợc thực hiện khi doanh nghiệp đã
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác thƣờng chi phí sử dụng nợ rẻ hơn chi phí
sử dụng vốn chủ sở hữu vì lãi suất ngân hàng hay lãi suất trái phiếu thƣờng thấp hơn
nhiều so với lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tƣ cổ phiếu. Do đó khi tăng nợ làm giảm
chi phí trả trên một đồng tiền mặt nên làm tăng lợi nhuận và tăng giá trị doanh nghiệp.

Vì thế ngƣời ta còn gọi tỷ số nợ là tỷ số đòn bẫy.
- Cấu trúc vốn mục tiêu: do cấu trúc vốn có ảnh hƣởng đến lợi nhuận dành cho cổ
đông (chủ sở hữu) nên doanh nghiệp trong dài hạn cần thiết phải hoạch định cấu trúc
vốn mục tiêu. Cấu trúc vốn mục tiêu là sự kết hợp giữa nợ dài hạn và trung hạn, vốn
chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp theo mục tiêu đề ra.
Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và
rủi ro, vì sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp, nhƣng tỷ lệ nợ cao
nói chung đƣa đến lợi nhuận kỳ vọng cao.
- Cấu trúc vốn tối ƣu: là hỗn hợp nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu cho phép tối
thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, tối thiểu hóa rủi ro, tối đa
11


hóa giá trị doanh nghiệp. Quyết định cấu trúc vốn tối ƣu là quyết định cấu trúc vốn sao
cho cân đối đƣợc rủi ro và lợi nhuận và do đó tối đa hóa đƣợc giá cả cổ phiếu của
doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn tối ƣu của doanh nghiệp đƣợc xác định bởi các yếu tố
nhƣ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách kinh
tế của nhà nƣớc, ƣu điểm của ngành kinh doanh, trình độ và khả năng của nhà quản
lý…
2.2.1.2. Rủi ro.
- Rủi ro kinh doanh: là tính không chắc chắn của thu nhập hoạt động (EBIT) của
doanh nghiệp. Tính không chắc chắn này đƣợc hình thành từ các yếu tố nhƣ tính thay
đổi của doanh thu theo chu kỳ kinh doanh, tính thay đổi của giá bán, tính thay đổi của
chi phí, tính đa dạng hóa sản phẩm, sự tăng trƣởng của thị trƣờng. Rủi ro kinh doanh
chịu ảnh hƣởng lớn bởi đòn bẫy kinh doanh của doanh nghiệp (tức là mức độ sử dụng
chi phí cố định trong cơ cấu chi phí). Sự thay đổi của EBIT càng cao khi mức độ sử
dụng đòn bẫy kinh doanh cao.
- Rủi ro tài chính: là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp không có khả năng chi trả các
khoản chi phí tài chính cố định nhƣ lãi vay, chi phí thuê mua tài chính. Rủi ro tài
chính gắn liền với quyết định tài trợ của doanh nghiệp cụ thể hay phụ thuộc vào cơ cấu

vốn của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính liên quan đến việc sử dụng đòn bẫy tài chính,
doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.
Nhƣ vậy doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy kinh doanh và đòn bẫy tài chính với hy
vọng đạt lợi nhuận cao hơn các chi phí cố định (gồm chi phí cố định cho tài sản và nợ
vay) từ đó gia tăng lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên đòn bẫy cũng làm tăng
tính khả biến và rủi ro đối với lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
2.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn.
2.2.2.1. Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của công ty.
Năm 1958 Modigliani và Merton Miller đƣa ra lý thuyết về cơ cấu vốn gọi là lý
thuyết M&M lý giải đƣợc quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí sử dụng vốn và mức độ
sử dụng nợ. M&M giả định rằng thị trƣờng vốn là hoàn hảo do đó sẽ không có chi phí

12


giao dịch, chi phí phá sản và chi phí khốn khó tài chính. Modigliani và Merton Miller
đƣa ra hai mệnh đề và xem xét trong hai trƣờng hợp có thuế và không có thuế.
- Trong trƣờng hợp thị trƣờng vốn hoàn hảo và không có thuế thu nhập doanh
nghiệp, giá trị công ty có vay nợ và giá trị công ty không có vay nợ là nhƣ nhau. Do đó
giá trị của công ty không thay đổi khi thay đổi cơ cấu vốn của công ty. Đó là nội dung
của mệnh đề 1. Mặt khác mệnh đề 2 cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình không
đổi nhƣng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên khi công ty gia tăng chỉ số nợ.
- Trong trƣờng hợp có thuế, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không
vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế do sử dụng nợ. Hay nói cách khác, khi sử
dụng nợ làm gia tăng giá trị công ty và chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi
chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên.
- Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn đƣợc xem là lý thuyết hiện đại lý giải đƣợc
quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của công ty.
Tuy nhiên, lý thuyết M&M chƣa xem xét tác động của một số chi phí khác khiến cho
lợi ích lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng tỷ số nợ. Khi

công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty tăng theo. Điều này làm phát
sinh các chi phí nhƣ chi phí khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi ích của lá
chắn thuế. Đến một điểm nào đó thì các chi phí này sẽ vƣợt qua lợi ích của lá chắn
thuế. Ở điểm đó, gọi là điểm cơ cấu vốn tối ƣu, giá trị công ty đƣợc tối đa hóa.
2.2.2.2. Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ƣu.
Lý thuyết này cho rằng có một cơ cấu vốn tối ƣu ở đó các nhà quản trị tài chính
DN có thể gia tăng giá trị của DN bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẫy thích hợp. Theo
đó, trƣớc tiên DN có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn bằng cách gia tăng sử dụng nợ vì
chi phí sử dụng nợ thấp hơn do có khoản tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, khi gia tăng sử
dụng nợ thì rủi ro cũng gia tăng do đó nhà đầu tƣ sẽ đòi hỏi một tỷ suất lợi nhuận cao
hơn. Lúc đầu lợi ích từ việc sử dụng nợ có thể bù đắp đƣợc tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi
của nhà đầu tƣ và nếu cứ tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tƣ thì lợi ích
sử dụng nợ không còn nữa.

13


2.2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng.
Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf 1984) chủ yếu dựa trên mối quan
tâm về thông tin bất cân xứng ảnh hƣởng quyết định đầu tƣ và tài trợ của các DN. Bởi
vì các nhà quản lý có nhiều thông tin hơn những nhà đầu tƣ bên ngoài, đứng ở vị thế
của những nhà đầu tƣ đang hiện hữu thì những nhà đầu tƣ mới yêu cầu một mức lãi
suất chiết khấu cao khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán và điều này dẫn đến việc
chi phí cho các nguồn tài trợ bên ngoài thì rất đắt đỏ. Chính vì vậy, khi DN có nhu cầu
về vốn, họ thƣờng ƣu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) đầu tiên.
Nếu phải huy động vốn từ bên ngoài thì sẽ sử dụng nợ vay, sau cùng mới là góp thêm
vốn chủ sở hữu.
Lý thuyết trật tự phân hạng không có một hỗn hợp nợ và vốn cổ phần mục tiêu
nào đƣợc xác định rõ vì vốn chủ sở hữu lần lƣợt đƣợc xếp đầu tiên (lợi nhuận giữ lại)
và cuối cùng (góp thêm vốn chủ sở hữu mới). Lý thuyết trật tự phân hạng giúp giải

thích vì sao doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhiều hơn thƣờng có tỷ lệ nợ vay thấp
hơn.
2.2.2.4. Lý thuyết đánh đổi (The trade - off theory).

Lý thuyết này đƣợc gọi là “lý thuyết đánh đổi của đòn bẫy tài chính”. Theo lý
thuyết này các doanh nghiệp nên giữ tỷ lệ nợ vay đúng mức nhằm cân bằng giữa lợi
ích và chi phí nợ. Trong điều kiện có thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh
nghiệp sẽ đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay. Vì lãi vay là khoản chi
phí đƣợc khấu trừ vào khoản thu nhập chịu thuế, việc sử dụng nợ tạo nên một
khoản lợi ích hay nói cách khác là tạo nên tấm lá chắn thuế. Tấm chắn này đƣợc
tính bằng tích số giữa thuế suất thuế biên tế và lãi vay. Tấm chắn thuế thu hút các
doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều đến mức có thể. Theo lý thuyết đánh đổi các công
ty khác nhau thì có tỷ lệ nợ khác nhau. Những doanh nghiệp có lợi nhuận với nhiều
tài sản tài sản hữu hình sẽ vay nhiều hơn những doanh nghiệp không có lợi nhuận,
có nhiều rủi ro.

14


×