Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 116 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHĂM LIÊN SỈM MẠ VÔNG

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHẰM HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO
CHI NHÁNH CHĂMPASẮC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHĂM LIÊN SỈM MẠ VÔNG

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHẰM HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO
CHI NHÁNH CHĂMPASẮC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS.PHẠM HỮU HỒNG THÁI



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng Luận văn: “Giải pháp tín dụng hàng nhằm hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển Lào-chi nhánh Chăm
pa sắc” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, được nghiên cứu, thực hiện và hoàn
thành tại Thành phố Pak sế, tỉnh Chăm pa sắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giữa
năm 2013-2014,dưới sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Hữu Hồng Thái.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn trung thực, chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan những điều đã nêu trên đây là sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Thành phố Pak Sế, ngày: 20 tháng 5 năm 2014.
Tác giả
KHĂM LIÊN SỈM MẠ VÔNG


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu của hai nhà trường là:
Trường Đại học Tài chính – Marketing, thành phố Hồ Chí Minh, Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào, thành phố Pak sế, tỉnh
Chăm pa sắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã mở khóa học, chuyên ngành quản trị
kinh doanh này ngay tại Lào. Đây là cơ hội để bản thân tôi được tham gia, tiếp cận
nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Nhân dịp đây, tôi xin trân trọng, từ đáy lòng mình gửi lời cảm ơn các thầy, các
cô đến từ Trường Đại học Tài chính – Marketing trong suốt thời gian hai năm qua với
tấm lòng tận tụy, dạy bảo, giúp đỡ, những người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
trong quản lý và các thầy cô phiên dịch của Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào để

hoàn thành khóa học này.
Một người thầy rất kính trọng, TS. Phạm Hữu Hồng Thái là người thầy tâm
huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ động viên, giành nhiều thời gian và công sức chỉ
bảo, trao đổi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Lần nữa, tôi xin gửi tấm lòng chân tình tới gia đình là nguồn động viên và các
bạn đồng nghiệp trong việc tạo điều kiện để bản thân tôi kết thúc tốt đẹp khóa học và
luận văn này.
Do khả năng tiếp thu có hạn, cách thu thập thông tin còn nhiều hạn chế. Do đó
bản Luận văn này không thể tránh khỏi được nhiều thiếu sót. Tôi hy vọng sẽ tiếp thu
những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả
KHĂM LIÊN SỈM MẠ VÔNG


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU…...…………….…………………………………………………………….1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………1
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………..……………………...2
3. CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU …………………………………………2
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………….2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………….2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………3
7. DỰ KIẾN VỀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU……………………………………...3
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN……………………………………………………3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG……………………………………………………………...4

1.1 LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG……………………………………………………………………...4
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng…………………………………………4
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng…………………………………………5
1.1.3 Bản chất của tín dụng ngân hàng………………………………………….6
1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế……………………...7
1.1.5 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại…………………………...8
1.1.5.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại…………………8
1.1.5.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại……………………….9
1.1.6 Phân loại tín dụng ngân hàng…………………………………………….13
1.1.6.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng……………………………….…….13
1.1.6.2 Phân loại theo mục đích………………………………………..……13
1.1.6.3 Phân loại theo căn cứ đảm bảo……………………………………...14
1.1.6.4 Phân loại theo đối tượng tín dụng …………………………………..14
1.1.6.5 Phân loại theo phương thức hoàn trả tiền vay………………….……15
1.1.6.6 Phân loại theo xuất sứ vốn vay……………………………………....15


1.1.6.7 Phân loại theo hình thức giá tự có…………………………………...15
1.1.6.8 Phân loại theo thành phần kinh tế …………………………………..15
1.1.7 Rủi ro của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ……….15
1.1.8 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ………16
1.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hoạt động tín dụng của ngân hàng…..…..17
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG……………………………………………...21
1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp…………………………..………………….21
1.2.2 Phân loại doanh nghiệp…………………………………………………..21
1.2.3 Chỉ tiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ……………………..………………...22
1.2.4 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ……………………..…………..23
1.2.5 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ………..………………………..…24

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIỆC HỖ TRỢ VỐN TÍN
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ……………………………25
1.3.1 Kinh nghiệm của Đài loan……………………………………………….25
1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản………………………………………………26
1.3.3 Kinh nghiệm của Đức……………………………………………………27
1.3.4 Bài học kinh nghiệm đối với Lào………………………………………..28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………….29
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
LÀO – CHI NHÁNH CHĂM PA SẮC………………………………...…30
2.1 THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TỈNH CHĂM PA SẮC
HIỆN NAY……………………………….………………………………….30
2.1.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm pa
sắc……………………………………………………………………..…30
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm pa
sắc………………………………………………………………………..34
2.1.3 Thực trạng các nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Chăm pa sắc…………………………………………………………..….36
2.1.3.1 Vốn đăng ký kinh doanh…………………………………………….36


2.1.3.2 Nguồn vốn vay từ ngân hàng………………………………………..38
2.1.3.3 Các nguồn vốn khác…………………………………………………39
2.1.4 Nhu cầu vốn phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Chăm pa sắc………………………………………………..…….………39
2.1.5 Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với tỉnh Chăm pa sắc...
…………………………………………………………………………...42
2.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN LÀO – CHI NHÁNH CHĂM PA SẮC…………………………...…43
2.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển……………………………………….43

2.2.2 Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng………………………….44
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng…………………..……………………….45
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh………………………………………....48
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO – CHI NHÁNH
CHĂM PA SĂC……………………………………………………………...50
2.3.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm
pa sắc……………………………………………………………………..50
2.3.2 Một số sản phẩm cho vay của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm
pa sắc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ...…………………………51
2.3.3 Tình hình dư nợ tín dụng của ngân hàng Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ……. ……………………………………...54
2.3.4 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
hàng Lào – chi nhánh Chăm pa sắc……………………………………...59
2.3.5 Những kết qủa đã đạt được và mặt tồn tại về tín dụng đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng phát triển Lào-chi nhánh Chăm pa
sắc…………………………………………………………………….….64
2.3.5.1 Những kết quả đạt được………………………………………….….64
2.3.5.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân……………………….……..67
KẾT LẬUN CHƯƠNG 2……………………………………………………72
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN LÀO – CHI NHÁNH CHĂM PASẮC………………....…73


3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ…………………………………………..73
3.1.1 Chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước………....73
3.1.2 Định hướng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân
hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc…………………………...75

3.2 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG LÀO – CHI NHÁNH CHĂM PA SẮC……….…77
3.2.1 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…77
3.2.1.1 Đa dạng hóa về loại hình tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ…………………………………………………………………...77
3.2.1.2 Đa dạng hóa hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ….78
3.2.1.3 Đa dạng hóa phương thức cho vay…………………………………..80
3.2.2 Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ……………………………………………………………………….80
3.2.3 Xây dựng chiến lược Marketing trong đó trọng tâm là chính sách khách
hàng nhằm mở rộng và tăng cường mối quan chặt chẽ giữa ngân hàng và
doanh nghiệp vừa và nhỏ…………………………………………….…..81
3.2.4 Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ………..83
3.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thực hiện đúng quy trình tín dụng……………………………………….83
3.2.5.1 Về thu thập thông tin………………………………………………...84
3.2.5.2 Về phân tích và đánh giá khách hàng………………………………..84
3.2.6 Tổ chức tốt công tác huy độnhg vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng,
đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn…………………………………..85
3.2.7 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng………………………………………………………………...87
3.2.8 Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng của ngân hàng phát triển
Lào – chi nhánh Chăm pa sắc……………………………………………89
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….91
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước……………………………………………..91
3.3.2 Những kiến nghị đối với ngân hàng……………………………………..95
3.3.3 Những kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…………………95


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..…………………………………….……………..97

KẾT LUẬN…………………………………………………………………..98
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………..100


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Tiếng Việt:

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

DA

Dự án

DN

Doanh nghiệp

DNCP

Doanh nghiệp cổ phần

DNCV

Dư nợ cho vay

DNNN


Doanh nghiệp nhà nước

DNTD

Dư nợ tín dụng

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNV&N

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

HĐQT

Hội đồng quản trị

KD

Kinh doanh

LAK

Đồng Kíp của Lào

NH

Ngân hàng


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHPT Lào

Ngân hàng phát triển Lào

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN

Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TD

Tín dụng

TN

Tư nhân

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TTDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VHĐ

Vốn huy động


• Tiếng Anh:
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ATM

Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động

EU


European Union

Liên minh Châu Âu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

GTZ

Deutsche Gesellschaft für
Technische Zusammennarbeit/
German Agency for Technical
Cooperation
Information Technology

IT
JBIC
JICA
KOICA
L/C

UNIDO
WTO

Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức

Công nghệ thông tin

The Japan Bank for
International Cooperation
Japan International Cooperation
Agency
Korea International Cooperation
Agency
Letter of Credit

Ngân hàng hợp tác quốc tế
Nhật Bản
Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản
Cơ quan hợp tác quốc tế
Hàn Quốc
Thư tín dụng

United Nations Industrial
Development Organization
World Trade Organization

Tổ chức phát triển công nghiệp
Liên hiệp Quốc
Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18

Tên bảng
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm
pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo loại hình doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến
năm 2013
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo cơ cấu ngành trên
địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn bình quân của một doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm
2010 đến năm 2013
Cơ cấu tổng nguồn vốn bình quân của một doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến
năm 2013
Tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và số vốn đăng ký
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến
năm 2013
Vốn huy động và cho vay trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010
đến năm 2013
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm
2013
Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển
Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Tình hình huy động vốn của NHPT Lào – chi nhánh Chăm
pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sự thay đổi nguồn vốn huy động của NHPT Lào – chi
nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Tình hình dư nợ tín dụng của NHPT Lào – chi nhánh

Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sự thay đổi dư nợ tín dụng của NHPT Lào – chi nhánh
Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay của NHPT
Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Tỷ trọng dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay của
NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến
năm 2013
Nợ qúa hạn tại NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ
năm 2010 đến năm 2013

Trang số
30

31
32

34
35
35

36

38

40
41
49
50
51

55
56
57

58
60


Bảng 2.19
Bảng 2.20
Bảng 2.21
Bảng 2.22
Bảng 2.23

Các chỉ tiêu phản ánh nợ tại NHPT Lào – chi nhánh Chăm
pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại NHPT Lào – chi nhánh Chăm
pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHPT Lào –
chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng của NHPT Lào –
chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của NHPT Lào – chi nhánh
Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013

61
61
62
63
63



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình vẽ số
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.5
Sơ đồ 2.6
Sơ đồ 2.7

Sơ đồ 2.8

Sơ đồ 2.9
Sơ đồ 2.10
Sơ đồ 2.11
Sơ đồ 2.12
Sơ đồ 2.13
Sơ đồ 2.14
Sơ đồ 2.15
Biểu đồ 2.16
Sơ đồ 2.17
Biểu đồ 2.18
Biểu đồ 2.19

Tên hình vẽ
Sơ đồ số doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2010 đến năm
2013
Sơ đồ số loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2010

đến năm 2013
Sơ đồ số loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ theo cơ cấu
ngành nghề từ năm 2010 đến năm 2013
Sơ đồ số tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ theo cơ cấu ngành nghề từ năm 2010 đến năm 2013
Sơ đồ cơ cấu vốn bình quân của một doanh nghiệp vừa và
nhỏ từ năm 2010 đến năm 2013
Sơ đồ tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ
năm 2010 đến năm 2013
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, số vốn đăng ký kinh
doanh trên dịa bàn tỉnh Chăm pa sắc và vốn đăng ký kinh
doanh bình quân từ năm 2010 đến năm 2013
Sơ đồ 2.8: Tổng vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng và dư
nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm
2013
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm
2013
Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng phát triển Lào – chi
nhánh Chăm pa sắc
Sơ đồ bố trí nhân sự của ngân hàng phát triển Lào – chi
nhánh Chăm pa sắc
Sơ đồ trình độ nhân sự của ngân hàng phát triển Lào–chi
nhánh Chămpasắc
Sơ đồ trình độ nghiệp vụ nhân sự của ngân hàng phát triển
Lào – chi nhánh Chăm pa sắc
Sơ đồ kết qủa hoạt động kinh doanh của NH phát triển Lào

– chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sự thay đổi nguồn vốn huy động của NHPT Lào – chi
nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sơ đồ dư nợ TD của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm
pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sự thay đổi dư nợ tín dụng của NH phát triển Lào – chi
nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Sự thay đổi dư nợ TD phân theo sản phẩm cho vay của NH
phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến
năm 2013

Trang
số
30
31
32
33
35
36

37

38

40
41
46
47
47
48

49
51
55
56
57


Biểu đồ 2.20
Biểu đồ 2.21
Biểu đồ 2.22
Biểu đồ 2.23
Biểu đồ 2.24

Biểu đồ 2.25

Nhu cầu vốn vay và đáp ứng tín dụng của NH phát triển
Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với các DNV&N từ năm
2010 đến năm 2013.
Nợ qúa hạn tại NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa
đụng sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Tỷ lệ nợ xấu tại NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa
sắc từ năm 2010 đến năm 2013
Tỷ lệ lợi nhuận và biến đổi tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa năm
2010 đến năm 2013
Tỷ lệ sinh lời và biến đổi tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín
dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa năm
2010 đến năm 2013
Hiệu suất và biến đổi hiệu suất sử dụng vốn từ hoạt động
tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa năm

2010 đến năm 2013

60
60
62

62

63

63


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp
đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp
với nền kinh tế của những nước đang phát triển.Ở nước Lào trước đây, việc phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi
mới kinh tế do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng thì các doanh nghịêp này
mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng.
Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là
bước đi hợp quy luật đối với nước Lào. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là công cụ góp phần
khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế, đặc biệt là những nguồn lực tiềm tàng sẵn
có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khẳng
định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào
cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế
lạm phát.
Nhưng để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào đòi hỏi phải giải

quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến
nhiều vấn đề.Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho
các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ.Vậy doanh nghiệp
này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Lào chưa phát triển và bản
thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một cách hợp lý.Vì vậy phải giải quyết khó
khăn về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang là một vấn đề cấp bách mà
Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm
giải quyết.
Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng
đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh
nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng
nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các
ngân hàng thương mại. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các
1


doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, sau một thời gian thu thập số liệu tại Ngân hàng
phát triển Lào - chi nhánh tỉnh Chăm Pa Sắc, nên em đã chọn đề tài : “Giải pháp tín
dụng nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng phát triển
Lào - chi nhánh tỉnh Chăm Pa Sắc” làm chủ đề luận văn thạc sĩ.
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Với điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay, hỗ trợ cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và đủ khả năng cạnh tranh với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng là nơi cung cấp vốn duy nhất
cho các doanh nghiệp đó. Do đó, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vấn đề này đối với hoạt động của các ngân hàng
thì chưa quan tâm đúng mức nó thể hiện qua các công trình nghiên cứu khoa học về
vấn đề trên hầu như không có nên tôi cũng chỉ nghiên cứu dưới góc độ những quy định

của pháp luật về tín dụng và các tài liệu khác có liên quan như: các giáo trình về tín
dụng ngân hàng, các trang web có liên quan.
3. CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU
Các câu hỏi cần được trả lời của đè tài nghiên cứu là :
1) Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng đóng vai trò như thế nào ?
đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2) Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc trong những năm qua diễn
biến ra sao ?
3) Nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các năm tới, ngân hàng phát
triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc, cần đề ra các giải pháp gì ?
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng
ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó
tìm ra những hạn chế tồn tại cũng như nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp tín dụng hỗ trợ vào sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài : là đề xuất các giải pháp hỗ trợ về tín dụng
của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với sự phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
2


- Phạm vi nghiên cứu về không gian : là hoạt động tín dụng của ngân hàng
phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian : từ giai đoạn 2010-2013.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học được áp dụng vào công trình nghiên cứu trong luận văn bao gồm
các phương pháp các chủ yếu dưới đây :

- Phương pháp thống kê, mô tả.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh.
- Phương pháp định tính.
7. DỰ KIẾN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Chăm pa sắc.
Tạo điều kiện thuận lợi về khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không chỉ không ngừng ngày
càng nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tiếp tục đóng góp ngày một tốt hơn vào sự
phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng
biểu, hình vẽ, sơ đồ, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo. Luận văn được bố
cục gồm 3 chương:
• Chương 1 : Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường.
• Chương 2:

Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh
Chăm pa sắc.

• Chương 3:

Giải pháp và kiến nghị về hoạt động tín dụng nhằm phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển Lào - chi
nhánh Chăm pa sắc.

3



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và
người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Hay
nói một cách khác: tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà
trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị
hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về
thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi.
Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá
bán trao tiền ngay, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán chịu. Quan
hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với nhau. Vì vậy nó
không đáp ứng được nhu cầu vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá.
Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất, xã hội thường xuyên
xuất hiện hiện tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức, cá nhân này và nhu cầu thiếu
vốn ở các tổ chức, cá nhân khác. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh
lệch về thời gian sử dụng vốn của tổ chức hay cá nhân đó. Trong khi đó số lượng các
khoản thu nhập và chi tiêu ở các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi
phải được tiến hành liên tục. Vậy để khắc phục tình trạng này thì chỉ có ngân hàng một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết được những mâu
thuẫn đó.
Như vậy có thể cho định nghĩa tín dụng ngân hàng là: “quan hệ tín dụng bằng
tiền tệ mà một bên là ngân hàng - một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ
với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò
vừa là người đi vay, vừa là người cho vay”.
Với tư cách là người đi vay: ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức cá

nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.

4


Với tư cách là người cho vay: ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối
lại vốn, tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội.
Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp ứng
nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời.
Từ khái niệm trên, chúng ta nhận thấy rằng:
- Cấp tín dụng: là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đich xác định trong thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Xem xét ở một góc độ khác, tín dụng ngân hàng như một qúa trình, có thể nói tín
dụng ngân hàng là sự vận động của giá trị vốn lần lượt qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cho vay: chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trị nhất định
biểu hiện dưới hình thức tiền tê hoặc hiện vật.
- Giai đoạn sử dụng vốn: bên đi vay sử dụng tạm thời tài sản trên trong một
thời gian nhất định, khi hết thời gian thỏa thuận, bên đi vay phải hoàn trả lại cho bên
cho vay.
- Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng vốn, bên đi vay phải hoàn trả cho
bên cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay. Phần chênh lệch đó có thể xem
là lợi tức của bên cho vay.
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:

Dựa trên khái niệm tín dụng ngân hàng trên, ta có thể thấy được những đặc điểm
của tín dụng bao gồm:
- Về đối tượng dùng để cấp tín dụng: được thực hiện chủ yếu dưới hình thức
tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ.
- Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: trong quan hệ tín dụng ngân
hàng, ngưới đi vay là các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân; người cho vay là các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính.

5


- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng: không hoàn toàn
phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì tín dụng ngân
hàng được cấp dưới hình thái tiền tệ có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau ngoài nhu
cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.1.3 Bản chất của tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự
xuất hiện và tồn tại của nó gắn liền với sự xuất hiện và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa
– tiền tệ. Thật vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ với nền kinh tế tự cung tự cấp,
chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm, hàng hóa chưa xuất hiện,
khi đó chưa có phạm trù tín dụng ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, xã hội loài người cũng dần dần
xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (sản phẩm, hàng hóa) và diễn
ra quá trình phân hóa giai cấp, kẻ giàu, người nghèo, đẩy lùi chế độ cộng sản nguyên
thủy vào dĩ vãng. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã được thay thế bởi nền kinh tế hàng hóa
– tiền tệ.
Trong nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, luôn luôn tồn tại một hiện tượng, đó là
trong khi một số chủ thể có trong tay những khoản vốn tiền tệ tạm thời dư thừa, chưa
sử dụng; đồng thời cũng tại thời điểm này, lại có những chủ thể đang ở trạng thái
ngược lại – họ đang bị thiếu vốn, đang có nhu cầu cần được bổ sung vốn tiền tệ. Đây

chính là một mâu thuẫn rất thường xuyên, phổ biến và không thể không được giải
quyết.
Xét về bản chất kinh tế, ẩn sau mâu thuẫn trên chính là sự phản ánh hiện tượng
ách tắc của dòng chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Giải quyết mâu thuẫn này
cũng chính là việc khơi thông dòng chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, nhằm tạo
điều kiện cần thiết cho qúa trình phát triển nền kinh tế - xã hội. Vậy giải quyết mâu
thuẫn giữa tình trạng tạm thời thừa và thiếu vốn bằng cách nào để có thể vừa thỏa mãn
nhu cầu lại vừa đáp ứng quyền lợi của mỗi bên? Về nguyên lý chung, có thể giải quyết
mâu thuẫn này bằng 2 công cụ chính: thông qua công cụ tài chính (cấp phát của ngân
sách nhà nước) và công cụ tín dụng.
- Có thể khẳng định rằng, sử dụng công cụ tài chính thông qua việc dùng
nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp phát là không phù hợp với 2 lý do cơ bản: thứ nhất
là, phương pháp ngân sách dựa trên nguyên tắc không hoàn lại. Trong khi thực chất

6


những nhu cầu vốn tiền tệ này chỉ là nhu cầu tạm thời. Do vậy, không thể cấp không
hoàn lại khi tạm thời thiếu vốn; thứ hai là, nếu các chủ thể trong quan hệ này là lĩnh
vực ngoài quốc doanh thì hành vi này chính là việc lấy tài sản công để cấp phát cho
các đối tượng tư nhân.
- Công cụ tín dụng dựa trên nguyên lý cơ bản là ứng vốn có hoàn trả. Khi một
chủ thể lâm vào tình trạng thiếu vốn, họ sẽ được đáp ứng nhu cầu bằng khoản cho vay
của chủ thể có vốn. Ngược lại một chủ thể ở trạng thái tạm thời thừa vốn, họ có thể tìm
kiếm được một khoản lợi nhuận nhất định từ hành vi chuyển giao tạm thời quyền sử
dụng số vốn nhàn rỗi đó cho chủ thể khác.
Như vậy, thông qua công cụ này, mâu thuẫn giữa tạm thời thừa và thiếu vốn
trong nền kinh tế - xã hội được giải quyết một cách hợp lý, dòng chảy vốn tiền tệ đã
được khơi thông, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể có liên quan. Sự xuất hiện của các
tổ chức tín dụng làm trung gian tài chính trong nền kinh tế đã làm cho các dòng chảy

vốn ngaỳ càng mạnh mẽ, giải quyết mọi nhu cầu của các chủ thể thừa vốn và thiếu
vốn.
1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế:
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ kéo theo mối quan hệ tín dụng
ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp thông qua các hình thức khác nhau, trong đó
có 3 hình thức tín dụng ngân hàng cơ bản sau:
- Tín dụng bổ sung vốn lưu động: đây là loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu bổ
sung vốn lưu thông phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN: vay
phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, vay mua nguyên vật liệu sản xuất, vay mua
hàng hóa nhập kho… Với hình thức này, một số sản phẩm cho vay được các NHTM
áp dụng như: cho vay sản xuất kinh doanh, bao thanh toán nội địa, cho vay SXKD trả
góp, tài trợ thương mại trong nước, cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách
hàng thu hộ …
- Cho vay đầu tư tài sản hoặc dự án: đây là loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu
mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng hoạt động SXKD hoặc đầu tư dự án mới
của các DN. Một số sản phẩm cho vay được các NHTM áp dụng: cho vay đầu tư tài
sản hoặc dự án, cho vay hỗ trợ các DN bằng nguồn vốn ủy thác, tài trợ mua xe ô tô
DN …
- Bảo lãnh: đây là loại hình tín dụng mà ngân hàng làm trung gian nhằm giúp

7


cho các DN thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng SXKD, bằng việc ngân hàng đứng ra
đảm bảo thanh toán cho các DN để thực hiện hợp đồng.
1.1.5 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình DN đặc biệt, kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân
hàng thươmng mại, hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp lợi nhuận nhiều nhất
cho ngân hàng.

Nhìn một cách khái quát, hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm 2 mặt: một
mặt là tạo lập nguồn vốn, mà trước hết và chủ yếu là từ việc huy động vốn tiền tệ nhàn
rỗi trong nền kinh tế - xã hội. Mặt khác là sử dụng nguồn vốn đã được tạo lập để cho
vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
1.1.5.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi:
Trong giao dịch giữa NHTM với khách hàng, việc mở tài khoản được coi là dịch
vụ đơn giản nhất nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Nó mở đầu và đặt cơ sở cho các
dịch vụ đa dạng mà mỗi NHTM sẽ cung cấp cho khách hàng trong suốt thời gian tồn
tại giao dịch giữa hai bên. Trong suốt thời gian tồn tại của tài khoản tại NH, trên tài
khoản của khách hàng luôn tồn tại một số dư nhất định để sẵn sàng thực hiện các dịch
vụ cần thiết tại ngân hàng. Đối với NH, số dư trên tài khoản của khách hàng có thể sử
dụng vào hoạt động cho vay của mình.
Tùy theo từng đối tượng khách hàng và trên cơ sở nhu cầu của họ, NHTM có thể
mở các loại tài khoản chủ yếu: tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài
khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn …
Số dư trên tài khoản không kỳ hạn tạo ra nguồn vốn huy động cho NH với chi
phí thấp. Tuy nhiên, nguồn huy động này cũng bộc lộ nhược điểm là không ổn định,
do đó NH không chủ động được nguồn vốn cho vay của mình.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi:
Bên cạnh nguồn vốn huy động thông qua dịch vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi
các loại, để có thể bổ sung thêm nguồn vốn cho vay một cách chủ động. NHTM tổ
chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu hoặc trái phiếu NH. Khách hàng
mua các loại chứng khoán này cũng có nghĩa là đã cho NH vay một khoản vốn với lãi
suất và thời hạn được xác định trước trên chứng khoán đó.

8


Có thể thấy ưu điểm nổi trội của cách thức huy động vốn này là NH có thể chủ

động về thời điểm tạo vốn, thời hạn của nguồn vốn, khối lượng vốn, lãi suất huy động
vốn … phù hợp với nhu cầu cho vay.
- Vay từ các tổ chức tín dụng khác:
Ngoài nguồn vốn huy động thông qua các hoạt động nêu trên, NHTM còn tạo
cho mình nguồn vốn cho vay thông qua nghiệp vụ đi vay. Một NHTM có thể vay các
NHTM khác trên thị trường liên NH, vay các tổ chức tài chính tiền tệ trên thị trường
tài chính quốc tế. Tuy nguồn vốn đi vay này không phải là nguồn vốn chiếm tỷ trọng
lớn trong nguồn vốn cho vay của NHTM, song nó lại có ý nghĩa khá quan trọng trong
việc tạo khả năng thanh khoản kịp thời cho NH.
1.1.5.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại:
• Các loại cho vay của ngân hàng thương mại:
+ Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: loại cho vay có thời hạn cho vay đến 1 năm, được sử dụng
để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các DN và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá
nhân.
Cho vay trung dài hạn: loại cho vay có thời hạn cho vay hơn 1 năm, chủ yếu
sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ,
mở rộng thiết bị SXKD, xây dựng dự án kinh doanh, xây dựng nhà ở, mua phương tiện
vận tải có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới. Trong nông nghiệp cho vay trung dài
hạn chủ yếu đầu tư vào các đối tượng: mua máy cày, máy xay sát, xây dựng hệ thống
mương tưới, cải tạo vườn tạp.
+ Căn cứ vào mục đích cho vay:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: cấp cho chủ thể KD nhằm hỗ trợ
mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tín dụng tiêu dùng: đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
+ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay:
Cho vay không bảo đảm: loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
không cần sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng xin vay. Đối với khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả
năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu qủa thì NH có thể cấp tín dụng dựa trên uy tín

của khách hàng mà không cần sự bảo đảm về nguồn thu nợ bổ sung.

9


Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được NH cung ứng trên cơ sở người vay
phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đôi
với khách không được đánh giá tốt về năng lực tài chính và các yếu tố khác, không có
uy tín cao với NH, khi vay vốn đòi hỏi phải có sự bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ
để NH có thêm nguồn thu thứ hai bổ sung cho nguồn thu thứ nhất thiếu chắc chắn.
+ Căn cứ vào đối tượng dùng để cấp tín dụng:
Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái gia trị của tín dụng được cung
cấp bằng tiền. Đây là loại hình cho vay chủ yếu của các NH và thực hiện bằng các kỹ
thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp …
Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay tài sản phổ biến và đa dạng, đối
với NH cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến là hình thức tài trợ thuê mua.
Theo phương thức cho vay này, NH hoặc công ty thuê mua (công ty con của NH) cung
cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay và được gọi là người đi thuê, theo định kỳ người
đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi.
+ Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn và lãi theo
định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản nhà ở, vay tiêu
dùng, cho vay đối với người KD nhỏ có thu nhập thường xuyên.
Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã
thỏa thuận.
+ Căn cứ phương thức cho vay:
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là số dư nợ cho vay cao nhất mà NH cam
kết sẽ thực hiện cho một khách hàng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định, thường
là một năm. Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách
hàng và khả năng đáp ứng của NH. Khi đã được NH ấn định hạn mức tín dụng thì

khách hàng được quyền vay vốn với số dư trong phạm vi của hạn mức tín dụng đó.
Nếu khách hàng vay trả nhiều đợt trong kỳ thì tổng số tiền cho vay có thể vượt qúa
hạn mức tín dụng nhiều lần, điều này càng tốt vì vòng quay vốn tín dụng gia tăng. Cho
vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm sau:
Luân chuyển vốn tín dụng tham gia toàn bộ vào vòng quay vốn của DN, từ khâu
dự trữ đến khâu sản xuất và lưuthông.
Vốn tín dụng phát sinh theo nhu cầu của quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn mà

10


×