Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tot pharma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.85 KB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG QUANG QUYỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TOT PHARMA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

Tháng 9 – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG QUANG QUYỀN
MSSV: 4114565

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TOT PHARMA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


ĐINH CÔNG THÀNH

Tháng 9 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm, giảng dạy và sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy
(Cô) và nhất là các Thầy (Cô) của Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh đã
giúp em có đƣợc những kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm sống, làm hành trang
giúp em tự tin bƣớc vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy Đinh Công Thành đã
nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin cảm ơn
gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể công ty
TNHH MTV TOT PHARMA đã giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ thực tập
của mình tốt đẹp.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy (Cô) ở Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc
sống. Em cũng xin gửi đến Ban lãnh đạo cùng tập thể quý công ty lời chúc sức
khỏe, thành đạt để cùng công ty phát triển bền vững trong tƣơng lai.
Do thời gian và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy (Cô) và bạn đọc thông cảm và
đóng góp ý kiến để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày…., tháng…., năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đặng Quang Quyền

i



LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, và luận văn này không
trùng với bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày….., tháng…., năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đặng Quang Quyền

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày…. tháng…. năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 2

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa tiêu thụ, mục đích và ý nghĩa phân tích ..................... 4
2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ ........................................................ 5
2.1.3 Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ ............................................................ 7
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch .................................. 8
2.1.5 Phân tích khối lƣợng hàng hóa tồn kho ..................................................... 9
2.1.6 Phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ ............ 10
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................... 10
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 10
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY ..................................................................... 11
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY ............................................................................ 11
3.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH ................................................. 13
3.3 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÕNG
BAN .................................................................................................................. 13
3.4 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY .......................... 18

iv


CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY TNHH MTV TOT PHARMA ........................................................ 23
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ...................................................... 23
4.1.1 Phân tích về số lƣợng tiêu thụ ................................................................. 23
4.1.2 Phân tích về doanh thu tiêu thụ................................................................ 26
4.1.3 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ ..................................................................... 31
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ ......................................................... 32
4.2.1 Đánh giá kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu .................................... 32

4.2.2 Phân tích hệ số tiêu thụ hàng mua vào .................................................... 35
4.2.3 Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho ............................................................... 36
4.2.4 Tỷ suất doanh thu trên chi phí ................................................................. 38
4.2.5 Tỷ suất lợi nhuận ..................................................................................... 40
4.2.6 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu............................................................. 41
4.3 PHÂN TÍCH KHỐI LƢỢNG HÀNG HÓA TỒN KHO ............................ 42
4.3.1 Phân tích khối lƣợng tồn kho của từng loại hàng .................................... 42
4.3.2 Phân tích lƣợng tồn kho của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá
trị ....................................................................................................................... 45
4.4 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ................................................................................... 47
4.4.1 Phân tích những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp .................. 48
4.4.2 Phân tích nguyên nhân thuộc khách hàng................................................ 49
4.4.3 Phân tích những nguyên nhân thuộc về Nhà nƣớc .................................. 50
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA
CÔNG TY ......................................................................................................... 51
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, TÍCH CỰC VÀ HẠN
CHẾ .................................................................................................................. 51
5.1.1 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 51
5.1.2 Tích cực và hạn chế ................................................................................. 51
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ ................... 52
5.2.1 Marketing – bán hàng .............................................................................. 52
5.2.2 Phân phối và dịch vụ hỗ trợ ..................................................................... 52

v


5.2.3 Xây dựng thƣơng hiệu ............................................................................. 53
5.2.4 Tổ chức, nhân sự ...................................................................................... 53
5.2.5 Nâng cao trình độ công nghệ, đảm bảo chất lƣợng hàng hóa .................. 54

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 55
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 55
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 55
6.2.1 Đối với công ty ........................................................................................ 55
6.2.2 Đối với nhà nƣớc ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 58

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty từ năm 2011- 6/2014 ............................ 13
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm
2011-2013 ......................................................................................................... 18
Bảng 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng
đầu năm 2013 và 2014 ...................................................................................... 21
Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ về số lƣợng từ năm 2011 - 2013 .......................... 24
Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ về số lƣợng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ........ 25
Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ về giá trị ............................................................... 26
Bảng 4.4 Tình hình tiêu thụ về giá trị 6 tháng đầu năm ................................... 26
Bảng 4.5 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Haginat 500mg ...................................... 27
Bảng 4.6 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Haginat 500mg 6 tháng đầu năm .......... 27
Bảng 4.7 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Klamentin 1g ......................................... 28
Bảng 4.8 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Klamentin 1g 6 tháng đầu năm ............. 28
Bảng 4.9 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Klamentin 625mg .................................. 29
Bảng 4.10 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Klamentin 625mg 6 tháng đầu
năm.................................................................................................................... 29
Bảng 4.11 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Apitim 5mg ......................................... 30

Bảng 4.12 Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Apitim 5mg 6 tháng đầu năm.............. 30
Bảng 4.13 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ của công ty từ năm 2011-2013........... 31
Bảng 4.14 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .......... 32
Bảng 4.15 Đánh giá hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ theo cơ cấu từng mặt
hàng chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2013 ........................................................ 33
Bảng 4.16 Đánh giá hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ theo cơ cấu từng mặt
hàng chủ yếu 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014 ........................................... 34
Bảng 4.17 Phân tích hệ số tiêu thụ hàng mua vào ............................................ 35
Bảng 4.18 Phân tích hệ số tiêu thụ hàng mua vào 6 tháng đầu năm ................ 36
Bảng 4.19 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho........................................ 37
Bảng 4.20 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 6 tháng đầu năm ............ 38

vii


Bảng 4.21 Phân tích tỷ suất doanh thu trên chi phí HQ ................................... 39
Bảng 4.22 Phân tích tỷ suất doanh thu trên chi phí 6 tháng đầu năm............... 39
Bảng 4.23 Phân tích tỷ suất lợi nhuận HQen1 .................................................. 40
Bảng 4.24 Phân tích tỷ suất lợi nhuận 6 tháng đầu năm ................................... 40
Bảng 4.25 Phân tích tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu ..................................... 41
Bảng 4.26 Phân tích tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 6 tháng đầu năm .......... 41
Bảng 4.27 Khối lƣợng tồn kho cuối kỳ của các sản phẩm ............................... 42
Bảng 4.28 Khối lƣợng tồn kho 6 tháng đầu năm của các sản phẩm ................. 42
Bảng 4.29 Chênh lệch tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ của các sản phẩm ....... 43
Bảng 4.30 Chênh lệch tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ 6 tháng đầu năm
của các sản phẩm .............................................................................................. 43
Bảng 4.31 Giá trị tồn kho cuối kỳ của các sản phẩm ....................................... 45
Bảng 4.32 Giá trị tồn kho cuối kỳ 6 tháng đầu năm của các sản phẩm ............ 45
Bảng 4.33 Chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua các năm ......................... 45
Bảng 4.34 Tỷ trọng tồn kho của các sản phẩm ................................................. 46

Bảng 4.35 Tỷ trọng tồn kho của các sản phẩm 6 tháng đầu năm ..................... 47

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH MTV TOT PHARMA ................. 15
Hình 3.2 Quy trình phân phối hàng hóa của côn ty TNHH MTV TOT
PHARMA ......................................................................................................... 17

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

DHG

:

Dƣợc Hậu Giang

WHO

:


World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới

GMP

:

Good Manufacturing Practice
Thực hành tốt sản xuất thuốc

GLP

:

Good Laboratory Practice
Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm

GSP

:

Good Storage Practice
Thực hành tốt bảo quản thuốc

ISO

:

International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

ISO/IEC 17025

:
Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm
và hiệu chuẩn

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế hiện nay, môi trƣờng cạnh tranh trở nên gay gắt hơn
giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi thích hợp để tồn
tại và phát triển, muốn doanh nghiệp cạnh tranh tốt không chỉ phải có sản
phẩm, hàng hóa chất lƣợng, giá cả hợp lý mà sản phẩm, hàng hóa đó còn phải
thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có nhƣ thế thì thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mới đƣợc duy trì và mở rộng tạo ra doanh thu và
lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì vậy việc tiêu thụ hàng hóa là vấn đề quan trọng
hơn việc sản xuất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa giúp doanh nghiệp thu hồi vốn để tái sản xuất, kinh doanh nhƣ vậy
doanh nghiệp mới có thể duy trì hoạt động của mình, tạo ra lợi nhuận để tiếp
tục đầu tƣ phát triển. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa không chỉ là vấn đề riêng
của các doanh nghiệp sản xuất mà nó cũng là vấn đề cần đƣợc xem xét hàng
đầu tại các doanh nghiệp thƣơng mại bởi chỉ có tiêu thụ đƣợc hàng hóa thì
doanh nghiệp mới thu hồi đƣợc số vốn đã bỏ ra mua hàng hóa trƣớc đây để
mua hàng hóa mới tiếp tục một quá trình kinh doanh mới, cho nên tiêu thụ là
quá trình rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hiện nay. Thông qua kết

quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mới có thể xác định đƣợc doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp, qua đó thể hiện đƣợc năng lực, chứng tỏ vị thế của
doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tiêu thụ còn là quá trình để các nhà quản trị xem
xét các chính sách về sản phẩm, giá cả cổ động, phân phối nhằm đƣa ra các
quyết định mang tính tác nghiệp và chiến lƣợc, thƣờng xuyên phân tích tình
hình tiêu thụ, giúp doanh nghiệp phân tích và chỉ rõ những ƣu và nhƣợc điểm,
những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại
và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các
nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thuộc ngành dƣợc nói chung và Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên TOT PHARMA nói riêng, việc tiêu thụ hàng hóa là
yếu tố quyết định đánh giá tình hình hoạt động chính xác nhất, vì đa phần các
nguyên liệu ngành này điều đƣợc nhập khẩu nên bị ảnh hƣởng rất lớn bởi giá
cả nguyên liệu, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh với các sản phẩm doanh
nghiệp nƣớc ngoài mà đa số đều có trình độ khoa học và công nghệ rất cao,
tiêu thụ hàng hóa hiệu quả cho thấy doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao
với sự thay đổi của thị trƣờng vì sản phẩm luôn đáp ứng đƣợc yêu cầu của
khách hàng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp luôn có chiến lƣợc phù hợp để

1


đem về doanh thu và lợi nhuận cho mình.
Thấy đƣợc tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng hóa nên đề tài “Phân
tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viện TOT PHARMA” đƣợc chọn để nghiên cứu, nhằm đánh giá tình hình tiêu
thụ hàng hóa giúp công ty tìm ra đƣợc những thuận lợi cùng nhƣ bất lợi trong
việc tiêu thụ hàng hóa, thông qua đó đề xuất giải pháp phù hợp để đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên TOT PHARMA từ 2011 – 6/2014, đƣa ra giải pháp nâng cao
hiệu quả tiêu thụ của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khát quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty từ năm
2011-6/2014.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty từ năm
2011-6/2014.
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ và đề
xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Luận văn đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH MTV TOT PHARMA.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Luận văn đƣợc thực hiện từ ngày 11/08/2014 đến 11/2014, số liệu đƣợc
thu thập từ năm 2011 – 6/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn thực hiện việc phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công
ty TNHH MTV TOT PHARMA từ năm 2011-6/2014. Trong đó chỉ phân tích
các sản phẩm có doanh thu cao là: Haginat 500mg, Klamentin 1g, Klamentin
625mg, và Apitim 5mg.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phạm Kim Quỳnh (2009). “ Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và giải
pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công ty cổ phần vật tƣ Hậu Giang”. Luận

2


văn tốt nghiệp, lớp Kinh tế Nông nghiệp khóa 31, trƣờng Đại học Cần Thơ.

Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp so sánh cụ thể là phƣơng pháp so sánh số
tuyệt đối và tƣơng đối để phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu nhƣ doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, hệ số tiêu thụ hàng hóa và hệ số quay kho để
phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, luận văn còn
phân tích cơ cấu theo mặt hàng tiêu thụ, phân tích khối lƣợng hàng hóa tồn
kho của doanh nghiệp, qua các phân tích trên luận văn tiếp tục phân tích các
nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ gồm nguyên nhân chủ quan và
khách quan để từ đó đƣa ra những giải pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ của
doanh nghiệp nhƣ: công tác marketing, phân phối và dịch vụ hỗ trợ, xây dựng
thƣơng hiệu, công tác tổ chức, nhân sự.
Nguyễn Phong Hiệp (2013). “Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của
công ty cổ phần VINAFOR Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp, lớp Quản trị Kinh
doanh tổng hợp khóa 33, trƣờng Đại học Cần Thơ. Luận văn sử dụng phƣơng
pháp so sánh để phân tích số liệu, phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ của
công ty thông qua việc phân tích hoạt động tiêu thụ hàng hóa phân theo nhóm
hàng, theo nhóm khách hàng và phân tích lƣợng tồn kho của từng nhóm hàng
trong hoạt động tiêu thụ, phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình
tiêu thụ gồm các nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp, ảnh hƣởng từ bên
ngoài, các chính sách của nhà nƣớc, luận văn còn phân tích nguồn lực và
nguồn lực của công ty, lập ma trận IFE đánh giá các yếu tố nội bộ để biết đƣợc
môi trƣờng nội bộ của công ty, từ các phân tích đó, luận văn nêu ra các điểm
thuận lợi và khó khăn của công ty và đề xuất một số giải pháp nhƣ: giải pháp
về công tác tổ chức, nhân sự, marketing, phát triển thị trƣờng và nguồn vốn
cho công ty.
Cả 2 luận văn trên đều sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích số
liệu, sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tiêu thụ, phân tích
lƣợng tồn kho của doanh nghiệp. Luận văn của Phạm Kim Quỳnh (2009).
“Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ
của công ty cổ phần vật tƣ Hậu Giang” chủ yếu phân tích những nguyên nhân
ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ chỉ dựa trên hai nguyên nhân chính là nguyên

nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Luận văn của Nguyễn Phong Hiệp
(2013). “Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần VINAFOR
Cần Thơ”, ngoài phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu
thụ, luận văn còn phân tích môi trƣờng nội bộ của công ty để có thể đƣa ra giải
pháp hiệu quả hơn.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa tiêu thụ, mục đích và ý nghĩa phân tích
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm và thu đƣợc tiền hàng hoặc đƣợc
ngƣời mua chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng
đƣợc nhu cầu của thị trƣờng sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu giá
thành hạ sẽ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. “Tiêu thụ sản phẩm là quá trình
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa” (Phạm Văn Dƣợc
và cộng sự, 2004).
2.1.1.2 Ý nghĩa của tiêu thụ
Phạm Thị Minh Trang (2011) có định nghĩa về ý nghĩa của tiêu thụ nhƣ
sau: “Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm,
hàng hoá. Hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp vì tiêu thụ thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp có
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng không. Tiêu thụ quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Tiêu thụ còn là quá trình để các nhà quản trị
xem xét các chính sách về sản phẩm, giá cả cổ động, phân phối nhằm đƣa ra
các quyết định mang tính tác nghiệp và chiến lƣợc. Xét theo quá trình luân
chuyển vốn, qua tiêu thụ doanh nghiệp không chỉ bù đắp những hao phí đã

phát sinh trong quá trình kinh doanh mà còn tạo ra tích luỹ, góp phần mở rộng
sản xuất kinh doanh”.
2.1.1.3 Mục đích phân tích
Mục đích của phân tích theo Phạm Văn Dƣợc và Đặng Kim Cƣơng
(1999) là:
- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lƣợng, chất lƣợng, chủng
loại và giá bán của sản phẩm, hàng hóa.
- Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới
tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng
khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng.
2.1.1.4 Ý nghĩa phân tích
Khi hàng hóa đƣợc tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu đƣợc vốn và lợi

4


nhuận để tiếp tục một quá trình sản xuất, kinh doanh mới, lợi nhuận là mục
tiêu mà các doanh nghiệp muốn đạt đƣợc, lợi nhuận là yếu tố cho thấy doanh
nghiệp đang sản xuất, kinh doanh có hiệu quả không, vì vậy việc phân tích
tình hình tiêu thụ để biết đƣợc thuận lợi và khó khăn để kịp thời có những giải
pháp thích hợp giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn (Trịnh
Văn Sơn và Đào Nguyên Phi, 2006).
2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ
2.1.2.1 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ
Theo Phạm Văn Dƣợc và Trần Phƣớc (2010), lợi nhuận tiêu thụ đƣợc
xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc
ngƣời mua chấp nhận trả. Ðây là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất
cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Phần chi phí để sản
xuất và tiêu thụ gồm chi phí trong sản xuất (chi phí sản phẩm), chi phí sản

phẩm tính cho khối lƣợng đã tiêu thụ chính là giá vốn hàng bán và chi phí
ngoài sản xuất (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp):
∑P = ∑QG – (∑QZ + ∑C)
Trong đó ký hiệu:
P là lợi nhuận
Q là khối lƣợng bán
G đơn giá bán
Z là giá vốn hàng bán
C chi phí ngoài sản xuất - gồm chi phí bán hàng và quản lý DN.
So sánh lợi nhuận tiêu thụ thực tế với lợi nhuận của kỳ trƣớc:
∑P1 - ∑P0 = ∆P
P1 : lợi nhuận kỳ phân tích
P0 : lợi nhuận kỳ gốc
So sánh lợi nhuận thực tế năm nay với năm trƣớc hoặc cũng có thể so
sánh giữa thực tế và kế hoạch để xác định độ chênh lệch lợi nhuận.
2.1.2.2 Phân tích hệ số tiêu thụ hàng mua vào
Theo Nguyễn Năng Phúc (2009), hệ số tiêu thụ hàng mua vào (H) có
công thức:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
H =
Giá trị hàng mua vào

5


Chỉ tiêu này phản ánh giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào đã tiêu
thụ đƣợc với tỉ số là bao nhiêu. Nếu H = 1 thể hiện hàng hóa trong kỳ mua vào
đã tiêu thụ hết. Nếu H < 1 và càng nhỏ hơn 1 thì hàng hóa mua vào trong kỳ
chƣa tiêu thụ đƣợc càng nhiều.
2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

- Hệ số quay vòng của hàng hóa tồn kho (hệ số quay kho)
Hệ số quay kho phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong
kỳ, hay thời gian hàng hoá nằm trong kho trƣớc khi bán ra. Theo Phạm Văn
Dƣợc và Trần Phƣớc (2010), hệ số quay kho đƣợc tính theo công thức:
Hệ số quay vòng của
hàng hóa tồn kho

Giá vốn hàng hóa tiêu thụ
Trị giá hàng tồn kho bình quân

=

Hàng hóa tồn kho bình quân đƣợc tính bằng cách lấy tổng của số dƣ đầu
kỳ và số dƣ cuối kỳ rồi chia hai.
Hệ số quay kho cho biết số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong
kỳ nhiều hay ít. Nếu số vòng quay nhanh chứng tỏ tình hình tiêu thụ hàng hoá
của doanh nghiệp là tốt, hàng không bị ứ đọng trong kho, mà nhập đến đâu
bán đến đó và ngƣợc lại.
- Theo Phạm Văn Dƣợc và Trần Phƣớc (2010), số ngày bình quân của
một vòng quay kho (thời gian một vòng quay kho) phản ánh độ dài của thời
gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy, đƣợc tính
theo công thức:
Số ngày bình quân của
một vòng quay kho

365
Hệ số quay vòng hàng tồn kho

=


2.1.2.4 Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên chi phí HQ phản ánh hiệu quả sử dụng
các nguồn lực của doanh nghiệp đƣợc tính theo công thức:
M
HQ

=
GV +F

M: Doanh thu thuần đạt đƣợc trong kỳ.
GV: Giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ.
F: Chi phí (chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp).
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

6


trong hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định doanh
nghiệp thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trên một đồng chi phí bỏ ra. Chỉ
tiêu này càng cao thì chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đƣợc tính theo công thức:
LN
HQen1

=

x 100%
GV + F


QHen: Tỷ suất lợi nhuận.
LN: Lợi nhuận thuần đạt đƣợc trong kỳ.
GV: Giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ.
F: Chi phí (chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp).
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu về đƣợc bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số sinh lời của chi phí. Hệ số
này càng cao chứng tỏ hiệu quả tiêu thụ càng tốt và ngƣợc lại.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
LN
HQen2

=

x 100%
M

LN: Lợi nhuận thuần đạt đƣợc trong kỳ.
M: Doanh thu thuần đạt đƣợc trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời gian nhất định doanh nghiệp thu
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng
cao thì hiệu quả càng cao (Đại học Thƣơng mại, 2013).
2.1.3 Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ
Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ
trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, theo Nguyễn Năng Phúc (2009), cơ cấu
mặt hàng tiêu thụ đƣợc tính theo công thức:
Tỷ phần giá trị từng
mặt hàng tiêu thụ

Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ
=

Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ

Khi phân tích có thể so sánh chỉ tiêu tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng
tiêu thụ thực tế với kỳ kinh doanh trƣớc để đánh giá chung tình hình hoàn
thành kế hoạch tiêu thụ từng mặt hàng. Đồng thời, xác định vị trí từng loại mặt

7


hàng đã tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa đã tiêu thụ, để nắm đƣợc sự biến
động của mặt hàng tiêu thụ để có các điều chỉnh thích hợp cho hoạt động tiêu
thụ.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch
2.1.4.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của công ty, theo
Phạm Văn Dƣợc và Đặng Kim Cƣơng (1999) công thức nhƣ sau:
Mức độ HTKHTT

=

Giá trị sản lƣợng tiêu thụ thực tế
Giá trị sản lƣợng tiêu thụ kế hoạch

x100

- Nếu mức độ HTKHTT > 100%: Doanh nghiệp hoàn thành vƣợt mức kế
hoạch tiêu thụ;
- Nếu mức độ HTKHTT = 100%: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch
tiêu thụ;
- Nếu mức độ HTKHTT < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế

hoạch tiêu thụ.
2.1.4.2 Phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu
Vấn đề cần xem xét ở đây là doanh nghiệp không những cần quan tâm
đến chỉ tiêu hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ nói chung, mà còn cần phải quan
tâm đến việc hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ theo cơ cấu từng mặt hàng chủ
yếu.
Những mặt hàng chủ yếu là những mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp,
hay những mặt hàng theo đơn đặt hàng với khách hàng đã ký kết, hoặc cũng
có thể là những mặt hàng do Nhà nƣớc giao nhiệm vụ...vv. Ðối với những mặt
hàng này, trƣớc tiên doanh nghiệp phải thực hiện đúng về mặt số lƣợng và
đảm bảo về chất lƣợng. Trên cơ sở phân tích theo mặt hàng chủ yếu thì doanh
nghiệp tìm nguyên nhân và nhân tố ảnh hƣởng để có giải pháp trong việc quản
lý, chỉ đạo và điều hành công việc nhằm hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ, đảm
bảo uy tín cho doanh nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về nguyên tắc khi phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu là
không đƣợc lấy phần vƣợt cuả sản phẩm này bù cho phần thiếu hụt của sản
phẩm kia.
Chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ % hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ mặt hàng chủ
yếu theo Phạm Văn Dƣợc và Đặng Kim Cƣơng (1999) có công thức nhƣ sau:

8


Tỷ lệ % hoàn
Tổng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ kỳ
x giá cố định
thành khối
phân tích trong giới hạn kỳ gốc
x100%
lƣợng tiêu =

thụ mặt hàng
Tổng khối lƣợng sản phẩm kỳ gốc tiêu thụ x giá cố định
chủ yếu
- Tỷ lệ % hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ mặt hàng chủ yếu = 100 % :
Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu.
- Tỷ lệ % hoàn thành khối lƣợng tiêu thụ mặt hàng chủ yếu <100 % :
Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu.
2.1.5 Phân tích khối lƣợng hàng hóa tồn kho
2.1.5.1 Phân tích lượng tồn kho của một loại sản phẩm
Lƣợng hàng hóa tồn kho tăng cao sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì
vậy phân tích tồn kho là để xem xét sự biến động để đƣa ra giải pháp tiêu thụ
kịp thời, theo Nguyễn Năng Phúc (2009), lƣợng tồn kho của một loại sản
phẩm đƣợc tính theo công thức:
Mức độ
chênh lệch

Khối lƣợng hàng tồn
kho cuối kỳ

=

Khối lƣợng hàng tồn
kho đầu kỳ

-

Chênh lệch tồn kho tăng dần phản ánh khối lƣợng hành bán của sản
phẩm đang giảm.
2.1.5.2 Phân tích lượng tồn kho theo chỉ tiêu giá trị
Theo Nguyễn Năng Phúc (2009) lƣợng tồn kho theo chỉ tiêu giá trị đƣợc

tính dựa trên chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ. Công
thức:
Mức độ chênh
lệch

=

Tổng giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ

-

Tổng giá trị hàng
tồn kho đầu kỳ

Mức độ chênh lệch càng lớn thì giá trị hàng tồn kho chƣa tiêu thụ đƣợc
càng nhiều.
2.1.5.3 Cơ cấu tỷ phần tồn kho theo mặt hàng
Mục đích của việc xác định sản phẩm chiếm tỷ phần tồn kho bao nhiêu
trong tổng số hàng tồn kho của công ty là để xem xét điều chỉnh lƣợng hàng
tồn kho của sản phẩm cho phù hợp với tình hình tiêu thụ của sản phẩm để tiết
kiệm chi phí tồn kho và một số chi phí khác, theo Nguyễn Năng Phúc (2009)
công thức tính nhƣ sau:

9


Tỷ phần tồn kho

=


Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của sản phẩm
Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

x100%

2.1.6 Phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu
thụ
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa của doanh nghiệp. Theo Nguyễn Năng Phúc (2009) có thể chia thành 3
nhóm nguyên nhân sao đây:
- Những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp.
- Những nguyên nhân thuộc về khách hàng (ngƣời mua).
- Những nguyên nhân thuộc về nhà nƣớc.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu dùng để phân tích là số liệu thứ cấp đƣợc lấy từ báo cáo tài chính,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích số liệu, gồm hai phƣơng
pháp:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lƣợng, quy
mô của các hiện tƣợng kinh tế.
Mức biến động = chỉ tiêu kỳ phân tích – chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh bằng số tƣơng đối: tính theo tỉ lệ là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ
hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tƣơng đối hoàn
thành kế hoạch


Chỉ tiêu kỳ phân tích
=

x100%
Chỉ tiêu kỳ gốc

So sánh số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch là so sánh kết quả vừa tính
đƣợc với 100%.

10


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY
Tên công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên TOT
PHARMA.
Tên công ty viết bằng tiếng nƣớc ngoài: TOT PHARMACEUTICAL
ONE – MEMBER LIMITED COMPANY.
Tên công ty viết tắt: TOT PHARMA.
Công ty đƣợc thành lập vào năm 2010, là công ty con của công ty cổ
phần Dƣợc Hậu Giang.
Địa chỉ trụ sở: số 13 Đƣờng Cách mạng Tháng 8, Phƣờng An Thới, Quận
Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Mã số thuế: 1801113085.
Ngày cấp: 24/02/2010.
Điện thoại: 0710 625 3579.
Fax: 0710 625 3539.

Email:
Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc: Lê Văn Toàn
Lịch sử hình thành công ty cổ phần Dƣợc Hậu Giang
Tiền thân của Dƣợc Hậu Giang là Xí nghiệp quốc doanh Dƣợc phẩm
2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã
Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau.
Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp
Dƣợc phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp DHG đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất
3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dƣợc phẩm 2/9, Công ty Dƣợc phẩm Cấp 2,
Trạm Dƣợc Liệu.
Năm 1988: Ủy ban nhân dân Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công
ty Cung ứng vật tƣ, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp DHG.
Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp DHG thành Công ty
Cổ phần DHG.

11


Các cột mốc phát triển:
Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần.
Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất
trên 500 tỷ đồng.
Là doanh nghiệp Dƣợc đầu tiên thử tƣơng đƣơng lâm sàng thuốc bột
Haginat và Klamentin.
Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách
“Lƣơng 4D”.
Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại sàn giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh; Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP.
Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi.

Thử tƣơng đƣơng sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform
500mg.
Tăng vốn điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.
Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma.
Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005.
Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10.5S,
Balance Score Card.
Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST
Pharma, DHG PP, DHG Nature.
Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lƣợc 20/80: sản phẩm, khách
hàng, nhân sự; Thành lập Công ty con A&G Pharma.
Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lƣợc “Kiềng 3 chân”: Cổ đông,
khách hàng và ngƣời lao động.
Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH
MTV Dƣợc phẩm DHG.
Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động
Công ty Con”; Thành lập Công ty con Bali Pharma.
Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay mai” đã mang lại
hiệu quả cao cho Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và
chính sách.
Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP Pharma, B&T
Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1.

12


Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu
chuẩn GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản
phẩm/năm.
3.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH

Công ty TNHH một thành viên TOT PHARMA là công ty con trực thuộc
công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang.
Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH một thành viên.
Lĩnh vực kinh doanh: thƣơng mại.
Ngành, nghề kinh doanh:
- Bán buôn thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
- Bán buôn thực phẩm và thực phẩm chức năng.
- Xuất nhập khẩu: thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế, thực phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng.
3.3 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÕNG BAN
Tình hình nhân sự
Một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty so với các công ty khác
trong cùng ngành đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của công ty có sự
thay đổi qua các năm và đƣợc biểu hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty từ năm 2011- 6/2014
Đơn vị tính: Ngƣời
Năm 2011
Trình độ
Đại học,
cao học
Cao đẳng,
trung cấp
Dƣợc tá
Tốt nghiệp
THPT
Tổng

Số
lƣợng


Tỷ lệ
(%)

Năm 2012
Số
lƣợng

Tỷ lệ
(%)

Năm 2013
Số
lƣợng

Tỷ lệ
(%)

6 tháng đầu
năm 2014
Số
Tỷ lệ
lƣợng
(%)

15

17,44

15


18,52

18

21,69

20

22,22

51

59,30

48

59,26

48

57,83

58

64,45

1

1,16


1

1,23

1

1,20

1

1,11

19

22,10

17

20,99

16

19,28

11

12,22

86


100,00

81

100,00

83 100,00

90

100,00

Nguồn: Phòng hành chánh, công ty TNHH MTV TOT PHARMA
Công ty TNHH MTV TOT PHARMA là công ty con của công ty cổ
phần Dƣợc Hậu Giang nên nhân sự ban đầu chủ yếu đƣợc chuyển sang từ
công ty mẹ, số lƣợng nhân sự tăng giảm không đều qua các năm do đa số nhân

13


×