Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 109 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______  ______

NGUYỄN THỊ KIM THOA

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở NHỮNG HỘ NGHÈO
KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh - Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

Tháng 8 năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______  ______
NGUYỄN THỊ KIM THOA
MSSV: 4114577

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở NHỮNG HỘ NGHÈO
KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh - Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. VƢƠNG QUỐC DUY



Tháng 8 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này đƣợc thực hiện trong thời gian tôi học tại Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành đƣợc luận văn
tốt nghiệp tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trƣớc hết tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích trong suốt khoá học tại
đây.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Vƣơng Quốc Duy đã
nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Thế Châu đã hỗ trợ rất
nhiều trong quá trình thu số liệu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến chính
quyền địa phƣơng, cơ quan đoàn thể, ngƣời dân địa phƣơng đã hỗ trợ tích cực
trong quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài.
Ngoài ra, tôi rất biết ơn sự động viên, ủng hộ của gia đình, bạn bè trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chúc quý Thầy (Cô) ở Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc
sống. Do thời gian và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy (Cô) thông cảm và đóng góp ý
kiến để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.
Chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Kim Thoa

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng trong bất kỳ
một luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Kim Thoa

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Ngƣời nhận xét

Vƣơng Quốc Duy

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian .......................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian .............................................................................. 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm ................................................................................... 4
2.1.2 Nguồn vốn sinh kế ................................................................................. 6
2.1.3 Vai trò của phụ nữ ................................................................................. 8
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 8
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................13
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................13
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích ........................................................................ 13

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................17
3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU ...................................17
3.1.1 Các nguồn lực sẵn có thuận lợi cho phát triển kinh tế ở Cà Mau ...........17
3.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội ở tỉnh Cà Mau................................................18
3.2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011
- 2013 ............................................................................................................25
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................26
4.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ HỘ NGHÈO ..................................................26
4.1.1 Khái quát về những hộ nghèo ...............................................................28
4.1.2 Kết quả việc thực hiện công tác giảm nghèo .........................................28
4.1.3 Những khó khăn trong những hộ nghèo ................................................29
4.2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH .................................................................30
4.2.1 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập .................30

iv


4.2.2 Vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý điều hành sản xuất ..............32
4.2.3 Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân công lao động trong hộ .......36
4.2.4 Vai trò của phụ nữ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của hộ..............45
4.2.5 Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực và tài chính của hộ .....
......................................................................................................................50
4.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH
TẾ CỦA PHỤ NỮ ........................................................................................51
4.3.1 Hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình .....................................51
4.3.2 Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia kinh tế của phụ
nữ trong những hộ nghèo khu vực nông thôn.................................................52
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ..........................................................................................54

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................55
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................55
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................60
PHỤ LỤC ...............................................................................................................63

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mức thu nhập xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ............................. 4
Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic .............. 15
Bảng 4.2 Quyền ra quyết định trong nhóm hộ nghèo và cận nghèo ................33
Bảng 4.3 So sánh sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo trong
quản lý điều hành ......................................................................................... 35
Bảng 4.4 Quyền ra quyết định và thực hiện ở nhóm hộ nghèo ...................... 36
Bảng 4.5 Quyền ra quyết định và thực hiện ở nhóm hộ nghèo .......................39
Bảng 4.6 So sánh sự khác biệt về vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân
công lao động giữa nhóm hộ không nghèo và không nghèo trong trồng trọt .....
......................................................................................................................41
Bảng 4.7 So sánh sự khác biệt về vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân
công lao động giữa nhóm hộ không nghèo và không nghèo trong chăn nuôi ....
..................................................................................................................... 43
Bảng 4.8 Phân chia công việc trong sinh hoạt gia đình ở hộ nghèo ...............45
Bảng 4.9 So sánh sự khác biệt về phân chia công việc trong sinh hoạt gia đình
ở hộ không nghèo và hộ nghèo ..................................................................... 47
Bảng 4.10 Ra quyết định quản lý tài chính, quyền quyết định trong gia đình ở
hộ nghèo........................................................................................................50
Bảng 4.11 So sánh sự khác biệt về ra quyết định quản lý tài chính, quyền

quyết định trong gia đình ở hộ nghèo ............................................................51
Bảng 4.12 Mức độ dự báo đúng của toàn bộ mô hình ....................................52
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy ........................................................................... 53

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Khung sinh kế bền vững của DFID .................................................. 6
Hình 4.1 Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ .......................................................26
Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập hộ gia đình ............................................................28
Hình 4.3 Sự đa dạng nghề nghiệp của ngƣời phụ nữ ở hộ nghèo................... 31
Hình 4.4 Tỷ lệ ngƣời phụ nữ làm chủ hộ ...................................................... 32

vii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay, vai trò của ngƣời
phụ nữ ngày càng đƣợc nâng cao, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ lao động nữ tham gia trong nông lâm ngƣ
nghiệp ngày càng tăng, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất phát triển kinh tế
gia đình (Nguyễn Thị Tâm, Lê Thị Phƣơng, 2012). Tuy nhiên ở nhiều nơi sự
tham gia của lao động nữ vào phát triển kinh tế, đặc biệt là ở nông thôn vẫn
còn rất ít, chƣa thể hiện rõ vai trò của ngƣời phụ nữ, thiếu sự quan tâm về
chăm sóc sức khỏe, quyền quyết định tập trung chủ yếu ở ngƣời chồng. Trong
khi đó phụ nữ nông thôn chiếm 80% phụ nữ cả nƣớc (Tạp chí Khoa học và

công nghệ).
Ở Cà Mau, trong thời gian qua sau khi triển khai nhiều chƣơng trình
nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia nhƣ giảm nghèo bền vững, cung cấp nƣớc
sạch, dạy nghề, vay vốn. Chƣơng trình đã đạt đƣợc những mục tiêu nhất định.
Thu nhập của ngƣời dân tăng đáng kể tới 21,2 % so với năm 2011, đạt 28,2
triệu đồng/ năm/ ngƣời năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,14% năm 2011
xuống còn 6,49% năm 2013. Tỷ lệ hộ cận nghèo cũng giảm từ 6,09% xuống
còn 4,14% từ năm 2011 đến năm 2013 (Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, 2013).
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn để triển khai các chƣơng
trình nhƣ dạy nghề, hƣớng dẫn tập huấn khoa học kỹ thuật, tiếp cận các gói tín
dụng cho vay dành cho phụ nữ. Khả năng chủ động tham gia phát triển kinh
tế, ra quyết định, vƣơn lên thoát nghèo của ngƣời phụ nữ vẫn còn nhiều hạn
chế do ngƣời phụ nữ nông thôn dành phần nhiều thời gian của họ để chăm sóc
gia đình, con cái.
Từ thực tế trên, cho thấy việc tìm hiểu vai trò của ngƣời phụ nữ nông
thôn ở hộ nghèo, những khó khăn mà họ gặp phải để đƣa ra giải pháp nâng cao
vai trò của họ trong phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo là hết sức cần
thiết. Vì vậy, đề tài về “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nghèo
khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau” đƣợc thực hiện là hết sức cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích vai trò của ngƣời phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ
nghèo khu vực nông thôn Cà Mau, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò

1


của ngƣời phụ nữ trong việc tham gia phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu
vực nông thôn Cà Mau.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích thực trạng vai trò của ngƣời phụ nữ trong các hộ nghèo, cận
nghèo đã thu thập đƣợc ở Cà Mau.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ vào các
hoạt động phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn Cà Mau.
Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ nghèo khu vực nông thôn ở tỉnh Cà Mau.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Tỉnh Cà Mau bao gồm 8 huyện và thành phố Cà Mau. Mặc khác, theo
đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh bao gồm 2 vùng sinh thái. Vùng sinh thái
ngọt gồm các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và một phần của
thành phố Cà Mau. Vùng sinh thái mặn gồm phần còn lại của thành phố Cà
Mau và các huyện còn lại. Do đó để nghiên cứu mang tính đại diện và đạt độ
tin cậy cao, đồng thời căn cứ vào kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm
của Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thành phố, tác giả dự kiến tiến hành thu
thập số liệu tại 2 xã của huyện U Minh (đây là huyện đại diện cho nhóm huyện
có tỷ lệ hộ nghèo cao, đồng thời đại diện cho các huyện thuộc vùng sinh thái
ngọt) và 2 xã của một huyện Cái Nƣớc (đây là huyện đại diện cho nhóm huyện
có tỷ lệ hộ nghèo thấp và đồng thời đại diện cho các huyện thuộc vùng sinh
thái mặn). Các xã đƣợc chọn là xã có tỷ lệ hộ nghèo tƣơng đối cao của mỗi
huyện.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2011 đến năm 2013.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ tháng 8 – 10/2014.
Số liệu sơ cấp: thu thập qua phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc thành viên
trong hộ bằng bảng câu hỏi về đặc điểm hộ gia đình, những thông tin liên quan
đến thu nhập của hộ gia đình, vai trò của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất,
sinh hoạt gia đình và các đề xuất, kiến nghị của hộ gia đình khu vực nông thôn
tỉnh Cà Mau.


2


1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những hộ dân nghèo ở khu vực nông
thôn tỉnh Cà Mau, trong đó chia làm 2 nhóm đối tƣợng là hộ nghèo và hộ cận
nghèo theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo cuối năm 2013 của tỉnh Cà Mau.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.2 Khái niệm về nghèo
Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dƣơng (1993)
tại Bangkok, Thái Lan do ESCAP tổ chức cho rằng nghèo là một bộ phận dân
cƣ không đƣợc thỏa mãn những nhu cầu đời sống cơ bản của con ngƣời, mà
những nhu cầu này thì thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào sự tiến bộ của
xã hội. (Báo cáo chính phủ về chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ lao
động và thƣơng binh xã hội).
Ở nƣớc ta theo công trình nghiên cứu về “Xóa đói giảm nghèo, 1995”
do nhóm nghiên cứu UNDP, UNFPA, UNICEF thực hiện thì nghèo là sự thiếu
khả năng trong tham gia đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào đời sống kinh
tế.
Nhƣ vậy nghèo là hạn chế về các nguồn lực để tham gia vào cuộc sống
hằng ngày, tham gia phát triển kinh tế dẫn đến nguồn thu nhập thấp, đời sống
không đƣợc cải thiện. Không đáp ứng đƣợc những nhu cầu cơ bản của cuộc

sống nhƣ ăn, mặc, chăm sóc sức khỏe, cũng nhƣ các dịch vụ cần thiết khác.
Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ thì chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ
cận nghèo giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau:
Bảng 2.1 Mức thu nhập xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo
STT

Mức thu nhập tối thiểu

Đối tƣợng

(đồng/ngƣời/tháng)

1

Hộ nghèo ở nông thôn

Từ 400.000 trở xuống.

2

Hộ nghèo ở thành thị

Từ 500.000 trở xuống.

3

Hộ cận nghèo ở nông thôn

Từ 401.000 đến 520.000


4

Hộ cận nghèo ở thành thị

Từ 501.000 đến 650.000

Nguồn: Quyết định chuẩn nghèo, cận nghèo của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn
2011-2015

Nhƣ vậy ở khu vực nông thôn, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập
bình quân đầu ngƣời mỗi tháng từ 400.000 đồng trở xuống, hộ cận nghèo là

4


những hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời mỗi tháng từ 401.000 đến
520.000 đồng.
2.1.1.2 Khái niệm về nông thôn, hộ và nông hộ
Nông thôn là một hình thức cƣ trú mang tính không gian - lãnh thổ, xã
hội của con ngƣời, nơi sinh sống của những ngƣời chủ yếu làm nghề nông và
những nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp (Phan Văn Thạng, 2008). Ở tỉnh Cà Mau, nông thôn là địa bàn
các xã thuộc các huyện và các xã thuộc thành phố Cà Mau.
Hộ và nông hộ đã hình thành và tồn tại từ rất lâu đời, đến nay còn nhiều
quan điểm khác nhau chƣa đi đến thống nhất. Nhƣng ở đây chúng ta có thể
hiểu hộ và nông hộ nhƣ sau: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung,
cùng đóng góp công sức vào hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông,
lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật
quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” theo
bộ Luật dân sự (2005).

Hay theo Phan Văn Thạng, 2008 thì Hộ gia đình là một khái niệm để chỉ
hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia
đình trƣớc hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý. Trong
đó, gia đình là một nhóm ngƣời mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (kể cả nhận con nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu
riêng tƣ của mình, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội.
Nhƣ vậy hộ gia đình là một nhóm ngƣời sống chung với nhau đƣợc ràng
buộc bởi các mối quan hệ nhƣ huyết thống hay vợ chồng cùng nhau tham gia
kinh doanh sản xuất đóng góp vào kinh tế, tài sản chung cho gia đình.
Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông (Nguyễn Lân, 2000).
2.1.1.3 Khái niệm về thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của nông hộ đƣợc xác định bởi các nguồn thu từ các hoạt động
nhƣ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và các hoạt động phi nông
nghiệp. Hơn nữa, thu nhập của nông hộ thậm chí còn bao gồm các khoản khác
nhƣ tiền lƣơng, tiền công, trợ cấp từ ngƣời thân, chính phủ và lãi suất tiết kiệm
(Elllis, 1993).
Thu nhập là giá trị còn lại sau khi lấy doanh thu trừ chi phí chƣa kể lao
động nhà. Thu nhập của nông hộ đƣợc chia làm 3 nguồn chính đó là:
- Thu nhập từ nông nghiệp nhƣ: thu từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản.

5


- Thu nhập từ phi nông nghiệp nhƣ: mua bán, kinh doanh, tự kinh
doanh…
- Thu nhập từ làm thuê nhƣ: tiền lƣơng, tiền công làm thuê và các khoản
thu nhập khác.
Nguồn thu nhập của hộ do các thành viên trong gia đình tạo ra, thu nhập
bình quân trên đầu ngƣời bằng tổng thu nhập của hộ chia cho tổng số thành

viên trong hộ gia đình đó.
- Doanh thu: là toàn bộ số tiền mà nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ có
đƣợc từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng.
- Chi phí: là toàn bộ chi phí đầu tƣ vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản
phẩm, bao gồm chi phí lao động (nhân công), chi phí vật chất và chi phí khác.
2.1.2 Nguồn vốn sinh kế
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật
chất mà con ngƣời có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ.
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế đƣợc chia làm 5 loại vốn: vốn nhân lực, vốn tài
chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên (hình 2.1).

Ngữ cảnh
dễ bị tổn
thƣơng.
Xu hƣớng,
mùa vụ,
các tác
động từ
bên ngoài

Nguồn vốn sinh kế

Nhân lực,vật
chất, xã hội,
tự nhiên và
tài chính

Chính sách
và thể chế,
tiến trình

(cấu
trúc
chính phủ,
khu vực tƣ
nhân, luật
pháp, chính
sách,…)

Chiến lƣợc
sinh kế
- Dựa trên
tài nguyên,
- Không
dựa trên tài
nguyên
- Di cƣ

Kết quả/mục
tiêu của sinh kế
- Tăng thu nhập
- Tăng phúc lợi
- Giảm tổn thƣơng
- Cải thiện an toàn
lƣơng thực
-Sử
dụng
tài
nguyên bền vững
hơn


Nguồn: DFID (2001)

Hình 2.1 Khung sinh kế bền vững của DFID
- Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng,
kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con ngƣời theo đuổi những chiến lƣợc
sinh kế khác nhau nhằm đạt đƣợc kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ.
Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh số lƣợng và chất
lƣợng của lực lƣợng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện
cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.

6


- Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính
mà ngƣời ta sử dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó
bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài nhƣ từ ngƣời thân hay từ các tổ chức tín
dụng khác nhau.
- Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên
thiên nhiên nhƣ đất, nƣớc, … mà con ngƣời có đƣợc hay có thể tiếp cận đƣợc
nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự
nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra
thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh
hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời từ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất
lƣợng đất đai, quy mô và chất lƣợng nguồn nƣớc, quy mô và chất lƣợng các
nguồn tài nguyên khoáng sản, quy mô và chất lƣợng tài nguyên thủy sản và
nguồn không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con ngƣời có thể sử dụng
để tiến hành các hoạt động sinh kế nhƣ đất, nƣớc, khoáng sản và thủy sản hay
những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của

con ngƣời nhƣ không khí hay sự đa dạng sinh học.
- Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ
bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình.
Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của
cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đƣờng, trƣờng trạm, hệ thống cấp
nƣớc và vệ sinh môi trƣờng, hệ thống tƣới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần
vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia
đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất nhƣ máy móc, dụng cụ sản xuất,
nhà xƣởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày nhƣ
nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình.
- Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Nó
nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi
chính thể mà qua đó ngƣời dân có thể tạo ra cơ hội và thu đƣợc lợi ích trong
quá trình thực thi sinh kế.
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể
hiện khả năng thay đổi trong tƣơng lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con
ngƣời không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem
xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó nhƣ thế nào ở trong tƣơng
lai.

7


2.1.3 Vai trò của phụ nữ
2.1.3.1 Khái niệm bình đẳng giới
Theo Luật bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí,
vai trò ngang nhau; đƣợc tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau
của sự phát triển đó (Một số khái niệm cơ bản về giới, Trƣơng Quang Hồng).

Nhƣ vậy bình đẳng giới là sự bình đẳng trên pháp luật, sự tôn trọng, cơ
hội trong tiếp cận nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn lực sản xuất khác giữa
nam và nữ. Cơ hội trong tham gia, đóng góp và thụ hƣởng các nguồn lực xã
hội và thành quả phát triển, bình đẳng trong gia đình và xã hội, đƣợc tham gia
phát triển kinh tế gia đình và hƣởng thành quả từ việc phát triển kinh tế.
Bình đẳng giới không làm cản trở sự tham gia của phụ nữ, góp phần thúc
đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội.
2.1.3.2 Vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Theo tổng thƣ ký liên hiệp quốc Ban Ki Mun, đầu tƣ cho phụ nữ và các
em gái sẽ góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển tiến bộ trên thế
giới. Đầu tƣ cho phụ nữ sẽ giúp đƣơng đầu với các thách thức của thời đại, đó
là tình trạng nghèo đói, thất học, các hiểm họa môi trƣờng và dịch bệnh. Vì
trong cuộc sống gia đình ngƣời phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc chăm
sóc gia đình và con cái. Ngoài ra, ngày nay ngƣời phụ nữ còn tham gia phát
triển kinh tế góp phần tạo ra thu nhập nâng cao đời sống cho gia đình.
Phụ nữ Việt Nam hiện nay tự tin coi mình là lực lƣợng lao động chính
trong xã hội, trong gia đình (Báo cáo tại Hội nghị thƣợng đỉnh phụ nữ 2008).
Đƣợc thể hiện rõ trong lĩnh vực nông nghiệp, do tính chuyên cần chịu thƣơng
chịu khó vai trò của ngƣời phụ nữ càng thể hiện rõ với 80% dân số sống ở
nông thôn. Để nâng cao năng suất, thu nhập họ sẵn sàng tham gia nhiều hoạt
động để kiếm thêm thu nhập, cũng nhƣ nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật.
Theo số liệu của hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngƣời phụ nữ đã tham gia vào
hầu hết các hoạt động với trên 50% phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất.
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đến nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nông hộ, các yếu tố tác
động quyết định đến khả năng lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh của
nông hộ, các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng của một hộ gia đình là hộ nghèo,
các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình, các nhân tố tác động đến
việc tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế, các nhân tố tác động đến việc
giảm nghèo v.v.


8


Trong một nghiên cứu của T. Paul Schultz (2001) về Why Government
Should Invest more Educate Girls cho rằng khả năng kiếm tiền, việc làm của
phụ nữ phụ thuộc vào tuổi và trình độ học vấn của họ. Một nghiên cứu tƣơng
tự của Becker (1964) trong “Human Capital”, New York một ngƣời có nhiều
kiến thức thì sẽ có nhu cầu tham gia tìm kiếm thu nhập nhiều hơn.
Killingsworth (1983) “Labor Supply” cho rằng ảnh hƣởng của lƣơng của
ngƣời vợ đƣợc giáo dục lên việc cung cấp lao động của ngƣời chồng là đáng
kể. Nghiên cứu khác của Schultz (1981) “Economics of Population”;
Killingsworth “Labor Supply” thì kinh nghiệm của lao động nữ co giản theo
độ tuổi nhiều hơn là nam. Tấc cả cho thấy tuổi và trình độ học vấn có ảnh
hƣởng đến sự tham gia phát triển kinh tế của nữ giới trong gia đình vì việc làm
của họ nhẹ nhàng, cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập dễ dàng hơn những
ngƣời có trình độ học vấn thấp. Kinh nghiệm của phụ nữ càng lớn tuổi thì
càng đƣợc đúc kết nhiều do tính cần cù tỉ mỉ của ngƣời phụ nữ.
Một nghiên cứu khác về Famiy của Becker (1964) cho rằng phụ nữ có
gia đình sẽ tạo ra thu nhập thấp hơn phụ nữ độc thân. Phần nhiều do ngƣời phụ
nữ ở nhà chăm sóc gia đình để chồng tạo ra thu nhập. Mặc dù giữ vai trò quan
trọng tuy nhiên sự đóng góp này của phụ nữ thƣờng không đƣợc tính vào thu
nhập của gia đình.
Theo Benhabib And Spiegel (1994) cho rằng đóng góp thu nhập của lao
động nữ có thể giảm khi mà thu nhập trang trại tăng và sự thay đổi khoa học
kỹ thuật, nhu cầu thuê lao động tăng. Điều này do vợ chủ yếu lao động bằng
kinh nghiệm, ít đƣợc tập huấn khoa học kỹ thuật hơn ngƣời chồng nên sự thay
đổi về khoa học kỹ thuật làm giảm thu nhập, sự tham gia vào kinh tế của họ.
Preston and Weed trong “World health statistics Report” cho rằng phụ nữ là
chủ hộ và không có gia đình ở thành phố có khả năng thành công nhiều hơn ở

nông thôn. Do họ có nhiều điều kiện thích hợp và đƣợc đào tạo tốt hơn nên có
việc làm nhẹ nhàng ít gặp khó khăn hơn. Trong khi phụ nữ ở nông thôn chủ
yếu làm nông điều kiện sức khỏe hạn chế nên gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài
ra trong một nghiên cứu khác của T.Paul Schultz (1999) về thì nguồn lao động
nữ trong “Woman’ role in the Agricultuaral Household: Bagaining anh human
Capital” còn chịu tác động của chƣơng trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, kế hoạch gia đình.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Alian de Janvry, Elisabeth Sadoulet
và Nong Zhu (2005) về “Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong giảm
nghèo và bất bình đẳng ở Trung Quốc” gồm 7.333 quan sát từ 6 quận, huyện
của tỉnh Hồ Bắc vào đầu năm 1996, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 2 nhóm
hộ gia đình là nhóm hộ chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nhóm hộ vừa

9


sản xuất nông nghiệp, vừa tham gia các hoạt động phi nông nghiệp. Sử dụng
phƣơng pháp hồi quy để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia
đình, các tác giả đã phát hiện rằng ở cả hai loại hình thì số lƣợng lao động có
tác động tích cực đến thu nhập của hộ, số ngƣời phụ thuộc cũng có tác động
mạnh đến thu nhập của hộ, diện tích đất canh tác cũng tác động đến thu nhập
nhƣng theo hình chữ U ngƣợc. Đối với những hộ gia đình thuần nông thì
khoảng cách giữa nhà và khu trung tâm quận, huyện không tác động đến thu
nhập của họ, nhƣng đối với nhóm hộ còn lại thì yếu tố này có tác động tích
cực. Một điểm khác đáng chú ý là trình độ học vấn của chủ hộ lại không tác
động đến thu nhập của hộ gia đình, kết quả này khác với kết quả nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu ở nƣớc ta trong một số trƣờng hợp đƣợc đề cập ở nội
dung tiếp theo dƣới đây.
Nghiên cứu của Ý và cộng sự, 2012 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo ở thành phố Cần Thơ” sử dụng

phƣơng pháp thống kê mô tả và hồi quy logistic để tìm hiểu các nhân tố tác
động đến sự tham gia của phụ nữ và kết quả cho thấy trình độ học vấn, kiểu
gia đình, số con từ 7-12 tuổi, tổng thu nhập tác động đến vai trò của ngƣời phụ
nữ. Trong khi một nghiên cứu khác Nƣơng, 2013 về “Giải pháp nâng cao vai
trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên” sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và hồi quy probit để
tìm ra giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nhƣ các
giải pháp về vốn, tham gia hoạt động. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố khách
quan nhƣ vốn, diện tích và yếu tố chủ quan nhƣ trình độ học vấn, tập huấn kỹ
thuật tác động đến sự tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ.
Nghiên cứu của Nữ, 2012 về “Đánh giá tác động của tín dụng đối với
giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” bằng phƣơng pháp khác biệt trong khác
biệt (DID). Với mức ý nghĩa 5% nghiên cứu đã chỉ ra rằng tín dụng góp phần
cải thiện đời sống cho hộ nghèo, ngoài ra còn chỉ ra rằng chính sách, biện
pháp hƣớng dẫn kỹ thuật giúp đầu tƣ hiệu quả, đầu tƣ vào giáo dục, đa dạng
hóa nghề nghiệp cũng góp phần giảm nghèo. Do tín dụng làm tăng chi tiêu của
gia đình từ đó cải thiện đời sống của các hộ dân nhƣng chƣa làm tăng thu nhập
của ngƣời dân. Nguyên nhân có thể do các gói cho vay chƣa thật sự mang lại
hiệu quả do đó cần có chƣơng trình định hƣớng hƣớng dẫn kỹ thuật đi kèm
việc cho vay.
Trong một nghiên cứu tƣơng tự với tên đề tài “Vai trò của người phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Đồng Hỷ” của Tâm,
Phƣơng, 2012 thì trình độ học vấn, thu nhập ảnh hƣởng đến sự tham gia của
phụ nữ vào phát triển kinh tế. Điều này có thể cho thấy cơ hội đƣợc học tập

10


của phụ nữ còn hạn chế. Khi thu nhập của họ thấp thì việc tham gia của họ vào
kinh tế gặp nhiều vất vả hơn. Và với trình độ học vấn thấp cơ hội việc làm ít

hơn và họ thƣờng ở nhà làm công việc nội trợ chăm sóc gia đình vì vậy ảnh
hƣởng đến việc tham gia phát triển kinh tế.
Trong nghiên cứu của Đƣờng, 2006 và cộng sự về “Giảm nghèo bền
vững và trợ giúp các đối tượng yếu thế: những vấn đề đặt ra và giải pháp
hoàn thiện” đã phân tích các yếu tố nhƣ nâng cao năng lực cho ngƣời nghèo,
các chƣơng trình đào tạo nghề, trợ cấp xã hội, đào tạo bồi dƣỡng năng lực cho
cán bộ và cộng đồng, chăm sóc y tế ảnh hƣởng đến việc giảm nghèo.
Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong bài nghiên cứu
“Nghèo và môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển bền vững ở Đồng
bằng sông Cửu Long”, tác giả Hổ, 2010 đã sử dụng mô hình hồi quy Binary
Logistic phân tích các yếu tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình ở
nông thôn với hai mức ý nghĩa. Kết quả phân tích cho thấy ở mức ý nghĩa 1%,
các yếu tố ảnh hƣởng đến xác suất nghèo của hộ là giới tính, quy mô hộ gia
đình, việc làm sản xuất nông nghiệp, quy mô diện tích đất canh tác, quy mô
tiền vay từ định chế chính thức. Ở mức ý nghĩa 5% có hai yếu tố tác động đến
xác suất nghèo của hộ là việc làm phi nông nghiệp và trình độ học vấn. Trong
đó chỉ có biến quy mô hộ gia đình có hệ số β mang dấu dƣơng, các biến còn
lại đều mang dấu âm, nghĩa là khi quy mô hộ gia đình tăng lên thì xác suất hộ
đó là hộ nghèo sẽ tăng theo. Ngƣợc lại, nếu các biến còn lại tăng thì xác suất
hộ đó là hộ nghèo sẽ giảm.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Vân và cộng sự, 2010 về “Vai trò của các
hoạt động phi nông nghiệp đối với việc xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh”
bằng phƣơng pháp phân tích hồi quy Probit và mô hình OLS. Kết quả mô
hình Probit cho thấy, quyết định thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp phụ
thuộc bởi nhiều yếu tố nhƣ: Quy mô hộ gia đình, tuổi của chủ hộ, tổng thu
nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp và tổng giá trị tài sản của nông hộ. Tuy nhiên, tổng thu nhập của nông
hộ chỉ bị tác động bởi yếu tố quy mô hộ gia đình, các biến còn lại nhƣ tuổi của
chủ hộ, trình độ cao nhất của thành viên trong hộ và diện tích đất của hộ
không có tác động đến thu nhập của hộ không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng

mô hình OLS. Trong khi đó một nghiên cứu khác của Xuân và Nam, 2010 về
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở
Đồng bằng song Cửu Long”, với số liệu thu thập gồm 307 quan sát ở các tỉnh
Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh, tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan. Qua đó cho thấy tổng diện tích đất của hộ,
thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi

11


nông nghiệp là nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm bị
dịch cúm gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Số nhân khẩu trong hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học
vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo ra thu nhập và độ tuổi trung bình của lao
động trong hộ tác động đến thu nhập bình quân. Đó là kết quả của nghiên cứu
“Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn
huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long”. Một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn
Quốc Nghi và phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan phân tích số liệu thu thập gồm
182 quan sát (ở mức ý nghĩa 5%) đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này trong đó
chỉ có nhân tố số nhân khẩu trong hộ tác động ngƣợc chiều với thu nhập bình
quân của hộ gia đình, các nhân tố còn lại tác động cùng chiều. Một bài nghiên
cứu tƣơng tự khác của tác giả Nghi và Trịnh, 2011 với bài nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng song
Cửu Long” đã chỉ ra thu nhập của ngƣời dân tộc thiểu số chịu tác động của
các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó các yếu tố về trình độ học vấn
của chủ hộ, số hoạt động tạo ra thu nhập, tiếp cận chính sách hỗ trợ tƣơng
quan thuận với thu nhập/ngƣời/tháng; hai yếu tố còn lại có tác động ngƣợc
chiều với thu nhập là số nhân khẩu của hộ và độ tuổi của lao động trong hộ.
Kết quả nghiên cứu này cơ bản phù hợp với kết quả phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn tỉnh

Vĩnh Long, tuy nhiên có điểm khác là yếu tố độ tuổi của lao động trong hộ có
tác động ngƣợc chiều với thu nhập.
Qua các nghiên cứu trên các nhà nghiên nghiên cứu đã sử dụng nhiều
phƣơng pháp khác nhau nhằm thực hiên các mục tiêu khác nhau nhƣ phƣơng
pháp hồi quy Binary Logistic Hổ, 2010; để nghiên cứu tác động của các nhân
tố ảnh hƣởng đến khả năng hộ gia đình là hộ nghèo. Ý, 2011 để xác định các
nhân tố ảnh hƣởng sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế hộ; hay hàm
các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng để một hộ thực hiện hoạt động nào đó, ta
sử dụng hàm Probit để ƣớc lƣợng (Vân và cộng sự, 2010) hay Nƣơng, 2011 để
tìm hiểu về giải pháp nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ; phân tích các nhân tố
ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình, ta có thể sử dụng phƣơng pháp hồi
quy đa biến (Janvry et al, 2005), (Xuân và cộng sự, 2011), . . . hoặc sử dụng
hàm Cobb – Douglas (Anh và cộng sự, 2010); sử dụng mô hình OLS để ƣớc
lƣợng tổng thu nhập của nông hộ (Vân, 2010).
Bên cạnh đó, có thể khái quát các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tham gia
phát triển kinh tế hộ của phụ nữ: tuổi của phụ nữ, trình độ học vấn của ngƣời
phụ nữ, trình độ học vấn cao nhất của thành viên hộ, số lao động trong hộ, tuổi
trung bình của lao động, diện tích đất sản xuất, vay vốn, tham gia hội đoàn thể,

12


điều kiện cở sở hạ tầng,… Thêm vào đó là tình hình thực tế ở địa phƣơng, tác
giả có thể xây dựng mô hình nghiên cứu và nhận dạng các nhân tố có thể ảnh
hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế của hộ gia đình ở khu
vực nông thôn tỉnh Cà Mau, với phƣơng pháp phân tích hồi quy nhị phân để
đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự tham gia của phụ nữ vào
phát triển kinh tế hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất
giải pháp phù hợp.
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về thực trạng đói nghèo cả nƣớc qua các văn bản của
Chính phủ, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê.
- Thu thập số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh qua các
báo của của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thống kê tỉnh.
- Thu thập số liệu về thực trạng nghèo của tỉnh, của các huyện, các xã
qua các báo cáo có liên quan của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh; các báo cáo của Uỷ ban Nhân dân
các huyện, thành phố Cà Mau, Uỷ ban Nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn.
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp
Nhƣ đã trình bài trong phần phạm vi về không gian. Tác giả sử dụng
phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên và dự kiến sẽ thu thập số liệu
qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình tại 4 xã là những xã có tỷ lệ hộ
nghèo cao thuộc 2 huyện U Minh và Cái Nƣớc, với tổng số 240 quan sát, bao
gồm 3 nhóm hộ: nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo, nhóm hộ không
nghèo theo kết quả điều tra khảo sát cuối năm 2013 của tỉnh.
Nhƣ vậy mỗi nhóm hộ sẽ thu thập 80 quan sát, thỏa mãn tính đại diện
của từng nhóm (theo Võ Thị Thanh Lộc, 2010). Căn cứ vào danh sách hộ theo
từng nhóm do Uỷ ban Nhân dân xã cung cấp, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên
có hệ thống để tiếp xúc phỏng vấn.
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích
Đối với mục tiêu 1: sử dụng thống kê mô tả để:
- Mô tả về đặc điểm của hộ gia đình nhƣ quy mô hộ gia đình, tuổi và
trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, hoạt động tạo thu nhập.
Phân tích vai trò của phụ nữ trong các hộ nghèo, cận nghèo ở Cà Mau về vai

13



trò của phụ nữ trong quản lý tham gia sản xuất và ra quyết định phân công
trong hộ, sử dụng vốn.
- Phƣơng pháp phân tích tần suất: là bảng tóm tắt dữ liệu đƣợc xếp thành
từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tƣợng trong cơ
sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.
+ So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng,
quy mô của các hiện tƣợng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời
gian và không gian cụ thể.
+ So sánh tƣơng đối: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ
tiêu thống kê cùng loại nhƣng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc
giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhƣng có quan hệ với nhau. So sánh tƣơng đối có
nhiều dạng.
• Số tƣơng đối động thái: là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về
mức độ của chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
• Số tƣơng đối so sánh: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa hai bộ
phận trong một tổng thể hoặc giữa hai hiện tƣợng cùng loại nhƣng khác nhau
về điều kiện không gian.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng SPSS 16.0 để thực hiện
Phƣơng pháp phân tích hồi quy logistic xác định tầm quan trọng của tầm
quan trọng của các nhân tố tác động đến việc tham gia kinh tế của phụ nữ,
trong đó Y là sự tham gia vào hoạt động kinh tế của phụ nữ, các biến độc lập
là tuổi giới,…
 PY  1 
log e 
   0  1 X 1  .....   k X k   
 PY  0

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc dạng nhị phân (Y=1: có tham gia phát triển kinh tế
và Y=0: không có tham gia phát triển kinh tế).
 0 : Sai số ngẫu nhiên của hàm hồi quy tổng thể.

1 ..... k : các hệ số hồi quy riêng
X 1 .... X k : các biến độc lập

Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic

14


Diễn giải

Căn cứ chọn biến

Kỳ
vọng

X1

Là tuổi bình phƣơng của ngƣời
phụ nữ, nếu phụ nữ càng lớn tuổi
thì kinh nghiệm sản xuất càng
cao, do đó sẽ tác động tích cực
lên thu nhập của hộ.

Đoàn Thị Cẩm
Vân, Lê Long Hậu,
Vƣơng Quốc Duy,

2010.

+

X2

Preston
and
Giới tính của chủ hộ, nếu nữ
Weed,1976;

nhận giá trị 0, nam nhận giá trị 1.
Ngọc Nƣơng, 2013

+

X3

Số thế hệ sống chung trong một
hộ. nhận giá trị 0: gia đình hiện Becker, 1964; Lê
đại, nhận giá trị 1: kiểu gia trình Trần Thiên Ý,2012
truyền thống.

+/-

X4

Trình độ học vấn của ngƣời phụ
nữ, nhận giá 0 nếu hộ mù chữ,
giá trị 1 đến 12 tƣơng ứng với

trình độ học vấn của chủ hộ từ
lớp 1 đến lớp 12.

T. Paul Schultz,
1999; Nguyễn Việt
Anh, 2011; Lê
Đặng Thanh Phong,
2010

+

Nhân
khẩu

X5

Nhận giá trị tƣơng ứng với số
ngƣời trong hộ (Số ngƣời cùng
sống trong hộ gia đình từ 6 tháng
trở lên và có chung ngân quỹ
cũng nhƣ nguồn chi tiêu).

Lê Trần Thiên
Ý,2012; Đinh Phi
Hổ, 2010; Đoàn Thị
Cẩm Vân, 2010

+/-

Số lao

động

X6

Là số ngƣời trong độ tuổi lao Lê Ngọc Nƣơng,
động sẵn sàng lao động.
2011

+

X7

Alian de Janvry,
Là diện tích đất sản xuất của hộ
2005; Đinh Phi Hổ,
gia đình, đo lƣờng bằng 1.000
2010; Huỳnh Thị
m2.
Đang Xuân, 2010

+

X8

Becker,1964;
Nhận giá trị tƣơng ứng với số Benhabib
And
nhập của hộ.
Spiegel,1994


Trần Thiên Ý, 2012

+

Biến số

Tuổi bình
phƣơng

Chủ hộ là
nữ

Kiểu gia
đình

Trình độ
học vấn
của

Diện tích
đất sản
xuất

Tổng thu
nhập

15


Biến số


Vay vốn

Đào tạo
nghề

Giao
thông
thuận lợi

Diễn giải

Căn cứ chọn biến

Kỳ
vọng

X9

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu hộ
Lê Ngọc Nƣơng,
đƣợc vay vốn từ các tổ chƣc tín
2011;Đinh Phi Hổ,
dụng chính thức, giá trị 0 nếu
2010;
không đƣợc vay.

+

X10


Biến giả: nhận giá trị 1 nếu ở địa
phƣơng có đào tạo nghề, nhận giá Phan Huy Đƣờng,
trị 0 nếu không có đào tạo nghề, 2010; Phan Thị
phụ nữ có tham gia các lớp đào tạo Nữ, 2012
nghề.

+

X11

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu có và
giá trị 0 nếu không có, nghĩa là có
đƣờng giao thông đến nhà bằng xe
Alian de Janvry,
máy cả hai mùa mƣa, nắng. Nếu
2005;
giao thông thuận lợi, ngƣời phụ nữ
dễ dàng bán các sản phẩm sản xuất
đƣợc, cũng nhƣ đi làm thuê.

+

Mục tiêu 3: Căn cứ vào kết quả của mục tiêu 1 và 2 để đƣa ra giải pháp
nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ trong phát triển kinh tế ở hộ nghèo khu vực
nông thôn Cà Mau.

16



×