Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

THẠCH CÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
KHOAI LANG TÍM Ở XÃ THÀNH ĐÔNG,
HUYỆN BÌNH TÂN, VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
08 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

THẠCH CÔNG
MSSV: 4114607

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
KHOAI LANG TÍM Ở XÃ THÀNH ĐÔNG,
HUYỆN BÌNH TÂN, VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ THÔNG

08 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn của Quý thầy
cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã tiếp
thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh
doanh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là thầy Phạm
Lê Thông đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng kiến thức và góp ý kiến để
em hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
Sau cùng, em xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã khuyến khích, động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự
giúp đỡ các bạn lớp kinh tế nông nghiệp 1 khóa 37 trong học tập cũng như
lúc em thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và bạn bè!
Cần Thơ, ngày tháng năm

Thạch Công


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.


Cần Thơ, ngày tháng

năm

Sinh viên thực hiện
Thạch Công


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng

năm


Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng

năm

Giảng viên phản biện


MỤC LỤC


Trang
CHƯƠNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................ 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu ........................................................... 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................. 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................. 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................... 3
CHƯƠNG 2
2.1 CỞ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm liên quan ..................................................... 4
2.1.1.1 Nông hộ ......................................................................... 4
2.1.1.2 Kinh tế hộ ...................................................................... 5
2.1.2 Thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ..................... 7
2.1.3 Tìm hiểu về khoai lang Tím Nhật ............................................ 9
2.1.3.1 Giới thiệu .......................................................................... 9
2.1.3.2 Phân loại ........................................................................... 9
2.1.3.3 Quy trình canh tác ........................................................... 10
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 12
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 14
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................ 14
2.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp ..................................................... 14


2.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp.................................................... 14

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................... 14

CHƯƠNG 3
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KTXH CỦA XÃ THÀNH ĐÔNG…
............................................................................................................ 17
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................. 17
3.1.1.1 Vị trí địa lí .................................................................... 17
3.1.1.2 Thủy lợi ........................................................................ 17
3.1.1.3 Giao thông .................................................................... 18
3.2.2 Điều kiện KT-XH ................................................................. 20
3.1.2.1 Dân số và lao động ....................................................... 20
3.1.2.2 Cơ sở vật chất – kĩ thuật ............................................... 21
3.1.2.3 Y tế ............................................................................... 22
3.1.2.4 Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên ....................... 23
3.1.2.5 Hình thức tổ chức sản xuất ........................................... 24
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI XÃ THÀNH ĐÔNG, HUYỆN
BÌNH TÂN ......................................................................................... 24
3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp............................................. 24
3.2.1.1 Lúa ............................................................................... 24
3.2.1.2 Khoai lang .................................................................... 26
3.2.1.3 Bắp ............................................................................... 27
3.2.1.4 Gia súc, gia cầm ........................................................... 27
3.2.1.5 Cơ giới hóa nông nhiệp................................................. 28
3.2.2 Tình hình sản xuất công nghiệp ............................................. 29
3.2.3 Thương mại – dịch vụ vận tải ................................................ 29


CHƯƠNG 4
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỘ NGHIÊN CỨU ........................ 31
4.1.1 Nhân khẩu ............................................................................. 31

4.1.2 Đặc điểm chủ hộ ................................................................... 32
4.1.3 Đặc điểm thành viên nông hộ ................................................ 33
4.1.3.1 Đặc điểm về số thành viên trong và ngoài tuổi lao động ...
............................................................................................................ 33
4.1.3.2 Đặc điểm trình độ học vấn các thành viên .................... 34
4.1.3.3 Đặc điểm lao động nông nghiệp và phi nông nghiêp ..... 35
4.2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHIÊN CỨU............ 36
4.2.1 Thực trạng đa dạng thu nhập nông hộ.................................... 36
4.2.2 Thực trạng thu nhập nông nghiệp của nông hộ ...................... 38
4.2.3 Thực trạng hoạt động làm thuê nông nghiệp .......................... 39
4.2.4 Thực trạng thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ ................ 39
4.2.5 Cơ cấu thu nhập của nông hộ ................................................ 40
4.2.6 Tình hình vay vốn ................................................................ 44
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ ......
............................................................................................................ 44
4.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG
TẠO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ................................................. 47
4.4.1 Thuận lợi............................................................................... 47
4.4.2 Khó khăn .............................................................................. 48
4.4.3 Giải pháp nâng cao thu nhập nông hộ trồng khoai lang tím Nhật tại
xã Thành Đông, huyện Bình Tân ......................................................... 48
CHƯƠNG 5
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................. 50
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................. 51
5.2.1 Đối với các nông hộ .............................................................. 51


5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 52



DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Mạng lưới giao thông đường bộ 2013................................... 19
Bảng 3.2 Mạng lưới giao thông đường thủy năm 2013 ........................ 20
Bảng 3.3 Dân số theo đơn vị hành chính và giới tính ở xã Thành Đông 2013
............................................................................................................ 20
Bảng 3.4 Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2013 ........................... 21
Bảng 3.5 Tình hình đưa điện và số hộ dùng điện giai đoạn 2011-2013 ....
............................................................................................................ 21
Bảng 3.6 Diện tích lúa cả năm giai đoạn 2011-2013 tại xã Thành Đông ..
............................................................................................................ 24
Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa các vụ mùa giai đoạn 20112013. ................................................................................................... 26
Bảng 3.8 Diện tích, sản lượng và năng suất khoai lang giai đoạn 2011-2013
............................................................................................................ 33
Bảng 3.9 Diện tích, sản lượng và năng suất bắp giai đoạn 2011-2013 .....
............................................................................................................ 27
Bảng 3.10 Số lượng một số loài gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 ....
............................................................................................................ 27
Bảng 3.11 Số lượng máy móc phục vụ nông nghiệp 2013. .................. 28
Bảng 3.12 Cơ sở- lao động công nghiệp 2013 ..................................... 29
Bảng 3.13 Cơ sở kinh doanh thương mại- lưu trú ăn uống và dịch vụ năm
2013 .................................................................................................... 29
Bảng 3.14 Lao động vận tải ngoài quốc doanh năm 2013 .................... 30
Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu của hộ nông dân ở xã Thành Đông, huyện
Bình Tân, Vĩnh Long. ......................................................................... 31
Bảng 4.2 Một số đặc điểm của chủ hộ ở xã Thành Đông, huyện Bình Tân,
Vĩnh Long. .......................................................................................... 32
Bảng 4.3 Đặc điểm giới tính và lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi của
các thành viên trong hộ. ...................................................................... 34



Bảng 4.4 Đặc điểm học vấn của thành viên nông hộ tại xã Thành Đông,
huyện Bình Tân, Vĩnh Long. ............................................................... 35
Bảng 4.5 Đặc điểm lao động nông nghiệp và phi nông nghiêp ............ 36
Bảng 4.6 Mức độ đa dạng số hoạt động tạo thu nhập của các nông hộ .....
............................................................................................................ 37
Bảng 4.7 Đa dạng hoạt động tạo thu nhập phân theo nông nghiệp và phi
nông nghiệp ........................................................................................ 37
Bảng 4.8 Các nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp ............................ 38
Bảng 4.9 Thực trạng làm thuê nông nghiệp ......................................... 39
Bảng 4.10 Các nguồn thu nhập phi nông nghiệp .................................. 40
Bảng 4.11 Tỉ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp.................................. 40
Bảng 4.12 Tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp...................................... 41
Bảng 4.13 Tổng hợp các nguồn thu nhập chính của nông hộ ............... 42
Bảng 4.14 Tình hình vay vốn .............................................................. 44
Bảng 4.15 Các biến ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị kỳ vọng của từng
biến. .................................................................................................... 44
Bảng 4.16 Giá trị trung bình và độ lệch các biến trong mô hình .......... 45
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân
của nông hộ. ........................................................................................ 45


DANH MỤC VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

ĐBSCL


Đồng bằng Sông Cửu Long

DTXG

Diện tích xuống giống

DTTH

Diện tích thu hoạch

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

KTXH

Kinh tế xã hội

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1 Cơ cấu thu nhập nông hộ............................................................ 42


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.5 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang là khu vực kinh tế quan trọng
của nền kinh tế quốc dân và luôn chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu thu
nhập hằng năm ở Việt Nam. Những năm vừa qua, trước xu thế chuyển dịch
cơ cấu ngành cũng như việc đầu tư phát triển công nghệ, ngành nông
nghiệp có những bước tiến mạnh mẽ, giá trị sản xuất trong nông nghiệp
không ngừng tăng qua các năm. Chính yếu tố đó đã góp phần nâng cao thu
nhập cho nông hộ, giúp cho đời sống nông dân được cải thiện đáng kể. Tại
Vĩnh Long, diện tích đất sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ
cấu sử dụng đất, điển hình như 77,5% (Tổng cục thống kê, 2012). Do đó,
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lí sẽ giúp cho sản phẩm nông nghiệp
nâng cao giá trị, tạo tiền đề vững chắc cho việc sư dụng đất lâu dài về sau.
Bình Tân là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, được thành lập trên cơ sở
điều chỉnh địa giới hành chính năm 2008 từ huyện Bình Minh thuộc tỉnh
Vĩnh Long, huyện có diện tích tự nhiên 158,0 km2, diện tích đất nông
nghiệp hơn 12.610 ha và 93.914 nhân khẩu, với hơn 80% dân số thu nhập
từ nông nghiệp (Cục thống kê Vĩnh Long, 2012). Hiện nay, khoai lang là
loại cây trồng chủ lực của địa phương và đó là nguồn thu nhập chính của
đại đa số các hộ nông dân nơi đây. Dù là một huyện mới được thành lập
gần đây, nhưng huyện Bình Tân đã có sự phát triển rõ rệt, mức sống người
nông dân được nâng lên (thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng), cơ
sở hạ tầng được đầu tư qua các năm. Tuy nhiên, do đa số nông dân sống
phụ thuộc vào nghề nông, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đồng thời, dân số ngày
càng tăng, dẫn đến nông dân có ít đất sản xuất, có nhiều hộ sinh kế là làm
thuê, đời sống chưa cao dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các nông hộ,
làm ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng phát triển và thu nhập của nông hộ.
Trong số 11 xã trên địa bàn huyện thì Thành Đông là một trong số ít xã đạt
19 tiêu chí và được công nhận xã Nông thôn mới trên địa bàn huyện và
luôn đi đầu trong việc sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiến bộ. Điển

hình như việc cuối năm 2013 là năm đầu tiên xã hoàn thành sản xuất khoai
lang tím Nhật theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đây cũng là mô hình duy
1


nhất của toàn huyện Bình Tân được triển khai và đạt một số thành tựu như
được cấp chứng nhận Global GAP, Viet GAP. Mô hình cánh đồng mẫu lớn
là một trong những mô hình sản xuất có nhiều ưu điểm có thể mang lại thu
nhập cao hơn cho các nông hộ tham gia sản xuất trong mô hình. Chính vì lẽ
đó mà đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
trồng khoai lang tím Nhật tại xã Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long”
được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố có tác động đến thu nhập của các
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cũng như mức độ tác động của từng yếu tố
lên thu nhập của các nông hộ.
1.6 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ sản xuất khoai lang tím Nhật tại xã Thành Đông, huyện
Bình Tân, Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể như sau:
1) Phân tích cơ cấu và mức độ đa dạng thu nhập của nông hộ tại
xã Thành Đông, huyện Bình Tân, Vĩnh Long
2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại
xã Thành Đông
3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ
trên địa bàn xã Thành Đông.
1.7 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Cơ cấu thu nhập của nông hộ tại xã Thành Đông hiện nay ra sao?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ?

Các giải pháp nào nhằm nâng cao và đa dạng thu nhập cho các hộ nông
dân?
1.8 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.Số liệu thứ
cấp được thu thập tại Phòng NN & PTNN huyện Bình Tân và tại xã Thành
Đông trong các năm 2011, 2012, 2013. Số liệu sơ cấp được điều tra phỏng
vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trong vụ khoai Đông Xuân từ tháng 1/2014
đến tháng 5/2014
2


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trên địa bàn xã Thành Đông,
huyện Bình Tân
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ cấu thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập và đa dạng hóa thu nhập nông hộ trồng khoai lang tím Nhật trên
địa bàn xã.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CỞ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Nông hộ

Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông,
lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ
huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của các thành viên trong hộ (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005).
- Đặc trưng của hộ nông dân:
Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình
độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan
hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời nên các thành viên trong
nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý,
quan hệ phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện,
tự giác cao trong lao động. Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là
người tổ chức sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có
nhiều ưu việt và có tính đặc thù.
Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo bao gồm
việc sinh, nuôi, dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…đây
cũng là đặc trưng của hộ nông dân (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005)
- Vai trò của nông hộ
Với các đặc trưng về sự gắn bó của các thành viên, về mặt sở hữu,
quản lý và phân phối nên rất phù hợp với đặc điểm sinh học của sản xuất
nông nghiệp, hộ nông dân có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông
sản đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực,
trước hết là nguồn nhân lực của hộ và ruộng đất đã được Nhà nước giao. So
với trang trại, hộ nông dân với bản tính cần cù, chịu khó khi các nguồn lực
được giao cho hộ quản lý và tổ chức sử dụng, các hộ nông dân đang có vai
trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực để sản xuất nông sản đáp
4



ứng nhu cầu xã hội. Đặc biệt, kinh tế hộ mang tính tự chủ cao nên các nông
hộ luôn nổ lực tối đa hóa giá trị nguồn lực đầu vào với chi phí thấp nhất, sử
dụng tài nguyện tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
Với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bước
thích ứng với cơ chế thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất, thực hiện liên doanh, liên kết. Vì vậy, các hộ nông dân đã có
vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng
hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ nông dân có vai trò quan
trọng trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục
và xây dựng nông thôn mới (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005).
2.1.1.2 Kinh tế hộ
Gee (1989) cho rằng: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết
tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một
mâm cơm. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm
những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và
cùng có chung một ngân quỹ.
Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ
nông dân.
Trong đó:
- Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công
sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này (điều 106 Bộ luật Dân
sự, 2005). Nông hộ là hộ gia đình có hoạt động sinh kế gắn với sản xuất
nông nghiệp.
Hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở - vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn
vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội. Là một
đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất

nước có sự phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn
còn một bộ phận dân cư đang phải sống cảnh đói nghèo, vì vậy phát triển

5


kinh tế hộ gia đình là biện pháp tốt, tác động trực tiếp đến người nghèo, xã
nghèo giúp họ có điều kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc áp dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật tiến bộ và mô hình canh tác thích hợp với khả năng lao động của
gia đình, điều kiện đất đai, tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng đất
nước giàu mạnh. Hộ gia đình dựa vào hai điều kiện để phát triển kinh tế là:
điều kiện cần là đất đai, ruộng đất, sức lao động, vốn và tài sản của hộ gia
đình; điều kiện đủ là kiến thức sản xuất và thị trường tiêu thụ để phát triển
kinh tế.
Căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng hộ gia đình mà có cách phát
triển kinh tế hộ gia đình như sau:
+ Sản xuất nông nghiệp theo hướng: Chỉ sản xuất một loại sản phẩm
nông nghiệp (lương thực, rau, cây lâm nghiệp, nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản…) hoặc làm nhiều loại kết hợp (rau - lương thực, màu, vườn - rừng,
vườn - ao - chuồng…).
+ Vừa làm nông nghiệp, vừa làm ngành nghề: Tiểu thủ công nghiệp,
nghề truyền thống (nuôi tằm - dệt lụa, chăn nuôi - làm giò chả, trồng trọt xây dựng, nghề rừng - nghề mộc…).
+ Chuyên làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống: chế biến
nông sản, thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan, đồ gỗ gia dụng, rèn…
+ Buôn bán: Buôn bán nhỏ phục vụ dân sinh tại chỗ, trung chuyển sản
phẩm theo hình thức bán lẻ, bán buôn, kinh doanh gom thu phân phối…(ủy
ban dân tộc).

Để thực hiện phát triển kinh tế hộ gia đình, ngoài sự vận động của bản
thân thì hộ gia đình được sự hỗ trợ của chính quyền, nhà nước, các tổ chức
kinh tế, xã hội khác cùng tham gia giải quyết những vấn đề ngoài nông hộ,
trên cơ sở các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, các tác động, chính sách như:
được hướng dẫn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật
nuôi và phát triển ngành nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của người
dân, điều kiện tự nhiên vùng, thực hiện chính sách khai hoang, phục hóa,
kinh tế mới để phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế khác ở nông thôn,
chương trình hỗ trợ các xã trong diện đặc biệt khó khăn, các chương trình
6


phát triển của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, nước ngoài, các dự án đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, cầu cống, trạm y tế, trường học,
các công trình thủy lợi, các dự án v.v. tạo điều kiện cho kinh tế hộ và nông
thôn phát triển.
2.1.2 Thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Thu nhập của nông hộ bao gồm tổng thu nhập từ các hoạt động nông,
lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp. Thu nhập bao gồm cả lương hưu, các
khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng và lãi tiết kiệm. Nó là tổng thu nhập
của tất cả các thành viên trong hộ từ giáo dục, y tế, từ việc làm công làm
thuê, từ hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản và sản xuất kinh doanh
ngành nghề và dịch vụ, chế biến của hộ (là tổng thu sau khi đã trừ đi tổng
chi phí sản xuất kinh doanh).
+ Thu nhập nông nghiệp: Chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các
thành viên trong hộ thu được từ sản xuất nông nghiệp chẳng hạn như: sản
xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản (đã trừ chi phí sản
xuất).
+ Thu nhập phi nông nghiệp: Chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà
thành viên trong hộ thu được từ các nguồn khác ngoài hoạt động sản xuất

nông nghiệp như: tiền lương, tiền công từ làm thuê, dịch vụ, tài xế, thợ hồ,
thợ mộc,…
- Thu nhập bình quân đầu người/năm: Là tổng các nguồn thu nhập của
hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình.
 Các yếu tố xã hội
- Nhân khẩu: Là những người thực tế vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ
(Vũ Ánh Tuyết, 2007). Trong điều kiện nguồn lực sản xuất có giới hạn (đất
đai, vốn,…), nhân khẩu tăng có thể làm thu nhập bình quân đầu người của
hộ giảm. Bên cạnh đó, tỉ lệ người phụ thuộc và những người không tham
gia lao động tạo thu nhập cũng được xem xét như một yếu tố làm giảm
nguồn thu nhập của nông hộ.
- Tuổi: là số tuổi của chủ hộ hoặc các thành viên trong hộ, được tính
theo năm (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Tuổi chủ hộ ảnh hưởng trực tiếp đến
thu nhập thông qua các quyết định, chủ hộ có độ tuổi càng cao, những
quyết định chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính. Tuy nhiên, ở độ tuổi
7


này, khả năng tiếp cận kiến thức mới, trình độ kỹ thuật mới của chủ hộ sẽ bị
hạn chế hơn nhiều. Ngược lại, chủ hộ có độ thấp hơn dù bị hạn chế về kinh
nghiệm nhưng khả năng tiếp cận và vận dụng kiến thức mới vào trong sản
xuất sẽ cao hơn các chủ hộ khác, điều đó cũng góp phần tăng thu nhập cho
các nông hộ.
- Trình độ học vấn: là số năm học mà chủ hộ và các thành viên đã
hoàn thành. Trong nghiên cứu này học vấn được tính theo đơn vị lớp từ lớp
01 đến lớp 12; học trung cấp được quy đổi là 14; cao đẳng là 15 và đại học
được quy đổi là 16 (Nguyễn Văn Đông, 2012). Trình độ học vấn là một
trong những yếu tố chính phản ánh chất lượng nguồn lực đầu vào, trong đó
có nguồn nhân lực. Trình độ học vấn càng cao (chủ hộ và các thành viên
nông hộ), khả năng tiếp thu kiến thức mới, công nghệ sản xuất mới càng

được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ thông qua việc đổi
mới phương thức sản xuất hiệu quả hơn, công việc ổn định và mang về giá
trị thu nhập cao hơn.
 Các yếu tố kinh tế
- Lao động: Là số người tham gia vào hoạt động trong quá trình thực
hiện sản xuất, thể hiện theo ngày công lao động (8 giờ/ngày).
- Lao động trong độ tuổi: là những người trong độ tuổi lao động theo
quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức
lao động của mình ra làm việc (Niên giám thống kê, 2008). Trong nghiên
cứu này lao động trong độ tuổi là lao động có tuổi đời từ 15 đến 55 tuổi đối
với nữ và đối với nam là 15 đến 60 tuổi.
- Lao động ngoài độ tuổi: là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi
lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn
tham gia lao động (Niên giám thống kê, 2008). Trong nghiên cứu này lao
động ngoài độ tuổi là lao động có tuổi đời dưới 15 và trên 55 tuổi đối với
nữ và dưới 15 và trên 60 tuổi đối với nam.
- Lao động thuê: Chỉ lao động đi làm thuê cho hoạt động sản xuất của
nông hộ, thể hiện bằng ngày công và được tính bằng tiền mặt hoặc hình
thức khác theo công việc.
- Chi phí: Chỉ lượng tiền mặt, vật chất và lao động quy đổi ra tiền mà
nông hộ sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất nào đó của mình.
8


- Doanh thu: Sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất của nông hộ
quy đổi (bán) thành tiền.
- Lợi nhuận: Bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
- Thu nhập của nông hộ: Bằng lợi nhuận cộng với số tiền công quy
đổi mà chủ hộ và các thành viên trong hộ trực tiếp làm việc cho gia đình
mình.

- Hộ nghèo: là những hộ được chính quyền địa phương bình xét, đánh
giá, xếp vào danh sách hộ nghèo (đã hoặc chưa được cấp giấy “chứng nhận
hộ nghèo”) của từng năm theo tiêu chuẩn nghèo tương ứng của Bộ lao động
thương binh – Xã hội hoặc chuẩn nghèo thực tế áp dụng của địa phương.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày
21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ):
+ Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng;
+ Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ mức quy định nêu
trên trở xuống là hộ nghèo.
2.1.3 Tìm hiểu về khoai lang Tím Nhật
2.1.3.1 Giới thiệu
Cây khoai lang (tên khoa học là Ipomoea Batatas) là cây nông nghiệp
với các rể cũ lớn, chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt, được gọi là củ khoai
lang và nó cũng được xem như một nguồn cung cấp rau lẫn lương thực.
Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây có nguôn gốc từ Nam Mỹ
(tên khoa học là Solanum tuberosum) và xa hơn nữa là giống khoai mỡ
(Diosrorea) có nguồn gốc từ các nước Châu Phi và Châu Á. Khoai lang có
nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, được con người trồng cách đây
5000 năm. Nó cũng được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người
phương Tây tới Polynesia.
Khoai lang phát triển tốt trong điều kiện về đất, nước và phân bón. Nó có
rất ít kẻ thù tự nhiên nên trong quá trình trồng ít khi phải dùng tới thuốc trừ
dịch hại. Quy trình trồng khoai lang tương đối dễ thực hiện do nó được
nhân giống bằng thân. Do khoai lang có tốc độ phát triển nhanh nên trong
quá trình trồng cần lưu ý nhịp độ phát triển để điều chỉnh chế độ tưới tiêu
và phân bón đảm bảo cây sinh trưởng tốt và hạn chế các loài côn trùng tấn
9



công gây hại. Trong khu vực nhiệt đới khoai lang có thể để ở ngoài đồng và
thu hoạch khi cần thiết còn ở khu vực ôn đới nó được thu hoạch trước khi
sương giá bắt đầu.
2.1.3.2 Phân loại
 HL491 (Nhật tím)
Do trung tâm thực nghiệm chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Murasa
Kimasari Polysross có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giống được Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn công nhận năm 1997, hiện đã được phổ biến
trong sản xuất ở phía Nam và bán ở nhiều siêu thị. Các đặc tính sinh học
chủ yếu: thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày, năng suất củ tươi từ 15-27
tấn/ha, tỉ lệ chất khô từ 27-31 %. Chất lượng củ lược khá, vỏ củ màu tía,
thịt củ màu tím đậm, dáng củ đều đẹp, dây xanh tím.
 MurasaKimasari (Nhật tím 1)
Giống khoai này có nguồn gốc từ Nhật Bản, do trung tâm nghiên cứu và
thực nghiệm Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ công ty FSA, hiện được
trồng ở vùng ĐBSCL và được bán ở các chợ đầu mối và siêu thị. Các đặc
tính sinh học chủ yếu: thời gian sinh trưởng từ 105-110 ngày, sản lượng củ
tươi từ 10-22 tấn/ha, tỉ lệ chất khô từ 27-30%. Chất lượng củ luộc khá
ngon, vỏ củ màu tím sẩm, thịt củ màu tím đậm, dây tím xanh.
2.1.3.3 Quy trình canh tác
- Thời vụ
Vụ sớm:khoảng tháng 11, tháng 12 dương lịch, thu hoạch vào tháng 2,
tháng 3 (còn gọi là vụ Đông Xuân)
Vụ muộn: khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch, thu hoạch vào tháng 7,
tháng 8.
-

Chọn giống

Khoai lang có rất nhiều giống, hiện nay tỉnh Vĩnh Long có một số giống

được trồng phổ biến như: Khoai tím Nhật, trắng sữa, trắng giấy, dương
ngọc,…có phẩm chất ngon, năng suất cao. Nguồn giống: tự nhân giống
hoặc mua ở những ruộng có dây giống tốt không nhiễm sâu bệnh.
-

Chuẩn bị đất

10


Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp
nhất là đât nhẹ hay đất thịt pha cát, tơi xốp, thấm và thoát nước tốt, thích
hợp trồng luân canh với lúa cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
-

Chuẩn bị hom giống

Chọn củ giống: chọn những củ thon dài có cuốn to và ngắn, nặng trung
bình, vỏ nhẵn, màu đúng như màu ban đầu của giống, sạch sâu bệnh, đem
tồn trữ nơi khô ráo, thoáng mát.
Chuẩn bị dây: sau khi nước lũ rút (trước khi trồng khoảng 2 tháng) giâm
củ trên liếp ươm để mầm phát triển thành chồi. Chồi được 4 mắt, bấm ngọn
để chồi ra nhiều nhánh.
Trước khi trồng 1 ngày, cắt dây giống. Dây giống cắt vào sáng sớm, sau
đó cắt thành những đoạn hom ngắn từ 25-30cm. Chọn hom ngọn và giữa,
mập, mạnh, không sâu bệnh, có nhiều đốt (có từ 6-8 đốt, ít rễ phụ và không
ra hoa trước) để trồng đạt năng suất cao. Sắp hom theo một chiều, giữ
thẳng, được che mát. Mật độ trồng 30.000 hom giống/ha.
-


Chuẩn bị luống trồng

Đất trồng phải được luân canh tốt, được phơi ải, cày xới kĩ, tơi xốp,
sạch cỏ và tàn dư thực vật (nhất là thân, rễ, củ từ vụ trước). Đất được lên
thành luống rộng 80-90cm, cao 40-50cm để dễ thoát nước. Luống rộng và
trồng 2 hàng thường dễ cho năng suất cao.
-

Gieo trồng

Trồng lúc trời mát, đất ẩm, hom sẽ mau phục hồi. Trước khi trồng nên
nhúng hom chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae) với mật số bào tử
là 1,0*109 bào tử/ml (có thể nhúng trong dung dịch thuốc trừ sâu Fipronil
Regent 0,3 GR) để phòng ngừa sâu hại, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn
trên nhãn thuốc.
Khi đặt hom nên đặt hom dọc theo luống 2 hàng dây song song cách
nhau 30 cm. Khoảng cách nối giữa các hom trên 2 hàng phải xen kẻ nhau.
Các đầu luống trồng 3 hom, đặt hom xuống đất sâu khoảng 2-5cm. Trong
mùa khô nên đặt hom hơi nghiêng để dễ hút nước.
-

Chăm sóc

Trồng dặm: sau khi trồng từ 5-10 ngày, nhằm đảm bảo mật độ cây. Tiến
hành làm cỏ kết hợp với bón thúc, xới đất, vun nhẹ, nhổ và tiêu hủy những
11


×