Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng rau xà lách xoong tại xã thị xã bình minh tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN CÔNG KHANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
MÔ HÌNH TRỒNG RAU XÀ LÁCH XOONG
TẠI XÃ THỊ XÃ BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

Tháng 08– 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN CÔNG KHANH
4114622

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
MÔ HÌNH TRỒNG RAU XÀ LÁCH XOONG
TẠI XÃ THỊ XÃ BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s Phạm Quốc Hùng

Tháng 08 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh trường Đại
học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những
kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin chân thành cảm ơn đến:
Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là
các Thầy (Cô) khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã dày công truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn thầy Phạm Quốc Hùng, người thầy đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị phòng Kinh tế thị xã Bình
Minh – Vĩnh Long, các chú, các anh tại các xã, các ấp đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em thực hiện luận văn của mình.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh
những sai sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thấy
(cô) để luận văn hoàn thiện và có ý nghĩa tực tế hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị Kinh
doanh cùng quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Kinh tế thị xã Bình Minh– Vĩnh
Long và các chú, các anh tại các xã, ấp được dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Công Khanh

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Công Khanh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
………..…, ngày……….tháng………năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.4 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................... 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 3
2.1.1Các khái niệm cơ bản trong kinh tế ........................................................... 3
2.1.2 Một số chỉ tiêu trong nghiên cứu .............................................................. 4
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính ................................................... 5
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 5
2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu ..................................................... 5
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 5
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 6
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH
MINH TỈNH VĨNH LONG ........................................................................... 12
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH ............................................... 12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 12
3.1.2 Dân số- Lao động .................................................................................... 14
3.1.3 Kinh tế- xã hội ........................................................................................ 14
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH . 16
3.2.1 Trồng trọt ................................................................................................ 17
iv



3.2.2 Chăn nuôi ................................................................................................ 19
3.3 GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH TRỒNG XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ
BÌNH MINH. ................................................................................................... 20
3.3.1 Giới thiệu xà lách xoong ......................................................................... 20
3.3.2 Quy trình trồng chăm sóc xà lách xoong. ............................................... 21
3.3.3 Tình hình trồng xà lách xoong ở thị xã Bình Minh ................................ 22
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ
TRỒNG XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH VĨNH
LONG .............................................................................................................. 23
4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT ...................... 23
4.1.1 Nguồn lực lao động................................................................................. 23
4.1.2Nguồn lực đất đai ..................................................................................... 26
4.1.3 Nguồn vốn............................................................................................... 27
4.1.4 Lý do trồng rau xà lách xoong ................................................................ 27
4.1.5 Kỹ thuật sản xuất .................................................................................... 28
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ_LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ... 32
4.2.1 Phân tích chi phí _ lợi nhuận sản xuất rau xà lách xoong ...................... 32
4.2.2 Phân tích các khoản mục lợi nhuận – doanh thu và các chỉ số tài chính ở
1 lứa xà lách xoong .......................................................................................... 37
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT XÀ
LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH. ................................................. 39
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN ........ 41
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ
HÌNH TRỒNG XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH ............ 45
5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG
XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH............................................ 45
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 46
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 46
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số mẫu điều tra thực tế ....................................................................... 6
Bảng 2.2 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy ............... 10
Bảng 2.3 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy ............... 12
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh từ năm 2011 – 2013
.......................................................................................................................... 14
Bảng 3.2 Gía trị sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh giai đoạn 2011 – 2013
.......................................................................................................................... 17
Bảng 3.3 Diện tích- năng suất- sản lượng lúa của thị xã Bình Minh giai đoạn
2011 – 2013 ..................................................................................................... 18
Bảng 3.4 Diện tích sản lượng cây màu của thị xã Bình Minh giai đoạn 2011 –
2013 ................................................................................................................. 19
Bảng 3.5 Số lượng đàn gia súc, gia cầm thị xã Bình Minh giai đoạn 2011 –
2013 ................................................................................................................. 20
Bảng 3.6 Diện tích gieo trồng và sản lượng xà lách xoong giai đoạn 2011 –
2013 ................................................................................................................. 23
Bảng 4.1 Số nhân khẩu .................................................................................... 24
Bảng 4.2 Chủ nông hộ chia theo giới tính ....................................................... 24
Bảng 4.3 Độ tuổi của chủ hộ ........................................................................... 25
Bảng 4.4 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ .................................................... 26
Bảng 4.5 Trình độ học vấn của nông hộ .......................................................... 27
Bảng 4.6 Diện tích đất trồng xà lách xoong của nông hộ ................................ 27
Bảng 4.7 Nguồn vốn của nông hộ ................................................................... 28
Bảng 4.8 Lý do nông hộ trồng xà lách xoong.................................................. 28
Bảng 4.9 Nguồn gốc giống rau ........................................................................ 29

Bảng 4.10 Lý do chọn giống của nông hộ ....................................................... 30
Bảng 4.11 Thuận lợi trong việc trồng xà lách xoong ...................................... 30
Bảng 4.12 Khó khăn trong việc trồng xà lách xoong ...................................... 31
Bảng 4.13 Thuận lợi và khó khăn trong khâu tiêu thụ xà lách xoong ............. 32
Bảng 4.14 Chi phí cơ bản trên 1000 m2 ........................................................................................ 34
vi


Bảng 4.15 Chi phí cho việc trồng 1.000 m2 xà lách xoong trong đợt ............. 36
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng xà lách xoong ................... 38
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất .................. 40
Bảng 4.18 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .................. 43
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau khi khắc
phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi..................................................... 44

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LĐGĐ:

Lao động gia đình

DT:

Doanh thu

CP:

Chi phí


LN:

Lợi nhuận

TN:

Thu nhập

GTSX:

Gía trị sản xuất

BVTV:

Bảo vệ thực vật

PTNT:

Phát triển nông thôn

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của
Việt Nam với truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời. Là vùng đất được ưu đãi
về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai và đặc biệt là nguồn nước ngọt dồi dào

do được cung cấp bởi sông Mê Kông. Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng
trồng màu lớn nhất cả nước với diện tích canh tác khoảng 246.240 ha chiếm
30% diện tích canh tác màu của cả nước. Đặc biệt Vĩnh Long là tỉnh nằm giữa
sông Tiền và sông Hậu, với vị trí thuận lợi đó thì Vĩnh Long là tỉnh có sản
lượng rau màu lớn của vùng với nhiều loại cây màu chủ lực như đậu nành ở
Trà Ôn, khoai lang tím ở Bình Tân, diếp cá ở Bình Minh. Nói đến rau màu
Vĩnh Long thì không thể không nói đến rau xà lách xoong ở thị xã Bình Minh
với diện tích 130 ha, trồng tập trung nhiều ở xã Thuận An 110 ha và xã Đông
Bình 12,5 ha cung cấp rau xà lách xoong cho khu vực và thành phố Hồ Chí
Minh vì vậy rau xà lách xoong là cây màu chủ lực củ thị xã Bình Minh.
Thị xã Bình Minh là vùng có truyền thống trồng cải xà lách xoong lâu
đời với loại giống cải thân nhỏ, nổi tiếng, chất lượng ngon, bổ dưỡng, có nhiều
chất như: becta –carotene, vitamin B1, vitamin B6, đặc biệt có thành phần
phênethyl isothiocyanate có khả năng chống bệnh ung thư. Nông dân Bình
Minh dần chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng xà lách xoong vì
xác định được đây là cây có giá trị kinh tế thích hợp với điều kiện tự nhiên đất
đai ở địa phương mình.
Hiện nay sự phát triển của rau màu nói chung và xà lách xoong nói riêng
ở Bình Minh tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế
của thị xã. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như
tiêu thụ như sức cạnh tranh còn thấp, ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế,
diện tích đất hẹp manh mún, chưa có kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định giá cả
còn bấp bênh phụ thuộc vào thương lái, còn mang tính tự phát thiếu liên kết
với cơ quan hữu quan và nông dân sản xuất. Để vượt qua thách thức trên và
nâng cao hiệu quả tài chính rau xà lách xoong, cũng như tìm rõ những khó
khăn thuận lợi góp phần phát triển bền vững cho rau xà lách xoong ở thị xã
Bình Minh, thì việc “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng xà lách xoong
tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long” rất cần thiết nhằm giúp nông dân canh
tác xà lách xoong tại Bình Minh nâng cao hiệu quả tài chính và có hướng đi
thích hợp trong quá trình canh tác góp phân nâng cao thu nhập và đời sống của

nông dân thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng xà lách xoong ở thị xã Bình
Minh tỉnh Vĩnh Long từ đó nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài
chính cho nông hộ sản xuất xà lách xoang trong thị xã Bình Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất rau xà lách xoong ở thị xã
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính mô hình sản xuất rau xà lách
xoong ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lợi nhuận
của mô hình trồng xà lách xoong ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giả pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tài
chính của mô hình.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long vì đây là nơi
có diện tích trồng xà lách xoong lớn nhất tỉnh Vĩnh Long do đó thuận lợi cho
việc thu thập số liệu sơ cấp từ nông hộ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong học kỳ 1 năm học 2014- 2015.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ trồng rau xà lách xoong ở xã
Thuận An và phường Đông Thuận thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.

1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, nên đề tài chỉ có thể trình bày
một số nội dung sau : phân tích thực trạng sản xuất xà lách xoong, phân tích
hiệu quả tài chính của nông hộ trồng xà lách xoong thông qua việc phân tích
doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu được của nông hộ trồng xà lách xoong, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận trong quá trình sản xuất
của nông hộ. Từ phân tích như trên đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tài
chính của nông hộ trồng xà lách xoong ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1Các khái niệm cơ bản trong kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm về kinh tế hộ, nông hộ
Nông hộ: Theo Frank Ellis (1993) “ Nông hộ là hộ gia đình làm nông
nghiệp tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao
động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào thị trường và có xu
hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.”
Kinh tế nông hộ: là thành phần kinh tế quan trọng ở nước ta do lực
lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Hoạt động sản xuất dựa
vào lao động gia đình là chủ yếu tham ga vào hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp, góp phần tạo ra của cải nuôi sống nông hộ và còn tăng thu nhập
cho nông hộ. Kinh tế nông hộ có những đặc trưng: vừa là đơn vị sản xuất vừa
là đơn vị tiêu dùng, các thành viên trong hộ thống nhất với nhau về hành động
tự nguyện tực giác tham gia sản xuất vì lợi ích bản thân và gia đình. Mặt khác
đây là nền kinh tế nhỏ mang tính tự cung tự cấp cao.
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là quá trình, thông qua nó, các nguồn lực (resources) hoặc là
đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products)
hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được.( Đinh Phi Hổ,
2003). Lý thuyết sản xuất nông nghiệp nghiên cứu mối liên hệ nhân quả giữa
các yếu tố đầu vào và kết quả về sản phẩm thu được. Mối liên hệ này thường
được thể hiện thông qua hàm sản xuất.
Hàm sản xuất có dạng tổng quát: Y= f( X1,X2,…Xn)
Y là mức sản lượng đầu ra.
X1, X2, Xn là các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất.Yếu tố đầu
vào là các loại nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ. Trong
mô hình sản xuất xá lách xoong thì yếu tố đầu vào là giống, phân bón, lao
động, nước, thiết bị máy móc,thuốc bảo vệ thực vật…
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Yếu tố đầu ra (sản phẩm) đó
là hàng hóa dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, thường đo bằng sản
lượng.
Có nhiều loại hàm sản xuất được ứng dụng nhưng dạng hàm sản CobbDouglas được sử dụng phổ biến rộng rãi và nhất là trong nghiên cứu về sản

3


xuất nông nghiệp. Hai nhà khoa học Cobb và Douglas đã phát hiện rằng
logarit của sản lượng Y và của các yếu tố đầu vào Xi thường quan hệ theo
dạng tuyến tính nên hàm sản xuất được viết dạng:
LnY=Lnb+ b1LnX1+b2bLnX2+b3LnX3+……+bnLnXn
Y là lượng đầu ra của quá trình sản xuất.
X1, X2,…Xn là lượng đầu vào của quá trình sản xuất.
Hằng số b là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các nhân tố
nằm ngoài các nhân tố có trong hàm sản xuất.
2.1.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính

Hiệu quả: là việc sử dụng các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất.
Nói cách khác hiệu quả là “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con
người chờ đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất,
năng suất, Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận.” (Từ điển bách
khoa Việt Nam 2, trang 289). Hiệu quả đạt được bao gồm ba yếu tố: sử dụng
nguồn lực hợp lý, sản xuất với chi phí thấp nhất để thu được lợi nhuận cao và
sản xuất đáp ứng nhu cầu con người.
Hiệu quả tài chính: là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực tối ưu nhất
đem lại hiệu quả cao nhất. Hiệu quả tài chính còn là giá trị thu được khi đầu tư
nguồn vốn.. Nói cách khác đó là bỏ ra 1 đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lãi.
2.1.2 Một số chỉ tiêu trong nghiên cứu
2.1.2.1 Khái niệm về chi phí
Tổng chi phí là tổng số tiền chi ra cho hoạt động canh tác nhằm để tạo ra
sản phẩm bao gồm các chi phí lao động gồm lao động gia đình và lao động
thuê, chi phí vật chất gồm trang thiết bị kĩ thuật và vật tư nông nghiệp cuối
cùng là chi phí khác.
Tổng chi phí= chi phí lao động+ chi phí vật chất+ chi phí khác
2.1.2.2 Khái niệm về doanh thu
Là tổng giá trị sản phẩm hay là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ
tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là tổng số tiền thu được sau khi bán nông sản.
Ở mô hình này doanh thu chính là bằng sản lượng xà lách xoong khi tiêu
thụ nhân với giá bán.
Doanh thu= Sản lượng x đơn giá
2.1.2.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong
đó bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói cách khác lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi
các chi phí nông dân bỏ ra.
Lợi nhuận= Doanh thu – Chi phí

4



2.1.2.4 Lao động gia đình
Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất
bỏ ra để chăm sóc cây trồng vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị
ngày công( mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu DT/CP lớn hơn
1 thì nông hộ có lời, nếu DT/CP bằng 1 thì nông hộ hòa vốn, nếu DT/CP nhỏ
hơn 1 thì nông hộ bị lỗ.
Lợi nhuận trên chi phí ( LN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
nông hộ bỏ ra đầu tư thì sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dương thì người sản xuất mới có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Tỷ số này cho biết một đồng doanh
thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, điều này có nghĩa là nông hộ giữ lại được
bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Vì đây là điạ
bàn có diện tích trồng xà lách xoong lớn nhất tỉnh Vĩnh Long và khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 130ha ( Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh,
2013). Nông dân Bình Minh cũng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất xà lách
xoong đồng thời gắn bó với loại rau màu này lâu đời. Chính vì vậy sẽ thuận lợi
trong phỏng vấn, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc thu thập số
liệu. Từ đó số liệu thu thập được sẽ mang tính đại diện của tổng thể cao.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ các nông hộ tham gia sản xuất xà lách
xoong ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là nông hộ ở xã Thuận An

và Phường Đông Thuận với diện tích gieo trồng lần lượt là 110ha và 12,5ha
(Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh, 2013). Phương pháp Slovin được sử dụng
để xác định kích thước mẫu nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện
bằng cách lập phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp 83 nông hộ sản xuất xà lách
xoong.
n

N
490

 83,05
2
1  N .e
1  490.0,12

N là tổng thể hay tổng số nông hộ.
n là cở mẫu
e là mức ý nghĩa ( ở đây chọn mức ý nghĩa là 10%)
5


Bảng 2.1 Phân bổ mẫu điều tra nông hộ trồng xà lách xoong tại thị xã Bình Minh.
Số quan sát

Tỷ trọng (%)

Xã Thuận An

70


84%

Phường Đông Thuận

13

16%

Tổng

83

100%

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013, báo
cáo tổng hợp năm 2013 của phòng Kinh tế thị xã Bình Minh, báo cáo kinh tế xã hội
của chi cục thống kê thị xã Bình Minh, Quy hoạch tổng thể huyện Bình Minh
2010-2020, các đề tài nghiên cứu có liên quan đến mô hình sản xuất xà lách xoong.
Tham khảo kỹ thuật sản xuất xà lách xoong, thông tin tổng quan về thị
xã Bình Minh, định hướng phát triển của điạ phương đối với xà lách xoong từ
các tạp chí và website có liên quan trong giai đoạn 2011 đến 2013.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô
tả trình bày số liệu (Võ Thị Thanh Lộc, 2010). Trong ngiên cứu này thì phương pháp
thống kê mô tả được sử dụng để thống kê số liệu về giá trị đầu vào, giá trị đầu ra và
trên cơ sở kết quả thống kê để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả tài
chính của nông hộ trồng rau xà lách xoong ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
Thống kê diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các loại đất khác.

2.2.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: xem xét một chỉ tiêu cần phân tích dựa trên chỉ
tiêu gốc.
So sánh số tuyệt đối: là kết quả phép trừ kỳ phân tích với kì gốc dùng để
phân tích sự biến động giữa các chỉ tiêu kinh tế qua các năm.
Công thức:
Phần chênh lệch giữa các chỉ tiêu = Gía trị kỳ phân tích- giá trị kỳ gốc
So sánh số tương đối: dùng để phân tích chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế qua
các năm, so sánh gữa các chỉ tiêu.
Công thức:
T 

T1  T 2
100

Trong đó: T : tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
T1 : giá trị kỳ phân tích
T2 : giá trị kỳ gốc.
6


Trong đề tài này phương pháp để phân tích hiệu quả tài chính của nông
hộ trồng xà lách xoong sử dụng phương pháp so sánh chi phí_ lợi nhuận thông
qua việc so sánh giữa doanh thu và chi phí. So sánh số tuyệt đối, tương đối để
so sánh diện tích, năng suất sản lượng xà lách xoong trung bình của thị xã qua
các năm. Qua số liệu thống kê thu thập được biết sự biến động của diện tích
trồng rau xà lách xoong qua các năm tương ứng với năng suất, sản lượng qua
từng năm.
.2.2.3.3 Mô hình hồi quy đa biến
* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau xà lách xoong tại thị

xã Bình Minh.
Năng suất rau xà lách xoong chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác
nhau: lượng phân đạm, lượng phân lân, lượng phân kali, chi phí thuốc bảo vệ
thực vật, số lượng giống, số ngày công LĐGĐ, số ngày công lao động thuê và
phân hữu cơ.
Dùng phương pháp hồi quy và tương quan dựa trên hàm sản xuất
Cobb- Douglas mở rộng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xà
lách xoong của nông hộ tại thị xã Bình Minh có dạng:
LnY = b + b1LnX1 + b2LnX2+ b3LnX3+ b4LnX4+ b5LnX5+
b6LnX6+ b7LnX7 + b8D8
Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc: là năng suất/đợt (kg/1000 m2) mà nông hộ đạt
được.
- Các biến độc lập:
+ LnX1: Lượng phân Đạm (N) (kg/1000 m2/vụ)
+ LnX2: Lượng phân Lân (P) (kg/1000 m2/vụ)
+ LnX3: Lượng Kali (K) (kg/1000 m2/vụ)
+ LnX4: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2)
+ LnX5: Số lượng giống mầm sử dụng (kg/1000 m2)
+ LnX6: Số ngày công lao động gia đình (ngày)
+ LnX7: Số ngày công lao động thuê (ngày)
+ D8: Phân hữu cơ (0= Không sử dụng; 1= Có sử dụng)
-b là hệ số cần được ước lượng.
Lượng phân Đạm, Lân, Kali được tính theo lượng nguyên chất mà nông
dân sử dụng %N, %P, %K trong phân NPK( 16-16-8), u rê (46%) mà nông
7


dân sử dụng. Bên cạnh đó nông dân còn sử dụng các loại phân hữu cơ (phân
chuồng, rơm rạ oai mục) trong sản xuất rau xà lách xoong. Do khó xác định

được tỷ lệ nguyên chất N,P,K trong các loại phân hữu cơ nên chỉ xác định tỷ lệ
N,P,K trong phân vô cơ ( Trần Thị Kiều Oanh, 2013).
 Chi phí thuốc BVTV: được xác định bằng tổng chi phí cho các loại
thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc dưỡng, đơn vị tính lá đồng/1000m2/vụ. Thực tế các
loại thuốc BVTV nông dân sử dụng quá nhiều loại khác nhau và đơn vị tính
nồng độ nguyên chất là không đồng nhất do thuốc bột tính bằng gam, thuốc
nước tính bằng ml. Chính vì vậy việc đưa ra nồng độ nguyên chất các loại
thuốc BVTV là rất khó và phức tạp nên ta sử dụng biến chi phí tính bằng tiền
cho các loại thuốc BVTV (Lê Nguyễn Hồng Nhung, 2013).
 Lượng giống: trong quá trình sản xuất xà lách xoong, việc lựa chọn cải
giống là rất quan trọng, nếu lựa chọn giống tốt thì năng suất mang lại sẽ cao
lợi nhuận cũng tăng cao. Muốn sản xuất có hiệu quả thì nông hộ phải lựa chọn
hợp lý giống cũng như mật độ trồng sao cho giảm chi phí sản xuất và ngày
càng tăng lợi nhuận.”. (Nguyễn Thông Diễm An, 2012)
 Số ngày công lao động gia đình (ngày): số ngày công lao động gia đình
tham gia sản xuất trong đợt. Lao động gia đình tham gia vào các công đoạn
trong sản xuất như làm đất, làm giàn che mát, xuống giống, bón phân, tưới
nước, phun thuốc, thu hoạch... Do đây là lao động gia đình họ sản xuất vì lợi
ích của họ nên họ sẽ quan tâm và cần mẫn trong lao động vì vậy số ngày công
càng nhiều chứng tỏ thời gian bỏ ra trong sản xuất càng nhiều góp phần tăng
năng suất rau. Vì vậy được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau. (Trần
Thái Thịnh, 2013)
 Số ngày công lao động thuê ( ngày): số ngày công lao động thuê nhiều
chứng tỏ thời gian lao động chăm sóc rau nhiều sẽ góp phần tăng năng suất
rau. Do đó ngày công lao động thuê được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất khoai. ( Lê Nguyễn Hồng Nhung, 2013).
 Biến giả phân hữu cơ: có giá trị là 1 nếu nông hộ có sử dụng phân hữu
cơ và 0 nếu không có sử dụng phân hữu cơ. Phân hữu cơ dùng để bón lót cho
đất trước khi trồng như (phân chuồng, rơm rạ, tro trấu, hoai mục,..), việc bón
phân hữu cơ này giúp tăng tính tơi xốp, đất tốt hơn có thể ảnh hưởng đến năng

suất. Nên việc bón hay không bón phân hữu cơ của nông hộ cũng được xem
là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất. (Lê Nguyễn Hồng Nhung, 2013)

8


Bảng 2.2 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy
Tên biến

Dấu kỳ vọng

LnX1: lượng phân Đạm (kg/1000m2/vụ)

+

LnX2: lượng phân Lân (kg/1000m2/vụ

+

LnX3: lượng phân Kali (kg/1000m2/vụ)

+

LnX4: chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2)

-

LnX5: lượng giống sử dụng (kg/1000m2)

+


LnX6: số ngày công lao động gia đình (ngày)

+

LnX7: số ngày công lao động thuê (ngày)

+

D8: phân hữu cơ(0= không sử dụng, 1= có sử
dụng)

+

- Hệ số xác định R2 (R-square), được định nghĩa là tỷ lệ (hay phần trăm)
biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập ( Xi).
- Hệ số tương quan bội R: thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc (Y) và biến độc lập (Xi). R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.
- Hệ số điều chỉnh R2 (Adjusted R Square): hệ số xác định đã điều chỉnh
dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa hay không. Khi
thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì nên thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
- Prob> F: mức ý nghĩa. Prob> F càng nhỏ càng tốt.
Đại lượng thống kê F diễn giãi sự phù hợp của mô hình. Mức ý nghĩa
của đại lượng F < 5% cho biết mô hình có ý nghĩa.
- T_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các thông số riêng
biệt
(Xi); nếu T_Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa phần doanh thu và phần tổng chi phí
bỏ ra. Là phần dư mà người nông dân mong đợi đạt được qua một quá trình

sản xuất lao động vất vả (Phạm Thị Phương, 2012). Lợi nhuận có thể bởi tác
động bởi các yếu tố: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi
phí lao động thuê, chi phí nhiên liệu, số năm kinh nghiệm và trình độ học vấn.
Theo Phạm Thị Phương (2012) tác giả thực hiện đề tài “Phân tích hiệu
quả kinh tế của mô hình sản xuất rau xà lách xoong ở huyện Bình Minh tỉnh
9


Vĩnh Long”. Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông
hộ sản xuất xà lách xoong ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long thông qua
phương pháp hồi quy tuyến tính. Tác giả xây dựng mô hình bao gồm các biến
độc lập: diện tích đất, chi phí giống , chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ
thực vật , chi phí lao động, chi phí tưới, chi phí khác, kinh nghiệm sản xuất,
trình độ học vấn.
Nguyễn Thông Diễm An (2012) tác giả thực hiện đề tài “ Phân tích hiệu
quả tài chính mô hình canh tác xà lách xoong ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh
Long”. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính trong phân tích để lượng
hóa mối quan hệ gữa các biến độc lập và lợi nhuận. Các biến độc lập bao gồm:
chi phí giống, chi phí thuốc, chi phí phân, chi phí lao động gia đình, số năm
kinh nghiệm, giá bán, trình độ học vấn, diện tích đất canh tác, chi phí chăm sóc.
Thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của mô hình. Phương trình hồi quy có dạng:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3+ b4X4+ b5X5+ b6X6+ b7X7
Trong đó:
- Y: biến phụ thuộc (đồng/1000m2): là lợi nhuận mà nông hộ đạt được.
- Các biến độc lập:
+ X1: Chi phí giống (đồng/1000m2)
+ X2: Chi phí phân bón (đồng/1000m2)
+ X3: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2)
+ X4: Chi phí lao động thuê (đồng/1000m2)

+ X5: Chi phí nhiên liệu (đồng/1000m2)
+ X6: Số năm kinh nghiệm ( năm)
+ X7: Trình độ học vấn (năm)

10


Bảng 2.3 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy
Tên biến

Dấu kỳ vọng

X1: Chi phí giống (đồng/1000m2)

-

X2: Chi phí phân bón (đồng/1000m2)

-

X3: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2)

-

X4: Chi phí lao động thuê (đồng/1000m2)

-

X5: Chi phí nhiên liệu (đồng/1000m2)


-

X6: Số năm kinh nghiệm (năm)

+

X7: Trình độ học vấn (năm)

+

+ b0 : là hệ số tự do, hệ số này cho biết giá trị trung bình của biến Y khi
các biến X1, X2,…Xk bằng 0.
+ b1, b2,…bk là hệ số hồi quy riêng, hệ số này cho biết ảnh hưởng của từng
biến X lên giá trị trung bình của biến Y khi các biến còn lại được giữ cố định.
+ b1, b2,…bk cho biết khi X1, X2,…Xk tăng hay giảm 1 đơn vị thì
trung bình Y sẽ tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị, với điều kiện là các biến
khác không đổi.
* Kết quả in ra từ phần mềm STATA có các thông số như sau:
- Hệ số tương quan bội R: nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi). R càng lớn mối liên hệ càng
chặt chẽ.
- Hệ số xác định R2(R-square), là tỷ lệ ( hay phần trăm) thay đổi của biến
phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi) hoặc % các (Xi) ảnh
hưởng đến (Y), phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu.
R2 càng lớn càng tốt.
- Hệ số điều chỉnh R2 (Adjusted R Square) : Hệ số xác định đã được điều
chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa hay
không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó
vào phương trình hồi quy.
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy,

R càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Prob> F càng nhỏ.
2

- Prob> F: mức ý nghĩa. Prob> F càng nhỏ càng tốt.
- t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các thông số riêng biệt
(Xi); nếu t_Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.
11


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ngày 28 tháng 12 Chính Phủ ban hành nghị quyết 89/NQ-CP về việc
thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các
phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Theo đó thị xã Bình Minh
thuộc tỉnh Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở 9.362,29ha toàn bộ diện tích
tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của huyện Bình Minh.
- Vị trí địa lý
Thị xã Bình Minh có địa giới hành chính: phía Bắc giáp huyện Bình
Tân; phía Nam giáp huyện Trà Ôn, ngăn cách bởi sông Măng Thít; phía Tây
giáp thành phố Cần Thơ, ngăn cách bởi sông Hậu; phía Đông giáp huyện Tam
Bình.
Hiện nay, thị xã gồm có 3 phường và 5 xã:
- Ba phường gồm: Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận.
- Năm xã gồm: Mỹ Hòa, Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh, Thuận
An.
- Đặc điểm địa hình

Địa hình thị xã Bình Minh tương đối bằng phẳng, cao từ phía Tây thấp
dần về phía Đông nên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để tưới tiêu tự
chảy kết hợp với hỗ trợ động lực tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp
quanh năm. Ngoài ra Bình Minh nằm trong vùng thấp trũng của tỉnh Vĩnh
Long nên thường chịu ảnh hưởng của lũ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng
năm.
- Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Bình Minh có 9.163,4 ha chiếm gần
6,3% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Vĩnh Long.

12


Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh từ năm 2011-2013
ĐVT: ha
2011
Diện tích
(ha)

2012

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(ha)

2013

Tỷ lệ

(%)

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Đất nông
nghiệp

6.905,2

75,36

6.895,2

75,25

6.845,7

74,71

Đất nuôi
thủy sản

30,0

0,33


30,0

0,33

30,0

0,33

Đất phi
nông nghiệp

1.143,4

12,47

1.153,4

12,59

1.202,9

13,12

Sông, rạch

1.084,8

11,84

1.084,8


11,84

1.084,8

11,84

9.163,4

100

9.163,4

100

9.163,4

100

Tổng

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013

Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 6.905,2 ha chiếm 75,36% diện
tích tự nhiên; năm 2012 diện tích đất nông nghiệp giảm còn 6.895,2 ha chiếm
75,25%, giảm 10 ha so với 2011; năm 2013 diện tích đất nông nghiệp là
6.845,7 ha chiếm 74,71%, giảm 59,5 ha. Đất phi nông nghiệp năm 2011 là
1.143,4 ha chiếm 12,47 % diện tích tự nhiên; năm 2012 diện tích đất phi nông
nghiệp là 11.53,4 ha chiếm 12,59%, tăng 10 ha so với năm 2011; năm 2013
diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 1.202,9 ha chiếm 13,12%, tăng 59,5 ha.

Diện tích đất nuôi thủy sản và sông rạch ở thị xã Bình Minh không thay đổi
qua ba năm 2011-2013.
Trong thời gian qua, tài nguyên đất đai đã được sử dụng khai thác theo
hướng tích cực, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp
giảm và diện tích đất phi nông nghiệp tăng qua các năm do để đáp ứng yêu cầu
phát triển đô thị, sản xuất công nghiệp, nông thôn mới. Vì vậy đòi hỏi sự
chuyển dich cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp và
giảm tỷ lệ đất nông nghiệp.
- Khí hậu, sông ngòi
Thị xã Bình Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao. Nhiệt độ không
khí trung bình hàng năm 26,6oc. Độ ẩm không khí trung bình là 79,8%. Trong
năm khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ

13


tháng 12 đến thang 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1.416 mm, lượng
mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa
chiếm 90% lượng mưa cả năm.
Thị xã Bình Minh nằm cạnh sông Hậu và có hệ thống sông, kênh, rạch
khá thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước mặt quanh năm, đáp ứng nhu cầu
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, sông ngòi cơ bản thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất
chất lượng sản phẩm.
3.1.2 Dân số- Lao động
Dân số trung bình của thị xã Bình Minh năm 2013 là 88.973 người, với
23.569 hộ gia đình bao gồm 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Mật độ dân số là
971 người/km2 mật độ dân số khá cao trên mức bình quân chung của tỉnh Vĩnh

Long chỉ đứng sau thành phố Vĩnh Long. Dân cư thành thị là 33.626 người
chiếm khoảng 38%, dân cư nông thôn là 55.347 người chiếm 62%. Tỷ lệ tăng
tự nhiên của toàn thị xã là 8,82% năm 2013, tỷ lệ sinh là 15,9% năm 2013
(Chi cục thống kê thị xã Bình Minh, 2013)
Số người trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên) tính đến ngày
01/07/2013 là 67.408 người chiếm khoảng 69% dân số toàn thị xã. Trong đó
thành thị có 22.201 người chiếm 33% số người trong độ tuổi lao động, nông
thôn có 45.207 người chiếm 67% số người trong độ tuổi lao động. Lực lượng
lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông
nghiệp vì có nguồn lao động dồi dào.
3.1.3 Kinh tế- xã hội
Thị xã Bình Minh tiếp giáp với thành phố Cần Thơ_ trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục , khoa học kỹ thuật lớn nhất ĐBSCL. Trên địa bàn
thị xã còn có các tuyến đường bộ đường thủy cấp quốc gia đi qua. Đường bộ
có quốc lộ 1A, quốc lộ 54; tuyến cao tốc Trung Lương- Cần Thơ sẽ được xây
dựng trong tương lai. Đường thủy có sông Hậu chảy qua địa bàn. Với vị trí đó
nên Bình Minh được xác định sẽ trở thành đô thị vệ tinh theo Quy hoạch xây
dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1581/QĐ_TTg ngày 9 tháng 10 năm
2009. Như vậy thị xã Bình Minh có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, hiện tại
và trong tương lai với những động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Trong đó, đặc biệt là sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh
thái và nông nghiệp công nghệ cao.

14


Từ khi thành lập thị xã Bình Minh, nền kinh tế Bình Minh giai đoạn
2012-2013 tiếp tục tăng trưởng, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch đều có bước tăng trưởng.

Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch
6 tháng cuối năm 2014 của Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh thì kinh tế thị xã
phát triển ổn định, có những chỉ tiêu tăng trưởng hơn so với 2013. Giá trị sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 295.184 triệu đồng, tăng 19,42% so
cùng kỳ, đạt 51,16% kế hoạch (Nghị quyết năm 2014 tăng 17%). Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: 1.831.438 triệu đồng, tăng 17,49% so
cùng kỳ năm 2013, đạt 51,19% kế hoạch (Nghị quyết năm 2014 tăng 16%).
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản: 612.261 triệu đồng, tăng 2,19% so với
cùng kỳ năm 2013, đạt 39,80% kế hoạch (Nghị quyết năm 2014 tăng 1%).
- Hạ tầng
Hiện tại Bình Minh đã đưa vào phục vụ các công trình công cộng phụ
vục nhân dân như: trung tâm hành chính thị xã Bình Minh, Bệnh viện đa khoa
thị xã Bình Minh, Trung tâm y tế thị xã Bình Minh, cầu Cái Vồn nhỏ, khu dân
cư vượt lũ khóm 2-3 phường Cái Vồn, và các công trình xã xây dựng nông
thôn mới Đông Thạnh, trụ sở UBND các xã Mỹ Hòa, Thuận An, khu công
nghiệp Bình Minh. Các công trình đang kêu gọi đầu tư như: trường tiểu học
Cái Vồn A, trường mầm non Hoa Hồng, bờ kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải
giai đoạn 2, đường Phan Văn Năm giai đoạn 2.
- Điện năng
Sáu tháng đầu năm 2014 ngành điện đã lắp đặt mới 178 điện kế chính,
nâng tổng số hộ sử dụng điện 23.482/23.569 hộ, đạt 99,63% (điện kế chính
22.673 hộ, chiếm 96,2%; câu đuôi 809 hộ, chiếm 3,4%).
- Thủy lợi
Vốn thủy lợi phí cấp bù năm 2014: 1.280 triệu, thực hiện kiên cố hóa
đập Mười Sơn ,xã Đông Thành dài 15m, kinh phí 957 triệu đồng, tiến độ thực
hiện đạt 65% khối lượng, dự kiến đầu tháng 8/2014 hoàn thành đưa vào sử
dụng. Vốn sự nghiệp năm 2014: 500 triệu, thực hiện 17 công trình, thực hiện
hoàn thành và giải ngân 17/17 công trình.
- Nước sạch
Sáu tháng đầu năm 2014 đã lắp đặt 656 đồng hồ, nâng tổng số hộ sử

dụng nước từ các nhà máy nước tập trung 14.898/23.569 hộ, chiếm 63,21%
tổng số hộ (tăng 2% so cùng kỳ). trong đó, khu vực thành thị 7.533/8.619 hộ,

15


×