TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH
SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115
08 - 2014
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
MSSV: 4114627
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH
SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PHẠM QUỐC HÙNG
08 – 2014
0
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn của Quý
Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, em
đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực
hiện Luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế & QTKD đã
tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là thầy Phạm Quốc Hùng
đã tận tâm hướng dẫn, định hướng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành
tốt đề tài luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú,
anh chị trong Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật và
Chi cục thống kê thị xã Vĩnh Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chỉ dẫn
nhiệt tình, hỗ trợ và cung cấp số liệu cùng những kiến thức quý báu để em
hoàn thành đề tài. Em cũng xin cảm ơn các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp những thông tin quý báo cho để em có thể hoàn thành bài luận văn
này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
học tập cũng như lúc làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………....................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm …
Giảng viên hướng dẫn
Phạm Quốc Hùng
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………........
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………....................................................
Cần Thơ, ngày....tháng...năm...
Giảng viên phản biện
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3
2.1.1 Một số khái niệm. .................................................................................. 3
2.1.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số. ............... 5
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 7
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 8
v
CHƯƠNG 3.................................................................................................................13
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG...........................13
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ................................................................... 13
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 13
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................... 16
3.1.3 Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ........................................................................ 18
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH
SÓC TRĂNG .................................................................................................... 19
3.2.1 Về trồng trọt ........................................................................................ 19
3.2.2 Về chăn nuôi ........................................................................................ 21
3.2.3 Thủy sản .............................................................................................. 22
3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU.. 23
3.3.1 Giới thiệu về củ cải trắng .................................................................... 23
3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................. 24
3.3.3 Diện tích, sản lượng, năng suất qua giai đoạn 2012 – 6 tháng đầu năm
2014 .............................................................................................................. 26
3.3.4 Mô tả các đặc điểm của nông hộ ......................................................... 27
3.3.5 Diện tích đất ........................................................................................ 29
3.3.6 Nguồn vốn sản xuất ............................................................................. 30
3.3.7 Tập huấn kỹ thuật ................................................................................ 30
3.3.8 Lý do trồng củ cải................................................................................ 31
3.3.9 Kỹ thuật sản xuất ................................................................................. 32
3.3.10 Đặc điểm tiêu thụ .............................................................................. 34
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................36
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG TẠI HUYỆN
VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................... 36
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ...... 36
vi
4.1.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận ............................................................... 36
4.1.2 Phân tích doanh thu và các tỷ số tài chính .......................................... 38
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ........................................................ 41
4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình DEA .................................... 41
4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng củ cải trắng ................................. 43
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH TRỒNG
CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TÌNH SÓC TRĂNG ................... 44
4.3.1 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình ............... 44
4.3.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đã khắc phục được phương sai sai
số thay đổi .................................................................................................... 45
4.4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN
XUẤT CỦ CẢI TẠI VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG ............................................. 46
CHƯƠNG 5.................................................................................................................48
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 48
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 48
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 49
5.2.1 Đối với địa phương và các cơ sở ban ngành ....................................... 49
5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông và nhà khoa học ............................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 50
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 52
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 58
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 62
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn Vĩnh Châu, Sóc Trăng ........... 7
Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình DEA .......................................................... 9
Bảng 2.3: Diễn giải các yếu tố kinh tế - xã hội trong mô hình hiệu quả kỹ thuật .... 11
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của thị xã Vĩnh Châu 2000-2012 ........................... 14
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000–2012.. 15
Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000-2012 ........... 16
Bảng 3.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số của thị xã Vĩnh Châu năm 2012 ........ 17
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở thị xã Vĩnh Châu 2011 – 2013....... 19
Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng, năng suất rau, đậu ở thị xã Vĩnh Châu 2010-2012 . 20
Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng một số cây ăn trái năm 2010 – 2012......................... 21
Bảng 3.8 Tình hình sản xuất củ cải của thị xã Vĩnh Châu giai đoạn 2011-2013 ..... 26
Bảng 3.9 Mô tả đặc điểm của nông hộ trồng củ cải trắng ở Vĩnh Châu ................... 27
Bảng 3.10 Số lao động tham gia trực tiếp sản xuất củ cải ......................................... 28
Bảng 3.11 Trình độ học vấn của nông hộ trồng củ cải tại Vĩnh Châu ...................... 29
Bảng 3.12 Diện tích đất của nông hộ trồng củ cải...................................................... 30
Bảng 3.13 Quyết định về giá bán của các nông hộ trồng củ cải ................................ 34
Bảng 4.1 Chi phí đầu tư cơ bản trên 1000m2 trồng củ cải trắng ............................... 36
Bảng 4.2 Năng suất, giá bán và doanh thu của các hộ trồng củ cải .......................... 38
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng củ cải .......................................... 40
Bảng 4.4 Các biến trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (DEA) của việc sản
xuất củ cải trong lần thu hoạch chính vụ năm 2013 ................................................... 41
Bảng 4.5 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng củ cải ............................................... 43
Bảng 4.6 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ......... 44
Bảng 4.7 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật đã khắc
phục phương sai ............................................................................................................ 45
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật ........................................................................................... 5
Hình 3.1 Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất của nông hộ .......................... 30
Hình 3.2 Lý do nông hộ trồng củ cải........................................................................... 31
Hình 3.3 Nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng........................................................ 33
Hình 3.4 Lý do sử dụng loại giống của nông hộ trồng củ cải .................................... 33
Hình 3.5 Tình hình tiêu thụ củ cải của nông hộ.......................................................... 35
Hình 3.6 Nguồn thông tin về thị trường của nông hộ trồng củ cải......................35
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DEA (Data envelopment analysis) : Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu
OLS (Ordinary least squares) : Phương pháp bình phương bé nhất
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
LĐGĐ
: Lao động gia đình
TP HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
VTNN
: Vật tư nông nghiệp
ĐL
: Đại lý
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Củ cải trắng thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức
ăn trong đời sống hằng ngày. Củ cải trắng mang lại lợi ích sức khoẻ quan trọng
là trị lao phổi ho ra máu, trị khàn tiếng, trị viêm phế quản, củ cải trắng còn tuyệt
vời khi là phương thuốc tự nhiên trị đái tháo đường. Chúng không chỉ làm tăng
phần đa dạng hấp dẫn cho những món ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng cho sức
khoẻ con người. Tuy không được biết đến cũng như ưu ái nhiều như hành tím,
nhưng củ cải trắng đang dần khẳng định được vị trí và đem lại thêm thu nhập
cho nhiều nông hộ ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Huyện Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha, chiếm
14,35% so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng. Sản xuất củ cải chiếm vị
trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng củ cải không ngừng được
tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy
nhiên cho đến thời điểm này, nghề trồng củ cải ở đây còn mang tính tự phát, quy
mô sản xuất nhỏ và manh mún, người dân chỉ tận dụng khoản thời gian nông
nhàn để trồng củ cải. Vì là loại cây rất dễ trồng và ít tốn công chăm sóc nên đa
số người dân trồng củ cải theo kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật trồng củ cải
chưa được nâng cao nên chưa đem lại hiệu quả tối đa.
Những yếu kém trong sản xuất cũng như kỹ thuật trồng củ cải là nguyên
nhân lớn nhất cản trở việc làm giàu của người dân nơi đây. Hiệu quả kỹ thuật là
hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để tăng năng suất, hiệu quả kỹ
thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần
làm tăng năng suất, tăng thu nhập. Vì vậy việc “Phân tích hiệu quả kỹ thuật
mô hình trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết,
bên cạnh đó qua việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
giúp đưa ra những kiến nghị cần thiết giúp bà con nông dân sản xuất củ cải tăng
năng suất, cải thiện đời sống tốt hơn.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kỹ thuật của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất của nông hộ trồng củ cải trắng tại
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật của mô hình trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong thời gian từ 2012 đến 6 tháng đầu
năm 2014
Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong niên vụ củ cải trắng
2014
Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng củ cải trắng ở huyện
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: Phân tích tình hình sản
xuất củ cải trắng; phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất trong
quá trình sản xuất củ cải trắng; phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
kỹ thuật cho các nông hộ trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm.
2.1.1.1 Khái niệm hộ.
Theo từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) có nghĩa “Hộ là tất
cả những nguời cũng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết thống và những người làm ăn chung”.
Từ phát biểu trên thì “hộ” có thể hiểu như sau:
- Hộ là một tập hợp chủ yếu của các thành viên có chung huyết thống hoặc
không chung huyết thống, đó là những trường hợp đặc biệt như: con nuôi, những
người có chung hoạt động kinh tế lâu dài được các thành viên trong hộ đồng ý và
công nhận.
- Hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, có chung vốn, lao động, có kế hoạch sản
xuất kinh doanh chung, có phân công lao động chung, có ngân quỹ chung và lợi
ích được chia theo sự thỏa thuận của các thành viên có tính chất gia đình. Hộ
cũng là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng.
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ.
Theo Ellis (1993) “Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự tìm kế
sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để
sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không
hoàn hảo cao”.
Nông hộ có các đặc điểm sau:
- Nông hộ vừa là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là
đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Phương thức tổ chức sản xuất của nông hộ mang tính chất thừa kế truyền
thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau.
3
- Hộ nông dân ngoài tham gia tái sản xuất vật chất, họ còn tham gia vào tái
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau.
2.1.1.3 Khái niệm kinh tế nông hộ.
Theo quan niệm của Ellis (1988), thì kinh tế hộ nông dân được định nghĩa
như sau: “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh
sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của
họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không
hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”.
Kinh tế nông hộ các đặc điểm sau:
- Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, trong đó các
thành viên có mối quan hệ về huyết thống cũng như kinh tế với nhau.
- Cuộc sống của các hộ nông dân gắn liền với ruộng đất cho nên đất đai là
tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong các tư liệu sản suất của hộ nông dân.
- Kinh tế nông hộ chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình, cũng có
trường hợp thuê mướn lao động theo thời vụ nhưng không thường xuyên.
- Kinh tế nông hộ có mối quan hệ với thị trường, song mức độ quan hệ còn
thấp, chưa gắn chặt với thị trường vì nếu tách ra khỏi thị trường thì kinh tế nông
hộ vẫn tồn tại.
2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật theo hướng tiếp cận đầu vào.
Theo Farrell (1957), hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào cho biết các yếu
tố đầu vào có thể giảm bao nhiêu theo cùng một tỷ lệ trong khi vẫn giữ nguyên
đầu ra.
Trong hình 2.1, xét một quá trình sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào không
đổi (X1 và X2), để tạo ra một sản phẩm đầu ra duy nhất (Q), giả định lợi nhuận
không thay đổi theo quy mô.
4
X2/Q
P
S
A
Q
R
Q’
0
S’
A’
X1/Q
Nguồn: Farrell, 1957
Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật
Những điểm nằm trên đường đẳng lượng SS’ là những điểm đạt hiệu quả và
có thể sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Điểm P trong hình cho thấy việc
sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra, kém hiệu quả kỹ
thuật được thể hiện bằng đoạn QP, đó là lượng yếu tố đầu vào có thể giảm nhưng
không làm ảnh hưởng đến đầu ra. Điều này thường được thể hiện bằng tỷ lệ
QP/OP, tỷ lệ này cho biết tất cả yếu tố đầu vào có thể giảm một cách tối ưu để
tăng hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và được
đo lường bằng tỷ lệ:
TE = OQ/OP
(2.1)
Kém hiệu quả kỹ thuật bằng 1- OQ/OP, TE = 1 có nghĩa hiệu quả kỹ thuật
tối ưu (Coeclli và cộng sự, 2005).
2.1.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số.
DEA là một phương pháp ước lượng theo hướng phi tham số, là sử dụng
các số liệu thực đầu ra đầu vào trên diện tích đất canh tác để phân tích, và từ đó
đưa ra giải pháp khắc phục các hộ không đạt hiệu quả và không thể thống kê
được trong nền kinh tế.
5
Phương pháp phân tích bao màng dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận
ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẩu nhiên
(Stochastic Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (econometric), DEA
dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non- mathematical
programming method) để ước lượng cận biên sản xuất.
Theo C. A. Lovell và cộng sự (1993) và T. Coelli và cộng sự (2005), hiệu
quả kỹ thuật (technical efficiency, TE) được đo lường bởi mô hình phân tích
màng bao dữ liệu trên cơ sở định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do
quy mô (the Constant Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA
Model). Xét một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unitDMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác
nhau. Theo tình huống trên, để ước lượng TE, một tập hợp phương trình tuyến
tính được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Cụ thể để ước lượng TE cho
DMUp, mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo
quy mô cố định được định nghĩa như sau.
min p, { p }
Với những ràng buộc sau:
yrp
N
+
i 1
i yri 0,
N
x jp 0,
x i
p jp
i 1
(1)
i 0, i
Trong đó: p = giá trị hiệu quả kỹ thuật của DMUp đang đánh giá
i
=
r =
j
=
1 đến N (số lượng DMU/các hộ gia đình trồng củ cải trắng)
1 đến S (số sản phẩm)
1 đến M (số biến đầu vào)
y ri =
lượng sản phẩm r được sản xuất bởi DMU thứ i,
x ji =
lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,
i =
các biến đối ngẫu
6
Việc ước lượng TE theo mô hình (1) có thể được thực hiện bởi nhiều phần
mềm thống kê khác nhau. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này sử dụng phần
mềm DEAP phiên bản 2.1.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2..1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu tập từ trạm khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, Sóc
Trăng, niên giám thống kê,...Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng thông tin từ các
nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và
ngoài nước.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu thu thập bao gồm thông tin về số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào
trong sản xuất như giống, phân bón, chi phí thuốc nông dược, lao động, năng
suất, sản lượng đầu ra của các hộ, các đặc điểm về kinh tế - xã hội cũng được thu
thập để phục vụ cho nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng thông qua việc điều tra
phỏng vấn trực tiếp 60 hộ đang tham gia sản xuất củ cải trên địa bàn các xã,
phường trên địa bàn Vĩnh Châu. Tuy nhiên qua phân tích có 3 mẫu không phù
hợp nên số mẫu hiện tại dùng để phân tích là 57 mẫu, cụ thể: xã Lạc Hoà 7 hộ,
xã Vĩnh Hải 14 hộ, phường 2 là 36 hộ.
Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn Vĩnh Châu, Sóc Trăng
Xã/phường
Số quan sát
Tỷ lệ (%)
Xã Lạc Hoà
7
12,28
Xã Vĩnh Hải
14
24,56
Phường 2
36
63,16
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
7
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, tương đối qua
các năm để mô tả thực trạng và tình hình sản xuất củ cải trắng tại Vĩnh Châu,
Sóc Trăng.
- So sánh tuyệt đối: là kết quả giữa phép trừ trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chỉ tiêu.
y = y1 -
y0
Với: y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
y1 : Chỉ tiêu năm sau
y 0 : Chỉ tiêu năm trước
- So sánh tương đối: là phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu
trước đó để nói lên tốc độ tăng trưởng
t i=
yi yi 1
x 100%
yi 1
Với: yi: chỉ tiêu năm sau
yi–1: chỉ tiêu năm trước
ti: tốc độ tăng trưởng
2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2
Để đo lường hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất củ cải trắng bài nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu DEA, bài viết sử dụng phương
pháp màng bao dữ liệu mà không sử dụng các phương pháp khác là vì phương
pháp này không đòi hỏi phải nêu rõ các dạng hàm sản xuất cụ thể, nên cở mẫu để
phân tích hiệu quả kỹ thuật cũng không cần quá lớn. Sau khi tham khảo một số
bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề tài đã xây dựng các biến
trong mô hình DEA gồm 1 biến đầu ra và 7 biến đầu vào để phân tích hiệu quả
kỹ thuật như sau:
8
Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình DEA
Biến số
Diến giải
Tài liệu tham khảo
Kỳ
vọng
y
Năng suất củ cải (tạ/1000m2)
Tolga Tipi et al (2009),
Nguyễn Hữu Đặng (2012)
+
x1
Giống (kg/1000m2)
Tolga Tipi et al (2009),
Manoj Thibbotuwawa et al
(2013)
-
x2
Lượng phân đạm
(kg/1000m2/vụ)
K.Bradley Wathkins et al
(2014), Nguyễn Hữu Đặng
(2012)
+/-
x3
Lượng phân lân
(kg/1000m2/vụ)
K.Bradley Wathkins et al
(2014), Nguyễn Hữu Đặng
+/-
x4
Lượng phân kali
(kg/1000m2/vụ)
K.Bradley Wathkins et al
(2014), Nguyễn Hữu Đặng
+/-
x5
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
(1000đ/1000m2)
Quan Minh Nhựt (2014)
+/-
x6
Lao động gia đình (ngày
công)
Tolga Tipi et al (2009),
Manoj Thibbotuwawa et al
(2013)
+/-
x7
Lao động thuê (ngày công)
Phạm Lê Thông và cộng sự
(2011)
-
Trong đó:
x 1 chỉ lượng giống được sử dụng trên 1000m2 trong một vụ sản xuất, làm
thế nào để sử dụng lượng giống ít nhưng mang lại năng suất cao, vì sử dụng quá
nhiều giống trên một diện tích đất canh tác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây, nên biến này được kỳ vọng âm ảnh hưởng nghịch biến đến mô hình.
x 2 , x 3 , x 4 được tính theo lượng nguyên chất của từng loại. Chỉ tiêu này
được tính dựa trên %N, %P, %K trong hỗn hợp phân NPK mà người nông dân
9
sử dụng. Đề tài chỉ tính lượng N, P, K trong phân vô cơ mà không tính trong
phân hữu cơ (phân chuồng ủ mục, phân hữu cơ vi sinh...) vì lượng N, P, K trong
phân hữu cơ rất khó xác định. Các biến này được kỳ vọng là +/- vì nếu sử dụng
nhiều các lượng phân nói trên có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả kỹ thuật và
sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mô hình, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể phản
tác dụng hay làm tăng chi phí, điều này có ảnh hưởng nghịch biến với mô hình
x 5 được tính bằng tổng chi phí của các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh,
thuốc dưỡng. Vì có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cho nên việc xác định đơn
vị tính nồng độ nguyên chất của thuốc nông dược rất phức tạp (thuốc nước tính
bằng ml, thuốc bột tính bằng gam). Biến chi phí thuốc bảo vệ thực vật được tính
bằng tiền và mang tính tương đồng giữa các hộ là biến thay thế tốt nhất. Sử dụng
nhiều thuốc bảo vệ thực vật giúp cho củ cải phát triển và chống được sâu bệnh
tốt hơn mang lại hiệu quả kỹ thuật cao hơn, nhưng sử dụng quá nhiều có thể làm
ảnh hưởng chất lượng, năng suất củ gây giảm hiệu quả kỹ thuật, ảnh hưởng đến
sự an toàn của người sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường vì vậy biến được kỳ
vọng là +/x 6 chỉ số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất củ cải trong một
vụ. Số ngày lao động gia đình càng nhiều, nông hộ sẽ tự làm tất cả các công việc
trong vụ, tiết kiệm được khoảng chi phí về thuê mướn lao động. Nhưng diện tích
canh tác và thời gian của 1 vụ củ cải vẫn không đổi mà số lao động gia đình quá
nhiều đồng nghĩa với việc lãng phí thời gian và nguồn lao động. Nếu số ngày lao
động ít nông hộ có thể tận dụng thời gian và nguồn lực cho các hoạt động khác.
Vì vậy biến được kỳ vọng là +/x 7 chỉ số ngày công thuê mướn lao động của nông hộ, nếu chỉ xem xét
ngày công lao động gia đình thì sẽ không đánh giá được hết hiệu quả kỹ thuật
của các nông hộ trồng củ cải. Biến này được kỳ vọng là âm vì nếu số ngày lao
động thuê càng nhiều thì chi phí bỏ ra để thuê lao động càng nhiều và những lao
động thuê chỉ làm cho xong công việc để nhận tiền lương nên sẽ không tận tâm
như lao động gia đình.
Sau khi ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng củ cải trắng bằng
DEA, thiết lập hàm hiệu quả kỹ thuật TE và được ước lượng bằng mô hình hồi
quy tuyến tính với phương pháp ước lượng OLS (phương pháp bình phương bé
nhất). TE có dạng như sau:
10
TEi = 0 +
1 KNi + 2TDi + 3 HVi + 4GTi + i (2)
Trong đó:
k : các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k = 0, 1, 2, 3, 4)
i : sai số ngẫu nhiên của mô hình
Trong mô hình hồi qui (2), các các k đại diện cho mức ảnh hưởng của các
yếu tố kinh - tế xã hội đến mức hiệu quả kỹ thuật.
TEi là mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ thứ i đạt được, được tính bằng %
Trong bài nghiên cứu tác giả Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Tiến Hùng
(2014), “Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi cá lồng bè tại Cẩm Phả, Quảng Ninh:
Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA”. Sau khi phân tích hiệu quả kỹ thuật,
tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bằng mô hình hồi
quy với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS), trong bài nghiên
cứu tác giả sử dụng 4 biến để phân tích. Đề tài cũng tham khảo thêm một số
nghiên cứu khác để xây dựng và áp dụng các biến sau để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
Bảng 2.3: Diễn giải các yếu tố kinh tế - xã hội trong mô hình hiệu quả kỹ thuật
Biến số Diễn giải
Tài liệu tham khảo
Kỳ vọng
KN
Kinh nghiệm của chủ hộ Nguyễn Hữu Đặng (2012), +
(năm)
Nguyễn Văn Quang (2014)
TD
Biến giả chỉ việc tham gia tín Nguyễn Hữu Đặng (2012)
dụng
(1 = có, 0 = không)
HV
Trình độ học vấn của chủ hộ Nguyễn Hữu Đặng (2012), +
(số năm đi học)
Quan Minh Nhựt (2006)
GT
Biến giả chỉ giới tính của chủ Nguyễn Hữu Đặng (2012)
hộ (1 = nam, 0 = nữ)
+/-
+
KN là biến thể hiện kinh nghiệm của chủ hộ, biến này được kỳ vọng dương
là vì với kinh nghiệm càng cao thì nông hộ sẽ biết sử dụng tốt hơn nhũng nguồn
lực đầu vào, xử lý các tình huống về dịch bệnh, thời tiết tốt hơn những người
mới tham gia trồng củ cải. Biến này có thể ảnh hưởng đồng biến đến mô hình.
11
TD là biến giả chỉ việc tham gia vay vốn của nông hộ, nguồn vốn rất quan
trọng đối với công tác sản xuất nông nghiệp, việc vay tín dụng là cần thiết để các
nông hộ đầu tư cho các đầu vào tốt hơn đem lại năng suất cũng như hiệu quả kỹ
thuật cao hơn, người vay vốn sẽ có trách nhiệm với số vốn vay và lao động tốt
hơn. Tuy nhiên, nhiều nông hộ vay vốn không chỉ sử dụng cho mục đích sản
xuất nông nghiệp mà họ còn sử dụng vốn vay với nhiều mục đích khác nhau,
điều đó không đem lại hiệu quả kỹ thuật cho mô hình trồng củ cải, cho nên biến
được kỳ vọng là +/- có thể ảnh hưởng đồng biến hay nghịch biến tới mô hình.
HV chỉ trình độ học vấn của chủ hộ, nếu trình độ học vấn của chủ hộ càng
cao thì kiến thức cũng như khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
cũng cao hơn. Nên biến có kỳ vọng dương và ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
GT Biến giới tính là biến giả, thể hiện sự ảnh hưởng giới tính của chủ hộ
đến hiệu quả kỹ thuật. Kì vọng cho thấy nếu người chủ hộ nam giới thì đạt hiệu
quả kỹ thuật cao hơn nữ giới là do trong sản xuất nông nghiệp nói chung và
trồng củ cải nói riêng thông thường nam giới là người trực tiếp tham gia quá
trình sản xuất nông nghiệp và quyết định đến vấn đề sản xuất đạt hiệu quả hơn là
nữ giới, nếu trong các nông hộ giới tính nam sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
kỹ thuật của mô hình.
2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3
Tổng hợp từ các phân tích trên, đưa ra các kiến nghị giúp khắc phục, hạn
chế những khó khăn, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả
kỹ thuật cho các hộ trồng củ cải trắng.
12
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Châu là một huyện duyên hải chạy dài theo trục Quốc lộ Nam Sông
Hậu từ cầu Mỹ Thanh 2 đến giáp thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí địa lý
ở vùng hạ lưu sông Hậu, có toạ độ địa lý từ 9022’ đến 9024’ vĩ độ bắc và
106005’ đến 106042’ kinh độ đông, phía Đông và Nam giáp với biển Đông,
phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp 2 huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề (cũng
thuộc tỉnh Sóc Trăng).
3.1.1.2 Địa hình
Địa hình Vĩnh Châu bằng phẳng, hướng dốc nghiêng dần từ biển vào trong
nội đồng. Xen kẽ những giồng cát cao chạy song song với bờ biển là dải đất
thấp, trũng theo hướng đông tây. Trong nội đồng địa hình có tính gợn sóng, cao
trình đất biến thiên từ 0,3m đến 1,0m, phổ biến từ 0,5m đến 1m. Địa hình có bốn
cao trình rõ rệt. Địa hình cao là các giồng cát ven biển đa số có dân cư ở và dọc
theo các tuyến giao thông chính. Địa hình trung bình ở sau địa hình cao, phân bố
chủ yếu từ Lai Hoà đến Vĩnh Phước. Địa hình thấp ở phía sau địa hình trung
bình, ở vùng đất phía bắc của huyện, phân bố đều khắp các xã, có nhiều ở phía
bắc xã Vĩnh Châu, Khánh Hoà, Hoà Đông. Địa hình trũng diện tích khoảng
5.300 ha là vùng đất lầy ngập nước ven biển có rừng ngập mặn và làm muối.
3.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu: Huyện Vĩnh Châu mang những đặc điểm chung của khí hậu đồng
bằng Nam bộ đó là khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh
năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.855 mm, vào loại mưa nhiều, phân
hoá theo mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm 26,08 0c thuộc loại
cao. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Tổng giờ nắng trong năm 2.500 giờ
13