BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KEOVIXIÊN SỶXANÔN
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH NĂM 2015
CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ, LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KEOVIXIÊN SỶXANÔN
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH NĂM 2015 CỦA
CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ, LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02
Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN HIẾN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sỹ với đề tài : “Lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh sản phẩm nước sạch năm 2015 của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư,
Lào” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, được nghiên cứu, thực hiện và hoàn
thành tại tỉnh Ăttapư, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giữa năm 2013-2014, dưới sự
chi đạo hỗ trợ hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Hiến-Trường Đại học Tài chínhMarketing.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận văn này hoàn toàn trung
thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan những điều đã nêu trên đây là sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Tỉnh Ăttapư, CHDCND Lào, ngày: 20 tháng 09 năm 2014.
Tác giả
KEOVIXIÊN SỶXANÔN
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu của hai nhà trường là:
Trường Đại học Tài chính – Marketing, thành phố Hồ Chí Minh, Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào, thành phố Pak sế, tỉnh
Chăm pa sắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã mở khóa học, chuyên ngành quản trị
kinh doanh này ngay tại Lào. Đây là cơ hội để bản thân tôi được tham gia, tiếp cận
nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Nhân dịp đây, tôi xin trân trọng, từ đáy lòng mình xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
ghi nhớ những công lao trong truyền đạt kiến thức của các thầy, các cô đến từ Trường
Đại học Tài chính – Marketing trong suốt thời gian hai năm qua với tấm lòng tận tụy,
dạy bảo, giúp đỡ, những người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý và
các thầy cô phiên dịch của Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào để hoàn thành khóa
học này.
Một người thầy rất kính trọng và tràn đầy tấm lòng cao cả, TS. Nguyễn Văn Hiến
là người thầy đầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ động viên, giành nhiều
thời gian và công sức chỉ bảo, trao đổi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Lần nữa, tôi xin gửi tấm lòng chân tình tới gia đình là nguồn động viên và các
bạn đồng nghiệp trong việc tạo điều kiện để bản thân tôi kết thúc tốt đẹp khóa học và
luận văn này.
Do khả năng tiếp thu có hạn, bất đồng về ngôn ngữ, cách thu thập thông tin còn
nhiều hạn chế. Do đó bản Luận văn này không thể tránh khỏi được nhiều thiếu sót. Tôi
hy vọng sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả
KEOVIXIÊN SỶXANÔN
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU…...…………….…………………………………………………………… .1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………… 1
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..……………. ..2
3. CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU …………………………………………2
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………….3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………… .3
5.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………… …4
7. DỰ KIẾN VỀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU……………………………………...4
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN……………………………………………………4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH
DOANH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP............................................................... 5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH........................ 5
1.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh ..................................................................5
1.1.2. Lập kế hoạch kinh doanh............................................................................. 7
1.1.3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh…………….8
1.1.4. Phân loại kế hoạch kinh doanh...................................................................10
1.1.4.1. Phân loại theo thời gian thực hiện kế hoạch........................................10
1.1.4.2. Phân loại theo nội dung công việc sản xuất - kinh doanh................ ...10
1.1.4.3. Phân loại theo lĩnh vực lập kế hoạch …………………………… …..11
1.1.4.4. Phân loại theo đối tượng kế hoạch................................................... ...11
1.1.5. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh.......................................... ...11
1.1.5.1. Kế hoạch tìm kiếm hợp đồng sản xuất và marketing.......................... 11
1.1.5.2. Kế hoạch sản xuất theo từng hợp đồng............................................... 11
1.1.5.3. Kế hoạch năm...................................................................................... 12
1.2. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TIÊU THỤ SẢN PHẨM .. ...13
1.2.1. Khái niệm và bản chất của tiêu thụ sản phẩm ...........................................13
1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp …………………………………………............14
1.2.3. Nội dụng công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp ...............................14
1.3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH .. ...16
1.3.1. Nguyên tắc lập kế hoạch của các doanh nghiệp ........................................16
1.3.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất ....................................................... ...17
1.3.2.1 Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp cấp nước..................................................................... ...17
1.3.2.2 Nhiệm vụ và nguyên tắc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ...19
1.3.2.3 Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất.........................................20
1.3.2.4 Nội dung và trình tự lập kế hoạch sản xuất...................................... ...21
1.3.2.5 Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
............................................................................................................. 24
1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA KẾ
HOẠCH KINH DOANH....................................................................................30
1.4.1. Đánh giá tính khả thi............................................................................... ...30
1.4.2. Đánh giá tính hiệu quả................................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................32
Chương 2: QUY TRÌNH, NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH HIỆN NAY CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNHĂTTAPƯ……..…33
2.1. QUY TRÌNH, NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH ……………………… .………33
2.1.1 Quy trình lập kế hoạch ……………………………………… .………….33
2.1.2 Nội dung bản kế hoạch ………………………………………….……….37
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC Ở TỈNH ĂTTAPƯ………………………….38
2.2.1 Khái quát về tỉnh Ăttapư………………………………………………… 38
2.2.2 Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt dân cư………………………………… 40
2.2.3 Nhu cầu nước phục vụ sản xuất kinh doanh………………………… …..42
2.2.4 Dự báo nhu cầu sử dụng nước…………………………………………....43
2.3. TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI TỈNH ĂTTAPƯ…………… ...45
2.3.1 Giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp nước sạch tại tỉnh Ăttapư …….…45
2.3.2 Đánh giá những ưu, nhược điểm trong cung cấp nước sạch tại Ăttapư ....45
2.4. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC CUNG
CẤP NƯỚC SẠCH TỈNH ĂTTAPƯ……………………………………… ….46
2.4.1 Chính sách về phát triển ngành nước………………………………… ….46
2.4.2 Chính sách giá bán………………………………………………………. 51
2.4.3 Chính sách khác…………………………………………………………. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………. 52
Chương 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KINH DOANH
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ GIAI DOẠN 2011-2013
........................................................... ......................................................................... 53
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ............. 53
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty............................................ 53
3.1.2. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Công ty................................................. 54
3.1.2.1 Chức năng…………………………………………………………... 54
3.1.2.2 Sơ đồ tổ chức....................................................................................... 54
3.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban………………................ ...55
3.1.2.4 Thực trạng nhân sự.............................................................................. 56
3.1.3. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua........59
3.1.3.1. Những đặc điểm của sản phẩm nước...................................................59
3.1.3.2. Các cơ sở sản xuất và hệ thống mạng lưới cấp nước...........................61
3.1.3.3. Địa bàn dịch vụ và khách hàng…………………………................ ...63
3.1.3.4. Mức độ bao phủ dịch vụ khách hàng…………………………....... ...65
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013....................... ...67
3.2.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.................................. 67
3.2.1.1. Tình hình hoạt động………………………………………………… 67
3.2.1.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm 2011 – 2013...................68
3.2.2. Đánh giá chung thực trạng tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm của Công
ty................................................................................................................ 75
3.2.2.1. Những kết quả thực hiện nhiệm vụ các chỉ tiêu……………………. . 75
3.2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục………………………………………... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................78
Chương 4: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC
SẠCH TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ NĂM 2015 .......................... ...79
4.1. DỰ BÁO RỦI RO ..............................................................................................79
4.1.1. Rủi ro kinh tế .............................................................................................79
4.1.2. Rủi ro đặc thù................................................................................ .............79
4.1.2.1. Rủi ro về thị trường .............................................................................79
4.1.2.2. Rủi ro khác ..........................................................................................80
4.2. MỤC TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2015 ............................... ......80
4.2.1. Mục tiêu tổng quát ….................................................................................80
4.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................81
4.2.2.1. Mục tiêu tài chính …............................................................................81
4.2.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường .............................................................81
4.2.2.3. Mục tiêu sản xuất ................................................................................81
4.3. CÁC NỘI DUNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH NĂM 2015 CỦA
CÔNG TY ...................................................................................................... ...78
4.3.1. Kế hoạch bán hàng ................................................................................. ...82
4.3.2. Kế hoạch sản xuất……………………………………………………….. 83
4.3.3. Kế hoạch nguyên vật liệu…………………………………………...........84
4.3.4. Kế hoạch lao động tiền lương…………………………………………… 85
4.3.5. Kế hoạch chi phí sản xuất……………………………………………….. 86
4.3.6. Kế hoạch giá vốn sản xuất………………………………………………. 87
4.3.7. Kế hoạch nguyên vật liệu tồn kho………………………………………. 87
4.3.8. Kế hoạch giá vốn hàng bán……………………………………………… 87
4.3.9. Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp…………………… 88
4.3.10. Phân tích điểm hòa vốn……………………………………………...….. 88
4.4. CÁC KẾ HOẠCH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2015 ............................ ...89
4.4.1 Kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư……………………………………... 89
4.4.2 Kế hoạch dự toán lưu chuyển dòng tiền………………………………… 90
4.4.3 Kế hoạch dự toán lỗ - lãi………………………………………………… 91
4.4.4 Kế hoạch dự toán cân đối kế toán……………………………………….. 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................................. 92
Chương 5: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH NĂM 2015 CỦA CÔNG TY CẤP
NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ …………………………………………………………... …93
5.1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ...........................................93
5.2. GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT THẤT THU ..........................................94
5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIẢM PHẢI THU KHÁCH HÀNG........................95
5.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH................... 97
5.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG....................................................... 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................... 98
NHỮNG KIẾN NGHI………………………………………………………………..99
LỜI KẾT ................................................................................................................... . 100
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................. ...102
PHỤ LỤC 2................................................................................................................. 103
PHỤ LỤC 3................................................................................................................. 104
PHỤ LỤC 4................................................................................................................. 106
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 107
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
•
Tiếng Việt:
Chữ viết tắt
BH và CCDV
CBCNV
CLV
DN
ĐHĐN
HĐLĐ
HĐQT
KH
LN
MMTB
NL
QLDN
SX
SXKD
TCDH
TSCĐ
XDCB
Tiếng Việt
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Cán bộ công nhân viên
Căm pu chia, Lào & Việt Nam
Doanh nghiệp
Đồng hồ đo nước
Hợp đồng lao động
Hội đồng quản trị
Khấu hao
Lợi nhuận
Máy móc trang thiết bị
Nguyên vật liệu
Quản lý doanh nghiệp
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Tài chính dài hạn
Tài sản cố định
Xây dựng cơ bản
• Tiếng Anh:
Chữ viết tắt
ADB
AEC
BOT
CPI
GDP
FAO
FDI
LAK
LDCs
MBO
MDGs
MPB
ODA
ROA
WTO
Tiếng Anh
Asia Developmant Bank
Asean Economic Community
Build-operate-transfer
Consumption Price Index
Gross Domestic Product
Food & Agriculture Organization
Foreign direct investment
Lao Currency Unit (Lao Kip)
Least Development Countries
Management By Objective
Millennium Development Goals
Management By Process
Official development assistance
Return On Asset
World Trade Organization
Tiếng Việt
Ngân hàng phát triển châu Á
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Xây dựng-hoạt động-chuyển giao
Chỉ số giá tiêu dùng
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đồng tiền Kip của CHDCND Lào
Nhóm các nước kém phát triển
Quản trị theo mục tiêu
Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ
Quản trị theo qúa trình
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Tên bảng
Tình trạng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt dân cư từ năm
2011-2013
Tình trạng đáp ứng nhu cầu nước sản xuất kinh doanh từ
năm 2011-2013
Trang số
40
42
Bảng 2.3
Dự báo nhu cầu sử dụng nước từ năm 2014-2016
43
Bảng 2.4
Danh sách các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nước
trên địa bàn tỉnh Ăttapư
45
Bảng 3.1
Cơ cấu nhân sự
59
Bảng 3.2
Khả năng sản xuất và hệ thống mạng lưới cấp nước
61
Bảng 3.3
Sản lượng và khối lượng nước tiêu thụ từ 2011 -2013
62
Bảng 3.4
Số lượng khách hàng từ năm 2011-2013
64
Bảng 3.5
Mức độ bao phủ dịch vụ khách hàng
66
Bảng 3.6
Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011- 2013
68
Bảng 3.7
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch
69
Bảng 4.1
Kế hoạch bán hàng
82
Bảng 4.2
Kế hoạch thu tiền từ bán hàng
83
Bảng 4.3
Kế hoạch sản xuất
83
Bảng 4.4
Kế hoạch mua nguyên vật liệu
84
Bảng 4.5
Kế hoạch chi mua nguyên vật liệu
85
Bảng 4.6
Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu
85
Bảng 4.7
Kế hoạch lao động tiền lương
86
Bảng 4.8
Kế hoạch chi phí sản xuất
86
Bảng 4.9
Kế hoạch giá vốn sản xuất
87
Bảng 4.10
Kế hoạch nguyên vật liệu tồn kho
87
Bảng 4.11
Kế hoạch giá vốn hàng bán
88
Bảng 4.12
Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
88
Bảng 4.13
Phân tích điểm hòa vốn
89
Bảng 4.14
Kế hoạch hạng mục đầu tư
89
Bảng 4.15
Kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư
90
Bảng 4.16
Kế hoạch dự toán lưu chuyển dòng tiền
90
Bảng 4.17
Kế hoạch dự toán lỗ-lãi
91
Bảng 4.18
Kế hoạch dự toán cân đối kế toán
91
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình vẽ số
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1
Hình 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.5
Sơ đồ 3.1
Hình 3.2
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.4
Sơ đồ 3.5
Sơ đồ 3.6
Sơ đồ 3.7
Sơ đồ 3.8
Sơ đồ 3.9
Sơ đồ 3.10
Sơ đồ 3.11
Sơ đồ 3.12
Sơ đồ 3.13
Sơ đồ 3.14
Sơ đồ 3.15
Sơ đồ 3.16
Sơ đồ 3.17
Sơ đồ 3.18
Sơ đồ 4.1
Sơ đồ 4.2
Tên hình vẽ
Trang số
Mô hình SMART đánh giá tính khả thi
Quy trình lập kế hoạch
Bản đồ hành chính tỉnh Ăttapư
Sơ đồ mức tăng trưởng dân số được sử dụng nước sạch từ
năm 2011-2013
Sơ đồ mức tăng trưởng doanh nghiệp sử dụng nước sạch
từ năm 2011-2013
Sơ đồ nhu cầu sử dụng nước sạch từ năm 2014-2016
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư
Cơ cấu trình độ nhân sự của Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư
Sản lượng, lượng nước tiêu thụ và thất thoát từ năm 20112013
Số lượng khách hàng từ năm 2011-2013
Tốc độ tăng trưởng khách hàng từ năm 2011-2013
Mức độ bao phủ dịch vụ khách hàng
Sơ đồ tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận từ năm
2011-2013
Sơ đồ thực hiện sản lượng nước cung cấp so với kế hoạch
từ năm 2011-2013
Sơ đồ thực hiện doanh thu tiền nước so với kế hoạch
hiệntừ năm 2011-2013
Sơ đồ thực hiện thay đồng hồ nước so với kế hoạch từ năm
2011-2013
Sơ đồ thực hiện thi công gắn đồng hồ nước so với kế
hoạch từ năm 2011-2013
Sơ đồ hộ dân được cung cấp nước so với kế hoạch từ năm
2011-2013
Sơ đồ thực hiện phát triển mạng lưới so với kế hoạch từ
năm 2011-2013
Sơ đồ thực hiện cải tạo mạng lưới so với kế hoạch từ năm
2011-2013
Sơ đồ thực hiện doanh thu so với kế hoạch từ năm 20112013
Sơ đồ thực hiện chi phí so với kế hoạch từ năm 2011-2013
Sơ đồ thực hiện lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch từ
năm 2011-2013
Sơ đồ thực hiện lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch từ năm
2011-2013
Sơ đồ doanh thu bán, thu tiền mặt và phải thu khách hàng
từ năm 2014-2015
Sơ đồ sản lượng phải sản xuất và sản lượng tiêu thụ từ
năm 2014-2015
31
34
39
41
42
44
54
59
63
64
65
66
67
68
70
70
71
71
72
72
73
74
74
75
83
84
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, và
thực hiện nền kinh tế mở, sự chuyển mình sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô
của Nhà nước, kinh tế Lào đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cùng với sự
bung ra của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước không còn giữ được
thế độc quyền như trước, mà để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Nhà nước cũng
phải cạnh tranh thị trường như các loại hình doanh nghiệp khác, như thể hiện được vai
trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp phải xác định được
chỗ đứng của mình, nắm bắt được sự tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời
cơ để kinh doanh có hiệu quả.
Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của
3 vấn đề kinh tế lớn, đó là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?
phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Đó là vấn đề sống còn đối với các
doanh nghiệp. Đó cũng chính là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho
mình một phương án sản xuất tối ưu. Có thể nói, kế hoạch hóa là một công cụ chủ yếu,
hữu hiệu để doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển của mình, và trong đó việc
lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào
thành công của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đổi mới công tác kế hoạch, đặc biệt là
lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn rất
nhiều vấn đề chưa hợp lý, cần nghiên cứu hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận
thức của người làm kế hoạch đến phương pháp, nội dung làm kế hoạch.
Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ. Trong những năm qua công ty đã có những thành công nhất định
trong sản xuất kinh doanh. Đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của
công ty, mặt khác cũng là do lãnh đạo công ty đã hiểu được vai trò của công tác lập kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đã biết vận dụng khoa học về công tác
lập kế hoạch vào thực tiễn của doanh nghiệp, tuy nhiên công tác lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh ở công ty vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là lý do tác giả chọn đề tài.
1
Vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh sản phẩm nước sạch năm 2015 của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư, Lào ” làm
đề tài cho luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt và biến động
thường xuyên của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đặt ra cho mình
những kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả mới có thể tồn tại và phát
triển. Các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phân phối hay dịch vụ
ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu
cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh bằng kế hoạch. Do đó việc lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết và
là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành, cho
dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào đi nữa. Vì khi lập kế hoạch kinh doanh thì
điều đầu tiên và trên hết là nó sẽ giúp xác định và tập trung mục tiêu của doanh nghiệp
bằng cách sử dụng và phân tích những thông tin phù hợp. Trong đó, phân tích thị
trường giúp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, dự đoán những cơ hội, thách thức đe dọa
tới sự thành công của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp, tận dụng
những cơ hội và né tránh các đe dọa. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh còn góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đánh giá được những hoạt động trong quá
khứ và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững
của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh còn tạo
ra căn cứ vững chắc cho việc đưa ra các chính sách và quyết định phù hợp với những
biến động của thị trường.
Thực tiễn hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã cho thấy, nếu doanh nghiệp có
kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả, có sự chuẩn bị tốt nhằm hướng tới mục tiêu
chiến lược cụ thể, giúp hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới
có thể đứng vững và thành công trong cạnh tranh ngày nay. Còn nếu ngược lại thì sẽ
rơi vào tình trạng bế tắc, hoạt động không có hiệu quả hoặc dẫn đến phá sản.
3. CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU
Luận văn cần trả lời rõ các câu hỏi dưới đây :
1) Lý thuyết về kế hoạch sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch sản kinh doanh
như thế nào ? Đã có những cơ sở lý thuyết nào ? Liên quan đến công tác lập kế hoạch
2
và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
2) Môi trường kinh doanh có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư.
3) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư
trong giai đoạn năm 2011-2013 là như thế nào?
4) Kế hoạch sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của công ty cấp nước
tỉnh Ăttapư năm 2015 đề xuất như thế nào?
5) Các giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nước sạch của công
ty cấp nước tỉnh Ăttapư là gì ? Để nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại, cần đề
xuất các giải pháp gì ?
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này hướng tới các mục tiêu sau :
1) Làm rõ các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư.
2) Phân tích làm rõ thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cấp nước tỉnh
Ăttapư thời gian qua.
3) Đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh nước sạch của công ty cấp nước tỉnh
Ăttapư năm 2015.
4) Kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1.
Đối tượng nghiên cứu
1) Nghiên cứu lý thuyết về kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh.
2) Nghiên cứu môi trường cạnh tranh của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư
(nghiên cứu về nhu cầu cung cấp nước sạch tại thị trường địa phương, nghiên cứu cạnh
tranh trong việc cung cấp nước sạch…).
3) Nghiên cứu hiện trạng sản xuất kinh doanh nước sạch của công ty cấp nước
tỉnh Ăttapư; đặc biệt là năng lực sản xuất và cung cấp nước của công ty.
5.2.
Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian: nghiên cứu nhu cầu nước sạch và tình hình cung cấp nước
sạch trong phạm vi tỉnh Ăttapư, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
• Về thời gian:
- Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cấp nước tỉnh
3
Ăttapư trong thời gian 03 năm gần đây: 2011-2012-2013.
- Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch và tình hình cấp nước sạch tại tỉnh
Ăttapư trong những năm từ nay đến năm 2015.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp sau đây được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài luận
văn :
- Phương pháp thống kê dữ liệu thứ cấp;
- Phương pháp chuyên gia (thảo luận, phân tích, đánh giá…);
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu,…
7. DỰ KIẾN VỀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
Góp phần đưa ra một số giải pháp thực tiễn hoàn thiện công tác lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời đề ra phương hướng
hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2015 cho phù hợp với điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
Luận văn được bố cục kết cấu nghiên cứu gồm 5 chương:
• Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
• Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh hiện nay của công ty cấp nước
tỉnh Ăttapư.
• Chương 3 : Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ kinh doanh sản phẩm
của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư giai đoạn 2011-2013.
• Chương 4: Đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh - tiêu thụ sản phẩm nước
sạch của công ty cấp nước tỉnh Ăttapư năm 2015.
• Chương 5: Kiến nghị các giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
và tiêu thụ sản phẩm nước sạch năm 2015 cho công ty cấp nước
tỉnh Ăttapư.
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẬP KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh (business plan), dùng để xác định và phát triển các ý
tưởng và chiến lược kinh doanh, tương tự như bản thiết kế trong lĩnh vực xây dựng.
Lập kế hoạch và xây dựng lộ trình cho một dự án kinh doanh có thể ngăn chặn những
sai lầm nghiêm trọng và phát hiện ra các khuyết tật sớm để có biện pháp phòng ngửa
và xử lý. Các sai lầm trên giấy gây tổn hại ít hơn và thường có thể dễ dàng sửa chữa.
Còn những sai xót xảy ra trong quá trình kinh doanh thực tế có thể là nguyên nhân cho
việc chấm dứt hoạt động của việc kinh doanh này.
Kế hoạch kinh doanh xác định vị trí hiện tại của công ty, phác thảo đích đến
trong tương lai và con đường để đạt được mục đích đó. Kế hoạch sẽ vạch ra chi tiết ai
sẽ là người chịu trách nhiệm cho các quyết định trong công ty, mô tả những sản phẩm,
dịch vụ công ty sẽ cung cấp. Đưa ra bối cảnh chung về lĩnh vực mà công ty tham gia,
mô tả quy mô và hướng phát triển của thị trường tiềm năng, phân loại đối tượng khách
hàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, phương thức phân phối sản phẩm, xác
định chiến lược về giá và khuyến mãi sẽ được áp dụng. Kế hoạch kinh doanh cũng chi
tiết hóa các thông tin về nhà cung cấp nguyên vật liệu công ty sẽ chọn, quy trình sản
xuất, các giấy phép theo yêu cầu, vốn tài chính cần có, quyền sở hữu, đặc điểm kỹ
thuật của các thiết bị và các thông tin liên quan đến nghiên cứu và phát triển.
Kề hoạch kinh doanh cũng có thể hiểu là một văn bản do nhà quản trị lập ra
nhằm phác họa các mục tiêu kinh doanh và các giải pháp cũng như cách thức huy động
các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu trong kỳ kế hoạch.
Trong từ điển Kinh doanh, cách hiểu kế hoạch mang tính khái niệm là: “Bản
phác thảo trình tự và thời hạn tiến hành các công việc cần làm, cách thức thực hiện,
các nguồn lực cụ thể, kết quả đạt được, hệ chính sách và người chịu trách nhiệm thực
hiện” [26].
Các cách hiểu mang tính khái niệm trên đây có điểm chung là:
- Kế hoạch là bản phác thảo tổng thể bao gồm các mục tiêu, chỉ tiêu và giải
5
pháp.
- Có các nguồn lực thực hiện.
- Hệ thống chính sách áp dụng.
- Có kết quả cụ thể.
- Trong một khoảng thời gian cụ thể nhất định, thông thường hàng quý,
hàng năm, 3 năm, 5 năm hoặc lâu hơn.
Như vậy, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục
tiêu cần phải đạt được là cái gì ? và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế
nào ? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây
dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai
một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.
Kế hoạch kinh doanh vừa là một nội dung, vừa là một chức năng quan trọng
nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch kinh doanh gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành
các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế
hoạch kinh doanh cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu
định trước. Kế hoạch kinh doanh là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm tra, vì không có
kế hoạch thì không thể kiểm tra. Vì vậy, mọi bộ phận quản lý ở các cấp đều phải làm
tốt công tác kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch kinh doanh là sự ra quyết định; nó bao gồm việc lựa chọn một
đường lối hành động mà một công ty hoặc một cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó,
sẽ tuân theo. Kế hoạch kinh doanh có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế
nào, khi nào và ai sẽ làm. Việc lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại
của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.
Các quyết định chính trong qúa trình xây dựng kế hoạch là:
- Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó;
- Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra;
- Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động…;
- Xác định các mốc thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, các
nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra;
- Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các tập thể và cá nhân.
Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây, người ta đã đề cao
6
quá mức, thậm chí đã tuyệt đối hóa kế hoạch kinh doanh, xem kế hoạch kinh doanh là
bao trùm có tính pháp lệnh bắt buộc. Người ta tiến hành kế hoạch kinh doanh áp đặt từ
trên xuống dưới, nên kế hoạch kinh doanh mang tính tập trung quan liêu, không đáp
ứng được những đòi hỏi của thị trường.
Khi chuyển sang cơ chế quản lý mới, lại có những người phủ nhận hoàn toàn
vai trò của kế hoạch kinh doanh. Nhận thức này cũng không đúng. Ngày nay trong cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp và các tổ chức cần coi trọng vai trò của kế hoạch
kinh doanh, đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch gắn kế hoạch với thị trường.
1.1.2. Lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với
mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành
động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm
đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi
quan điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả đều cố
gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này.
Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch là một loại ra quyết
định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ
chức của họ”. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra. Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi lớn, rồi từ đó
mọc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Xét theo quan điểm này thì lập kế
hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với mỗi nhà quản lý. Với cách tiếp cận
theo quá trình: Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể coi là quá trình liên tục xoáy trôn
ốc với chất lượng ngày càng tăng lên kể từ khi chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho tới lúc
chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo đúng
mục tiêu đã đề ra.
Theo STEINER thì: “Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập
các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được
mục tiêu đã định. Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm
cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện
hơn nữa”[12].
7
Theo cách tiếp cận này thì lập kế hoạch được xem là một quá trình tiếp diễn
phản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ
chức, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn của môi trường bằng việc xác
trước các phương án hành động để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức.
Với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò:
Theo Henry Udemba: “Lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của
quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mục đích
xem xét các mục tiêu, các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh” [13].
Theo O’Donnell: “Hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những
hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh” [15].
Như vậy, có thể hiểu lập kế hoạch kinh doanh là quá trình hoạch định một bản
kế hoạch kinh doanh, trong đó mục tiêu kinh doanh cần đạt được trong một thời kỳ
nhất định và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đó.
1.1.3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trong
những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp
hay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá
trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiêụ quả cao,
đạt được mục tiêu đề ra.
Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương
hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi
trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu chuẩn
thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế
hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp. Bao gồm:
- Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc
phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết
mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong
cùng một doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng
góp gì để đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và
làm việc một cách có tổ chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quĩ đạo đi tới mục tiêu của
8
doanh nghiệp sẽ là đường zic zăc phi hiệu quả.
- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp,
hay tổ chức. Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch
trở thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý. Lập kế
hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi
trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng
của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng
phí nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác
định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng
nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt
động hiệu quả và phù hợp.
- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công
tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch
thì giống như là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian.
Một khi doanh nghiệp không xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt
tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽ không thể xác định được liệu mình có thực hiện
được mục tiêu hay chưa, và cũng không thể có được những biện pháp để điều chỉnh
kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra. Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì
cũng không có cả kiểm tra.
Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi
nhà quản lý. Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai
thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm
chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác. Không
có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của
mình, họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì.
Còn đối với mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết tự lập kế
hoạch cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng
ta cần phải đạt tới là gì ? với năng lực của mình thì chúng ta cần phải làm gì để đạt
được mục tiêu đó ? Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời gian biểu cho
các hoạt động của mình, không có được sự nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được
mục tiêu. Vì thế mà chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô ích và hành động một
9
cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta. Vì vậy mà việc đạt
được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao, thậm chí còn không thể đạt được
mục tiêu mà mình mong muốn.
Tóm lại, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của
mọi quá trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kế
hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những
mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
1.1.4. Phân loại kế hoạch kinh doanh
1.1.4.1 Phân loại theo thời gian thực hiện kế hoạch
Theo tiêu chuẩn này thường được phân thành kế hoạch dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn (kế hoạch hàng năm) và kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch hàng ngày và hàng
tháng). Kế hoạch dài hạn thường là kế hoạch có tính chiến lược. Trong kinh doanh, kế
hoạch kinh doanh là một công trình có thể kéo dài nhiều năm.
Các kế hoạch được phân ra thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên nhằm xác định
các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, xác định các mục tiêu, chính sách giải pháp dài
hạn về tài chính, đầu tư, nghiên cứu phát triển… do những nhà quản lý cấp cao lập
mang tính tập trung cao và linh hoạt.
- Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm nhằm phác
thảo các chính sách, chương tình trung hạn để thực hiện các mục tiêu được hoạch định
trong chiến lược của tổ chức. Kế hoạch trung hạn được lập bởi các chuyên gia quản lý
cấp cao, chuyên gia quản lý điều hành đồng thời nó ít tập trung và ít uyển chuyển hơn
kế hoạch dài hạn.
- Kế hoạch ngắn hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm, là sự cụ thể hoá
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược, kế hoạch, kết quả nghiên
cứu thị trường, các căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện năm kế hoạch do
các chuyên gia quản lý điều hành và chuyên gia quản lý thực hiện lập nên. Kế hoạch
này không mang tính chất tập trung và thường rất cứng nhắc, ít linh hoạt.
Ba loại kế hoạch trên có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, kế hoạch dài hạn
giữ vai trò trung tâm, chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm.
1.1.4.2 Phân loại theo nội dung công việc sản xuất - kinh doanh
10
Theo tiêu chuẩn này thường phân ra các kế hoạch như: Chương trình sản xuất
sản phẩm (kế hoạch thi công kinh doanh), kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao
động, kế hoạch tài vụ, kế hoạch tìm kiếm hợp đồng…
Bao gồm kế hoạch cụ thể và kế hoạch định hướng.
- Kế hoạch cụ thể: Là những kế hoạch mà mục tiêu đã được xác định rất rõ
ràng, không có sự mập mờ và hiểu nhầm trong loại kế hoạch này.
- Kế hoạch định hướng: Là kế hoạch đưa ra những hướng chỉ đạo chung và
có tính linh hoạt. Khi môi trường có độ bất ổn định cao, khi doanh nghiệp đang trong
giai đoạn hình thành và suy thoái trong chu kỳ kinh doanh của nó thì kế hoạch định
hướng hay được sử dụng hơn kế hoạch cụ thể.
Tuy nhiên, việc phân loại kế hoạch theo các tiêu thức trên chỉ mang tính chất
tương đối, các kế hoạch có mối quan hệ qua lại với nhau. Ví dụ như, kế hoạch chiến
lược có thể bao gồm cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn nhưng kế hoạch chiến lược nhấn
mạnh bức tranh tổng thể và dài hạn hơn, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp phần lớn là
những kế hoạch ngắn hạn.
1.1.4.3 Phân loại theo lĩnh vực lập kế hoạch
Theo tiêu chí này thường phân ra các kế hoạch như: kế hoạch sản xuất sản
phẩm, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng ...
Những kế hoạch này còn được gọi là kế hoạch cấp thành phần, còn kế hoạch
kinh doanh nói chung gọi là kế hoạch cấp doanh nghiệp.
1.1.4.4 Phân loại theo đối tượng kế hoạch
Theo tiêu chuẩn này ta phân ra kế hoạch theo niên lịch và kế hoạch theo công
trình sản xuất (tức là theo hợp đồng với các chủ đầu tư).
1.1.5. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty thường gồm các bộ
phận sau:
1.1.5.1. Kế hoạch tìm kiếm hợp đồng sản xuất và marketing
Đây là bộ phận kế hoạch rất quan trọng vì tất cả sự phát triển của doanh
nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng sản xuất và tìm được hợp đồng. Trong phần này kế
hoạch nghiên cứu nhu cầu của thị trường cần được chú ý đặc biệt.
1.1.5.2. Kế hoạch thực hiện sản xuất theo từng hợp đồng
Ở kế hoạch này phải xác định được tiến độ sản xuất, khối lượng công việc
11