BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------
NGUYỄN NGỌC YẾN
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 603112
TP. HCM, tháng 07/2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------
NGUYỄN NGỌC YẾN
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 603112
GVHD: TS. NGUYỄN ĐỨC THANH
TP. HCM, tháng 07/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh
doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” đây là công trình nghiên cứu
do tôi thực hiện, với sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Đức Thanh. Các nội dung
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Yến
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường Đại học Tài Chính - Marketing, cùng với chủ trương xã hội hóa
công tác đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề và hình thức đào tạo của Đảng và
Nhà nước, đến nay trường Đại học Tài Chính - Marketing có thể khẳng định vị thế
ngay trên thành phố Hồ Chí Minh, thành phố công nghiệp và dịch vụ hàng đầu của
cả nước
Vì vậy được học tập tại trường là niềm vinh hạnh của bản thân tác giả. Lời đầu
tiên tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tài chính –
Marketing đã tạo điều kiện cho tôi tham dự lớp Cao học Kinh tế -Tài chính Ngân
hàng. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, những người đã truyền
đạt kiến thức hữu ích cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Tài
chính –Marketing.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS.Nguyễn Đức Thanh,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và đạt nhiều
thành công, thắng lợi trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Yến
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................Error! Bookmark not defined.
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................Error! Bookmark not defined.
1.3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................... Error! Bookmark not defined.
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................Error! Bookmark not defined.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. Error! Bookmark not defined.
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN ..................................Error! Bookmark not defined.
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Các yếu tố tài chính tác động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not
2.2 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Mô hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Mô hình nghiên cứu ở trong nước ............................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................Error! Bookmark not defined.
3.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................Error! Bookmark not defined.
3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................Error! Bookmark not defined.
4.1. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU ...............................................Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Mô tả thống kê ..........................................................Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Phân tích mối quan hệ tuyến tính đơn ......................Error! Bookmark not defined.
4.1.3 Kiểm định phân phối chuẩn các biến của mô hình .. Error! Bookmark not defined.
4.1.4 Mô tả hệ số tương quan ............................................Error! Bookmark not defined.
4.1.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...............................Error! Bookmark not defined.
4.2. THẢO LUẬN ................................................................Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Đặc điểm chung về ngành công nghiệp SXCBTP ....Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Phân tích HQKD của các DN ngành SXCBTP ........Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Phân tích các yếu tố tài chính tác động HQKD ........Error! Bookmark not defined.
4.2.3 Đối chiếu kết quả nghiên cứu ...................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH XÁC ......Error! Bookmark not defined.
5.1 TÌM KIẾM THÊM KÊNH HUY ĐỘNG VỐN .............Error! Bookmark not defined.
5.1.1 Phát hành trái phiếu ...................................................Error! Bookmark not defined.
5.1.2 Nguồn vốn liên doanh, liên kết .................................Error! Bookmark not defined.
5.1.3 Thuê tài chính ...........................................................Error! Bookmark not defined.
5.2 TĂNG TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN CỦA VỐN LƯU ĐỘNG Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động ...............Error! Bookmark not defined.
5.2.2 Tăng doanh thu ..........................................................Error! Bookmark not defined.
5.2.3 Kiểm soát chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Error! Bookmark not defined.
5.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Error! Bookmark not defined.
5.3.1 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm ........... Error! Bookmark not defined.
5.3.2 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.
5.4 NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN ..................Error! Bookmark not defined.
5.4.1 Quản lý khoản phải thu .............................................Error! Bookmark not defined.
5.4.1 Quản lý hàng tồn kho ................................................Error! Bookmark not defined.
5.4.1 Quản lý tiền mặt ........................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ …79
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP: Công ty cổ phần
DN: Doanh nghiệp
HQKD: Hiệu quả kinh doanh
TSCĐ: Tài sản cố định
SXCBTP: Sản xuất chế biến thực phẩm
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
SDTA: Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
TDTA: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
WCT: Vòng quay vốn lưu động
TAT: Vòng quay tài sản
CR: Tỷ số thanh toán nhanh
QR: Tỷ số thanh toán hiện hành
TE: Quy mô vốn chủ sở hữu
HOSE: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
GDCK TPHCM: Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
\
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng Mã hóa biến quan sát ............................................................ Trang 26
Bảng 3.3: Bảng phân tích quan hệ biến phụ thuộc và biến độc lập dự kiến ... Trang 30
Bảng 4.1.1: Bảng mô tả thống kê .................................................................... Trang 33
Bảng 4.1.2: Xác định mức độ tác động của từng biến độc lập đến ROA ....... Trang 35
Bảng 4.1.3: Bảng kiểm định phân phối chuẩn của các biến ........................... Trang 35
Bảng 4.1.4: Bảng mô tả hệ số tương quan ...................................................... Trang 36
Bảng 4.1.5.1 Bảng trình bày kết quả ước lượng mô hình 1 ............................ Trang 37
Bảng 4.1.5.1: Bảng kiểm định tự tương quan mô hình 1 ................................ Trang 40
Bảng 4.1.5.2: Bảng trình bày kết quả ước lượng mô hình 2 ........................... Trang 42
Bảng 4.1.5.2: Bảng kiểm định tự tương quan mô hình 2 ................................ Trang 43
Bảng 4.1.5.3: Bảng trình bày kết quả ước lượng mô hình 3 ........................... Trang 45
Bảng 4.1.5.3: Bảng kiểm định tự tương quan mô hình 3 ................................ Trang 47
Bảng 4.2.3 Bảng đối chiếu dấu giữa kết quả nghiên cứu với giả thuyết ....... Trang 63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.5.1: Biểu đồ Histogram mô hình 1 .............................................. Trang 42
Biểu đồ 4.1.5.2: Biểu đồ Histogram mô hình 2 ............................................. Trang 45
Biểu đồ 4.1.5.3: Biểu đồ Histogram mô hình 3 ............................................. Trang 47
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nghiên cứu về các yếu tố tác động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là
vấn đề quan trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị cũng như các
nhà nghiên cứu khoa học. Trên thế giới cũng như trong nước từ nhiều năm qua đã
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
áp dụng riêng đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm.
Mục tiêu tác giả trong nghiên cứu là xác định các yếu tố tài chính tác động đến
hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết
trên sàn GDCK TPHCM. Luận văn tác giả sẽ giải thích được yếu tố nào tác động
đến HQKD, và các yếu tố đó tác động mức độ ra sao đến HQKD. Đồng thời tác
giả xem xét kết quả nghiên cứu có phù hợp với nghiên cứu trước đây không.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận vầ
hiệu quả kinh doanh, các yếu tố tài chính tác động HQKD, đặc điểm của ngành
SXCBTP, một số mô hình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu 12 doanh nghiệp ngành SXCBTP niêm yết trên sàn GDCK
TPHCM. Các số liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán
của các doanh nghiệp từ năm 2007-2012. Tác giả sử dụng phần mềm Eview 7.0 để
xử lý dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến xem xét cơ cấu vốn (TDTE), đòn bẩy tài
chính (TDTA, SDTA), vòng quay tài sản (TAT), vòng quay vốn lưu động (WCT),
khả năng thanh toán (CR), Quy mô vốn chủ sở hữu (TE) thì biến TDTE, TDTA,
SDTA tác động âm đến hiệu quả kinh doanh đo lường bởi ROA. Các biến WCT,
TAT, TE, CR đều tác động dương đến ROA. Trong đó biến đại diện đòn bẩy tài
chính tác động rất mạnh và theo chiều âm đến ROA.
Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết kỳ vọng, cũng như phù hợp với một
số nghiên cứu có liên quan trong nước và trên thế giới, phù hợp với đặc điểm của
các doanh nghiệp ngành SXCBTP ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Dựa trên kết
quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý chính xác nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích đạt được với chi phí
bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hiệu quả kinh doanh
còn biểu hiện mức độ phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn
lực trong sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động đều muốn nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
ngành sản xuất chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với đời
sống con người. Do đó, hơn ai hết mỗi doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến
thực phẩm phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhằm giữ vững vị thế trên
thị trường trong nước và thế giới. Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, mức độ tác động khác nhau tùy theo ngành nghề hoạt động.
Các yếu tố đó có thể từ bên ngoài doanh nghiệp, cũng có thể xuất phát từ bên trong
doanh nghiệp.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải nắm rõ được từng yếu tố, mức độ tác động của từng yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra các
giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Xuất từ tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề về hiệu quả hoạt động kinh doanh
và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh mà tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố
tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến
thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được các yếu tố tài chính và sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.
Đề xuất một số gợi ý chính xác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm.
Trang1
1.3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tài chính tài chính tác động đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2012.
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề không lạ. Vấn
đề này đã được nhiều tác giả đề cập với những nội dung chuyên sâu nhất định.
Ở trong nước, có thể điểm qua một số tác giả với những đề tài có liên quan trong
thời gian qua như: Tác giả Trần Hùng Sơn (2008) nghiên cứu về “Cơ cấu vốn và hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh”; Tác giả Nguyễn Thành Quan (2010) nghiên cứu về “Các
nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”; Luận văn thạc
sỹ của tác giả Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) nghiên cứu “Các yếu tố tài chính tác
động hiệu quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”; Tác giả Lê Thị Thu Tâm (2011) nghiên cứu về
“Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất công ty: kết quả thực nghiệm về ngành công
nghiệp xây dựng ở Bắc Mỹ”; Luận văn tốt nghiệp của tác giả Lê Thị Thúy Diễm
(2011) nghiên cứu về “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công
ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong nước về đề tài hiệu quả kinh doanh có
đặc điểm sau:
Các nghiên cứu đều dựa trên số liệu tài chính thu thập được từ các báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp.
Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt
là tác động của cơ cấu vốn.
Tìm ra mối tương quan thuận hay tương quan nghịch giữa yếu tố tác động và hiệu
quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh chỉ được xem xét trên góc độ tài chính.
Trên thế giới, trong nhiều năm qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do hạn chế về khả năng tiếp
Trang 2
cận, tác giả chỉ nêu một số công trình tiêu biểu mà tác giả tiếp cận trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu như sau:
Bài báo “Capital structure and Coporate Performance Empirical Study On The
Public Jordanian Shareholdings Firms listed in The Amma Stock Market” của nhóm
tác giả Mustafa M Soumadi và Osama Suhail Hayajneh in trên tạp chí European
Scientific Journal số 8 năm 2007 (trang 173-189); Bài báo “Capital Structure and Firm
Performance: Evidence from Tehran Stock Exchang” của nhóm tác giả Heydar
Mohammadzadeh Salteh, Elham Ghanavati, Vahid Taghizadeh Khanqah and Mohsen
Akbari Khosroshahi trên tạp chí của trường đại học Islamic Azad năm 2010 (trang
225-230); Bài báo “An Empirical Analysis of Capital Structure on Firms’ Performance
in Nigeria của Taiwo Adewale Muritala” in trên tạp chí “International Journal of
Advances in Management and Economics” số 1 năm 2012 (trang 116-124); Bài báo
“Capital structure and firm performance; A case of Textile Sector of Pakistan” in trên
tạp chí “Asian Journal of Business and Management Sciences” số 1 năm 2011 (trang
09-15); Bài báo “Reviewing Relationship between Capital Structure and Firm’s
Performance in Malaysia” của nhóm tác giả Nor Edi Azhar Bte Mohamad, Fatihah
Norazami Bt Abdullah đăng trên tạp chí “International Journal of Advances in
Management and Economics” số 1 năm 2012 (trang 151-156).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài cũng tương tự như
tác giả trong nước tìm ra được các yếu tố và mức độ của các yếu tố đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên một số nghiên cứu ở nước ngoài hiệu quả kinh
doanh không chỉ được xem xét trên góc độ tài chính mà còn được xem xét trên phương
diện thị trường.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về các yếu tố tài chính tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực
phẩm, do đó xuất phát thực trạng chung về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm nói
riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh
doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”.
Trang 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu
định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng Eview 7.0 chạy mô
hình hồi quy để ước lượng, kiểm định mô hình từ đó xác định được mức độ tác động
của các yếu tố tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất
chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp định tính dùng phân tích đặc điểm, so sánh kết quả nghiên cứu với
các kết quả nghiên cứu có liên quan, từ đó đề xuất các gợi ý chính xác nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
Chương 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH XÁC
Trang 4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hiệu quả kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản
trị hay điều hành doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần
phải xem xét một cách đầy đủ và toàn diện. Việc duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh đã khó thì việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp càng khó hơn. Từ vấn đề này mà nhu cầu xác định yếu tố tác động hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết.
Trong Chương 1, tác giả đã nêu lên tính cấp thiết của đề tài mà tác giả đã lựa chọn,
đồng thời nêu ra được đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tình
hình nghiên cứu đề tài và kết cấu luận văn.
Trang 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Quan điểm Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith1 cho rằng hiệu quả là kết quả
đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá (Trích dẫn bởi Mai
Ngọc Cường, 1999). Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với
chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả
sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng
các nguồn lực sản xuất.
Theo quan điểm của kinh tế vĩ mô: 2 “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế,
là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình
so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ
sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế
nào? và sản xuất cho ai?”.
Một quan điểm khác cho rằng:3 Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng
thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí. (Trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Quỳnh, 2009). Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa
kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Nhưng xét trên quan
niệm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác
động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh
là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của
quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết
quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết
quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả
sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1
Mai Ngọc Cường (1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản thống kê TP. HCM.
2
Vũ Thu Giang (2000), Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3
Nguyễn Thị Quỳnh (2009), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ
phần Công nghiệp Việt Hoàng, Đại học Dân lập Hải phòng.
Trang 6
Theo quan điểm của Lebas và Euske4 đưa ra khái niệm: “Hiệu quả kinh doanh là
làm những gì ngày hôm nay để dẫn đến kết quả đo được giá trị vào ngày mai”. Đây là
thực tế vẫn diễn ra, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đạt các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
tốt, phải tính đến việc đầu tư như thế nào ở hiện tại để mang lại lợi ích lâu dài cho
tương lai. Ở Việt Nam, HQKD được coi là một phạm trù kinh tế phản ánh việc sử
dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Nguồn lực của các doanh nghiệp không phải vô hạn,do đó, sử dụng nguồn lực hữu hạn
như thế nào để mang lại HQKD cao nhất, hay nói khác đi, hiệu quả càng lớn khi chi
phí bỏ ra càng ít mà kết quả thu về càng nhiều đã và đang là bài toán mà tất cả các DN
vẫn tìm lời giải.
Theo Tiến sĩ Ngô Quang Huấn5: “Hiệu quả kinh doanh bao gồm cả hiệu quả tài
chính và hiệu quả xã hội, do vậy khi đánh giá HQKD cần phải xem xét các chỉ tiêu
này”. Hiệu quả tài chính chỉ là một phần của HQKD. Hiệu quả tài chính chỉ tập trung
phản ánh các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào trong
khi HQKD xem xét toàn bộ các mặt của hoạt động kinh doanh như tổ chức đầu vào
(cung ứng vật tư, tuyển dụng nhân lực, mua sắm thiết bị), vận hành (sản xuất sản
phẩm), tổ chức đầu ra (quảng cáo giới thiệu, phân phối sản phẩm, thực hiện các dịch
vụ sau bán hàng), v.v...
Theo Tiến sĩ Bùi xuân Phong 6: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp biểu hiện mối tương quan giữa kết quả nhận được ở đầu ra của một
quá trình và chi phí đầu vào”.
Tóm lại, Hiệu quả kinh doanh phản ánh khả năng khai thác sử dụng nguồn lực có sẵn
doanh nghiệp và trình độ quản lý chi phí doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện mục tiêu về kinh tế của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh
đồng thời phản ánh các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh
doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu
4
Lebas, M.J. (1995), Performance Measurement and Performance Management”, International Journal of
Production Economics, Vol. 41, No.1-3, pp. 23-35.
5
Ngô Quang Huấn (2010), Bài giảng phân tích HQKD, Đại học Kinh tế TP. HCM.
6
Bùi Xuân Phong (2007) Phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Trang 7
vào…HQKD ngày càng trở thành thước đo quan trọng đánh giá mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào hệ
thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu.
Có thể hiểu tiêu chuẩn là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu
quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được
của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có hiệu quả của toàn ngành thì so sánh
với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được
các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế.
Theo nhà nghiên cứu Smith (2005)7 thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời có thề sử
dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lời được các doanh nghiệp quan tâm sử dụng bởi vì lợi nhuận là mục tiêu
cao nhất mà các doanh nghiệp hướng tới. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cung
cấp thông tin để đánh giá về thành công của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lợi
nhuận. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời thường được sử dụng là: tỷ suất lợi
nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần cùng cho biết một đơn vị
doanh thu thuần mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận. Kết quả của hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần giúp ích cho các chủ sở hữu hiện tại cũng như các
chủ sở hữu tiềm năng đánh giá về khả năng sinh lời, từ đó đánh giá về triển vọng của
doanh nghiệp trong tương lai. Các nhà cung cấp tín dụng cũng căn cứ vào chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận thuần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ đó đánh giá về khả năng
thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng được các nhà quản trị doanh
nghiệp quan tâm do thể hiện trực tiếp vấn đề kiểm soát chi phí - kết quả của các quyết
định quản lý. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị
7
Smith M. (2005), Performance measurement and management, Sage Publications, London.
Trang 8
doanh nghiệp vì chỉ tiêu này giúp họ điều chỉnh cơ cấu mặt hàng kinh doanh sao cho
tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận gộp bình quân, từ đó tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận thuần.
Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh
doanh trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Kết quả của chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cùng đề cập
đến việc doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Kết quả của
hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu
và vốn đầu tư. Hai chỉ tiêu cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chỉ tiêu ra
kết quả cao sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động cao, do đó hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp cao và ngược lại.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được các chủ sở hữu (các nhà đầu tư)
đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh
nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, các chủ sở hữu khi thuê
các nhà quản lý trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường
đưa ra các điều khoản cụ thể yêu cầu duy trì hoặc tăng trưởng tỷ lệ sinh lời trên vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh cũng cần đầu tư vốn chủ sở
hữu và các chủ sở hữu DN luôn mong muốn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao để làm
giàu lên cho bản thân. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng không hẳn là do doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, mà đơn giản chỉ là do doanh nghiệp đã gánh chịu rủi
ro tài chính cao hơn nên phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính.
2.1.3 Các yếu tố tài chính tác động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực
kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp
để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp là các
quỹ bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của quỹ bằng tiền mặt này có
thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng
khoán có giá…[7].
Trang 9
Các yếu tố tài chính: là tất cả các yếu tố mà chúng ta có thể có được thông qua các
báo cáo tài chính (doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, phải trả,...) do doanh
nghiệp cung cấp. Việc đánh giá các yếu tố này sẽ cho chúng ta những thông tin cụ thể
nhất (thông qua các chỉ số tài chính) về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp.
Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp như cơ cấu vốn, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng, quy
mô công ty, tỷ trọng tài sản hữu hình,…
Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tác
giả xem xét nghiên cứu là: cơ cấu vốn, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, quy mô
vốn chủ sở hữu, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản
Cơ cấu vốn
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa vốn vay và vốn
chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ
kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu.
Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa vốn vay và vốn chủ
sở hữu trong điều kiện nhất định. Việc xem xét lựa chọn điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn
tối ưu luôn là một trong các quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp.
Các quyết định tài trợ vốn phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, tỷ lệ vốn vay thực tế thấp hơn tỷ lệ mục tiêu, việc tăng vốn sẽ được thực
hiện bằng cách phát hành nợ (phát hành trái phiếu).
Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu, với cơ cấu này
có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính phù
hợp. Nếu cấu trúc vốn của doanh nghiệp được tài trợ 100% vốn chủ sở hữu một mặt
cho thấy doanh nghiệp chủ động trong nguồn vốn và không có rủi ro tài chính, nhưng
mặt khác doanh nghiệp cũng phải chịu chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) cao.
Ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cấu trúc vốn làm cho chi phí sử
dụng vốn bình quân giảm dần theo sự gia tăng của tỷ trọng nợ. Khi WACC giảm đến
mức thấp nhất thì tại đây mức độ nợ trong cấu trúc vốn đạt đến mức tối ưu, và cấu trúc
vốn lúc này trở thành cấu trúc vốn tối ưu.[7]
Trang 10
Lý thuyết cấu trúc vốn của hai nhà nghiên cứu Franco Modgigliani và Merton
Miller [18] giả định khi các công ty hoạt động trong môi trường không có thuế; không
có chi phí phá sản, không có chi phí giám sát người thừa hành và không có chi phí
giao dịch, thị trường hoàn hảo; tất cả các nhà đầu tư có thề vay hay cho vay với cùng
lãi suất; các doanh nghiệp hoạt động dưới các điều kiện tương tự sẽ có củng mức độ
rủi ro kinh doanh. Theo lý thuyết M&M thì Giá trị của công ty không có sử dụng đòn
bẩy tài chính và giá trị công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính là như nhau. Như vậy lý
thuyết này không thể sử dụng trong thực tế vì bất kỳ một môi trường kinh doanh nào
cũng tồn tại thuế, chi phí giao dịch…
Lý thuyết cấu trúc vốn của hai nhà nghiên cứu Franco Modgigliani và Merton
Miller [19] trong môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp cho rằng, phần lớn các
doanh nghiệp đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó việc sử dụng nợ sẽ làm
gia tăng giá trị doanh nghiệp. Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được
thuế do lãi suất là yếu tố chi phí trước thuế trong khi sử dụng vốn chủ sở hữu không có
yếu tố này, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Theo đó, một cấu trúc vốn với 100% nợ
sẽ là một cấu trúc vốn tối ưu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này
là không thể xảy ra trong điều kiện thực tế vì nợ vay tăng lên sẽ làm xuất hiện nhiều
chi phí khác bù trừ từ lợi ích tấm lá chắn thuế, từ đó làm giảm giá trị của doanh
nghiệp.
Chính sách cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là sự kết hợp chọn lựa giữa rủi ro và
lợi nhuận: việc sử dụng vốn vay càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro dòng thu nhập của
doanh nghiệp, tỷ lệ vốn vay tác động đến suất sinh lợi kỳ vọng của doanh nghiệp.
Như vậy theo lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu và lý thuyết M&M thì việc thiết lập một
cơ cấu vốn như thế nào sẽ có sự tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ phần trăm giữa tổng nợ trên tổng tài sản của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy
Trang 11
mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy
động nguồn vốn từ bên ngoài.
Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của
mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay. Đòn bẩy tài chính liên quan đến các khoản nợ vay.
Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận
cho vốn chủ sở hữu. Nếu sử dụng phù hợp, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn
có chi phí cố định, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi
tức cố định. Phần còn lại sẽ thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng của Myers [21] cho rằng khả năng sinh lời và đòn
bẩy tài chính có mối tương quan nghịch. Theo lý thuyết này trật tự phân hạng, doanh
nghiệp được cho là ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là tài trợ từ bên ngoài.
Điều này dẫn tới doanh nghiệp sẽ giữ lại lợi nhuận giữ lại trước tiên rồi mới chuyển
sang nguồn tài trợ bên ngoài khi lợi nhuận giữ lại không đủ để sử dụng. Trong trường
hợp này, các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ dùng ít nợ hơn các doanh
nghiệp khác.
Khả năng sinh lời được xem là chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, vì vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính cũng có
mối tương quan nghịch.
Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có
được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của các cá nhân, tổ chức
có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm nào trong
chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đề cập
đến khả năng thanh khoản của những tài sản của doanh nghiệp. Tính thanh khoản phản
ánh khả năng chuyển đổi một loại tài sản thành tiền mặt cần mất bao nhiêu thời gian
và tốn bao nhiêu chi phí. Tài sản nào càng tốn ít thời gian và chi phí để chuyển đổi
thành tiền mặt thì tính thanh khoản của tài sản đó càng cao và ngược lại.
Trang 12
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dài hạn. Xem xét khả năng thanh toán của doanh
nghiệp để có thể biết được các khoản nợ đang ở mức báo động hay ở tình trạng kiểm
soát được. Khi doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
thì tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, góp phần ổn định và khuyến khích
hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Tâm [10] cho thấy
khả năng thanh toán tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy mô vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn liên doanh,
liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán
Quy mô vốn chủ sở hữu phản ánh được khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp,
quy mô doanh nghiệp, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Trong lý thuyết về trật tự phân hạng cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động đến
hiệu quả kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp thì có thể được đo lường bởi vốn chủ sơ
hữu, doanh thu, tổng tài sản. Trong nghiên cứu của Taiwo Adewale [26] chỉ ra được
mối tương quan giữa hiệu quả kinh doanh và quy mô công ty đại diện bởi quy mô vốn
chủ sở hữu. Chính vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả xem xét quy mô vốn chủ sở
hữu đại diện cho khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, tác giả cũng cho rằng
vốn chủ sở hữu có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng, quản lý
tài sản của công ty. Hệ số này giúp doanh nghiệp có thể biết được được với mỗi một
đồng tài sản bỏ ra thì có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Tâm [10], Taiwo Adewale Muritala [26],
nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động cho thấy mối tương
quan dương giữa hiệu quả kinh doanh và vòng quay tài sản.
Vòng quay vốn lưu động
Vốn lưu động đảm bảm tính không ngừng của quá tình tái sản xuất, nó nhằm thực
hiện sự tiết kiệm lớn nhất về vốn và chi phí tối thiểu về tài sản lưu động.
Trang 13
Vốn lưu động khi tham gia trong quá trình sản xuất đã thực hiện vòng tuần hoàn
không ngừng. Nó liên tục trải qua các giai đoạn khác nhau của vòng tuần hoàn với sự
thay đổi về hình thức tiền tệ, hình thức sản xuất và hình thức hàng hoá. Sau khi kết
thúc vòng tuần hoàn thứ nhất, lại bắt đầu vòng tuần hoàn thứ hai và tiếp theo. Mỗi
vòng tuần hoàn là một chu chuyển hoặc một vòng quay của vốn lưu động là vận động
không ngừng.
Biểu hiện cụ thể của chu chuyển vốn lưu động là tốc độ vận động của nó, một mặt
phản ánh số vòng quay của vốn lưu động và mặt khác phản ánh độ dài thời gian của
một vòng quay. Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động thể hiện kết quả sử dụng vốn lưu
động, đặc trưng cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và tổ
chức cung ứng tư liệu sản xuất. Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động qua các giai đoạn
của quá trình sản xuất lưu thông càng lớn bao nhiêu thì lượng vốn lưu động cần cho
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng ít bấy nhiêu và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động càng cao bấy nhiêu.
Sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong quá trình hoạt
động kinh doanh của mình. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Tâm [10] về các nhân
tố tác động đến hiệu suất hoạt động công ty cho thấy mối tương quan dương giữa vỏng
quay lưu động và hiệu suất công ty.
2.2 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.2.1 Mô hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhtto, Ghulam Abass (2010)8
Năm 2010, nhóm tác giả Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhtto, Ghulam Abass tiến
hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả doanh nghiệp, cụ thể là
các doanh nghiệp ngành dệt may của Pakistan.
Dữ liệu nghiên cứu là 141 công ty ngành dệt may niêm yết trên sàn chứng khoán
Pakistan, giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009.
Trong tài chính, các chỉ số ROA, ROE, ROC có thể là biến đại diện cho hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nghiên này, nhóm tác giả chỉ sử dụng
biến ROA là biến phụ thuộc, đại diện cho biến hiệu quả kinh doanh.
8
Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhtto, Ghulam Abass (2010) Capital structure and Firm Performance: A Case of
Textile Sector of Pakistan 1 (9), 09-15.
Trang 14
Biến độc lập:
Cơ cấu vốn: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Leverage)
Quy mô công ty: logarithm tự nhiên của doanh thu (SIZE)
Tỷ trọng tài sản cố định: Tài sản cố định/Tổng tài sản (Tangibility)
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp: Tốc độ gia tăng tài sản (Growth)
Thuế: Tiền thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (Tax)
Rủi ro: Độ lệch chuẩn dòng tiền (Thu nhập ròng cộng khấu hao) (Risk)
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Cơ cấu vốn ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết 2: Quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết 3: Tỷ trọng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết 4: Cơ hội tăng trưởng công ty quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh
doanh
Giả thuyết 5: Rủi ro có quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết 6: Thuế quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh
Mô hình nghiên cứu:
ROA = 0 - 1Leverage + 2Size + 3Growth + 4Tangbility + 5Risk + 6Tax
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy bội với 6 biến độc lập cho ra giá trị R2 của mô
hình 0,51 có nghĩa mô hình giải thích được 51% sự thay đổi hiệu quả kinh doanh công
ty gây ra bởi biến Leverage, Size, Growth, Tangbility, Risk, Tax.
Biến Leverage có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết 1, cơ cấu vốn tác động âm
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác việc doanh nghiệp gia
tăng sử dụng nợ không mang lại HQKD mà còn làm giảm HQKD của DN.
Biến Size có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và có nghĩa thống kê với mức ý nghĩa
1%. Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với giả thuyết 2. Theo một số nhà nghiên
cứu nhấn mạnh về cơ cấu vốn tối ưu cho rằng doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều nợ hơn
do chi phí phá sản thấp. Nhóm tác giả Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhtto, Ghulam
Trang 15
Abass cho rằng công ty lớn sử dụng nhiều nợ hơn nhưng có thể các công ty này không
có khả năng đánh đổi giữa chi phí nợ và lợi nhuận từ nợ dẫn đến giảm ROA.
Biến Tangibility có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và có nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với giả thuyết 3. Kết quả này nghĩa
là các công ty của Pakistan đầu tư quá nhiều tài sản cố định nhưng không mang lại
hiệu quả kinh doanh. Nó chỉ ra việc sử dụng tài sản không hiệu quả và từ đó dẫn đến
ảnh hưởng giảm hiệu quả kinh doanh.
Biến Growth có ảnh hưởng tích cực với ROA và có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết 4. Kết quả này chỉ ra tầm quan
trọng của tăng trưởng. Tỷ lệ tăng trưởng cao của công ty dệt may thì ảnh hưởng làm
giảm chi phí sử dụng vốn và tăng hiệu quả kinh doanh.
Biến Risk, biến Tax cũng ảnh hưởng tích cực đến ROA và có ý nghĩa thống kê với
mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết 5, giả thuyết 6. Kết quả
chứng minh lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận “doanh nghiệp có sự biến thiên
doanh thu hoạt động cao hơn thì lợi nhuận cao hơn”. Tương tự, tiền thuế phải nộp cao
chỉ ra rằng doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Nghiên cứu của nhóm tác giả này đã chỉ ra được mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Pakistan. Nghiên cứu này giúp nhà
phân tích và nhà quản lý nên quan tâm đến mức tối ưu của cơ cấu vốn và việc sử dụng
hiệu quả, phân bổ nguồn lực. Nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp dệt may Pakistan đạt
được mục tiêu sản xuất hiệu quả.
Qua bài nghiên cứu của nhóm tác giả nhóm tác giả Fozia Memon, Niaz Ahmed
Bhtto, Ghulam Abass tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu
quả doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp dệt may của Pakistan. Kết quả trong
nghiên cứu này giúp tác giả có thể dùng làm cơ sở để lựa chọn các biến áp dụng vào
xây dựng mô hình nghiên cứu, đồng thời giúp tác giả có thể đưa ra các giả thuyết phù
hợp trong đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 16
Nghiên cứu của nhóm tác giả Heydar Mohammadzadeh Salteh, Elham
Ghanavati, Vahid Taghizadeh Khanqah, Mohsen Akbari Khosroshahi (2012)9
Năm 2012, Nhóm tác giả Heydar Mohammadzadeh Salteh, Elham Ghanavati,
Vahid Taghizadeh Khanqah và Mohsen Akbari Khosroshahi nghiên cứu về mối quan
hệ cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Dữ liệu nghiên cứu là 28 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tehran
thuộc ngành giao thông vận tải, sản xuất, từ năm 2005 đến năm 2009.
Heydar Mohammadzadeh Salteh, Elham Ghanavati, Vahid aghizadeh Khanqah và
Mohsen Akbari Khosroshahi nghiên cứu trên cả hai phương diện. Trên phương diện
tài chính, biến HQKD được đại diện bởi chỉ số: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA,
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Trên phương diện thị trường, biến HQKD
được đại diện bởi các chỉ số: giá thị trường của vốn cổ phần và giá trị sổ sách của tổng
tài sản (Tobin’Q), giá trị thị trường vốn cổ phần trên giá trị sổ sách vốn cổ phần
(MBVR).
Biến độc lập: Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (TDTA), tỷ lệ nợ dài hạn/ tổng tài sản (LDTA),
tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (TDTQ), nợ ngắn hạn/tổng tài sản (SDTA).
Mô hình hồi quy được sử dụng:
YROE = β0 + β1SDTAit+ β2LDTAit+ β3TDTA + β4TDTQ (1)
YROA = β0 + β1SDTA + β2LDTA + β3 TDTA + β4 TDTQ (2)
YEPS = β0 + β1SDTA + β2LDTA + β3 TDTA + β4 TDTQ (3)
YMBVR = β0 + β1SDTA + β2LDTA + β3 TDTA + β4 TDTQ (4)
YQ = β0 + β1SDTA + β2LDTA + β3 TDTA + β4 TDTQ (5)
Các giả thuyết đưa ra:
Giả thuyết 1: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Giả thuyết 2: Nợ ngắn hạn làm giảm hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết 3: Nợ dài hạn làm giảm hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết 4: Tổng nợ làm tăng hiệu quả kinh doanh
9
Heydar Mohammadzadeh Salteh, Elham Ghanavati, Vahid Taghizadeh Khanqah and Mohsen Akbari
Khosroshahi (2012) Capital Structure and Firm Performance; Evidence from TehranStock Exchange, Islamic
Azad University, Marand, Iran.
Trang 17