Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Viện Đào Tạo Sau Đại Học
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HSX)
GVHD : TS.VÕ THỊ QUÝ
Học viên: NHÓM TÀI CHÍNH 2
TP.HCM-2014
DANH SÁCH NHÓM
1. Huỳnh Hiền Hải
2. Võ Thị Mộng Điệp
3. Viên Ngọc Bích
4. Bùi Thị Mỹ Hạnh
5. Lương Thị Kim Chi
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
Đề tài: Những yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX).
Lý do chọn đề tài
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một doanh nghiệp cổ
phần và có thể được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc tài sản khác. Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần
trăm (%) lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà công ty chi trả cho cổ đông phổ thông ( Dwi
Purwanti (2010)) và là một trong những thành phần chủ chốt của chính sách cổ tức. Việc xác
định tỷ lệ chi trả cổ tức cũng là một trong những quyết định quan trọng mà ban quản trị doanh
nghiệp phải xem xét nhiều yếu tố trước khi ra quyết định, bởi việc cân nhắc và nắm bắt được
mối tương quan giữa các yếu tố tác động với tỷ lệ chi trả cổ tức có thể giúp doanh nghiệp đưa
ra tỷ lệ phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp đã niêm yết hay chưa niêm
yết. Đối với các doanh nghiệp niêm yết thì việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả
cổ tức càng cần thiết, vì với vai trò là một trong những thành phần chính của chính sách cổ
tức, tỷ lệ đề ra sẽ cùng với chính sách cổ tức có những tác động đến thị giá cổ phiếu (Bishop
et al., 2000) bên cạnh những tác động đến giá trị doanh nghiệp, kỳ vọng của nhà đầu tư vào
triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai (Droms, William G. (1990). Xét tại
một thị trường chứng khoán thành lập còn non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm so với các
thị trường chứng khoán thế giới như thị trường chứng khoán Việt Nam, các doanh nghiệp
niêm yết càng nên thận trọng xem xét nhiều yếu tố trước khi xác định tỷ lệ chi trả cổ tức nhằm
duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực cho giá cổ phiếu cũng như đảm bảo nguồn vốn kinh
doanh cho doanh nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh các nghiên cứu về các yếu tố yếu tố phi tài chính và các yếu tố tài chính tác động
đến chính sách tỷ lệ chi trả cổ tức, hay tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức, dù chưa nhiều nhưng
trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về các yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ chi trả cổ
tức cho một thị trường cụ thể như nghiên cứu của Arnott và Asness (2003) nghiên cứu thị
trường chứng khoán Mỹ và thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu có tương quan với tỷ lệ
chi trả cổ tức. Kania, Sharon L.& Bacon, Frank W. (2005) nghiên cứu các yếu tố tác động đến
quyết định chi trả cổ tức, trong đó lấy tỷ lệ chi trả cổ tức làm biến phụ thuộc và một số yếu tố
tài chính được nghiên cứu như Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng, Rủi ro, Khả năng thanh
toán, Đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các
yếu tố tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, mà trong đó sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) thường được
nhắc đến do biên độ dao động thường lớn hơn và hoạt động giao dịch thường sôi động hơn so
với sàn Hà Nội. Do đó, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Liệu các yếu tố tài chính có ảnh
hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX tại Việt Nam hay
nói cách khác, giữa các yếu tố tài chính và tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn HSX có mối tương quan nào không? Xuất phát từ câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu
chọn nghiên cứu đề tài Những yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các
doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
(HSX) nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đặt ra.
Trang 2
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
Mục tiêu nghiên cứu:
• Nhận dạng các yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các các doanh
nghiệp niêm yết trên HSX.
• Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến tài chính đối với tỷ lệ chi trả cổ tức cho một mẫu
các doanh nghiệp trên sàn HSX.
TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Kania, Sharon L.& Bacon, Frank W. (2005) nghiên cứu các yếu tố tác
động đến quyết định chi trả cổ tức, trong đó lấy tỷ lệ chi trả cổ tức làm biến phụ thuộc và
một số yếu tố tài chính được nghiên cứu như Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng, Rủi
ro, Khả năng thanh toán, Đòn bẩy tài chính, Các biến đo lường gồm có ROE, Tốc độ
tăng trưởng doanh thu, Hệ số beta, Tỷ số thanh toán hiện hành, Tỷ số Nợ/Tổng tài sản.
Một trong số kết luận của nghiên cứu này là tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ nghịch
chiều với khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng và quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài
chính, khả năng sinh lợi.
Nghiên cứu của Mohammed Amidu & Joshua Abor (2006) cố gắng xác định các yếu tố
tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại Ghana và nhận thấy có mối
quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với khả năng sinh lợi, dòng tiền và thuế
nhưng có quan hệ nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng doanh thu, rủi ro, giá trị thị trường
trên giá trị sổ sách. Nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thu được từ các báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana trong thời gian 6
năm. Mô hình hồi quy được sử dụng là OLS.
Nghiên cứu của Melissa Myers & Frank Bacon (2002) cũng nghiên cứu các yếu tố tác
động đến quyết định chi trả cổ tức và lấy tỷ lệ chi trả cổ tức làm biến phụ thuộc với các
biến độc lập gồm có: hệ số P/E, ROE, lợi nhuận biên, tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu, tỷ số
thanh toán hiện hành, tốc độ tăng trưởng EPS ước tính 5 năm và tốc độ tăng trưởng
doanh thu. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa hệ số P/E,
tỷ lệ Nợ/Vốn với tỷ lệ chi trả cổ tức.
Nghiên cứu của Dwi Purwanti (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như Lợi
nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu (DER), tỷ lệ Gía trên Gía trị
sổ sách (PBV), tỷ suất Lợi nhuận trên Vốn đầu tư (ROI), tỷ số Tổng tài sản trên Tổng
doanh thu (TATO) đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Nghiên cứu này nhận thấy tỷ lệ DER, ROI có
ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn Indonesia.
Một trong những đề xuất về yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cổ tức trong nghiên cứu của
Shapiro (1990) là tốc độ tăng trưởng mong muốn của công ty. Nghiên cứu của Shapiro
nói rằng", một công ty tăng trưởng nhanh với nhiều dự án đầu tư có giá trị hiện tại
ròng (NPV) dương thường sẽ giữ lại một tỷ lệ dòng tiền hoạt động lớn hơn một công ty
có ít cơ hội đầu tư. Do vậy, công ty tăng trưởng nhanh sẽ có mức chi trả cổ tức thấp hơn
"(550).
Trang 3
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. Khái niệm
Các yếu tố tài chính: được hiểu là tất cả các yếu tố có thể có được thông qua các báo
cáo tài chính (các tỷ số tài chính, doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, phải trả, ).
Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về khái niệm cho cụm từ
này.
Cổ tức: cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công
ty cổ phần và có thể được chi trả bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc tài sản khác. Khi hoạt
động kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào
việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, được gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận
còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức
cho cổ đông khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật. Việc chi trả cổ tức cho cổ đông được ghi nhận vào một ngày cụ thể.
Khi cổ tức được công bố, nó trở thành một trách nhiệm tài chính đối với công ty và công
ty không thể dễ dàng thay đổi được.
Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout ratio). Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần trăm (%) lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu mà công ty sẽ chi trả cho cổ đông phổ thông. Hệ số này cho biết
lợi ích của cổ đông chiếm bao nhiêu % trong lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Omran &
Pointon (2004)).
Thông qua các nghiên cứu liên quan cho thấy, các yếu tố tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức
thay đổi theo từng quốc gia do sự khác biệt về pháp lý, mức thuế, chuẩn mực kế
toán,v.v Trong nghiên cứu này, nhóm đã rút ra một số yếu tố tài chính muốn nghiên
cứu tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức gồm: Khả năng thanh toán, Tỷ lệ nợ, Chỉ số lợi
nhuận giữ lại, Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng. Các yếu tố tài chính nghiên cứu sẽ
được thể hiện bởi các tỷ số sau:
Tỷ số Khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ tiêu này cho biết khả năng doanh nghiệp có
thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn.
(Omran & Pointon (2004)).
Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu (D/E) cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và
vốn chủ sở hữu.Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy
động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó
cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi
ích của hiệu quả tiết kiệm thuế (Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn
bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh).
Chỉ số lợi nhuận giữ lại. Chỉ số lợi nhuận giữ lại (hay Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư)
là một tỷ số tài chính để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu
tư của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh
nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư
càng mạnh. (Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản
Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh).
Trang 4
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE). Tỷ suất này cho
biết 1 đồng vốn góp của cổ đông thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. (Nguyễn Minh
Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí
Minh).
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp cho biết tình hình tăng trưởng
doanh thu của các doanh nghiệp qua các năm.
B. Quan hệ giữa các biến tài chính đối với tỷ lệ chi trả cổ tức:
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tỷ lệ chi trả cổ tức : Khả năng thanh toán kém
cũng thường đi kèm với tỷ lệ chi trả cổ tức thấp do có sự thiếu hụt tài sản lưu động. Tỷ lệ
chi trả cổ tức càng cao thì càng làm giảm lượng tài sản lưu động. Baker, Veit and Powell
(2001) kết luận rằng giữa khả năng thanh toán và tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ
nghịch chiều.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ với tỷ lệ chi trả cổ tức: Các nghiên cứu đã có cho thấy tỷ lệ nợ
có thể có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức vì khi một công ty sử dụng tỷ
lệ nợ cao, mức độ phụ thuộc của công ty vào nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng và vì vậy sẽ
có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp (Aivazian, Booth & Cleary (2003) ) nhằm tránh chi phí huy
động vốn từ bên ngoài công ty (Higgins, Rozeff). Một nghiên cứu của Santhi Appannan
và Lee Wei Sim (2011) về các công ty trong ngành thực phẩm ở Malaysia cho rằng: Việc
nhìn nhận tỷ lệ nợ là một yếu tố quyết định đến tỷ lệ chi trả cổ tức là cần thiết trong việc
quyết định và duy trì một chính sách cổ tức hợp lý có lợi cho cả công ty và cổ đông.
Nghiên cứu đã kết luận rằng có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nợ và tỷ lệ
chi trả cổ tức, có nghĩa là khi công ty có tỷ lệ nợ thấp thì sẽ có khuynh hướng chi trả cổ
tức cho các cổ đông thấp và ngược lại
Mối quan hệ giữa lợi nhuận giữ lại và tỷ lệ chi trả cổ tức: Về quan hệ giữa lợi nhuận giữ
lại và việc chi trả cổ tức, đã có nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Omran & Pointon
(2004) cũng nhận thấy rằng để tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong tương lai, các công ty
cũng thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và chỉ dùng một phần nhỏ để chi trả cổ tức, hoặc
thậm chí không trả cổ tức. Nghiên cứu của Franco Modigliani và Merton H. Miller
(1958) cho rằng một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả
cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn,
có cổ phần được nắm giữ rộng rãi thường do dự đối với việc hạ thấp tỷ lệ chi trả cổ tức,
ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Lợi nhuận giữ lại là phần
vốn giữ lại đầu tư sau thuế và chi trả cổ tức. Từ khái niệm về lợi nhuận giữ lại, chúng ta
thấy yếu tố này có tỷ lệ đồng biến vừa nghịch biến với tỷ lệ chi trả cổ tức, nghĩa là nếu
công ty chi trả cổ tức tiền mặt thì lợi nhuận giữ lại càng tăng khi tỷ lệ chi trả cổ tức càng
giảm, còn nếu chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thì phần vốn giữ lại này sẽ tăng lên cho tái
đầu tư nên phần vốn giữ lại này càng tăng thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng tăng lên theo. Do
vậy yếu tố lợi nhuận giữ lại vừa có tương quan thuận vừa có tương quan nghịch đối với
tỷ lệ chi trả cổ tức.
Mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với tỷ lệ chi trả cổ tức: Nghiên cứu về các thị trường
mới nổi của Aivazian, Booth và Cleary (2003) nhận thấy rằng khả năng sinh lợi và cơ
hội đầu tư đóng vai trò quan trọng vai trò trong việc xác định tỷ lệ chi trả cổ tức và theo
Trang 5
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
họ, tỷ lệ ROE có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Một nghiên cứu
khác của Mohammed Amidu, Joshua Abor (2006) về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi
trả cổ tức của các công ty niêm yết ở Ghana trong sáu năm cho thấy rằng có mối quan hệ
đồng biến giữa tỷ lệ trả cổ tức và khả năng sinh lợi,dòng tiền, và thuế.
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chi trả cổ tức: Nghiên cứu của Melissa
Myers & Frank Bacon (2002) ủng hộ các nghiên cứu trước rằng các công ty có tốc độ
tăng trưởng cao thường chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả. Nghiên cứu này nhận thấy
các công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu thường cần nguồn vốn lớn để tái đầu tư
và hỗ trợ tăng trưởng, do vậy, tỷ lệ chi trả cổ thức thấp. Các công ty trong nghiên cứu
Melissa Myers & Frank Baconđưa ra tỷ lệ chi trả sau khi đã giữ lại nguồn vốn cần thiết
để tài trợ tăng trưởng. Nghiên cứu của Amarjit Gill, Nahum Biger and Rajendra
Tibrewala (2010) cũng đồng quan điểm: khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì tỷ lệ
chi trả cổ tức thấp bởi vì khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì công ty cần chi tiêu
nhiều hơn cho đầu tư nên tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, và ngược lại khi tốc độ tăng trưởng
doanh thu thấp thỉ tỷ lệ chi trả cổ tức cao.
MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
• Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận định lượng, được thực
hiện theo phương pháp nghiên cứu tương quan nhằm kiểm tra sự tương quan giữa các
biến tài chính (biến độc lập) với tỷ lệ chi trả cổ tức (biến phụ thuộc). Việc phân tích dữ
liệu được thực hiện thông qua phần mềm SPSS. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là
dữ liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,
website của các công ty và HSX.
• Từ các lý thuyết nền, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số yếu tố tài chính muốn nghiên cứu
tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức gồm: Khả năng thanh toán, Tỷ lệ nợ, Chỉ số lợi nhuận
giữ lại, Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng.
Trong nghiên cứu này:
- Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần trăm (%) lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà công ty sẽ chi
trả cho cổ đông. số này cho biết lợi ích của cổ đông chiếm bao nhiêu % trong lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu .
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
EPS
DPS
Trong đó, Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Earning per share - EPS) cho biết mức lợi
nhuận trên mỗi cổ phần mà cổ đông thường được hưởng
[
EPS=
(Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi)
Số cổ phiếu thường đang lưu hành
Và: Cổ tức trên mỗi cổ phần (Dividend per share - DPS) cho biết khoản lợi tức
trên mỗi cổ phần mà cổ đông nắm giữ.
DPS =
(Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãi-Thu nhập giữ lại)
Số cổ phiếu thường đang lưu hành
Trang 6
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
- Khả năng thanh toán được đo bằng hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ tiêu
này cho biết khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng
tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn.
Hệ số Khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản Ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
- Tỷ lệ nợ được đo bằng tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết quan hệ
giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
- Chỉ số lợi nhuận giữ lại: Chỉ số lợi nhuận giữ lại nói lên sự tích lũy của công ty
cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này.
Chỉ số thu nhập giữ lại = 1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức
- Khả năng sinh lợi được do bằng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on
Equity - ROE). Tỷ suất này cho biết 1 đồng vốn góp của cổ đông thu được bao
nhiêu lợi nhuận sau thuế.
ROE =
Thu nhập ròng sau thuế
Vốn chủ sổ hữu bình quân
- Tốc độ tăng trưởng sẽ được đo bằng Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm của
doanh nghiệp, được tính bằng công thức:
Tốc độ tăng trưởng =
Doanh thu (năm t) - Doanh thu năm (t-1)
Doanh thu năm (t-1)
• Các biến độc lập và phụ thuộc được thể hiện trong bảng sau:
Yếu tố Biến đo lường Mô tả Ghi chú
Tỷ lệ chi trả cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức
Cổ tức/Lợi nhuận trên mỗi cổ
phần
Biến phụ
thuộc
Khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh
toán hiện hành
Tài sản ngăn hạn/Nợ ngắn hạn Biến độc lập
Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ Nợ trên Vốn
chủ sở hữu
Nợ/Vốn chủ sở hữu Biến độc lập
Chỉ số lợi nhuận giữ
lại
Chỉ số lợi nhuận giữ
lại
1-Tỷ lệ chi trả cổ tức Biến độc lập
Khả năng sinh lợi
Tỷ số Lợi nhuận trên
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu Biến độc lập
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng
doanh thu
(Doanh thu (năm t) - Doanh
thu năm (t-1))/Doanh thu năm
(t-1)
Biến độc lập
• Mô hình nghiên cứu:
Trang 7
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
Biến độc lập Tác động Biến phụ thuộc
• Đám đông nghiên cứu: các công ty niêm yết trên sàn HSX.
• Chọn mẫu: Do đám đông nghiên cứu là hơn 300 công ty niêm yết trên sàn HSX nên để
tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc quan sát các biến, nhóm
nghiên cứu tiến hành chọn mẫu gồm 50 công ty niêm yết trên sàn HSX. Do số liệu tài
chính năm 2011 của các doanh nghiệp vẫn chưa được công bố đầy đủ nên nhóm chọn
giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2007 đến 2010. Phần tử mẫu không bao gồm các ngân
hàng và các công ty tài chính nhằm đảm bảo tính khái quát cho các doanh nghiệp vì
báo cáo tài chính và đặc điểm hoạt động của các ngân hàng và các công ty tài chính có
sự khác biệt so với các công ty trong các ngành khác. Sau đó, mẫu được lựa chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
• Qui trình chọn mẫu:
o Xác định đám đông nghiên cứu: các công ty niêm yết trên sàn HSX có dữ liệu
tài chính từ 2007-2010, loại trừ các ngân hàng và các công ty tài chính.
o Kích thước mẫu: 50 công ty
o Phương pháp chọn mẫu: phương pháp xác suất.
o Tiến hành chọn
• Giả thuyết nghiên cứu: có mối tương quan giữa các yếu tố tài chính gồm Khả năng
thanh toán, Tỷ lệ nợ, Chỉ số lợi nhuận giữ lại, Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng
của các doanh nghiệp với tỷ lệ chi trả cổ tức. Cụ thể:
H1a: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ
tức.
H1b: Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ tức.
H1c: Chỉ số lợi nhuận giữ lại tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ tức.
Trang 8
Tỷ lệ nợ
Chỉ số lợi nhuận giữ lại
Tốc độ tăng trưởng
Khả năng sinh lợi
Khả năng thanh toán
Tỷ lệ
chi trả
cổ tức
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
H1d: Tỷ số Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ
tức.
H1e: Tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ tức.
• Hàm hồi quy:
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ β
5
X
5
+ ℮
Trong đó:
Y = DPS/EPS (Tỷ lệ chi trả cổ tức)
β
i
= hằng số (i=1,2,3,4,5)
X
1
= CURR (Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành)
X
2
= DER (Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu )
X
3
= RER ( Chỉ số lợi nhuận giữ lại )
X
4
= ROE ( Tỷ số Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu )
X
5
= SR ( Tốc độ tăng trưởng doanh thu)
℮ = phần dư .
Trang 9
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2009), T à i ch í nh doanh nghiệp c ă n bản , Nhà xuất bản Thống kê, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Aivazian, V, Booth, L and Cleary, S. 2003, ‘Do Emerging Market Firms Follow Different
Dividend Policies from U.S. Firms?’, The Journal of Financial Research, Vol 26, No. 3.
3. Amarjit Gill, Nahum Biger and Rajendra Tibrewala (2010), Determinants of Dividend
Payout Ratios: Evidence from United States. The Open Business Journal, 2010, 3, 8-14.
4. Baker, H. Kent, E. Theodore Veit, and Gary E. Powell (2001). Factors Influencing Dividend
policy Decisions of NASDAQ Firms. The Financial Review, Volume 36, 19. Longwood
University.
5. Droms, William G. (1990). Finance and Accounting for Nonfinancial Managers. Third
Edition. Massachusetts: Addison-Wesley Publishing.
6. Dwi Purwanti (2010), Gunadarma University. Impact of financial ratios on dividend policy
(empirical study of manufacturing companies listed in indonesia stock exchange period 2005-
2009).
7. Franco Modigliani and Merton H. Miller (1958), The Cost of Capital, Corporation Finance
and the Theory of Investment, The American Economic Review Vol. 48, No. 3 (Jun., 1958),
pp. 261-297
8. Kania, Sharon L.& Bacon, Frank W. , Longwood University. What factors motivate the
corporate dividend decision?
9. Melissa Myers & Frank Bacon (2002), Longwood College. The determinants of corporate
dividend policy.
10. Mick, Anna C. and Frank Bacon (2003). The Determinants of the Dividend Policy
Decision. Academy of Accounting and Financial Studies Journal , Volume 8, Number 1.
11. Mohammed Amidu &Joshua Abor (2006), Determinants of dividend payout ratios in
Ghana. University of Ghana Business School, Legon, Ghana.
12. Omran, M, Pointon, J. 2004, ‘Dividend Policy, Trading Characteristics and Share Prices:
Empirical Evidence from Egyptian Firms’, International Journal of Theoretical and Applied
Finance, Vol. 7, No. 2.
13. Santhi Appannan and Lee Wei Sim (2011), Faculty of Business Management, AIMST
University - A Study On Leading Determinants Of Dividend Policy In Malaysia Listed
Companies For Food Industry Under Consumer Product Sector
14. Shapiro, Alan C. (1990). Modern Corporate Finance. New York: Macmillan Publishing
Co.
Trang 10