Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở huyện châu thành a ­ hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 80 trang )

 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH 
­­­ ❧•❧ ­­­ 
 
 
 

NGUYỄN PHƯƠNG NGUYÊN 
 
 

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
 ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Ở HUYỆN  
CHÂU THÀNH A ­ HẬU GIANG 
 
 
 
 
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
Ngành Kinh tế nông nghiệp 
Mã số ngành: 52620115 
 
 
 
 
 
 


Tháng 8 ­2014 

 


 
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA KINH TẾ ­ QUẢN TRỊ KINH DOANH 
­­­ ❧•❧ ­­­ 
 
 
 
NGUYỄN PHƯƠNG NGUYÊN 
MSSV: 4114684 
 
 
 
 

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
 ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Ở HUYỆN  
CHÂU THÀNH A ­ HẬU GIANG 
 
 
 
 
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 

Ngành Kinh tế nông nghiệp 
Mã số ngành: 52620115 
 
 
 
 
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 
PHẠM QUỐC HÙNG 

 
 
 
 
Tháng 8 ­ năm 2014 

 


 

 
LỜI CẢM TẠ 
 
 
Sau  3,5  năm  học tập  tại  Khoa  Kinh  tế& Quản  trị Kinh doanh  trường Đại  học 
Cần  Thơ.  Hôm  nay,  với  những  kiến  thức  đã  học  được  ở  trường  và  những  kinh 
nghiệm  thực  tế  trong  quá  trình  học  tập,  em  đã  hoàn  thành  luận  văn  tốt nghiệp  của 
mình. Nhân quyển luận văn này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: 
Chân thành biết ơn cha, mẹ đã nuôi dạy con trong suốt thời gian qua. 
Chân  thành biết  ơn thầy  Phạm Quốc  Hùng,  người  thầy đã tận  tình  hướng dẫn 

em hoàn thành luận văn này. 
Chân  thành  cảm  ơn  quý  Thầy,  Cô  trường  Đại  học  Cần  Thơ,  đặc  biệt  là  các 
Thầy  (Cô)  khoa  Kinh  tế  &  Quản  trị  Kinh doanh  đã  dày công truyền  đạt  kiến  thức 
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. 
Trân trọng kính chào! 
Cần Thơ, ngày       tháng      năm 2014 
Người thực hiện   

 
 
 
 
 
 
                  Nguyễn Phương Nguyên 

 
 
 
 
 
 

 


 
 
 
 

TRANG CAM KẾT 
 
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu 
của tôi và các  kết  quả nghiên  cứu  này chưa  dùng  cho  bất cứ  luận văn cùng cấp nào 
khác. 
Cần Thơ, ngày      tháng      năm 2014 
Người thực hiện 

 
 
 
 
 
 
             Nguyễn Phương Nguyên 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 


 
 
 
 
 
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 
 
 
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….……………
…………………………………………………………………….…………………
……………………………………………………………………. 

………..…, ngày……….tháng………năm 2014 
 Thủ trưởng đơn vị 
                                                                             (ký tên và đóng dấu) 

 
 

 


 
 
 
 
 
 
 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 
 
…..…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….. 
…..…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..……
……………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………...………………………
…………………………………………………………..……………………………
……………………………………………………..…………………………………

………………………………………………..………………………………………
…………………………………………..……………………………………………
……………………………………..…………………………………………………
………………………………..………………………………………………………
…………………………..……………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………
………………..………………………………………………………………………
………...........................................................................................................................
........ 
…………, ngày……….tháng……….. năm 2014 
                                                                              Giảng viên hướng dẫn 
                                                                               (ký tên và ghi họ tên) 

 


 


 

 


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 
 
 
…..…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………….. 
…..…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..……
……………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………...………………………
…………………………………………………………..……………………………
……………………………………………………..…………………………………
………………………………………………..………………………………………
…………………………………………..……………………………………………
……………………………………..…………………………………………………
………………………………..………………………………………………………
…………………………..……………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………
………………..………………………………………………………………………
………...........................................................................................................................
........ 
…………, ngày……….tháng……….. năm 2014 
                                                                              Giảng viên phản biện 
                                                                               (ký tên và ghi họ tên) 
 
 


 


MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1…………………………………………………………………..11 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

………………………………12 
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
12 
1.2.1 Mục tiêu chung
12 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
12 
1.3CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
12 
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
12 
CHƯƠNG 2…………………………………………………………………..14 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………..14 
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
14 
2.1.1 Khái niệm về hộ
14 
2.1.2 Hộ nông dân
14 
2.1.3 Vai trò của hộ nông dân
15 
2.1.4 Kinh tế hộ
15 
2.1.5 Vai trò của kinh tế hộ nông dân
15 
2.1.6 Thu nhập
16 
2.1.7 Những khái niệm có liên quan
17 
    2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ

18 
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21 
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
21 
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
22 
CHƯƠNG 3…………………………………………………………………..25 
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN…………………………………………………25 
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÀ HỘI CỦA HUYỆN CHÂU 
THÀNH A­HẬU GIANG
26 
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
26 
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
28 
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH A HẬU 
GIANG
30 
3.2.1 Sản xuất nông nghiệp
30 
3.2.2 Sản xuất công nghiệp
36 
3.2.3 Sản xuất thương mại dịch vụ
37 
3.2.4 Thu nhập bình quân
37 

 



 
CHƯƠNG 4…………………………………………………………………..38 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ………………38 
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỘ NGHIÊN CỨU
….38 
4.1.1 Nhân khẩu
38 
4.1.2 Một số đặc điểm của chủ hộ
39 
4.1.3 Một số đặc điểm của thành viên tạo thu nhập trong hộ
41 
4.2  THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHIÊN CỨU
44 
4.2.1 Thực trạng diện tích canh tác
44 
4.2.2 Mức độ đa dạng hoạt động tạo thu nhập của hộ
45 
4.2.3 Thực trạng thu nhập nông nghiệp của hộ
47 
4.2.4 Thực trạng thu nhập phi nông nghiệp của hộ
49 
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ
51 
4.4 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO THU 
NHẬP CỦA NÔNG HỘ
55 
4.4.1 Thuận lợi
55 
4.4.2 Khó khăn

 
4.5 GIẢI PHÁP
56 
CHƯƠNG 5…………………………………………………………………..58 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………..8 
5.1 KẾT LUẬN
58 
5.2 KIẾN NGHỊ
59 
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………60 
PHỤ LỤC 1…………………………………………………………………...62 
PHỤ LỤC 2…………………………………………………………………...69 
PHỤ LỤC 3…………………………………………………………………...70 

 
 
 
 
 
 
 
10 
 


 
 
 
DANH MỤC HÌNH 
 


Hình 1: Bản đồ huyện Châu Thành A­Hậu Giang………………………………..25 
Hình 2. Diện tích sản xuất lúa qua các năm………………………………………29 
Hình 3: Sản lượng lúa của huyện qua các năm……………………………….......30 
Hình 4. Diện tích một số loại cây ăn quả chủ lực………………………………...31 
Hình 5. Sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực…………………………………...32 
Hình 6. Sản lượng các loại thủy sản nuôi trồng chủ yếu…………………………34 
Hình 7. Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện……………………………….....35 
Hình 8. Đặc điểm nhân khẩu các hộ nghiên cứu ở huyện Châu Thành A………..37 
Hình 9. Đặc điểm về giới tính của chủ hộ………………………………………..38 
Hình 10. Đặc điểm về tuổi của chủ hộ……………………………………………38 
Hình 11. Số hoạt động tạo thu nhập của hộ………………………………………43 
Hình 12. Các hoạt động nông nghiệp của hộ……………………………………..45 
 

11 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


12 
 


DANH MỤC BẢNG 
 
Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn nghiên cứu……………….22 
Bảng 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng thu nhập và kì vọng…………………………...24 
Bảng 3.1 Đặc điểm về sử dụng đất của huyện Châu Thành A…………………...27 
Bảng 3.2 Đặc điểm dân số của huyện Châu Thành A năm 2013………………...27 
Bảng 3.3 Số lượng gia súc, gia cầm của huyện…………………………………..32 
Bảng 3.4 Sản lượng thịt gia súc, gia cầm của huyện……………………………..33 
Bảng 3.5 Sản lượng các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu…………………………33 
Bảng 3.6 Thu nhập bình quân đầu người huyện Châu Thành A…………………36  
Bảng 4.1 Đặc điểm học vấn của chủ hộ…………………………………………..39 
Bảng 4.2 Đặc điểm chung của người tạo thu nhập trong hộ……………………...40 
Bảng 4.3 Đặc điểm lao động của hộ……………………………………………...41 
Bảng 4.4 Diện tích canh tác của hộ………………………………………………42 
Bảng 4.5 Thu nhập của hộ theo số hoạt động…………………………………….44 
Bảng 4.6 Thu nhập theo hoạt động nông nghiệp…………………………………46 
Bảng 4.7 Các hoạt động phi nông nghiệp của hộ………………………………...47 
Bảng 4.8 Thu nhập theo hoạt động phi nông nghiệp của hộ……………………..48 
Bảng 4.9 Các biến ảnh hưởng đến thu nhập……………………………………...49 
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ…….50 

13 
 



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
 
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long 
Đvt: Đơn vị tính 
M: Mét (đơn vị tính) 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
14 
 


 
CHƯƠNG 1 
MỞ ĐẦU 

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Từ xưa  đến  nay,  với  vị trí địa lí,  khí  hậu  và thổ  nhưỡng  của  Việt  Nam, nông 
nghiệp  là một  trong  những  ngành chủ  đạo trong quá  trình  phát triển kinh  tế.  Theo 
tổng  cục  thống  kê,  năm  2012  Việt  Nam  có  48% lực  lượng  lao  động  tham  gia vào 
các hoạt  động  nông  nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động tham gia nông 
nghiệp  còn  thấp  so  với  các  ngành  khác.  Thêm  vào  đó  nông  nghiệp  nước  ta  phụ 
thuộc  rất nhiều  vào  thiên  nhiên,  những  rủi  ro  không  thể kiểm soát và dự báo trước 
như dịch bệnh, thiên tai, mất mùa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  
 

Hậu  Giang  là  tỉnh  thuộc  Đồng  bằng  Sông  Cửu  Long,  có  7  đơn  vị  hành  chính 
bao  gồm  1  thành  phố,  1  thị  xã  và  5  huyện.  Hậu  Giang  là  tỉnh  nằm  ở  phần  cuối 
Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so 
với  mực  nước  biển.  Địa  hình  thấp  dần  từ  Bắc  xuống  Nam  và từ  Đông  sang  Tây. 
Khu  vực ven  sông  Hậu cao  nhất, trung bình khoảng  1  ­  1,5  m, độ cao  thấp dần về 
phía  Tây.  Bề  mặt  địa  hình  bị chia  cắt mạnh  bởi hệ thống  kênh  rạch nhân tạo.  Hậu 
Giang  còn  có  một  hệ  thống  sông  ngòi  kênh  rạch  chằng  chịt  với  tổng  chiều  dài 
khoảng  2.300 km. Mật  độ  sông  rạch  khá  lớn  1,5 km/km.  Có  thể thấy  đây là nơi có 
điều  kiện sinh  thái  thích hợp cho phát triển  sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu của 
cục  thống  kê  tỉnh  Hậu  Giang  hiện  nay,  sản  lượng  lương  thực  hàng  năm của  Hậu 
Giang ước đạt 1 triệu tấn 1 năm. 
Huyện  Châu  Thành A  là  một trong những huyện vùng ven của tỉnh Hậu Giang. 
Châu  Thành  A  gồm  4  thị  trấn và 6  xã  với  diện  tích  156.6km2  và  dân  số  104.3750 
người,  mật độ dân  số 680 người/km2. Hoạt động chủ yếu của huyện là nông nghiệp, 
các ngành  công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nhiều vì vậy đa số người dân phụ 
thuộc  vào  nghề  nông. Trong  khi  đó  ô  nhiễm  môi  trường  và  biến  đổi  khí hậu  ngày 
càng  ảnh hưởng  đến  năng  suất  của các sản phẩm nông nghiệp. Mất mùa, dịch bệnh 
thường  xuyên  xảy ra khiến  người  dân  gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, dân số 
ngày  càng  tăng, dẫn  đến thu  hẹp  đất  sản  xuất,  có  nhiều  hộ  sinh  kế  chủ yếu  là làm 
15 

 


thuê, đời sống chưa cao dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các nông hộ, làm ảnh 
hưởng trực tiếp tới định hướng phát triển và thu nhập của nông hộ. 
Vì  vậy  việc  nghiên  cứu  những  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  nông  hộ  là  rất 
cần thiết  giúp  nông  dân có thể  nâng  cao  thu nhập. Để có được những luận cứ khoa 
học nhằm  cung  cấp  cho  các  nhà nghiên  cứu  và  người  ra  thực  hiện những mục tiêu 
chính  sách  kinh  tế ­ xã hội của địa phương đạt hiệu quả thì việc đánh giá các yếu tố 
ảnh  hưởng  đến  thu nhập của  hộ  nông  dân trên  địa  bàn  huyện  Châu  Thành  A,  Hậu 
Giang là  rất cần  thiết.  Xuất  phát từ thực tế trên, vì thế đề tài “Phân tích các yếu tố 
ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  nông  hộ  ở huyện  Châu Thành  A,  Hậu Giang” được 
đề  xuất  để  giải  quyết vấn  đề  và  mang  lại  chất  lượng  cuộc  sống  cao  hơn cho người 
nông dân ở địa bàn nghiên cứu. 
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
        1.2.1 Mục tiêu chung 
 
Phân  tích  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  của  nông  hộ  ở  huyện Châu 
Thành A, tỉnh Hậu Giang  
        1.2.2 Mục tiêu cụ thể 
        Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: 
(1)

Mô tả tình hình của nông hộ hiện nay 

(2)

Xác định mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 

(3)


Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao thu nhập nông hộ.  

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 
  Thu  nhập  hiện  nay  của  nông  hộ  ra  sao?  Những  yếu  tố  nào ảnh  hưởng  đến  thu 
nhập nông hộ? Mức độ ảnh hưởng ra sao? 
    Hạn chế mà nông hộ gặp phải là gì? Giải pháp nào có thể giải quyết?  
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
1.4.1 Phạm vi không gian 
Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang 
1.4.2 Phạm vi thời gian  

16 
 


Số liệu của đề tài được thu thập trong năm 2014 
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang 
1.4.4 Nội dung nghiên cứu 
Đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu nhập nông hộ từ đó tìm ra giải pháp 
giúp nâng cao  thu nhập cho nông hộ. 
1.4.5 Phạm vi nội dung 
Đối  tượng  nghiên  cứu  của  đề  tài  là  những  hộ  dân  sinh  sống  ở  vùng  nông  thôn  ở 
huyện  Châu  Thành  A  tỉnh  Hậu  Giang.  Nội  dung  nghiên  cứu  gồm  đưa  ra  các  lý 
luận  làm  cơ  sở  cho  việc  thực  hiện  đề  tài,  giới  thiệu  tổng  quát  về  địa  bàn  nghiên 
cứu. Ngoài ra đề tài còn khái quát thực trạng về thu nhập của hộ từ đó phân tích các 
yếu  tố  ảnh  hưởng  đến thu  nhập  của  hộ  dân. Dựa trên  kết  quả  nghiên  cứu  đã  phân 
tích đề xuất giải pháp để cải thiện đời sống người dân. 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

17 
 


 
 
 
CHƯƠNG 2 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 
2.1.1 Khái niệm về hộ 
Theo  Đào  Thế  Tuấn  (1996):  “Hộ  là  nhóm  người  có  cùng  chung  huyết  tộc 
sống  chung  với  những  người  cùng  hoặc  khác  huyết  tộc  trong  cùng  một  nhà.  Ăn 
chung  và  có  chung  ngân  quỹ,  có  phân  phối  chung  nguồn  thu  nhập  mà  các thành 
viên sáng tạo ra” 
2.1.2 Hộ nông dân 

Hộ  nông  dân  là đối  tượng  nghiên cứu  chủ  yếu  của  khoa  học nông nghiệp và 
phát  triển  nông  thôn,  vì  tất  cả  các  hoạt  động  nông  nghiệp  và  phi  nông  nghiệp  ở 
nông  thôn  đều  được  thực  hiện  qua hộ nông dân. (Trần Xuân Long, 2009). Ngoài ra 
còn  có  định  nghĩa  hộ  nông  dân  là  hình  thức  tổ  chức  sản  xuất  kinh  doanh  trong 
nông,  lâm,  ngư  nghiệp, bao gồm một nhóm người không có cùng huyết tộc hoặc có 
cùng  quan  hệ  huyết  tộc  sống  chung  một  mái  nhà,  có  chung một  nguồn thu  nhập, 
tiến  hành  các  hoạt  động  sản  xuất  nông  nghiệp với  mục  đích  chủ  yếu  phục vụ cho 
nhu cầu  của các  thành  viên  trong  hộ  (Trần  Quốc  Khánh  2005).  Dựa  theo  tính chất 
công việc có thể phân chia các hộ như sau: 
•  Hộ  thuần  nông:  Là  hộ  mà  mọi  thành  viên  đều  có  việc  làm  liên  quan  đến  nông 
nghiệp 
•  Hộ nông nghiệp­làm  công:  Các  thành viên trong hộ vừa tham gia hoạt động nông 
nghiệp, vừa tham gia làm công ăn lương 
•  Hộ nông nghiệp­sản xuất kinh doanh: Là hộ vừa tham gia hoạt động nông nghiệp, 
công nghiệp hoặc thương mai dịch vụ hoặc tham gia cả ba hoạt động 
•  Hộ nông nghiệp: Bao  gồm  các  hoạt  động  kinh  tế thuộc  nông  nghiệp,  lâm nghiệp 
và thủy sản. 
18 
 


Hộ nông dân có những đặc điểm như sau: 

­

Vừa là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất và tiêu dùng  

­

Hộ  nông  dân  còn  là  đơn  vị  tái  tạo  nguồn lao  động. Sự  tái  tạo  bao gồm  việc  sinh, 

nuôi,  dưỡng  và  giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…đây cũng là đặc trưng 
của hộ nông dân  

­

Sản xuất  của  hộ  nông  dân  dựa  trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc 
hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp. 

­

Mục  đích  sản  xuất  của  hộ  nông  dân  là  sản  xuất  ra  sản  phẩm  nông  nghiệp  nhằm 
phục  vụ  cho nhu  cầu của họ. Khi sản xuất dư thừa, họ đem phần sản phẩm đó ra để 
trao đổi trên thị trường nhưng đó không phải là mục đích của họ. 

­

Quan  hệ  giữa  tiêu  dùng  và  sản  xuất biểu hiện ở trình độ tự cấp, tự túc, trình độ này 
quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường 

­

Quy mô sản xuất nhỏ, các nguồn lực có thể phát huy hay thu hồi dễ dàng  
 

2.1.3 Vai trò của hộ nông dân 

Hộ  nông  dân  có  vai  trò  quan  trọng  trong  việc  khai  thác  các  nguồn  lực, đầu 
tiên  là  nguồn  nhân  lực  của  hộ  và  ruộng  đất.  Mặc  dù  nguồn  lực  được sử  dụng  có 
hiệu  quả  kém  hơn  so  với  quy  mô  trang  trại  tuy  nhiên  các  hộ  nông  dân  vẫn  đang 
chiếm một vai trò chính trong việc khai thác các nguồn lực để sản xuất nông sản. 

Hộ  nông  dân  có  vai  trò  quan  trọng  trong  tiến  trình  chuyển  đổi  nền  nông 
nghiệp  lạc  hậu sang  nền  nông  nghiệp theo xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa 
bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. 
Là  thành phần chủ  yếu  ở  nông  thôn,  hộ  nông  dân  có  vai trò quan trọng trong 
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và duy trì mô hình nông thôn mới. 
2.1.4 Kinh tế hộ 
Theo  quan  niệm  của  Ellis (1993),  kinh tế  hộ  nông  dân  là sản  xuất của  các  hộ 
gia  đình  nông  nghiệp, có quyền  sinh  sống trên  các mảnh  đất  đai,  sử  dụng  chủ yếu 
sức  lao  động của gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn 
và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường. 

19 
 


2.1.5 Vai trò của kinh tế hộ nông dân 
Kinh  tế  hộ  là một  bộ  phận  cấu thành  của  nền kinh tế,  sự  tồn  tại  và  phát triển 
của  kinh  tế  hộ  nông  dân  dù ở bất  kì hình  thức  nào  đều  là  nhân  tố  quan  trọng  góp 
phần  thúc  đẩy  nền  kinh tế  quốc  dân  phát triển.  Ở  các nước khác trên thế giới, kinh 
tế  hộ  nông  dân  đảm  bảo về nguồn  cung  cấp  nông  sản  và lương  thực  cho  đời  sống 
xã  hội.  Ở  Việt Nam,  kinh  tế  hộ  nông  dân  chiếm vị trí to lớn hơn khi chiếm tỉ trọng 
lớn  trong  ngành kinh  tế  và  thúc  đẩy  nông  nghiệp  nông thôn phát triển. Ngoài cung 
cấp lương thực thực  phẩm cho thị trường nội địa kinh tế hộ nông dân còn góp phần 
tạo  ra  sản  phẩm  xuất  khẩu  góp  phần  sử  dụng  hiệu  quả  hơn  nguồn  tài  nguyên  đất, 
rừng, biển… nâng cao thu nhập cho người nông dân.  
2.1.6 Thu nhập 
Theo  Cao  Thị  Thúy  Hằng  (2002)  thì  thu  nhập của  hộ  gia  đình  là toàn  bộ  số 
tiền  và hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất 
định  (thường  là trong  khoảng một  năm),  bao gồm: thu từ tiền công, tiền lương, thu 
từ  sản  xuất  nông,  lâm  nghiệp,  thủy  sản  (đã  trừ  chi  phí  sản  xuất);  thu  từ  sản  xuất 

ngành nghề phi  nông, lâm  nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí); thu khác được tính vào 
thu nhập. Tổng thu nhập nông hộ có thể tính bằng công thức sau: 
 
 
 
Còn  có  các định nghĩa khác như sau: Thu nhập nông hộ là phần thu nhập tăng 
thêm  mà  hộ  được  hưởng để bù đắp  cho  thù lao  lao  động  gia  đình,  cho  tích  lũy  và 
cho  tái  sản  xuất  mở  rộng  nếu  có  (Trần  Xuân  Long,  2009)  Ngoài  ra  theo  Black 
(1997)  ông  định  nghĩa  thu  nhập  là  lượng  tiền  có  thể  sử  dụng  một  cách  thường 
xuyên và có thể  giữ  được một mức độ tiêu dùng nhất định trong tương lai được gọi 
là  thu  nhập vĩnh viễn hay có thể xem thu nhập như là một lượng tiền mà cá nhân có 
thể  chi  tiêu  trong  một  khoảng  thời  gian  nhất  định  mà  vốn  đầu  tư  không  bị  ảnh 
hưởng hoặc hao hụt.  
Thu  nhập  của  nông  hộ: được  xem  như  là tổng thu nhập từ việc tiến hành hoạt 
động  sản xuất  nông  nghiệp,  bên  cạnh đó thu nhập của nông hộ còn được xem xét ở 
khía  cạnh  các  chính sách hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu từ phi nông nghiệp. 
Thu  nhập  của  hộ  có  thể  phụ  thuộc  vào kết  quả  hoạt  động  sản  xuất  kinh  doanh  mà 
20 
 


hộ  thực  hiện  để  bù  đắp  vào  lao động gia đình, cho tích luỹ và tái sản xuất (nếu có). 
Thu  nhập  của  hộ  phụ  thuộc  vào  hoạt  động  sản  suất  kinh  doanh  mà hộ thực hiện. 
Thu nhập nông hộ có thể phân thành 2 loại: 
a. Thu nhập nông nghiệp 
Là  lợi  nhuận  từ  các  hoạt động nông sản  xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn 
nuôi,  nuôi trồng thủy  sản  và các  hoạt  động  làm  thuê  nông  nghiệp mang lại sau khi 
lấy doanh thu trừ chi phí.  
Lợi  nhuận:  Là  kết  quả  tài  chính  cuối cùng của  hoạt động sản  xuất  mang  lại. 
Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Có thể tính bằng công thức 

Lợi nhuận = 

doanh thu ­ 

chi phí 

Doanh  thu:  Là  tổng  số  tiền nông hộ thu  về  được sau  khi  bán  sản  phẩm  nông 
nghiệp  
Doanh thu = Số lượng sản phẩm bán ra * Giá bán 
Chi phí:  Là  toàn  bộ  số  tiền  dùng  để  chi trả cho các yếu tố đầu vào và các yếu 
tố  cần  có  trong  quá  trình  sản  xuất  như phân bón,  thuốc  trừ sâu, thuê  mướn  đất và 
phương tiện phục vụ cho sản xuất, thuê mướn lao động… 
Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi 
Chi  phí  cố  định:  Là  các  khoản  chi  phí  không  thay đổi  tuỳ  thuộc  vào  quy  mô 
sản xuất như tiền thuê đất sản xuất, lãi suất ngân hàng… 
Chi  phí  biến  đổi:  Là  chi  phí  thay  đổi  theo  quy  mô  sản xuất,  mùa  vụ, số lao 
động hoặc các yếu tố khách quan như thời tiết, thiên tai… 
b. Thu nhập phi nông nghiệp 
Là  thu  nhập  từ  các  hoạt động ngoài  nông  nghiệp,  các  hoạt động thương  mại 
như  buôn  bán,  kinh  doanh  cũng  được  xem  là các  hoạt động phi  nông  nghiệp. Thu 
nhập  từ  các hoạt  động  phi nông nghiệp  chủ  yếu  là  từ  tiền lương, tiền cho thuê như 
cho thê đất hoặc lợi nhuận kinh doanh buôn bán đem lại.   
2.1.7 Những khái niệm có liên quan 
❖ Các khái niệm xã hội 

21 
 


­ Nhân khẩu: Là những người thực tế vẫn thường xuyên ăn chung ở chung tại hộ. 

­  Tuổi:  Để  chỉ  số  tuổi  của  chủ  hộ  hoặc  các thành  viên trong  hộ, được  tính  theo 
năm. 
­  Trình  độ  học  vấn:  Để  chỉ  các  lớp  học  tính  theo  năm  mà  chủ hộ và các  thành 
viên  đã  hoàn  thành. Trong nghiên cứu này học vấn được tính theo đơn vị lớp từ lớp 
01  đến lớp 12;  trung  cấp  được  quy đổi  là 14;  cao  đẳng  và  đại  học  được quy đổi là 
16. 
❖ Các khái niệm kinh tế  
­ Thu  nhập bình quân đầu người/năm: Là tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm 
chia đều cho số thành viên trong gia đình 
­ Lao  động:  Là số người tham gia vào hoạt động trong quá trình thực hiện sản 
xuất, thể hiện theo ngày công lao động (8 giờ/ngày). 
­  Độ  tuổi  lao  động:  Theo  quy  định  của  Luật  Lao  động  hiện  hành  lao  động 
được  thừa  nhận  trong  độ  từ  15  đến  55  tuổi  đối  với  nữ  và  15  đến  60  tuổi  đối với 
nam. 
­ Ngoài  độ  tuổi lao  động:  là  những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động 
theo  quy  định  của Luật Lao  động  hiện  hành  nhưng thực tế  vẫn  tham  gia  lao  động 
(Niên giám thống kê, 2008). Lao động ngoài độ tuổi là lao động có tuổi đời dưới 15 
và  trên  55  tuổi  đối với  nữ và dưới  15  và trên 60 tuổi đối với nam. Nhưng trên thực 
tế ở nông thôn những người trên 60 tuổi vẫn tham gia lao động tạo thu nhập cho gia 
đình. 
­  Lao  động  thuê:  Chỉ lao  động  đi làm  thuê  cho  hoạt  động  sản  xuất  của nông 
hộ  khác,  thể  hiện  bằng  ngày  công và được tính bằng tiền mặt hoặc hình thức thanh 
toán khác tùy theo công việc. 
­  Hộ  nghèo:  là  những  hộ  được  chính  quyền địa phương bình  xét,  đánh  giá,  xếp 
vào danh sách  hộ  nghèo  (đã  hoặc  chưa  được cấp giấy “chứng nhận hộ nghèo”) của 
từng  năm  theo  tiêu  chuẩn nghèo  tương  ứng  của  Bộ lao  động thương binh – Xã hội 
hoặc chuẩn nghèo thực tế áp dụng của địa phương. 
­ Chuẩn  nghèo giai  đoạn  2011  ­  2015  (Chỉ  thị  số  1752/CT­TTg  ngày  21 tháng 9 
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ): 


22 
 


+ Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng; 
+ Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng. 
Những  hộ  có  mức  thu  nhập  bình  quân  đầu  người từ  mức  quy  định  nêu trên  trở 
xuống là hộ nghèo. 
2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ 
Trong  phạm  vi  nghiên  cứu  của  đề  tài,  tác  giả  phân  tích  những  nhân  tố quan 
trọng  ảnh  hưởng  đến thu  nhập  dựa trên  các  lý  thuyết  và nghiên  cứu  đã  được thực 
hiện trước đây. Những  nhân tố này được trình bày cụ thể như sau: 
♦  Nhân  khẩu :  chỉ  số  người  trong  gia  đình  thường  xuyên  ăn  chung,  ở  chung 
dưới  một  mái  nhà  (người).  Nếu số  nhân  khẩu  tăng lên tuy nhiên số người tham gia 
lao  động  không tăng sẽ dẫn đến thu nhập trung bình của hộ gia đình giảm xuống và 
gây  ra  sự  phụ  thuộc  vào  kinh tế  giữa  các thành  viên trong  gia  đình. Thêm  vào  đó 
nếu  số  nhân  khẩu  tăng  theo  xu  hướng  có  trình  độ  học vấn  thấp sẽ ảnh  hưởng  lớn 
đến thu  nhập  của  nông  hộ.  Nên hệ số của biến nhân khẩu được kỳ vọng là âm. Một 
nghiên  cứu của  Parvin và  Akteruzzaman (2013) cho thấy rằng yếu tố nhân khẩu có 
tác  động  nghịch  chiều  với  thu  nhập  của  nông  hộ.  Số  người  trong  gia  đình  càng 
nhiều  thì  thu  nhập  của  hộ  có  xu  hướng  giảm  đi,  đặc  biệt  là  đối  với những  hộ  có 
người  phụ  thuộc.  Người  phụ thuộc  được hiểu  như  là  những người chưa  đủ  tuổi  vị 
thành  niên  hay  những  người  dưới  18  tuổi,  những  người  không  có  khả  năng  lao 
động  và  những  người  già,  trên  70  tuổi.  Có  kết  quả  tương  tự  như nghiên  cứu  của 
Parvin  và  Akteruzzaman,  trong  một  nghiên  cứu  được  thực  hiện  bởi  Lê  Khương 
Ninh (2010), dữ liệu thu từ 1.071 nông hộ được chọn ngẫu nhiên ở Đồng bằng sông 
Cửu  Long.  Tác  giả  đã  sử  dụng  phương  pháp  bình  phương  bé  nhất  (OLS) để  ước 
lượng  mô  hình  hồi  quy.  Kết  quả  nghiên cứu  cho thấy  nhân  khẩu  có  tác động đến 
thu  nhập  nông  hộ.  Các  nhân  tố khác  bao  gồm khả  năng  vay vốn,  tuổi  chủ  hộ, học 
vấn  của  chủ  hộ,  diện  tích  đất,  dân  tộc  và  nghề  phi  nông  nghiệp.  Ngoài  ra 

A.Ghofoor  (2010)  khi  nghiên  cứu về các  yếu  tố  ảnh hưởng  đến  tổng  thu  nhập  của 
nông  hộ  ở  Pakistan cũng đã chỉ  ra kết  quả  phân  tích các  yếu tố  tác động tương tự 
như nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2010).  
♦ Học vấn trung bình của thành viên tham gia lao động: là biến số trình độ học 
vấn  trung  bình  của  các  thành  viên  tham  gia  tạo  thu  nhập  cho  hộ  (số  năm  đi 
học/người).Hệ  số  biến học vấn trung bình của thành viên được kỳ vọng là dương vì 
23 
 


học vấn  là  một  trong các  nguồn  lực  quan trọng tạo nên thu nhập của hộ. Khi người 
tạo  thu  nhập có học  vấn càng  cao  sẽ càng dễ dàng tìm  được những  công việc theo 
hướng  phi  nông  nghiệp,  thu  nhập  đảm  bảo,  ít  rủi  ro.  Bên  cạnh  đó,  học  vấn  cao 
khiến  người  lao  động  có  thể  dễ  dàng  tiếp  cận  các  tiến bộ khoa học  kĩ  thuật  để  áp 
dụng  vào  sản  xuất  nhằm  tăng  năng  suất.  Theo  một  kết  quả  nghiên  của  Nguyễn 
Quốc  Nghi  và  Bùi  Văn  Trịnh  (2011)  thực  hiện  dựa  trên  phỏng  vấn  150  hộ  người 
Khmer  ở  Trà  Vinh  và  90  hộ  người Chăm  ở  An  Giang.  Tác  giả  đã sử dụng hồi quy 
tuyến  tính  để  phân  tích  để  xác  định  các  nhân  tố  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  bình 
quân/người/tháng  của  người  Khmer  ở  Trà  Vinh  và người  Chăm  ở  An  Giang. Kết 
quả  nghiên  cứu  cho  thấy  có  8  yếu  tố  chính  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  của  hộ  dân 
trong  đó  có  học  vấn  trung  bình  của thành  viên tham gia lao động. Các biến còn lại 
gồm  có  trình  độ  học  vấn  của  chủ hộ,  số  nhân  khẩu,  số  hoạt động tạo  thu  nhập,  độ 
tuổi lao động, tiếp cận chính sách, tham gia đoản hội và khả năng vay vốn.  
♦ Số lao  động  trong  gia  đình:  Số  người  lao động.  Là số  người  tham gia tạo ra 
thu nhập  cho  nông  hộ. Biến được  kì  vọng  dương  vì  càng  nhiều lao động với nhiều 
nguồn khác nhau sẽ làm cho tổng thu nhập của nông hộ tăng lên. Trong một nghiên 
cứu  của  Parvin  và  Akteruzzaman  (2013) cho  thấy rằng rằng yếu tố lao động có tác 
động cùng chiều với thu nhập của nông hộ, được kì vọng dương.  
♦Diện tích  canh  tác: Diện  tích  canh  tác  là  biến số  tổng  diện  tích  đất của nông 
hộ  (ha). Diện tích  canh  tác  càng  lớn, nông dân càng có nhiều cơ hội để mở rộng và 

đa  dạng  hóa các  loại  hình canh tác, trồng xen kẽ nhiều cây khác nhau trên diện tích 
sẵn có tạo  thêm  thu  nhập.  Nên  hệ số của biến diện tích đất được kỳ vọng là dương. 
Safa  (2005)  khi  nghiên  cứu  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  của  nông  hộ  ở 
Yemen  ông  cũng  đưa  vào  biến  yếu  tố  diện  tích  đất  canh  tác.  Ông  đã  đặt  ra  giả 
thuyết  cho  rằng  khi  diện  tích đất  canh tác  càng  lớn thì năng suất  sẽ  cao  hơn  từ đó 
cho nhiều  lợi nhuận  và  làm  tăng  thu  nhập  của  hộ  dân.  Nghiên  cứu của  ông đã cho 
kết  quả,  diện  tích  canh  tác  có  tác  động  tích  cực  đến  thu  nhập  của  hộ  nông  dân. 
Trong  nghiên  cứu  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập  của  nông  hộ  tại  xã  Long 
Phước huyện  Long  Hồ,  tỉnh Vĩnh Long  của  tác giả Nguyễn Văn Đông (2012) thực 
hiện  bằng  phương pháp thống  kê  mô  tả, phân tích  tài  chính và hồi quy tương quan 
để  phân  tích và xử  lý số liệu. Nghiên cứu này có kết quả giống như nghiên cứu của 
Safa  khi  chứng  minh  diện  tích  đất  nông  nghiệp  có  ảnh  hưởng  đến  thu  nhập.  Các 
yếu tố  còn  lại  bao  gồm  số lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp, học vấn trung 
24 
 


bình  của  các  thành  viên  trong  độ  tuổi  lao  động  và  số  hoạt  động  sản  xuất  nông 
nghiệp. 
♦ Số hoạt  động  tạo thu  nhập:  Số  hoạt  động  tạo  thu  nhập  chỉ số hoạt  động của 
nông  hộ  thực  hiện  để  tạo  ra  nguồn  thu  nhập bao  gồm:  trồng  trọt,  chăn  nuôi,  kinh 
doanh,  làm  thuê,  lao động là  công  nhân  viên  chức.  Số  hoạt động tạo thu nhập tăng 
góp  phần  tạo  sự  ổn  định  và  nâng  cao  thu  nhập  hộ,  giảm  bớt  các  rủi  ro.  Hệ  số  của 
biến được kỳ vọng là dương (Huỳnh Trường Huy và cộng sự, 2008) 
♦  Hoạt  động  phi  nông  nghiệp:  Thực  tế  đã  cho  thấy  các  hoạt  động  phi  nông 
nghiệp  mang  đến nguồn  thu  nhập  tương  đối ổn định và  ít  rủi ro hơn các hoạt động 
nông  nghiệp. Do đó các nông hộ có thành viên tham gia hoạt động phi nông nghiệp 
có  khả năng thu  nhập  sẽ cao  hơn  các  hộ  chỉ hoạt  động  nông nghiệp. (Nguyễn Văn 
Đông, 2012) 
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp 
Thông  tin  về  điều  kiện  tự  nhiên,  tình  hình  kinh  tế  xã  hội,  sản  xuất  nông 
nghiệp,  phi  nông  nghiệp,  thu  nhập bình quân  đầu  người  được lấy  từ  số  liệu  thống 
kê  huyện,  phòng  Nông  nghiệp  và  Phát triển  Nông thôn  huyện  Châu  Thành A,  các 
báo cáo, các thông tin từ các bài nghiên cứu khoa học, các trang web của huyện. 
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp 
­ Chọn mẫu phỏng vấn 
Số  liệu  sơ  cấp được  thực  hiện  qua điều  tra  phỏng  vấn  trực tiếp nông hộ bảng 
câu hỏi phỏng vấn tại huyện Châu Thành A 
Phương  pháp  chọn  mẫu điều  tra:  chọn  4 xã, thị trấn từ huyện có các đặc điểm 
sản xuất  đặc trưng  của huyện. Từ  các xã  đã  chọn,  tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 
các hộ tại nhiều ấp khác nhau trong xã. 
Số mẫu cần thiết cho việc phân tích hồi quy được xác định bởi công thức 
Slovin (1984) như sau: 
 
 
25 
 


×