Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.22 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

ĐẶNG THỊ CẨM TIÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM
Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

08 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

ĐẶNG THỊ CẨM TIÊN
MSSV: 4114653

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM
Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN DUYỆT

08 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế &
Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức quý giá
trong suốt thời gian em học tại trường, tạo điều kiện để em thực hiện đề tài tốt
nghiệp. Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Duyệt đã tận tình hướng dẫn,
chỉ dạy, định hướng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành tốt đề tài luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú cán bộ địa phương, phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung và bà con nông dân đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Cám ơn sự giúp đỡ của các bạn lớp Kinh tế nông nghiệp 1 khóa 37,
những người bạn, đã luôn cùng em nỗ lực và phấn đấu học tập, rèn luyện trong
suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ.
Sau cùng, em xin kính gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn quan tâm,
chăm sóc, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình trưởng thành của em.
Cần Thơ, ngày……tháng…..năm…..
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Cẩm Tiên

i



LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm……
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Cẩm Tiên

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………….
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm……

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Duyệt

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
..…………………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày……tháng…...năm……
Gảng viên phản biện

iv


MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀO LIỆU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 6
2.1.1 Một số khái niệm ....................................................................................... 6
2.1.2 Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) ..................................................... 9
2.1.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ................... 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 11
CHƯƠNG 3: TỎNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 14
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LAI VUNG ................................................... 14
3.1.1 Vị trí địa lí ................................................................................................ 14
3.1.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 15
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................ 18
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG .......... 18
3.2.1 Giới thiệu về nấm rơm ............................................................................. 18

v



3.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ..................................................................... 19
3.2.3 Diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm giai đoạn 2011 – 2013 ........... 20
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP ............................. 22
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ TRONG MẪU ............................... 22
4.1.1 Nguồn lực lao động.................................................................................. 22
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ trực tiếp sản xuất ....................................... 23
4.1.3 Kinh nghiệm trồng nấm rơm của chủ hộ ................................................. 23
4.1.4 Tham gia tập huấn.................................................................................... 24
4.1.5 Diện tích đất canh tác .............................................................................. 24
4.1.6 Nguồn vốn vay trong sản xuất nấm rơm.................................................. 25
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
CỦA CÁC HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG
THÁP ................................................................................................................ 26
4.2.1 Phân tích chi phí ...................................................................................... 26
4.2.2 Phân tích doanh thu, lơi nhuận ................................................................ 28
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở
HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP...................................................... 30
4.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế ........................................................................ 30
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.............................. 33
4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ trồng nấm rơm ở huyện
Lai Vung tỉnh Đồng Tháp ................................................................................. 35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 38
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 38
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 38
5.2.1 Đối với nông dân ..................................................................................... 38

5.2.2 Đối với địa phương và tổ chức khuyến nông .......................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................40
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 42

vi


PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 44
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 46

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Lai Vung
tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................. 11
Bảng 2.2: Các biến số sử dụng trong mô hình DEA ........................................ 12
Bảng 2.3: Các biến trong mô hình và kỳ vọng các biến ................................... 12
Bảng 3.2: Diện tích cây trồng của huyện Lai Vung giai đoạn 2011 – 2013 ........
........................................................................................................................... 16
Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm từ năm 2011 – 2013 ...........
........................................................................................................................... 21
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng nấm rơm
ở huyện Lai Vung ............................................................................................. 22
Bảng 4.2: Nguồn lực lao động của nông hộ ..................................................... 22
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ trực tiếp sản xuất nấm rơm
phân theo cấp học ............................................................................................. 23
Bảng 4.4: Tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm rơm của nông hộ ... 24
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất trong sản xuất nấm rơm ............................... 25

Bảng 4.6: Tình hình vay vốn sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung ................ 25
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất nấm rơm trung bình trên công (1.000m2) ............. 26
Bảng 4.8: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm ............. 28
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu tài chính ........................................................................ 29
Bảng 4.10: Các biến sử dụng trong mô hình DEA ........................................... 30
Bảng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm .............................. 31
Bảng 4.12: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng nấm rơm .......... 32
Bảng 4.13: hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng nấm rơm ................... 33
Bảng 4.14: Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế ............................................................................................................... 34
Bảng 4.15: Lượng đầu vào của các nông hộ sử dụng thực tế
và lượng đầu vào đề xuất ...............................................................................36

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế
theo đầu vào ........................................................................................................ 7
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế
theo đầu ra .......................................................................................................8
Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ ......................................... 24

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE (Allocative Efficiency) : Hiệu quả phân phối nguồn lực
BVTV : Bảo vệ thực vật

CE (Cost Efficiency) : Hiệu quả sử dụng chi phí (kinh tế)
CP : Chi phí
DEA (Data Envelopment Analysis) : Phân tích màng bao dữ liệu
DT : Doanh thu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
LN : Lợi nhuận
NN & PTNT : Nông nghiêp và Phát triển nông thôn
TE (Technical Efficiency) : Hiệu quả kỹ thuật

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 3.283 km 2
được giới hạn bởi: phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam và Đông
Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía
Tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ. Đồng Tháp có hệ thống giao thông
thuỷ, bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá.
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, nằm trong vùng trọng điểm về
nông nghiệp của quốc gia, là địa phương đứng thứ 3 cả nước về sản xuất lúa
gạo, đồng thời là trung tâm thu mua, chế biến lúa gạo lớn nhất khu vực, đứng
đầu về nuôi và chế biến cá tra, là vùng trồng cây ăn trái lớn đồng thời cũng là
địa phương có truyền thống trồng hoa kiểng. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp
đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhằm góp
phần xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản
phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Huyện Lai Vung được xem là huyện hưởng ứng tích cực trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ một huyện chuyên canh lúa, người dân dần

chuyển sang canh tác nhiều loại cây trồng khác như nấm rơm, hoa huệ trắng,
mè,…Đặc biệt là nấm rơm, năm 2011 diện tích trồng nấm rơm của huyện là
383 ha, đến năm 2012 diện tích nấm tăng lên 395 ha. Trồng nấm rơm mang
lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ mang lại thu nhập ổn định, góp phần
tận dụng nguồn rơm phế phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, phân rơm mục sau khi
trồng nấm là đầu vào quan trọng cho việc trồng huệ, loại cây đang phát triển
mạnh mẽ của huyện. Tuy nhiên, do quá trình chuyển đổi cây trồng diễn ra tự
phát, sản xuất nhỏ lẻ, nguồn cung tăng đột biến, giá cả bắt đầu biến động dẫn
đến hiệu quả sản xuất thấp.
Từ những đặc điểm trên, đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô
hình trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện
nhằm đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả cũng như tăng thu nhập cho người dân.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế của các nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp,
từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập của
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung phân tích các mục tiêu cụ
thể sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nông hộ trồng
nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

- Mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp.
- Mục tiêu 4: Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các
nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
những năm qua như thế nào?
- Mô hình trồng nấm rơm đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho các
nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng
nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
Số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014

2


do phòng NN & PTNT huyện Lai Vung cung cấp. Số liệu sơ cấp được thu
thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng nấm rơm ở huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể là các nông hộ ở địa bàn 4 xã Phong Hòa,
Định Hòa, Tân Hòa và xã Long Thắng.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đỗ Quang Giám (2002), “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương
pháp phân tích vỏ bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang”.
Trong nghiên cứu này mô hình DEA định hướng đầu vào được áp dụng để
xác định hiệu quả kỹ thuật đạt được và lời giải cho việc sử dụng đầu vào của
mỗi hộ. Kết quả cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được trong
các hộ điều tra là 85,5%, con số này chứng tỏ mặt bằng chung về hiệu quả kỹ
thuật đạt được là khá tốt.
Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng, La Nguyễn Thuỳ Dung (2006),
“Phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng
sông Cửu Long”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả quy mô
và kỹ thuật của 261 hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt
là hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thông qua phương pháp Data Envelopment
Analysis và Stochastic Frontier Analysis. Nghiên cứu cho thấy hệ số bình
quân về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của hộ sản xuất lúa tại vùng
nghiên cứu ở ĐBSCL đạt khá cao, mặc dù phần lớn các hộ chưa đạt hiệu quả
kỹ thuật tối ưu (chỉ đạt 75%). Trong số các mô hình canh tác được khảo sát,
cho thấy các mô hình sản xuất lúa kết hợp cho hiệu quả cao hơn những mô
hình độc canh lúa. Đồng thời, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
bao gồm diện tích canh tác, vốn đầu tư, chi phí phân bón và nông dược;
trong khi đó, hiệu quả phi kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và
khả năng ứng dụng kỹ thuật sản xuất của nông dân.
Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe (2011), “Productive Efficiency of
Soybean production in the Mekong River Delta in Vietnam (Hiệu quả sản
xuất của việc sản xuất đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt
nam)”. Nghiên cứu đo lường khả năng tăng năng suất từ việc nâng cao hiệu
quả của nông dân trồng đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 113 nông hộ trồng đậu tương ở Cần
Thơ và An Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp biên giới ngẫu nhiên để
ước lượng các hiệu quả. Kết quả phân tích ước tính mức hiệu quả kỹ thuật


3


(TE) là 74%, hiệu quả phân bổ (AE) là 51% và mức hiệu quả kinh tế (EE)
đạt được là 38%. Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để xác
định các yếu tố như chính sách, khu vực, kinh nghiệm, diện tích tác động đến
hiệu quả sản xuất. Kết quả cho thấy, các chính sách của chính phủ có tác
động tích cực một phần vào việc tăng AE và EE của nông hộ, kinh nghiệm
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, diện tích canh tác tác động tích
cực đến hiệu quả kỹ thuật nhưng tiêu cực đến hiệu quả phân phối và sử dụng
chi phí.
Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê Thông (2014), “Phân tích hiệu quả kinh tế
của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Nghiên cứu dựa trên
số liệu thu thập từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp. Kết quả ước
lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas cho thấy các yếu
tố sản xuất ảnh hưởng năng suất sen của hai vụ là lượng giống, phân đạm,
phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động gia đình. Mức hiệu
quả kinh tế đạt được ở vụ 1 là 82,18%, còn ở vụ 2 là 82,99%. Bên cạnh đó,
nghiên cứu còn sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất để
chỉ ra các yếu tố như vay vốn, diện tích đất trồng sen làm giảm hiệu quả của
nông hộ, trong khi trình độ học vấn càng cao thì sản xuất đạt hiệu quả càng
cao.
Phan Văn Hòa, Nguyễn Việt Thiên (2011), “Hiệu quả kinh tế sản xuất
nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu sử dụng
hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm rơm. Kết quả cho thấy, các
yếu tố số lượng meo, rơm, số ngày công lao động và năm kinh nghiệm trồng
nấm ảnh hưởng làm tăng năng suất nấm, lớn nhất là số lượng meo giống.
Trông khi đó, tuổi vòm càng lớn thì càng không có hiệu quả kinh tế do làm

giảm năng suất nấm.
Quan Minh Nhựt (2009), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối
nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng lúa tỉnh Đồng
Tháp”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để ước
lượng hiệu quả của các hộ trồng lúa. Bằng phương pháp hồi quy tobit nghiên
cứu cho thấy các biến giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, quy
mô hộ, tập huấn kỹ thuật, tín dụng…có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả về kỹ
thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và
ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

4


Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng (2013), “Phân
tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại
huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham
số”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu để ước
lượng hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở đo lường hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân phối nguồn lực của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
hiệu quả sử dụng chi phí đạt được khá thấp trung bình khoảng 62%. Ngoài
ra, bài nghiên cứu còn so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của các nông
hộ và chỉ ra rằng hộ sản xuất hành tím có quy mô sản xuất khá hợp lý trung
bình 98%.
Thái Thanh Hà (2009), “Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ
liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của
các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum”. Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất
thông qua phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Trước tiên các chỉ
số về hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật được tính toán dựa trên phương
pháp bao dữ liệu DEA, sau đó tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để

xác định các yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu
quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy các hộ sản xuất cao su thiên nhiên có quy mô
lớn (trên 2 ha) có hiệu quả sản xuất cao hơn những hộ gia đình có quy mô
nhỏ (dưới 2 ha). Đồng thời, các nhân tố như vốn vay đầu tư sản xuất cao su,
số cây mở miệng cạo và hệ số kỹ thuật cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả chi phí.
Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều cố gắng tìm ra các yếu tố trực
tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Việc ước lượng
hiệu quả kinh tế có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương
pháp tham số và phi tham số. Phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương
pháp phi tham số được sử dụng phổ biến vì DEA có khả năng phân tích một
lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra mà không đòi hỏi dạng hàm sản xuất.
Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa lại phương pháp ước lượng hiệu
quả kinh tế bằng phương pháp DEA thông qua việc ước lượng hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế như tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tập
huấn, tín dụng, diện tích canh tác và số lao động tham gia trực tiếp sản xuất.

5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngư nghiệp, bao gồm một nhóm có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc
sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các

hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
của các thành viên trong hộ. (Trần Quốc Khánh, 2005)
Đặc trưng của hộ nông dân:
+ Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông lâm sản phục
vụ cho nhu cầu của chính họ. Vì vậy, hộ chỉ sản xuất ra cái họ cần. Khi sản
xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa
họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không
phải là mục đích sản xuất của họ.
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình
độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan
hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời,...nên các thành viên trong
nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan
hệ phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác
cao trong lao động. Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ
chức hoạt động sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có
nhiều ưu việc và có tính đặc thù.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo bao gồm
việc sinh, nuôi dưỡng và giáo dụng con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…Đây
cũng là đặc trưng của hộ nông dân.
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Theo Farrell (1957) hiệu quả kinh tế được hình thành từ hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực (hay hiệu quả giá). Hiệu quả kỹ thuật
là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất
hay khả năng tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công
nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối nguồn lực là việc sử dụng tỷ lệ các yếu

6



tố đầu vào tối ưu tương ứng với giá và công nghệ sản xuất nhất định. Hiệu
quả kinh tế là tích giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
EEi = TEi x AEi
Trong đó: EEi, TEi và AEi lần lượt là mức hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối của nhà sản xuất thứ i.
a) Khái niệm hiệu quả kinh tế theo cách tiếp cận đầu vào
Mối quan hệ giữa những loại hiệu quả được biểu diễn ở hình 1. Xét môt
quá trình sản xuất sử dụng 2 đầu vào là X1 và X2 để sản xuất ra một loại sản
phẩm Q với giả định hiệu suất cố định theo quy mô.

Nguồn: Farrell, 1957

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế
theo đầu vào
Ta có đường đẳng lượng SS’ biểu diễn phối hợp đầu vào nhỏ nhất có
thể tạo ra một đơn vị sản phẩm. Những điểm nằm trên đường đẳng lượng SS’
được coi là đạt hiệu quả và có thể sử dụng để đo lường hiệu quả kinh tế.
Điểm A cho thấy nhà sản xuất sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra
một đơn vị sản lượng đầu ra, phần kém hiệu quả kỹ thuật sẽ được đo lường
bởi đoạn AB, qua đó có thể điều chỉnh giảm yếu tố đầu vào mà không ảnh
hưởng đến lượng đầu ra. Thông thường tỷ lệ BA/OA đại diện cho các yếu tố
đầu vào cần được giảm để đạt hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật nằm
trong khoảng 0 đến 1 và được đo lường bằng tỷ lệ:
TE = OB/OA

(2.1)

7



Tỉ giá của hai yếu tố đầu vào X 1, X2 được thể hiện qua độ dốc của
đường đẳng phí WW’, đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng lượng tại
điểm E. Có thể nhận thấy rằng mặc dù điểm B nằm trên đường đẳng lượng
nhưng chi phí yếu tố đầu vào cao hơn điểm E. Đoạn BC thể hiện mức không
hiệu quả về giá cả yếu tố đầu vào ở điểm B so với chi phí tối thiểu là ở điểm
E. Hiệu quả phân phối được đo lường bằng tỷ lệ:
AE = OC/OB

(2.2)

Từ (2.1) và (2.2) có thể suy ra hiệu quả kinh tế được đo lường bằng tỷ lệ:
EE = TE x AE = OC/OA
Khoảng cách từ điểm A đến điểm C là lượng chi phí mà nhà sản xuất có
thể giảm để tạo ra một đơn vị đầu ra. Nếu như sản xuất ở điểm C, nhà sản
xuất vừa đạt hiệu quả kỹ thuật và phân phối, thay vì ở điểm A không đạt về
hiệu quả kỹ thuật và phân phối. Hiệu quả kinh tế là sự kết hợp của hiệu quả
kỹ thuật và phân phối.
b) Khái niệm hiệu quả kinh tế theo cách tiếp cận đầu ra

Y2/X

Ta có thể tiếp cận hiệu quả bằng câu hỏi: “Sản lượng có thể tăng với tỷ
lệ bao nhiêu khi không cần thay đổi lượng đầu vào?”. Đó là cách tiếp cận đầu
ra. Giả sử người sản xuất phân bổ nguồn lực vào sản xuất sản phẩm Y1 và
Y2 tướng ứng với giá sản phẩm tương ứng là P1 và P2. Giả định là hàm sản
xuất này cũng có hiệu suất cố định theo qui mô và được biểu diễn ở hình 2.
Đường PPF được gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất. Một đơn vị sản
xuất đạt hiệu quả nếu nằm trên đường PPF như là tại điểm B.

PPF

D

B

Y02

C

A

0

Y1/X
Y01
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phân, kinh tế theo đầu ra

8


Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra
tương ứng là Y01 và Y02. Nếu tổ hợp đầu vào của người sản xuất được sử
dụng một cách có hiệu quả hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng
tại điểm B trên đường giới hạn sản xuất chứ không phải tại điểm A. Như vậy
hiệu quả kỹ thuật được tính bằng: TE = OA/OB (2.3)
Mặc dù, điểm B là điểm có hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên trên đường PPF
nhà sản xuất có thể đạt được tổng doanh thu cao hơn nếu như sản xuất tại
điểm C. Trong trường hợp này cần sản xuất nhiều Y1 và ít Y2 đi sẽ tăng
doanh thu. Cùng mức doanh thu với điểm C là điểm D. Hiệu quả kinh tế theo
mối quan hệ đầu ra bằng: EE = OA/OD. Hiệu quả phân bổ của sản phẩm:
AE = EE/TE = (OA/OD)/(OA/OB) =OB/OD


(2.4)

2.1.2 Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA)
Hiệu quả kinh tế được đo lường chủ yếu bằng hai phương pháp: phương
pháp tham số và phương pháp phi tham số.
Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp
cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất theo hướng phi tham số. DEA dựa
vào các phương trình tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa nhiều đầu vào
và đầu ra trong sản xuất. Hiệu quả của đơn vị sản xuất được xác định bởi
khoảng cách giữa cơ sở sản xuất và đường giới hạn. Mô hình DEA được phát
triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978.
Theo Tim Coelli (2005), hiệu quả kinh tế (CE) có thể được đo lường
bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu
đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale InputOriented DEA Model, CRS-DEA Model). Trong mô hình sản xuất liên quan
đến nhiều biến đầu vào và một biến đầu ra. Giả sử một tình huống có N đơn
vị đưa ra quyết định (decision making unit – DMU), mỗi DMU tạo ra S sản
phẩm bằng cách sử dụng một lượng M biến đầu vào khác nhau trong sản
xuất. Theo tình huống này, để ước lượng CE của từng DMU,một tập hợp
phương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Vấn
đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS-DEA có dạng như sau:
Min ,xi* wi’xi*
với điều kiện:
N

 x
i 1
N

i


 y
i 1

i

ji

 x*ji  0, j

ki

 yki  0, k

  0, i
9


Trong đó:
wi = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,
xi* = vectơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí
sản xuất của DMU thứ i,
i = 1 to N (số lượng DMU),
k = 1 to S (số sản phẩm),
j = 1 to M (số biến đầu vào),
yki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,
xji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,
 = các biến đối ngẫu.
Ước lượng các hiệu quả này bằng phần mềm DEAP phiên bản 2.1.
2.1.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Để phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Tobit. Mô hình hồi quy Tobit có dạng
sau:
E = βX + u
Trong đó E là biến phụ thuộc thể hiện giá trị của hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân phối nguồn lực hoặc hiệu quả sử dụng chi phí được tính toán bằng
phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA, β là hệ số của phương trình
hồi quy Tobit cần tính, X là các biến độc lập, u là sai số.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo
cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp,
số liệu thống kê…của Phòng NN & PTNT huyện Lai Vung, niên giám thống
kê của huyện Lai Vung.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ
đang tham gia sản xuất nấm rơm trên địa bàn 4 xã Phong Hòa, Định Hòa,Tân
Hòa và Long Thắng của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa vào diện tích canh tác. Phỏng vấn nông

10


hộ nhằm thu thập thông tin tổng quát về nông hộ, tình hình sản xuất, lượng
các yếu tố sử dụng trong sản xuất, thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
của các hộ trồng nấm và những thuận lợi, khó khăn của nông hộ.
Bảng 2.1: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp


Số quan sát
Tỷ lệ (%)
Xã Phong Hòa
12
20,00
Xã Định Hòa
20
33,33
Xã Tân Hòa
16
26,67
Xã Long Thắng
12
20,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả, trình bày, phân tích các
số liệu của các lĩnh vực kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nấm rơm ở huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh diện tích, sản lượng, năng
suất sản xuất qua các năm. Đồng thời tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận
và các chỉ tiêu tài chính như DT/CP, LN/CP, LN/DT để đánh giá kết quả sản
xuất của nông hộ.
Sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kinh tế của việc sản
xuất nấm rơm. Các biến được sử dụng trong mô hình CRS-DEA để phân tích
hiệu quả kinh tế được trình bày trong bảng 2.2

11



Bảng 2.2: Các biến số sử dụng trong mô hình DEA
Chỉ tiêu
Đầu ra sản xuất
Sản lượng (kg/1.000m2)
Đầu vào sản xuất
Diện tích đất trồng nấm (1.000m2)
Lương rơm (tấn/1.000m2)
Meo giống (bao/1.000m2)
Thuốc dưỡng (lít/1.000m2)
Thuốc sâu (lít/1.000m2)
Phân bón (kg/1.000m2)
Nhiên liệu (Xăng) (lít/1.000m2)
Giá cả đầu vào
Tiền thuê đất (đồng/1.000m2)
Giá rơm (đồng/tấn)
Giá meo (đồng/bao)
Giá thuốc dưỡng (đồng/lít)
Giá thuốc sâu (đồng/lít)
Giá phân bón (đồng/kg)
Giá xăng (đồng/lít)

Biến
y
x1
x2
x3
x4
x5

x6
x7
w1
w2
w3
w4
w5
w6
w7

Sau khi đo lường hiệu quả kinh tế của các nông hộ qua mô hình CRSDEA, đề tài sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế, mô hình ước lượng được xác định như sau:

E   0  1TU   2 HV   3 LD   4 KN   5 DT   6TH   7TD
Các biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ được
giải thích và kỳ vọng được trình bày qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Các biến trong mô hình và kỳ vọng các biến
Biến số
TU
HV
LD
KN
DT
TH
TD

Diễn giải biến
Tuổi của chủ hộ trực tiếp sản xuất (năm)
Trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học)
Số lao động gia đình tham gia trồng nấm rơm (người)

Kinh nghiệm của chủ hộ trực tiếp sản xuất (năm)
Diện tích trồng nấm rơm (ha)
Biến giả chỉ việc tham gia tập huấn (1 = có, 0 = không)
Biến giả chỉ việc tham gia tín dụng (1 = có, 0 = không)

Kỳ
vọng
+/+
+
+
+
+
+

- TU là biến định lượng thể hiện tuổi của chủ hộ. Nếu tuổi chủ hộ càng
lớn thì họ có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt sự biến động của thời
tiết, thị trường, đặc điểm sinh trưởng của nấm rơm, tuy nhiên phần lớn họ sẽ
sản xuất chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm canh tác, họ sẽ ít chịu tiếp thu thêm
và ứng dụng thêm những kiến thức khoa học kỹ thuật. Vì vậy, hệ số của biến

12


này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng nghịch biến hoặc đồng biến đến hiệu quả kinh tế
của nông hộ.
- HV là biến định lượng được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ.
Hệ số của biến này kỳ vọng là dương vì số năm đi học sẽ ảnh hưởng tích cực
đến lợi nhuận của chủ hộ bởi trình độ học vấn cao sẽ giúp chủ hộ dễ tiếp thu
và áp dụng kỹ thuật vào trong sản xuất, qua đó làm tăng thu nhập của nông
hộ.

- LD là biến định lượng chỉ số lao động gia đình tham gia sản xuất nấm
rơm, việc tận dụng lao động gia đình có thể làm giảm chi phí thuê mướn lao
động trong các khâu sản xuất như bón phân, xịt thuốc góp phần tăng lợi
nhuận cho nông hộ. Vì vậy, hệ số của biến này có kỳ vọng ảnh hưởng tích
cực đến lợi nhuận của hộ.
- KN là biến định lượng. Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy trong quá
trình sản xuất theo thời gian canh tác của nông hộ. Nông dân có nhiều năm
kinh nghiệm có thể đưa ra quyết định canh tác tốt hơn và các đầu vào sử
dụng hiệu quả hơn. Vì vậy, hệ số của biến này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả kinh tế của nông hộ.
- DT là diện tích trồng nấm rơm của nông hộ. Đất là yếu tố đầu vào rất
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, diện tích đất mà mỗi
nông hộ sở hữu là khác nhau, biến diện tích được sử dụng để nắm bắt được
hiệu quả kinh tế về quy mô của nông hộ. Hệ số này được kỳ vọng sẽ ảnh
hưởng tích cực.
- TH là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn kỹ thuật của các nông hộ ở
địa bàn nghiên cứu. Tham gia tập huấn sẽ giúp bà con nông dân tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật và nắm bắt những kiến thức về nông nghiệp nhằm giúp
nông dân có biện pháp xử lí hiệu quả về tình hình sâu bệnh trên nấm rơm. Vì
vậy, hệ số của biến này có kỳ vọng cùng chiều với mức hiệu quả kinh tế.
- TD là biến giả chỉ tình hình vay vốn của người nông dân, việc sản
xuất nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro, vay vốn sẽ giúp nông dân có
một phần vốn đầu tư để duy trì việc sản xuất nấm rơm ổn định. Vì thế tác
động của biến này có kỳ vọng dương và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
nông hộ.

13



×