Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện phong điền thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

ĐOÀN THỊ KIM HUỆ
NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG
ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 8 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

ĐOÀN THỊ KIM HUỆ
MSSV: 4114679

NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG
ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN QUỐC NGHI

Tháng 8 - 2014


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có
tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội
nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh có đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta. Trong những năm đổi mới vừa qua,
sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Không
những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có
giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Hiện tại cũng như trong
tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất
nước, không ngành nào có thể thay thế được.
Nền kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL trong những năm qua đã có bước
phát triển vượt bậc, kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực,
phù hợp với tiềm năng kinh tế của vùng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế- xã hội
của tỉnh, thành trong khu vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi
thế của vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chất lượng và hiệu quả
kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Việt
Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ĐBSCL đã gặp nhiều
thách thức hơn. Các rào cản về chất lượng, nhiều quy định và điều lệ mới về

gia nhập đăng ký gia nhập kiểm soát sản phẩm sẽ được áp dụng. Cạnh tranh
sản phẩm giá thấp từ Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan sẽ bất lợi cho ngành
nông sản ở ĐBSCL.
Huyện Phong Điền nằm ở tây nam của thành phố Cần Thơ, phía bắc giáp
quận Ô Môn và quận Bình Thủy, nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu
Giang, tây giáp huyện Thới Lai, đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
Huyện Phong Điền được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2
tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số
của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới
thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc
huyện Châu Thành A. Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định
1


cơ cấu kinh tế của địa phương trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thương
mại- Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển tương lai
của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ là vùng du lịch sinh thái
miệt vườn sông nước phía Tây thành phố. Đây được coi như “lá phổi xanh”
của thành phố Cần Thơ. Thế mạnh trong cây nông nghiệp của huyện là cây ăn
trái. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phong Điền, năm 2013 toàn
huyện hiện có khoảng 5.000 ha vườn cây ăn trái đa chủng loại (chiếm hơn
40% diện tích đất tự nhiên). Huyện có trên 1.000 ha diện tích hoa màu và cây
công nghiệp ngắn ngày, trong đó có khoảng 40% diện tích chuyên sản xuất
hoa màu trái vụ. Sản xuất màu là một trong những thế mạnh của Phong Điền
và hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Những năm gần
đây, nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngành chăn
nuôi phát triển ngày càng mạnh. Năm 2013, toàn huyện có hơn 403 ha diện
tích nuôi các loài cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh,
cá tai tượng…Nuôi cá sấu là một trong những mô hình mới của nông dân
huyện Phong Điền. Đối với nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành

phố Cần Thơ nói chung và huyện Phong Điền nói riêng, nhằm nâng cao thu
nhập cho người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chính vì vậy, việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Đảng, chính quyền nhân dân xã
Nhơn Ái rất quan tâm, là vấn đề quan trọng được đặt ra hàng đầu trong kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở tại địa phương. Việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhằm tăng thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân, phát triển kinh
tế xã hội nông thôn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của
huyện Phong Điền, nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Thành phố Cần
Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nhằm phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, từ đó nhằm đề xuất
một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
1.2.1 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung của đề tài, thì nội dung đề tài phải lần lượt
giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
2


(1) Phân tích thực trạng CDCCKTNN của nông hộ tại xã Nhơn Ái,
huyện Phong Điền, giai đoạn 2004-2014.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN theo
hướng bền vững của nông hộ tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền.
(3) Từ kết quả phân tích các mục tiêu trên đề xuất phương hướng và giải
pháp đẩy mạnh CDCCKTNN theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện
thực tế tại địa phương.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Nhơn Ái,
huyện Phong Điền trong giai đoạn 2004- 2014 diễn biến như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của nông hộ xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền?
- Đề ra các giải pháp nào để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu
quả sản xuất từ quá trình chuyển dịch trên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ. Cụ thể là là những ấp đã áp dụng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp. Bao gồm 7 ấp: Nhơn Phú, Nhơn Thọ 2, Nhơn Thọ 2A, Nhơn
Thọ 1, Nhơn Thọ 1A, Nhơn Bình, Nhơn Bình A.
1.4.2 Thời gian
Đề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và số liệu thức cấp. Về số liệu thứ cấp đề
tài đã sử dụng những thông tin và số liệu thống kê năm 2010- 2013 để viết về
tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Còn về số liệu sơ cấp được sử dụng
trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự CDCCKTNN của nông hộ được
lấy từ việc điều tra trực tiếp trong năm 2014. Thời gian tiến hành thu thập số
liệu sơ cấp là từ 29/10/2014- 10/11/2014. Đề tài nghiên cứu được thực hiện
trong 5 tháng, từ ngày 04/08/2014- 5/12/2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ các nông hộ tham gia
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua. Qua đó, đánh giá,
so sánh hiệu quả sản xuất các mô hình để có những đề xuất tác động phù hợp
để quá trình chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả.
3


1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa bàn xã Nhơn Ái, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ. Trong đó có 7 nhân tố tác động đến sự chuyển dịch
là trình độ học vấn, tuổi, giới tính, tập huấn, số người phụ thuộc, doanh thu phi
nông nghiệp. Qua lược khảo nghiên cứu và khảo sát thực tế, còn có nhiều nhân
tố khác ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như đất đai,
rủi ro trong nông nghiệp, công tác khuyến nông,... Nhưng do giới hạn về thời
gian và về chi phí nghiên cứu nên nội dung chỉ tập trung vào 8 nhân tố cơ bản
đã nêu trên.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Tài liệu trong nước
[1] Võ Thanh Dũng, Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Phú Son và Phạm
Hải Bửu, 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và tác động của sự
chuyển dịch này đến nông hộ ở thành phố Cần Thơ. Tap chí khoa học trường
Đại học Cần Thơ. Qua nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động nông thôn
chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì
vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn
chế. Kết quả nghiên cứu chon cho thấy các yếu tố tuổi của người lao động,
trình độ học vấn của người lao động, số nhân khẩu trong hộ, tỷ lệ ngưởi không
việc làm trong tổng số người có việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc dịch chuyển lao động trên địa bàn có ảnh
hưởng tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần đối với nông hộ và những
lao động dịch chuyển này tác động tích cực đến việc học hành của những
thành viên còn lại trong hộ, cũng như thúc đẩy những lao động khác trong hộ
cũng dịch chuyển lao động và nhận thức của nông hộ về việc chăm sóc sức
khoẻ, nhân thức về việc chăm sóc sức khoẻ, nhân thức về thông tin…ngày
càng tăng
[2] Trương Chí Hải, 1997. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
thành phố Cần Thơ, Luận án thạc sĩ. Nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định:
Sự phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã tạo công ăn việc
làm và thu nhập cao cho nông dân, các mô hình sản xuất kết hợp có hiệu quả

cao ngày càng nhiều, góp phần phá thế độc canh cây lúa, nâng cao thu nhập
cho nông dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển xã hội của
Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó
còn tồn tại nhiều khó khăn: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chậm, đất canh
4


tác ít, ngành nghề trong nông thôn kém phát triển, lao đông dư thừa chưa khai
thác sử dụng. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ phân tán, trình độ công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp còn lạc hậu, công nghệ chế biến phát triển chậm, cơ sở
hạ tầng còn thấp. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp là chủ trương của
Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông
dân. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng tình hình CDCCKTNN cũng
như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển dịch, đây có thể
được xem là nền tảng cho các nghiên cứu sau này, tuy nhiên nghiên cứu vẫn
còn mang nặng tính lý thuyết, chưa đi sâu vài thực tế .
[3] Lê Thị Bích Trâm (2007). Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp trường Đại học
Cần Thơ. Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin từ sở
NN&PTNT Vĩnh Long, cục thống kê và niên giám thống kê Vĩnh Long. Tác
giả tiến hành so sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch trong nội bộ
ngành trồng trọt, thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch (năm 2000) và sau
khi thực hiện chuyển dịch (năm 2007) và hiệu quả của một số mô hình luân
canh lúa màu với mô hình canh tác cũ. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Diện tích,
năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng cũng như hiệu
quả của các mô hình chuyển đổi so với mô hình cũ đã mang lại hiệu quả sản
xuất cao và góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế , tồn tại nhưng

được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ban ngành việc thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long vẫn được tiếp tục thực hiện và đây
được xem là nhiệm vụ hàng đầu sẽ tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã
hội nông thôn. Tuy nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích các số liệu
thứ cấp và chưa đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm nhưng nghiên cứu này cho
ta cái nhìn tổng quan về hiệu quả của chuyển dịch đến kinh tế tỉnh Vĩnh Long
(Giai đoạn 2000-2007).
[4] Huỳnh Phú, Lê Huy Bá, 2008. Nghiên cứu phân vùng sinh thái
nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp phục vụ khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên bền vững, Luận án Thạc Sĩ. Nghiên cứu đã bước đầu phân vùng sinh
thái nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ khai thác tài nguyên
đất, tài nguyên nước của tỉnh và sử dụng nguồn tài nguyên này hợp lý, bền
vững là công tác có ý nghĩa to lớn trong thu hoạch, phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Kết quả nghiên cứu cũng cảnh báo các tác động của môi trường và
5


đặc biệt quan tâm, hạn chế các tác động ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy
sản, không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã thông báo cấm, phải
xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào kênh rạch. Không xả thải các
nguồn nước thải vào các nguồn nước nhiễm phèn vào các thủy vực tự nhiên và
các thủy vực nuôi trồng thủy sản, phải sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên
môi trường tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững. Bên cạnh đó cần phải theo
dõi giám sát khống chế hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ, môi trường nước và
chất lượng nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản trong toàn vùng bằng việc
xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước. Có biện pháp hợp lý trong việc
tránh cho thủy sản ăn thức ăn dư thừa, các chế phẩm dùng trong nuôi trồng
thủy sản và chất thải sinh hoạt và sản xuất của dân gây phú dưỡng hóa cho
môi trường. Đồng thời cần có cảnh báo lũ tin cậy hoạt động liên tục nhằm
tránh rủi ro cho nuôi trồng thủy sản.

[5]. Nguyễn Thị Lẹ, 2009.Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào ngân hàng: Trường hợp ngân hàng thương
mại cổ phần sài gòn chi nhánh Cần Thơ, Luận văn đại học. Bài nghiên cứu sử
dụng số liệu sơ cấp từ phỏng vấn 90 khách hàng đến giao dịch trực tiếp với
ngân hàng và những khách hàng chưa giao dịch với ngân hàng tại trung tâm
quân. Tác giả sử dụng phần mềm Stata để chạy hồi quy tương quan Probit để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và sử dụng
mô hình hồi quy tương quan dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng
tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5
biến: thu nhập, lãi suất, chất lượng phục vụ của nhân viên, có quen ngân hàng
không, khoảng cách có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit và có 4 biến:
thu nhập, chỉ tiêu, số nhân khẩu, số người phụ thuộc có ý nghĩa thống kê trong
mô hình hồi quy tương quan.
[6]. Bùi Thị Nguyệt Minh, 2008. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng,
Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đã đưa ra một số nhận định trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng
đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua, đã có nhiều mô hình
sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch còn chậm chưa tương xứng với điều kiện thực tế
của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sóc
Trăng theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa có tầm quan trọng, cần thiết
và là chiến lược trong thời gian lâu dài mà tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đầu tư phát
triển.
6


[7]. Vũ Thị Thanh Hà, 1999. So sánh sự đóng góp của nguồn tín dụng
chính thức và phi chính thức đối với các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo
ở Việt Nam, Nghiên cứu. Bằng việc sử dụng mô hình Probit và Logit, tác giả

chỉ ra rằng các nhân tố: số thành viên trong hộ và chi tiêu trên đầu người của
hộ có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay mượn của nông hộ và giá trị của
món vay. Tuy nhiên, tuổi tác lại có tác động tiêu cực đến khả năng vay mượn
nhưng lại có tác động tích cực đối với giá trị của món vay. Ngoài ra, quy mô
của hộ lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận cũng như việc vay mượn.
[8]. Nguyễn Thị Ngọc Thấm, 2010. Phân tích hiệu quả hai mô hình sản
xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre, Luận
văn tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài là phân tích các mô hình sản xuất phổ biến
ở một số xã của huyện như mô hình lúa đơn, tôm- lúa. Phân tích cụ thể từng
mô hình và các nhân tố tác động đến tùng mô hình, qua đó đề xuất một số biện
pháp phát triển một cách bền vững hiệu quả sản xuất của nông dân ở huyện
Thạnh Phú. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu là thống kê mô tả, phân
tích chi phí- lợi ích, phương pháp hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho
ta thấy mô hình tôm lúa thì đem lại lợi nhuận cao hơn mô hình lúa đơn.
[9]. Trương Chí Hải, 1997. Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp thành phố Cần Thơ, Luận án Thạc Sĩ. Đã đưa ra một số nhận định: Sự
phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thời gian vừa qua đã tạo công ăn việc
làm và thu nhập cao cho nông dân, các mô hình sản xuất kết hợp có hiệu quả
cao ngày càng nhiều, góp phần phá thế độc canh của cây lúa, nâng cao thu
nhập cho nông dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế
xã hội của Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên
cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đất
canh tác ít, ngành nghề trong nông thôn kém phát triển, lao động dư thừa chưa
khai thác sử dụng. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ phân tán, trình độ công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp còn lạc hậu, công nghệ chế biến phát triển chậm,
cơ sở hạ tầng còn thấp. Vì vậy, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ
trương của Đảng và Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập
cho nông dân. Thành phố Cần Thơ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới để
nông nghiệp TP Cần Thơ phát triển bền vững và phù hợp với yêu cầu của thị
trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

[10]. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng
chính thức của hộ nghèo, tạp chí Ngân hàng số 7. Nghiên cứu này xuất phát từ
những thực tế khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Thông qua số liệu điều tra 254 hộ nghèo và áp
7


dụng mô hình phân tích hồi quy logistic cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức của hộ nghèo chịu tác động bởi các yếu tố : tuổi của chủ hộ,
số lao động trong hộ, trình độ học vấn (trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ
học vấn cao nhất của lao động trong hộ), tham gia hội đoàn thể, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất – GCNQSDĐ (sổ đỏ), tổng thu nhập của hộ, tổng giá
trị tài sản của hộ. Trong đó, nhân tố sổ đỏ và tham gia hội đoàn thể có tác
động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thúc của hộ nghèo.
[11]. Nguyễn Quốc Nghi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu
tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp, tạp chí Hoạt động
Khoa học. Từ những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp 250
nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và sử dụng mô hình Binary
Logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức
của nông hộ. Kết quả cho thấy trong 6 biến đưa vào mô hinh Binary Logistic
thì có 5 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc và một biến tác động
nghịch chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể: Các biến trình độ học vấn, kinh
nghiệm sản xuất, việc tham gia các tổ chức xã hội, diện tích đất thực tế của hộ,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sẽ tương quan thuận với nhu cầu tín
dụng vay vốn của nông hộ đối với các tổ chức tín dụng chính thức, hay nói
cách khác là, khi tăng trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất lúa
của chủ hộ, diện tích đất thức tế của nông hộ, nông hộ có tham gia các tổ chức
xã hội và nông hộ có ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng nhu cầu vay
vốn của nông hộ đối với các tổ chức tín dụng khác. Ngược lại, nhân tố vay vốn
phi chính thức tương quan nghịch với nhu cầu vay vốn chính thức của nông hộ

sản xuất lúa, tức là khi nông hộ có vay từ các nguồn tín dụng phi chính thức
thì nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ sẽ bị giảm xuống. Trong tất cả
các biến, biến có tác động mạnh nhất đến nhu cầu tín dụng chính thức của
nông hộ sản xuất lúa là tham gia các tổ chức xã hội và ứng dụng tiến bộ kho
học kỹ thuật.
[12]. Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành
(2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng
đồng của người dân ở tỉnh An Giang, tạp chí Khoa học, Đại Học Cần Thơ, số
22-2012. Tác giả đã ứng dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu
cho thấy: 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng
đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập
gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, các nhân tố đều có tác
động dương đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân và nhân
tố qui mô gia đình có tác động mạnh nhất.
8


1.5.2 Tài liệu nước ngoài
[13]. Maria S.Bowman and David Zilberman (2013), Economic
Factors Affecting Diversified Farming Systems (Sự ảnh hưởng của các yếu tố
kinh tế đến sự đa dạng hệ thống canh tác). Ecology and Society 18(1):33.
Nghiên cứu cho thấy để thích ứng với những thay đổi theo hướng chuyên môn
hóa và cơ giới hóa trong thế kỷ 20, dựa trên những động lực từ đội ngũ người
tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách luôn
hướng tới mô hình nông nghiệp mới mang lại hiệu quả cao. Mô hình này sử
dụng ít các yếu tố đầu vào phù hợp với thực tiển trong đó tăng cường đa dạng
sinh học và bảo vệ môi trường trên phạm vi địa phương, khu vực và toàn cầu,
có xem xét đến những tác động của hoạt động sản xuất, động lực thị trường và
phối hợp các sản phẩm. Với tầm nhìn trên, một hệ thống canh tác đa dạng
đang được đánh giá như một mô hình kết hợp vai trò của đa dang sinh học

trong phạm vi thời gian và thời gian để duy trì lợi ích từ hệ sinh thái để sản
xuất nông nghiệp. Đứng trên quan điểm một nhà kinh tế, tác giả cho rằng để
chiến lược đa dạng hệ thống canh tác phát triển mạnh thì thay đổi cơ cấu là
việc làm cần thiết: (1) tăng cường đầu tư công và tư nhân vào phát triển công
nghệ nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất, (2) Hỗ trợ và tăng cường
mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, (3) loại bỏ trợ cấp và các chương
trình bảo hiểm cây trồng để hạn chế việc độc canh một loại nông sản. Tuy
nhiên nghiên cứu chỉ phân tích trên góc độ tác động của yếu tố kinh tế, thực tế
sự đa dạng hệ thống canh tác vẫn còn chụi ảnh hưởng của các yếu tố khác về
văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, yếu tố con người,…
[14]. Věra BEČVÁŘOVÁ (…). Shape of Financial support for the
Czech agriculture restructuring (Chính sách hỗ trợ tài chính cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại cộng hòa Sét). Mendel University of
Agiclutture and Forestry Brno Faculty of Business and Economics
Zemwselska 1, 613 00 Brno, Czech Republic. Bài viết tập trung vào việc xác
định hiệu quả của một số công cụ kinh tế trong chính sách nông nghiệp được
áp dụng để hỗ trợ về mặt tài chính cho nông hộ tại Cộng hòa Séc trong giai
đoạn tái cơ cấu nên nông nghiệp. Hai nguồn tài trợ chính có hiệu quả và tác
động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong
thập kỷ qua có thể được kể đến như: (1)Việc lập Quỹ hỗ trợ nông nghiệp của
nhà nước được xem như một cách điều tiết sự bình ổn trên thị trường nông
nghiệp trong nước. (2) Quỹ hỗ trợ và Quỹ bão lãnh Nông- Lâm được xem như
một công cụ chính để bổ sung vốn. Các chính sách này tập trung vào hổ trợ
cho nông dân về: (1) tín dụng đầu đảm bảo quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu
9


quả và sức canh tranh; (2 )xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống;
(3) bảo hộ hàng nông sản xuất khẩu trong nước; (3) khuyến khích các thanh
niên nông thôn sản xuất trên các trang trại gia đình thông qua các lớp đào tạo

nghề, vay vốn với lãi suất thấp. Nghiên cứu còn cho thấy tác động của toàn
cầu hóa đến việc phát triển kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp Séc
nói riêng từ việc đảm bảo đa dạng sản phẩm, bãi bõ các rào cản thương mại
đến đầu tư đổi mới, chuyển đổi hình thức sản xuất nhanh chóng cũng như đởi
mới các chinh sách kinh tế hướng đến yếu tố thị trường. Tuy nhiên nghiên
cứu chỉ dừng lại ở măt lý thuyết nhưng nó có thể là cơ sở lý luận cho các
nghiền cứu thực nghiệm sau này.
Nhận xét: Thông qua quá trình lược khảo tài liệu, tác giả nhận thấy các
nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nước chủ yếu
sử dụng các công cụ thống kê mô tả và các phương pháp phân tích: so sánh số
tương đối, so sánh số tuyệt đối, ma trận SWOT,...để đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, có còn các tài liệu tham
khảo dùng mô hình định lượng như: probit, logit,... để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của nông hộ như: khoảng cách từ nhà đến chợ,
tập huấn, số người phụ thuộc và đặc điểm của chủ hộ (tuổi tác, kinh nghiệm,
học vấn, giới tính). Các tài liệu tham khảo trên được sử dụng làm cơ sở cho đề
tài “Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Nhơn Ái,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”.

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của
nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không chỉ gắn liền với các yếu

tố kinh tế- xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên (Nguyễn Văn Hăng,
2009).
- Nông nghiệp: theo nghĩa rộng là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền
với các quá trình sinh học (đối tượng sản xuất là những cơ thể sống) gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi lại được phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các
ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất
nông nghiệp.
b) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là những tổng thể các bộ phận hợp thành
kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất lượng và hợp
thành hệ thống kinh tế nông nghiệp (Trần Thị Hằng, 2012).
- Theo nghĩa rộng: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm các
ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Theo nghĩa hẹp: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm kinh
tế ngành trồng trọt và chăn nuôi.
2.1.1.2 Kinh tế nông thôn
a) Kinh tế nông thôn
Nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền kinh tế
quốc dân đó là: khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị. Kinh
tế nông thôn là một khái niệm vùng để thể hiện một tổng thể các hoạt động
kinh tế xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn nó bao gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp và cả công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn đó.
11


b) Cơ cấu kinh tế nông thôn
- Cơ cấu kinh tế nông thôn là cấu trúc bên trong của kinh tế nông thôn.
Nó bao gồm các bộ phận cấu thành nên cơ cấu nông thôn, các bộ phận đó có

mối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt số lượng, liên quan
chặt chẽ với nhau về mặt chất lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định tạo thành hệ thốn kinh tế nông
thôn.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ tương tác
giũa các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất , giũa tự nhiên và con
người trong khu vực nông thôn, theo từng thời gian và kinh tế xã hội.
Theo Khuất Quang Cảnh (2012) cơ cấu kinh tế nông thôn là một tổng thể
các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn, nó có mối quan hệ gắn bó
hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ
về chất; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất
định, tạo ra một hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn thống nhất trong toàn
bộ nền kinh tế của một quốc gia.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng theo hướng tích cực,
nghĩa là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa , tạo sự giao
lưu kinh tế giữa các vùng tăng thu nhập và năng cao đời sống cho nông dân,
góp phần xứng đáng vào công nghiệp hóa- hiện đại hóa (Lê Đình Thắng,
1998).
Chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn: là việc thay đổi tỷ lệ của các
ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trong kinh tế nông thôn và các mối quan hệ
của hệ thống nông thôn theo chú đích và định hướng đã định nhằm đạt trạng
thái tối ưu và hiệu quả mong muốn
2.1.1.3 Nông nghiệp bền vững
Năm 1991 theo Fao đưa ra định nghĩa như sau: “phát triển bền vững là
quá trình quản lí và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự
thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức đảm bảo đạt được sự thỏa
mãn một cách liên tục các nhu cầu con người ở thế hệ hiện tại cũng như thế hệ
tương lai. Sự phát triển như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn gen động

thực vật, không làm suy thoái môi trường, hợp lí về kỹ thuật, dễ thấy về lợi ích
kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội”, 4 tiêu chí cho nông nghiệp bền vững là:
12


+ Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai.
+ Đối với nhũng người trực tiếp làm nông nghiệp thì phải đảm bảo việc
làm, đủ thu nhập và điều kiện sống đảm bảo lâu dài.
+ Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên
nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà
không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự
nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn.
+ Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp.
2.1.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ
giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế
xã hội. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi lao động xã
hội theo những hướng tích cực.
2.1.2.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CDCCKTNN là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ
tương tác trong hệ thồng kinh tế nông nghiệp theo những định hướng và mục
tiêu nhất định, nhất là đưa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định đến trạng
thái phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều
khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật
khách quan.
Theo Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn (2005): “Việc chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế. Theo
nghiên cứu thống kê của nhiều nước trên thế giới, giữa tăng trưởng của khu
vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có một tương quan rất chặt chẽ: 1% tăng
trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng phi nông nghiệp. Ở Việt
Nam, khái niệm về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là “Việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thể hiện ở việc đa dạng
hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao
động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp
và tăng thu nhập của hộ nông dân”
13


CDCCKTNN còn được định nghĩa là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về mặt
lượng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền nông
nghiệp theo xu hướng nhất định. Vì vậy, ở thời điểm khác nhau có mối quan
hệ tỷ lệ về các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp khác nhau. Bởi vì trong
quá trình vận động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mỗi yếu tố có sự vận động
khác nhau và có sự chuyển hóa cho nhau. Đó là tất yếu khách quan do sự vận
động nội tại của cơ cấu kinh tế đến với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến chúng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp cũng có thể diễn ra theo hai hướng:

 Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là chuyển dịch phụ thuộc
vào tác động của quy luật và điều kiện kinh tế khách quan.
 Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu
sẵn có cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con
người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng
có lợi và hiệu quả hơn.

Trong nghiên cứu của Trương Toại Nguyện (2014) về ảnh hưởng của đa
dạng hóa thu nhập tác giả cũng định nghĩa đa dạng hóa thu nhập có thể được
xem là quá trình chuyển đồi từ sản xuất cây trồng có giá trị thấp sang cây
trổng, vật nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp có giá trị cao hơn. Định
nghĩa này này tập trung vào việc đa dạng hóa như là một nguồn để nâng cao
thu nhập hay đó là một chiến lược nhằm giảm rủi ro. Vì vậy những nông hộ
thường sẳn sàng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mình nếu như
việc chuyển chuyển đổi đó mang lợi lợi nhuận ổn định cho họ.
2.1.2.3 Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm mục đích phát triển
sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất lợi
thế so sánh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển
nền nông nghiêp bền vững (nền nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh),
khai thác tài nguyên phải bảo vệ sinh thái và đảm bảo về mặt kinh tế xã hội.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
14


2.1.2.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên
trong và bên ngoài lãnh thổ quy định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính
trị, kỹ thuật sản xuất, sự biến động nguồn lực, những biến đổi trong nền kinh
tế và thị trường thế giới… Với những biến đổi thường xuyên của những yếu tố
bên trong và bên ngoài thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt (Bùi Thị Nguyệt
Minh, 2008).
Thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất cần thiết

để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh
tế thị trường.
Trong trồng trọt chuyển dịch cây trồng hợp lý, đưa cây có hiệu quả kinh
tế cao phát triển, giảm dần diện tích cây trồng kém hiệu quả. Trong chăn nuôi
tăng dần chất lượng sản phẩm của gia súc, gia cầm đồng thời tạo mô hình nuôi
thủy sản theo hướng triệt để sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp. Hay nói cách
khác thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tận dung và khai thác có hiệu
quả những tiềm năng của vùng, đưa nông nghiệp không ngừng phát triển đúng
hướng và hiệu quả.
2.1.3 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng
. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo
hướng sản xuất hàng hóa, năng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm
bảo vững chắc lực lượng an ninh quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm
vị thế cao trên thị trường thế giới. Vì thế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có
vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lưỡng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội
bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết được
đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nông dân
là chủ thể của qáu trình phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển
toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

15


2.1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số

nước
2.1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nằm trong khu vực liền kề biên giới với nước ta nên Trung Quốc là nước
có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên- kinh tế- chính trị- xã hội như nước ta.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của Trung Quốc
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn để rút ra những bài
học kinh nghiệm vận dụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn nước ta là rất cần thiết.
Trung Quốc có diện tích tự nhiên là 9.596.960 km2 (gấp 30 lần Việt
Nam), dân số 1,2 tỷ người trong đó 73% dân số sống ở nông thôn. Nhà nước
Trung Quốc thấy rõ vấn đề lớn: sự ổn định ở nông thôn chính là cơ sở ổn định
toàn xã hội. Từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở của đến
nay, bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ nét, mức sống nông dân được nâng cao,
nhiều thị trấn, thị tứ ra đời, mô hình xí nghiệp hương trấn có nhiều thành tựu,
nông thôn giữ được nhịp độ phát triển khá, bảo đảm cho sự đi lên chắc chắn,
vững bền của quốc gia.
Trước hết phải phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo an
toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói
riêng. Thứ đến là mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống
và các ngành nghề công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông
nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, hàng hóa vừa thu hút lao động dư thừa
trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.
Thực hiện nhất quán cơ chế thị trường ở nông thôn có sự quản lý của
Nhà nước trong dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các lao vụ khác
đồng thời còn tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua các tổ chức kinh tế tậ thể
(hợp tác xã), xã thôn. Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để dẫn dụ các cơ cấu kinh tế địa
phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên
tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này.
Ngoài ta khi mở của đến nay, Trung Quốc cũng đã thu hút mạnh mẽ vốn

của nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, phạm vi trao đổi khoa học kỹ thuật
nông nghiệp với nước ngoài không ngừng mở rộng, điều đó phát huy vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển
toàn diện, nhanh chóng liên tục góp phần xóa đói, giảm nghèo.
16


2.1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản có diện tích tự nhiên lớn hơn Việt Nam chút ít (377.800 km2)
nhưng dân số gấp rưỡi nước ta (125 triệu người), điều kiện tự nhiên không
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: 72% là đất đồi núi, sông ngòi phổ biến
dốc, ngắn, khí hậu thay đổi rõ nét theo bốn mùa trong năm.
Trước tình hình đó Nhật Bản đã đề ra hàng loạt chính sách khách quan
đã khiến cho Nhật Bản nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế với nền
công nghiệp hiện đại, kinh tế thành thị và nông thôn đều phát triển. Vậy bí
quyết của sự phát triển đó là gì? Có thể nói chính phủ Nhật Bản đã sớm tìm
được hướng đi và lựa chọn bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung, trong
đó có ngành nông nghiệp.
Từ năm 1947 Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt cuộc cải cách
ruộng đất mạnh mẽ, xóa bỏ đặc quyền của những địa chủ lớn buộc phải bán
phần đất vượt hạn điền (lúc đó là 1ha) cho người dân dang canh tác, mở ra cho
nông dân những cơ hội tham gia quyết định chính sách. Mâu thuân gay gắt
trong xã hội được giải quyết bằng bàn bạc và thỏa thuận. Do không còn phải
nộp hoa lợi nên việc này đã kích thích nông dân học tập để nắm bắt được
nhiều kiến thức rộng rãi hơn. Tất cả nhứng điều đó góp phần làm cho năng
suất lao động nông nghiệp trong những năm 1990 tăng đáng kể.
Mặt khác, do tác động của đầu tư vào tưới tiêu làm cho năng suất ruộng
đất, năng suất lao động và thu nhập của người dân cũng đều tăng lên. Và khi
đó, nhu cầu thực phẩm cũng thay đổi từ những loại hạt giá trị thấp sang tiêu
dùng các loại rau quả có giá trị cao. Nhu cầu đó tác động đến thị trường làm

cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo nhu cầu thị trường,
chuyển dần nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa.
Đồng thời với việc xây dựng các công nghiệp lớn ở đô thị, Nhật Bản đã
chú trọng thích đáng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở các thị
xã, thị trấn và đặc biệt là mở ra mạng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở
nông thôn, làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị, nhằm tận dụng hết các
loại lao đông dư thừa và các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp để nâng cao
thu nhập cho người dân, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa- hiện đại hóa
nông nghiệp.
Công nghiệp hóa nông nghiệp ở Nhật Bản bao gồm nhiều mặt, cùng với
việc ứng dụng các thành tựu và tiến bộ khoa học như giống cây trồng, vật nuôi
tốt, phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật và dịch bệnh gia súc,...
công nghệ sản xuất nông nghiệp tiến bộ nhủ thủy lợi hóa, hóa học hóa, ứng
17


dụng thiết bị và công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp- một trong những nội
dung cơ bản của hiện đại hóa nông nghiệp rất được coi trọng.
Cơ giới hóa nông nghiệp: Nhật Bản đi từ khâu riêng rẽ đến đồng bộ
nhiều khâu, bắt đầu từ những công việc tỉnh tại đến các công việc di động.
Các ngành nghề dịch vụ- kinh tế kỹ thuật ở nông thôn Nhật Bản được
hình thành và phát triển rộng rãi trong quá trình công nghiệp hóa. Ở đây hình
thành mạng lưới dịch vụ đa dạng, từ dịch vụ tín dụng, vốn, bảo hiểm, cung
ứng vật tư kỹ thuật, công cụ máy móc cho nông nghiệp, cung cấp hàng tiêu
dùng, vật liệu xây dựng... tới các dịch vụ như mua bán, chế biến, lưu thông sản
phẩm, lâm sản, thủy sản để cung cấp cho thị truờng trung nước và xuât khẩu.
Ngoài ra, còn các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như bảo vệ thực vật,
thú y, dịch vụ sữa chữa máy móc nông nghiệp.
Tổ chức dịch vụ giữ vai trò to lớn cho công nghiệp hóa nông thôn, trong
đó sự đóng góp không nhỏ của mạng lưới hợp tác xã nông nghiệp được xây

dựng có hệ thống có tổ chức từ cơ sở làng, xã, liên hiệp hợp tác xã nông
nghiệp đảm bảo cung cấp 70% phân bón, 50% hóa chất trừ sâu, đảm bảo đầu
vào cho sản xuất và chi phối 95% thị trường lúa gạo. Tiến hành công nghiệp
hóa nông nghiệp ở Nhật Bản bằng hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa
nước và quy mô nông hộ nhỏ cũng là một kinh nghiệm đáng được nước ta
quan tâm.
2.1.4.3 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế về tài
nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo
ổn định sản xuất lương thực. Đầu tư kịp thời công nghệ chế biến nông sản hiệ
đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác nước ngoài để nâng cao chất lượng sản
phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro cho nông dân, giữ tín
với khách hàng.
Trên thực tế các vùng chuyên canh lớn được hình thành, đồng thời các
khu công nghiệp chế biến có tảng thiết bị hiện đại của Nhật, Mỹ và các nước
phát triển khác được xây dựng để chế biến nông sản chế biến. Như vậy vừa
khuyến khích nông dân, vừa chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh
tế nông thôn lại vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh, hấp dẫn
khách hàng. Nông sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho Thái
Lan, hầu hết chúng được sả xuất từ các nông trại, chỉ có một phần do các công
ty tư nhân và các tổ chức liên doanh sản xuất.
18


Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
của Thái Lan trong những năm qua đều hướng vào xuất khẩu, vì thế các vùng
trọng điểm nông nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản khá lớn.
Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các biện pháp
quản lý vĩ mô thông qua các công cụ kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn. Mặc dù chính phủ đã chủ trương thực hiện cơ chế thị trường với

mỗi loại sản phẩm hàng hóa nhưng vẫn quan tâm đến sự ổn định giá vật tư
nông nghiệp và lương thực, thể hiện đó là một thành lập Ủy ban Nhà nước về
giá gạo và được vay vốn ưu đãi để mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường để
dự trữ hoặc nông dân được vay vốn đầu tư sản xuất với lãi suất thấp (3%/năm)
khi thóc rẻ, đến khí thóc đắt họ sẽ bán thóc để hoàn lại vốn vay.
Cho đến giai đoạn phát triển kinh tế ở mức độ cao, Chính phủ vãn quan
tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn như đổi mới công nghệ sinh học,
bảo quản và tiêu thụ nông sản (gạo, rau quả, thịt tôm,...) và hỗ trợ nông dân
đầu tư phát triển dưới nhiều hình thức.
2.1.5 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở một số nước
Một là, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các
nước đều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng công
nghiệp làm cơ sở để ổn định đời sống xã hội và tích lũy bước đầu cho công
nghiệp. Chỉ khi đời sống của nông dân được nâng lên họ mới có điều kiện tiêu
thụ các hàng hóa công nghiệp, mới tạo dựng được thị trường trực tiếp cho các
ngành công nghiệp nội địa. Để phát triển công nghiệp, không phải quốc gia
nào cũng có thể nhờ được sự trở giúp đầu tư của nước ngoài mà hầu như phải
dựa vào nguồn tích lũy từ một ngành sản xuất truyền thống là nông nghiệp.
Hai là, ổn định quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân khi bắt đầu xây
dựng đất nước, các nước và lãnh thổ trên đều tiến hành cải cách ruộng đất.
Tuy nhiên có khác nhau về chế độ chính trị nhưng các nước và lãnh thổ trên
đều nhằm mục tiêu là giải phóng lực lượng lao động ra khỏi sự thống trị của
địa chủ, mang lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, tạo động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở
các nước cho thấy, vốn đầu tư là then chốt của quá trình phát triển đồng thời
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làm cho chi phí vận chuyển và giá tiêu thụ
hàng hóa giảm, mở rộng thị trường nông sản cho nông dân, hoạt động dịch vụ
19



trong thị trường nông thôn sôi động hơn, giao lưu hàng hóa thuận lợi hơn. Và
là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, gia công, chế biến,...
Bốn là, đối với Việt Nam khi vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài về
phát triển nông nghiệp nông thôn cần đặc biệt lưu ý đến những ngành, những
sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp có lợi thế xuất khẩu để tạo bước đột
phá, thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển nhanh đồngt hời
quan tâm thích đáng đến những ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết mâu
thuẫn gay gắt về dư thừa lao động ở nông thôn. Do đó, công nghiệp chế biến
nông sản là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta.
2.1.6 Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả sản xuất
Đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào một số chỉ tiêu như sau: năng
suất, tổng sản lượng, giá thành, thu nhập và mức lãi của các sản phẩm hàng
hóa. (Nguyễn Văn Hậu 2010).
Nguyễn Đức Vũ và cộng sự 2013 đã xậy dựng một số tiêu chí đánh giá
hiệu hiệu quả kinh tế trong mô hình nông lâm kết hợp theo hướng bền vững
như sau:
- Chi phí: tổng chi phí, chi phí công, chi phí vật tư, chi phí bình
quân/ha/năm
- Thu nhập: tổng thu nhập trong cả chu kì, thu nhập ròng bình quân/năm
- Lãi suất đầu ra
Kế thừa những nghiên cứu trên, một số tiêu chí được sử dụng để đánh
giá hiệu quả kinh tế trong mô hình này bao gồm 7 tiêu chí:
- Doanh thu là số tiền có được từ việc bán các sản phẩm nông sản. Trong
nghiên cứu này, giá bán thực tế của nông sản tại thời điểm điều tra làm cơ sở
tính toán.
Doanh thu = sản lượng * giá bán
- Tổng chi phí là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình

hoạt động sản xuất
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phi khác
- Thu nhập là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí trên một
đơn vị sản lượng
Thu nhập = Doanh thu - Tổng chi phí
20


-Lợi nhuận là khoản thu nhập sau khi trừ chi phí lao động gia đình theo
giá thuê mướn lao động tính trên một đơn vị sản lượng
Lợi nhuận= thu nhập – lao động gia đình
Chi phí lao động gia đình là số ngày mà nông hộ trực tiệp sản xuất bỏ ra
để chăm sóc. Chi phí này được tính theo ngày công lao động thuê mướn.
- Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỉ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số
DT/CP nhỏ hơn 1 thì chủ thể bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì hòa vốn, DT/CP lớn
hơn 1 người chủ thể đầu tư mới có lời.
DT/CP =

Doanhthu
Chiphí

- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này nói lên 1 đồng chi phí bỏ ra
thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỳ suất lợi
nhuận. Tỷ số này lớn hơn 1 càng nhiều thì việc đầu tư càng hiệu quả.
LN/CP =

loinhuan
chiphi


- Lợi nhuận/doanh thu (LN/DT): cho biết 1 đồng thu nhập có bao nhiêu
đồng lợi nhuận hay phản ánh mức lợi nhuận so với thu nhập.
LN/DT =

loinhuan
doanhthu

2.1.7 Một số tiêu chí để đánh giá lợi ích xã hội
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội được thảo luận cùng nông hộ và
được nông hộ cho điểm dựa trên các tiêu chí đó (thang điểm từ 1 đến 5). Hệ
thống nào có tổng điểm cao nhất thì được xếp hạng trước tiên và là hệ thống
có hiệu quả xã hội cao nhất.
Trong bài này dựa vào phương pháp cho điểm (Nguyễn Duy Cần, Lê
Văn Dũng và cộng sự, 2013) để đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình mà
nông hộ đang canh tác gồm có các tiêu chí sau:
+ Nâng cao thu nhập
+ Giải quyết được thực trạng thừa lao động nông nghiệp
+ Sản phẩm dễ tiêu thụ
+ Sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới
21


 Được nâng cao kiến thức và kỹ thuật
 Sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng được bảo đảm
 Cải tạo chất lượng đất
 Dịch bệnh ít xảy ra
 Bảo vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc BVTV
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu của đề tài được thu thập từ các báo cáo, tổng kết của UBND xã
Nhơn Ái. Từ niên giám thống kê của huyện Phong Điền và các thông tin khác
trên sách, báo tạp chí và internet...
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
- Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo 2 nhóm:
nông hộ có chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông hộ không có
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Nhơn Ái. Mỗi nhóm hộ được
trình bày như sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn
Số lượng mẫu

Tiêu chí

Tỷ trọng (%)

Nông hộ không chuyển đổi

23

33,82

Nông hộ có chuyển đổi

45

66,18

Tổng cộng


68

100,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2014
- Cỡ mẫu

Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu sơ cấp thời điểm được
thu thập từ cuộc điều tra nông hộ ở xã Nhơn Ái tháng 10 năm 2014. Số liệu
được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
Cỡ mẫu được xác định dựa theo công thức sau:
n=p(1-p)(z/E)2

22


Trong đó: n: cỡ mẫu
p: tỷ lệ quan sát
z: giá trị phân phối chuẩn Z tương ứng với độ tin cậy
E: Ước lượng tỷ lệ tổng thể
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa
thì: V= p(1-p) => max. => V’ =1-2p =0 => p =0,5
Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài chọn độ tin cậy 90% (z= 1,64)
và tỷ lệ ước lượng tổng thể là 0,1. Cỡ mẫu quan sát tối thiểu là 68 quan sát.
Với cỡ mẫu là 68 đáp ứng đủ nghiên cứu của đề tài.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được hiệu chỉnh, mã hóa, khai báo
biến; dùng phần mềm thống kê chuyên ngành trong nghiên cứu Marketing như
SPSS 16.0 và STATA 12 để nhập, phân tích và xử lý dữ liệu phù hợp với nội
dung và mục tiêu của đề tài và các phương pháp thích hợp như: thống kê mô

tả, kiểm định T- test, mô hình Logistic… Sử dụng các biểu bảng, đồ thị giúp
mình họa rõ ràng những vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được chọn tương ứng với từng mục tiêu cụ thể
như sau:
(1) Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống
kê mô tả và so sánh trên cơ sở số liệu sơ cấp thu thập được từ cuộc điều tra để
phân tích và đánh giá thực trạng CDCCKTNN ở xã Nhơn Ái, huyện Phong
Điền.
(2) Đối với mục tiêu nghiên cứu 2:
- Tác giả tiến hành kiểm định Independent- Sample T-Test để kiểm định
sự khác biệt về 2 giá trị trung bình của 2 tổng thể trong bộ tiêu chí của nông
hộ. Trong kiểm định Independent- Sample T-Test ta có 1 biến định lượng để
tính trung bình và 1 biến định tính dùng để chia ra nhóm so sánh. Các bước
khi thực hiện kiểm định Independent-SamplesT-Test bao gồm:
+ Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của 2 biến tổng thể là
như nhau”.
+ Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent-Samples T-Test
+ Bước 3: Tìm giá trị Sig tương ứng với kiểm định sự bằng nhau của 2
phương sai tổng thể Levene đã tính được:
23


×