Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn đầu tư và xây DỰNG KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 122 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

-------- -------

MAI XUÂN THÚ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
KIÊN GIANG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

GVHD : TS. HUỲNH HỮU TRUNG KIÊN

TP. HCM - NĂM 2015


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................


............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Kiên Giang, ngày …… tháng …… năm 2015
Hướng dẫn khoa học

ii


LỜI MỞ ĐẦU
Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo, bạn bè, các anh chị đồng nghiệp và những người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô đang công tác tại Khoa
sau đại học -Trường ĐH Tài Chính-Marketing đã tận tâm truyền đạt kiến thức và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình Cao học ngành Quản trị kinh doanh.
Xin chân thành cảm ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Huỳnh Hữu Trung
Kiên, người thầy đã nhiệt tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và
giúp tôi thực hiện hoàn thành luân văn này.
Chân thành cản ơn Ban Tổng giám đốc công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây
dựng Kiên Giang đã đồng ý và tạo điều kiện cho tôi theo học lớp cao học Quản trị kinh
doanh tại Trường ĐH Tài Chính-Marketing. Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty
cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang, công ty cổ phần Tư vấn & Đầu tư Phát triển An
Giang , các đồng nghiệp của tôi tại Ban quản lý dự án của các Sở ban ngành và các
chủ đầu tư đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận số liệu để thực hiện đề tài luân văn.
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Kiên Giang, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn


Mai Xuân Thú

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp "Nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phân Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang" là công trình nghiên cứu và thực
hiện của cá nhân trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã học, nghiên cứu khảo sát thực
tiễn và được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Hữu Trung Kiên.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nôi dung luân văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm và các trang wbsite theo danh mục tài liệu tham khảo của luân văn.
Kiên Giang, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Mai Xuân Thú

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..........................................................1

3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
7. Bố cục dự kiến của luận văn ...............................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................................................6
1.1.

Lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp....................................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh, phân lọai, tác động của cạnh tranh .......................6
1.1.1.1. Khái niệm ...................... ...........................................................................6
1.1.1.2. Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế.............................................8
1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp......................................................8
1.1.2.1. Các quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp......................8
1.1.2.2. Các Khái niệm về lợi thế cạnh tranh, nguồn gốc lợi thế cạnh tranh, vị thế
cạnh tranh và mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .....10
1.1.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của DN ........15
1.1.3.1. Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của DN..........................15
T
2

1.1.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng cạng tranh của DN...............................20
1.1.3.2. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp tư vấn xây dựng..............................................................27
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .........28
1.1.4.1.Các nhân tố nội tại doanh nghiệp .............................................................28


v


1.1.4.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .......................................................31
1.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế............................................................................................................................34
1.2.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam......................................34
1.2.2.Các nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh
kinh tế quốc tế hiện nay .......................................................................... .. 36
1.2.3. Các nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối
cảnh kinh tế quốc tế hiện nay..................................................................... 38
Kết luận chương 1 ..............................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
T
1
3

CICKG.................................................................................................................40
2.1. Giới thiệu về công ty CICKG………..…………….…………..…....…... 40
T
1
3

T
1
3

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển…………………….……….......……..40
T
1

3

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ……………………………………...................…...41
2.1.3. Tổ chức, quản lý và điều hành……………………..............…………..41
T
1
3

T
1
3

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty CICKG…….................……...41
2.1.3.2. Trách nhiệm quyền hạn của Ban lãnh đạo………………...……...……42
2.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng .................................42
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CICKG (2010-2014).....44
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường…………………………....……………44
2.2.2. Công tác đấu thầu ......................................................................................44
2.2.3 Khả năng tài chính của doanh nghiệp ........................................................45
2.2.3.1. Tình hiên thực hiện các chỉ tiêu .............................................................45
2.2.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính khác.................................................................47
2.2.4. Máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ…………….......………… 49
2.2.5. Nguồn nhân lực …………………………………………………....……..51
2.3. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty CICKG ……..............….54
2.3.1.. Ứng dụng ma trân hình ảnh cạnh tranh để phân tích khả năng cạnh tranh
của công ty CICKG ....................................................................................54
2.3.1.1.Lựa chọn đối thủ cạnh tranh………………………………………….... 54

vi



2.3.1.2. Lựa chọn tiêu thức đánh giá…………………….……………………... 54
2.3.1.3. Phân tích đánh giá các tiêu thức.…………......……………………….. 56
2.3.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh …………......…….………………….……65
2.3.2. Sử dụng Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi để phân tích khả năng cạnh
tranh của công ty CICKG............................................................................66
Kết luận chương 2 ..............................................................................................68
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CICKG.................................................................... 69
3.1. Hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế..........................................................................................................69
3.1.1. Những vấn đề chung về thị trường tư vấn xây dựng...................................69
3.1.1.1. Khái niệm tư vấn xây dựng......................................................................69
3.1.1.2. Khái niệm thị trường tư vấn xây dựng.....................................................69
3.1.1.3. Chức năng của thị trường tư vấn xây dựng..............................................70
3.1.1.4. Đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng................................................71
3.1.1.5.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng..........71
3.1.2. Một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng việt nam ......... 72
3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty CICKG...74
3.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược chung...............................................................74
3.2.1.1. Xác định mục tiêu chiến lược...................................................................74
3.2.1.2. Nghiên cứu xác định thị trường mục tiêu.................................................76
3.2.1.3. Xây dựng chiến lược cạnh tranh...............................................................77
3.2.1.4. Phát triển vị thế thương hiệu của doanh nghiệp.......................................80
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể.................................................................................81
3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất.....................................................................81
3.2.2.2. Nâng cao năng lực con người...................................................................86
3.2.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để nâng cao năng lực trúng
thầu..............................................................................................................96
3.2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường và tham gia xây dựng tổ

chức hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam...................................................99
Kết luận chương 3 ............................................................................................101

vii


KẾT LUẬN .................. ....................................................................................102

PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................... i
Phụ lục 1...........................................................................................................i
Phụ lục 2...........................................................................................................ii
Phụ lục 3...........................................................................................................iv

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... v

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUÂN VĂN
ADICO

: Công ty cổ phần Tư vấn & Đầu tư Phát triển An Giang

CICKG

: Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang

DN

: Doanh nghiệp


DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

NSLD

: Năng suất lao động

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SWOT

: Ma trận phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TV2

: Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

XD

: Xây dựng

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1

Các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp

12

1.2

Các tiêu thức kiểm định nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp

20


nhằm xác định lợi thế cạnh tranh bền vững.
1.3

Một số kết luận rút ra từ kết quả kiểm tra bốn tiêu thức

21

1.4

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

22

1.5

Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi

25

1.6

Tóm tắt kết quả phân tích lợi thế và bất lợi

26

2.1

Công tác đấu thầu trong năm 2012


44

2.2

Công tác đấu thầu trong năm 2013

44

2.3

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2010-2014

45

2.4

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

47

2.5

Tình hình thu hồi công nợ

48

2.6

Trang thiết bị phục vụ sản xuất tại công ty cickg


49

2.7

Công nghệ phục vụ sản xuất hiện tại của công ty

50

2.8

Bảng thống kê độ tuổi của công ty CICKG

51

2.9

Thông tin chung về các đối thủ cạnh tranh.

54

2.10

Bảng tổng hợp Tiêu thức đánh giá.

55

2.11

Tính toán các hệ số sinh lợi (số liệu năm 2011)


56

2.12

Giá trị và số lượng các công trình trúng thầu (số liệu năm 2011)

56

2.13

Thị phần của các doanh nghiệp.

57

2.14

Tốc độ tăng thị phần.

57

2.15

Hệ thống quản lý chất lượng.

59

2.16

Điểm xếp hạng khả năng đổi mới sản phẩm


60

2.17

Phạm vi danh mục sản phẩm tư vấn xây dựng.

61

2.18

Điểm xếp hạng thời gian đáp ứng khách hàng.

62

2.19

Trình độ nguồn nhân lực năm 2013.

62

2.20

Máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin.

62

x


2.21


Năng lực tài chính

62

2.22

Liên danh, liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.

64

2.23

Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.

64

2.24

Điểm xếp hạng công tác tuyên truyền, quảng cáo

64

2.25

Điểm xếp hạng thương hiệu của doanh nghiệp

65

2.26


Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các công ty

65

2.27

Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi

66

2.28

Tóm tắt kết quả phân tích lợi thế và bất lợi

67

3.1

MatTrận SWOT của công ty CICKG

75

3.2

Phân đoạn thị trường theo đặc điểm địa giới thị trường xây dựng.

77

3.3


Phân đoạn thị trường theo lĩnh vực tư vấn xây dựng chuyên

78

ngành.
3.4

Phân đoạn thị trường theo chuyên ngành kinh tế.

78

3.5

Tổng hợp chất lượng và số người lao động

89

3.6

Thống kê số lao động tăng tự nhiên bình quân hàng năm

89

3.7

Thống kê số lao động giảm tự nhiên bình quân hàng năm

90


xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hinh

Trang

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

4

1.1

Mô hình chuỗi giá trị của Michael porter

13

1.2

Mô hình xác định phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp

28

2.1


Sơ đồ bộ máy công ty cickg

41

2.2

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu các năm từ 2010-2014

46

1

3.1

Quá trình đầu tư xây dựng công trình vá các công việc tư vấn
xây dựng

71

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục

Tên Bảng

Trang

1

Các dự án đã thực hiện của Công ty CIC


i

2

Các dự án đang triển khai của Công ty CIC

ii

3

Các dự án chuẩn bị đầu tư từ 2015 đến năm 2020

iv

xii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp; khái niệm về cạnh tranh, phân lọai, tác động của cạnh tranh;
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề chung về thị trường tư vấn xây dựng. Đây chính là
những cơ sở lý luận được sử dụng xuyên suốt trong các chương còn lại.
Chương 2 đã phản ảnh được bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp CICKG:
Giới thiệu về công ty CICKG; Thực trạng hoạt động kinh doanh ; Phân tích, đánh giá
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương này đi sân phân tích, đánh giá những
chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn. Qua đó thấy
được những nét đặc trưng nổi bất về doanh nghiệp tư vấn xây dựng như : Nhân lực,
trang thiết bị - ứng dụng công nghệ, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy

trình lập hồ sơ đấu thầu uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và hoat động marketing.
Chương 3 qua việc tìm hiểu thực tế hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây
dựng, cụ thể của Công ty CICKG xây dựng và nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trên thị trường tư vấn xây dựng công trình, đề tài “Một số giải pháp nâng
cao khả năng cạnh tranh của công ty CICKG” :
Đề tài đã phân tích được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư vấn xây
dựng và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn
xây dựng.
Trên cơ sở lý luận chung đề tài tập trung phân tích và đánh giá khả năng cạnh
tranh về thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn xây dựng của công ty công ty CICKG, từ đó
rút ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục.
Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CICKG về các
mặt: phát huy và tăng cường thực lực, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Kiến nghị các nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế của công ty CICKG và là cơ sở để tham khảo đối với các
doanh nghiệp tư vấn xây dựng khác.

xiii


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

--------  -----

MAI XUÂN THÚ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.01.02

TP. HCM- NĂM 2015


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, hơn lúc nào hết, toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế đã thực sự trở thành vấn đề thời sự cho mỗi quốc gia, mỗi tổ chức,
doanh nghiệp và có tác động không nhỏ tới từng cá nhân trong xã hội. Hòa mình vào
tiến trình hội nhập này, nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành xây dựng nói riêng
đã, đang đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Vì vậy, việc
không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu
tố sống còn, quyết định sự phát triển hay suy yếu không chỉ của riêng doanh nghiệp
mà còn của cả nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, khác với các
ngành khác, lợi thế cạnh tranh không thể dựa vào lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên,
cạnh tranh của các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là cạnh tranh về trình độ, kinh
nghiệm, kỹ thuật,... Về điều này, các doanh nghiệp tư vấn nước ngoài, có lợi thế hơn
các doanh nghiệp trong nước rất nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư
trong nước còn yếu do trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô, tiềm lực còn nhỏ bé, kinh
nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường còn hạn chế, khả năng liên doanh, liên kết
của doanh nghiệp còn kém. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề cạnh
tranh, khả năng cạnh tranh là yêu cầu bức thiết đối với với các doanh nghiệp kinh
doanh bằng chất xám như các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
Để Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang ngày càng vươn lên
và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phân tích thực trạng môi
trường họat động SXKD, môi trường cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng

cao khả năng cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu :“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và
Xây dựng Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cạnh tranh kinh tế không còn là vấn đề mới mẻ với thế giới. Trong bộ “Tư bản”
và những tác phẩm trước đó, Các Mác đã nói đến cơ sở ra đời và tồn tại của cạnh
tranh, các tiêu thức phân loại, những mặt tích cực và tiêu cực của cạnh tranh. Vấn đề

-1-


này cũng được Lê Nin nhắc đến khi phân tích giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Nhất là từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các lý thuyết về cạnh tranh đã được
phát triển thành những chiến lược cạnh tranh áp dụng trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi
mô ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này bắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt
Nam chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã
có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn
đề này. Tác giả đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu như sau:
- Ngô Tấn Hưng (2006), "Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của
Công ty xây dựng công trình 545", luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.
Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá năng lực, các tiềm năng và các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng đế xuất
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.
- Mai Xuân Hùng (2008) "Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn đối với
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá
trình hội nhập", luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mục tiêu
của luận văn là phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh về lĩnh vực tư vấn tư xây dựng.
- Đòan Mạnh Thịnh (2010), " Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
thương mại Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", luận văn thạc sỹ kinh tế,

Trường Đại học Ngọai Thương. Mục tiêu chung của luận văn là phân tích, đánh giá và
đề xuất giải pháp nâng năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại trong điều
kiện hội hập.
- Nguyễn Tuấn Minh (2011), "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến Tre", luận văn thạc sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mục tiêu chung của luận văn là phân tích, đánh giá
thực trạng môi trường họat động SXKD, đánh giá năng lực cạnh tranh của trong việc
cung cấp dịch vụ, thi công các công trình và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty.
- Trần Thanh Thi (2012), "Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty cổ phần Vinashin-Tư vấn đầu tư xây dựng", luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường

-2-


Đại học Kinh tế Quốc dân. Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá và đề xuất các
giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những
kinh nghiệm thực tế quí báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh về
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang
chưa được thực hiện. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu theo hướng này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về thị trường tư
vấn đầu tư xây dựng, cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội
nhập, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ
phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2014. Chỉ ra được mặt
mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của

Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực tư vấn
đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mà cụ thể là Công ty cổ phần Tư vấn
Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang; Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang; Công
ty cổ phần Tư vấn & Đầu tư Phát triển An Giang.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Giới hạn nội dụng nghiên cứu : Lĩnh vực hoạt động của công ty CICKG khá
rộng gồm : Tư vấn xây dựng, đầu tư, thi công xây lắp, kinh doanh BĐS, thương mại.
Trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong họat
động tư vấn xây dựng của công ty CICKG.
+ Giới hạn thời gian nghiên cứu : Trong điều kiện hạn chế về kinh nghiệm và
thời gian, các dữ liệu của luận văn được thu thập 5 năm từ năm 2010-2014.

-3-


5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Do vậy, đề tài này sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý và ưu
việt của từng lọai phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng, mô hình hóa các số liệu điều tra thực tế,
thống kê, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống, lựa chọn tối ưu, phương pháp chuyên
gia.
Quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo các bước trong sơ đồ sau :
Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
U


U

Nâng cao năng lực cạnh tranh công tác tư
vấn đầu tư xây dựng của CICKG

Điều tra thực tế
+ Các công ty tư vấn xây dựng trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang
+ Các ban quản lý dự án.
+ Các cơ quan họach định chính sách
+ Các thông tin về qui họach

Nghiên cứu tài liệu
+ Các qui định chính sách hiện hành
+ Các tài liệu về quản lý xây dựng
+ Các nghiên cứu trước có liên quan đến
vấn đề tư vần đầu tư xây dựng.
+ Các số liệu về họat động SXKD của
công ty CICKG trong thời gian qua

Phân tích và đánh giá
+ Phân tích họat động tư vấn thiết kế và đầu tư ở tỉnh Kiên
Giang hiên nay.
+ Phân tích họat động tư vấn thiết kế và đầu tư của CICKG
Xác định tiêu chí và mục tiêu đối với CICKG
+ Xác định tiêu chí cần đạt được
+ Xác định mục tiêu, chiến lược

Đề xuất và khuyến nghị đối với
CICKG

+ Các chính sách đối với tư vấn
thiết kế



-4-




6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học : đề tài này hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tác giả trong và ngòai
nước từ đó rút ra khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của CICKG.
- Về mặt thực tiễn : từ phân tích các mô hình lý thuyết phân tích cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh giúp ban lãnh đạo công ty nhận
ra được những điểm mạnh , yếu trong việc cạnh tranh với đối thủ . Từ đó, có những
quyết định chiến lược đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho họat động SXKD ngày
càng tốt hơn, hiệu quả cao hơn...
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạnh khả năng cạnh tranh của công ty CICKG
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CICKG

-5-


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, tác động cạnh tranh đối với nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh
tế và xã hội. ở đây, thuật ngữ cạnh tranh được tiếp cận dưới góc độ trong lĩnh vực kinh
tế, một dạng cụ thể của cạnh tranh.
Định nghĩa thứ nhất, theo Đại Từ điển tiếng Việt “Cạnh tranh là tranh đua giữa
những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về
mình”; (Nguyễn Như Ý, 1999).
Định nghĩa thứ hai, theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh Việt thì “Cạnh tranh
là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều
khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá
cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hoá tốt nhất” (Nguyễn Đức Dỵ , 2000).
Theo Kinh tế học chính trị Mác - Lê nin thì “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu
tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để
thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi
nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” (Hội
đồng Trung ương, 2002).
Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng có
những nét tương đồng về nội dung. Từ đó có thể hiểu, cạnh tranh là quan hệ kinh tế
mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế
của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các
điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế
là tối đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với khách
hàng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.

-6-



Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế có những đặc trưng cơ bản sau:
- Mang bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Nói
đến cạnh tranh là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể. Các doanh
nghiệp cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp thông qua duy trì và gia tăng thị phần, phát triển thị trường. Còn khách hàng thì
có mục tiêu chung là tối đa hoá mức độ thoả mãn hay sự tiện lợi khi tiêu dùng sản
phẩm, (Vũ Tùng Lâm, 2006).
- Các chủ thể cạnh tranh đều phải tuân thủ những ràng buộc chung được quy
định thành văn hoặc bất thành văn. Những ràng buộc này có thể là hệ thống pháp luật
quốc gia và quốc tế; các thông lệ và tập quán kinh doanh trên các thị trường hoặc trên
một thị trường cụ thể; đặc điểm nhu cầu và thị hiếu của khách hàng... Những ràng
buộc này thường do Nhà nước quy định nhằm hướng tới sự cạnh tranh mang tính lành
mạnh.
- Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc bán giá thấp
hay nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng sự đa
dạng về chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng,
cạnh tranh bằng các công cụ xúc tiến bán hàng, bằng các dịch vụ khách hàng hoàn hảo
hơn...
- Cạnh tranh thường diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cố định.
Không nên quan niệm cứng nhắc rằng cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp
trên cùng một thị trường. Như vậy, việc tìm kiếm và phát triển thị trường mới cũng là
một cách cạnh tranh, nó được áp dụng ngày càng phổ biến trong kinh doanh hiện đại
dưới tác động của sự phát triển công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá kinh tế,
(Nguyễn Văn Tùng , 2004).
Cạnh tranh của doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị
trường nhằm tạo lợi thế cho mình và thu được nhiều lợi nhuận hơn, là sự tranh giành
về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường. Cạnh tranh là cuộc chạy đua khốc liệt
mà doanh nghiệp muốn tồn tại thì không được lẩn tránh, phải trực tiếp đối đầu với thử

thách, tìm ra những giải pháp để giành thắng lợi trong cuộc chiến đó. Nói cách khác là
các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

-7-


1.1.1.2. Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế
- Tác động tích cực:
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá và
là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm, nhạy bén, năng động, tổ chức quản lý hiệu quả,... để giành ưu thế so
với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục đích kinh doanh. Thực tế cho thấy, ở đâu và
khi nào thiếu cạnh tranh hoặc biểu hiện độc quyền thì ở đó có sự trì trệ, bảo thủ, kém
hiệu quả vì không có sự đào thải các lạc hậu, khuyến khích tiến bộ phát triển.
- Tác động tiêu cực:
Cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, làm gia tăng các thủ
đoạn cạnh tranh không lành mạnh như làm hàng giả, trốn lậu thuế, ăn cắp bản quyền,
mua chuộc, hối lộ, lừa đảo, tung tin thất thiệt phá hoại uy tín đối thủ, vi phạm pháp
luật, làm xấu đi các quan hệ xã hội,... Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng
sẽ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gây bất ổn định về kinh tế, gia tăng sự
phân hoá giàu nghèo và những bất công trong xã hội,...
Vấn đề đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh mà phải để cạnh tranh diễn ra
trong điều kiện bình đẳng và minh bạch của các chủ thể cạnh tranh, phát huy những
mặt tích cực và hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực của cạnh tranh. Đó
là trách nhiệm của Nhà nước (thông qua luật pháp và các công cụ điều tiết vĩ mô) và
của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Các quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
Quan niệm tương đối phổ biến cho rằng: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
chính là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Mở rộng thị phần và thu lợi nhuận
cao là mục tiêu của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hoàn toàn
đúng, song quan niệm này không lý giải được doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị

-8-


phần, tăng lợi nhuận bằng cách nào, dựa vào những yếu tố nào, (Dương Ngọc Dũng,
2008).
Quan niệm khác cho rằng: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực
lực và lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình. Quan niệm
này chỉ rõ nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng cần phải tính đến và trên cơ sở
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng mà doanh nghiệp thu được những lợi ích (tài
chính và phi tài chính) ngày càng lớn, (Đinh Thị Nga, 2011).
Cũng có quan niệm cho rằng: Khả năng cạnh tranh mang tính chiến lược, thể
hiện ở việc xây dựng và thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
mà các đối thủ cạnh tranh không thể hoặc rất khó có thể bắt chước hay sao chép được.
Do đó, Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tồn tại nhanh chóng hay lâu dài tuỳ thuộc
vào tốc độ “sao chép” chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Do vậy, khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú ý một
số vấn đề cơ bản sau:
- Cần gắn liền với việc phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và của đối
thủ cạnh tranh để so sánh, đối chiếu nhằm phát hiện các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp so với đối thủ.
- Trong môi trường kinh doanh năng động và rộng mở, dưới tác động của quá
trình toàn cầu hoá kinh tế, ranh giới giữa thị trường trong nước và nước ngoài ngày

càng trở nên mờ nhạt. Đồng thời, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh quốc tế đòi hỏi
doanh nghiệp phải luôn nâng tầm khả năng cạnh tranh của mình.
- Cần lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ đánh giá khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của một doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh vẫn là đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung bình,
gia tăng khối lượng lợi nhuận, gia tăng thị phần và mở rộng thị trường, thu hút thêm
nhiều khách hàng,.
- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một phạm trù tổng hợp, không thể
chỉ xác định bằng một vài chỉ tiêu đơn lẻ. Do đó, khi phân tích khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp cần đứng trên quan điểm toàn diện, tức là phải phân tích toàn diện

-9-


và có hệ thống các yếu tố hữu quan trong mối liên hệ tương tác nhiều chiều giữa
chúng.
Từ những điểm nêu trên, có thể đưa ra một quan niệm tổng quát sau đây: Khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và
sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Quan niệm trên không mâu thuẫn với các cách tiếp cận khác và đồng thời làm
rõ được nguyên nhân dẫn đến thành công của doanh nghiệp là do nó có khả năng duy
trì và phát triển liên tục các lợi thế cạnh trạnh của mình. Để xác định các chỉ tiêu đo
lường khả năng cạnh tranh của doạnh nghiệp cần làm rõ những vấn đề về lợi thế cạnh
tranh, cơ sở của lợi thế cạnh tranh và các phương thức duy trì và phát triển lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.2.Các khái niệm lợi thế cạnh tranh, nguồn gốc lợi thế cạnh tranh, vị thế
cạnh tranh và mối quan hệ với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

a) Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho
thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp
được. Lợi thế cạnh tranh được thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình.
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2011)
Mức trung bình của tỷ suất lợi nhuận chính là mức mà các nhà đầu tư kỳ vọng
thu được từ những khoản đầu tư khác có cùng mức độ rủi ro với khoản đầu tư vào
doanh nghiệp. Các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp luôn mong đợi sẽ thu được lợi
nhuận cao. Trong dài hạn, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mức trung
bình kỳ vọng của nhà đầu tư thì họ sẽ rút vốn để đầu tư sang doanh nghiệp khác có tỷ
suất lợi nhuận ít nhất ngang bằng với mức trung bình và do đó doanh nghiệp sẽ thất
bại trong cạnh tranh.
Phân tích lợi thế cạnh tranh mang tính so sánh, đặt doanh nghiệp trong sự tương
quan với đối thủ cạnh tranh trong cùng phạm vi kinh doanh. Giá trị tuyệt đối của lượng
lợi nhuận thu được sẽ không bảo đảm “tính so sánh được” vì doanh nghiệp có thể có
quy mô khác nhau. Do vậy, người ta phải dùng một đại lượng tương đối là tỷ suất lợi

- 10 -


nhuận. Tỷ suất lợi nhuận có thể được tính toán theo nhiều chỉ tiêu nhưng thông thường
nhất là qua hệ số sinh lợi doanh thu, hệ số sinh lợi của tài sản và hệ số sinh lợi vốn chủ
sở hữu. Các chỉ tiêu ấy được tính toán theo công thức dưới đây:
Hệ số sinh lợi doanh thu

=

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần


x

Hệ số sinh lợi tổng tài sản

=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

x

HÖ sè sinh lîi vèn chñ së h÷u

=

Lîi nhuËn sau thuÕ
Vốn chủ sở hữu

100

100

x

100%

(1.1)
(1.2

(1.3)


b) Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Có hai cách tiếp cận giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Cách tiếp cận dựa trên nguồn lực về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
Những người theo quan điểm này cho rằng, lợi thế cạnh tranh xuất phát từ việc
doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực mang tính độc đáo, khó bị sao chép, có giá trị,
đồng thời doanh nghiệp có khả năng để khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
đó. Doanh nghiệp chỉ có nguồn lực thông thường nhưng lại có khả năng đặc biệt mà
các đối thủ không có và để kết hợp, sử dụng các nguồn lực này theo một cách thức độc
đáo nào đó để thu được lợi nhuận cao. Mặt khác, DN có những nguồn lực độc đáo
nhưng nếu chỉ có khả năng thông thường thì lợi thế cạnh tranh cũng mờ nhạt và kém
bền vững. Tất nhiên, lợi thế cạnh tranh sẽ mạnh nhất nếu doanh nghiệp vừa có các
nguồn lực độc đáo, khó sao chép và có giá trị; vừa có khả năng đặc biệt để khai thác
nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các loại
nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp được tổng hợp theo Bảng 1.1.
Cách tiếp cận này có thể giải thích rõ lý do lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
nhiều khi bị mai một và mất đi rất nhanh, nhưng trong một số trường hợp khác thì tồn
tại tương đối lâu dài. Nếu lợi thế của doanh nghiệp xuất phát từ việc sở hữu các nguồn
lực hữu hình, dễ sao chép (như có dây chuyền công nghệ hiện đại...), thì lợi thế đó có
thể chỉ tồn tại nhất thời, vì các đối thủ sẽ dễ dàng tìm cách sở hữu nguồn lực giống như
mình, làm doanh nghiệp mất lợi thế. Nếu doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh
dựa vào những nguồn lực vô hình (như uy tín, thương hiệu, nghệ thuật marketing,...)

- 11 -


×