Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 132 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH DUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

TP. HCM - Năm 2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH DUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC VIỆT

TP. HCM - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ
ràng, minh bạch.
Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ QUỲNH DUYÊN


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đang công tác tại
trường Đại học Tài chính – Marketing trong những năm qua đã truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm quý báu giúp tôi có được nền tảng học vấn vững chắc phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này.
Và tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy giáo, Tiến sĩ Phạm Quốc Việt đã
nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do không có nhiều thời gian nghiên cứu cũng
như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên tôi không tránh khỏi có nhiều thiếu sót
và hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi rất mong nhận được những
nhận xét cũng như ý ki ến đóng góp của quý thầy cô.



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục bảng, biểu
Danh mục từ viết tắt
Tóm tắt luận văn
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ....................................................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ......................................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại .....................................7
1.1.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại ........................8
1.1.2.1. Vốn chủ sở hữu........................................................................................................9
1.1.2.2. Quy mô và chất lượng tài sản ................................................................................11
1.1.2.3. Khả năng sinh lời...................................................................................................11
1.1.2.4. Khả năng thanh khoản ...........................................................................................12
1.1.2.5. Chất lượng quản lý điều hành................................................................................13
1.1.2.6. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường .................................................................14
1.1.3. Cơ sở đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại.................................14
1.1.3.1. Đánh giá theo chuẩn mực xếp hạng tín nhiệm của Moody’s ...............................14
1.1.3.2. Đánh giá theo mô hình CAMEL ..........................................................................15
1.1.3.3. Đánh giá theo quyết định 06/2008/QĐ - NHNN..................................................17
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng thương mại..................18


1.2.1. Môi trường vĩ mô......................................................................................................18

1.2.1.1. Chính sách điều hành.............................................................................................18
1.2.1.2. Kinh tế ...................................................................................................................19
1.2.1.3. Xã hội ....................................................................................................................21
1.2.1.4. Công nghệ..............................................................................................................21
1.2.2. Môi trường ngành .....................................................................................................22
1.2.2.1. Áp lực từ nhà cung cấp..........................................................................................22
1.2.2.2. Khách hàng ............................................................................................................22
1.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ....................................................................................23
1.2.2.4. Sản phẩm, dịch vụ thay thế....................................................................................24
1.2.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.............................................................................25
1.2.3. Môi trường nội bộ ngân hàng ...................................................................................25
1.2.3.1. Chiến lược kinh doanh...........................................................................................25
1.2.3.2. Nguồn nhân lực .....................................................................................................26
1.2.3.3. Cơ sở hạ tầng .........................................................................................................27
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại .................28
1.3.1. Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và tối đa hóa lợi nhuận ...........................................28
1.3.2. Đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.........................................................29
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số nước trên thế giới và bài học
rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam .................................30
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số nước trên thế giới ................30
1.4.1.1. Tái cơ cấu ngân hàng..............................................................................................30
1.4.1.2. Sáp nhập ngân hàng.................................................................................................32
1.4.1.3. Cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế trong một số
NHTMNN ...........................................................................................................................32


1.4.1.4. Xoá bỏ chi nhánh làm ăn thua lỗ, mở chi nhánh đến khu vực đang phát triển ..........32
1.4.2. Bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam....................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 –
2013. ...................................................................................................................................36
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM.........................................................................................................................36
2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013. ..........................37
2.2.1. C – Capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn ..........................................................37
2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu.........................................................................................37
2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn CAR .........................................................................................38
2.2.2. A – Asset quality - Chất lượng tài sản có.................................................................38
2.2.2.1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có...............................................................38
2.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu ...........................................................................................................39
2.2.2.3. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro.................................................................................40
2.2.3. M – Management ability - Năng lực quản lý ...........................................................41
2.2.4. E – Earning - Khả năng sinh lời ..............................................................................42
2.2.4.2. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM.........................................................................44
2.2.5. L – Liquidity - Khả năng thanh khoản ....................................................................44
2.2.5.1. Chỉ số về trạng thái tiền mặt..................................................................................45
2.2.5.2. Chỉ số về CK thanh khoản.....................................................................................45
2.2.5.3. Chỉ số cấu trúc tiền gửi..........................................................................................46


2.2.6. So sánh năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. .........................................................46
2.2.6.1. C – Capital – Mức độ an toàn vốn.........................................................................46
2.2.6.2. A – Asset quality - Chất lượng tài sản Có.............................................................48
2.2.6.3. M – Management ability - Năng lực quản lý ........................................................51
2.2.6.4. E – Earning - Khả năng sinh lời ...........................................................................53
2.2.6.5. L – Liquidity - Khả năng thanh khoản .................................................................55

2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008 - 2013. ...........................................................................................................57
2.3.1. Môi trường vĩ mô ......................................................................................................57
2.3.1.1. Chính sách điều hành.............................................................................................57
2.3.1.2. Kinh tế ...................................................................................................................58
2.3.1.3. Xã hội ....................................................................................................................59
2.3.1.4. Công nghệ..............................................................................................................60
2.3.2. Môi trường ngành .....................................................................................................61
2.3.2.1. Áp lực từ nhà cung cấp..........................................................................................61
2.3.2.2. Khách hàng ............................................................................................................63
2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ....................................................................................64
2.3.2.4. Sản phẩm, dịch vụ thay thế....................................................................................65
2.3.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.............................................................................66
2.3.3. Môi trường nội bộ.....................................................................................................67
2.2.3.1. Chiến lược kinh doanh...........................................................................................67
2.3.3.2. Nguồn nhân lực .....................................................................................................70


2.3.3.4. Cơ sở hạ tầng .........................................................................................................71
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 –
2013 BẰNG PHÂN TÍCH SWOT. ....................................................................................72
2.4.1. S – Strengths – Điểm mạnh ......................................................................................72
2.4.2. W – Weaknesses – Điểm yếu ...................................................................................73
2.4.3. O – Opportunities – Cơ hội ......................................................................................74
2.4.4. T – Threats – Thách thức..........................................................................................75
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................................76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ..78

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................................................78
3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011 – 2020.......78
3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam ....................................................................................................................................78
3.1.3. Các phương án chiến lược xây dựng từ phân tích SWOT........................................80
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...............81
3.2.1. Nhóm giải pháp tác động đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam.............................................................................................81
3.2.1.1 Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu ...............................................................................81
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tài sản có ..............................................................84
3.2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý .................................................................87
3.2.1.4. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời....................................................................90


3.2.1.5. Giải pháp đảm bảo khả năng thanh khoản.............................................................94
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..................96
3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................................96
3.2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ....................................................................................99
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................................103
KẾT LUẬN ......................................................................................................................104
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................106


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thứ tự

Bảng 2.1

Tên bảng, biểu

Trang

Các NHTMCP có cổ đông chiến lược nước ngoài tính đến hết

62

năm 2013
Bảng 2.2

Phân tích SWOT về NLTC của Vietcombank giai đoạn 2008 -

76

2013
Bảng 3.1

Các phương án chiến lược xây dựng từ phân tích SWOT

80 -81

Biểu đồ 2.1

Quy mô VCSH của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

37


Biểu đồ 2.2

CAR của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

38

Biểu đồ 2.3

Tỷ lệ dư nợ trên tổng TS có của Vietcombank giai đoạn 2008

39

– 2013
Biểu đồ 2.4

Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

40

Biểu đồ 2.5

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro của Vietcombank giai đoạn 200 8

40

– 2013
Biểu đồ 2.6

Tỷ lệ sinh lời trên tổng TS của Vietcombank giai đoạn 2008 –


43

2013
Biểu đồ 2.7

Tỷ lệ sinh lời trên VCSH của Vietcombank giai đoạn 2008 –

43

2013
Biểu đồ 2.8

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Vietcombank giai đoạn 2008 –

44

2013
Biểu đồ 2.9

Chỉ số trạng thái tiền mặt của Vietcombank giai đoạn 2008 –

45

2013
Biểu đồ 2.10

Chỉ số CK thanh khoản của Vietcombank giai đoạn 2008 –

45


2013
Biểu đồ 2.11

Chỉ số cấu trúc tiền gửi của Vietcombank giai đoạn 2008 –

46

2013
Biểu đồ 2.12

Quy mô VCSH 3 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2013

47


Biểu đồ 2.13

Hệ số an toàn vốn của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2013

48

Biểu đồ 2.14

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng TS của 3 ngân hàng giai đoạn

49

2008 - 2013
Biểu đồ 2.15


Tỷ lệ nợ xấu của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 – 2013

50

Biểu đồ 2.16

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro của 3 ngân hàng giai đoạn 2008

51

- 2013
Biểu đồ 2.17

Tỷ lệ sinh lời trên tổng TS của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 -

53

2013
Biểu đồ 2.18

Tỷ lệ sinh lời trên VCSH của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 -

53

2013
Biểu đồ 2.19

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 -

54


2013
Biểu đồ 2.20

Chỉ số trạng thái tiền mặt của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 –

55

2013
Biểu đồ 2.21

Chỉ số CK thanh khoản của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 –

56

2013
Biểu đồ 2.22

Chỉ số cấu trúc tiền gửi của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 –

56

2013
Biểu đồ 2.23

Thị phần dư nợ tín dụng của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 -

64

2013

Biểu đồ 2.24

Thị phần huy động vốn của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 -

64

2013
Biểu đồ 2.25

Dư nợ tín dụng và huy động vốn cá nhân của Vietcombank

69

giai đoạn 2008 – 2013
Biểu đồ 2.26

Thu nhập trung bình/tháng của Vietcombank giai đoạn 2008 –
2013

70


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BCTN: Báo cáo thường niên
BĐS: Bất động sản
CK: Chứng khoán
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
DPRR: Dự phòng rủi ro

HĐQT: Hội đồng quản trị
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHNNg: Ngân hàng nước ngoài
NHLD: Ngân hàng liên doanh
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTW: Ngân hàng Trung ương
NLTC: Năng lực tài chính
TCTD: Tổ chức tín dụng
TS: Tài sản
TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt
VCSH: Vốn chủ sở hữu


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Được biết đến như một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam, trong
những năm qua, Vietcombank luôn là NH chứng tỏ được vị thế của mình trên thị
trường trong nước. Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới cùng với lộ
trình cam kết mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày nay, không chỉ phải cạnh
tranh với các NHTM trong nước, các NHTM còn phải cạnh tranh với các NH có yếu
tố nước ngoài. Trước tình hình đó, các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank
nói riêng cần phải nâng cao NLTC để đảm bảo sức mạnh, trụ vững trong bối cảnh mới.
Bằng phương pháp nghiên cứu đính với kết cấu ba chương truyền thống, tác giả
đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về NLTC của NHTM, các tiêu chí phản
ánh NLTC của NHTM, các chuẩn mực để đánh giá NLTC của NHTM cũng n hư đề
cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến NLTC của NHTM. Tác giả cũng đã đưa ra quan
điểm về sự cần thiết phải nâng cao NLTC của NHTM, kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới và bài học cho Vietcombank trong công tác nâng cao NLTC.

Tác giả cũng đã phân tích thực trạng NLTC của Vietcombank giai đoạn 2008 –
2013 theo mô hình CAMEL. Ngoài ra, tác giả còn so sánh các chỉ tiêu này của
Vietcombank với 2 NH thuộc nhóm NHTMNN đã được cổ phần hóa là BIDV và
VietinBank. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến NLTC của
Vietcombank trong giai đoạn 2008 – 2013. Từ đó, tác giả đã có những đánh giá chung
về NLTC của Vietcombank trong giai đoạn này thông qua phân tích SWOT.
Trong chương 3, tác giả đã đưa ra cơ sở khi tiến hành xây dựng các giải pháp
cho Vietcombank, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao NLTC của Vietcombank đến
năm 2020. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đ ưa ra các kiến nghị đối với NHNN và kiến
nghị đối với Chính phủ nhằm góp phần hỗ trợ hoạt động nâng cao NLTC của hệ thống
NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng.
Tóm lại, luận văn hy vọng sẽ góp phần đưa ra những gợi ý cho Vietcombank
tronng việc nghiên cứu và tìm ra hư ớng đi đúng đắn cho hoạt động nâng cao NLTC
nhằm xây dựng Vietcombank ngày càng lớn mạnh, không những khẳng định vị thế
hàng đầu trong nước mà còn có thể đủ tiềm lực để cạnh tranh với các NHLD, NHNNg
cũng như vươn ra th ị trường khu vực và thế giới.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006,
Chính phủ Việt Nam đã cam kết mở cửa khu vực tài chính – NH, tiến tới xây dựng
một thị trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt các định chế tài chính trong và
ngoài nước. Theo đó, các NHTM Việt Nam cũng từng bước tiến vào quá trình hội
nhập đầy thử thách. Đặc biệt, từ ngày 1/4/2007, việc các NHNNg được phép mở chi
nhánh tại Việt Nam và được phép huy động tiền gửi bằng VNĐ đã th ực sự tạo nên một
sức ép cho hệ thống NHTM Việt Nam. Với nền tảng công nghệ hiện đại cùng với tiềm
lực tài chính mạnh mẽ cũng như s ự chuyên nghiệp trong quản lý, các NHNNg đã và
đang dần chứng tỏ được sự ưu việt của nó so với các NHTM Việt Nam.
Trong những năm hậu gia nhập WTO, hệ thống NHTM Việt Nam đã bộc lộ

nhiều yếu kém mà theo nhiều chuyên gia, tiềm lực tài chính là một trong những điểm
yếu chí mạng, đặc biệt là thanh khoản kém, vốn và tỷ lệ an toàn vốn thấp.
Đứng trước tình hình này, Chính phủ đã ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày
1/3/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015.
Cũng th ời điểm đó, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 734/QĐ-NHNN về việc
ban hành kế hoạch hành động của ngành NH triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ
thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”.
Những bước đi trên của Chính phủ là nhằm cơ cấu lại các TCTD theo hướng
hiện đại, hoạt động an toàn và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, từ đó củng cố
lại hệ thống NHTM Việt Nam, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Là một trong những NHTM đi đầu trong việc tái cơ cấu, những năm qua
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam luôn được coi là một trong những NH hàng đầu
Việt Nam. Kể từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cổ phần năm 2008, NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam đã gặt hái được không ít thành tựu. Từ một NH chuyên doanh
phục vụ kinh tế đối ngoại, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã phát tri ển rộng khắp
toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300
chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty
con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại
1


Singapore. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại
lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với quy mô như vậy nhưng thực sự NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam có đủ mạnh để phát triển bền vững và đủ sức đứng vững trên thị trường trong
nước và hướng tới cạnh tranh với NHNNg trong tương lai hay không vẫn còn là một
câu hỏi.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế, với mong muốn
nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao NLTC cho NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam đến năm 2020 nhằm giúp ngân hàng đứng vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc

liệt, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao NLTC của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
 Could a CAMELS Downgrade Model Improve Off-Site Surveillance? Của
nhóm tác giả R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer, and Mark D. Vaughan thuộc
Ngân hàng dự trữ Liên bang St.Louis, 2002
Nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo tiêu
chuẩn của mô hình CAMEL. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã cho th ấy khả năng tài
chính của các NH có thể bị tác động bởi C, A, M, E, L. Từ đó tiến hành hồi quy theo
Probit để xác định yếu tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy khả năng tài chính của các
TCTD bị chi phối của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài
sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản.
 Predicting failure in the commercial banking industry, John Tatom thuộc
Networks Financial Institute, Đại học bang Indiana, 2011
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo tiêu chuẩn của
mô hình CAMEL. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy đánh giá khả năng tài chính của
các NH có thể bị tác động bởi C, A, M, E, L. Từ đó tiến hành hồi quy theo Probit để
xác định yếu tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy khả năng tài chính của các TCTD bị chi
phối của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượng
quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ
cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai của các TCTD giai đoạn 2003-2007.
2


 Comparative analysis of the performance of Chinese Owned Bank’ in Hong
Kong 2004–2010, Kevin Daly, Xiaoxi Zhang đăng trên Journal of Multinational
Financial Management, Volume 27, 2014.
Bài viết này xây dựng một mô hình hoạt động của các NH Trung Quốc hoạt
động tại Hồng Kông, so với các NH thuộc sở hữu Hồng Kông (SAR) và NHNNg sở

hữu. Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố lợi nhuận lãi thuần, chi phí ngoài lãi, tỷ lệ
các khoản vay kém, vốn chủ sở hữu và cơ cấu sở hữu. Lợi nhuận, được đo bằng lợi
nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NH Trung
Quốc sở hữu tăng lên trong giai đoạn 2004-2010. Các NH thuộc sở hữu của Trung
Quốc có hiệu suất tăng về tỷ suất lãi ròng và vốn chủ sở hữu nhưng lại giảm đối với
chi phí ngoài lãi và tỷ lệ các khoản vay kém. So với các NHNNg và NH trong nước
(Hồng Kông), nghiên cứu cho thấy các NH của Trung Quốc có xu hướng hoạt động
kém trên một số chỉ số hoạt động NH chủ chốt.
 Evaluating performance of Regional Rural Banks: An application of CAMEL
model, Dr.D.Maheshwara Reddy, K.V.N.Prasad đăng trên International Refereed
Research Journal, Vol – II, Issue – 4, 2011
Nghiên cứu này sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá NLTC của các NH khu
vực nông thôn của Ấn Độ. Thông qua các tiêu chí đánh giá của mô hình CAMEL,
nghiên cứu đã có s ự so sánh giữa các ngân hàng khu vực nông thôn được lựa chọn
nghiên cứu gồm: Andhra pragathi grameena bank và Sapthagiri grameena bank.
 Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu liên quan như: “The cyclical effects of the
Basel II capital requirements” của tác giả Frank Heid (2007) trong đó tác giả sử dụng
tiêu chuẩn của Basel II để đo lường NLTC của các TCTD Na Uy giai đoạn 1998-2002;
“CAMELs and Banks Performance Evaluation: The Way Forward” của tác giả
Wirnkar And Tanko (2007), bài nghiên cứu này sử dụng mô hình CAMEL đánh giá
hiệu suất tổng thể của một NH và tìm ra tỷ lệ tốt nhất để luôn áp dụng của các NH điều
chỉnh trong việc đánh giá hiệu quả của các NH. Các dữ liệu cho công tác nghiên cứu
chỉ là thứ yếu và được thu thập từ các báo cáo hàng năm của mười NHTM tại Nigeria
trong khoảng thời gian chín năm (1997 - 2005),…
 Tình hình nghiên cứu trong nước

3


 Nhìn lại NLTC của các NHTM Việt Nam trước thềm hội nhập, TS. Hạ Thị

Thiều Dao, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 15, 2007.
Bài viết đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về NLTC của các NHTM Việt Nam
trước khi khủng hoảng xảy ra. Tác giả đã đi đâu sâu phân tích 3 khía c ạnh về NLTC
của hệ thống NHTM Việt Nam là: Quy mô về vốn, tỷ lệ an toàn vốn và sự ảo tưởng về
sức mạnh của các NHTM, tức là những ảo tưởng của các NHTM Việt Nam về thị phần
ấn tượng mà họ nắm giữ, bởi lẽ, thị phần này có được là từ môi trường cạnh tranh
không bình đẳng mà trong đó các chi nhánh NHNNg phải chịu những hạn chế tiếp cận
thị trường và hạn chế đối xử quốc gia như giới hạn đối tượng khách hàng, số lượng,
loại hình tiền tệ được phép huy động và mạng lưới hoạt động. Từ đó đưa ra một số yêu
cầu cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
 Đánh giá hiệu quả và tính ổn định của ngân hàng thương mại qua lăng kính
phân tích tài chính, TS. Võ Hồng Đức, ThS. Nguyễn Đình Thiên, T ạp chí Công
nghệ Ngân hàng, số 90, 2013.
Bài viết đã đưa ra h ệ thống 27 chỉ tiêu tài chính nhằm phục vụ việc đánh giá
năng lực các NH trong nước. Các chỉ tiêu được xây dưng trên cơ sở phân tích BCTC
của các NH, các thông lệ quốc tế, bằng chứng thực nghiệm của các quốc gia và đặc
điểm của hệ thống NHTM Việt Nam.
 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, TS.Vũ Văn Thực,
Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10 (20), 2013.
Bài viết đã đưa ra cái nhìn t ổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay,
chỉ ra những điểm yếu trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến NLTC như: Tỷ lệ nợ xấu
cao, không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thanh khoản kém. Đồng thời nêu lên
một vài gợi ý chính sách cho việc tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam trong đó có
nhấn mạnh đến yếu tố NLTC của NHTM.
Tóm lại, những nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước đều cho thấy tầm
quan trọng của NLTC đối với sự phát triển bền vững của NHTM, tuy nhiên do sự khác
biệt về không gian cũng như th ời gian nghiên cứu nên có một số điểm không còn phù
hợp với thực tiễn, và cũng chưa có một nghiên cứu chính thức nào về NLTC của
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu

4


 Mục tiêu chung:
Đánh giá NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2008 –
2013 và các yếu tố ảnh hưởng, làm cơ sở đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao NLTC
trong giai đoạn 2015 – 2020.
 Mục tiêu cụ thể:
 Xác định thước đo NLTC của NHTM
 Nghiên cứu thực trạng NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2008 – 2013.
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam.
 Đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu nhằm
nâng cao NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần phải làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) NLTC của NHTM thực chất là gì? Tiêu chuẩn nào để đánh giá NLTC của
NHTM?
(2) Dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá NLTC, thực trạng NLTC của NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 như thế nào?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam?
(4) Từ thực tiễn đã phân tích thì cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao
NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
 Về thời gian: Từ năm 2008 - 2013
 Đối tượng nghiên cứu:

NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính:
5


 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, suy diễn để lập luận và giải thích đặc
điểm của từng chỉ tiêu trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích thông tin: lượng hóa NLTC, tính toán và phân tích thực
trạng NLTC, phân tích SWOT.
 Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu và
tổng hợp.
 Phương pháp thu thập thông tin: Nguồn dữ liệu chủ yếu của nghiên cứu là số
liệu trên BCTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được thu thập từ Báo cáo
thương niên của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, công bố trên website của ngân
hàng. Ngoài ra, nghiên cứu còn thu thập BCTN của NHTMCP Công thương Việt Nam
và NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để làm cơ sở so sánh, đối chiếu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Đề tài phân
tích thực trạng, đánh giá NLTC, từ đó đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng
như thách thức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay. Đồng thời, đề tài cũng đã đ ề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam với mục tiêu xây dựng một NH vững
mạnh, đủ sức đứng vững trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của ngành NH.
7. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về NLTC của ngân hàng thương mại
Chương 2: Đánh giá NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2008 - 2013
Chương 3: Giải pháp nâng cao NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

đến năm 2020.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Khái niệm về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền
kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM:
 Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
 Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
 Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay, tài trợ đầu tư.
Luật Các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010, quy định:
NH là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động NH theo quy
định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình NH bao gồ m
NHTM, NH chính sách, NH hợp tác xã.
NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, NH là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các
loại hình NH gồm: NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác xã
và các loại hình NH khác. NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm
vụ chủ yếu v à thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung

ứng các dịch vụ thanh toán.

7


Nếu như “Tài chính” là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của
cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lậ p, phân
phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ
thể ở mỗi điều kiện nhất định, thì ta có thể hiểu “Tài chính NHTM” là sự vận động của
các luồng tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH.
Như vậy, “NLTC của NHTM” chính là khả năng tài chính để NH thực hiện và
phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. NLTC của NH không chỉ là
nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH mà còn là khả năng
khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh
doanh. NLTC của một NH chính là việc dùng khả năng tài chính để tạo ra lợi nhuận ổn
định và đạt cao hơn các đối thủ khác hoặc cao hơn mức bình quân của ngành, hoạt
động an toàn và đạt được vị thế tốt hơn trên thương trường.
1.1.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
Hoạt động của NHTM bao gồm ba lĩnh vực: huy động vốn, cấp tín dụng và
cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Chính vì vậy, NLTC của NHTM được thể
hiện thông qua hiệu quả của những hoạt động này.
Các tiêu chí phản ánh NLTC của NHTM phải đáp ứng được các yêu cầu:
 Phản ánh đúng bản chất của khái niệm NLTC của NHTM là khả năng về tài
chính để giúp NH thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả không chỉ
trong ngắn hạn mà cả tiềm năng và xu hướng có tính dài hạn bền vững.
 Đáp ứng được mục đích của việc đánh giá là xác định đúng NLTC và vị thế
so sánh của một NHTM so với các TCTD trên thị trường tài chính trong và ngoài
nước.
 Có thể thu thập số liệu thống kê, kế toán và tính toán được.

 Phải phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động tài
chính – tiền tệ – NH và hạch toán, kế toán, thống kê.
Cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

8


1.1.2.1. Vốn chủ sở hữu
VCSH hay còn gọi là vốn tự có, là vốn riêng của một NHTM. Đây là số vốn
ban đầu và được gia tăng không ngừng cùng với quá trình phát triển của NHTM.
VCSH bao gồm hai bộ phận: VCSH ban đầu và VCSH hình thành trong quá trình hoạt
động.
VCSH ban đầu đối với các NHTM chính là vốn do ngân sách Nhà nước cấp khi
mới thành lập (đối với các NHTMNN), do cổ đông góp thông qua việc mua cổ phần
hoặc cổ phiếu (đối với các NHTMCP) bao gồm cổ phần thường và các cổ phần ưu đãi.
Mức vốn này phải đảm bảo tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
VCSH hình thành trong quá trình hoạt động (VCSH bổ sung) do cổ phần phát
hành thêm hoặc do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình hoạt động, do
chuyển một phần lợi nhuận tích lũy, các qu ỹ dự trữ, quỹ đầu tư, bổ sung vốn điều lệ,…
Trong trường hợp các điều kiện khác như nhau, nếu quy mô VCSH càng lớn thì
người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy yên tâm về NH. Do đó, VCSH được
coi là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng. Đồng thời, VCSH còn thể hiện khả năng tài
chính, năng lực hoạt động của một NH. Ở nước ta theo quy định, tổng dư nợ cho vay
một khách hàng không quá 15% vốn tự có của NHTM, tổng mức cho vay và bảo lãnh
cho một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có, tổng dư nợ cho vay một nhóm
khách hàng không vượt quá 50% vốn tự có, tổng mức dư nợ và bảo lãnh một nhóm
khách hàng không quá 60% vốn tự có1. Điều này cho thấy, nếu một NH có VCSH lớn
sẽ được phép cho vay những dự án lớn, từ đó làm tăng quy mô tăng trưởng tín dụng và
quy mô tổng TS. Bên cạnh đó, VCSH lớn cho phép NH thành lập các công ty con và
tham gia hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược, hùn vốn vào

các công ty và có thể thôn tính các NH khác theo quy định không được vượt quá 40%
vốn điều lệ và quỹ dự trữ.2
Ngoài ra, VCSH còn tác động đến khả năng mở rộng mạng lưới. Tại Việt Nam,
số lượng chi nhánh của một NHTM được thành lập phải đảm bảo3:

1

Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 do NHNN ban hành
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 do NHNN ban hành
3
Theo thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 do NHNN ban hành
2

9


300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2 < C
Trong đó:
 C là giá trị thực của vốn điều lệ của NH thương mại đến thời điểm đề nghị
(tính bằng tỷ Đồng Việt Nam).
 N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực nội
thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
 N2 là số lượng chi nhánh đã thành l ập và đề nghị thành lập tại khu vực
ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các
tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
Để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ của NHTM,
không gì hơn là việc có được mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp. Điều
này không chỉ tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng mà còn giúp NH chiếm lĩnh thị
trường và xây dựng được vị thế vững chắc làm tiền đề cho việc tăng doanh thu cũng
như NLTC và khả năng cạnh tranh. Theo quy định trên thì NHTM có vốn điều lệ càng

cao và khả năng mở rộng VCSH lớn thì số lượng mạng lưới mở càng nhiều và ngược
lại.
Một chỉ tiêu khác về vốn cần được lưu ý là t ỷ lệ an toàn vốn. NHTM có tỷ lệ an
toàn vốn cao sẽ cho phép đầu tư vào những lĩnh vực tương đối rủi ro để thoả mãn nhu
cầu sinh lời và an toàn.
Bảo đảm an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong
hoạt động kinh doanh của NHTM. Để đảm bảo an toàn cho phần TS có chứa đựng rủi
ro, NH cần duy trì một mức vốn tự có cần thiết được đo bằng tỷ lệ vốn an toàn tối
thiểu. Theo quy định của hiệp ước Basel, hệ số an toàn vốn (viết tắt là CAR: Capital
Adequacy Ratio) phải đạt tối thiểu là 8%; và theo quy định tại thông tư 13/2010/TTNHNN thì mức CAR quy định ở mức tối thiểu là 9%.
Như vậy, có thể thấy VCSH lớn là một trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo
cho hoạt động của một NH được ổn định và thể hiện rõ ràng sức mạnh tài chính của
nó.

10


1.1.2.2. Quy mô và chất lượng tài sản
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh là tiền
tệ, nguồn vốn chủ yếu mà NH sử dụng là vốn huy động, TS của NHTM chủ yếu là TS
tài chính như: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, các loại giấy tờ có giá,…Do đó,
đánh giá quy mô cũng như ch ất lượng TS chủ yếu là đánh giá chất lượng các khoản
cấp tín dụng của NH.
Dưới góc độ kinh tế, TS có là giá trị biểu hiện bằng tiền của các loại TS mà NH
đang có quyền sở hữu một cách hợp pháp. Đó là những TS hiện đang được sử dụng
cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu nhập cho NH. Do đó, có thể nói,
quy mô, cơ cấu và chất lượng TS có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
NHTM.
Đánh giá qui mô, chất lượng TS được thể hiện qua các chỉ tiêu:
 Tỷ trọng dư nợ trên tổng TS có = Tổng dư nợ/ Tổng TS có

 Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ nhóm 3,4,5)/Tổng dư nợ
 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro = Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/ (Nợ nhóm
3,4,5)
Ngoài ra có thể xem xét một số chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng của tổng TS,
tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn,…
Tóm lại, muốn tăng trưởng tổng TS bền vững đòi h ỏi các NHTM phải không
ngừng nâng cao chất lượng của các gói tín dụng, giảm tối đa nợ xấu, xây dựng cơ cấu
dư nợ hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản.
1.1.2.3. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh cũng như năng l ực của một NHTM. Một NH có khả năng sinh lời cao sẽ dẫn
đến hình thành thêm vốn, điều này là hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ
phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận được tạo ra còn cần thiết
để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ.
Theo thông lệ quốc tế, khả năng sinh lời của NHTM thường được đo lường
bằng các chỉ tiêu định lượng: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng
11


×