Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.72 KB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÂM THÚY QUỲNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU
TẠI PHƯỜNG LONG TUYỀN
QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 8 - Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÂM THÚY QUỲNH
MSSV: 4114707

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU
TẠI PHƯỜNG LONG TUYỀN
QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TIẾN SĨ: LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

Tháng 8 - Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm
ơn tất cả thầy cô đã từng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em
trong suốt hơn ba năm học qua để em có đủ nền tảng để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi đã nhiệt tình
hướng dẫn em trong thời gian làm luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô, chú, anh, chị công tác tại Phòng
Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Trạm Khuyến nông của Quận Bình Thủy và các cô,
chú, anh, chị công tác tai Ủy Ban Nhân Dân phường Long Tuyền đã cung cấp số
liệu thứ cấp cho em có thể thực hiện đề tài này.
Con xin chân thành cảm ơn đến tập thể cô, chú, bác nông dân tai phường
Long Tuyền, đặc biệt là chú Phan Hoàng Bền, đã nhiệt tình giúp đỡ con trong quá
trình thu thập số liệu sơ cấp.
Con xin cảm ơn gia đình đã động viên, chăm sóc cho con trong quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Sự quan tâm của mọi người là động lực cho
con có thể hoàn thành tốt luận văn lần này.
Mình xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ, chia sẽ, động viên
mình trong quá trình làm luận văn.
Cuối lời xin gởi đến mọi người lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe, hạnh

phúc trong cuộc sống và thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày….. tháng ….. năm 2014
Sinh viên thực hiện

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Sinh viên thực hiện

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết ................................................ 2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.2 Kiểm định giả thuyết ................................................................................. 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 3
1.5 Kết quả mong đợi.......................................................................................... 3
1.6 Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 4
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 7
2.1 Cơ sở lí luận .................................................................................................. 7
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .................................... 7
2.1.2 Khái niệm về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp ..................... 8
2.1.3 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ. ................................................ 8
2.1.4 Khái niệm hợp tác xã ................................................................................. 9
2.1.5 Khái niệm hiệu quả sản xuất ...................................................................... 9
2.1.6 Khái niệm sản xuất, yếu tố sản xuất và hàm sản xuất ............................. 10
2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................................ 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 13

iii


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 13
2.2.2 Phương pháp phân tích xử lí số liệu ........................................................ 13
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................... 20
3.1 Giới thiệu về quận Bình Thủy .................................................................... 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 20
3.1.2 Văn hóa – Xã hội ..................................................................................... 22
3.1.3 Kinh tế...................................................................................................... 24
3.2 Giới thiệu về phường Long Tuyền ............................................................. 31
3.2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 31
3.2.2 Kinh tế...................................................................................................... 33
3.2.3 Văn hóa – Xã hội ..................................................................................... 35
3.3 Giới thiệu về cây dưa hấu ........................................................................... 37

3.3.1 Nguồn gốc ................................................................................................ 37
3.3.2 Tính thích nghi khí hậu, đất đai và thời vụ .............................................. 37
3.3.3 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................... 38
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
DƯA HẤU TẠI PHƯỜNG LONG TUYỀN ................................................... 40
4.1 Tình hình chung của nông hộ ..................................................................... 40
4.1.1 Các thông tin chung về chủ hộ ................................................................ 40
4.1.2 Các thông tin chung về nông hộ .............................................................. 45
4.1.3 Các đặc điểm sản xuất của nông hộ ......................................................... 47
4.2 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng dưa hấu ............................ 52
4.2.1 Chi phí sản xuất bình quân 1 công của nông hộ ...................................... 52
4.2.2 Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập và các chỉ số tài chính bình quân 1 công của
nông hộ ............................................................................................................. 57
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình trồng
dưa hấu của nông hộ ở phường Long Tuyền .................................................... 59
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ ................... 59
iv


4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ ................... 61
4.4 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất ........ 63
4.4.1 Thuận lợi .................................................................................................. 63
4.4.2 Khó khăn .................................................................................................. 64
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO
NÔNG HỘ SẢN XUẤT DƯA HẤU CHO NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG LONG
TUYỀN, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................... 66
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .............................................................................. 66
5.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa .................................................... 67
5.2.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 67
5.2.2 Điểm yếu .................................................................................................. 68

5.2.3 Cơ hội....................................................................................................... 68
5.2.4 Đe dọa ...................................................................................................... 69
5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ trong sản xuất ........... 71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 72
Kết luận ............................................................................................................. 72
Kiến nghị........................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ............................................... 77
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................... 85

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số khẩu khảo sát nông hộ trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền . .. 13
Bảng 2.2 Các mức ý nghĩa thống kê kiểm định giá trị t trong mô hình ........... 15
Bảng 2.3 Kỳ vọng của các biến độc lập ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất
của mô hình trồng dưa hấu trong 1 vụ ............................................................. 17
Bảng 2.4 Kỳ vọng của các biến độc lập ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất
của mô hình trồng dưa hấu trong 1 vụ .............................................................. 18
Bảng 2.5 Ma trận SWOT .................................................................................. 19
Bảng 3.1 Đơn vị hành chính của quận Bình Thủy năm 2013 ........................... 20
Bảng 3.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong 3 năm 2011-2013 .................... 21
Bảng 3.3 Mực nước qua các năm tại trạm Cần Thơ – Sông Hậu ..................... 22
Bảng 3.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 của quận Bình Thủy phân
theo đơn vị hành chính ...................................................................................... 23
Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp quận Bình Thủy năm 2013 ..... 25
Bảng 3.6 Diện tích thu hoạch lúa và một số cây lâu năm của quận Bình Thủy giai
đoạn 2005-2013 ................................................................................................ 26

Bảng 3.7 Sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Bình Thủy
giai đoạn 2005-2013 ......................................................................................... 27
Bảng 3.8 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiên hành phân theo ngành hoạt
động quận Bình Thủy giai đoạn 2005-2013 ..................................................... 27
Bảng 3.9 Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005-2013 ........................ 28
Bảng 3.10 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị hiện hành phân theo ngành
kinh tế giai đoạn 2005-2013 ............................................................................. 29
Bảng 3.11 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của phường Long Tuyền năm 2013
........................................................................................................................... 33
Bảng 4.1 Một số đặc điểm của chủ hộ trồng dưa hấu....................................... 40
Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ ............................................................................ 40
Bảng 4.3 Các nguồn tích lũy kinh nghiệm của nông dân ................................. 43
vi


Bảng 4.4 Thông tin chung về nông hộ .............................................................. 45
Bảng 4.5 Số nhân khẩu của nông hộ................................................................. 45
Bảng 4.6 Số thành viên trong gia đình tham gia trồng dưa hấu ....................... 46
Bảng 4.7 Đất trồng dưa hấu .............................................................................. 46
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của nông hộ ......................................................... 47
Bảng 4.9 Nguyên nhân nông dân chọn trồng dưa hấu ...................................... 48
Bảng 4.10 Nguyên nhân chọn trồng giống dưa hấu ......................................... 49
Bảng 4.11 Đánh giá chất lượng hạt giống của nông hộ .................................... 50
Bảng 4.12 Nguồn thông tin về thị trường ......................................................... 51
Bảng 4.13 Chi phí trên 1 công của nông hộ trồng dưa hấu .............................. 53
Bảng 4.14 Chi phí khác của nông hộ ................................................................ 55
Bảng 4.15 Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng dưa
hấu ở phường Long Tuyền................................................................................ 57
Bảng 4.16 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ
trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền ............................................................... 59

Bảng 4.17 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ
trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền ............................................................... 61
Bảng 4.18 Khó khăn của người nông dân trong canh tác dưa hấu ................... 64
Bảng 5.1 Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................. 66
Bảng 5.2 Phân tích ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tài
chính của nông hộ trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền ................................. 69

vii


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 3.1 Dân số trung bình của quận Bình Thủy giai đoạn 2005-2013 ........... 23
Hình 3.2 Dân số trung bình ở phường Long Tuyền giai đoạn
2005-2013 ......................................................................................................... 35
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ.............................................................. 41
Hình 4.2 Kinh nghiệm của chủ hộ .................................................................... 42
Hình 4.3 Tình hình tham gia tập huấn và hội thảo cảu nông dân ..................... 44
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí của nông hộ ............................................................... 52

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật.


CPLĐGĐ

:

Chi phí lao động gia đình

DT

:

Doanh thu

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

:

Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

HTX

:

Hợp tác xã




:

Lao động

LĐGĐ

:

Lao động gia đình

LN

:

Lợi nhuận

NCLĐGĐ

:

Ngày công lao động gia đình

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences


SWOT

:
Strengths (Điểm mạnh) - Weaknesses (Điểm yếu) Opportunities (Cơ hội) - Threats (Đe dọa)

TCP

:

Tổng chi phí

TCPSX

:

Tổng chi phí sản xuất

TN

:

Thu nhập

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có tiềm năng phát triển nông
nghiệp rất lớn như lúa gạo, cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi và thủy sản. Sản xuất
nông nghiệp ở ĐBSCL có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực, tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Không những vậy xuất khẩu nông sản cũng là thế mạnh của nước ta, xuất khẩu
nông sản đã đóng góp khoảng 27% vào GDP cả nước, giúp tăng thu nhập và
cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là người nông dân. Với các tiềm năng
vốn có hằng năm ĐBSCL sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực và hơn
60% sản lượng thủy sản cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Rau quả
cũng là một trong những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất rất nhiều ở
ĐBSCL. Hằng năm nơi đây đã sản xuất ra rất nhiều loại trái cây được ưa chuộng
trên thị trường cả trong và ngoài nước như thanh long, bưởi, cam, quýt,…và
không thể không nói đến dưa hấu một loại trái cây truyền thống không thể thiếu
trong các dịp xuân về của người Việt Nam ta.
Trước nay ĐBSCL được mệnh danh là thiên đường của trái cây, mùa nào
trái đó nhưng ngày nay thì bốn mùa hoa trái hầu hết các loại trái cây mùa nào
cũng có. Và dưa hấu cũng vậy, thời gian trước việc tìm mua dưa hấu trái mùa là
rất hiếm gặp, ta chỉ thấy dưa hấu được trồng và bán nhiều vào những tháng gần
tết. Nhưng khoảng vài năm trở lại đây ở ĐBSCL mùa nào dưa hấu cũng được bầy
bán rất nhiều tại các chợ lớn nhỏ. Một phần vì hương vị ngon ngọt của dưa hấu và
một phần vì dưa hấu là loại cây trồng mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao nên
dưa hấu được người nông dân lựa chọn để canh tác trong suốt các mùa vụ trong
năm. Đa số các tỉnh ở ĐBSCL đều trồng dưa hấu. một số nơi trồng dưa hấu có
tiếng như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang....Hơn 1.000 ha dưa hấu
được trồng tại các tỉnh thành ở ĐBSCL với các giống chủ yếu như dưa hấu
An Tiêm 94, 95, 98, 100 hay Sugar Baby, Mặt Trời Đỏ, Hắc Mỹ Nhân,… vì các
giống dưa này cho năng suất rất cao. Hiện nay, ở Cần Thơ dưa hấu cũng được
người nông dân canh tác tại các quận, huyện như Phụng Hiệp, Cờ Đỏ, Cái Răng,
Bình Thủy.…Đặc biệt là ở Bình Thủy việc trông dưa hấu đã đem lại thu nhập khá
ổn định cho nông dân nơi đây và đây cũng là loại cây trồng chủ lực của quận.

Dưa hấu được trồng chủ yếu ở 3 phường là Long Hòa, Long Tuyền và Thới An

1


Đông với tổng diện tích khoảng 68 ha dưa hấu, do đây là loại trái cây được tiêu
thụ rất mạnh vào các dịp tết và là loại cây trồng ngắn ngày nhưng cho lợi nhuận
cao. Từ đó, việc trồng dưa hấu tết trở thành nguồn thu nhập chính của người dân
nơi đây.
Vì lý do trên đề tài tiến hành “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng
dưa hấu tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” nhằm
tìm ra các giải pháp để phát triển hơn nữa loại cây trồng chủ lực này trên địa bàn
của phường Long Tuyền góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân nơi
đây.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính mô hình sản xuất dưa hấu và các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và lợi nhuận của việc sản xuất dưa hấu tại phường Long
Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả tài chính trong canh tác cây dưa hấu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu tại phường Long Tuyền,
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất dưa hấu tại
phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của
mô hình.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của mô
hình.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng mô hình sản xuất dưa hấu tại phường Long Tuyền như thế nào?
- Hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất dưa hấu tại phường Long Tuyền
như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình sản
xuất nói trên?

2


- Những giải pháp nào là phù hợp để nâng cao hiệu quả tài chính trong sản
xuất dưa hấu cho người nông dân ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy?
1.3.2 Kiểm định giả thuyết
Hiệu quả tài chính trong sản xuất dưa hấu của nông hộ ở phường Long
Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng bởi chi phí các yếu
tố đầu vào như: chi phí giống, chi phí đất đai, chi phí lao động, chi phí phân bón,
chi phí thuốc bảo vệ thực vật và giá bán trên thị trường.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi phường Long Tuyền, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng dưa hấu trên địa bàn phường Long Tuyền, quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Hướng nghiên cứu chính của đề tài là tập phân tích hiệu quả tài chính dưa
hấu tại phường Long Tuyền. Qua đó đề xuất một số biện pháp duy trì và phát
triển mô hình sản xuất hiệu quả này.

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Tìm hiểu được thực trạng sản xuất dưa hấu tại phường Long Tuyền. Dựa
trên các chỉ tiêu kinh tế thu thập được như chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đánh
giá hiệu quả tài chính của mô hình canh tác. Sử dụng hàm sản xuất để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của sản xuất dưa hấu như: chi
phí giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.…

3


1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Bùi Thị Bình Nguyên (2011) “So sánh hiệu quả tài chính của mô hình độc
canh ba vụ lúa và mô hình lúa – mè – lúa tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu của đề tài nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình
canh tác là mô hình độc canh ba vụ lúa và mô hình luân canh lúa – mè – lúa , từ
đó xác định mô hình sản xuất hiệu quả hơn và đưa ra các giải pháp phát triển mô
hình này hơn nữa. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và sử dụng kiểm
định t để kiểm định giả thuyết nhằm xác định mô hình hiệu quả hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mô hình luân canh lúa – mè – lúa hiệu quả hơn về mặt tài
chính so với mô hình độc canh ba vụ lúa. Khi bà con thay đổi vụ lúa Xuân Hè
bằng vụ mè, trở thành mô hình lúa – mè – lúa, thì hiệu quả tài chính đạt cao hơn
rất nhiều lần.
Ngô Kim Hoàng (2011) “Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn tại thành phố Cần Thơ”. Với mục tiêu nghiên cứu là xem xét mức độ ảnh
hưởng các yếu tố đầu vào lên hiệu quả sản xuất rau an toàn và nhận định thị
trường tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Cần Thơ qua việc xác định các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới giá bán và mức lợi nhuận của nông dân sản xuất rau an
toàn. Đề tài sử dụng các biện pháp phân tích như thống kê mô tả để nêu lên thực
trạng sản xuất tiêu thụ rau an toàn ở thành phố, sử dụng và phân tích số liệu sơ
cấp thu thập được áp dụng hàm sản xuất để đo lường những ảnh hưởng của các

yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn đến năng suất rau; dùng phương trình
hồi quy về giá và lợi nhuận để phân tích giá cả, lợi nhuận của nông dân trồng rau
khi đưa sản phẩm của họ vào kênh phân phối. Kết quả phân tích cho thấy các yếu
tố lao động, nhiên liệu và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng
suất rau, nhưng yếu tố lao động và yếu tố nhiên liệu có ảnh hưởng thuận chiều
với năng suất. Trong tiêu thụ rau an toàn, yếu tố tiếp cận được thông tin thị
trường của nông dân đã mang đến cho họ nhiều cơ hội để bán sản phẩm rau an
toàn được giá cao hơn so với nông dân không tiếp cận được thông tin thị trường
và lợi nhuận nông dân thu về cũng sẽ cao hơn. Dựa vào kết quả phân tích , một số
biện pháp được đề xuất như sau: Đầu tư nghiên cứu cải tạo giống cho năng suất
và chất lượng cao, xây dựng nhãn hiệu cho rau an toàn, tập huấn cơ bản về công
nghệ sau thu hoạch cho nông dân, tổ chức hệ thống thông tin thị trường với
phương tiện truyền thông đại chúng nhằm phổ biến mọi thông tin về kỹ thuật sản
xuất mới, về thị trường nông sản, vận động và khuyến khích các doanh nghiệp
kinh doanh rau màu đứng ra hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.…

4


Nguyễn Hữu Tâm (2007) “Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng của nông hộ tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang”. Đề tài sử dụng
phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để mô tả và phân tích thực
trạng chăn nuôi vịt chạy đồng ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Nghiên
cứu cho thấy đa số người chăn nuôi ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đều
nuôi giống vịt cỏ, không xin phép trước khi chăn nuôi, trong suốt thời gian nuôi,
các hộ đều cho vịt chạy đồng liên tục, cứ trung bình 3 tháng thì hộ lại cho chuyển
đồng mới. Cứ 3 tháng vịt đẻ, người chăn nuôi lại bứt lông để cho vịt nghỉ đẻ
1 tháng và mong muốn của người chăn nuôi là được hỗ trợ vốn với lãi suất thấp.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA (Cost Benefit
Analysis) để phân tích hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ

ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các
hộ chăn nuôi đều có lãi từ 4.500 đến 6.000 đồng/con/tháng. Đề tài nghiên cứu còn
sử dụng kết hợp phương pháp phân tích kinh tế chi phí – lợi ích ECBA
(Economic Cost Benefit Analysis) với phương pháp đo lường mức chấp nhận của
đáp viên CVM (The Contingent Valuation Method) để phân tích hiệu quả kinh tế
chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích kinh tế thu được từ 4.600
đồng/con/tháng đến 4.800 đồng/con/tháng và phần đóng góp vào lợi ích xã hội
của việc chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở thành phố Cần Thơ là 35,02%, ở tỉnh Hậu
Giang là 39,50% đây là mức tương đối cao trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chi phí giống, chi phí thức ăn, doanh thu từ
trứng là 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế
chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng
Trương Văn Minh (2011) “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân
Hiệp. tỉnh Kiên Giang”. Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Đề tài phân tích dựa trên bộ số liệu thu thập
được từ 100 hộ chuyên canh trồng lúa, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
có định hướng trước tại vùng nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý, phân
tích qua phần mềm Excel và SPSS. Áp dụng phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích tỷ số tài chính để tính toán và phân tích chi phí, thu nhập,
hiệu quả sản xuất từng vụ lúa. Sử dụng phương trình hồi quy tương quan để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng. Kết quả đề tài cho thấy lợi nhuận của nông hộ chuyên
canh sản xuất lúa là 43.085.954 đồng/ha và cho thấy nông hộ sản uất lúa vu Đông
Xuân có năng suất cao nhất. Riêng vụ lúa Hè Thu và Thu Đông năng suất gần
bằng nhau, nhưng lợi nhuận có sự chênh lệch lớn do sự biến động về giá tiêu thụ
5


lúa vụ Thu Đông cao hơn vụ Hè Thu. Đề tài còn phân tích được các nhân tố như
chi phí nông dược, chăm sóc, giá đầu ra.… ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

trồng lúa chuyên canh. Từ kết quả phân tích, đề tài đề ra giả pháp và kiến nghị
nông hộ chuyên canh trồng lúa mang lại hiệu quả và phát triển bền vững.
Từ các lược khảo trên, đề tài sẽ nghiên cứu về hiệu quả tài chính của nông
hộ sản xuất dưa hấu tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ. Dùng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy để thống kê và
đánh giá các yếu tố như các đặc điểm chung của nông hộ, nguồn lực sản xuất,
năng suất, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập và các tỷ số tài chính của nông hộ.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức bằng phương pháp
phân tích SWOT để có thể đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả tài
chính của nông hộ trồng dưa hấu ở địa bàn phường Long Tuyền trong thời gian
tới.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,
tơ, sợi và các sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và
chăn nuôi gia súc, gia cầm.…Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa
phát triển và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế. xã hội
mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.…Trong
nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông tức là lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có cơ giới hóa trong sản

xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi nông dân; thứ
hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Sản phẩm đầu ra chủ yếu dung vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra
trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt qua khỏi sản
xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực,
thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như lai tạo giống,
cây cảnh, sinh vật cảnh.…
2.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng sản
xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt
động của lao động và tư liệu sản xuất có tình thời vụ. Sản xuất nông nghiệp được
tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực.

7


2.1.2 Khái niệm về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp
2.1.2.1 Vốn trong nông nghiệp
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các
yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong nông nghiệp được phân
thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là tính
thời vụ và đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro, vì kết quả sản
xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Vốn tích
lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp, vốn đầu tư của ngân sách, vốn từ tín dụng
nông thôn và nguồn vốn nước ngoài.
2.1.2.2 Nguồn lao động nông nghiệp
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào

sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt
tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả
chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động như kỹ
năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động, được xem như các yếu tố ảnh hưởng quan
trọng đến gia tăng sản lượng. Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động
chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này.
2.1.2.3 Đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng có giới hạn. Do đó, cần có sự
quản lý chặc chẽ và sử dụng các phương pháp để nâng cao năng suất trên một đơn
vị diện tích. Đất có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
2.1.3 Khái niềm về nông hộ và kinh tế nông hộ
2.1.3.1 Nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động,
tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân)
là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ
nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không
giống như những đơn vị kinh tế khác như: Ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ
giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá
trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.

8


2.1.3.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã hội, tồn
tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo
ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần
tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho

công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được
thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ.
2.1.4 Khái niệm hợp tác xã (HTX)
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập
ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.
2.1.5 Khái niệm hiệu quả sản xuất
Hiệu quả là kết quả sản xuất đạt cao nhất, trong đó gồm 3 yếu tố mà
Pauly,1970 và Culyer,1985 đã rút ra nhận xét như sau: (1) không sử dụng nguồn
lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu
con người.
Muốn đạt hiệu quả sản xuất ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:
-

Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị, có nghĩa là, khi
sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại sẽ
không có hiệu quả. Hay hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ
giữa kết quả lượng sản phẩm tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói
rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương
quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của
sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí
tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế
9



bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng
vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu
hồi vốn… Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh thu được so với
tổng số vốn bỏ ra.
-

Hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính được đo lường bằng sự so sánh kết
quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu
quả tài chính là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng
các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra
mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền
trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế là khoản thặng dư của
doanh thu sau khi trừ các khoản chi phí trực tiếp và chi phí ẩn, lợi ích
kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Để đánh
giá việc sử dụng từng loại yếu tố ta dùng công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
(2.1)
Nông dân tối đa hóa lợi nhuận qua cân bằng về thu nhập mà họ nhận
được qua giá mong đợi, chi phí đầu vào như: biến phí, điều kiện đất đai,
lao động, vốn, kỹ thuật, đầu tư thủy lợi.

2.1.6 Khái niệm sản xuất, yếu tố sản xuất và hàm sản xuất
2.1.6.1 Sản xuất
Sản xuất là hoạt động chuyển hóa các yếu tố sản xuất (đầu vào) thành sản
phẩm (đầu ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế cho thấy cách
thức sản xuất đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau. Tuy
nhiên, để sản xuất ra một sản phẩm nào đó thì cần phải có yếu tố sản xuất.
2.1.6.1 Yếu tố sản xuất

Yếu tố sản xuất (còn gọi là yếu tố đầu vào) là các loại hàng hóa được dùng
để sản xuất ra hàng hóa khác. Yếu tố sản xuất bao gồm đất đai, nhà xưởng, máy
móc, nguyên liệu, nhiên liệu, lao động…; sản phẩm là yếu tố đầu ra của quá trình
sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo lường bởi sản lượng. Sản phẩm bán ra trên thị
trường còn gọi là hàng hóa.

10


2.1.6.3 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực
đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f(X1, X2, X3,…, Xn)
Trong đó, Y là mức sản lượng dầu ra, là một hàm số của các nguồn lực đầu
vào X1, X2, X3,…, Xn.
Đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu vào (biến độc lập). Trong
hàm sản xuất, các biến số được giả định là biến có giá trị dương, liên tục và có thể
phân chia vô hạn. Hơn nữa, các đầu vào được xem là có thể thay thế được cho
nhau tại mọi mức sản lượng. Mỗi phối hợp có thể có của các yếu tố đầu vào được
giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa. Hàm sản xuất phải được xác định sao
cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần. Dạng hàm chính xác
của phương trình trên phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế của
quá trình sản xuất.
2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá
2.1.7.1 Chi phí
Chi phí thể hiện bằng tiền trong quá trình sản xuất với mong muốn mang về
một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
với mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí là

do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không
sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí

(2.2)

-

Định phí (Fixed cost): là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng
thay đổi. Chi phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình)
buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp
(hộ gia đình) ngừng sản xuất vẫn phải chịu phí này.

-

Biến phí (Variable cost): là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng
giảm theo sự tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình)
không phải chịu khoản phí này khi ngừng sản xuất.

11


Tổng chi phí sản xuất (TCPSX): là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra
cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm
cuối cùng.
TCPSX = Chi phí vật chất (chi phí vật tư nông nghiệp và trang bị kỹ thuật) +
Chi phí lao động ( bao gồm LĐ thuê và LĐGĐ) + Chi phí khác
(2.3)
2.1.7.2 Doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ

sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng sản phẩm khi tiêu thụ nhân
với giá bán.
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá

(2.4)

2.1.7.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó chính là
phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Lợi nhuận = Doanh thu – TCPSX

(2.5)

2.1.7.4 Thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình
(CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chưa tính
công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ chi phí biến đổi, chi phí
cố định, thuế (nếu có).
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLĐGĐ

(2.6)

Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất bỏ
ra để chăm sóc cây trồng. Số giờ công lao động gia đình trong một đợt sản xuất
bằng số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày nhân với số ngày tham gia sản xuất
trong một đợt. Sau đó quy đổi thành ngày công lao động, một ngày bằng 8 giờ.
2.1.7.5 Năng suất
Năng suất là sản lượng được sản xuất ra bình quân trên một đơn vị yếu tố
đầu vào và được sử dụng như là một tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả của việc sử

dụng các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp
người ta thường tính năng suất bằng sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Năng suất = Sản lượng/ Diện tích

(2.7)

12


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ niên giám thống kê quận Bình Thủy 2013,
các báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương và Internet. Để tìm hiểu về
điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của
nông hộ trồng dưa hấu tại quận Bình Thủy và phường Long Tuyền.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
Phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ trên địa bàn phường Long Tuyền bằng bảng câu
hỏi soạn sẵn về thông tin chung của chủ hộ, chi phí, doanh thu, những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình canh tác.
Do hơn 80% nông hộ trồng dưa hấu tập trung ở khu vực Bình Thường A nên
đề tài chủ yếu tập trung lấy mẫu ở khu vực này, ngoài ra do giới hạn về thời gian
nên đề tài chỉ lấy mẫu ở các khu vực Bình Thường B, Bình Dương B và
Bình Phó B.
Bảng 2.1: Số mẫu khảo sát nông hộ trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền
Khu vực

Số quan sát

Tỷ lệ (%)


Bình Thường A

40

80

Bình Thường B

4

8

Bình Dương B

4

8

Bình Phó B

2

4

2.2.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Dùng phương pháp thống kê mô tả, để mô tả thực trạng sản xuất dưa hấu tại
phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như:
o Doanh thu/Tổng chi phí (DT/TCP): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi
phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số

DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/TCP bằng 1 thì người sản xuất
hòa vốn, DT/TCP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.

13


o Lợi nhuận/chi phí (LN/TCP): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ
ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/TCP là số
dương người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
o Lợi nhuận/doanh thu (LN/DT): chỉ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là hộ giữ lại được bao nhiêu phần
trăm trong giá trị sản xuất tạo ra.
o Thu nhập/doanh thu (TN/DT): tỷ số này cho biết trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập.
o Doanh thu/ ngay công lao động gia đình (DT/NCLĐGĐ): tỷ số này
cho biết một ngày công lao động gia đình bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh
thu.
o Thu nhập/ ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐGĐ): tỷ số này
cho biết một ngày công lao động gia đình bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu
nhập.
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất và lợi nhuận của mô hình thông qua hàm sản xuất có dạng tổng
quát như sau:
Y = α0 + α1X1 + α2X2 + … + αiXi + ut
Các tham số α0. α1,…, αi: là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình
(i = 0,1,2,3,…). Hệ số α0, α1,…, αi cho biết khi các biến X1, X2,…, Xi tăng (hay
giảm) 1 đơn vị thì trung bình của Y sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu
đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Hệ số xác định R2 (Multiple Correlation Coeficient): được định nghĩa như là
tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến

độc lập Xi.
Adjusted R2: Hệ số xác định đã hiệu chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên
thêm vào 1 biến độc lập nữa hay không.
Prob > F: mức ý nghĩa, Prob > F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao.
Prob > F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa α.
T_Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (X i),
nếu t_Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.

14


×