Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ MỘNG QUỲNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC HỘ THAM GIA SẢN XUẤT LÚA
THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN
TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG
(BẢN CHÍNH)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 5260115

08/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ MỘNG QUỲNH
MSSV/HV: 4114708

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC HỘ THAM GIA SẢN XUẤT LÚA
THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN
TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG
(BẢN CHÍNH)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 5260115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS NGUYỄN PHÚ SON


LỜI CẢM TẠ
---o0o--Chân thành xin gởi lời ghi ơn sâu sắc đến cha mẹ là người sinh thành,
nuôi dưỡng chăm sóc quan tâm tôi từ khi chào đời cho đến nay.
Chân thành biết ơn thầy cố vấn học tập Ts. Phạm Lê Thông đã quan tâm,
dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào giảng
đường Đại học.
Chân thành biết ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của thầy
Nguyễn Phú Son, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ,
chi tiết cho tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cám ơn tất cả quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ đã truyền
đạt kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, quý
thầy, cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức
quan trọng để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú anh chị ở phòng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, các cô
chú, anh chị cán bộ địa phương và bà con nông dân huyện Tân Hiệp đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh chị tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
vui vẻ trong cuộc sống và thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Vũ Thị Mộng Quỳnh

i


LỜI CAM ĐOAN
---o0o--Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Vũ Thị Mộng Quỳnh

ii


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---o0o---

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….....
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)


PGS.TS Nguyễn Phú Son
iii


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---o0o---

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….....
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4.1 Phạm vi về không gian ..................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian ........................................................................ 2
1.4.3 Phạm vi về nội dung......................................................................... 3
1.5 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ ..................................................... 4
2.1.2 Khái niệm về Hợp tác xã nông nghiệp ............................................. 4
2.1.3 Mô hình Cánh đồng lớn ................................................................... 5
2.1.4 Áp dụng các tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật vào trong sản xuất nông
nghiệp................................................................................................................. 7
2.1.5 Các khái niệm cơ bản về hiệu quả ................................................... 8

v


2.1.6 Các chỉ tiêu kinh tế........................................................................... 9
2.2 Các tỷ số tài chính ................................................................................. 10
2.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 11
2.4 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 11
2.4.1 Số liệu sơ cấp ................................................................................. 11
2.4.2 Số liệu thứ cấp ................................................................................ 11
2.5 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12
2.5.1 Đối với mục tiêu 1.......................................................................... 12
2.5.2 Đối với mục tiêu 2.......................................................................... 13
2.5.3 Đối với mục tiêu 3.......................................................................... 13
2.5.4 Đối với mục tiêu 4.......................................................................... 14

2.6 Lược khảo tài liệu .................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI
HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG ..................................................... 16
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp tỉnh
Kiên Giang ....................................................................................................... 16
3.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................... 16
3.1.2 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 17
3.1.3 Điều kiện Kinh tế - Xã hội ............................................................. 18
3.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp ..................................................... 18
3.2 Tình hình xây dựng và phát triển mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân
Hiệp tỉnh Kiên Giang ....................................................................................... 19
3.2.1 Tình hình triển khai thực hiện trong những năm qua .................... 19
3.2.2 Nội dung triển khai mô hình Cánh đồng lớn vụ Đông Xuân 20132014 và vụ Hè Thu 2014 tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ....................... 21
CHƯƠNG 4: SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA HAI NHÓM NÔNG
HỘ TRONG VÀ NGOÀI MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN TÂN
HIỆP TỈNH KIÊN GIANG ............................................................................. 23
4.1 Thông tin chung của nông hộ ................................................................ 23
4.2 Tình hình sản xuất lúa của nông hộ ....................................................... 24
4.2.1 Công tác chọn giống và phương pháp gieo sạ ............................... 24
vi


4.2.2 Công tác tập huấn và áp dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật .......... 27
4.2.3 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ lúa sau thu hoạch ........................ 28
4.3 Phân tích các yếu tố chi phí đầu vào trong việc sản xuất lúa của nông hộ
tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ................................................................ 29
4.3.1 Phân tích về chi phí giống .............................................................. 32
4.3.2 Phân tích về chi phí phân ............................................................... 33
4.3.3 Phân tích về chi phí thuốc BVTV .................................................. 33
4.3.4 Phân tích về chi phí lao động ......................................................... 34

4.3.5 Phân tích về chi phí khác ............................................................... 35
4.4 Phân tích các yếu tố đầu ra trong việc sản xuất lúa của nông hộ tại
huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ..................................................................... 35
4.4.1 Năng suất lúa .................................................................................. 35
4.4.2 Giá bán lúa ..................................................................................... 37
4.4.3 Doanh thu ....................................................................................... 38
4.4.4 Lợi nhuận ....................................................................................... 39
4.5 Đánh giá hiệu quả tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong và ngoài mô
hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ............................... 40
4.5.1 So sánh các chỉ số tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong và ngoài
mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ......................... 40
4.6 Phân tích sự ảnh hưởng của những yếu tố đầu vào đến lợi nhuận trồng
lúa của nông hộ tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ..................................... 44
4.6.1 Phân tích những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng lúa
vụ Đông Xuân của nông hộ ............................................................................. 45
4.6.2 Phân tích những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng lúa
vụ Hè Thu của nông hộ .................................................................................... 48
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
GIÚP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI
HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG ..................................................... 52
5.1 Thuận lợi................................................................................................ 52
5.1.1 Về điều kiện tự nhiên ..................................................................... 52
5.1.2 Phát huy thế mạnh liên kết ............................................................. 52

vii


5.1.3 Tính hiệu quả của mô hình Cánh đồng lớn .................................... 53
5.2 Khó khăn ............................................................................................... 53
5.3 Phân tích SWOT và đề ra những giải pháp giúp cho mô hình Cánh đồng

lớn ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả thực sự cho người nông dân .. 54
5.3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nhóm
nông hộ trong mô hình Cánh đồng lớn ............................................................ 54
5.3.2 Ma trậm SWOT và những giải pháp đề ra giúp duy trì và phát triển
mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ......................... 55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 57
6.1 Kết luận ................................................................................................. 57
6.2 Kiến nghị ............................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 70

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu quan sát mẫu ....................................................................... 11
Bảng 3.1: Các xã, thị trấn huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ........................... 17
Bảng 3.2: Tỷ trọng diện tích Cánh đồng lớn huyện Tân Hiệp ........................ 20
Bảng 4.1: Thông tin chung của nông hộ .......................................................... 23
Bảng 4.2: Độ tuổi, trình độc học vấn và số năm kinh nghiệm của chủ hộ ...... 23
Bảng 4.3: Diện tích sản xuất và nguồn nhân lực tham gia sản xuất ................ 24
Bảng 4.4: Chất lượng giống được nông hộ lựa chọn ....................................... 24
Bảng 4.5: Lượng lúa giống gieo sạ .................................................................. 27
Bảng 4.6: Số nông hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn tham gia tập huấn kỹ
thuật tại địa phương ......................................................................................... 28
Bảng 4.7: Tổng hợp một số chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Đông Xuân
2013-2014 ........................................................................................................ 30

Bảng 4.8: Tổng hợp một số chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Hè Thu 2014 .
.......................................................................................................................... 31
Bảng 4.9: Lượng phân nguyên chất sử dụng giữa hai nhóm nông hộ ............. 33
Bảng 4.10: Chi phí thuê lao động .................................................................... 34
Bảng 4.11: Năng suất lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014 của hai
nhóm nông hộ .................................................................................................. 36
Bảng 4.12: Giá bán lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014 .............. 37
Bảng 4.13: Doanh thu vụ Đông Xuân 2013- 2014 và Hè Thu 2014 ............... 39
Bảng 4.14: Lợi nhuận vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014 ................ 40
Bảng 4.15: Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất lúa của hai
nhóm nông hộ vụ Đông Xuân 2013-2014 ....................................................... 41
Bảng 4.16: Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất lúa của hai
nhóm nông hộ vụ Hè Thu 2014 ....................................................................... 42
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi
nhuận vụ Đông Xuân của nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng lớn ........ 45
Bảng 4.18: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi
nhuận vụ Đông Xuân của nhóm hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn ................ 47
ix


Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi
nhuận vụ Hè Thu của nhóm hộ trong mô hình Cánh đồng lớn ....................... 48
Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi
nhuận vụ Hè Thu của nhóm hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn ....................... 50
Bảng 5.1: Ma trận SWOT ................................................................................ 55

x


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Tân Hiệp ................................................ 16
Hình 3.2: Tỷ trọng diện tích Cánh đồng lớn huyện Tân Hiệp ......................... 20
Hình 4.1: Cơ cấu giống lúa gieo sạ vụ Đông Xuân 2013-2014 ....................... 25
Hình 4.2: Cơ cấu giống lúa gieo sạ vụ Hè Thu 2014 ...................................... 26
Hình 4.3: Biểu đồ năng suất lúa trung bình của hai nhóm nông hộ huyện Tân
Hiệp tỉnh Kiên Giang ....................................................................................... 36

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

HTX

:

Hợp tác xã

CĐL

:

Cánh đồng lớn


NCĐL

:

ngoài Cánh đồng lớn

ĐX

:

vụ Đông Xuân

HT

:

vụ Hè Thu

KH – KT

:

Khoa học- Kỹ thuật

NN & PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT.KNKN


:

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư

BVTV

:

bảo vệ thực vật

SWOT

:

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

VietGAP

:

Thực hành nông nghiệp sạch

IPM

:

biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

TCP


:

tổng chi phí

DT

:

doanh thu

LN

:

lợi nhuận

TN

:

thu nhập

LĐGĐ

:

lao động gia đình

xii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiên Giang là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo của
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong những năm qua, sản lượng lúa của
tỉnh Kiên Giang đã vượt lên đứng đầu khu vực, trong đó trên 60% sản lượng là
lúa hang hóa. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm dày dặn trong việc canh tác
lúa của người dân được lưu truyền qua bao thế hệ kết hợp với sự tiếp thu
những tiến bộ Khoa học- Kỹ thuật đã đưa nền nông nghiệp của tình ngày càng
phát triển. Tuy nhiên, điều kiện sinh thái đất đai của một số vùng trong tỉnh
Kiên Giang chưa phải là thuận lợi và người dân vẫn còn tồn tại một số hạn chế
yếu kém trong sản xuất dẫn đến chất lượng lúa gạo cũng như hiệu quả sản xuất
chưa đạt được mức tối đa.
Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững, đề ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến
khích sản xuất, thực hiện chuyển giao và ứng dụng Khoa học- Kỹ thuật vào
trong sản xuất cho nông dân và bước đầu thực hiện áp dụng mô hình “Cánh
đồng lớn” theo hướng VietGap. Chương trình được áp dụng tại hầu hết các
huyện trong đó có huyện Tân Hiệp với tổng diện tích cánh đồng lớn nhất với
trên 300ha. Đi đôi với thực hiện xây dựng nền kinh tế- xã hội phát triển vững
mạnh, đặc biệt là đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, việc thay đổi phương
thức sản xuất đem lại hiệu quả như thế nào so với trước khi thực hiện? Đời
sống kinh tế- xã hội của các hộ trước và sau khi tham gia vào mô hình cũng
như những hộ có và không tham gia mô hình có sự khác biệt, chênh lệch rõ rệt
hay không? Nhận thức được vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài “Đánh giá
hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình Cánh
đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
nhằm đánh giá những lợi ích mà mô hình mang lại cũng như một vài hạn chế
còn tồn tại trong sản xuất, từ đó đề ra được những giải pháp thiết thực giúp

nâng cao hiệu quả, duy trì và phát triển mô hình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình xây dựng và hiệu quả của mô hình Cánh đồng lớn tại
huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang năm 2013 – 2014 qua đó đề xuất một số giải
pháp duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình.

1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xây dựng mô hình Cánh đồng lớn năm
2013 – 2014 tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất
trong mô hình và ngoài mô hình Cánh đồng lớn.
Mục tiêu 3: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa
của nông hộ có và không tham gia mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp
tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu 4: Từ kết quả trên đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát
triển mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất lúa trong và ngoài mô hình Cánh đồng lớn tại
huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang như thế nào?
- Hộ nông dân trước và sau khi tham gia sản xuất lúa theo mô hình Cánh
đồng lớn có sự thay đổi như thế nào? Có sự khác biệt như thế nào về hiệu quả
giữa những hộ có và không tham gia sản xuất lúa theo mô hình này?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ?
-Trong quá trình tham gia sản xuất lúa, người nông dân có được những
thuận lợi và gặp phải những khó khăn nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả và mở rộng mô hình Cánh đồng

lớn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại xã Thạnh Đông A và xã Tân Hội huyện Tân
Hiệp tỉnh Kiên Giang.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2010 đến năm 2014.
Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong niên vụ Đông Xuân
năm 2013 - 2014 và vụ Hè Thu năm 2014.
Đề tài thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.

2


1.4.3 Phạm vi về nội dung
Do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn và việc thu thập số liệu sơ cấp
gặp rất nhiều khó khăn cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ, đề
tài chỉ phản ánh một số nội dung sau: phân tích tình hình xây dựng và so sánh
hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất trong mô hình và ngoài mô
hình cánh đồng mẫu lớn. Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình.
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hiệu quả tài chính của các hộ trồng lúa theo mô hình Cánh đồng lớn và
ngoài mô hình tại xã Thạnh Đông A và xã Tân Hội huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên
Giang.

3



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ
- Nông hộ: Là những người dân làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
kết hợp với các nghề khác sử dụng lao động và nguồn vốn để sản xuất kinh
doanh là chính.
- Kinh tế hộ: là loại hình kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất sử
dụng chủ yếu nguồn lực gia đình để đạt được mục đích là đáp ứng nhu cầu của
hộ gia đình. Tuy vậy, bên cạnh đó hoạt động sản xuất này cũng có thể có mục
đích để trao đổi nhưng ở một mức độ hạn chế nhất định.
- Nguồn lực nông hộ: bao gồm đất đai, lao động, tài chính, kỹ thuật,..
Những nguồn lực này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình sản
xuất. Cần phải sử dụng các nguồn lực này một cách tối ưu nhất để giảm được
chi phí sản xuất đầu vào và tăng hiệu quả cho nông hộ (Đinh Phi Hổ, 2003).
2.1.2 Khái niệm về Hợp tác xã nông nghiệp (HTX)
- HTX là một trong những hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác kinh tế
trong nông nghiệp. Là tổ chức kinh tế của những hộ nông dân cá nhân, pháp
nhân có cùng nhu cầu, nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp
đỡ nhau hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên và được
tổ chức hoạt động có nguyên tắc (Trần Quốc Khánh, 2005).
- Đặc trưng của HTX:
+ Tự nguyện gia nhập và có quyền rời khỏi HTX.
+ Các xã viên đều bình đẳng về mọi mặc cho dù cổ phần đóng góp có thể
khác nhau.
+ Tự quản và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.
+ Có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật.
+ Lãi chia cho vốn góp cổ phần có giới hạn còn trách cào các quỹ chung
của HTX và có thể chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.
- Vai trò của HTX:

+ Có tác động to lớn và tích cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ.
+ Điều tiết sản xuất nông nghiệp và các nông hộ sản xuất theo hướng tập
trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa.
4


+ Là cầu nỗi giữa Nhà nước với nông dân một cách có hiệu quả.
- Các hình thức của HTX:
+ HTX làm dịch vụ
+ HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ
+ HTX sản xuất nông nghiệp
2.1.3 Mô hình Cánh đồng lớn
2.1.3.1 Khái niệm
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng
sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp
đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị
số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ.
Xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp
phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm
2011 của Quốc hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trương mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước,
không chỉ trên cây lúa mà các cây trồng khác.
Hưởng ứng lễ phát động về phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”
và “Ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP” của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Cục Trồng trọt đã ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng mô
hình “Cánh đồng mẫu lớn” nhằm hướng tới sự thống nhất trong tổ chức thực
hiện và biện pháp triển khai trong toàn vùng. Với phương châm “Nông dân
nhỏ nhưng cánh đồng mẫu lớn” sẽ hình thành những vùng nguyên liệu lúa chất
lượng cao cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Sản xuất lúa theo hướng

VietGAP nhằm tiến tới việc nâng cao giá trị và chất lượng của hạt gạo Việt
Nam đối với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới.
Mô hình mang ý nghĩa “Cánh đồng lớn nhưng trong đó có nhiều nông
dân nhỏ” hay nói cách khác là một hình thức mới để tập hợp nông dân trong
điều kiện thâm canh sản xuất lúa hiện nay (Nguyễn Trí Ngọc, 2012).
2.1.3.2 Nguồn gốc
Ngày 26/3/2011 tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
phát động phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại
các tỉnh Nam Bộ. Chủ trương này đã được các địa phương, doanh nghiệp,
nông dân hưởng ứng tích cực, bước đầu thu được kết quả quan trọng.

5


Mô hình xuất phát từ rất nhiều điểm trình diễn tại hầu hết các tỉnh, thành
Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô diện tích từ vài ha đến vài chục ha với
rất nhiều hình thức với nội dung thực hiện đa dạng và phong phú, các cánh
đồng canh tác áp cụng những tiến bộ kỹ thuật mới (3 giảm 3 tăng; 1 phải 5
giảm; cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng
cao…), áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kể các đầu tư cơ giới và thủy lợi.
Sự phát triển các cánh đồng liên kết ứng dụng tiến bộ KHKT, nhiều nơi
đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa với nhiều tên gọi
và quy mô khác nhau tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước
2.1.3.3 Mục tiêu của chương trình
- Tổ chức hướng dẫn, vận động và hỗ trợ cộng đồng nông dân ứng dụng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa đạt được hiệu quả cao và bền vững theo
hướng VietGAP.
- Hướng nông dân tiếp cận các mục tiêu trong sản xuất lúa theo hướng
VietGAP: an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người sản xuất, an toàn
cho môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc.

- Nông dân thực hiện tốt việc ghi chép sổ nhật ký sản xuất
- Hình thành vùng sản xuất lúa tập trung diện tích lớn; sản lượng lớn đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Tạo mối liên kết giữa 04 nhà; tăng giá trị nông sản và giảm giá thành
sản xuất.
2.1.3.4 Các điều kiện bắt buộc để được tham gia mô hình Cánh đồng
lớn
- Phải có quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch chung.
- Phải có quy mô ít nhất từ 50 ha trở lên, xuống giống theo lịch của địa
phương, đồng loạt, sử dụng đúng giống cấp xác nhận, 1 loại giống trên cánh
đồng.
- Người dân tự nguyện tham gia sản xuất theo nhóm.
- Phải có doanh nghiệp tham gia như cung ứng vật tư đầu vào hay bao
tiêu sản phẩm.
- Chính quyền địa phương và Hợp tác xã thực hiện một số khâu dịch vụ.
- Người dân phải tự giác ghi chép quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP.

6


- Mô hình phải có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo nông dân có lãi ít nhất
là 40 %.
- Cam kết hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức sản xuất theo quy trình canh tác lúa
theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Kiên
Giang hướng dẫn.
2.1.4 Áp dụng các tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật vào trong sản xuất
nông nghiệp
2.1.4.1 Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý

dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ
thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng
tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ
của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Kỹ thuật IPM
đưa ra 5 nguyên tắc cụ thể:
- Nguyên tắc 1 - Trồng và chăm cây khỏe: ngay từ khâu chọn giống, phải
chọn lựa loại giống có phẩm chất tốt và phù hợp với điều kiện thời tiết của địa
phương, theo dõi và chăm sóc trong suốt quá trình phát triển của cây
- Nguyên tắc 2 - Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện dịch
bệnh và chủ động phòng tránh.
- Nguyên tắc 3 – Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: nông dân
cần phải thường xuyên tích lũy kinh nghiệm sản xuất và tiếp thu những tiến bộ
KH-KT mới và trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau cùng nhau sản xuất.
- Nguyên tắc 4 – Phòng trừ dịch hại: nông dân phải theo dõi đồng ruộng
kịp thời để phòng tránh dịch hại bằng cách sử dụng các loại phân bón và thuốc
BVTV một cách có hiệu quả với liều lượng phù hợp.
- Nguyên tắc 5 – Bảo vệ thiên địch: bảo vệ những sinh vật có ích, giúp
nông dân tiêu diệt các loại dịch hại.
2.1.4.2 Quản lý cây trồng tổng hợp ICM (Intergrateg Crop
Managerment)
Đây là sự kết hợp giữa kỹ thuật quản lý dịch bệnh tổng hợp và quản lý cỏ
dại tổng hợp. Ở nước ta, tại miền Nam được gọi là mô hình 3 giảm 3 tăng.
- 3 giảm: + Giảm phân bón và thuốc BVTV
+ Giảm lượng lúa giống
+ Giảm công lao động
7


- 3 tăng: + Tăng năng suất
+ Tăng chất lượng sản phẩm

+ Tăng thu nhập cho nông dân
Từ sự kế thừa và phát huy của mô hình 3 giảng 3 tăng, mô hình “ 1 phải
5 giảm” được ra đời và đang được khuyến cáo áp dụng rộng rãi.
- 1 phải: sử dụng giống xác nhận với độ sạch lớn hơn hoặc bằng 90%, độ
nảy mầm trên 80% và độ ẩm hạt dưới 13,5%.
- 5 giảm:
+ Giảm lượng lúa giống bằng cách áp dụng phương pháp sạ hàng, trung
bình từ 120 đến 130kg/ha
+ Giảm phân đạm
+ Giảm thuốc BVTV: sử dụng hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng: đúng
thuốc, đúng lượng, đúng cách và đúng thời điểm.
+ Giảm nước tưới: quản lý các khâu bơm và thoát nước phù hợp để lúa
bén rễ sâu, tránh đổ ngã.
+ Giảm thất thoát: tu hoạch đúng độ chin, khoảng 85% hạt vàng trên
bông và áp dụng các máy móc cơ giới, đặc biệt là máy GĐLH để giảm lượng
rơi vãi trên ruộng.
2.1.5 Các khái niệm cơ bản về hiệu quả
Hiệu quả là việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất một cách hợp lý,
tiết kiệm mọi chi phí có thể sao cho đạt được kết quả cao. Trong sản xuất nông
nghiệp, ta thường quan tâm đến lợi nhuận và xem hiệu quả nghĩa là lợi nhuận.
Hiệu quả gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, hai loại hiệu quả này không
thể tách rời.
Hiệu quả tài chính: Là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách
tối ưu nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất. Hay nói cách khác khi phân tích
hiệu quả tài chính chỉ xem xét đến lợi nhuận của mô hình mang lại mà không
xét đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường.

8



2.1.6 Các chỉ tiêu kinh tế
2.1.6.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí là tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trong suốt quá trình
sản xuất để tạo ra sản phẩm. Tổng chi phí bao gồm các loại chi phí như: chi
phí vốn ( thuê đất, giống, vật tư nông nghiệp,…), chi phí lao động ( lao động
thuê mướn và lao động nhà, đối với chi phí lao động nhà, đây có thể xem là
chi phí cơ hội của lao động gia đình), chi phí thu hoạch, vận chuyển,……
- Chi phí giống: là số tiền hộ bỏ ra để mua giống. Giống là yếu tố đầu
vào quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng, nông hộ thường chọn
mua giống lúa dễ trồng, thời gian ngắn nhưng cho năng suất cao, lợi nhuận
cao, hay là những giống quen thuộc mà họ đã sử dụng nhiều năm,… lượng
giống dùng để gieo trồng nhiều hay ít tùy thuộc vào kỹ thuật trồng của từng
người, của từng khu vực. Tùy thuộc vào phẩm chất của giống mà mỗi loại
giống có một mức giá khác nhau. Chính vì vậy, có sự khác nhau về chi phí
giống giữa các hộ là do loại giống, phẩm chất giống và số lượng giống gieo sạ
bình quân trên công.
- Chi phí phân: là số tiền hộ chi ra để mua phân bón cho lúa. Nếu bón
phân với liều lượng hợp lý sẽ giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt,
năgn suất cao đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu vào. Tuy nhiên do mỗi hộ
có kỹ thuật canh tác riêng nên số lượng phân cũng như loại phân mỗi hộ một
khác nhau. Sự khác biệt về chi phí phân giữa những hộ nông dân chủ yếu là do
số lượng sử dụng khác nhau, loại phân khác nhau và đơn giá phân khác nhau.
Đối với cùng một loại phân, nếu hộ mua trả tiền mặt thường sẽ giảm
30.000đồng đến 50.000đồng/ bao tùy cửa hàng so với mua chịu trả cuối vụ.
- Chi phí thuốc BVTV: là số tiền hộ chi ra để mua thuốc bảo vệ thực vật
bao gồm thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trị bệnh và thuốc dưỡng.
- Chi phí lao động: Bao gồm chi phí lao động gia đình và chi phí lao
động thuê. Đơn giá lao động được tính trong khâu làm cỏ, dặm lúa là

120.000đồng/ngày công và khâu ngâm, trộn giống là 150.000/ngày công.
+ Chi phí lao động gia đình được tính bằng ngày công mà hộ bỏ ra trong
suốt vụ, ở địa phương nghiên cứu thì lao động gia đình tham gia sản xuất chỉ
bao gồm ngâm, trộn lúa giống, làm cỏ bờ và dặm lúa và phần thăm đồng (
không đáng kể).
+ Chi phí lao động thuê được tính bằng số tiền hộ bỏ ra để thuê lao động,
chủ yếu trong khâu gieo sạ, bón phân, phun thuốc BVTV và dặm lúa ( đối với
những hộ có diện tích lớn).
- Chi phí khác: bao gồm các chi phí làm đất, bơm nước, thuê máy GĐLH
thu hoạch và một số các khoản nhỏ lẻ khác.
9


2.1.6.2 Doanh thu
Doanh thu là giá trị của sản phẩm hay tổng số tiền mà người sản xuất thu
được từ việc bán sản phẩm.
Doanh thu = Số lượng sản phẩm x Giá đơn vị sản phẩm
2.1.6.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận chính là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, nói cách
khác là số tiền người sản xuất lời được từ sau khi bán sản phẩm mà đã trừ đi
tất cả các khoản chi phí bao gồm cả chi phí cơ hội lao động gia đình.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
2.1.6.4 Thu nhập
Thu nhập là giá trị hay số tiền mà hộ sản xuất nhận được bao gồm lợi
nhuận và chi phí cơ hội lao động gia đình.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơ hội lao độ

ng gia đình

2.2 CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

- Doanh thu trên tổng chi phí (có chi phí lao động gia đình) (DT/TCP)
thể hiện 1 đồng chi phí đầu tư vào trong sản xuất thì thu được bao nhiêu doanh
thu.
DT/TCP = Doanh thu/Tổng chi phí
- Doanh thu trên tổng chi phí (DT/TCP*) (không có lao động gia đình) là
1 đồng tiền thực tế nông hộ đầu tư để sản xuất thu được bao nhiêu doanh thu.
- Lợi nhuận trên chi phí (có chi phí LĐGĐ) (LN/TCP) thể hiện 1 đồng
chi phí đầu tư sản xuất thì mang lại bao nhiêu lại nhuận.
LN/TCP= lợi nhuận/Tổng chi phí
- Tỷ suất lợi ích (TN/TCP*) thể hiện 1 đồng chi phí thực tế (không bao
gồm chi phí cơ hội của lao động gia đình) đầu tư vào sản xuất thì thu được bao
nhiêu thu nhập.
Tỷ suất lợi ích = Thu nhập/Tổng chi phí
(không bao gồm chi phí cơ hội của lao động gia đình).
- Thu nhập trên doanh thu (TN/DT) là 1 đồng doanh thu thì nông hộ thu
nhập được bao nhiêu đồng.

10


2.3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu của đề tài được chọn là xã Thạnh Đông A và xã Tân
Hội huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang. Tác giả lựa chọn vùng nghiên cứu như
vậy vì lý do: Tân Hiệp là huyện có tổng diện tích “Cánh đồng lớn” lớn nhất
trong tỉnh Kiên Giang ( 331,2ha - Đông Xuân 2013- 2014). Diện tích này bao
gồm các HTX sản xuất thuộc xã Thạnh Đông A (171,2ha), xã Tân Hiệp A
(60ha) và xã Tân Hội ( 100ha). Tuy nhiên, theo “ Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình Cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP vụ Hè Thu
2013 và tiến độ vụ Đông Xuân 2013- 2014” của Trung tâm Khuyến nông
Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, trong mục “ Phương hướng năm 2014” thì vụ

Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014- 2015 mô hình chỉ được áp dụng trên địa
bàn xã Thạnh Đông A và xã Tân Hội với tổng diện tích 170ha.
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
2.4.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ có tham
gia sản xuất lúa tại xã Thạnh Đông A và xã Tân Hội thuộc huyện Tân Hiệp
tỉnh Kiên Giang. Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng thuận tiện dựa
trên tiêu chí diện tích sản xuất lúa. Trong bảng câu hỏi sẽ thu thập những
thông tin cần thiết: thông tin về hộ sản xuất, tình hình sản xuất vụ Đông Xuân
2013-2014 và Hè Thu 2014, lượng các yếu tố đầu vào, các loại chi phí, doanh
thu, lợi nhuận và những thuận lợi cũng như khó khăn mà nông dân con gặp
phải trong quá trình sản xuất.
Bảng 2.1: Cơ cấu quan sát mẫu


Trong mô hình
CĐL

Ngoài mô
hình CĐL

Tổng

Thạnh Đông A

24

24

48


Tân Hội

16

16

32

Tổng

40

40

80

2.4.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản
xuất lúa của nông dân: Số liệu về dân số, kinh tế, xã hội được thu thập từ Niên
giám thống kê của huyện Tân Hiệp trong 3 năm (2010 – 2012); số liệu về diện
tích, năng suất, sản lượng được thu thập từ phòng Nông Nghiệp và PTNT
huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang năm 2014, còn lại các số liệu diễn biến có

11


×