TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN PHƢƠNG ĐAN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 2011 – 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số Ngành: 52340120
Cần Thơ - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN PHƢƠNG ĐAN
MSSV: 4114742
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 2011 – 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số Ngành: 52340120
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN KIM HẠNH
Cần Thơ - 2014
LỜI CẢM TẠ
Em xin cảm ơn quý Thầy Cô của trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý
Thầy Cô của khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm học vừa qua. Đặc
biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Kim Hạnh đã nhiệt tình định hướng,
chỉ dẫn và giải đáp mọi thắc mắc để giúp em hoàn thành luận văn này.
Em cảm ơn các anh, chị đang công tác ở Tổng cục Thống kê tỉnh Bến Tre và
Phòng hỗ trợ kỹ thuật ca cao cho nông dân của công ty Puratos Grand-Place đã
cung cấp cho em những thông tin bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt
động thu thập số liệu.
Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh
khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện luận văn, kính mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo thêm của quý Thầy Cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục
sự nghiệp giảng dạy cao quý; chúc các anh chị công tác tốt và chúc các cô bác
nông dân tại địa bàn tỉnh Bến Tre có thật nhiều vụ mùa bội thu!
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phƣơng Đan
i
LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
khoa học nào.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phƣơng Đan
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN KIM HẠNH
Học vị: Cử nhân
Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại thương
Cơ quan công tác: Trường Đại học Cần Thơ
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƢƠNG ĐAN
Mã số sinh viên: 4114742
Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Về hình thức:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2014
Giáo viên phản biện
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.3.1 Thời gian thu thập số liệu ............................................................................ 2
1.3.2 Không gian nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 3
CHƢƠNG 2 ........................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ................................................................................ 4
2.1.2 Tìm hiểu về ca cao Việt Nam........................................................................ 4
2.1.3 Khái niệm về chứng nhận .......................................................................... 10
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 14
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 17
GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BẾN TRE ................................................................... 17
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .............................................................................. 17
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 17
3.1.2 Khí hậu ........................................................................................................ 18
3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI.................................................................. 19
v
3.2.1 Kinh tế ......................................................................................................... 19
3.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bến
Tre .................................................................................................................. 21
3.3 VĂN HÓA ...................................................................................................... 24
3.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN THU MUA VÀ
XUẤT KHẨU CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE ............................................. 26
CHƢƠNG 4 ......................................................................................................... 29
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CA CAO CỦA TỈNH BẾN TRE.................. 29
GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ............................... 29
4.1 SƠ LƢỢC VỀ NGÀNH CA CAO THẾ GIỚI ............................................. 29
4.1.1 Tình hình sản xuất – chế biến.................................................................... 29
4.1.2 Tình hình tiêu thụ ....................................................................................... 30
4.1.3 Các thị trường chính nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm từ ca cao ............ 32
4.2 SƠ LƢỢC VỀ CA CAO VIỆT NAM ........................................................... 34
4.2.1 Các cột mốc phát triển ngành ca cao Việt Nam ........................................ 34
4.2.2 Diện tích ...................................................................................................... 36
4.2.3 Sản lượng .................................................................................................... 36
4.2.4 Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu ................................................................ 36
4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE 37
4.3.1 Diện tích ...................................................................................................... 37
4.3.2 Sản lượng .................................................................................................... 38
4.3.3 Giá ............................................................................................................... 39
4.4 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ.................................................................... 41
4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU CA
CAO TỈNH BẾN TRE ..................................................................................... 44
4.5.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 44
4.5.2 Các tiêu chuẩn về giống và vườn ươm ...................................................... 45
4.5.3 Các mô hình trồng xen canh cây ca cao đạt hiệu quả cao ....................... 46
4.5.4 Thị trường tiêu thụ ..................................................................................... 50
4.5.5 Tác động của Thương mại công bằng lên hoạt động thu mua xuất khẩu
ca cao ............................................................................................................. 51
vi
4.6 CA CAO TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG GIẢI THƢỞNG, BẰNG CẤP
NHẬN ĐƢỢC .................................................................................................. 53
CHƢƠNG 5 ......................................................................................................... 58
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE .......... 58
5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT................................................................. 58
5.2 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƢỚC VÀ CÁC HIỆP HỘI, BAN NGÀNH
61
5.3 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP ........................................ 62
5.4 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGƢỜI NÔNG DÂN ............................................. 63
CHƢƠNG 6 ......................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 64
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................... 66
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre năm 2013 ......... 20
Bảng 3.2. Các dự án FDI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ............................... 23
Bảng 4.1. Diện tích thu hoạch cây ca cao tỉnh Bến Tre phân theo huyện ............ 37
Bảng 4.2. Sản lượng ca cao tỉnh Bến Tre phân theo huyện ................................. 38
Bảng 4.3. So sánh về tác động môi trường giữa ca cao trồng thuần và trồng xen ở
Việt Nam. .............................................................................................................. 48
Bảng 5.1. Phân tích ma trận SWOT ..................................................................... 60
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Trái ca cao dòng TD3 ở Bến Tre ............................................................ 6
Hình 2.2. Mô hình phân tích SWOT..................................................................... 13
Hình 3.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre .................................................................... 17
Hình 3.2. Các sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu Figo của công ty TNHH
ca cao Phạm Minh, Bến Tre. ................................................................................ 27
Hình 4.1. TOP 5 quốc gia sản xuất cacao ............................................................. 29
Hình 4.2. Trung bình giá ca cao thô trên thế giới (2011- 6/2014) ........................ 31
Hình 4.3. Phần trăm doanh thu của các thương hiệu ca cao – sô cô la trên thế giới
năm 2012............................................................................................................... 32
Hình 4.4. Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 .......... 41
Hình 4.5. Giá trị nhận được trên mỗi thanh sô cô la bán ra năm 2012 ................. 42
Hình 4.6. Sơ đồ chuỗi giá trị trong hoạt động phân phối ca cao tỉnh Bến Tre ..... 43
Hình 4.7. Phân bố nguồn quỹ Thương mại công bằng năm 2012 ........................ 52
Hình 4.8. Các loại nhãn hiệu của Thương mại công bằng.................................... 53
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACDI/VOCA
:
Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Quốc tế
Agricultural Cooperative Development International/
Volunteers in Overseas Cooperative Assistance
ASEAN
:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
AusAID
:
Cơ quan Phát triển quốc tế Australia
Australian Agency for International Development
FDI
:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
GDP
:
Tổng thu nhập kinh tế quốc nội
Gross Domestic Product
ICCO
:
Tổ chức ca cao quốc tế
International Cocoa Organization
NGO
:
Tổ chức phi chính phủ
Non-governmental organization
The Association of Southeast Asian Nations
WCF
:
Quỹ Ca cao Thế giới
World Cocoa Foundation
EU
:
Liên minh châu Âu
European Union
BVTV
:
Bảo vệ thực vật
CLB
:
Câu lạc bộ
ĐVT
:
Đơn vị tính
GDTX
:
Giáo dục thường xuyên
NN&PTNN
:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCGD
:
Phổ cập giáo dục
UBND
:
Ủy ban nhân dân
UTZ
:
Tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt
x
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Liên tục trong những năm gần đây, sản lượng ca cao trên thế giới hầu như giữ
nguyên và nguồn cung trong tương lai từ các nước như Ghana, Bờ Biển Ngà,
Indonesia,...có xu hướng sụt giảm, tuy nhiên, nhu cầu sô cô la thành phẩm ở các
nước châu Á lại đang tăng vọt khiến ngành công nghiệp sản xuất sô cô la chuẩn
bị đối diện với giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng sau hơn 5 thập kỉ kể từ
khi bắt đầu thị trường. Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu trong
ngành công nghiệp sản xuất sô cô la trên thế giới, hạt ca cao Việt Nam đang có
lợi thế rất lớn về hương vị và được xếp vào loại có chất lượng cao nhất thế giới.
Để tận dụng thế mạnh của nguồn nguyên liệu tại chỗ và vị trí địa lý gần các thị
trường lớn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiến hành xây dựng các trung
tâm phát triển, cung ứng giống, phân bón, các trạm thu mua, xử lý và tư vấn kỹ
thuật ở Việt Nam để khuyến khích nông dân trồng ca cao, trong đó phải kể đến
Bến Tre - một trong những tỉnh có điều kiện canh tác và thu hoạch ca cao thuận
lợi nhất cả nước. Bên cạnh đó, chất lượng hạt ca cao Bến Tre đã được nhiều tập
đoàn, doanh nghiệp lớn chuyên thu mua, sản xuất sô cô la như Cargill, Puratos
Grand Place đánh giá rất cao qua các tiêu chuẩn đạt được.
Cây ca cao được xem là một trong những cây công nghiệp xen canh mang lại
hiệu quả kinh tế to lớn, tuy đã quen thuộc với các nhà khoa học nhưng vẫn là
giống cây mới đối với bà con nông dân cùng quan niệm lệch lạc rằng đây là giống
cây tạo nguồn thu nhập phụ và chỉ thích hợp cho vùng cần xóa đói giảm nghèo
khiến hoạt động đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Một vấn đề gây đau đầu cho các
đối tác tiêu thụ hiện nay chính là sự bất cập về quy trình sản xuất lẫn nhu cầu thị
trường của người dân dẫn đến tình trạng tự ý đốn bỏ hàng nghìn hecta vườn ca
cao để chuyển sang trồng các loại cây mùa vụ khác.
Trước những cơ hội và thách thức hiện nay, đề tài “Thực trạng và giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014” được thực hiện
với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp tối ưu để
hoạt động xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre phát huy được hết thế mạnh sẵn có,
hướng đến một vị trí bền vững hơn trên thị trường thế giới.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ năm
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, từ đó rút ra các bài học và đề xuất giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu ca cao của tỉnh
Bến Tre trong những năm gần đây.
- Đề xuất ý kiến và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế sẵn có, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre, đem về lượng ngoại tệ cao
nhất để giúp người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian thu thập số liệu
Đề tài được thực hiện từ ngày 18/8/2014 đến ngày 4/12/2014.
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong giai đoạn trước 2011 và chủ
yếu trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre, thêm
vào đó là các phân tích về xu hướng xuất khẩu và tiêu thụ ca cao trên toàn thế
giới.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre từ năm
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Hữu Tâm, 2013. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến
Tre. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. Bài viết phân tích và đánh giá
thực trạng sản xuất ca cao ở tỉnh Bến Tre thông qua phương pháp đánh giá nông
thôn, điều tra trực tiếp nông hộ trồng ca cao trên địa bàn, phân tích thống kê mô
tả, so sánh và phân tích các chỉ số tài chính, nhằm nêu ra giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất, tiêu thụ ca cao của các nông hộ tỉnh Bến Tre. Từ những kiến thức
thu thập được, luận văn tập trung nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn còn tồn
tại để đề ra biện pháp khắc phục.
Phạm Hồng Đức Phước, 2007. Phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam.
Bài viết đánh giá sơ lược tình hình phát triển ca cao Việt Nam, nêu những thành
tựu về nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, từ đó đề ra các định hướng
phát triển trong tương lai.
Luzi Ann Javier, Marvin G.Perez, Isis Almeida, eds., 2013. Chocolate eaters
drive record cocoa-output deficit: Commodities. Hãng tin kinh tế thế giới
Bloomberg. Bài viết đánh giá xu hướng giá ca cao toàn cầu và dự đoán về sự
thâm hụt đầu ra trong thời gian sắp tới, kèm theo đó là những giải thích cho
những biến động về nguồn cung và giá ca cao. Những phân tích của chuyên gia
giúp tác giả hiểu thêm về thị trường để đưa ra những giải pháp tận dụng tối ưu
tiềm lực sẵn có của ca cao tỉnh Bến Tre.
Agrifood Consulting International, 2008. Nghiên cứu tính phù hợp, khả thi và
lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt Nam. Báo cáo dự thảo
cuối cùng. Xây dựng cho Cục trồng trọt, tháng 11/2008, Bethesda, Maryland, US.
Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích chuỗi giá trị, phân tích định lượng,
định tính, thu thập thông tin từ hiện trường, tổng quan tài liệu kết hợp với việc
tham vấn các chuyên gia, từ đó đưa ra những đánh giá về trở ngại, tiềm năng,
chính sách, năng lực và kế hoạch của cơ quan các cấp về sự phát triển ngành ca
cao Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra những số liệu chứng minh rủi ro về môi trường
do ca cao mang lại là thấp, thậm chí loại cây trồng này còn có vai trò tích cực
trong việc duy trì hệ sinh thái. Tuy nhiên, nghiên cứu của Agrifood Consulting
International vẫn còn hạn chế, đó là đề tài được thực hiện trên địa bàn rộng, kết
quả thiếu tính chính xác và khách quan. Cần phải xây dựng kế hoạch phát triển
sản xuất và xuất khẩu bền vững cụ thể cho từng địa phương, với từng điều kiện
môi trường và kinh tế xã hội riêng biệt để đạt được hiệu quả cao nhất.
3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
a. Định nghĩa
Hoạt động xuất khẩu được hiểu theo nghĩa cơ bản nhất là hoạt động đưa
hàng hóa hữu hình hoặc vô hình từ quốc gia này sang quốc gia khác và nhận lại
phần giá trị tương đương (theo thỏa thuận đề ra, phần lớn dùng tiền làm phương
tiện thanh toán).
Giá trị xuất khẩu phản ánh lượng ngoại tệ của một quốc gia thu được từ hoạt
động xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, dùng làm cơ sở để đánh
giá các khả năng của nước xuất khẩu nhằm lựa chọn thị trường cho phù hợp.
b. Lợi ích của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng năm mang về cho nước ta một khối lượng lớn
ngoại tệ, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, quy trình và nâng cao chất lượng lao động, từ đó tạo thêm công ăn việc
làm, tăng thu nhập và giải quyết các vấn đề cấp bách trong xã hội.
c. Nhiệm vụ của xuất khẩu
Cần đầu tư nhân lực và kỹ thuật để tận dụng triệt để và hiệu quả nhất các
nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1.2 Tìm hiểu về ca cao Việt Nam
2.1.2.1 Nguồn gốc cây ca cao
Ca cao (tên khoa học: Theobroma cacao L.) là cây công nghiệp dài ngày,
thân gỗ, có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) sau đó phát triển sang
các nước khác ở vùng Trung, Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam từ các
nhà truyền giáo người Pháp vào khoảng giữa thế kỉ XX, nhưng chưa được coi là
hàng hóa. Vào những năm 1960, người Mỹ lại đưa ca cao vào Việt Nam nhưng
do tình hình chiến sự căng thẳng, đất nước chưa thể tập trung phát triển cây công
nghiệp nói chung và ca cao nói riêng. Tính đến tháng 12/2013, diện tích ca cao
cả nước đạt 22.110,3 ha, diện tích ca cao cho thu hoạch khoảng 11.055 ha
4
(chiếm 50% tổng diện tích), trong đó nổi bật như Bến Tre 7.342 ha, Bà RịaVũng Tàu 2.787 ha, Đắk Lắk 2.554 ha, Bình Phước 1.310 ha, Đồng Nai 1.015ha,
Lâm Đồng 1.700 ha, Vĩnh Long 1.244 ha,... Sản lượng hạt ca cao khô lên men
trong niên vụ 2013 đạt 6.765 tấn, tăng 65 tấn so với niên vụ 2012. Phần lớn hạt
ca cao khô được xuất khẩu, số còn lại phục vụ cho công nghiệp chế biến bánh
kẹo trong nước.
2.1.2.2 Đặc điểm cây ca cao
Cây ca cao (Theobroma cacao) thuộc:
-
Bộ (order) Cẩm Qùy (Malvales),
-
Họ (family) Cẩm Quỳ (Malvaceae),
-
Chi (genus) Theobroma. Chi Theobroma gồm 22 loài, trong đó có ca
cao, bông, đay, đậu bắp, cô la là những cây công nghiệp quan trọng.
Ca cao có chu kỳ sống kéo dài từ 30-40 năm, sau 3-4 năm cây bắt đầu cho
trái, cứ mỗi 6 tháng thu hoạch trái một lần. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm, mưa nhiều (nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa hàng
năm trong khoảng 1.150 đến 3.000 mm). Cây phát triển tốt trên các vùng đất có
độ cao từ 800 m so với mặt nước biển và các loại đất có thành phần cơ giới trung
bình hoặc nhẹ như: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ,…Cây ca cao rất nhạy cảm với
nhiệt độ, vũ lượng và ẩm độ quá cao hay quá thấp, vì thế điều kiện lý tưởng nhất
cho ca cao là loại đất có độ pH từ 5-8, tối ưu từ 5,5-6,7; nhiệt độ từ 18-21oC và
có khả năng chịu được độ mặn 40/100. Chiều cao cây trung bình từ 4-8 m, ưa
bóng râm và ánh sáng tán xạ (50 - 60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thường
được trồng theo dạng xen canh bên dưới tán các loại cây tạo bóng khác như dừa,
cao su, mít, vườn rừng,… Hoa ca cao nhỏ, có đường kính khoảng 10-15 mm, hoa
có 5 cánh trổ thành từng chùm nhỏ trên thân, cành hoặc trên những nhánh có lá
đã rụng. Nụ hoa thường bắt đầu nở vào buổi chiều và nở rộ vào buổi sáng hôm
sau, tuy nhiên chỉ một phần rất nhỏ trong số các hoa đã nở sẽ đậu thành trái.
Nhân tố chính cho quá trình thụ phấn hoa là những con ruồi thuộc họ
Ceratopoginidae. Trái ca cao có chiều dài 10-30 cm, đường kính 7-9 cm. Trái có
thể cân nặng từ 200-1000 gram.
Tùy theo mỗi loài, hình dạng trái có sự đa dạng từ hình cầu, hình thon dài và
nhọn, hình trứng hoặc hình ống. Màu sắc của trái khá phong phú, có những loại
trái màu xanh, màu vàng hoặc loại màu đỏ. Hiện nay có các dòng ca cao thích
hợp trên chân đất Bến Tre như: TD3, TD5, TD6, TD8, TD9, TD10 và TD11 do
5
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn, cho chất lượng
hạt tốt và tiềm năng năng suất từ 2 đến 5 tấn/ha. Vì ca cao là cây thụ phấn chéo
nên các trung tâm nghiên cứu khuyến cáo bà con nông dân trong mỗi vườn nên
trồng từ 3 – 5 dòng nhằm tăng khả năng giao phấn để đảm bảo năng suất cao
nhất.
Nguồn: ảnh chụp của tác giả, 2014
Hình 2.1. Trái ca cao dòng TD3 ở Bến Tre
Quá trình sơ chế sau khi thu hoạch hiện nay gồm 4 giai đoạn: trữ trái, chặt
trái lấy hạt, ủ hạt lên men và phơi khô. Hạt ca cao được chế biến thành bột ca cao
hoặc sô cô la nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra,
vỏ cây ca cao sau khi tách hạt thường được các nông hộ tận dụng làm thức ăn
chăn nuôi, lá được dùng làm phân bón cho cây trồng.
2.1.2.3 Quy trình trồng và sản xuất ca cao
Giai đoạn chuẩn bị: lá ca cao non có bản rộng và cuốn dài, dễ bị lay gãy khi
gặp điều kiện gió mạnh, khiến cây bị còi cọc hoặc chậm lớn. Chính vì vậy cần
chuẩn bị các loại cây chắn gió trồng xen hoặc quanh vườn ca cao, bảo vệ ca cao
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, trong địa bàn tỉnh Bến Tre hiện đang phổ biến
mô hình ca cao trồng xen vườn dừa, hoặc ca cao trồng xen mít, đảm bảo độ che
phủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của ca cao.
Chuẩn bị đất: trên đất tốt, mật độ trồng ca cao vào khoảng 3x3m, trên đất
kém màu mỡ hơn, khoảng cách trồng ca cao và khoảng 3x2,5m. Nếu trồng ở mật
độ dày, năng suất tối đa của vườn sẽ cao hơn, tuy nhiên sẽ tiêu tốn vốn đầu tư ban
đầu và lực lượng lao động. Mật độ lý tưởng vào khoảng 400-700 cây/ha. Trước
khi trồng chuẩn bị lên mô, luống trước 2 tuần . Vùng ĐBSCL có mực thủy cấp
cao và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường, cần chọn loại đất có tầng
6
canh tác dày, có mực nước ngầm sâu và khả năng thoát nước tốt, không bị đọng
nước khi trời mưa (ca cao là cây không chịu được tình trạng nước đọng). Có thể
bón lót phân chuồng hoai, vôi bột, phân lân, các loại phân hữu cơ sinh học HVP
401 H hoặc HVP 401 B kết hợp xử lý mối bằng thước Confidor hoặc Admire
nồng độ 0,1-0,2% để phòng trị các loại sâu bệnh trong thời gian đầu cho cây.
Bón lót: trộn chung hỗn hợp phân bón gồm 100gr super lân + 50gr phân tổng
hợp NPK 20-15-20 + phân hữu cơ để đắp quanh bầu cây, góp phần cung cấp
nguồn dinh dưỡng.
Giống: vì ca cao là cây công nghiệp dài ngày với thời gian trồng từ 30 đến 40
năm nên việc chọn giống rất quan trọng, nếu giống không thích hợp sẽ phải mất
nhiều thời gian và tiền của để cải tạo, kém hiệu quả về kinh tế, gây thiệt hại về
lâu dài. Hiện nay ca cao ở Việt Nam có 3 giống chính là Forastero (nguồn gốc
Trung-Nam Mỹ, Brazil, Tây Phi và được trồng rộng rãi trên thế giới; năng suất
cao, kháng sâu bệnh tốt, chất lượng trung bình), Criollo (nguồn gốc Trung-Nam
Mỹ, hạt thơm, ít đắng, lá nhỏ, rất mẫn cảm với sâu bệnh, năng suất thấp, kháng
bệnh kém) và Trinitario (có nguồn gốc từ Trinidad, là con lai giữa Criollo và
Forastero, năng suất cao, kháng bệnh tốt). Ở riêng địa bàn tỉnh Bến Tre được
trồng phổ biến giống Forastero và thế hệ lai giữa Forastero cùng Trinitario.
Cách trồng: dùng dao bén cắt bỏ phần đáy bầu và phần rễ cái bị cong của
cây con, sau đó đặt nguyên bầu đã được cắt đáy vào hố chuẩn bị trước. Lấp đất
lại xung quanh bầu, nén chặt lại rồi kéo nhựa ra khỏi bầu đất. Chỉ nên lấp đất
bằng mặt bầu và trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Tƣới nƣớc: nguồn nước tưới ca cao có thể lấy từ sông, hồ, mương hay nước
giếng, tưới dọc theo hàng hoặc tưới từng cây, tránh không tưới vào lúc trời nắng
gắt. Khi cây còn non, không dùng vòi phun trực tiếp vào cây để tránh đổ ngã.
Nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt để nước thấm từ từ vào đất và đi đến hệ
thống rễ, không phí lượng nước vào các vùng khác. Trường hợp cây đang trổ hoa
hoặc ra trái non cũng cần tránh phun thẳng vòi nước vào hoa, trái, ảnh hưởng
đến quá trình thụ phấn, rụng trái non.
Bón phân: trong năm đầu tiên tổng lượng phân bón cho mỗi cây ca cao từ
150 - 200 gram (phân tổng hợp NPK). Năm thứ hai lượng phân tăng lên khoảng
300-400 gram, đến năm thứ ba là 500-600 gram. Từ năm thứ tư trở đi lượng
phân còn lại khoảng 800-1.000 gram/gốc ca cao. Tổng lượng phần bón mỗi năm
được chia ra bón nhiều lần, chủ yếu bón vào mùa mưa. Trong những năm đầu
7
lượng phân cần chôn quanh gốc nhưng khi cây đã giao tán thì chỉ cần rãi trên
mặt là được, sau đó đậy bằng lá mục vốn có sẵn trong các vườn ca cao.
Tỉa cành - tạo tán: điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi
hướng, tán lá thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh, chiều cao cây hợp lý dễ
chăm sóc và thu hoạch. Việc tạo hình, tạo tán còn tuỳ thuộc vào cây trồng từ hạt,
hay cây ghép. Nguyên lý chung của việc tỉa cành tạo tán là:
- Điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng để nhận được
ánh sáng nhiều nhất.
- Tán lá phải tỏa kín không gian dành riêng cho từng cây và không có những
lỗ hổng trong tán cây.
- Dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh.
- Chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
Đối với cây thực sinh thì tầng cành đầu tiên cách mặt đất khoảng 1,1 – 1,3m. Đối
với cây ghép là 40 – 50cm.
- Số lượng cành chính để tạo bộ khung nâng đỡ tán cây càng ít thì đường
kính thân càng lớn nên trái càng to và nhiều…
Thu hoạch ca cao: ca cao một năm có thể chia thành 2 vụ thu hoạch vào
tháng 11, 12 và tháng 3, 4 năm sau. Ngoài ra có thể thu hoạch rải rác trái vụ ở
các tháng khác. Trái chín có màu vàng hoặc đỏ cam (tùy giống), thuận lợi cho
việc lên men vì khi đó hàm lượng bơ trong hạt cao và có hương thơm đậm nhất.
Không nên thu hoạch quá muộn vì hạt có thể nảy mầm bên trong trái, bị hư do
sâu bệnh, chuột, sóc phá hoại. Cũng không nên hái quá sớm vì năng suất sẽ thấp,
khó bóc hạt và phẩm chất hạt thu được không cao.
Lƣu trữ trái: đây là một trong những khâu quan trọng giúp đảm bảo chất
lượng hạt ca cao. Trái thu được tránh làm nứt, dập, đem lưu trữ nơi thoáng mát
trong vòng 7-9 ngày. Khi trái được lưu trữ, lớp cơm nhầy sẽ giảm nên giai đoạn
lên men yếm khí ngắn, hạt ít chua. Hạt lên men từ trái được lưu trữ sẽ có hương
tốt hơn. Lưu trữ trái giúp các nông hộ có diện tích nhỏ có thời gian thu gom được
lượng hạt lớn hơn cho một lần ủ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tuy nhiên
nhà nông còn gặp nhiều khó khăn về diện tích và phương tiện lưu trữ, hao hụt do
bệnh thối trái và các loại gặm nhấm phá hoại.
8
Phơi hạt ƣớt: hạt sau khi tách khỏi lõi trái được trải ra với độ dày 5cm, phơi
nắng từ 2-3 giờ cho giảm bớt nước, tăng độ thoáng, tăng nhiệt độ khối hạt, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men ngay từ đầu. Nếu trời nắng tốt, trọng
lượng khối hạt giảm từ 8-10% để bắt đầu quá trình lên men.
Ủ hạt – lên men: hạt ca cao được ủ để giảm vị đắng, chát và hình thành
những hương vị đặc trưng của từng giống. Ủ hay lên men là khoảng thời gian lấy
hạt ra khỏi trái rồi dồn đống để các vi sinh vật phát triển. Quá trình lên men bắt
đầu khi nấm men phát triển trong lớp cơm mỏng bao quanh hạt, sau đó lớp nấm
men này chuyển hóa đường trong cơm thành rượu và cuối cùng lớp cơm hạt sẽ
rữa ra, chảy nước vào ngày thứ hai khi lên men. Trong khi lên men, có 2 quá
trình chính xảy ra là lên men yếm khí (diễn ra trong 2 ngày đầu) và lên men hiếu
khí (trong 5-6 ngày tiếp theo) Hiện nay có 2 hình thức ủ hạt ca cao phổ biến là ủ
trong thúng được lót bằng lá chuối hoặc ủ bằng thùng gỗ.
Làm khô hạt và bảo quản: hạt ca cao sau khi lên men cần được làm khô
bằng cách phơi hoặc sấy để giảm độ ẩm từ 60% xuống còn khoảng 6,5%. Trong
quá trình phơi/sấy phải hết sức cẩn thận để tránh những mùi lạ phát triển. Nhiệt
độ trong quá trình phơi/sấy không nên vượt quá 650C, nếu phơi quá lâu sẽ xuất
hiện nấm mốc.
2.1.2.4 Vai trò
Xét về khía cạnh môi trường, cây ca cao góp phần cải thiện đa dạng sinh
học, tạo ra vốn carbon cho những mô hình thực hiện nông lâm kết hợp và thân
thiện với môi trường. Trong tiếng Hy Lạp, ca cao có nghĩa là “thức ăn của các vị
thần”. Các sản phẩm từ hạt ca cao có thành phần dinh dưỡng cao, tác động tích
cực trên tim và hệ tuần hoàn máu, giúp cải thiện lưu lượng máu, điều hòa huyết
áp, chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa mầm mống của các loại ung
thư. Thành phần đặc trưng và cũng là nguyên nhân tạo nên vị đắng của hạt ca
cao là Theobromine, chiếm từ 1,5%-1,7% trọng lượng hạt, có tác dụng kích thích
hoạt động của hệ tiêu hóa. Ca cao còn chứa các chất bơ, phosphor tự nhiên và
vitamin D, giúp chống bệnh còi xương ở trẻ em. Ngoài ra, trong ca cao có chất
polyphenol, một hợp chất có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và
flavonois – giúp giảm nguy cơ đông máu và kết dính tiểu cầu (nguyên nhân gây
ra các chứng đau tim và đột quỵ). Hàm lượng các chất này tỉ lệ thuận với vị đắng
của ca cao và các sản phẩm làm từ ca cao.
9
Vỏ trái ca cao chứa 3-4% kali trên trọng lượng chất khô, là nguồn phân bón
giàu kali. Tro đốt từ vỏ có thể được sử dụng làm xà phòng. Vỏ ca cao khô xay
nhỏ có thể độn vào thức ăn cho bò, cừu, dê. Bò có thể ăn trực tiếp vỏ tươi, thay
cho khẩu phần ăn truyền thống. Ngoài ra, lớp cơm nhầy (chiếm khoảng 15-20%
trọng lượng hạt tươi) có vị chua ngọt dịu nhẹ, thường được sử dụng làm nước
sinh tố, kem hoặc dùng làm nguyên liệu tăng hương rượu vang. Trong quá trình
canh tác, lá ca cao thường xuyên được tỉa bỏ để tạo hình dạng thích hợp và tăng
độ thông thoáng cho cây; phần lá này còn là nguồn phân hữu cơ và là thức ăn ổn
định cho vật nuôi.
Về mặt kinh tế, trồng cây cao cao mang lại thu nhập ổn định và không đòi
hỏi nhiều công chăm sóc. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, ca cao là loại cây
xóa đói giảm nghèo vì chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế
cao. Với đặc tính được trồng xen canh với các mô hình cây khác, trồng ca cao
giúp các nông hộ tận dụng triệt để thời gian lao động nhàn rỗi và nguồn lao động
sẵn có, tạo ra lợi ích kinh tế và tài chính bền vững cho tiểu nông. Ngoài các vai
trò nêu trên, ngành ca cao Việt Nam còn đóng vai trò làm nguồn xuất khẩu, hằng
năm mang về cho nước ta một lượng ngoại tệ không nhỏ. Theo đại diện Ban
Điều phối ca cao Việt Nam thuộc Cục trồng trọt, cho biết, dự kiến đến năm
2015, Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu 33,500 ha ca cao, sản lượng hạt khô lên
men đạt 25,000 tấn, mang về kim ngạch xuất khẩu 60-70 triệu USD/năm. Hoạt
động xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và các hoạt động sản xuất, phát
triển. Bên cạnh các nguồn lực sẵn có về tài nguyên, nước ta còn cần một lượng
lớn vốn để chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu và nâng
cao trình độ nhân lực. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu ca cao góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu nền kinh tế, lợi dụng những tiềm
lực sẵn có để thúc đẩy phát triển sản xuất, kèm theo đó là sự mở rộng các ngành
nghề có liên quan như chế biến thức ăn công nghiệp cho gia súc, nghiên cứu và
sản xuất giống cây trồng, công nghiệp thực phẩm nội địa.
2.1.3 Khái niệm về chứng nhận
a. Định nghĩa
Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng
một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, con người hoặc tổ chức phù hợp với
những yêu cầu cụ thể (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam).
10
Giấy chứng nhận là văn bản bảo đảm được cấp bởi một cơ quan chứng nhận
độc lập xác định rằng quá trình sản xuất hoặc sản phẩm tuân thủ một tiêu chuẩn
nhất định. Các tiêu chuẩn này có thể tập trung vào các vấn đề môi trường (bảo
tồn đất, bảo vệ nguồn nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay quản lý chất thải)
hoặc các vấn đề xã hội (thu nhập của người sản xuất, quyền của người lao động,
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) hoặc về các khía cạnh khác như an toàn thực
phẩm.
Giấy chứng nhận có thể giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, giấy
chứng nhận còn giúp tăng cường thâm nhập thị trường và trong một vài trường
hợp kết quả làm tăng giá thành sản xuất. Các nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản,
Hoa Kỳ và EU đang mở rộng thị trường cho những sản phẩm được chứng nhận.
Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ (organic – được canh tác bằng phương
thức canh tác hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực
vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng) thường sẽ được bán với giá cao hơn
sản phẩm tương tự nhưng không có chứng nhận. Các nước này đang nhập khẩu
lượng đáng kể các sản phẩm hữu cơ từ các nước Châu , như cà phê hữu cơ từ
Đông Timo, chè hữu cơ từ Trung Quốc và Ấn Độ, chuối hữu cơ và rau hữu cơ từ
Trung Quốc,...
b. Các loại chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp
Các tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia
(TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…);
hoặc tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc),…
GAP (Good Agricultural Practices) - Thực hành nông nghiệp tốt
Theo tài liệu của FAO 2003, GAP là “Các quá trình thực hành canh tác chế
biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Kết
quả là an toàn, chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không
phải là thực phẩm”. Ngoài tiêu chuẩn VietGap của Việt Nam, các nước trên thế
giới đều xây dựng tiêu chuẩn GAP cho riêng mình. Bên cạnh đó, còn có một số
tiêu chuẩn do các tổ chức phi Chính phủ xây dựng và chứng nhận.
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: mục đích là sử dụng càng ít thuốc Bảo vệ
thực vật càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con
người và môi trường.
11
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: bao gồm các biện pháp để đảm bảo
không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc: mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động
của nông dân (các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công
nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân; phúc lợi xã hội).
- Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên
nguồn gốc. Nếu có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết
các vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác
định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Các chương trình GAP cấp quốc gia và khu vực:
GlobalGAP - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
GlobalGAP là một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Cologne Đức, là cơ quan xây
dựng bộ tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp
trên toàn cầu, do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân.
GlobalGAP là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến
Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại nuôi trồng đến
khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ; bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất
như môi trường, các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện làm
việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại, được tạo ra nhằm đảm bảo
cho người tiêu dùng về những thực phẩm được sản xuất tại trang trại bằng cách
giảm thiểu những tác động bất lợi của môi trường, giảm việc sử dụng hóa chất,
đảm bảo vấn đề sức khỏe cho người lao động và bảo vệ động vật. Cho đến nay
GlobalGAP đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, hoa và cây kiểng, cà
phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bò sữa và thủy sản (cá hồi).
ASEANGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Đông Nam Á
ASEANGAP được ban thư kí của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện
là các nước thành viên) từ năm 2006 với mục tiêu giúp tăng cường hài hòa các
chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN, đề cao sản phẩm
an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy
thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. ASEANGAP là tiêu chuẩn về thực
hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Cấu trúc của
ASEANGAP gồm có 4 phần chính: i) an toàn thực phẩm; ii) quản lý môi trường;
12
iii) điều kiện sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động;
iv) chất lượng sản phẩm. Mỗi một phần có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết
hợp các phần với nhau. Điều này cho phép từng bước thực hiện ASEANGAP,
theo từng phần một (mô-đun) trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia.
VietGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
Ngày 28-1-2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu
chuẩn riêng biệt của Việt Nam đối với từng sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn
nuôi, có tên viết tắt là VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices).
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản
xuất, thu hoạch, sơ chế, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu
dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. VietGAP
cho sản phẩm rau, quả tươi an toàn trên cơ sở GlobalGAP, ASEANGAP nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam tham gia thị trường ASEAN và thế
giới, hướng tới sản xuất bền vững. VietGAP dễ áp dụng, ít tốn kém nhưng hiệu
quả. Hiện nay, tiêu chuẩn VietGAP đã được nhiều quốc gia công nhận, trong đó
có Mỹ.
Để đăng ký chứng nhận VietGAP cần phải hoàn thành các bước:
1. Nhà sản xuất gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP về Tổ chức chứng
nhận. Hồ sơ đăng ký gồm:
a. Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 1 của quy chế
b. Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết
kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
c. Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại điều 8 quy chế.
2. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ
sơ đăng ký Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà
sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
3. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức chứng nhận
thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất. Hợp đồng cần
bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận
VietGap.
13