Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

THUYẾT MINH dự án dự án KHU bồn CHỨA và TRẠM XUẤT XĂNG dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.6 KB, 46 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

MỤC LỤC
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ.........................................................................................3
1.
2.
3.
4.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...........................................................................3
CÁC CĂN CỨ CHÍNH ĐỂ LẬP DỰ ÁN.............................................................................3
PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN. ..........................................................7
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ........................................14

LỰA CHỌN HÌNH THỨC VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ.............................................16
5. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ......................................................................................................16
6. LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ........................................................................................16

GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG..................................................................18
7. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG. ...................................................................................................18
8. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. ...................................................................................................19

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG.........................................21
9. BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG..............................................................................................21
10. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ........................................................................................23
11. GIẢI PHÁP CUNG CẤP ĐIỆN, THU LÔI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ.....................................24
12. GIẢI PHÁP AN TOÀN PCCC.........................................................................................25
13. GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI...................................................26
14. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG........................................................................................27


ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM
SOÁT.................................................................................................32
15. NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..........................................32
16. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG.............................32
17. CÁC PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT....................................................................................33

QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................................35
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

QUẢN LÝ DỰ ÁN............................................................................................................35
NGHIỆM THU ĐƯA VÀO KHAI THÁC........................................................................35
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC DỰ ÁN........................................................35
TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG...........................................................................35
CƠ CẤU TIỀN LƯƠNG...................................................................................................36
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VẬN HÀNH.......................................................................36
ĐẢM BẢO VÀ KIỂM SOÁT AN TOÀN..........................................................................36
ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO......................................................................................36

KINH TẾ TÀI CHÍNH.............................................................................................38
26.
27.
28.
29.

30.

KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ............................................................................................38
TIỀN MUA HÀNG...........................................................................................................40
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG....................................................................................................40
NGUỒN VỐN...................................................................................................................40
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ........................................................41

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 1


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................................45
31.
32.
33.
34.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ:..................................................................................45
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ XÂY DỰNG:............................................................................45
CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ:...................................45
CÔNG TÁC NGHIỆM THU, VẬN HÀNH THỬ VÀ ĐƯA VÀO KHAI THÁC:.............45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................46
35. KẾT LUẬN. .....................................................................................................................46

36. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................46

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 2


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.

2.

2.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
− Tên chủ đầu tư: TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM (PV OIL)
− Trụ sở chính: Lầu 14-17 tòa nhà Petrovietnam Tower, số 1-5 Lê Duẩn, phường
Bến Nghé, quận 1, TP HCM
− Điện thoại: + 84-8-39106990; Fax: + 84-8-39106980
− Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH MTV số 0305795054 do
Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp. Đăng
ký lần đầu ngày 26/6/2008. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 14/9/2010.
− Có tài khoản số: 13010000453461 tại Sở giao dịch 2 - Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
− Mã số thuế: 0305795054
− Người đại diện: Ông Nguyễn Xuân Sơn

− Chức vụ: Tổng giám đốc
PV OIL chuyên kinh doanh các ngành nghề chính sau: Xuất nhập khẩu và kinh
doanh dầu thô trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu ở
trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư máy móc và dịch vụ thương mại.
Sản xuất sản phẩm dầu. Xây dựng các hệ thống bồn chứa, phân phối và kinh doanh
sản phẩm dầu. Xuất nhập khẩu sản phẩm dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu,
hóa dầu, vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chế biến và kinh doanh sản
phẩm dầu. Kinh doanh vật tư thiết bị hóa chất trong lĩnh vực chế biến sản phẩm dầu.
Môi giới và cung ứng tàu biển vận tải dầu thô và sản phẩm dầu. Đại lý tàu biển. Môi
giới và cung ứng tàu biển. Kinh doanh khách sạn, du lịch (không kinh doanh khách
sạn tại trụ sở). Dịch vụ cho thuê xe bồn, bồn chứa xăng dầu và kho bãi. Mua bán phân
bón, các sản phẩm hóa dầu. Tư vấn đấu thầu. hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho
vận tải đường sắt và đường bộ: hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe ô tô (không hoạt động
tại trụ sở). Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác; bảo dưỡng và sửa chữa
mô tô, xe máy (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện).
Hiện trạng về cơ sở vật chất của PV OIL đang quản lý để kinh doanh xăng dầu
trong nước thông qua hệ thống kho bồn bồn và các cửa hàng xăng dầu hoạt động trên
phạm vi toàn quốc.
PV OIL đứng thứ 2 trên toàn quốc về thị phần tiêu thụ trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu, hiện đang đầu tư cơ sở vật chất kho cảng xăng dầu đáp ứng theo nhiệm vụ đề ra.
Vốn điều lệ của PV OIL hiện là 4.300 tỷ đồng.
CÁC CĂN CỨ CHÍNH ĐỂ LẬP DỰ ÁN
Dự án đầu tư xây dựng công trình “Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng
Ngãi” được lập trên các căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sau:
CÁC VĂN BẢN CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐẦU TƯ
− Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31/7/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ \phê
duyệt” Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu
của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
− Nghị định số 84/2009/NĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh
xăng dầu;


CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 3


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU



2.2.

Thực hiện chỉ đạo tại thông báo số 11283/TB-DKVN ngày 10/12/2010 của Chủ
tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đồng ý chủ trương và giao cho PV OIL
phối hợp với BSR nghiên cứu phương án đầu tư kho và trạm xuất ôtô-xitéc, đấu
nối với đường ống của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất;
− Thông báo số 42/TB-NBND ngày 03/3/2011kết luận cuộc họp của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi về chủ trương đầu tư dự án Kho và trạm xuất xăng dầu
tại Khu kinh tế Dung Quất;
− Công văn số 396/BSR-KT ngày 29/01/2011 của Công ty TNHH MTV lọc hóa
dầu Bình Sơn về việc Đấu nối vào tuyến ống xuất sản phầm Nhà máy lọc dầu
Dung Quất;
− Nghị quyết số 22/NQ-DVN ngày 15/3/2011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tông công ty Dầu Việt Nam về phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án
“Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi” và bổ sung kế hoạch vốn đầu
tư năm 2011;
− Công văn số 260/BQL-KHĐT ngày 17/3/2011 của Ban quản lý Khu kinh tế Dung
Quất (BQL) về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu bồn chứa và trạm xuất

xăng dầu Quảng Ngãi;
− Biên bản bàn giao mốc giới theo thỏa thuận đầu tư ký ngày 25/3/2011 giữa Ban
Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, UBND xã Bình Thuận và Tổng công ty Dầu
Việt Nam.
CÁC VĂN BẢN CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
− Luật số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:
Luật xây dựng
− Luật số 07/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế Giá trị gia tăng.
− Luật số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
− Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
− Luật Quản lý thuế số 78/2006 ngày 29/11/2006
− Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
− Nghị định 140/2006/ND-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
− Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính
Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ
môi trường.
− Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
− Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn

CHỦ ĐẦU TƯ:

ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 4


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

2.3.

việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
− Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
− Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình
− Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
− Thông tư 05/2009/TT-BXD Ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
− Thông tư 27/2009/TT-BXD, ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
− Thông tư 06/2009/TT-BXD, ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
xác định ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
− Định mức dự toán xây dựng công trình "Phần xây dựng" ban hành theo Quyết
định số 1776/2006/QĐ-BXD ngày 16/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
− Định mức dự toán xây dựng công trình "Phần lắp đặt" ban hành kèm theo quyết
định số 1777/2006/QĐ-BXD ngày 16/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
− Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố
kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng.

− Công văn 90/BXD-KTXD ngày 14/07/2009 của Bộ Xây dựng ban hành về việc
áp dụng định mức chi phí đầu tư xây dựng công trình.
− Công văn 1392/BXD-KTXD ngày 10/07/2009 của Bộ Xây dựng ban hành về
việc áp dụng Thông tư số 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 17/04/2008
về việc hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên
liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
− Công văn 1590/BXD-KTXD, ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng ban về chi phí
thẩm tra thiết kế, dự toán công trình xây dựng.
− Công văn 1563/BXD-KTXD, ngày 30/07/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên
liệu và vật liệu xây dựng.
CÁC TIÊU CHUẨN CHÍNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHO
− TCVN-5307-2009: Kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Yêu cầu thiết kế.
− TCVN-5684-2003: An toàn chữa cháy các công trình xăng dầu.
− TCVN-3993-85: Chống ăn mòn trong xây dựng, kết cấu BT & BTCT.
− TCXD-205-1998: Thiết kế móng cọc
− TCXDVN 269:2002: Cọc, phương pháp TN bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
− TCXDVN 286:2003- Đóng và ép cọc.Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
− TCXDVN 338: 2005 – Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế
− TCXDVN 356: 2005 – Kết cấu bê tông và BTCT – Tiêu chuẩn thiết kế
− TCXDVN 375:2006: Thiết kế công trình chịu động đất.
− TCVN-2737-2005: Tiêu chuẩn tải trọng và tác động

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 5


THUYẾT MINH DỰ ÁN

DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU








2.4.

2.5.

TCVN-4088-1985: Tiêu chuẩn phân vùng khí hậu
TCVN-1651-1985: Thép cốt bê tông cán nóng
TCVN-2622-1995: Tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho nhà và công trình
TCVN-188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị
TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
TCVN-46: 2007: Chống sét cho các công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế
kiểm tra và bảo trì hệ thống
− Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn khác có liên quan đến thiết kế
kiến trúc, kết cấu xây dựng, công nghệ, điện, cấp thoát nước.
− Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
− Thông tư liên tịch “Quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy
trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu” số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày
10/5/2001.
− Các tiêu chuẩn nước ngoài được vận dụng:
+ BS EN 14015:2004 : Specification for the design and manufacture of site
built, vertical, cylindrical, flat-bottomed, above ground, welded, steel tanks for
the storage of liquids at ambient temperature and above

+ API-650-1994: Tiêu chuẩn Hoa kỳ về thiết kế bồn thép chứa dầu (Welded
Steel Tanks for Oil Storage API Standard 650 Ninth Edition, July 1993).
+ NFPA-11: Tiêu chuẩn thuốc chữa cháy có độ nở thấp
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
− Báo cáo tổng hợp dự án "Qui hoạch phát triển Ngành dầu khí Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2025" của Bộ Công Thương.
− Báo cáo tổng hợp Dự án "Qui hoạch dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của
Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" của Bộ Công Thương
− Số liệu sản xuất, kinh doanh cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp trực thuộc
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn dầu khí
quốc gia Việt Nam, Công ty TNHH Dầu khí TP Hồ Chí Minh
(SAIGONPETRO), Công ty Thương mại Dầu khí đồng Tháp (PETIMEX), Công
ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO).
− Các dự án đầu tư lớn các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam, các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam do Công
ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) lập hoặc thiết kế trong các năm
2001-2010.
CÁC TÀI LIỆU CHỦ ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CUNG CẤP.
− Công văn số 260/BQL-KHĐT ngày 17/3/2011 của Ban quản lý Khu kinh tế Dung
Quất (BQL) về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu bồn chứa và trạm xuất
xăng dầu Quảng Ngãi.
− Thông báo số 42/TB-UBND ngày 03/3/2011 kết luận cuộc họp của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi về chủ trương đầu tư dự án Kho và trạm xuất xăng dầu
tại Khu kinh tế Dung Quất;
− Công văn số 137/PC66 ngày 18/4/2011 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công
an Quảng Ngãi về thỏa thuận mặt bằng xây dựng Khu bồn chứa và trạm xuất

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:


Trang 6


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

xăng dầu Quảng Ngãi;
− Công văn số 406/BQL-QHSX ngày 19/4/2011 của Ban QL Khu kinh tế Dung
Quất về tham gia ý kiến thiết kế cơ sở thuộc dự án Khu bồn chứa và trạm xuất
xăng dầu Quảng Ngãi;
− Các tài liệu về đất đai bao gồm:
+ Quyết định 1951/QĐ-UB ngày 10/7/2002 của UBND tỉnh Quảng Ngãi giao
cho Cty XD Lũng Lô thuê đất dùng xây dựng khu lán trại và bãi tập kết
VLXD phục vụ thi công đê chắn sóng.
+ Công văn số 1604/CV-LLC ngày 26/8/2009 của Cty XD Lũng Lô xin bàn
giao lại đất mượn xây dựng lán trại phục vụ thi công các hạng mục công trình
của NMLD Dung Quất.
+ Biên bản bàn giao mốc giới theo thỏa thuận đầu tư ký ngày 25/3/2011 giữa
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, UBND xã Bình Thuận và Tổng công ty
Dầu Việt Nam.
+ Thông báo số 62/TB-UBND ngày 20/4/2011 của UBND huyện Bình Sơn về
thu hồi đất để xây dựng dự án Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng
Ngãi.
3.
PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN.
3.1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN BỞI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
Dự án Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi sẽ chịu sự ảnh hưởng và
tác động bởi sự phát triển KT-XH của khu vực và tỉnh Quảng Ngãi như sau:
3.1.1. Mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo QĐ của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Tỉnh Quảng Ngãi sẽ trở thành một địa bàn động lực, một trong
những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đối
với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và
biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự
phát triển và khả năng cạnh tranh, theo đó:
 Các chỉ tiêu cơ bản:
GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD,
năm 2020 đạt trên 3.120 USD.
Tỷ lệ tích luỹ đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu cầu
vốn đầu tư phát triển.
Thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm phát triển y tế,
giáo dục -đào tạo, văn hoá thể dục- thể thao v.v..
 Phương hướng phát triển:
Phát triển các ngành CN có thế mạnh như: khai thác tối đa từ việc chế biến các
sản phẩm dầu thô từ NMLD Dung Quất, cùng với phát triển điện, vật liệu xây dựng,
cơ khí, cơ khí đóng tàu, công nghiệp phục vụ du lịch. Xây dựng và phát triển các khu,
cụm CN tập trung. Phát triển CN quy mô nhỏ ở nông thôn. Đổi mới thiết bị, công
nghệ hiện đại; tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Giải
quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch và bảo
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 7


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU


vệ môi trường sinh thái.
 Thương mại, xuất nhập khẩu các ngành dịch vụ khác:
Phát triển ngành thương mại nội địa; đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất
khẩu nhập khẩu và hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các loại hình dịch vụ tài
chính,ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, phần mềm,
dịch vụ vận tải, xây dựng ,tư vấn v.v... Tập trung xây dựng Dung Quất thành Trung
tâm thương mại lớn của Tỉnh và khu vực miền Trung
3.1.2. Sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngay
bên cảng biển Dung Quất và cách TP Quảng Ngãi 15km. Cách thành phố Đà Nẵng
100km và nằm kề với sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam). Trong tương lai, theo quy
hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngải, Khu kinh tế sẽ là đầu tàu kinh tế của toàn tỉnh.
Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ, hàng hải
cũng như hàng không. Nằm bên Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 24
nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông (một trong
5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam: tuyến Dung
Quất - Ngọc Hồi - Paksé - Upon);
Có cảng nước sâu Dung Quất, cách tuyến nội hải 30 km và cách tuyến hàng hải
quốc tế 90 km. Về mặt địa lý, Dung Quất có thể được xem là vị trí trung tâm điểm
của Việt Nam và của Đông Nam Á.
Cảng Dung Quất là 01 một trong các cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành
cảng biển lớn, vừa phục vụ hoạt động của NMLD Dung Quất, vừa bốc xếp hàng rời,
hàng container.
Hệ thống phao rót dầu không bến nhập dầu thô bố trí tại Vịnh Việt Thanh được
thiết kế để tiếp nhận tầu dầu có trọng tải từ 80.000 đến 110.000 DWT
Cảng kín xuất sản phẩm bố trí tại Vịnh Dung Quất, gồm 6 bến:
− 2 bến cho tầu có trọng tải 20.000 đến 25.000 DWT dùng để xuất xăng và diesel
(khi thiết kế, xây dựng có tính đến điều kiện dự phòng để có thể mở rộng tiếp
nhận tàu 50.000 DWT khi cần thiết).
− 4 bến cho tầu có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 DWT dùng để xuất xăng, diesel,

nhiên liệu phản lực, khí hóa lỏng và dầu F.O (khi thiết kế, xây dựng có tính đến
điều kiện dự phòng để có thể mở rộng tiếp nhận tàu 30.000 DWT).
Cảng kín xuất sản phẩm được thiết kế có đê chắn sóng (kết cấu đê: dài 1.600m,
cao 27m, rộng 15m) để đảm bảo hoạt động 365/365 ngày. Bến số 1 cho tàu 10.000
DWT phục vụ cho giai đoạn xây dựng và phục vụ cho công tác bảo dưỡng tàu dầu
sau này.
 Mục tiêu phát triển chủ yếu của KKT Dung Quất:
Xây dựng và phát triển KKT Dung Quất để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa
ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá
chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng và
sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container và các ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển
và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và
đô thị công nghiệp - dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi. Đầu tư xây dựng và phát
triển KKT Dung Quất để sau năm 2010, Khu kinh tế này từng bước trở thành hạt
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 8


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
khu vực miền Trung và cả nước; là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp
phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với
thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Hạ tầng kỹ thuật của KKT: Hiện đã được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ

nhu cầu sử dụng của các dự án về các mặt:
− Hệ thống đường nội bộ hiện đại.
− Hệ thống thoát nước (nước mặt và nước thải riêng biệt).
− Hệ thống cấp điện.
− Hệ thống cấp nước
− Nhà máy xử lý nước thải.
− Hạ tầng thông tin và thông tin liên lạc.
− Các tiện ích khác: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, …
Theo chủ trương của UBND tỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2020, có các giải pháp chính đối với các KCN/KKT là:
− Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp
kinh doanh hạ tầng lớn, có tiềm lực đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn.
− Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho
doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp
− Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công; tăng
cường công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong các cụm công
nghiệp; nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành công nghiệp trên địa bàn
trong lĩnh vực quản lý và phát triển cụm công nghiệp.
 Cơ chế - chính sách ưu đãi đầu tư tại Dung Quất
− Miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên
liệu, vật tư, linh kiện; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được để phục vụ
sản xuất của Dự án.
− Được hưởng ưu đãi mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15
năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; trong đó được miễn 04 năm
đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm
tiếp theo. Các dự án công nghệ cao hoặc các dự án quy mô lớn và có ý nghĩa
quan trọng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sẽ áp dụng thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% suốt đời dự án.
− Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập cao.
− Thời hạn thuê đất đến 70 năm.

− Tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn, giảm như sau:
+ Miễn toàn bộ thời gian đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư;
+ Miễn 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư;
+ Miễn 11 năm đối với các dự án đầu tư khác.
− Hỗ trợ đào tạo nghề và cung ứng lao động kỹ thuật.

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 9


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU



Các dự án đầu tư tại Khu bảo thuế được áp dụng cơ chế đặc biệt về thủ tục xuất
nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
− Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các Nhà đầu tư nước ngoài được
mua nhà ở và thuê đất ở trong KKT Dung Quất.
− Áp dụng chính sách một giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tiền thuê đất cho tất cả
các tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh tại KKT Dung Quất.
− Ngoài ra, những chính sách đặc biệt khác được áp dụng như: cho thuê hoặc giao
đất tại Đô thị Vạn Tường để xây dựng khu nhà ở và nghỉ dưỡng cho cán bộ,
chuyên gia, công nhân của các nhà máy; nhà ở cho công nhân thuê.
3.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU KHU VỰC TRUNG BỘ
3.2.1. Khái quát về tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, thiết yếu đối với đời sống xã

hội, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất
nước. Xăng dầu cũng là một trong những nguồn năng lượng chính được Nhà nước
cân đối trong chính sách cân bằng năng lượng và là một trong những mặt hàng quan
trọng được Nhà nước dự trữ Quốc gia.
Xăng dầu là một trong những mặt hàng rất nhạy cảm trước những biến động của
chính trị, biến động của kinh tế thế giới. Hiện tại, do Việt Nam mới có một Nhà máy
lọc dầu Dung Quất với sản lượng khi chạy đủ 100% công suất dự kiến đủ cho 30%
nhu cầu tiêu dùng trong nước, cho nên mọi biến động của giá thế giới mặt hàng xăng
dầu đều có tác động lớn đến thị trường trong nước.
Theo kết quả nghiên cứu trong "Dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước và tái xuất
xăng dầu Việt Nam đến năm 2010" của Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng ngành như sau: nhu cầu cho công
nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,2%, nhu cầu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ
trọng 8,5%, nhu cầu của ngành giao thông chiếm tỷ trọng 14%, còn nhu cầu dân dụng
chiếm tỷ trọng 40%.
Nếu chia theo khu vực địa lý là thành thị, nông thôn và miền núi thì tuyệt đại đa
số bộ phận xăng dầu được tiêu thụ ở thành thị. Khu vực thành thị có thể tiêu thụ tới
trên 80% lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, còn lại vùng nông thôn và miền núi tiêu
thụ không đầy 20% lượng xăng dầu của cả nước.
Với những tài liệu thu thập được, số lượng xăng dầu nhập khẩu, tái xuất năm
2007-2009 được thể hiện dưới bảng sau:
BẢNG 1: SỐ LƯỢNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT
Đơn vị: 1.000m³
Chủng
loại

Năm 2007
Tiêu
Tổng
thụ nội

số NK
địa

Xăng
DO
FO
KO
JetA1

4.582
7.597
2.296
310
629

4.383
7.179
1.910
270
247

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 10

Năm 2008
Tái
xuất
199

418
386
40
382

Tổng
số NK

Tiêu thụ
nội địa

4.963
7.515
2.275
152
720

4.699
7.179
1.754
122
303

Tái
xuất
264
336
521
30
417


Năm 2009
Tiêu
Tổng
thụ nội
số NK
địa
5.044
7.747
1.677
66
803

4.671
6.913
1.214
29
377

Tái
xuất
373
834
463
37
426


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU


Cộng

15.414

13.989

1.425

15.625

14.057

1.568

15.337

13.204

2.133

(Nguồn: Bộ Công Thương)
Cùng với việc công bố hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu, Bộ Công Thương
cũng công bố kế hoạch sản xuất xăng dầu năm 2011 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất
như sau:
BẢNG 2: HẠN MỨC NHẬP KHẨU XĂNG DẦU NĂM 2011
- Đơn vị tính: tấn
TT
1
2

3
4

TÊN SẢN PHẨM
Xăng
Điêzen
Madút
Dầu hoả/Nhiên liệu bay
Tổng cộng

TỔNG SỐ
2.593.331
2.565.530
82.149
258.990
5.500.000

Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện tại khi chạy vượt 100% công suất được kỳ
vọng sẽ đáp ứng được 33% nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước, như vậy 67% nhu
cầu xăng dầu tiêu dùng trong nước vẫn phải nhập khẩu về.
Thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam hiện nay đa phần là từ các nước
châu Á như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan; ngoài ra Việt
Nam còn nhập khẩu xăng dầu từ các nước Nga và Nhật Bản. Thị trường nhập khẩu
xăng dầu lớn nhất của Việt Nam đến nay vẫn là Singapore, trong năm 2010, Việt
Nam đã nhập khẩu từ Singapore khoảng 3 triệu tấn xăng dầu các loại với trị giá đạt
khoảng 2 tỷ USD.
3.2.2. Thị trường xăng dầu ở khu vực Trung Bộ.
Nghị định số 84/2009/NĐ-CP quy định khá chặt chẽ về điều kiện kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất; kinh doanh phân phối xăng dầu; kinh doanh dịch vụ
xăng dầu… Về hệ thống kinh doanh, thương nhân đầu mối sẽ trực tiếp thiết lập hệ

thống đại lý bán lẻ hoặc thiết lập thông qua tổng đại lý. Đồng thời, tổng đại lý chỉ
được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống
phân phối của mình và chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một
thương nhân đầu mối. Cơ chế này đã mở ra hướng kinh doanh và phát triển thị trường
cho các doanh nghiệp lớn làm nhiệm vụ đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Các doanh nghiệp lớn kinh doanh xăng dầu tại Trung Bộ hiện nay gồm có:
 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, được giao nhiệm vụ chủ đạo trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam với hơn 55 đơn vị thành viên đóng trên
địa bàn các tỉnh thành phố trên cả nước. Với hệ thống cảng và kho có sức chứa lớn,
hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý, vận hành...Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đảm
nhận cung ứng xăng dầu đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ nội địa, một phần tái
xuất sang Campuchia và Lào, Nam Trung Quốc. Tuy nhiên tại thị trường Nam Bộ,
nơi có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia nhập khẩu xăng dầu cũng có kho cảng tiếp
nhận đầu mối thì thị phần của Petrolimex đã bị thu hẹp đáng kể chỉ còn khoảng 35%.
 Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)
Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt nam. Mặc dù là doanh nghiệp lớn,
nhưng do hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn mới hình thành, phân bố không đồng
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 11


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

đều, mạng lưới bán lẻ chưa được đầu tư tương xứng, hiện nay PV OIL mới chỉ nắm
giữ được khoảng 10-12% thị phần Nam Bộ. PV OIL hiện đang khai thác Tổng kho
Vũng Tàu 121.000 m³, Tổng kho Nhà Bè 50.000m³, Kho Cù Lao Tào 150.000m³, kho

Cần Thơ (PetroMekong) 72.000m³ (mới mở rộng 36.000m³). Hiện nay PV OIL đang
tiếp tục mở rộng Tổng kho Nhà Bè 180.000m³, Kho Cù Lao Tào 50.000 m³, xây dựng
Tổng kho Trà Nóc- Cần Thơ 50.000 m³, Mở rộng kho Chân Mây 50.200m³.
Chiến lược phát triển kinh doanh xăng dầu của PetroVietnam đề ra mục tiêu thị
phần trong giai đoạn 2011-2015 là 30-32%.
PV OIL phát triển rất nhanh với hậu thuẫn lớn mạnh về tài chính của Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng các nhà máy lọc dầu trong nước. Đây là đối thủ
cạnh tranh rất mạnh với Petrolimex.
 Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec)
Là doanh nghiệp mới chuyển về trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam. Công ty có hệ thống các kho xăng dầu hoàn thiện tại ba miền Bắc Trung Nam.
Tại Nam Bộ, ngoài kho Cát Lái – TP Hồ Chí Minh sức chứa 95.000m³, cầu cảng cho
phép tiếp nhận tầu có tải trọng đến 25.000DWT, công ty Petec chuẩn bị xây dựng kho
Cái Mép- Bà Rịa Vũng Tàu với sức chứa 80.000m³ và cảng có thể tiếp nhận tàu dầu
70.000DWT. Do có kho đầu mối lớn, với bộ máy quản lý và nhân lực gọn nhẹ, hiện
nay Công ty Petec đang chiếm khoảng 18% thị phần Nam Bộ. Tuy nhiên kho Cát Lái
đang có yêu cầu giải toả (do Hải Quân yêu cầu trả lại khu đất và cảng)
 Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco)
Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty
có nhiệm vụ chủ yếu tiếp nhận và cung ứng nhiên liệu bay cho các phương tiện vận
tải hàng không trong và ngoài nước và một phần nhỏ xăng dầu cung cấp cho thị
trường bên ngoài.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty còn hạn chế, chỉ có 35.000m³ kho bồn, chủ
yếu tập trung tại các cụm cảng hàng không lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất
và một phần nhỏ ở Trà Nóc (kho quân đội). Chưa có cơ sở cầu cảng và kho tiếp nhận,
Vinapco chủ yếu dựa vào nguồn mua uỷ thác hay thuê kho của các đơn vị khác. Sản
lượng xăng dầu tiêu thụ qua Vinapco chiếm khoảng 4,0% tổng mức tiêu thụ xăng dầu
trên toàn quốc.
Vinapco đang xúc tiến dự án đầu tư kho cảng đầu mối tại Nhà Bè với qui mô giai
đoạn 1 là 50.000m³.

 Công ty xăng dầu Quân đội (Mipeco)
Là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc Phòng). Công ty có nhiệm
vụ chính là tiếp nhận và cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng.
Khối lượng xăng dầu nhập khẩu hàng năm của Công ty chỉ vào khoảng 100 ngàn m³tấn/năm, chiếm khoảng 1,0% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu trên toàn quốc. Tại Nam
Bộ, Quân đội có kho cảng Nhà Bè của Quân khu 7.
3.2.3. Thị trường tái xuất và buôn bán xăng dầu với nước ngoài.





Hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện tái xuất xăng dầu bao gồm:
Bán buôn sang CamPuChia theo đường sông và bộ
Bán buôn sang Lào theo đường bộ
Bán sang Trung Quốc theo đường biển và bộ
Bán cho các tàu nước ngoài tại các hải cảng

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 12


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU




3.3.


Bán cho các máy bay của nước ngoài tại các cảng hàng không
Lượng tái xuất chưa lớn (chỉ khoảng dưới 10% tổng lượng nhập khẩu), chủ yếu
sang Lào và Cam Pu Chia. Việc cung cấp xăng dầu (DO, FO) cho tầu nước ngoài
ở các cảng sẽ phát triển tốt hơn nếu được đầu tư đúng mức. Khả năng cung cấp
xăng dầu sang các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc là rất lớn nếu khai
thông được các tuyến vận tải đường sắt, đường bộ.
− Nước ta chưa có kho ngoại quan xăng dầu. Dự án kho Ngoại quan của Petrolimex
tại khu vực đảo Mỹ Giang - Vân Phong - Khánh Hoà đang triển khai. Trong
tương lai có thể phát triển tốt hơn việc buôn bán xăng dầu ngoại quan do ưu thế
về địa lý của Việt Nam với nhiều cảng nước sâu.
DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ XĂNG DẦU.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu là công việc hết sức khó khăn, là kết quả của
một tập thể các chuyên gia, các bộ ngành chức năng, cơ quản quản lý Nhà nước. Có
nhiều phương pháp dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đang được sử dụng như:
− Các phương pháp định tính:
+ Phương pháp chuyên gia.
− Các phương pháp định lượng:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp kịch bản,
+ Phương pháp tương tự.
+ Phương pháp mô hình hoá.
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau và cho ra những kết
quả khác nhau. Kết quả dự báo cũng phụ thuộc nhiều vào việc lấy các số liệu đầu vào,
lựa chọn các số liệu đầu ra, quan điểm của mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi dự báo.
Trong phạm vi dự án này và bảo đảm độ tin cậy, chúng tôi sử dụng kết quả dự
báo tiêu thụ xăng dầu của Bộ Công Thương trong đề án "Qui hoạch dự trữ dầu mỏ và
sản phẩm dầu mỏ của Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025". Số liệu
dự báo đối với các mặt hàng chủ lực là Xăng, DO và FO được trích dẫn trong các
bảng sau:

BẢNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ XĂNG DẦU CẢ NƯỚC

Đơn vị tính: 1.000 tấn
LOẠI NHIÊN LIỆU

2005

2010

2015

2020

Xăng ô tô

3.276

5.589

9.337

14.508

16.958

Dầu D.O

5.046

7.169


11.400

17.697

24.419

Dầu F.O

1.532

2.444

4.261

6.801

8.172

Dầu hoả

252

247

246

243

Xăng máy bay


415

721

1.258

2.163

3.980

Tổng số

10.521

16.170

26.503

41.413

53.782

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 13

2025


253


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

BẢNG 4: DỰ BÁO KHẢ NĂNG CUNG ỨNG XĂNG DẦU GIAI ĐOẠN 2010-2025
Đơn vị tính: 1.000 tấn
VÙNG

2005

2010

2015

2020

2025

Cả nước

10.521

16.170

26.503

41.413


53.782

Miền Bắc

3.271

5.020

8.124

12.519

14.751

Miền Trung

1.885

3.006

4.872

7.579

10.015

Tây Nguyên

404


721

1.186

1.869

2.125

Đông Nam bộ

2.854

4.164

7.081

11.416

15.829

Đồng bằng sông Cửu Long

2.106

3.260

5.239

8.031


11.062

4.
4.1.

4.2.

MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.
Trước yêu cầu phát triển KT-XH tại khu vực Trung Bộ nói chung và khu vực
Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên nói riêng, đã kéo theo nhu cầu sức chứa xăng dầu
ngày một tăng tại khu vực. Hiện tại số lượng kho xăng dầu và sức chứa của các doanh
nghiệp tại khu vực chưa tương xứng với nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa và
buôn bán quốc tế. Từ đó có thể khẳng định mục tiêu của dự án "Kho và trạm xuất
xăng dầu Dung Quất" như sau:
− Có lợi thế là nằm ở ngay tâm điểm tuyến ống xuất sản phẩm biển của NMLD
Dung Quất. Nên mục tiêu chính của dự án là cung ứng xăng dầu cho thị trường
nội địa tại tỉnh Quảng Ngãi và khu vức lân cận, bao gồm:
+ Cung ứng xăng dầu cho các hộ tiêu thụ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi;
+ Cung ứng nhiên liệu cho các phương tiện vận tải biển ra vào cảng Dung Quất
và khu vực xung quanh;
+ Cung ứng nhiên liệu cho các tổng đại lý, đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi và các tỉnh phụ cận;
+ Bán buôn sang thị trường Lào, Campuchia khi có cơ hội.
− Việc đầu tư xây dựng kho xăng dầu Dung Quất là yêu cầu thiết thực để PV OIL
tiến tới việc hoàn thiện hệ thống phát triển kinh doanh ngành nghề và đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
Với nhiệm vụ phát triển khâu hạ nguồn hoàn chỉnh của ngành Dầu khí,

cung cấp dầu thô và tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam; Hiện nay, PV OIL đang tập trung phát triển cơ sở vật chất
kỹ thuật kho cảng và mạng lưới phân phối sản phẩm xăng dầu để đáp ứng yêu cầu
về chiến lược tăng tốc phát triển của mình, đặc biệt là khu vực miền Trung
(Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên).
Trong khi đó, việc xuất kho tại Dung Quất bằng đường bộ rất hạn chế nên
việc giao nhận hàng từ nhà máy cung ứng cho trị trường khu vực miền Trung
(Quảng Ngãi và Tây Nguyên) gặp nhiều khó khăn, nhiều khi phải chuyển từ kho

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 14


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU












Liên Chiểu Đà Nẵng hoặc kho Chân Mây Thừa Thiên Huế của PV OIL để cung

ứng cho thị trường này. Vì vậy đã làm gia tăng chi phí vận chuyển, chi phí hao
hụt, chi phí quản lý,… và làm giảm lợi ích xã hội. Như vậy đầu tư dự án Khu bồn
chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi là hết sức cần thiết:
Dự án Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi không chỉ đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của thị trường nội địa khu vực, mà còn là kho đấu nối vào tuyến ống
xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Từ đó góp phần thay đổi phương
thức vận tải từ nhà máy lọc hoá dầu đến các hộ tiêu thụ, mang lại lợi ích cao do
giảm được chi phí vận tải.
Dự án Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi đem lại cho thị trường
của khu vực miền Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên nguồn cung cấp xăng dầu ổn
định và có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng,
tạo thế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo
đảm lợi ích người tiêu dùng. Đồng thời góp phần hạn chế việc buôn bán trái phép
xăng dầu sang Lào, Campuchia.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với các nhu cầu tiêu dùng xã hội và an ninh
năng lượng của mỗi Quốc gia. Với lợi thế về địa điểm nằm ở tâm điểm của khu
vực Miền Nam Trung bộ, việc đầu tư xây dựng "Khu bồn chứa và trạm xuất xăng
dầu Quảng Ngãi" là bước đúng hướng để PV OIL tìm kiếm, phát triển thị trường
tại khu vực. Có được sức chứa lớn tại Quảng Ngãi, PV OIL sẽ chủ động về nguồn
hàng để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đồng thời góp phần vào việc bình
ổn giá xăng dầu tại khu vực.
Đảm bảo cung ứng nhiên liệu xăng, dầu thường xuyên, liên tục tại địa phương và
trong khu vực trong mùa mưa bão, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, biển động.
Tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương, tăng kỹ năng và tay nghề, chuyển
giao công nghệ cho người lao động.
Giảm giá thành và tăng lợi nhuận do giảm chi phí vận chuyển, phí quản lý, giảm
lượng hao hụt trong quá trình vận chuyển tiếp nhận xăng dầu từ kho Liên Chiểu
(Đà Nẵng) và kho Chân Mây (Thừa Thiên Huế).
Góp phần vào việc tăng ngân sách cho địa phương và đảm bảo an sinh xã hội
thông qua các loại thuế và phí xăng dầu.


CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 15


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

LỰA CHỌN HÌNH THỨC VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ
5.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
− Hình thức đầu tư: Xây mới (Xây mới bồn bể với tổng dung tích là 15.200m³. Đầu
tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: 7.200m³; giai đoạn 2: 8.000m³)
− Phương thức đầu tư: Đầu tư trong nước trực tiếp
− Hình thức quản lý dự án: Căn cứ theo mô hình và qui mô dự án, điều kiện tổ chức
của PV OIL, hình thức quản lý dự án được chọn là: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý
dự án.
Do đây là một dự án lớn PV OIL sẽ thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu
tư quản lý dự án.
− Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn tự có của PV OIL chiếm 30%
+ Vốn vay ngân hàng thương mại 70%
− Thời gian hoạt động: Theo giấy chứng nhận đầu tư.
6.
LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ
6.1. DỰ KIẾN SẢN LƯỢNG HÀNG THÔNG QUA KHO
Dự kiến sản lượng hàng thông qua kho bao gồm:

− Sản lượng bán cho các khách hàng tiềm năng thông qua các Tổng đại lý, Đại lý
và khách hàng công nghiệp.
− Sản lượng cung ứng nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh phụ cận như
Quảng Nam, Bình Định, KonTum, Gia Lai và khách hàng tiềm năng cung cấp
cho Lào và Campuchia...
Do PV OIL là doanh nghiệp chuyên kinh doanh xăng dầu, có nguồn hàng ổn định
từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, với vị trí kho nằm ở tâm điểm của hệ thống giao
thông của khu vực Miền nam Trung bộ, nên sẽ phát huy được lợi thế cạnh tranh so
với các doanh nghiệp khác.
Qua thực tế hoạt động kinh doanh của PV OIL trong 2 năm 2009 và 2010, với
các lợi thế là: Có nguồn hàng ổn định, có vị trí kho cảng rất thuận lợi cho việc kinh
doanh tại khu vực; Có chính sách và chiến thuật tiếp thi tốt với các khách hàng tiềm
năng .... Dự báo thị trường, thị phần và sản lượng thông qua kho Dung Quất để cung
cấp cho vùng cung ứng:
BẢNG 5: DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG, THỊ PHẦN VÀ SẢN LƯỢNG THÔNG QUA
KHO DUNG QUẤT XĂNG DẦU GIAI ĐOẠN 2015-2020
Đơn vị tính tấn
LOẠI NHIÊN LIỆU
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
Xăng A92
Xăng A95
DO
Dự kiến thị phần của PV OIL
Dự báo sản lượng thông qua kho
Xăng A92

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 16


ĐẾN 2015
1,284,280
333,880
237,600
712,800
20%
256,856
66,776

2020
1,669,564
434,044
308,880
926,640
25%
333,913
86,809


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

LOẠI NHIÊN LIỆU
Xăng A95
DO

6.2.

ĐẾN 2015

47,520
142,560

2020
61,776
185,328

LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ KHO
Qua khảo sát nhu cầu thị trường, Quy hoạch phát triển kho, cảng của PV OIL,
giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến 2025. Quy mô/công suất Khu bồn chứa tại
Quảng Ngãi đến năm 2015 là 15.200m³ là phù hợp và có tính đến nhu cầu mở rộng
sức chứa sau năm 2015 khoảng 5.000m³ - 10.000m³ khi nhu cầu của vùng cung ứng
gia tăng. Đối với việc kinh doanh kho vận, các tính toán trên được xem là một tiềm
năng và động lực để thúc đẩy quá trình đầu tư, đồng thời cũng là cơ hội để PV OIL
phát triển thị phần, tăng nộp ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khi xây dựng
xong dự án.
Do điều kiện mặt bằng, vị trí xây dựng, để bảo đảm tiến độ thi công sớm đưa dự
án vào vận hành và khai thác, đề xuất xây mới 7.200m³ bồn chứa xăng A92/A95, DO
trong giai đoạn 1.

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 17


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

7.

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
Dự án Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi được xây dựng trên khu
đất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tại Vức 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn tỉnh
Quảng Ngãi, là khu đất do Công ty xây dựng Lũng Lô thuộc Bộ tư lệnh Công Binh
thuê theo quyết định số 1951/QĐ-UB ngày 10/7/2002 dùng làm lán trại và bãi tập
kết vật liệu xây dựng phục vụ thi công đê chắn sóng dự án của nhà máy lọc dầu
Dung Quất đến nay không còn nhu cầu sử dụng. Công ty Lũng Lô đã giao lại cho
Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất quản lý sử dụng (công văn số 1604/CV-LLC
ngày 26/8/2009). địa điểm này có các ưu thế sau:
− Nằm ở tâm điểm của hệ thống giao thông đường thuỷ và đường bộ của vùng
Miền Nam Trung bộ Việt Nam, trong đó:
+ Dung Quất nằm ở trung điểm của Việt Nam, cách 2 trung tâm kinh tế lớn của
Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp
quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của 1 trong những tuyến
đường xuyên Á nối với Lào, Campuchia và Thái Lan…;
+ Dung Quất được quy hoạch là Khu Kinh tế Tổng hợp - nơi đây, là khu liên
hợp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là nơi tập trung các nhà
máy công nghiệp nặng quy mô lớn khác. Với tính chất này, Dung Quất là
điểm động lực trong chiến lược phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền
Trung và là khu vực kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam;
+ Dung Quất có những lợi thế so sánh hấp dẫn: nằm ở vị trí trung điểm của Việt
Nam và khu vực; có sân bay quốc tế Chu Lai, cảng biển nước sâu; có thành
phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được hưởng
những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản lý
thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn cầu
hoá kinh tế hiện nay… ;
+ Tại Dung Quất, nhiều nhà máy quy mô lớn đang được triển khai và chuẩn bị
triển khai xây dựng như: nhà máy lọc dầu, các nhà máy hoá chất (LAB,

Polypropylen, Carbon Black, Lốp ôtô radial...), Công nghiệp Đóng tàu, nhà
máy cán thép, nhà máy xi măng và các nhà máy công nghiệp nhẹ khác, với
tổng vốn đầu tư vào thời điểm cuối năm 2010, dự kiến số vốn đăng ký đầu tư
gần 7 tỷ USD.
− Hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế Dung Quất: hiện hạ tầng kỹ thuật đã được xây
dựng hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của các dự án về các mặt:
+ Hệ thống đường nội bộ hiện đại.
+ Hệ thống bưu chính viễn thông.
+ Hệ thống thoát nước (nước mặt và nước thải riêng biệt).
+ Hệ thống cấp điện, Hệ thống cấp nước,
+ Nhà máy xử lý nước thải (công suất 2.500 m³/ngày-đêm) và khu xử lý chất
thải rắn.
+ Hạ tầng thông tin và thông tin liên lạc.
+ Các tiện ích khác: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục đào tạo; nhà ở, vui
chơi-giải trí, du lịch... (gắn liền với thành phố Vạn Tường hiện đại với tính
chất là đô thị công nghiệp-dịch vụ).

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 18


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU



8.


8.1.

8.2.

8.3.

Có thể khẳng định giá thành xây dựng 01 m³ kho sẽ giảm đáng kể do tận dụng
được nhiều công trình hạ tầng, các mạng kỹ thuật hiện có, nền đất tại khu vực khá
tốt, không phải đầu tư cảng xuất/ nhập xăng dầu, không phải đền bù giải phóng
mặt bằng.
− Tuy nhiên, khi thi công xây dựng cũng có những khó khăn nhất định, đó là:
+ Do nằm ngay sát bờ biển và cao hơn mặt nước biển khoảng 21 mét, nên khi thi
công Bồn bể phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, nhân công xây lắp.
+ Giải pháp an toàn PCCC khi thi công đầu chờ phải cẩn trọng tránh ảnh hưởng
đến an toàn của tuyến ống xuất sản phẩm của NMLD Dung Quất.
+ Nền đất có nhiều đá mồ côi, phải xử lý theo phương pháp phá đá thủ công
không dùng vật liệu nổ, từ đó sẽ làm tăng chi phí đầu tư.
+ Cao độ công trình khá cao (có nơi trên 21m so với mặt nước biển) có thể phải san
lấp vận chuyển lượng cát đá dư đến bãi đổ thải cách công trình khoảng 13km.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
Vị trí khu đất đã được đền bù giải phóng mặt bằng rất thuận lợi cho việc kết nối
hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế.
Mặt bằng khu đất xây dựng tương đối bằng phẳng nhưng cần phải tiến hành công
tác san nền, phát quang cây xanh, phá đá và dọn dẹp mặt bằng xà bần, dăm gỗ do đơn
vị trước để lại.
ĐỊA HÌNH.
Địa hình khu vực có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Nam ra Bắc với độ dốc
trung bình từ 0,4 ÷ 8%;
Khu đất dự án trước đây đã được UBND tỉnh cho Công ty Lũng Lô thuê để tập
kết vật liệu thi công đê chắn sóng. Khoảng đất để xây dựng dự án nằm sát tuyến ống

xuất sản phẩm NMLD Dung Quất và ở khu vực độc lập không ảnh hưởng đến các dự
án/ công trình khác, rất thuận lợi cho việc thi công và kết nối các mạng kỹ thuật.
Theo biên bản bàn giao mốc giới theo thỏa thuận đầu tư ký ngày 25/3/2011 giữa
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, UBND xã Bình Thuận và Tổng công ty Dầu
Việt Nam, khu đất xây dựng có cây trồng lấy gỗ (Cây dương/thông) của dân địa
phương cần được PV OIL hỗ trợ về chi phí. Mặt bằng khu đất xây dựng tương đối
bằng phẳng, có đá mồ côi và roi cát, khối lượng san nền không lớn nhưng phải thực
hiện. Công tác dọn dẹp xà bần, dăm gỗ và làm sạch mặt bằng trước khi thi công công
trình.
ĐỊA CHẤT
Căn cứ các số liệu về địa chất do Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
(CECO) thu thập được trong năm 2009 cho thấy địa tầng tại khu vực xây dựng như
sau:
Địa tầng khu vực toàn bộ là đồi cát có lẫn với đá mồ côi.
Do vậy có thể khẳng định nền đất tại khu vực là khá tốt.
Tuy nhiên, trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công cấn phải thực hiện khoan khảo
sát địa chất để có cơ sở tính toán thiết kế nền móng cho công trình này.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÁC
Các số liệu đặc trưng về tự nhiên tại Quảng Ngãi và khu vực xây dựng được tập
hợp như sau:

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 19


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU


8.3.1. Khí Hậu:
Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và Khi kinh tế Dung Quất nói riêng nằm trong vùng
khí hậu miền Trung Trung Bộ, có 2 mùa:
− Mùa đông: Ít lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông 190c, nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối
không xuống dưới 12°c.
− Mùa hè: Mùa hè điều kiện nhiệt độ cáo khá đồng đều, trên toàn vùng có 4 tháng
nhiệt độ trung bình vượt quá 28°c.
8.3.2. Nhiệt độ:
− Nhiệt độ cao nhất: 41,4°c
− Nhiệt độ trung bình năm: 21,7°c
8.3.3. Mưa:


Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8, kết thúc tháng 01 năm sau. Hai tháng mưa lớn nhất
là tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa vào cỡ 500 ÷ 600 mm/tháng. Hai tháng cuối
mùa mưa lượng mưa ít hẳn chỉ khoảng 100 ÷ 150 mm/tháng.
− Lượng mưa trung bình năm 2.195 mm.
8.3.4. Độ ẩm:
Đây cũng là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao.
− Độ ẩm không khí trung bình năm 85%.
− Độ ẩm tối đa cao trung bình 87 ÷ 90%.
− Độ ẩm tối thấp tuyệt đối 34%.
8.3.5. Các yếu tố khác





Nắng: Tỉnh Quảng Ngãi có số giờ nắng từ 1.800 ÷ 2000h/năm.
Gió: Tỉnh Quảng Ngãi có gió Tây khô nóng trong mùa hè, nhưng không khốc liệt

như vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Hiện tượng nắng nóng kéo dài nhiều ngày,
kèm với gió Tây Nam mạnh cũng gây ra khô hạn trong vùng. Gió mùa Đông Bắc:
Thường gây ra gió giật, các cơn lốc và thường gây ra mưa to, ẩm ướt, đồng thời
nhiệt độ giảm mạnh.
+ Vận tốc gió trung bình: 2,9m/s.
+ Vận tốc gió cực đại: 40m/s.
+ Gió chủ đạo: mùa Đông - gió Đông Bắc, mùa hè - gió Tây Nam, gió Tây.
Bão: Quảng Ngãi cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hàng năm chịu ảnh
hưởng của bão. Trung bình hàng năm có 01 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi gây mưa to và gió rất mạnh từ cấp 6 trở lên.
Ngoài ra cũng có những năm có đến 3-4 cơn bão thường gây ra mưa to và gió rất
mạnh, có khi kèm theo hiện tượng nước biển dâng.

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 20


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG
9.
9.1.

9.2.

BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG.
YÊU CẦU CHUNG

Tổng mặt bằng của kho được bố trí theo các yêu cầu sau:
− Đáp ứng với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
− Tận dụng tối đa các hạng mục phụ trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát
nước hiện có để giảm chi phí đầu tư.
− Bảo đảm khoảng cách an toàn đến các đối tượng trong và ngoài khu bồn chứa
theo TCVN 5307:2009, bao gồm:
+ Khoảng cách từ thành bồn đến thành bồn: ≥ 1/6 tổng đường kính hai bồn liền kề
+ Khoảng cách từ thành bồn đến nhà bơm dầu: ≥ 15m
+ Khoảng cách từ thành bồn đến nhà xuất dầu: ≥ 15m
+ Khoảng cách từ thành bồn đến nhà, hàng rào của kho: ≥ 20m
+ Khoảng cách từ thành bồn đến trạm biến áp: ≥ 40m
+ Chiều cao đê ngăn cháy không lớn hơn 2m.
− Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho các phương tiện vận tải đường bộ khi nối kết với
hệ thống giao thông của KTT
− Không ảnh hưởng đến môi sinh, cải thiện và tạo ra một môi trường làm việc
xanh, sạch, đẹp.
− Đảm bảo quá trình vận hành an toàn, liên tục tuyến ống xuất thủy của Nhà máy
lọc dầu Dung Quất.
HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH.
Hiện tại quanh khu đất dự án đã có các hạng mục công trình sau:
− Nước thi công và sinh hoạt đã kéo đến chân công trình: đủ để thi công và vận
hành khai thác kho;
− Điện lưới với cấp điện áp 380V nằm dưới chân quả đồi: với cấp điện áp này đủ
để thi công và vận hành khai thác kho. Tuy nhiên, sau khi khảo sát và làm việc
với Điện lực Bình Sơn PV OIL được biết lưới điện này do Đồn Biên phòng cửa
khẩu cảng Dung Quất quản lý và sử dụng Đơn vị thi công có thể mua điện thông
qua Biên phòng Dung Quất. Điện phục vụ vận hành của kho sau này PV OIL làm
việc với Điện lực Bình Sơn để đặt trạm biến áp và kéo đường dây mới vào đất dự
án đi qua đường vành đai tuyến ống và qua tuyến ống xuất sản phẩm biển của
NMLD Dung Quất (cần được sự chấp thuận của NMLD Dung Quất) phục vụ vận

hành khai thác sử dụng kho;
− Đường vào công trình: đường dẫn vào công trình có bề rộng 8,2m, chiều dài từ
mép cầu đến công trình dài khoảng 160m, đã được trải nhựa khoảng 105m, trong
giai đoạn này PV OIL sẽ trải nhựa hết đoạn đường còn lại khi xây dựng công
trình. Với lưu lượng xe như đánh giá nhu cầu thị trường hiện nay (khoảng 30 xe/
ngày; chỉ tính cho thời gian giao hàng 5h trong ngày, lưu lượng xe chỉ có 10 phút
cho 1 chuyến) thì chưa cần đầu tư mở rộng lòng đường. Tuy nhiên, khi lưu lượng
xe tăng lên, trong giai đoạn 2 của Dự án, PV OIL cần tính đến phương án mở
rộng đường trong thời gian tới.
− Cầu dẫn vào công trình: Cầu qua đường vào công trình hiện nay đã được xây

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 21


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

dựng với tải trọng 30 tấn, chiều rộng tương ứng với đường hiện hữu. Với lượng
xe nhập xuất như đánh giá nhu cầu thị trường hiện nay, chưa cần đầu tư mở rộng
cầu. Tuy nhiên, khi lưu lượng xe xuất nhập hàng tăng lên, khi đầu tư giai đoạn 2
của dự án, PV OIL cần tính đến phương án mở rộng cầu.
9.3. CÁC HẠNG MỤC CHÍNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
9.3.1. Các hạng mục xây dựng như sau:
BẢNG 6: BẢNG KÊ CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG
TT
01
02

03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

HẠNG MỤC XÂY DỰNG
Khu bồn giai đoạn 1
Nhà bơm dầu
Nhà xuất dầu ô tô
Nhà kiểm định
Nhà văn phòng, hoá nghiệm, ăn ca
Trạm bơm nước chữa cháy
Khu bồn nước sinh hoạt, chữa cháy (700m³)
Nhà vận hành
Xưởng cơ khí, bảo trì
Trạm phát điện

Khu xử lý nước thải
Nhà vệ sinh công cộng
Nhà bảo vệ
Nhà để xe ô tô, xe máy
Cổng chính, cổng phụ
Hàng rào
Đường nội bộ, sân bãi, nền hè
Cây xanh, thảm cỏ
Khu bồn giai đoạn 2
Bờ kè

KÍCH THƯỚC
12 m x 4,5 m
15,3 m x 9 m
8mx4m
24 m x 10m
10 m x 6 m
10 m x 10 m
6mx4m
18 m x 6 m
6mx4m
24 m x 15 m
6mx6m
6mx4m
12 m x 8 m
10m, 4m
610 m dài

DIỆN TÍCH
3.230 m²

54 m²
138 m²
32 m²
240 m²
60 m²
100 m³
24 m²
108 m²
24 m²
300 m²
36 m²
24 m²
96 m²

7.565 m²
6.293 m²
3.042 m²
1.835 m²

9.3.2. Xây mới 7.200m³ bồn bể, trong đó:


9.4.

Bồn chứa dầu DO: 4.000m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=19,1m, chiều cao
H=15m.
− Bồn chứa xăng A92: 2.000m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=15,76m, chiều
cao H=12m
− Bồn chứa xăng A95: 1.00m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=12,9m, chiều cao
H=10m

− Bồn chứa nhiên liệu cồn E100: 200m³ là loại bồn trụ đứng có đường kính
D=7,17m, chiều cao H = 6m.
BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG
Căn cứ hiện trạng công trình, khối lượng các hạng mục cần đầu tư, diện tích và vị
trí khu đất hiện có. Chiểu theo các yêu cầu chung nêu trên, phương án bố trí tổng mặt
bằng cho dự án như trong bản vẽ tổng mặt bằng sơ bộ đính kèm.

CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 22


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

TT
1
2
3
4
5

BẢNG 7: BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI
Chỉ tiêu
DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%)
Diện tích xây dựng
4.466
19,25
Diện tích đường nội bộ, sân bãi, nền hè, bờ kè

9.400
40,52
Diện tích cây xanh, thảm cỏ
6.293
27,12
Diện tích khu bồn giai đoạn 2
3.042
13,11
Tổng diện tích khu đất
23.201
100,00

10. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ
10.1. QUY HOẠCH SỨC CHỨA.
Bồn bể xây mới được quy hoạch chứa DO, xăng A92, A95 và ethanol E100.
Tổng sức chứa của kho sau khi xây dựng là 7.200m³. Theo định hướng phát triển
của PV OIL, trong tương lai kho sẽ tiếp tục được mở rộng giai đoạn 2 để tăng sức
chứa lên 15.200m³ tùy theo nhu cầu thị trường.
10.2. PHƯƠNG THỨC NHẬP XUẤT HÀNG
10.2.1.Nhập hàng.
Nhập hàng từ trực tiếp từ tuyến ống 30” xuất sản phẩm ra cảng của NMLD Dung
Quất vào các bồn chứa thông qua 03 tuyến ống có đường kính 12” lắp đặt mới.
Phần đấu nối từ tuyến ống của NMLD vào khu bồn chứa gồm 2 phần:

Phần đầu chờ đấu nối từ tuyến ống NMLD gồm các thiết bị và
phụ kiện sau:
- 03 tê 30”x12”, 03 cút 12”
- 06 van chặn 12”
- 03 van một chiều 12”
Các thiết bị và phụ kiện trên phải đáp ứng được tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật

của NMLD.

Phần sau đầu chờ đấu nối vào khu bồn chứa gồm các thiết bị
và phụ kiện sau:
- 03 van chặn 12” (có thể điều chỉnh được lưu lượng vào bể chứa).
- 03 van điện ON-OFF 12”
- 03 đồng hồ đo lưu lượng 8”
- 03 van điều tiết 8”.
- hệ thống dường ống công nghệ và phụ kiện.
- Hệ thống truyền dữ liệu về nhà vận hành.
10.2.2.Xuất hàng.
Xuất bộ: lắp đặt 04 cần loại 4" (chỉ hoạt động đồng thời 3 cần) để xuất DO, xăng
A92/A95. Sử dụng các máy bơm xuất bộ có lưu lượng 100m³/h và cần xuất để xuất
cho ô tô xi téc.
Về lý thuyết, mỗi cần xuất ô tô làm việc chỉ 05h/ngày và 300 ngày/năm, thời gian
xuất bình quân 30 phút/xe, thì công suất mỗi cần một năm là:
02xe/h x 5h/ngày x 300 ngày/năm x 15m³/xe = 45.000m³/năm/cần.
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 23


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

Nếu số lượng cần xuất là 03, thì công suất xuất bộ một năm là:
45.000 m³/năm/cần x 3 cần =135.000 m³/năm
10.3. HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ.
Khi xây dựng mới 7.200m³ bồn bể, hệ thống công nghệ được đầu tư như sau:

− Lắp đặt 03 máy bơm (1 dự phòng) để xuất dầu DO, mỗi máy có lưu lượng
100m³/h để xuất bộ.
− Lắp đặt 03 máy bơm (1 dự phòng) để xuất xăng A92, A95, mỗi máy có lưu
lượng 100m³/h để xuất bộ.
− Lắp đặt 03 tuyến ống 12" từ đấu nối vào tuyến ống xuất sản phẩm biển NMLD
Dung Quất và các thiết bị để trực tiếp nhập xăng và DO.
− Kết nối với hệ thống công nghệ đảm bảo đáp ứng yêu cầu chung toàn PV OIL và
để đảm bảo được công năng của kho.
11. GIẢI PHÁP CUNG CẤP ĐIỆN, THU LÔI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
11.1. CUNG CẤP ĐIỆN
11.1.1.Xác định phụ tải và lựa chọn nguồn.
Nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động của kho gồm có:
− Điện động lực cho nhà bơm dầu, trạm bơm nước chữa cháy
− Điện chiếu sáng cho Khu bồn chứa, đường giao thông, bảo vệ quanh kho và các
hạng mục công trình.
− Nguồn điện cung cấp cho dự án lấy từ mạng Quốc gia 22 KV trong khu vực được
hạ áp xuống 0,4 KV bởi máy biến áp 320kVA. Kết nối giữa tủ phân phối hạ thế
và thứ cấp máy biến áp bằng hệ thống thanh cái. Máy phát điện Diesel dự phòng
cho trường hợp mất điện lưới và cũng được nối vào tủ phân phối hạ áp bằng hệ
thống thanh cái. Máy phát Diesel sẽ là được khởi động tự động khi mạng điện
lưới Quốc gia bị mất hoặc khi điện áp này sụt quá tiêu chuẩn thiết kế.Máy phát
điện Diesel 100KVA được dùng cấp điện cho trạm bơm. Để đảm bảo không mất
điều khiển nhà máy do sự cố nguồn điện, một hệ thống cấp nguồn điện không
gián đoạn (UPS) cho thiết bị điều khiển, công nghệ được trang bị
11.1.2.Tổ chức mạng lưới điện.
Mạng điện động lực trong kho được sử dụng loại dây lõi đồng bọc cách điện
nhựa XLPE, ngoài có lớp giáp SWA, ngoài bọc PVC theo tiêu chuẩn IEC-502 hoặc
tương đương chôn trực tiếp trong đất hoặc được luồn trong ống thép khi vượt đường
ôtô, dưới nền bê tông hay cắt qua hệ thống ống công nghệ. Trong nhà đặt tủ phân
phối điện chính, dây dẫn được đặt trong hào xây gạch có nắp đan bê-tông, để thuận

tiện trong duy tu, sửa chữa, thay thế.
Mạng điện chiếu sáng cho các hạng mục phụ trợ và sinh hoạt: Dùng hệ thống
điện chiếu sáng của lưới điện quốc gia.
Các khởi động từ, thiết bị điều khiển các động cơ máy bơm đều được chọn dùng
loại kín chống bụi và nước, được lắp trong tủ, đặt cách ly với gian nhà và công trình
có nguy hiểm nổ theo qui định trong ''Qui phạm kỹ thuật an toàn bố trí lắp đặt các
thiết bị điện trong kho xăng dầu'' TCVN 5334-91.
11.2. THU LÔI TIẾP ĐỊA
Sử dụng hệ thống stormater-ese-50 chống sét cho bồn và các công trình phụ.
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 24


THUYẾT MINH DỰ ÁN
DỰ ÁN: KHU BỒN CHỨA VÀ TRẠM XUẤT XĂNG DẦU

Đối với các bồn chứa xăng dầu, nhằm tăng cường thêm độ an toàn tránh những
rủi ro do thiên tai gây ra. Hệ thống kim thu sét được thiết kế liên kết vào mái bồn
bằng bu lông để trong quá trình vận hành dễ dàng duy tu và bảo dưỡng.
Hệ tiếp đất chôn sâu dưới mặt đất 0,8m, gồm các cọc thép L63 x 63 dài 2,5m.
Yêu cầu của điện trở tiếp đất không lớn hơn 10 ôm.
Thực hiện việc tiếp đất chống tĩnh điện cho các thiết bị điện, các kết cấu kim loại
không mang điện.
11.3. TỰ ĐỘNG HOÁ CHO HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ
Cấu trúc hệ thống tự động hoá cho hệ thống công nghệ trong kho gồm:
− Hệ thống thiết bị xử lý trung tâm: Máy vi tính, máy in xuất các số liệu.
− Hệ thống đo lường các thông số bồn chứa gồm:
+ Thiết bị đo mức bằng Radar, báo tràn báo cạn bồn.

+ Thiết bị đo nhiệt độ trung bình nhiều điểm.
+ Thiết bị xử lý kết nối.
Các thiết bị lắp trên bồn đều là loại chống nổ không truyền nổ và an toàn tia lửa.
Để truyền dẫn các thông số về trung tâm điều hành.
− Thiết bị đo mức: Sử dụng thiết bị đo mức Radar. Mức nước và mức nhiên liệu đo
được nối về trung tâm điều khiển.
− Thiết bị đo nhiệt: Thiết bị đo nhiệt bao gồm nhiều phần tử đo nhiệt đặt trong ống
thép không gỉ được treo từ mái bồn tới đáy bồn. Mạch của thiết bị đo nhiệt lắp
đặt trong bồn
12. GIẢI PHÁP AN TOÀN PCCC
Hệ thống chữa cháy bằng bọt cố định, bao gồm:
− Trạm bơm chữa cháy, trong đó có bố trí:
+ 02 máy bơm nước (điện ) công suất 100m³, áp suất 9bar.
+ 01 máy bơm dự phòng (điện) công suất 100m³, áp suất 9bar.
+ 01 máy bơm bọt (điện ) công suất 100m³, áp suất 9bar.
+ 01 máy bơm bọt dự phòng (điện) công suất 100m³, áp suất 9bar.
− Bồn chứa dung dịch tạo bọt 2m³,
− Bồn nước chữa cháy có dung tích 700m³.
Khi xây dựng bồn bể mới 7.200m³/bồn để chứa DO/ xăng. Đơn vị tư vấn đã kiểm
tra và thực hiện tính toán theo các quy định sau:
− TCVN-5307: 2009: Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ -Yêu cầu thiết kế
− TCVN -5684-2003: An toàn chữa cháy các công trình xăng dầu.
− Thông tư Liên tịch Bộ thương mại - Công an số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày
10/5/2001 qui định “Về việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong
các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ”.
Kết quả tính toán kiểm tra cho thấy:
 Sử dụng lăng AFC-330 để lắp đặt cho 03 bồn 7.000m³. Mỗi bồn 01 lăng.
Đặc tính kỹ thuật của lăng:
+ Lưu lượng làm việc
QLV = 11,5÷38,48 L/s

+ Áp lực làm việc
PLV = 3 -7 kg/cm².
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN:

Trang 25


×