Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất thị xã Sông Cầu năm 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc Tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp tỉnh Bình
Định, phía Nam giáp huyện Tuy An, phía Tây giáp huyện Đồng Xuân, phía Đông
giáp biển Đông. Thị xã Sông Cầu gồm có 4 phường và 10 xã với diện tích tự
nhiên toàn thị xã là 48.928,48ha, dân số 100.468 người (Nguồn: Niên giám thống
kê năm 2013.)
Thị xã Sông Cầu có nhiều thay đổi, với nhiều công trình đầu tư của trung
ương, tỉnh, thị xã về hạ tầng kỹ thuật đã được đưa vào sử dụng và đang tiếp tục
triển khai, làm cho kinh tế và xã hội có nhiều chuyển biến lớn, dẫn đến cơ cấu sử
dụng đất có nhiều thay đổi và trong thời gian tới sẽ còn nhiều tác động mạnh mẽ
hơn nữa tới công tác quản lý đất đai như trong việc thu hồi, chuyển mục đích sử
dụng đất...
Thị xã Sông Cầu đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 được UBND Tỉnh Phú Yên phê duyệt tại
Quyết định số: 1377/QĐ-UBND ngày 15/8/2013. Tuy nhiên, theo quy định tại
khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ:
“Qui định chi tiết một số điều thi hành luật Đất Đai năm 2013”. Thông tư
số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên Môi
trường “Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”
quy định hàng năm UBND các huyện, thị xã, thành phố phải lập kế hoạch sử
dụng đất để trình UBND tỉnh phê duyệt và phải thông qua Hội Đồng Nhân Dân
Tỉnh mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để bồi thường, thu hồi, giao đất, và chuyển
mục đích.
Vì vậy UBND tỉnh Phú Yên đã ra Thông báo số 595/TB-UBND ngày
15/9/2014 “V/v: Chủ trương lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thị xã Sông
Cầu”. Yêu cầu lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của Thị xã Sông Cầu phải xác
định chính xác, có tính khả thi cao, các dự án được đưa vào đăng ký thực hiện
trong năm kế hoạch phải phù hợp, đồng bộ và có trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, xác định chính xác về địa điểm thực hiện, diện tích, nguồn vốn để bồi
thường, thu hồi, chuyển mục đích sử dung đất, xác định các dự án có chuyển mục
đích nhưng không phải bồi thường. Đánh giá lại kết quả thực hiện kế hoạch sử
dụng đất năm 2014 đã xây dựng trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thị xã đã được UBND tỉnh phê
duyệt.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, có tính bắt buộc trong các quy định của
các văn bản pháp luật đất đai về quản lý và sử dụng đất; cụ thể hóa các chỉ tiêu
1
quy hoạch sử dụng đất của thị xã; làm cơ sở để thực hiện việc bồi thường, thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án đầu tư,
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đúng tiến độ kế hoạch; các hộ gia
đình cá nhân bị thu hồi đất, đồng thuận giao đất, chủ động tổ chức ổn định cuộc
sống và sản xuất.
I. MỤC TIÊU LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 CỦA THỊ XÃ
Tổ chức triển khai thực hiện công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015,
nhằm mục tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng an ninh; làm cơ sở pháp lý cho thực hiện nhiệm vụ quản lý
đất đai, là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất, giao đất, cho thuê đất.
- Cụ thể hóa thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các chuyên ngành
có nhu cầu sử dụng đất trong năm và chủ động triển khai việc thu hồi, giao đất
các dự án cụ thể.
- Cụ thể hóa chỉ tiêu phân bổ các loại đất sử dụng năm 2015 của UBND tỉnh
giao cho Thị xã Sông Cầu.
- Cụ thể hóa nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch 2015 tất cả các dự án,
công trình thực hiện trên địa bàn Thị xã của các ngành TW, tỉnh, của thị xã Sông
Cầu và các xã, phường.
- Hạn chế, khắc phục tình trạng quy hoạch các công trình, dự án dàn trải,
kéo dài, do không đủ nguồn vốn để bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư và
làm chậm tiến độ xây dựng công trình,...
- Góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, xây
dựng các hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, ổn định và phát triển các khu dân cư
đô thị, nông thôn, các khu dịch vụ, du lịch, các khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách từ
đất đai.
- Đề xuất với UBND Tỉnh, các ngành có điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử
dụng đất phát sinh ngoài quy hoạch, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của Tỉnh, Thị xã.
- Tạo sự đồng thuận, đồng bộ giữa các ngành, địa phương và hộ gia đình,
cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng đất, bồi thường, thu hồi đất phù hợp với
kế hoạch sử dụng đất.
- Góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, xây
dựng các hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, ổn định và phát triển các khu dân cư
đô thị, nông thôn, các khu dịch vụ, du lịch, các khu công nghiệp, tiểu thủ công
2
nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn thu ngân
sách cho Thị xã và tỉnh.
- Chủ động, ổn định điều kiện sống, sản xuất cho các đối tượng bị thu hồi
đất.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
Các phương pháp liệt kê dưới đây được sử dụng trong quá trình thực hiện
lập kế hoạch sử dụng đất Thị xã Sông Cầu năm 2015:
II.1. Nhóm phương pháp thu thập số liệu:
Gồm các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra, khảo sát thực địa: Đây là phương
pháp được dùng để thu thập các tài liệu, liệt kê các số liệu, bản đồ, thông tin về
toàn bộ các nội dung của dự án làm cơ sở để điều tra, thu thập bổ sung dữ liệu, đối
soát số liệu đã có về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, biến đổi khí
hậu, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho thuê đất, bồi thường, giải tỏa,
tái định cư,… theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thị xã đã được
UBND Tỉnh phê duyệt.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn những tổ chức có nhu cầu sử dụng đất,
cá nhân sử dụng đất bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nằm trong phương án
quy hoạch, những người có trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch,
kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch. Qua đó tìm hiểu những mặt được và chưa
được, cũng như nguyên nhân, các giải pháp khắc phục các tồn tại trong công tác xây
dựng và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu đã có: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu,
bản đồ đã thu thập được ở nội nghiệp và ngoại nghiệp tiến hành phân loại, chọn lọc, hệ
thống các tài liệu có giá trị sử dụng sẽ được đưa vào nội dung lập kế hoạch sử dụng đất
2015.
II.2. Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại theo nhóm,
thống kê diện tích theo từng loại đất cho từng công trình, dự án đã thực hiện theo
quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch hoặc hủy bỏ; tổng hợp, so sánh và
phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ đã phê duyệt.
So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSDĐ và
từng quy hoạch ngành.
II.3. Nhóm phương pháp tiếp cận
3
Phân tích định tính và định lượng về tiềm năng đất đai và khả năng sử dụng
đất.
Phân tích hệ thống các mối quan hệ vĩ mô và vi mô, tổng thể và chuyên
ngành các cấp quy hoạch.
Phương pháp cân đối trong quan hệ khai thác tiềm năng đất đai với điều
kiện khả thi sử dụng đất và cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
II.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và giám sát quy hoạch để trao đổi về cách nhìn
nhận, đánh giá và các gợi ý về giải pháp thực hiện.
II.5. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Các loại
đất theo mục đích sử dụng được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
quy hoạch sử dụng đất, trên các đồ thị, biểu đồ,...
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Dự án Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của Thị xã Sông Cầu được thực
hiện trên cơ sở các căn cứ pháp lý như sau:
1. Chương IV Luật đất đai năm 2013
2. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ về: Qui
định chi tiết một số điều thi hành Luật đất đai năm 2013;
3. Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ: Về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa;
4. Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên Môi trường “Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất”
5. Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên Môi
trường “Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất vàlập bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
6. Thông báo số 595/TB-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Phú Yên
“V/v Chủ trương lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thị xã Sông Cầu”
7. Công văn số 3883/UBND-KT ngày18/9/2014 của UBND tỉnh Phú Yên
về: phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh trên địa bàn cấp huyện để phục vụ việc
lập, thẩm định, xét duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2015;
8. Và các văn bản khác liên quan đến lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015
của thị xã Sông Cầu.
4
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
v
Chủ quản dự án: UBND Thị xã Sông Cầu
v
Cơ quan thẩm định dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường.
v
Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Phú Yên
v
Cơ quan tư vấn thực hiện dự án: Công ty TNHH Hoàng Huy.
V. CÁC SẢN PHẨM KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 Thị xã
Sông Cầu, kèm theo các bảng biểu, phụ biểu tính toán, bản đồ vị trí các dự án.
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2015, tỷ lệ 1/25.000.
- Đĩa CD lưu báo cáo thuyết minh, bản đồ màu các loại đã số hoá.
PHẦN I:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý
0
’
13 21 đến 13042’ vĩ độ Bắc và 109006’ đến 109020’ kinh độ Đông;
Phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phía Nam giáp Huyện Tuy An.
Phía Tây giáp Huyện Đồng Xuân.
Phía Đông giáp Biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 48.928,48ha (chưa kể diện tích đầm, vịnh)
Dân số: 100.468 người (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)
Các đơn vị hành chính: Thị xã Sông Cầu có 14 đơn vị hành chính gồm 4
phường: Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Đài và 10 xã: Xuân Lộc, Xuân
Bình, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân Lâm,
Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2.
1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Có thể chia địa hình, địa mạo của thị xã Sông Cầu thành 3 dạng như sau:
Dạng địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên khoảng 27.059 ha
(chiếm khoảng 55,30% diện tích tự nhiên); phân bổ chủ yếu về phía Tây, Tây Bắc
và Bắc với các đỉnh núi cao trên 500m như: núi Mô Cheo 814m (Xuân Lâm), Núi
Hòn Kè 832m (Xuân Lâm), núi Gà 708m (Xuân Lâm), Núi hòn Gió 794m, núi
hòn Khô 716m (Xuân Lộc), núi Tướp vung 673m (Xuân Hải),… độ dốc phổ biến
trên 250, mức độ chia cắt mạnh. Đây là vùng đầu nguồn có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ ẩm, giữ nước – bảo vệ vùng hạ lưu.
5
Dạng địa hình núi thấp chiếm khoảng 6.535 ha diện tích đất tự nhiên
(chiếm khoảng 13,36% diện tích tự nhiên): phân bổ ở độ cao từ 200 -500m như
núi Yên Beo 336m (Xuân Bình), núi Ông Định 305m (Xuân Yên), độ dốc phổ
biến từ 150 – 250. Đây là vùng tiếp giáp với vùng đồng bằng, tất cả 14 xã, phường
đều có diện tích đất đai khá lớn ở dạng địa hình này.
Dạng địa hình thung lũng, đồng bằng và sông suối chiếm khoảng 15.334 ha diện
tích đất tự nhiên (chiếm khoảng 31,34% diện tích tự nhiên); phân bố dọc theo
vùng bờ biển,xung quanh đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, hạ lưu các sông, suối
dọc tuyến quốc lộ 1A, gồm các đồng bằng hẹp, vùng này có địa hình tương đối
bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 50m, độ dốc dưới 150 như đồng bằng Xuân
Lộc, Xuân Bình, Xuân Phương, Xuân Lâm, Xuân Phú, Xuân Thọ 1.
Nhìn chung địa hình, địa mạo của thị xã Sông Cầu khá đa dạng, phức tạp
gồm các loại địa hình đồi núi cao, trung bình, thấp, thung lũng và đồng bằng đan
xen, chia cắt thấp dần từ Tây sang Đông. Với trên 60% diện tích đất đồi núi có độ
dốc trên 200 không thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết:
Thị xã Sông Cầu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 26,6 0C. Thời tiết nóng ẩm tương đối ổn
định hầu như ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh.
Nhiệt độ tháng thấp nhất 18,80C; tháng có nhiệt độ cao nhất là 38 - 390C.
Tổng nhiệt độ trung bình năm là 8.500 – 9.0000C.
Biểu 1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C)
TB
Tháng 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nă
m
Nhiệt
26,
23,3 23,8 25,4 27,3 28,8 29,2 29,0 28,7 27,7 26,4 25,2 23,8
0
độ ( C)
6
Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên
Lượng mưa:
Biểu 2: Lượng mưa, ngày mưa trung bình các tháng trong năm
ĐVT: ngày, mm
Tháng
1
Ngày mưa 4
2
2
3
1
4
2
5
6
6
4
7
3
6
8
4
9
11
10
14
11
12
12
9
Năm
72
Lượng mưa 26 11
13
30
83
81
34
66
244 534 487 193 1802
Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên
Độ ẩm không khí:
Biểu 3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
Tháng
1
Độ ẩm (%) 84
2
85
3
84
4
82
5
78
6
75
7
74
8
75
9
80
10
86
11
86
12
84
Năm
81
Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên
Nắng:
Biểu 4: Số giờ nắng các tháng trong năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 Năm
Số giờ
175 199 259 270 268 233 241 228 201 202 128 127 2.531
nắng (giờ)
Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên
Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới:
Thị xã Sông Cầu chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:
Gió mùa đông, còn gọi là gió mùa Đông Bắc, bắt đầu từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau. Thời kỳ có tốc độ gió cao là vào tháng 11 đến tháng
2. Thời kỳ này trùng với mùa mưa, bão, áp thấp nên thường gây nhiều thiệt hại về
người và của, hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông,....
Gió mùa hạ, còn gọi là gió lào hay gió phơn, thổi theo hướng Tây – Đông,
rất khô, nóng. Gió Lào thường bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 9 là kết thúc. Tháng
có cường độ gió mạnh nhất là tháng 6, 7, 8.
Gió đất, gió biển: là một đặc trưng của khu vực ven biển. Nguyên nhân là
do hấp thụ và phát xạ nhiệt ngày và đêm của mặt đất và biển, tạo ra gió biển thổi
vào đất liền sau khi mặt trời mọc và mạnh dần, đạt cực đại vào giữa trưa và yếu
dần đến khi mặt trời lặn và được gọi là gió đất, thổi từ đất liền ra biển bắt đầu từ
ban đêm và mạnh nhất vào lúc sáng sớm.
Bão và áp thấp nhiệt đới:
Là khu vực ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp
nhiệt đới. Trong năm 2013 đã có nhiều cơn bão đổ bộ vào Thị xã, gây thiệt hại: làm 1
người chết, sập và hư hỏng 11 nhà, 102 ha diện tích lúa bị hư hại (chiếm trên 70%
diện tích); 15,2 ha mía bị ngã, đổ, ngập (hơn 70% diện tích); làm sạt lở, cuốn trôi
18.230 m3 đất đào đắp, 5.400m3, bê tông 40 m2 gây thiệt hại 3.941 triệu
đồng. (Nguồn: Báo cáo phòng chống lụt bão năm 2013)
7
Chế độ bốc hơi:
Biểu 5: Lượng bốc hơi trung bình năm
Tháng
1
Lượng bốc
88
hơi (mm)
5
6
7
8
9
Đơn vị tính: mm
10 11 12 Năm
2
3
4
78
95
105 140 167 177 171 111 73
78
85
1.368
Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn Phú Yên
1.1.4. Thủy triều:
Hàng tháng có 17 đến 23 ngày chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ nhật triều,
những ngày còn lại ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Do ảnh hưởng
bởi chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất phức tạp.
Những ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14 - 15 giờ, dài nhất 15
giờ, ngắn nhất 9 giờ. Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên mỗi lần
thường 6 - 7 giờ, thời gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3 - 4 giờ, lần thứ
hai 6 - 7 giờ, thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ, dài nhất 9 giờ. Tính
chung cho một chu kỳ triều, thời gian triều lên thường lâu hơn thời gian triều
xuống từ 1 - 2 giờ.
1.1.5. Sông suối:
Trên địa bàn Thị xã có một số sông suối như sau: Sông Cầu; sông Bà Nam; suối
Bà Bông; suối Ô Kiều; suối Lùng; suối Song; suối Tre. Nhìn chung các sông và
suối trên địa bàn Thị xã đều có lưu vực nhỏ, chiều dài ngắn, đều xuất phát từ các
núi đồi phía Tây thị xã nên có độ dốc cao nên vào mùa khô phần lớn không có
nước và vào mùa mưa thường gây lũ lớn rất nhanh.
Đánh giá các lợi thế và khó khăn về khí hậu, thời tiết:
Nhìn chung khí hậu, thời tiết không thuận lợi nhiều cho sản xuất nông
nghiệp cả về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, làm muối. Lượng mưa thấp, nhiều
tháng khô hạn không thuận lợi cho phát triển cây trồng. Vào các tháng 5, 6 có
mưa tiểu mãn giữa mùa nắng và các tháng 10, 11, 12, mưa liên tục thường gây
thiệt hại cho nghề muối. Trong các tháng mùa mưa đôi lúc có nhiều trận mưa
cường độ tập trung cao gây ngọt hóa đột ngột nước đầm vịnh, làm nhiều lồng tôm
hùm, cá chết thiệt hại lớn cho bà con nông dân.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất, thổ nhưỡng:
Một số nhóm đất có địa bàn Thị xã Sông Cầu như: Nhóm đất cát diện tích
2.876 ha; Nhóm đất mặn diện tích 4.611ha; Nhóm đất phù sa diện tích 690ha;
Nhóm đất xám diện tích 955ha; Nhóm đất đỏ vàng diện tích 36.454 ha; Nhóm đất
dốc tụ diện tích 74 ha; Nhóm đất đen diện tích 841 ha; Nhóm đất xói mòn trên sỏi
8
đá diện tích 61ha; Các nhóm đất khác: là sông suối, mặt nước chuyên dụng diện
tích 2.366ha; (Nguồn: Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Phú Yên, năm 2009).
Nhìn chung tài nguyên đất ở thị xã Sông Cầu khá đa dạng về nhóm đất và
các loại đất, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng
sinh thái nông – lâm – thủy sản; thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc
biệt là các loại cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Hiện tại đất chưa sử dụng còn lớn, đây là quỹ đất có khả năng khai thác
vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Dù vậy, quá trình khai thác, sử dụng
đất trong nhiều năm qua vẫn chưa hợp lý một phần do sức ép về dân số, tập quán
canh tác (phá rừng trồng mía, sắn,...) một phần trong khâu quy hoạch phát triển
vùng miền chưa có hoạch định rõ ràng nên nhiều nơi tình trạng rửa trôi, xói mòn
và suy thoái chất lượng đất vẫn đang xảy ra.
1.2.2. Đặc điểm địa chất, thủy văn và tài nguyên nước:
Trên cơ sở tài liệu địa chất khoáng sản Phú Yên, địa chất thủy văn vùng
Sông Cầu có các đặc điểm địa tầng chủ yếu là:
Hệ địa tầng Nha Trang (Knt) phân bố chủ yếu ở vùng Xuân Bình, Xuân
Phương, Xuân Lâm, với nền địa chất là đá trầm tích phun trào acid.
Trầm tích biển: phân bố vùng hạ lưu Sông Cầu, Sông Tam Giang ở Xuân
Phương, Xuân Phú.
Tài nguyên nước mặt gồm nước mưa, nước trong các hồ chứa, thủy vực và
dòng chảy của các sông suối, nguồn nước mặt của thị xã Sông Cầu hàng năm hết
sức hạn chế do lưu vực nhỏ, dốc, lượng mưa thấp với lượng nước mưa trung bình
hàng năm thấp 1802mm. Về chất lượng nước mặt các kết quả phân tích hiện
trạng môi trường hàng năm đánh giá có chất lượng khá tốt, nhiều chỉ tiêu quan
trọng dưới quy chuẩn ô nhiễm.
Tài nguyên nước dưới đất: Theo tài liệu địa chất thủy văn thì nước dưới
đất của Thị xã Sông Cầu tồn tại cụ thể như sau:
Nước trong cồn cát, đụn cát thuộc trầm tích biển: Phân bố thành các dải
liên tục dọc bờ biển và bán đảo của các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Thịnh,
Xuân Cảnh và Xuân Đài. Mực nước cách mặt đất từ 0,9 – 6,6m, chủ yếu 1 – 3m.
Mực nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch tới 1,04m.
Nước trong các cánh đồng nhỏ hẹp, bồi tụ sông biển: Phân bố rải rác dọc
các cánh đồng nhỏ ven biển ở các xã Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Lâm,... thường
có độ sâu cách mặt đất từ 2-5m, trung bình là 3m, mùa mưa và mùa khô chênh
lệch nhau 1,5m. Phân bố nước không liên tục, chất lượng nước không đồng nhất.
Một số nơi nước bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn nặng.
9
Nước trong các vùng đồi núi Bazan phía Nam: Tầng Bazan phân bố ở độ
cao tuyệt đối từ 100 - 300m thuộc các xã Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2. Nước ở đây
rất nghèo, chủ yếu là dạng thấm rỉ, lưu lượng nhỏ. Vùng này đất độ phì nhiêu
cao, song nguồn nước hiếm.
Nước trong vùng đồi núi phía Tây và thung lũng: Các dãy núi phía Tây và
Tây Bắc hầu hết là núi đá có tầng đất phong hóa rất mỏng, nhiều nơi hầu như trơ
sỏi đá. Hệ thống khe nứt, đá nứt nẻ, phong hóa, đứt gãy lớn, đá tảng phân bố rải
rác khắp nơi. Nước xuất hiện tại các khe dạng thấm rỉ, lưu lượng rất nhỏ, về mùa
khô lượng nước càng hạn chế.
Về trữ lượng nước dưới đất: Theo tài liệu nghiên cứu khoa học “Bổ sung
cơ sở dữ liệu và công bố đặc điểm khí hậu thuỷ văn Phú Yên năm 2003” Modul
dòng ngầm khu vực miền núi Sông Cầu = 8,1 - 8,8 l/s/km2.
Về chất lượng nước dưới đất: Nước dưới đất khu vực có tổng khoáng nhỏ,
hầu hết siêu nhạt (M<0,1g/l), thành phần thiếu Br, I và nên có thể gây một số
bệnh cho người dân sử dụng nguồn nước xấu không qua xử lý.
1.2.3. Tài nguyên rừng:
Có 4 kiểu rừng chính:
Rừng mưa ẩm nhiệt đới lá rộng thường xanh: Hiện trạng chỉ còn diện
tích nhỏ ở trên các đỉnh núi cao, xa nằm phía Tây thị xã, tiếp giáp với đồi núi của
huyện Đồng Xuân thuộc rừng thứ sinh thuộc trạng thái rừng non, rừng phục hồi.
Rừng tự nhiên có một số loài cây gỗ có giá trị là chò, trâm, giẻ, chiêu liêu, thị,....
Phân bố ở khu vực núi cao như Mô Cheo, Hòn Gió, Hòn Khô ở các xã Xuân
Lâm, Xuân Lộc.
Rừng truông gai, cây bụi: là kiểu rừng đặc thù của vùng khô hạn. Đất đai
khô cằn, chịu tác động mạnh của tự nhiên, gió, bão, cũng được xem là hiện tượng
sa mạc hóa. Đặc trưng của kiểu rừng này là chiều cao các tầng cây thấp từ 5-7m,
với các loại cây chịu hạn như cóc chuột, găng gai, chà là, dứa dại, bồ đề, đa, si,
gõ biển,... Vùng đất cát ở xã Xuân Hòa, Xuân Thịnh có cây chai lá cong thuộc họ
dầu là cây gỗ có giá trị cần bảo vệ và trồng thêm. Vùng phân bố kiểu rừng này
chủ yếu dọc theo tuyến quốc lộ 1A Xuân Bình, Xuân Phương, vùng bán đảo
Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Thịnh.
Kiểu rừng ngập mặn: đây là loại rừng ngập nước mặn với các loại đước,
bần, mây, chà là,... Đặc biệt trong đầm Cù Mông có 1 thảm cỏ biển hết sức giá trị
về mặt sinh thái. Rừng ngập mặn hiện còn rất ít, rải rác vì phần lớn đất rừng ngập
mặn đã chuyển mục đích xây dựng các ao nuôi tôm, ruộng muối. Rừng ngập mặn
10
có giá trị cao là cái nôi sinh thái, là đai mềm phòng hộ giảm thiểu xói lở bờ biển
do triều cường, sóng biển, cần đầu tư phục hồi.
Rừng trồng: Trong những năm qua thị xã Sông Cầu có nhiều nỗ lực trồng
rừng mới trên đất trống và đang tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Ở vùng đất
cát ven biển rừng trồng với mục đích phòng hộ chắn cát, chắn gió với loại cây
chủ yếu là phi lao hết sức thành công. Ở vùng đồi núi rừng trồng các loại cây chủ
yếu là keo lá tràm, keo lai, bạch đàn ở rừng sản xuất cũng như rừng phòng hộ.
Hệ động vật rừng: Do tài nguyên rừng, diện tích rừng bị tác động
mạnh, thường xuyên có nhiều hoạt động trong rừng, làm giảm môi trường sống,
phát triển các động vật rừng, cộng thêm nạn săn bắt động vật rừng nên hệ động
vật rừng của thị xã Sông Cầu còn lại rất ít về chủng loại và số lượng. Về lớp thú
còn xuất hiện heo rừng, cheo, các loài bò sát còn các loài như kỳ đà, rắn, trăn,...,
các loài chim phổ biến còn cu xanh, cu gáy, gà rừng,...
1.2.4. Tài nguyên biển, ven biển:
Thị xã Sông Cầu với chiều dài bờ biển khoảng 80km, tiếp giáp với ngư
trường rộng lớn biển Đông, có các đầm vịnh lớn như: Vịnh Xuân Đài có diện tích
là 13.045 ha;Đầm Cù Mông có diện tích là 2.655 ha; nhiều đảo, cù lao như: cù
lao Ông Xá có diện tích là 11,7ha; Nhất Tự Sơn: 6,7ha; Hòn Yến 1,9ha, các đầm
vịnh cũng là nơi tiếp nhận phù sa, nguồn nước gần 2 tỷ m 3 của các con sông:
Sông Cái - sông Kỳ Lộ, Sông Cầu, Sông Bà Nam. Với nhiều loại thủy sản đặc
thù: cá ngựa, tôm hùm, cá ở rạng san hô, đầm vịnh cũng tạo thành môi trường
thuận lợi trong nuôi trồng, hiện nay đã có vùng ao nuôi tôm có diện
tích hơn 820ha, đứng thứ 2 trong tỉnh, sau vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch nuôi
lồng trên mặt nước đầm vịnh có gần 20.000 lồng nuôi: tôm hùm, cá mú, cá
chẽm,... nhiều nhất khu vực miền Trung sản lượng thủy sản nuôi hàng năm đạt
khoảng 1.400 tấn trong đó trên 90% là tôm hùm. Ngoài ra, thị xã Sông Cầu có
đội tàu thuyền phục vụ việc khai thác, đánh bắt ở biển với công suất khá lớn. Mỗi
năm khai thác trên 17.000 tấn thủy sản, chiếm khoảng 42% sản lượng khai thác
thủy sản của toàn tỉnh.
Ngoài ra đặc thù địa hình, địa mạo đã tạo bờ biển thị xã Sông Cầu nhiều
thắng cảnh đẹp được công nhận cấp quốc gia là Vịnh Xuân Đài và nhiều bãi tắm
đẹp như bãi Bàng, bãi Tràm, Bãi Nồm, bãi Ôm,...
Để phát huy tài nguyên biển Thị xã đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng
như cảng cá Dân Phước, Gành Đỏ; các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão ở
vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông.
11
Nồng độ muối cao trong nước biển cũng là một lợi thế của tài nguyên biển
Sông Cầu có 184,52ha ruộng muối, sản lượng hàng năm từ 18.000 – 20.000 tấn,
là vùng muối duy nhất trong tỉnh.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản:
Theo kết quả điều tra cơ bản về giá trị kinh tế – địa chất các tài nguyên
khoáng sản tỉnh Phú Yên do Sở Công nghiệp thực hiện năm 1997, tài nguyên
khoáng sản đáng chú ý của thị xã Sông Cầu như sau:
Titan sa khoáng: Tích đọng trong các dải cát ven bờ biển có trữ lượng
khoảng 85,5 nghìn tấn Inmenit; 1,475 nghìn tấn Rutin, 3.375 nghìn tấn Ziricon và
27,72 tấn monazit. Phân bố chủ yếu ở Xuân Hải, Phú Dương, Vịnh Hòa, Từ
Nham thuộc xã Xuân Thịnh. Là khoáng sản có tính thương mại cao. Nhưng hiện
nay phần lớn các khoáng sản này đều nằm trong rừng phòng hộ. Nếu tổ chức khai
thác có tác động lớn đến môi sinh, môi trường và xã hội.
Đá xây dựng: Đá xây dựng thông dụng có tiềm năng khá lớn, chủ yếu là
đá granit, có nhiều ở các xã như: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Lâm, Xuân
Phương và Xuân Bình. Đá granit ở đây chủ yếu là màu trắng và màu hồng nhạt.
Cát, cát trắng và sỏi: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi
trong các lòng sông, tập trung ở Diêm Trường (xã Xuân Lộc và Xuân Bình); thôn
4, 5 xã Xuân Hải và khu vực thôn Bình Nông (Xuân Lâm) với trữ lượng không
lớn nhưng đáp ứng được nhu cầu làm vật liệu xây dựng địa phương.
1.2.6. Tài nguyên du lịch và nhân văn
Thị xã Sông Cầu có nhiều cảnh quan đẹp, có hệ sinh thái đặc trưng nhiệt
đới, có nhiều bãi biển dài, ngắn, nhiều núi ôm sát biển tạo nhiều bãi tắm độc lập
và những đầm vịnh đẹp, các tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên như sau:
Vịnh Xuân Đài: được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển,
diện tích mặt nước 13.045 ha. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm đẹp
như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào,... và nhiều đảo, bán đảo như Cù lao Ông Xá,
hòn Nhất Tự Sơn, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã,...
Đầm Cù Mông: Dài nhưng hẹp, diện tích 2.655 ha, bao bọc phía bắc bởi
khối núi Cù Mông, phía Đông là bán đảo Xuân Hải, Xuân Hòa chạy dài theo
hướng Bắc Nam dài hơn 15 km nhìn ra biển Đông nơi có nhiều bãi tắm đẹp, độc
đáo gồm: Bãi Bàng, Bãi Rạng ở thôn 2 xã Xuân Hải, Bãi Nồm ở thôn Hòa An xã
Xuân Hoà, Bãi biển Từ Nham, bãi biển Vũng Quang thuộc xã Xuân Thịnh, Bãi
Tràm: ở thôn Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh, Bãi Ôm thuộc xã Xuân Phương..
12
Di tích hành cung Long Bình (phường Xuân Phú): là di tích được công
nhận cấp quốc gia. Xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX và sử dụng dưới các
triều vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Di tích mộ cụ Đào Trí (phường Xuân Đài): là di tích được công nhận cấp
quốc gia.
Di chỉ khảo cổ học Gò Ốc (thôn Thọ Lộc, xã Xuân Bình): Phát hiện năm
1990 và được Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật năm 1991. Niên đại
khoảng 5000-4000 năm trước công nguyên.
Di tích lịch sử Vũng Lắm (Xuân Đài): Thời phong kiến, Vũng Lắm là một
quân cảng và thương cảng được xếp vào hàng thứ hai sau Hội An. Ngoài ra đây
còn có Toà Công Sứ Pháp được xây dựng, hoạt động.
Ngoài ra, còn có các di tích khác như: Miếu Công Thần (xã Xuân Cảnh),
Di chỉ Hang Beo, di chỉ khảo cổ Cồn Đình (xã Xuân Lộc)....và nhiều công trình
kiến trúc tôn giáo như: chùa Diệu Tịnh, Long Quang, Triều Tôn, Quảng Đạt,
Lăng Nghiêm,...
Lễ hội sông nước Tam Giang: là một lễ hội văn hoá truyền thống của người
dân vùng hạ lưu sông Tam Giang.
Lễ hội cầu ngư: thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, thời
điểm chuẩn bị vào vụ đánh bắt cá chính trong năm, nơi có phần lớn dân cư sống
bằng nghề đánh bắt hải sản, lễ hội có ở các xã Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Cảnh,
Xuân Thịnh, Xuân Thành.
1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1.3.1. Ngành nông nghiệp (nông - lâm nghiệp - thủy sản)
a. Về sản xuất nông nghiệp:
Diện tích gieo trồng và sản lượng đều tăng hơn các năm trước. Tiếp tục thực hiện
có hiệu quả chương trình chuyển đổi cây trồng có năng suất, giá trị cao đưa vào
sản xuất:
Biểu 6: Thống kê diện tích một số loại cây trồng của thị xã Sông Cầu năm 2013
STT
Loại cây
ĐVT
2013
1
Lúa
Ha
2.420
2
Ngô
Ha
11
3
Khoai lang
Ha
49
4
Sắn
Ha
370
5
Đậu
Ha
356
13
6
Mía
Ha
915
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013
Biểu 7: Thống kê sản lượng một số loại cây trồng của thị xã Sông Cầu
STT
Loại cây
ĐVT
2013
1
Lúa
Tấn
9210
2
Ngô
Tấn
320
3
Khoai lang
Tấn
280
4
Sắn
Tấn
4654
5
Đậu
Tấn
465
6
Mía
Tấn
38979
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013
Sản xuất nông nghiệp của thi xã Sông cầu có quy mô diện tích nhỏ, sản
lượng ít.
b. Chăn nuôi
Biểu 8: Thống kê số lượng một số gia súc, gia cầm của thị xã Sông Cầu
STT
Loại vật nuôi
ĐVT
2013
1
Bò
Con
13.931
2
Heo
Con
8.662
3
Gà
Con
165.000
4
Vịt, ngan, ngỗng
Con
122.000
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013
Chăn nuôi phát triển chậm, quy mô nhỏ lẻ, chưa có trang trại lớn, quy mô
công nghiệp, chưa áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, đồng cỏ đều sử dụng
theo hướng tự nhiên.
c. Lâm nghiệp:
Diện tích rừng tự nhiên hiện còn 3.741ha. Trong đó rừng non, rừng phục
hồi có: 1.250ha, trữ lượng 146.250m 3, không có rừng trung bình, rừng giàu thuộc
kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới thường xanh. Đồng thời trong giai đoạn vừa qua đã
trồng được 13.691ha rừng trồng gồm rừng cây phi lao phòng hộ ven biển đã phát
huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, chắn cát, chắn gió. Rừng trồng cây
keo lá tràm, keo lai, bạch đàn thuộc loại rừng sản xuất đã có trữ lượng tương đối
14
khá 444.666m3, phát huy được chức năng bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ đạt
43,2% (năm 2014) và cung cấp lâm sản. Hàng năm bình quân có thể khai thác
trên 800ha rừng trồng, với sản lượng khoảng hơn 25.000 tấn gỗ/năm và sẽ tăng
mạnh trong thời gian tới.
d. Thủy sản:
Là ngành kinh tế quan trọng của thị xã Sông Cầu và tỷ trọng giá trị trong
cơ cấu sản phẩm nông nghiệp là 85,3% và thu hút được lực lượng lao động tham
gia hết sức lớn.
Thời gian qua cơ cấu tàu thuyền có nhiều chuyển đổi về số lượng tàu thuyền và
quy mô công suất, tăng nhanh theo hướng công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Để
phục vụ đánh bắt trên địa bàn, thị xã Sông Cầu đã được đầu tư cảng cá Dân
Phước, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Cù Mông, Xuân Đài.
đ. Sản xuất muối:
Thị xã Sông Cầu là nơi sản xuất duy nhất và truyền thống nghề muối của
tỉnh Phú Yên. Sản lượng đạt khoảng 20.000 tấn. Tập trung ở xã Xuân Bình
160ha, Xuân Phương 21,72ha, Xuân Cảnh 2,8ha.
1.3.2. Ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng:
Những năm gần đây có tốc độ phát triển khá, có khu công nghiệp Đông
Bắc Sông Cầu đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, xây dựng nhiều nhà máy sản
xuất. Nhưng hiện nay đang có nhiều khó khăn về thị trường sản xuất có phần
chậm lại. Nhưng hoạt động xây dựng có nhiều sôi động, nhiều công trình có quy
mô khá lớn đang triển khai nhiều nơi trên địa bàn thị xã.
1.3.3. Ngành kinh tế dịch vụ, du lịch:
Kinh doanh du lịch đã thu hút được nhiều dự án đi vào hoạt động, tuy có
quy mô chưa lớn nhưng đẳng cấp như khu du lịch Bãi Tràm, khu sinh thái bãi
Bầu, Bãi Rạng, Nhất Tự Sơn,... Một số dự án có quy mô lớn khác đã được cấp
giấy chứng nhận đầu tư như khu du lịch Bãi Ôm, khu du lịch Bãi Nồm, khu du
lịch Long Hải Bắc,...
Hoạt động tài chính – ngân hàng: chi nhánh các ngân hàng: Đầu tư Phát
triển, Phát triển Nông nghiêp, Chính sách xã hội, đã thực hiện tốt các dịch vụ cho
vay Công nghiệp, nông nghiệp,... kịp thời, đúng quy định, có nhiều đổi mới về
phương thức huy động tiền gửi, cũng như cho vay vốn.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet: Phát triển mạnh, nhiều thành phần
kinh tế tham gia, cung cấp các dịch vụ EMS, chuyển tiền,.... Trên địa bàn thị
xã hiện có các nhà cung cấp điện thoại di động: Vinaphone, Viettel, internet đến
tất cả các xã.
15
Hoạt động mua bán tại các chợ của thị xã đã được củng cố, xây dựng mới,
nâng cấp là chợ Gò Duối, chợ Gành Đỏ,…Các chợ đều đã đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ, mua bán hàng hóa của nhân dân.
Hoạt động xe khách, xe buýt, xe taxi đi lại trong thị xã và đối ngoại đều
đáp ứng nhu cầu, thuận lợi và chất lượng. Các hoạt động khác gồm bưu chính –
viễn thông, bảo hiểm đang phát triển đã góp phần đa dạng hóa hoạt động dịch
vụ trên địa bàn thị xã.
1.4. Thực trạng phát triển xã hội:
1.4.1. Giáo dục – đào tạo
Hệ thống trường học phát triển tương đối nhanh, đồng bộ, phân bố phù hợp
với các vùng dân cư, bao gồm:
Mầm non: Có 18 trường học với 117 phòng học.
Tiểu học: Có 21 trường với tổng số 266 phòng học.
Trung học cơ sở: có 12 trường với 156 phòng học.
Trung học phổ thông có 4 trường là THPT Phan Chu Trinh, THPT Phan
Đình Phùng, THPT Võ Nguyên Giáp và THPT Nguyễn Khuyến.
Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp và trung tâm dạy nghề: tổ chức
dạy nghề, liên kết đào tạo chuyên môn về nghề ngắn hạn, tin học, anh văn, bổ túc
văn hóa, lái xe mô tô hạng A1, kế toán. Nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn
thiếu.
Lĩnh vực giáo dục thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư và phát triển
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.
1.4.2. Y tế
Mạng lưới y tế từng bước được củng cố và phát triển. Các cơ sở y tế của
Thị xã gồm:
Bệnh viện Đa khoa Thị xã với 70 giường bệnh
Trung tâm y tế
Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Bình có 5 giường.
Trạm y tế có 11 trạm tổng cộng 50 giường bệnh. Còn 3 xã, phường chưa có
trạm y tế: Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Thọ 2.
Các cơ sở y tế luôn có các y, bác sĩ thường trực để đáp ứng nhu cầu khám
và chữa bệnh của nhân dân.
1.4.3. Văn hóa
16
Các hoạt động văn hóa phát triển đa dạng, phong phú. Phát triển cả về quy
mô và chất lượng theo Nghị quyết trung ương khóa VIII về chương trình hành
động của Tỉnh ủy “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”; đã phát huy cao giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống
như: Lễ hội sông nước Tam Giang, Lễ hội cầu ngư, hoạt động câu lạc bộ tuồng,
tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng,... thường xuyên được tổ chức hàng năm,
thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
1.4.4. Thể dục - thể thao
Hàng năm phong trào giáo dục thể chất học sinh trong nhà trường được
chú trọng. Các giải việt dã, cờ tướng, võ Vovinam thường xuyên được tổ chức để
tuyển chọn vận động viên bồi dưỡng thi đấu và phát triển phong trào quần chúng.
Nhìn chung, cơ sở vật chất ngành thể dục, thể thao còn hạn chế, chưa đáp
ứng nhu cầu luyện tập thể dục thể thao ngày càng tăng của nhân dân. Lực lượng
cán bộ phụ trách chuyên về thể thao vừa thiếu lại vừa yếu, phần lớn là kiêm
nhiệm.
1.4.5. Quốc phòng, an ninh:
Lực lượng dân quân tự vệ, tự vệ biển và dự bị động viên được tuyển chọn,
huấn luyện đạt kết quả khá. Ban chỉ huy các xã đội được cũng cố, kiện toàn.
Công tác tuyển quân hàng năm đảm bảo số lượng và ngày nâng cao về chất
lượng. Công tác phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu được tăng cường và duy trì
thường xuyên tại các xã, phường ven biển đã xây dựng kế hoạch tác chiến, bảo vệ
vững chắc an ninh chính trị tuyến biển; tổ chức huấn luyện 100% dân quân tự vệ
biển, bảo đảm cho lực lượng dân quân tự vệ biển luôn đáp ứng yêu cầu sẵn sàng
chiến đấu của từng địa bàn và phối hợp với lực lượng biên phòng, kiểm ngư bảo
vệ vùng biển, ven biển.
1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.5.1. Những thuận lợi
Về vị trí địa lý: có quốc lộ 1, quốc lộ 1D, tỉnh lộ ĐT 642, ĐT 644 đi
qua; gần cảng biển quốc tế Quy Nhơn, sân bay Tuy Hòa, sân bay Phù Cát nên hết
sức thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thu hút đầu tư trong
nước và quốc tế.
Về cảnh quan thiên nhiên: vừa có núi, vừa có biển, có nhiều bãi tắm dài,
ngắn, độc lập, hoang sơ, thuận lợi đầu tư phát triển các khu du lịch cao cấp, quy
mô lớn về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, kết nối đa dạng
nhiều loại hình tour du lịch.
Về tài nguyên biển: có nhiều đầm vịnh diện tích khá lớn, đa dạng sinh học
cao, môi trường biển tốt thuận lợi trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản giá trị cao,
17
quy mô lớn, có ngư trường rộng, hạ tầng phục vụ nghề cá đã đầu tư thuận lợi
phục vụ đánh bắt xa bờ.
Về hạ tầng cơ sở: đã đầu tư hạ tầng các KCN Đông Bắc Sông Cầu các
điểm công nghiệp, các khu dân cư có đầy đủ hạ tầng, mạng lưới điện, nước,
thông tin liên lạc, giao thông,...để phục vụ tái định cư, hết sức thuận lợi.
Về môi trường: là thị xã mới phát triển tài nguyên thiên nhiên chưa khai
thác nhiều, nhiều cảnh quan còn hoang sơ, chất thải còn ít nên chất lượng môi
trường tự nhiên tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
Về An ninh, trật tự: được giữ vững, các cơ quan quản lý nhà nước nắm
vững các quy định pháp luật, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, nhân dân
chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật,... có chất lượng cuộc sống
văn hóa, thân thiện và lịch thiệp.
1.5.2. Những hạn chế
Về tài nguyên thiên nhiên: có trữ lượng thấp, quy mô nhỏ, không đảm bảo
khai thác sử dụng lâu dài, hiệu quả kinh tế chưa cao, nên thiếu hấp dẫn nhà đầu
tư.
Về địa hình: có nhiều phức tạp, chia cắt do đó việc đầu tư, bảo trì hạ tầng
kỹ thuật tốn kém, khó khăn trong tổ chức quản lý.
Về khí hậu thời tiết: không được thuận lợi về mùa mưa do thường kéo dài
nhiều ngày, có lúc cường độ mưa tập trung cao, trong mùa mưa đôi lúc có bão, áp
thấp nhiệt đới, thảm thực vật rừng còn ít, đất trống còn nhiều, địa hình dốc nên
thường gây lũ lớn làm hư hại công trình, ngừng trệ hoạt động sản xuất, gây nhiều
thiệt hại về người, tài sản,... mùa khô kéo dài gây thiếu nước có ảnh hưởng, thiệt
hại đến sản xuất, sinh hoạt.
Về cơ sở hạ tầng: tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng đầy
đủ yêu cầu phát triển nhất là giao thông, cấp nước, thoát nước, môi trường.
Chất lượng lao động tăng chậm, nhiều lao động trẻ có chất lượng cao
phần lớn làm việc ở các thành phố, ít trở về quê làm việc, lực lượng lao động tại
chỗ xuất thân từ nông nghiệp ít thích vào làm công nhân công nghiệp, chuyên
môn kỹ thuật hạn chế, tính kỷ luật không cao. Vì vậy lợi thế nguồn nhân lực dồi
dào, giá rẻ ít đượcphát huy.
PHẦN II:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014
2.1. Đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2014 là cơ sở quan trọng để so sánh
với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt; là cơ sở quan
trọng để lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015. Cơ sở xác định đánh giá là các công
trình dự án đã được bồi thường, thu hồi chuyển mục đích giao đất trong năm
18
2014. Về cơ sở so sánh là báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của Thị xã Sông Cầu đã được UBND tỉnh
Phú Yên phê duyệt tại quyết định số: 1377/QĐ-UBND ngày 15/8/2013.
Biểu 9: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2014 của Thị xã Sông Cầu
(Chi tiết tại biểu 02/CH phần phụ lục)
Năm 2014
STT
(1)
Chỉ tiêu
ĐVT Ước hiện Quy hoạch Tăng (+),
trạng SDĐ SDĐ
giảm(-)
(4)
(5)
Tỷ lệ
%
(2)
(3)
(6)=(4)-(5) (7)=(4)/(5)*100
Tổng diện tích
tự nhiên
ha
48.928,48 48.928,48
1
Đất nông nghiệp
ha
35.814,90 38.014,90 -2.200,00
94,21
2
Đất phi nông
nghiệp
ha
4.372,14
5.099,03
-726,89
85,74
3
Đất chưa sử dụng
ha
8.741,44
5.814,55
2.926,89
150,34
Nguồn:Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) và báo cáo tình hình sử dụng đất 9 tháng năm 2014 của thị xã
Sông Cầu
Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất năm 2014 so với kế hoạch SDĐ
đã được duyệt là rất thấp:
- Nhóm đất nông nghiệp có mức chênh lệch thấp hơn 2.200,00ha là khá lớn
(quy hoạch là 38.014,9ha; ước thực hiện là 35.814,9ha) nguyên nhân là do các kế
hoạch trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất đã đăng ký trong các năm trước
không thực hiện được, đất phi nông nghiệp của các dự án đã đăng ký nhưng
không thực hiện được nên đất nông nghiệp giảm rất ít, đất chưa sử dụng chuyển
sang đất trồng rừng mới còn ít do chưa có dự án đầu tư.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: chênh lệch thấp hơn diện tích 726,89ha là khá
lớn, nguyên nhân có các dự án quy mô diện tích lớn như: khu dân cư phía bắc
đường Hùng Vương, khu du lịch sinh thái Bãi Chỏ,.... và nhiều dự án khác có
trong kế hoạch nhưng không thực hiện đúng trong năm quy hoạch,... Ngoài ra
còn một số các dự án có liên quan tới đất phi nông nghiệp từ các năm trước
chuyển sang.
19
- Đất chưa sử dụng: Chênh lệch diện tích thấp hơn: 2.926,89 ha nguyên
nhân chủ yếu là kế hoạch trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất của quy hoạch
đất đai và quy hoạch bảo vệ phát triển rừng thực hiện không đạt; do chưa hoàn
thành thủ tục giao đất các nhà đầu tư và cập nhật số liệu về trồng rừng mới.
2.1.1. Phân tích đất nông nghiệp
Biểu 10: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2014 của Thị xã Sông
Cầu (Nhóm đất nông nghiệp)
TT
Chỉ tiêu sử dụng
đất
Mã
(1)
(2)
(3)
DIỆN TÍCH TỰ
NHIÊN
1
Đất nông nghiệp
1.1 Đất trồng lúa
Kết quả thực hiện năm 2014
Diện tích (Dự ước hiện trạng đất năm 2014)
kế hoạch
So sánh
năm 2014
đã duyệt Diện tích Tăng (+),
(ha)
giảm (-)
Tỷ lệ (%)
(ha)
ha
(4)
(6) = (5)(4)
(5)
(7) = (5)/
(4)*100%
48.928,48 48.928,48
NNP
38.014,90 35.814,90 -2.200,00
94,21
LUA
1.289,93
1.281,57
-8,36
99,35
LUC
430,40
422,09
-8,31
98,07
1.2
Đất trồng cây hàng
HNK
năm khác
3.217,65
3.357,29
139,64
104,34
1.3
Đất trồng cây lâu
năm
3.009,37
3.275,20
265,83
108,83
12.219,88 11.133,46 -1.086,42
91,11
Trong đó: Đất
chuyên trồng lúa
nước
CLN
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD
1.6 Đất rừng sản xuất
1.7
RSX
Đất nuôi trồng thủy
NTS
sản
-
-
-
-
17.207,05 15.673,12 -1.533,93
91,09
857,55
896,39
38,84
104,53
1.8 Đất làm muối
LMU
209,02
193,42
-15,60
92,54
1.9 Đất nông nghiệp
NKH
4,45
20
4,45
0,00
100,00
khác
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) và báo cáo tình hình sử dụng đất 9 tháng năm 2014 của thị xã
Sông Cầu
Kết quả thực hiện kế hoạch đất nông nghiệp trong năm 2014 có 3 chỉ tiêu
đạt vượt kế hoạch (HNK, CLN, NTS), 5 chỉ tiêu không đạt. Đây là sự thể hiện
kết quả thực hiện của việc mở rộng đất nông nghiệp từ đất chưa sử dụng đưa vào
sử dụng theo mục đích nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng trong cơ cấu đất nông
nghiệp.
Các chỉ tiêu kế hoạch và dự ước thực hiện có chênh lệch như sau:
Đất trồng lúa
Diện tích kế hoạch 1.289,93 ha; kết quả ước thực hiện 1.281,57 ha giảm:
8,36 ha so với kế hoạch.
Nguyên nhân do một số dự án có diện tích thu hồi đất trồng lúa trong kỳ kế
hoạch chưa thực hiện được.
Các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lúa nhưng chưa thực
hiện được trong năm 2014 như sau:
+ Chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp: 3 dự án
đất thủy lợi với diện tích 4,6 ha; 3 dự án đất giao thông với diện tích 3,1 ha; 2
diện tích đất ở với diện tích 1,15 ha.
Đất trồng cây hàng năm khác
Diện tích kế hoạch 3,217.65ha; ước thực hiện 3.357,29ha tăng 139.64ha.
Nguyên nhân là do chưa thực hiện một số dự án có thu hồi đất cây hàng
năm như: Đường giao thông liên vùng Lương Phước-Cao Phong diện tích 0,29ha;
Xây dựng trường mẫu giáo Xuân Lâm diện tích 0,26ha; bến xe thị xã diện tích
1,68ha;....
Đất trồng cây lâu năm
So với kế hoạch tăng: 265,83ha (kế hoạch 3.009,37ha, thực hiện 3.275,20
ha).
Nguyên nhân là do chưa thực hiện một số dự án có thu hồi đất cây lâu năm
như: Đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất các công trình giao thông đạt thấp (Nhà
máy chế biến xơ dừa diện tích 0,5 ha; Nâng cấp tuyến giao thông Sông Cầu- Đá
Giăng- Bình Thạnh diện tích 5,4 ha; Đường Quốc lộ 1 đến nhà ông Trương Ngọc
21
Lâm - thôn Tuyết Diêm diện tích 6,0 ha; Đường bờ vùng từ mương Chánh Bắc
đến cây duối thôn Bình Thạnh diện tích 5,0ha)...
Đất rừng phòng hộ
So với quy hoạch giảm: 1.086,42ha (kế hoạch 12.219,88ha thực hiện
11.133,46ha)
Nguyên nhân: Do kế hoạch trồng rừng phòng hộ từ đất chưa sử dụng
không thực hiện được; ngoài ra thực hiện thu hồi đất rừng phòng hộ để xây dựng
các công trình, dự án: Mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Xuân Hải - Thôn 4 Xuân Hải (diện tích 17,83ha); Kè chống xói lở đầm Cù Mông (diện tích 6,68ha);
Đường tránh trú bão Sông Cầu–Đồng Xuân (diện tích 18,57ha); Mỏ cát san lấp
thôn Phú Dương - xã Xuân Thịnh (diện tích 1,0ha);...
Đất rừng sản xuất
So với quy hoạch giảm 1.533,93ha (kế hoạch 17.207,05ha, thực hiện
15.673,12 ha).
Nguyên nhân: Do kế hoạch trồng rừng sản xuất chưa thực hiện được, đồng
thời diện tích trồng mới của các Công ty Trường Thành Xanh (ở Xuân Thọ 2),
Công ty Bảo Châu (ở Xuân Lâm) chưa cập nhật vào thống kê đất đai; ngoài ra
thực hiện thu hồi đất của rừng sản xuất để xây dựng các công trình, dự án: Đường
vào bãi rác thị xã Sông Cầu - đoạn xã Xuân Bình (diện tích 0,04ha); Đường tránh
trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân (diện tích 0,76ha); ; Khai thác mỏ đá thôn Hòa
Hiệp, xã Xuân Thịnh (diện tích 1,5ha);…
Đất nuôi trồng thủy sản
So với quy hoạch tăng: 38,84ha (kế hoạch 857,55ha, thực hiện 896,39ha).
Nguyên nhân: Do các dự án có chuyển từ đất NTTS sang đất phi nông
nghiệp, đất làm muối không thực hiện được, đồng thời trong năm có chuyển mục
đích sang đất giao thông của dự án: cầu + đường Xuân Cảnh và kè Đầm Cù
Mông ở Xuân Lộc, Xuân Hải..
Đất làm muối
So với kế hoạch giảm 15,6ha (kế hoạch 209,02ha, thực hiện 193,42ha).
Nguyên nhân: Do thực hiện mở rộng tăng thêm ruông muối tại Xuân Bình,
Xuân Phương không thực hiện được, đồng thời có giảm diện tích để xây dựng
các công trình, dự án: Kè chống xói lở đầm Cù Mông (diện tích 2,4ha); và
chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập.
Đất nông nghiệp khác
22
So với quy hoạch năm 2014 diện tích đất nông nghiệp khác không thay đổi
(4,45ha)
Nguyên nhân: Trong năm 2014 không thực hiện thu hồi diện tích
đất nông nghiệp khác để chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp.
2.1.2. Phân tích đất phi nông nghiệp
Biểu 11: Diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã Sông Cầu
So sánh kế hoạch sử dụng đất
năm 2014
TT
Mục đích sử dụng đất
Mã
(1)
(2)
(3)
2
Đất phi nông nghiệp
Dự kiến
Quy
hiện
hoạch đến Tăng (+);
trạng
SDĐ năm giảm (-)
SDĐ năm
2014
2014
(4)
(5)
(6) = (4)-(5)
PNN 4.372,14 5.099,03
-726,89
2.1 Đất quốc phòng
CQP
137,36
173,36
-36,00
2.2 Đất an ninh
CAN
1,18
3,45
-2,27
2.3 Đất khu công nghiệp
SKK
104,20
200,35
-96,15
2.4 Đất khu chế xuất
SKT
-
-
-
2.5 Đất cụm công nghiệp
SKN
-
-
-
2.6 Đất thương mại, dịch vụ
TMD
-
-
-
2.7
Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp
SKC
234,05
322,79
-88,74
2.8
Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản
SKS
18,57
14,70
+3,87
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc
gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
834,15
1.118,38
-284,23
Đất giao thông
DGT
684,03
839,96
-155,93
Đất thủy lợi
DTL
51,88
124,14
-72,26
Đất công trình năng lượng
DNL
30,56
30,35
+0,21
Đất công trình bưu chính viễn
thông
DBV
0,94
1,16
-0,22
Đất cơ sở văn hóa
DVH
1,35
10,77
-9,42
Đất cơ sở y tế
DYT
4,60
5,48
-0,88
Trong đó
23
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
47,60
81,06
-33,46
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
6,67
10,43
-3,76
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học
DKH
-
-
-
Đất cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
0,20
0,20
-
Đất chợ
DCH
6,32
14,83
-8,51
2.1 Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
0,04
0,50
-0,46
2.11 Đất danh lam thắng cảnh
DDL
-
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
19,30
51,78
-32,48
2.13 Đất ở tại nông thôn
ONT
294,29
409,73
-115,44
2.14 Đất ở tại đô thị
ODT
236,24
320,04
-83,80
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
16,10
20,49
-4,39
DTS
1,82
1,82
-
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
-
2.18 Đất cơ sở tôn giáo
TON
13,36
12,33
+1,03
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức
sự nghiệp
2.19
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
152,51
189,15
-36,64
2.2
Đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm
SKX
3,50
43,19
-39,69
DSH
-
-
-
DKV
-
-
-
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
8,29
8,29
-
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
419,01
419,01
-
2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC 1.878,13 1.789,62
2.26 Đất phi nông nghiệp khác
PNK
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng
2.22
Đất khu vui chơi, giải trí công
cộng
0,05
0,05
+88,51
-
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm (2011-2015) và báo cáo tình hình sử dụng đất 9 tháng năm 2014 của thị
xã Sông Cầu
Diện tích đất phi nông nghiệp giảm 726,89ha so với kế hoạch sử dụng đất.
Nguyên nhân là do các dự án được đăng ký theo kế hoạch của đất phi nông
nghiệp chưa thực hiện trong năm 2014 như: các dự án đất quốc phòng; dự án đất
chợ; dự án đất giáo dục; dự án đất giao thông; dự án đất du lịch; dự án đất công
24
trình công cộng; dự án đất thủy lợi; dự án đất cơ sở thể thao; dự án đất nghĩa
trang; dự án đất ở; dự án đất cơ sở văn hóa,...
Trong đó chi tiết các chỉ tiêu thực hiện tăng, giảm so với kế hoạch các loại
đất phi nông nghiệp là:
2.1.2.1.Đất quốc phòng
Diện tích kế hoạch 173,36 ha; ước thực hiện 137,36 ha - giảm 36,0 ha.
Nguyên nhân: Do trong năm không thực hiện được chuyển mục đích sang
đất quốc phòng các dự án đất quốc phòng đã được phê duyệt: Thao trường bãi tập
của Thị xã (Xuân Phương), đất quốc phòng ở Bình Nông, thao trường bãi tập dân
quân các xã Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Hòa,...
2.1.2.2.Đất an ninh
Diện tích kế hoạch 3,45ha; ước thực hiện 1,18 ha giảm 2,27 ha
Nguyên nhân: Do trong năm không thực hiện các dự án đất an ninh như: Trụ
sở Công An Phường Xuân Yên diện tích 0,19 ha; Cơ sở làm việc Đội cảnh sát
PCCC diện tích 1,0 ha; Điểm TBTGTP Bắc Sông Cầu. 0,44ha
2.1.2.3.Đất khu công nghiệp
Diện tích kế hoạch 200,35 ha; ước thực hiện 104,2 ha giảm 96,15 ha do
chưa xây dựng kết cấu hạ tầng KCN ĐBSC II.III
2.1.2.4.Đất sản xuất phi nông nghiệp
Diện tích kế hoạch 322.79 ha; ước thực hiện 234.05 ha giảm 88,74ha.
Nguyên nhân: Do chuyển diện tích đất từ các loại đất khác để xây dựng mới
các cở sở sản xuất kinh doanh mới như: Khu du lịch dọc phía đông và tây QL1:
13,57ha, khu du lịch thôn 4 Xuân Hải 20,ooha, Mở rộng khu sản xuất giống thủy
sản Xuân Hải diện tích 17,835 ha…..
2.1.2.5.Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Diện tích kế hoạch 14,7 ha; ước thực hiện 18,57 ha tăng 3,87 ha
Nguyên nhân: Do thực hiện khai thác Mỏ cát san lấp thôn Phú Dương, xã
Xuân Thịnh.
2.1.2.6.Đất giao thông
Diện tích kế hoạch 839,96 ha So với quy hoạch giảm 155.93ha (thực hiện
684.03 ha).
Nguyên nhân: do trong năm không thực hiện đủ các dự án đã được phê
duyệt như: Đường Trung Trinh-Vũng La 14,63ha, mở rộng đường QL1 đoạn qua
25