Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.92 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG GIANG HẢI

LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
TÔM THƯƠNG PHẨM Ở TỈNH CÀ MAU

CHUYÊN NGANH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 62 62 01 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2015


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. PHẠM BẢO DƯƠNG
2. TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA

Phản biện 1: GS. TS. HOÀNG NGỌC VIỆT
Trường Đại học kinh tế quốc dân

Phản biện 2: PGS. TS. NGÔ THỊ THUẬN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Thư viện Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phùng Giang Hải và Phạm Bảo Dương (2011). Tăng cường liên kết giữa doanh
nghiệp chế biến và người nuôi thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, 174 (II), 93-98.
2. Phùng Giang Hải và Phạm Bảo Dương (2013). Tăng cường liên kết giữa sản xuất
và chế biến tôm ở tỉnh Cà Mau: Một số vấn đề lí luận và bài học kinh nghiệm,
Tạp chí Kinh tế và phát triển, 188 (II), 33-39.
3. Phùng Giang Hải và Phạm Bảo Dương (2014). Tăng cường liên kết giữa doanh
nghiệp chế biến và người nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, Tạp chí Khoa học và Phát
triển 2014, tập 12, số 2:231-238



PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Ngành tôm của Việt Nam đã và vẫn đang tiếp tục gặt hái được
nhiều thành công đáng kể, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung
của đất nước (Tổng cục Thủy sản, 2013). Tuy nhiên, ngành này hiện cũng
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là về đảm bảo
nguồn tôm nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao cho chế biến. Số liệu
thống kê của tỉnh Cà Mau - tỉnh có nghề nuôi tôm lớn hàng đầu Việt Nam
cho thấy nguồn tôm nguyên liệu vào thời điểm chính vụ cũng chỉ đáp ứng
tối đa 60% công suất các nhà máy chế biến trong tỉnh (Hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Cà Mau - CASEP, 2013). Nguyên nhân là do phần lớn
các diện tích nuôi tôm hiện nay vẫn phát triển tự phát, manh mún với cơ
sở hạ tầng (CSHT) ít được đầu tư bài bản, quy trình nuôi không thống
nhất nên dịch bệnh nhiều, chất lượng tôm thấp.
Sự thiếu kết nối giữa khu vực chế biến và khu vực sản xuất nguyên
liệu trong ngành tôm cũng góp phần tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng
về cung cầu giữa 2 khu vực này. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ÐBSCL) hiện có 206 nhà máy chế biến thủy sản, chủ yếu là chế biến cá
tra và tôm, với tổng công suất chế biến hơn 1,1 triệu tấn/năm (Viện
KT&QHTS, 2012). Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh số lượng các nhà
máy chế biến trong khi nguồn nguyên liệu có hạn và ngày càng bị hạn chế
do sự gia tăng các rủi ro từ thiên nhiên, dịch bệnh… khiến cho các nhà
máy chế biến ngày càng lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu triền miên. Tại
Cà Mau, năm 2013 sản lượng chế biến của toàn tỉnh Cà Mau là khoảng 85
ngàn tấn tương đương với 40% tổng công suất thiết kế của các nhà máy
chế biến tại Cà Mau (CASEP, 2014). Rõ ràng, tình trạng phát triển tự phát
cả về cung cấp nguyên liệu và chế biến đang đe dọa đến tính bền vững của
cả chuỗi sản phẩm với tình trạng “khát nguyên liệu” thường xuyên. Mặt
khác, thiếu liên kết còn tạo ra khoảng trống lớn trong giám sát chất lượng
nguyên liệu đưa vào chế biến - theo thống kê, chỉ trong 10 tháng đầu năm
2014, các doanh nghiệp chế biến tôm của Cà Mau đã phải bị trả lại hơn

1,1 ngàn tấn sản phẩm do vi phạm các quy định về dư lượng kháng sinh,
ước thiệt hại khoảng 12,3 triệu USD (UBND tỉnh Cà Mau, 2014). Tuy
nhiên, con số thiệt hại này mới chỉ là “bề nổi của tảng băng” vì những
thiệt hại về uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam cộng với những chi phí
phát sinh do tỷ lệ tôm Việt Nam bị đưa vào kiểm nghiệm trước khi nhập
khẩu tăng lên sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần. Trong khi thiếu liên kết giữa
khâu chế biến với khâu nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chính
gây mất cân đối cung cầu thì thiếu liên kết giữa những người nuôi tôm
1


cũng làm mất đi khả năng tạo ra được một lượng cung tôm đủ lớn và ổn
định, đủ tiêu chuẩn chất lượng. Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh Cà Mau
có hơn 266 ngàn ha nuôi tôm, chủ yếu theo hình thức quảng canh và mô
hình tổ chức sản xuất chính là các hộ gia đình cá thể (Sở NN&PTNT Cà
Mau, 2013). Chính hình thức sản xuất này đã tạo nên tính manh mún, nhỏ
lẻ và phân tán của hoạt động sản xuất, dẫn đến khả năng phát triển CSHT
đồng bộ và hiệu quả là rất thấp ảnh hưởng lớn đến sản lượng tôm nuôi do
năng suất thấp và rủi ro cao - năng suất bình quân tôm nuôi của vùng Cà
Mau năm 2013 chỉ đạt khoảng 500 kg/ha (UBND tỉnh Cà Mau, 2013).
Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển liên kết trong sản xuất và chế
biến tôm. Nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở Đồng bằng sông
Cửu Long” của tác giả Lê Xuân Sinh và cộng sự năm 2010 đã đề xuất một
số giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực và vai trò cho từng tác
nhân trong chuỗi để hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi. Nghiên cứu “Liên kết
nông dân trong ngành tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Hồ
Thị Minh Hợp năm 2012 đã kiến nghị một số giải pháp liên quan đến quy
hoạch, dự báo, phát triển tổ chức nông dân… nhằm hỗ trợ phát triển liên
kết trong ngành này. Nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị trong sản xuất,
chế biến và tiêu thụ cá tra, tôm sú” của tác giả Lê Văn Gia Nhỏ và cộng sự

năm 2012 cũng tiếp cận sâu về các vấn đề liên kết trong ngành tôm ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đến nay chưa có một nghiên cứu
nào cụ thể và toàn diện về phát triển liên kết theo cả chiều ngang và dọc
trong sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau - địa bàn cung cấp đến hơn 30%
cả về sản lượng và diện tích nuôi tôm của cả nước. Các kết quả nghiên
cứu trước đây chưa chỉ rõ và phân tích được về các yếu tố ảnh hưởng để
có thể xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết trong lĩnh vực này một
cách hiệu quả và bền vững.
Trong bối cảnh như vậy, đề tài luận án là rất cần thiết và cấp bách
nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến
tôm ở tỉnh Cà Mau và góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải
pháp, chính sách hỗ trợ phát triển bền vững cả ngành sản xuất, chế biến và
xuất khẩu tôm Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong
sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa và phát triển hệ thống lý luận và thực tiễn về
liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm;
2


 Đánh giá được thực trạng liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm ở Cà Mau;
 Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế
biến tôm thương phẩm ở Cà Mau.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Hệ thống lý luận và thực tiễn về liên kết ở Việt Nam bao gồm
những nội dung gì?

2) Có gì khác biệt trong lý luận và thực tiễn về liên kết trong trong
sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau?
3) Thực trạng liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở
Cà Mau hiện này như thế nào?
4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển liên kết trong sản xuất
và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau?
5) Cần có giài pháp gì để có thể tăng cường được liên kết trong sản
xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Các chính sách về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm;
 Các vấn đề lý luận và thực tiễn trong liên kết trong sản xuất
và chế biến tôm thương phẩm;
 Các tác nhân tham gia liên kết trong ngành tôm thương phẩm.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu tập trung trong tỉnh Cà Mau - tỉnh
đứng đầu về nuôi tôm của cả nước.
Về thời gian: Các số liệu thống kê thứ cấp được thu thập trong
khoảng thời gian 5 năm từ 2008-2013 và thu thập số liệu sơ cấp tại thời
điểm năm 2013.
Về nội dung: Nghiên cứu sẽ chỉ tập trung phân tích, đánh giá về các
liên kết theo chiều ngang giữa những người nuôi tôm, giữa các doanh nghiệp
chế biến và liên kết theo chiều dọc giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến
tôm ở Cà Mau.
Nghiên cứu cũng sẽ chỉ tập trung vào đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường liên kết giữa sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau. Các giải
pháp nhằm phát triển ngành hàng tôm nói chung không thuộc phạm vi
nghiên cứu này.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lí luận, luận án đã xác định bản chất của liên kết trong sản xuất
và chế biến tôm thương phẩm không khác nhiều so với các liên kết khác
3


trong nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc trưng của “con tôm” là đối tượng
sản xuất có giá trị cao, độ nhạy cảm với dịch bệnh lớn, yêu cầu về mặt
bằng sản xuất phức tạp… nên liên kết trong sản xuất và chế biến cần có
thêm một số điều kiện: i) Diện tích nuôi tôm phải đủ lớn để tham gia liên
kết dọc trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến; ii) Vị trí các ao nuôi tôm
phải gần nhau để có thể tham gia liên kết ngang; iii) Nhà nước phải có vai
trò thường xuyên và quan trọng (chứng thực, trọng tài, hỗ trợ…) để đảm
bảo các hợp đồng liên kết luôn có hiệu lực và hỗ trợ kịp thời cho các liên
kết trong trường hợp cần thiết.
Về thực tiễn, luận án đã xác định diện tích nhỏ lẻ, manh mún là một
trong những yếu tố quan trọng cản trở sự phát triển của các liên kết và do
vậy ảnh hưởng của quy hoạch đối với sự phát triển của các liên kết cũng
đáng kể hơn. Về CSHT, giao thông mặc dù không có ý nghĩa thống kê
nhưng vẫn cho thấy tác động thuận chiều đối với khả năng tăng cường liên
kết trong nuôi và chế biến tôm. Khung pháp lí có tác động lớn nhưng theo
xu hướng tiêu cực đối với sự hình thành và phát triển của các loại hình liên
kết do sự lỏng lẻo trong các quy định và hiệu quả xử lí vi phạm thấp. Người
nuôi tôm không liên kết có mức chi phí cao hơn đáng kể so với chi phí của
những người nuôi tôm có liên kết. Kích cỡ tôm bình quân thu hoạch từ khu
vực nuôi có liên kết lớn hơn so với khu vực nuôi không liên kết. Tóm lại,
các yếu tố chi phí thấp hơn, chất lượng tôm thu hoạch cao hơn và giá bán
tốt hơn là những yếu tố chủ chốt thu hút sự tham gia vào các liên kết đối với
những người nuôi tôm thương phẩm ở Cà Mau.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.1. Khái niệm, bản chất, hình thức và vai trò của liên kết trong sản
xuất và chế biến tôm thương phẩm
2.1.1.1. Liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm
Về khái niệm, liên kết ngang là liên kết trong đó nhiều người nuôi tôm
hoặc nhiều doanh nghiệp chế biến tôm thiết lập các quan hệ với nhau về
quyền lợi và nghĩa vụ theo chiều ngang giữa những người nuôi tôm hoặc giữa
csac doanh nghiệp chế biến tôm nhằm tăng quy mô sản xuất, hướng tới hiệu
quả cao hơn trong nuôi tôm hoặc trong chế biến, thương mại tôm.
Về bản chất, liên kết giữa những người nuôi tôm với nhau yêu cầu các
diện tích đất sản xuất được đưa vào liên kết trong phải có vị trí gần nhau,
thống nhất lịch thời vụ và giải pháp kĩ thuật trong sản xuất. Liên kết giữa các
doanh nghiệp chế biến tôm với nhau cũng tương tự tuy nhiên do mức độ cạnh
tranh quá cao nên các doanh nghiệp chế biến tôm ở đây chưa có nhiều động
cơ để liên kết với nhau một cách thực sự.
4


Về nội dung, nội dung liên kết ngang thường gắn với các vấn đề về
tổ chức sản xuất như lịch thời vụ, sử dụng CSHT, áp dụng quy trình kĩ
thuật hoặc thống nhất phương thức mua bán để tập trung sản lượng, đảm
bảo chất lượng tạo cơ sở để người nuôi tôm nhỏ lẻ có thể tiếp cận các
nguồn đầu vào tốt nhất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất.
Về hình thức, liên kết ngang giữa những người nuôi tôm là hình
thức liên kết giữa những người nuôi tôm trong cùng một địa bàn.

-

Vị trí
Diện tích
Thời vụ

CSHT

Hình 2.1. Liên kết ngang giữa những người nuôi tôm
Liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến được hình thành
giữa các doanh nghiệp có chung như thị trường, sản phẩm…

- Nguyên liệu
- Thị trường

Hình 2.2. Liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến tôm
2.1.1.2. Liên kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm
Về khái niệm, liên kết dọc là liên kết giữa 2 khâu kế tiếp nhau trong
chuỗi sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi ích cao hơn cho tất cả các bên
tham gia.
Về bản chất, doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm phải thực
hiện nghĩa vụ của mình để nhận được lợi ích từ phía đối tác liên kết (cũng
5


chính là nghĩa vụ của đối tác liên kết) trong liên kết dọc.
Về nội dung, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi
tôm gắn với nguyên tắc “phân công” trách nhiệm và “phân bổ” quyền lợi
giữa các bên tham gia liên kết.
Về hình thức liên kết dọc thường chỉ áp dụng với những người nuôi
tôm có quy mô sản xuất lớn hoặc thuộc những vùng nuôi tôm tập trung

-

Tôm


Giống
Vốn (tiền mặt)
Vật tư đầu vào
Kĩ thuật

Hình 2.3. Liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến
và người nuôi tôm
Liên kết “gián tiếp” là hình thức doanh nghiệp chế biến tôm liên kết với
người nuôi tôm thông qua các tổ chức đại diện (như HTX, tổ hợp tác…)

Giống, vật
tư, kĩ thuật

Tôm
Cam kết, thỏa thuận

Giống, vật
tư, kĩ thuật

Hỗ trợ,
giám sát

Hình 2.4. Liên kết gián tiếp giữa doanh nghiệp chế biến
và người nuôi tôm
2.1.1.3. Vai trò của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm
Đối với người sản xuất tôm nguyên liệu
- Đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm
- Đảm bảo được đầu vào cho sản xuất
6



- Tăng được thu nhập
Đối với doanh nghiệp chế biến
- Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng cao
cho chế biến
- Giảm chi phí giá thành nguyên liệu đầu vào
- Giảm thiểu được các rủi ro về nguồn nguyên liệu trong lập kế
hoạch phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định.
2.1.1.4. Các tác nhân trong liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm
Người nuôi tôm bao gồm các hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp
tham gia nuôi tôm.
Doanh nghiệp chế biến tôm bao gồm các doanh nghiệp có hoạt
động chế biến tôm.
Các tác nhân khác bao gồm các đại lí, thương lái, chính quyền địa
phương hay các tổ chức về tín dụng, chuyển giao TBKT…
2.1.1.5. Đặc điểm của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
- Các tác nhân tham gia liên kết không được cách nhau quá xa, đặc
biệt là đối với liên kết ngang;
- Đầu tư của các tác nhân cùng tham gia trong một liên kết cần
đồng bộ một cách tương đối;
- Quy trình kĩ thuật cần được thống nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn
đã định trên thực tế;
- Rủi ro trong ngành này là rất cao gắn với các vấn đề về dịch bệnh,
môi trường, thời tiết khí hậu, thị trường…
- Liên kết rất dễ bị phá vỡ do sức hút của lợi nhuận tức thời.
2.1.2. Tính hiệu quả, hiệu lực và bền vững của liên kết trong sản xuất
và chế biến tôm thương phẩm
Tính hiệu quả là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của liên kết, đảm
bảo mục tiêu làm cho tất cả các bên tham gia liên kết có được lợi ích tốt

hơn so với khi tổ chức sản sản xuất kinh doanh cá thể.
Tính hiệu lực là mức độ thực thi các nghĩa vụ của doanh nghiệp chế
biến và người nuôi tôm theo cam kết trong hợp đồng.
Tính bền vững là khả năng tồn tại của liên kết trên cơ sở tự nguyện,
tự chịu trách nhiệm.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
CHẾ BIẾN TÔM
2.2.1. Tổng quan các bài học kinh nghiệm về phát triển liên kết trong
sản xuất và chế biến tôm
i)Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan: được xây dựng với mô hình
7


phối hợp đa dạng cả liên kết dọc và ngang nhằm đảm bảo được quy mô
sản lượng và chất lượng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra. Vai trò của
Nhà nước được nhấn mạnh trong hỗ trợ phát triển liên kết.
ii) Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc: gắn với mô hình các
"Doanh nghiệp đầu rồng" (Dragon-head-firms) nhằm đảm bảo tiềm lực để dẫn
dắt cả chuỗi liên kết trên cơ sở chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp.
iii) Bài học kinh nghiệm từ Inđônêxia: mô hình trang trại trung tâm
được phát triển mạnh nhằm khắc phục điểm yếu về tính nhỏ lẻ, phân tán
của đất sản xuất. Các doanh nghiệp đầu tư cho các diện tích đất sản xuất
của người dân và vận hành như hình thức BOT.
iv) Bài học kinh nghiệm từ Đài Loan: liên kết được xây dựng dựa
trên lòng tin giữa các bên tham gia vốn được hình thành dựa trên thông tin
minh bạch cộng với sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tạo dựng được sự hiểu
biết lẫn nhau và gắn kết giữa các đối tác liên kết.
v) Kinh nghiệm trong nước về liên kết: cũng gắn với những yếu tố
về diện tích, hiệu quả/lợi ích và tính hiệu lực của các cam kết.
2.2.2. Bài học rút ra

- Doanh nghiệp luôn đóng vai trò hạt nhân, quyết định sự thành
công của liên kết.
- Cần sử dụng hợp đồng bằng văn bản, có công chứng;
- Nội dung của các hợp đồng liên kết cần đề cập đến cả vấn đề chia
sẻ rủi ro;
- Cần có khung pháp lí rõ ràng để tránh tối đa các tranh chấp phát
sinh và có cơ sở để xử lí khi cần thiết;
- Hợp đồng liên kết cần linh hoạt về nội dung và hình thức liên kết;
- Nhà nước luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển liên kết.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về nuôi tôm chiếm khoảng 35%
diện tích và gần 30% sản lượng tôm nuôi của cả nước. Cà Mau có 38 nhà
máy chế biến với tổng công suất thiết kế hơn 190 ngàn tấn. Kim ngạch
xuất khẩu tôm của Cà Mau năm 2013 đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm gần 1/3
kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
CHẾ BIẾN TÔM THƯƠNG PHẨM
- Đánh giá thực trạng liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm
- Đánh giá thực trạng liên kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm
8


- Đánh giá hiệu quả của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
3.3.1. Tiếp cận theo loại liên kết
Nhằm nghiên cứu các mô hình liên kết theo chiều ngang và dọc.

3.3.2. Tiếp cận kinh tế thể chế
Nhằm nghiên cứu các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
tham gia.
3.3.3. Khung phân tích
Năng lực và nhu cầu của người nuôi tôm và các doanh nghiệp chế
biến là cơ sở chính để cấu thành nên các liên kết.
Nhà nước

Người
SX
tôm

Liên kết ngang

Người
SX
tôm

Tổ chức
tín dụng /
Dịch vụ
KHKT

Giải pháp
tăng cường
LIÊN KẾT

Liên
kết
dọc


Nhà
máy
CBXK
tôm

Liên kết ngang

Thị
trường

Nhà
máy
CBXK
tôm

Hình 3.1. Khung phân tích về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm ở Cà Mau
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Số liệu đã công bố: bao gồm các loại số liệu thống kê, kết quả nghiên
cứu, các văn bản chính sách… đã được phát hành được thu thập từ các cơ
9


quan, tổ chức có liên quan từ trung ương đến địa phương.
Số liệu mới: bao gồm các số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất, chế
biến tôm tại Cà Mau được khảo sát trực tiếp tại các địa phương trong Tỉnh
là kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013.
Bảng 3.1. Phân bố mẫu khảo sát
Huyện Đầm Cái Tp.

Tr. Năm Ngọc Thới
Dơi Nước Cà Văn Căn Hiển Bình
Loại mẫu
Mau Thời
Liên kết ngang
8
7
9
3
13
3
Liên kết dọc
119
14
31
Không liên kết
40
20

Phú Tổng
Tân cộng
4

47
164
60

- Các cơ chế chính sách phát triển liên kết
- Đầu tư công
- Dịch vụ công

- Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ngang
- Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết dọc
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
- Thống kế mô tả: được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng về nuôi
tôm, chế biến tôm và tình hình liên kết giữa nuôi và chế biến tôm thương
phẩm ở Cà Mau.
- So sánh: chủ yếu được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa 2 loại
hình nuôi tôm có và không có liên kết.
- Phân tích định tính: được sử dụng trong luận án để mô tả và phân
loại, kết nối các khái niệm và hiện tương và đưa ra các luận điểm, luận cứ
làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản
xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau
- Phân tích định lượng: được sử dụng để đánh giá tác động của một
số yếu tố chính trong sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau ảnh hưởng đến
khả năng tham gia liên kết của các tác nhân (người nuôi tôm và doanh
nghiệp chế biến tôm).
3.6. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm chủ yếu đánh giá khả năng và nhu cầu tham gia liên kết.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong
sản xuất và chế biến tôm thương phẩm bao gồm các vấn đề về pháp lí,
nguồn lực, nhận thức…
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, hiệu lực của liên kết trong sản
xuất và chế biến tôm thương phẩm bao gồm các vấn đề về chi phí, doanh
thu cũng như mức độ thực hiện và xử lí các vi phạm hợp đồng.
10


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ

4.1.1. Đặc điểm của các liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm
Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến tôm được thể hiện bằng sự
tham gia của các doanh nghiệp này vào các Hiệp hội. Hầu hết các doanh
nghiệp chế biến tôm đã tham gia các Hiệp hội này tuy nhiên, mức độ liên
kết thực sự giữa các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.
Liên kết giữa những người nuôi tôm là nhằm tăng quy mô sản
xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng CSHT chung… đang có
xu hướng phát triển tốt với các hỗ trợ mạnh của Nhà nước.
4.1.2. Quyền lợi và nghĩa vụ trong liên kết ngang trong sản xuất và
chế biến tôm
Quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp chế biến tham gia
Hiệp hội được quy định khá rộng tuy nhiên các chế tài để cưỡng chế thực
hiện lại rất lỏng lẻo. Các Hiệp hội cũng không có chức năng xử lí về
hành chính nên không tạo được sức ép cần thiết đối với những hội viên
không thực hiện đúng cam kết.
Các HTX (liên kết ngang của những người nuôi tôm) đã nhận được
nhiều hỗ trợ về đất đai, vốn, kĩ thuật… để phát triển sản xuất và thu hút
người nuôi tôm tham gia. Người nuôi tôm cũn phải góp vốn vào các liên kết
ngang này để đảm bảo cho sự tham gia của mình. Vốn bằng đất đai, tiền mặt
là những đóng góp chính và lao động cũng đã được sử dụng làm vốn góp
với những người không có cả đất và tiền.
4.1.3. Kết quả tham gia liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm
Nhìn chung, những người nuôi tôm vào các liên kết ngang đều thu
được những lợi ích nhất định, đặc biệt là trong việc giảm chi phí và tăng
hiệu quả sử dụng các CSHT chung và quản lí dịch bệnh.
Bảng 4.1. Hiệu quả sử dụng giống và thức ăn của HTX
so với sản xuất cá thể

Số HTX
Tỷ lệ (%)

Thành tiền (tr.đ)

Giảm
<10%
9
19,1
36,6

Giống
Giảm 1020%
24
51,1
65,3

Giảm
>20%
14
29,8
56,9

Không
giảm
3
6,4
-

Thức ăn
Giảm
<10%
35

74,5
78,7

Giảm
10-20%
9
19,1
81,4

Có hơn 19% những người nuôi tôm tham gia các liên kết ngang
giảm được dưới 10% chi phí giống, hơn 51% giảm được từ 10-20% chi
phí giống và gầnn 30% giảm được tới hơn 20% chi phí giống. Giá trị
bằng tiền tương đương với 37-57 triệu đồng/ha. Về chi phí thức ăn, có
gần 76% thành viên các liên kết ngang giảm được đến 10% chi phí thức
11


ăn và hơn 19% giảm được 10-20% chi phí thức ăn khi tham gia nuôi tôm
trong các liên kết ngang tương đương với 79-81 triệu đồng/ha.
Bảng 4.2. Hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất của HTX
so với sản xuất cá thể

Số HTX
Tỷ lệ (%)
Thành tiền (tr.đ)

Không
giảm
9
19,1

-

Thuốc
Giảm
<10%
20
42,6
1,2

Giảm
10-20%
18
38,3
3,4

Hóa chất
Không
Giảm
giảm
<10%
8
39
17,0
83,0
9,4

Gần 43% những người nuôi tôm tham gia HTX giảm được dưới
10% và hơn 38% giảm được từ 10-20% chi phí thuốc cho nuôi tôm và
hơn 19% không giảm được chi phí này khi tham gia HTX trong khi 83%
số người nuôi tôm giảm được dưới 10% chi phí hóa chất và 17% còn lại

không giảm được chi phí này.
Bảng 4.3. Hiệu quả về sử dụng lao động của HTX so với sản xuất cá thể
Đơn vị: %
Số HTX
Tỷ lệ (%)
Thành tiền (tr.đ)

Không giảm
19
40,4
-

Lao động
Giảm <10%
15
31,9
8,0

Giảm 10-20%
13
27,7
16,0

Hơn 40% các HTX không tạo được ra hiệu suất sử dụng lao động
tốt hơn so với hoạt động cá thể, gần 28% giảm được từ 10-20% tương
đương với 16 triệu đồng/ha nuôi tôm và gần 32% giảm được dưới 10%
tổng chi phí lao động tương đương với 8 triệu đồng/ha nuôi tôm so với
khi còn sản xuất theo hình thức cá thể.
Bảng 4.4. Hiệu quả về sử dụng CSHT, quản lí dịch bệnh và tiêu thụ
sản phẩm của HTX so với sản xuất cá thể

CSHT
Quản lí dịch bệnh
Tiêu thụ
Không Giảm Không Giảm Giảm Giảm Tăng giá Tăng giá
giảm >20% giảm <10% 10-20% >20% <10% 10-20%
Số HTX
10
37
8
14
23
2
43
4
Tỷ lệ (%) 21,3
78,7
17,0
29,8
48,9
4,3
91,5
8,5

Gần 79% số người nuôi tôm tham gia các HTX đạt được mức tăng
hiệu quả sử dụng các công trình CSHT trên 20% và hơn 21% các thành
viên còn lại không giảm được chi phí này. Chỉ có hơn 4% số thành viên
các HTX đạt được mức giảm >20% các chi phí có liên quan đến dịch
bệnh so với khi sản xuất cá thể trong khi phần lớn (gần 49%) giảm được
từ 10-20% và gần 30% giảm được dưới 10% tổng chi phí chi phí quản lí
12



dịch bệnh. Gần 92% thành viên các liên kết xác nhận tăng được giá bán
dưới 10% và gần 9% còn lại đạt được mức tăng từ 10-20% giá bán so
với khi nuôi tôm không liên kết.
4.1.4. Đặc điểm của các liên kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm
Hơn 85% người nuôi tôm đã kí được hợp đồng trực tiếp với các
đối tác liên kết nhưng cũng vẫn còn gần 15% buộc phải thông qua các
hình thức đại diện để gián tiếp kí hợp đồng liên kết. Tuy nhiên, nếu xem
xét đúng bản chất của ngành tôm (hơn 90% sản lượng tôm phải thông
qua nhà máy chế biến trước khi đưa ra tiêu dùng) thì tình hình sẽ rất
khác - số người nuôi tôm liên kết trực tiếp với doanh nghiệp chế biến chỉ
là hơn 30% và gần 70% còn lại đều là liên kết gián tiếp.
4.1.5. Quyền lợi và nghĩa vụ trong liên kết dọc trong sản xuất và chế
biến tôm
Chỉ có gần 20% các đại lí cung ứng vật tư không quan tâm đến nội
dung thu mua tôm mà chỉ nhằm mục tiêu bán các loại vật tư đầu vào cho
nuôi tôm. Còn lại, dù trực tiếp liên kết với các doanh nghiệp chế biến hay
gián tiếp thông qua các đại lí thì cả hai mục tiêu chính của liên kết dọc
trong sản xuất và chế biến tôm vẫn là cung ứng vật tư và tiêu thụ tôm nuôi.
4.1.6. Kết quả tham gia liên kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm
Mục tiêu chính của các liên kết dọc chính là để cung ứng vật tư
cho nuôi tôm và tiêu thụ tôm nuôi một cách có lợi và thuận tiện nhất.
Bảng 4.5. Lợi ích đạt được khi tham gia liên kết
Được hỗ trợ
về đầu tư
Số lượng (người)
6
%
3,7


Được hỗ trợ
về giống
0
0,0

Được hỗ trợ
về vật tư
157
95,7

Được hỗ trợ
về kĩ thuật
104
63,4

Hơn 63% số người nuôi tôm tham gia liên kết được nhận các hỗ trợ
về kĩ thuật, bao gồm cả các hoạt động chuyển giao TBKT, thông tin về công
nghệ hoặc thị trường phục vụ nuôi tôm và gần 96% số người nuôi tôm tham
gia liên kết dọc để có thể tiếp cận được các nguồn cung cấp vật tư (thức ăn,
thuốc, hóa chất…) theo kiểu “ứng trước”.
4.1.7. Mức độ thực thi của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
Hiệu lực thực sự của các hợp đồng liên kết khá thấp đang là vấn
đề gây cản trở không ít đối với sự phát triển của các liên kết.
Gần 90% số người nuôi tôm đã từng liên quan tới các vụ việc phá
vỡ hợp đồng liên kết. Điều này nói lên rằng trên thực tế hiện nay hiệu
lực của các hợp đồng liên kết trong sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau
còn rất thấp. Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phá vỡ hợp đồng chủ
yếu liên quan đến số lượng và chất lượng tôm nuôi, giá tôm trên thị
trường và yếu tố rủi ro khách quan.

13


Bảng 4.6. Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết trong nuôi tôm
ở Cà Mau
Đơn vị: %
Phá
hợp
đồng
89,6

Doanh nghiệp phá hợp đồng
Do giá tôm
trên thị
trường giảm
35,4

Do dịch
bệnh/chất lượng
tôm nuôi kém
48,2

Do sản
lượng tôm
không đủ
31,7

Người nuôi
tôm phá
hợp đồng

Do giá tôm
trên thị
trường tăng
35,4

Do
các
rủi ro
khách
quan
46,3

4.1.8. Hiệu quả của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
Lợi ích lớn nhất và cũng là nền tảng cơ bản mà các bên liên quan
mong muốn khi tham gia vào liên kết chính là lợi ích về kinh tế các bên
tham gia có được từ liên kết so với hiệu quả sản xuất kinh doanh đơn lẻ.
Bảng 4.7. Hiệu quả giữa nuôi tôm có và không có liên kết
Năng suất Kích cỡ Doanh thu Chi phí
(tấn/ha) (con/kg) (tr.đ/ha) (tr.đ/ha)
Bình quân nhóm
có liên kết
Bình quân nhóm
không liên kết
Bình quân chung

Thu nhập
(tr.đ/ha)

4,8


38.4

490,6

429,1

61,4

4,9
4,8

48.2
41,0

544,7
505,1

518,7
453,1

26,1
52,0

Năng suất của 2 nhóm nuôi tôm có và không có liên kết không có sự
khác biệt lớn - nhóm nuôi tôm có liên kết thấp hơn nhóm nuôi tôm không
liên kết khoảng 0,1 tấn/ha. Do vậy, doanh thu bình quân của nhóm nuôi tôm
có liên kết thấp hơn khoảng 11% so với nhóm nuôi không liên kết. Tuy
nhiên, do chi phí của nhóm nuôi có liên kết giảm được tới hơn 20% so với
nhóm nuôi không liên kết nên thu nhập của nhóm nuôi tôm có liên kết cao
hơn nhóm không liên kết gần 135% tính trên 1 ha (hơn 35 triệu đồng/ha).

Như vậy, với 266 ngàn ha mặt nước nuôi tôm của Cà Mau mức chênh lệch
có thể lên tới 7.300 tỷ đồng. Đồng thời nếu toàn bộ ngành tôm của Cà Mau
tổ chức được liên kết theo chuỗi sẽ giảm được giá thành hơn
18 ngàn đồng/kg (khoảng 0,8 USD/kg) và giá xuất khẩu tăng thêm khoảng 1
USD/kg do tăng kích cỡ tôm. Với khoảng 85 ngàn tấn tôm của tỉnh Cà Mau
xuất khẩu được trong năm 2013 sẽ tương đương với mức lợi nhuận thực thu
thêm được về cho Tỉnh là hơn 130 triệu USD.
4.1.9 Ảnh hưởng của cơ chế chính sách phát triển sản xuất và chế
biến tôm
Các cơ chế chính sách trong thời gian qua đã hỗ trợ mạnh cho mục
tiêu đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển liên kết.
14


Nhiều cơ chế chính sách đã được ban hành nhằm phát triển các vùng sản
xuất tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, gắn
với phát triển CSHT phù hợp với quy hoạch sản xuất của các vùng, địa
phương. Nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với
nông dân đã được đưa vào áp dụng. Các quy hoạch tổng thể đã được xây
dựng nhưng cần đẩy mạnh xây dựng các quy hoạch chi tiết cho phát triển
nuôi và chế biến biến tôm.
4.1.10. Ảnh hưởng của đầu tư công
Hệ thống giao thông của Cà Mau còn nhiều bất cập do đặc thù về
điều kiện tự nhiên của Tỉnh. Vì vậy, chi phí vận tải của Cà Mau rất cao
làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại đây và khả năng
kiểm soát dịch bệnh trong những vùng này. Các nỗ lực đầu tư của Tỉnh
chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đặc biệt là để phát triển liên kết
giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm.
Về thủy lợi, do những nét đặc thù riêng ở Cà Mau nên hệ thống thủy

lợi lớn, đồng bộ cũng không phát huy được hiệu quả ngược lại, nhiều công
trình còn gây ra nhiều hệ quả xấu cần sớm giải tỏa cho vùng nuôi tôm.
Hệ thống điện lưới tại Cà Mau phát triển rất nhanh, tuy nhiên, người
nuôi tôm ở Cà Mau vẫn sử dụng điện dành cho các mục tiêu sinh hoạt là
chính nên chưa giảm được giá thành tôm nuôi cũng như góp phần giải quyết
các vấn đề về môi trường và chất lượng tôm nuôi.
4.1.11. Ảnh hưởng của dịch vụ công
Hoạt động khuyến ngư và thú y thủy sản ngày càng được cải thiện,
sự quan tâm của cả Nhà nước và người nuôi tôm đang càng ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên, các hoạt động khuyến ngư vẫn còn yếu điểm là mới
chỉ tập trung vào một số nội dung kĩ thuật thuần túy (chủ yếu là phòng tránh
và xử lí dịch bệnh) và ít đề cập đến vấn đề tổ chức sản xuất.
Việc cung cấp thông tin thị trường cũng được quan tâm hơn trước
bởi các đơn vị khuyến ngư phối hợp với nhiều cơ quan truyền thông tuy
nhiên hình thức còn khá đơn giản, nội dung chưa đa dạng và chưa cập
nhật đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
4.1.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ngang giữa những người
nuôi tôm ở Cà Mau
Thực tế, do điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nên các ao nuôi tôm ở
Cà Mau cơ bản phân bố không quá cách xa nhau nên vấn đề chính ở đây
lại liên quan đến yếu tố quy hoạch và diện tích.
Về quyền lợi, các thành viên liên kết ngang được hỗ trợ để phát
triển sản xuất, tăng khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng
như các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, được quyền nhận các phần chia
15


lợi ích có được từ hoạt động của các tổ chức liên kết ngang này.
Về nghĩa vụ, người nuôi tôm tham gia liên kết ngang cũng phải góp
đất, góp vốn và cam kết chịu sự quản lí, điều hành của người đứng đầu

liên kết do chính những người nuôi tôm bầu ra.
Về hiệu quả, người nuôi tôm tham gia liên kết ngang giảm được chi
phí tôm giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc so với khi nuôi tôm không liên
kết. Hiệu suất sử dụng các CSHT cũng cao hơn so với khi nuôi tôm theo
hình thức cá thể. Tuy nhiên, chi phí lao động không thay đổi nhiều giữa
nuôi tôm liên kết ngang so với nuôi tôm cá thể. Giá bán tôm cao hơn so với
khi sản xuất cá thể (khoảng 10% giá bán).
Gần 96% các liên kết ngang đã được thể hiện bằng văn bản tuy
nhiên vẫn có tới hơn 74% các hợp đồng vẫn bị phá vỡ kể cả khi đã được
công chứng. Hơn 61% các vi phạm liên quan đến các quy định của liên
kết. Gần 39% còn lại là do người nuôi tôm không hài lòng về lợi ích khi
tham gia liên kết nên tự ý rời bỏ liên kết. Các vi phạm này hầu như không
có giải pháp để xử lí một cách hiệu quả và chính thống ngoài việc tự thỏa
thuận. Hiệu lực thấp như vậy đang ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và
tồn tại của các liên kết ngang.
4.1.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết dọc giữa người nuôi tôm và
doanh nghiệp chế biến ở Cà Mau
Có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với phần
lớn các biến số được kiểm định giữa 2 nhóm nuôi tôm có và không có liên
kết. Sự khác biệt này chính là lí do tạo nên sự khác biệt về lợi ích cuối cùng
thu được về cho người nuôi tôm. Một số chỉ tiêu mặc dù không đạt được mức
ý nghĩa thống kê tuy nhiên kết quả so sánh vẫn đúng như kì vọng về lí thuyết.
Cụ thể, nhóm người nuôi tôm không liên kết có chi phí thức ăn nuôi tôm là
295,97 triệu đồng/ha cao hơn nhiều so với nhóm người nuôi tôm có liên kết
với với chi phí thức ăn là 274,64 triệu đồng/ha, mức chênh lệch là 21,33 triệu
đồng/ha có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Chi phí lao động và lãi vay cũng như
các chi phí khác của nhóm người nuôi tôm không liên kết cũng cao hơn nhiều
so với nhóm người nuôi tôm có liên kết với giá trị lần lượt là 20,34 triệu
đồng/ha, 16,74 triệu đồng/ha và 71,50 triệu đồng/ha so với 4,19 triệu đồng/ha,
3,00 triệu đồng/ha và 14,87 triệu đồng/ha. Nói cách khác, chi phí lao động

nuôi tôm của nhóm nuôi có liên kết cao hơn 16,15 triệu đòng/ha, chi phí lãi
vay cao hơn 13,74 triệu đồng/ha và chi phí khác cao hơn 46,63 triệu đồng/ha
so với nhóm nuôi có liên kết và các chênh lệch này đều có ý nghĩa thống kê ở
mức 5%. Ngược lại, chi phí thuốc, hóa chất (17,89 triệu đồng/ha) và chi phí
chuẩn bị ao nuôi (40,65 triệu đồng/ha) của nhóm người nuôi tôm không liên
kết thấp hơn so với nhóm người nuôi tôm có liên kết có chi phí thuốc, hóa
chất là 25,51 triệu đồng/ha và chi phí chuẩn bị ao là 51,78 triệu đồng/ha. Tuy
16


nhiên, mức khác biệt này là không lớn - chi phí thuốc, hóa chất của nhóm
nuôi tôm có liên kết cao hơn 7,28 triệu đồng/ha và chi phí chuẩn bị ao cao
hơn 11,13 triệu đồng/ha so với nhóm nuôi không liên kết, các chênh lệch này
có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Với những khác biệt như vậy, tổng chi phí
nuôi tôm của nhóm người nuôi tôm không liên kết cao hơn đáng kể so với
nhóm nuôi tôm có liên kết với mức ý nghĩa thống kê 5% - các chi phí sản
xuất lần lượt là 518,66 triệu đồng/ha và 429,13 triệu đồng/ha, mức độ khác
biệt là 89,53 triệu đồng/ha tương đương với gần 21%. Về doanh thu, nhóm
người nuôi tôm không liên kết lại có doanh thu là 544,73 triệu đồng/ha cao
hơn 54,17 triệu đồng/ha so với nhóm người nuôi tôm có liên kết, mức khác
biệt này tương đương hơn 11% và có ý nghĩa thống kê 5%.
Về diện tích ao nuôi tôm, nhóm người nuôi tôm không liên kết có
diện tích nuôi bình quân là 0,48 ha thấp hơn nhiều so với nhóm người nuôi
tôm có liên kết với diện tích bình quân là 3,45 ha, mức độ khác biệt lên tới
gần 7 lần và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Rõ ràng, những diện tích nuôi
tôm lớn có cơ hội tham gia vào các liên kết hơn nhiều so với những diện
tích nhỏ. Có sự khác biệt nhỏ về năng suất nuôi tôm giữa 2 nhóm nuôi tôm
có và không có liên kết tuy nhiên sự khác biệt này không thực sự có ý nghĩa
thống kê. Điều này là hợp lí trên thực tế vì hiện nay trình độ người nuôi tôm
không có sự khác biệt lớn nên trong cùng một vùng địa lí (tỉnh Cà Mau)

năng suất nuôi có thể có rất ít sự khác biệt. Tuy nhiên, kích cỡ tôm nuôi
(một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tôm nuôi) của
nhóm người nuôi tôm không liên kết là 38,21 con/kg thấp hơn nhiều so với
nhóm người nuôi tôm có liên kết là 48,17 con/kg, sự khác biệt lên tới hơn
26% và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy, những người nuôi tôm có
liên kết đều có diện tích nuôi tôm lớn và chất lượng tôm nuôi tôm tốt hơn,
đáp ứng được các yêu cầu của các đối tác liên kết.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia liên kết
của người nuôi tôm ở Cà Mau:
Y = 51,52 + 0,25*Trinhdo_CH - 0,05*Tuoi_CH + 0,48*Dientich + 0,03*DienSX
+ 0,26*Thuyloi + 0,53* DuongGT - 1,42*Phapli1 + 0,13*Phapli2
Trong đó:
 Y: khả năng tham gia liên kết của người nuôi tôm
 Trinhdo_ch: trình độ của người nuôi tôm
 Tuoi_ch: độ tuổi của người nuôi tôm
 Dientich: diện tích đất nuôi tôm
 DuongGT: đường giao thông đến ao nuôi tôm
 DienSX: điện sản xuất
 Thuyloi: khả năng tiếp cận đến hệ thống thủy lợi chung
17


 Phapli1: mức độ vi phạm hợp đồng
 Phapli2: hiệu quả xử lí vi phạm
Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu người nuôi tôm có
thêm 1 năm đi học thì xác suất để họ tham gia liên kết sẽ tăng 19%. Trong
khi đó, tăng 1 đơn vị tuổi của người nuôi tôm thì khả năng tham gia các liên
kết giảm đi khoảng 4%. Tăng 1 đơn vị diện tích đất nuôi tôm có thể làm
tăng được 36% xác suất để người nuôi tôm tham gia vào các liên kết. Thực
tế, nếu nhiều người nuôi quy mô nhỏ có thể tập trung thành 1 diện tích lớn,

thống nhất được lịch thời vụ thì sẽ có thể liên kết trực tiếp với các doanh
nghiệp chế biến tôm. Gợi ý chính sách về rà soát quy hoạch và tích tụ đất
đai hoặc đẩy mạnh việc hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung
sẽ có ý nghĩa đáng kể ở đây. Người nuôi tôm đã tiếp cận được điện sản xuất
có xác suất tham gia liên kết cao hơn 2% so với những người nuôi tôm chưa
được sử dụng điện. Thủy lợi cũng ở trong tình trạng tương tự - có tác động
nhỏ (tương đương với 0,01) nhưng lại theo chiều nghịch tức là tăng 1 đơn vị
về khả năng tiếp cận với hệ thống thủy lợi thì xác suất để người nuôi tôm
tham gia vào các liên kết lại làm giảm khoảng 0,01. Điều này có thể liên
quan đến các quy hoạch thủy lợi chưa tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi
chưa hợp lí nên có tác động chưa tốt đối với kết quả nuôi tôm. Đường giao
thông là biến số không có ý nghĩa thống kê nhưng ít nhất có thể nhận định
là có tác động cùng chiều đối khả năng tham gia liên kết của người nuôi
tôm. Với tình hình thực tiễn nuôi tôm ở Cà Mau - hệ thống giao thông rất
hạn chế, địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh rạch nên việc tiếp cận
các khu vực sản xuất là tương đối khó khăn, cản trở không nhỏ đến việc
hình thành các liên kết giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến tôm.
Hệ thống giao thông tiếp cận được đến tận ao nuôi sẽ giúp người nuôi tôm
vận chuyển giống, vật tư đầu vào và giao (bán) tôm một cách thuận lợi hơn
nhiều so với những địa điểm nuôi tôm phải qua nhiều lần trung chuyển đối
với cả việc tiếp nhận đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Gợi ý chính sách về đẩy
mạnh phát triển hệ thống giao thông cả đường thủy và đường bộ tiếp cận
đến các khu vực sản xuất có thể tạo điều kiện tốt cho việc phát triển liên kết
giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến tôm. Về mặt pháp lí, có thể
tăng thêm được 11% xác suất để người nuôi tôm tham gia vào các liên kết
khi tình hình vi phạm hợp đồng được đánh giá có chiều hướng thấp đi.
Đồng thời, nâng cao được hiệu quả xử lí vi phạm hợp đồng cũng làm tăng
xác suất tham gia vào các liên kết (gần 9%).
Tóm lại, trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc hình thành
và duy trì các liên kết, tuy nhiên để các giải pháp được tập trung, trong

phạm vi nghiên cứu này, mục tiêu tăng cường liên kết sẽ chỉ hướng đến
việc thay đổi, giải quyết các bất cập, hạn chế liên quan đến i) khung pháp
18


lí, ii) quy mô sản xuất và quy hoạch sử dụng đất và iii) CSHT để tăng
cường liên kết giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến.
4.1.14. Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến sản
phẩm tôm ở tỉnh cà mau
4.1.14.1 Quan điểm phát triển
i)Liên kết phải được xây dựng và vận hành trong khuôn khổ pháp
luật của Nhà nước;
ii) Liên kết phải được xây dựng trên tinh thần tự nguyện, tự chịu
trách nhiệm của tất cả các bên tham gia trong liên kết;
iii) Liên kết phải có hình thức và nội dung phù hợp, đáp ứng được mục
tiêu đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia trong liên kết;
iv) Liên kết phải đảm bảo tăng cường được năng lực cho các bên
tham gia trong liên kết.
4.1.14.2. Định hướng chung
i) Hoàn thiện khung pháp lí và đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lí;
ii) Rà soát quy hoạch để phát huy tối đa các nguồn lực;
iii) Phát triển vùng nuôi tôm theo hướng tập trung, quy mô lớn;
iv) Thay đổ i nhận thức, thói quen cũ của người nuôi tôm theo
hướ ng có trá ch nhiệm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường cao cấp.
4.1.14.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất
và chế biến tôm ở tỉnh Cà Mau
i)Về chính sách
- Đẩy mạnh triển khai liên kết giữa người nuôi tôm với các doanh
nghiệp chế biến gắn với các tiêu chí về phát triển “cánh đồng lớn”.
- Rà soát quy hoạch nuôi tôm gắn với các quy hoạch giao thông,

điện, thủy lợi… và phân bổ ngân sách thực hiện quy hoạch;
- Xác định rõ cơ chế xử lí vi phạm có liên quan đến các hợp đồng
liên kết giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến tôm từ trung
ương và phân cấp cho địa phương;
- Cần có các cơ chế đặc thù để các HTX có thể tiếp cận các hỗ trợ
này và xây dựng nền tảng để phát triển các liên kết chuỗi.
- Cần có các biện pháp giám sát tính minh bạch, ổn định về giá và đảm
bảo chất lượng các loại giống, vật tư đầu vào phụ vụ nuôi tôm.
- Cần có hoạt động hỗ trợ pháp lí kịp thời và hiệu quả cho người
nuôi tôm trong xây dựng hợp đồng liên kết.
ii) Về đầu tư công
- Điện và thủy lợi là những yếu tố đảm bảo cho phát triển nuôi
tôm hiệu quả và đạt tiêu chuẩn trong khi giao thông đảm bảo khả năng
kết nối của khu vực nuôi và khu vực chế biến tôm.
- Cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích như tín dụng ưu đãi
19


hoặc chuyển giao TBKT hoặc đào tạo, tập huấn kĩ thuật… trong đầu tư
cho hệ thống xử lí môi trường nước, chất thải.
- Cần nghiên cứu vận dụng cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân vào
phát triển các CSHT có liên quan dựa vào Nghị định 210/NĐ-CP năm
2013 và Nghị định 15/2015 của Chính phủ.
iii) Về dịch vụ công
- Cần cải thiện cả về lượng và chất công tác khuyến ngư, thú y
thủy sản cũng như chuyển giao TBKT để nâng cao hiệu quả. Các hình
thức kém hiệu quả nên được giảm bớt để tiết kiệm ngân sách.
- Thông tin thị trường cần được quan tâm với nhiều nội dung và
khả năng cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu của sản xuất tốt hơn.
iv) Về tăng cường liên kết ngang

- Thiết lập các quy hoạch chi tiết đồng thời chuẩn bị các nguồn
lực thực hiện quy hoạch nhằm hình thành nên những vùng sản xuất tập
trung, được đầu tư đồng bộ để có thể nâng cao sản lượng nhưng vẫn đảm
bảo các mục tiêu về môi trường.
- Cơ sở hạ tầng cần được gắn một cách hữu cơ với các quy hoạch
có liên quan như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nuôi
tôm… của Tỉnh.
- Phát triển kinh tế tập thể cần được quan tâm hơn nữa để hình
thành nên các tổ chức đầu mối kết nối với doanh nghiệp, thị trường.
v) Về tăng cường liên kết dọc
- Đẩy mạnh sự hình thành các vùng nuôi tập trung gắn với hệ
thống CSHT đồng bộ;
- Cần tập trung giảm các chi phí trung gian trong khi cần đảm bảo
chi phí giống, vật tư đầu vào ở mức hợp lí, tương xứng với chất lượng để
tối đa hóa lợi ích cho tất cả các bên tham gia liên kết.
- Cần nâng cao và duy trì được chất lượng tôm nuôi và có thể cần
cân nhắc khả năng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế cho tôm nuôi;
- Cần hỗ trợ pháp lí trong xây dựng hợp đồng liên kết;
- Cần rà soát, hoàn thiện khung pháp lí với các chế tài đủ mạnh và
có hiệu quả.
vi) Các giải pháp có liên quan khác
- Hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thiên tai gắn với các yêu cầu về đầu tư;
- Đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng ngay trong khu ao
nuôi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nguồn lợi;
- Hỗ trợ giảm thiểu rủi ro kĩ thuật để giúp phát triển sản xuất đáp
ứng các yêu cầu trong liên kết.
- Chủ động phòng ngừa và chống dịch bệnh đối với tôm nuôi.
20



4.2. THẢO LUẬN
- Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ về hạn chế của khung
pháp lí liên quan đến các liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương
phẩm ở Cà Mau. Sự hạn chế này đã dẫn đến tính tự phát và lỏng lẻo
trong liên kết và là một trong những nguyên nhân trực tiếp của tình trạng
phá vỡ hợp đồng. Bên cạnh đó, liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
thương phẩm ở Cà Mau hiện bị tác động từ khá nhiều yếu tố như CSHT,
lao động, nguồn cung ứng giống, vật tư… Đề tài cũng đã minh chứng
được rằng chi phí thấp, chất lượng tôm thu hoạch cao và giá bán tốt hơn
là những yếu tố chủ chốt thu hút sự tham gia vào các liên kết đối với
những người nuôi tôm thương phẩm ở Cà Mau.
- Các kết quả nghiên cứu như vậy được coi là khá tương đồng với
kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây. Sự khác biệt lớn nhất
là kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được thêm một số điều kiện đặc thù
để phát triển được liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở
Cà Mau liên quan đến vị trí, diện tích đất sản xuất. Do đặc thù về địa
hình, địa chất nên các diện tích sản xuất (nuôi tôm) của Cà Mau bị chia
cắt khá mạnh do vậy tích tụ ruộng rất, hình thành các vùng sản xuất tập
trung là một trong những giải pháp quan trọng. Đồng thời, các hỗ trợ về
CSHT phục vụ nuôi tôm cũng cần được quan tâm để những vùng sản
xuất tập trung này đảm bảo được hiệu quả và tính bền vững. Mô hình đối
tác công tư sẽ cần được nghiên cứu để áp dụng cho nội dung này nhằm
giải quyết các hạn chế về ngân sách và nâng cao hiệu quả của các giải
pháp đầu tư công. Đồng thời, đề tài cũng đã cố gắng lượng hóa được tác
động của một số yếu tố ảnh hưởng chính để làm cơ sở đề xuất các giải
pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau.
- Về cơ bản, các giải pháp đề xuất dựa trên các lý thuyết, bài học
kinh nghiệm thực tiễn và kết hợp với các phân tích tình hình thực tế tại
Cà Mau nên được kì vọng sẽ có tính khả thi cao. Hạn chế nhất đối với
các giải pháp này là liên quan đến nhóm giải pháp về chính sách do phải

có được sự chỉ đạo từ cấp trung ương. Đồng thời, một số giải pháp liên
quan đến đầu tư công có thể sẽ vấp phải sự cản trở do hạn chế về ngân
sách. Tuy nhiên, các hạn chế này có thể được giảm bớt nếu các chính
sách mới (như Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, Nghị định 15/2015/NĐ-CP,
210/2013/NĐ-CP, 55/2015/NĐ-CP…) tiếp tục được Nhà nước đẩy mạnh
việc triển khai trên thực tế. Hiện nay, tôm nguyên liệu đang là một trong
những vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng của Cà Mau mà còn gắn với
hầu hết các vùng tập trung nhà máy chế biến tôm khác như Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Kiên Giang… Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu còn có
giá trị làm cơ sở tham khảo để các khu vực khác có thể tính toán áp
21


×