Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.73 KB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHONG – DA LIỄU
TW QUỲNH LẬP NĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHONG – DA
LIỄU TW QUỲNH LẬP NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh
Hƣơng
Nơi thực hiện: Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội
Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh
Lập
Thời gian thực hiện: 01/2015 – 05/2015



HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã đƣợc rất nhiều tập thể và cá
nhân các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tận tình giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.
Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn: TS. Nguyễn Thị Thanh
Hƣơng Phó Trƣởng bộ môn Quản lý và kinh tế Dƣợc. Cô là ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên tinh thần em trong suốt quá trình làm
luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại
học Dƣợc Hà Nội, các thầy cô bộ môn Quản lý và kinh tế Dƣợc cùng toàn
thể các thầy cô trong trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt em
trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh viện
Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập, nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi đƣợc học tập nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn và đã giúp đỡ
cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp lớp CK1 khoá 16,
bạn bè, đồng nghiệp Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập và các bạn
bè gần xa đã cùng chia sẽ, động viện tinh thần trong cuộc sống, học tập và
công tác.
Xin cảm ơn gia đình và những ngƣời thân yêu của tôi, những ngƣời
đã nuôi dƣỡng, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trƣởng thành và vƣơn lên
trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015
HỌC VIÊN


Nguyễn Văn Dũng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN .........................................................................3
1.1. Khái quát về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam ......................3
1.1.1. Sử dụng thuốc trên thế giới .............................................................3
1.1.2. Sử dụng thuốc tại Việt Nam. .........................................................5
1.3. Các phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc ........................................14
1.3.1. Phân tích ABC .................................................................................14
1.3.2. Phân tích nhóm điều trị ...................................................................15
1.4. Một vài nét về Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập ..............15
1.4.1. Đặc điểm tình hình ..........................................................................15
1.4.2. Mô hình tổ chức của bệnh viện .......................................................16
1.4.3. Cơ cấu nhân lực bệnh viện ..............................................................17
1.4.4. Khoa Dƣợc ......................................................................................17
1.4.5. Hội đồng thuốc và điều trị ...............................................................19
1.4.6. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập .20
1.4.7. Tình hình khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn tại Bệnh viện
Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập năm 2014 .............................................22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................24
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: ...................................24
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: ......................................................................24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: .....................................................................24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................24
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu: .........................................................24

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lí số liệu: ..........................................26


2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. ........................28
2.3.1.Các chỉ tiêu trong phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng cơ
cấu thuốc trong danh mục thuốc sử dụng .................................................28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................31
3.1. Phân tích cơ giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện Phong – Da liễu
TW Quỳnh Lập...........................................................................................31
3.1.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng. ................................................................31
3.1.2. Cơ cấu giá trị tiền thuốc theo phƣơng pháp phân nhóm điều trị. ....31
3.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phân tích ABC. ............................33
3.1.3. Cơ cấu tiêu thụ thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dƣợc lí. ............33
3.1.5 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng, theo nguồn gốc xuất xứ: .......35
3.2.2 Thực trạng chỉ dụng dùng thuốc trong điều trị nội trú tại các khoa lâm
sàng.............................................................................................................38
3.2.2. Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú đƣợc BHYT chi trả. ...43
Chƣơng IV: BÀN LUẬN ...........................................................................49
4.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện Phong – Da liễu TW
Quỳnh Lập năm 2014. ................................................................................49
4.1.1. So sánh giá trị tiền thuốc với tổng khinh phí thƣờng xuyên ..........49
4.1.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phƣơng pháp phân nhóm
điều trị. .......................................................................................................49
4.1.3. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phƣơng pháp phân
tích ABC ....................................................................................................52
4.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ......................53
4.1.5. Cơ cấu thuốc và tiền thuốc đơn thành phần – đa thành phần .........54
4.1.6. Cơ cấu thuốc mang tên gốc và tên biệt dƣợc. .................................54
4.2. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị nội trú ............................................55
4.2.1. Thực hiện đúng quy định về ghi hồ sơ bệnh án ..............................55

4.2.2. Thực hiện đúng quy chế kê đơn trong điều trị ................................55
4.2.3. Số ngày nằm viện trung bình/bệnh nhân/đợt điều trị. .....................56
4.3. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú đƣợc BHYT chi trả .....................56


4.3.1. thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và một số chỉ
số về kê đơn. ..............................................................................................56
4.3.2. Việc sử dụng quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ...........56
4.4. Những mặt hạn chế của đề tài ............................................................58
Chƣơng V: KẾT LUẬN ............................................................................59
5.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng ..................................................59
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Chữ viết tắt
ADR
BA
BHYT
BN
BS
BV
BVĐK
CK
CNTT
DLS
DMT
DSĐH
DSTH
GDP
GT
GTTT
HĐT & ĐT
HSCC

ICD
INN
KCB
KHTH
KMT

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc
Bệnh án
Bảo hiểm y tế
Bệnh nhân
Bác sỹ
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
chuyên khoa
Công nghệ thông tin
Dƣợc lâm sàng
Danh mục thuốc
Dƣợc sỹ đại học
Dƣợc sỹ trung học
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị
Giá trị tiền thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
Hồi sức cấp cứu
Mã bệnh quốc tế
Tên gốc quốc tế
Khám chữa bệnh
Kế hoạch tổng hợp
Khoản mục thuốc


24

KTV

Kỹ thuật viên

25
26
27
28
29
30

MHBT
SL
TC-HC
TC-KT
TP
WHO

Mô hình bệnh tật
Số lƣợng
Tổ chức - hành chính
Tài chính – kế toán
Thành phần
Tổ chức y tế thế giới


DANH LỤC BẢNG

STT
Tên bảng
1.1 Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2003-2012

Trang
3

1.2

Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012

4

1.3

Mƣời nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2012

4

1.4

Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2005-2012 tại Việt Nam

6

1.5

Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện năm 2014

17


1.6

MHBT của BN nội trú tại BV Phong – Da liễu TW Quỳnh

20

Lập năm 2014
22

2.8

Tình hình khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn tại
Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập năm 2014
Đặc điểm mẫu nghiên cứu đơn thuốc

2.9

Đặc điểm mẫu nghiên cứu bệnh án.

26

1.7

25

2.10 Các biến số nghiên cứu:

28


3.11 Giá trị tiền thuốc sử dụng so với tổng kinh phí hoạt động tại

32

BV Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập năm 2014
3.12 Cơ cấu giá trị tiền thuốc theo phân nhóm điều trị.

32

3.13 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phân tích ABC.

33

3.14 Cơ cấu các thuốc nhóm A theo tác dụng dƣợc lý.

34

3.15 Các thuốc kháng sinh đƣợc sử dụng trong nhóm A tại Bệnh

35

viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập
3.16 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc và thuốc nhập khẩu

36

3.17 Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng đơn chất và dạng phối hợp

37


3.18 Cơ cấu số lƣợng thuốc đơn thành phần – đa thành phần

38

theo nguồn gốc
3.19 Giá trị tiền thuốc thuốc đơn thành phần – đa thành phần

3

theo nguồn gốc.
3.20 Cơ cấu của nhóm thuốc mang tên generic và tên biệt dƣợc

38


3.21 Kết quả thực hiện đúng quy định về ghi BA

39

3.22 Tỷ lệ BA thực hiện đúng quy chế kê đơn trong điều trị.

39

3.23 Số ngày nằm viện trung bình

40

3.24 Số thuốc điều trị trung bình trong một bệnh án

41


3.25 Tỷ lệ BA có chỉ định kháng sinh, Corticoid, Vitamin

41

3.26 Chi phí thuốc trung bình trong một ngày

42

3.27 Các chỉ số tổng quát về đơn thuốc ngoài trú

42

3.28 Nội dung thực hiện ghi thông tin cho bệnh nhân

43

3.29 Bảng ghi hƣớng dẫn sử dụng

44

3.30 Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc theo

45

các nhóm bệnh lý.
3.31 Sự phân bố số thuốc trong một số đơn.

45


3.32 Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc theo các nhóm

46

bệnh lý.
3.33 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo các nhóm bệnh lý.

46

3.34 Tỷ lệ đơn thuốc có phối hợp kháng sinh .

47

3.35 Chi phí một đơn thuốc

48


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện

16


1.2

Sơ đồ khoa dƣợc

18


ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con ngƣời, có sức khoẻ là có tất cả;
Nói đến sức khoẻ là nói đến tài sản quý giá, là niềm hạnh phúc đích thực
của con ngƣời, đồng thời sức khoẻ cũng là tài sản của mỗi quốc gia khi con
ngƣời đƣợc thừa nhận là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế –
xã hội. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nƣớc nƣớc vì mục tiêu:
dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đặc biệt
trong xu thế hội nhập với thế giới nhƣ hiện nay thì “tài nguyên” con ngƣời
Việt Nam cần đƣợc phát huy hơn nữa trên tất cả các phƣơng diện trí tuệ,
phẩm chất chính trị, đủ sức khoẻ nhằm tiến tới thực hiện thành công các
mục tiêu kinh tế – xã hội. Song song với việc sử dụng nguồn nhân lực, việc
tăng cƣờng bồi dƣỡng và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là một việc làm
có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng không chỉ
là mục tiêu của tổ chức y thế thế giới, mà còn là mục tiêu tổng quát, mục
tiêu chiến lƣợc của từng quốc gia và là thƣớc đo của một xã hội văn minh.
Việc chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội và mang
tính chất cần thiết của mỗi quốc gia, trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ
đạo
Trong những năm qua, ngành y tế nƣớc ta đã có nhiều nổ lực trong
việc chăm sóc sức khẻo cho nhân dân. Thị trƣờng thuốc đã đáp ứng đủ nhu
cầu khám chữa bệnh. Tình hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong điều

trị đã đƣợc cải tiến [21]. Công tác dƣợc bệnh viện có nhiều bƣớc phát triển
cơ bản. một trong những nhiệm vụ quan trọng ảnh hƣởng lớn đến chất
lƣợng khám chữa bệnh là cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh
viện. Công tác kê đơn thuốc, xây dựng danh mục thuốc ảnh hƣởng nhiều
đến chất lƣợng và hiệu quả điều trị.

1


Bộ Y tế hàng năm đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý
chất lƣợng thuốc, sử dụng thuốc, kê đơn thuốc, hệ thống quản lý, kiểm tra
chất lƣợng thuốc đã đƣợc thiết lập đi vào hoạt động thƣờng xuyên góp
phần nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh [8]. Danh mục thuốc khi xây
dựng cần phù hợp với mô hình bệnh tật để nâng cao chất lƣợng khám chữa
bệnh. Việc kê đơn thuốc cho ngƣời bệnh góp phần không nhỏ quyết định
hiệu quả điều trị.
Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập là bệnh viện chuyên
khoa Phong – Da liễu ngoài nhiệm vụ khám, điều trị, nuôi dƣỡng cho hơn
200 Bệnh nhân phong, chỉ đạo tuyến về Da liễu cho 6 tỉnh Bắc trung bộ;
Bệnh viện còn có 1 nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là khám chữa bệnh đa
khoa cho nhân dân Thị xã Hoàng Mai với hơn 35.000 đối tƣợng có thẻ
BHYT; quy mô 150 giƣờng bệnh. Mỗi năm Bệnh viện sử dụng một lƣợng
lớn thuốc để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đa khoa. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng sử dụng
thuốc tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập năm 2014”, đƣợc
thực hiện với hai mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập năm 2014.
2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc và chỉ định dùng thuốc của 1 số
khoa Lâm sàng.

Từ đó đƣa ra các kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng cao chất
lƣợng quản lý sử dụng thuốc cũng nhƣ công tác quản lý dƣợc tại Bệnh viện
Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Sử dụng thuốc trên thế giới
Cùng với sự phát triển xã hội thì nhu cầu đƣợc chăm sóc sức khỏe
của con ngƣời ngày càng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, ngành công nghiệp dƣợc phẩm trên thế giới cũng phát triển không
ngừng từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Theo thống kê của IMS Health,
doanh số bán thuốc trên thế giới không ngừng tăng trƣởng trong giai đoạn
từ năm 2003-2012 [13]. Tổng doanh số ngành dƣợc thế giới năm 2012 là
962 tỷ USD, so với năm 2003 (567 tỷ USD) tăng trƣởng 69,7%. Đây là
ngành có tốc độ tăng trƣởng nổi trội so với tốc độ tăng trƣởng chung của
kinh tế thế giới (vào khoảng 4% năm 2011) và nhiều nhóm ngành khác
(Bảng 1.1) [13].
Bảng 1.1: Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2003-2012
Đơn vị: tỷ USD
Năm
Doanh
số
Tăng
trƣởng
hàng
năm

(%)*

2003

2004

2005

2006

2007 2008 2009 2010 2011 2012

567

611

656

702

752

800

858

896

942


962

9,0

7,8

7,4

7,0

7,1

8,4

7,3

4,5

5,1

2,1

*So sánh tương đối : chưa tính tới lạm phát
Nhƣng thực tế là sự phân bố sử dụng thuốc không đồng đều giữa các khu
vực, giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Theo báo cáo
của tập đoàn IMS Health, thị trƣờng Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ lớn nhất so với
các khu vực khác (khoảng 40% doanh số dƣợc phẩm bán ra trên thế giới
3



hàng năm), trong khi toàn bộ Châu Á (trừ Nhật Bản), Châu Phi, Châu Úc
chỉ chiếm khoảng 15% [6].
Bảng 1.2: Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012
Đơn vị: Tỷ USD
Khu vực

Doanh số

Tỷ lệ (%)

Bắc Mỹ

348,7

37,76

Châu Âu

221,8

24,02

Châu Á/ Châu Phi/Châu Úc

168,3

18,23

Nhật Bản


112,1

12,14

Châu Mỹ Latinh

72,5

7,85

Thế giới

923,4

100,00
(Nguồn: IMS Health)

Năm 2012, mặc dù doanh thu bán thuốc lớn nhƣng theo báo cáo của tập
đoàn IMS Health, khoảng 50% doanh số thuốc đƣợc tiêu thụ chỉ tập trung
vào mƣời nhóm thuốc chủ yếu nhƣ: Ung thƣ, hạ cholesterol và triglycerid,
hô hấp,… (Bảng 1.3). Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật
hiện nay trên thế giới: Các bệnh tim mạch, ung thƣ, đái tháo đƣờng chiếm
tỷ lệ cao. Năm 2012, nhóm thuốc ung thƣ vẫn đứng đầu về doanh số bán
thuốc trên toàn thế giới là 61,6 tỷ USD tƣơng đƣơng 14,7% doanh số bán
thuốc toàn thế giới.
Bảng 1.3: Mƣời nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2012
Đơn vị: Tỷ USD
STT

Nhóm thuốc


Doanh số

Tỷ lệ (%)

1

Ung thƣ

61,6

14,7

2

Thuốc giảm đau

56,1

13,4

3

Chống tăng huyết áp

51,6

12,3

4



STT

Nhóm thuốc

Doanh số

Tỷ lệ (%)

4

Chống đái tháo đƣờng

42,4

10,1

5

Tâm thần

41,6

9,9

6

Hô hấp


39,7

9,5

7

Chống nhiễm khuẩn

38,8

9,3

8

Hạ cholesterol và

33,6

8,0

triglycerid
9

Tự miễn

27,8

6,6

10


Ức chế bơm proton

26,0

6,2

Tổng cộng

719,2

100,0

*Ghi chú: Tăng trưởng tương đối là so sánh chưa tính đến lạm phát của các năm.

1.1.2. Sử dụng thuốc tại Việt Nam.
Trong những năm qua do sự ảnh hƣởng của kinh tế tàn cầu, có những
diễn biến phức tạp nhƣ dịch bệnh, thời tiết, suy thoái kinh tế,… nhƣng
tăng trƣởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hƣớng
chậm lại (Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32%; năm
2010 là 6,78%, Năm 2011 là 5.89%) [33]. Nhƣng thị trƣờng Dƣợc phẩm
Việt Nam vẫn phát triển tƣơng đối ổn định, theo dự báo trong 5 năm, từ
2009 đến 2014 sẽ tăng trƣởng từ 17% - 19% và đã đạt mức 2,6 tỷ USD vào
năm 2012, tăng 8,33% so với năm 2011 (2.4 tỷ USD) [21].
1.1.2.1 Tiền thuốc sử dụng giai đoạn 2005-2012
Tổng quan tiền thuốc về thi trƣờng dƣợc phẩm trong những năm qua tại
Việt Nam đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

5



Bảng 1.4. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2005-2012 tại Việt Nam
Tổng trị giá

Tổng giá trị

Tổng giá

Tiền thuốc

tiền thuốc sử

sản xuất trong

trị nhập

bình quân

dụng

nƣớc

khẩu

đầu ngƣời

(1000USD)

(1000USD)


(1000USD)

(USD)

2005

817.396

395.157

650.180

9,9

2006

956.353

475.403

710.000

11,2

2007

1.136.353

600.630


810.711

13,4

2008

1.425.657

715.435

923.288

16,5

2009

1.696.135

831.205

1.1170.828

19,8

2010

1.913.661

919.039


1.252.572

22,25

2011

2.432.500

1.140.000

1.527.000

27,6

2012

2.605.000

1.253.400

1.865.654

29,6

Năm

Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời ở nƣớc ta năm 2012 đạt mức 29,6
USD, tăng 99% so với năm 2005 (tiền thuốc bình quân đầu ngƣời là
9,9USD) (Bảng 1.4).
Từ năm 2005 đến năm 2012, tiền thuốc bình quân đầu ngƣời qua các

năm ở Việt Nam liên tục tăng (bảng 1.4), điều này phản ảnh nhu cầu sử
dụng thuốc của nhân dân ngày càng cao, mà còn cho thấy sự phát triển có
nhiều tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất, lƣu thông, phân phối và cung ứng
thuốc.
Theo báo cáo năm 2014 của Bộ Y tế, hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành dƣợc đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định và đảm bảo cung ứng kịp
thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch
bệnh và thiên tai. Tăng cƣờng hiệu quả công tác thẩm định, cấp số đăng ký
sản xuất, lƣu hành thuốc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp sảnxuất, kinh doanh dƣợc phẩm. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát để
6


đảm bảo chất lƣợng thuốc, kiểm tra 100% thuốc nhập khẩu của các công ty
có vi phạm, thu hồi thuốc không đảm bảo chất lƣợng.
Triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc. Thị trƣờng
dƣợc phẩm đƣợc duy trì bình ổn với chỉ số giá của nhóm hàng dƣợc phẩm
thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng chung, đứng thứ 9/11 nhóm hàng trọng yếu.
Không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, bất hợp lý ảnh hƣởng tới công
tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Triển khai thực hiện Thông tƣ 36
sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 01 và Thông tƣ 37 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ
01/2011/TT-BYT về đấu thầu thuốc đảm bảo cả hai yếu tố chất lƣợng và
giá thuốc, giá thuốc trúng thầu theo quy định mới về đấu thầu đã giảm và
giúp tiết kiệm 35% chi phí mua thuốc tại các cơ sở y tế trên cả nƣớc [23].
Thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
khuyến khích sử dụng thuốc trong nƣớc, đã bình chọn đƣợc 30 doanh
nghiệp, 62 sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt 2014". Tăng
cƣờng truyền thông và tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận
động "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam" [17]
1.1.2.2. Cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng

Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện.
Kết quả khảo sát tại bệnh viện đa khoa Phù Ninh năm 2012 cho thấy
kinh phí mua thuốc chiếm gần 34% tổng chi phí thƣờng xuyên [33]. Tại
bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc tổng tiền thuốc sử dụng chiếm 32%
(năm 2011) [37].
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền thuốc của các
bệnh viện tăng cả về số lƣợng và tỷ trọng so với tổng kinh phí bệnh viện.
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục
Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong
7


bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) trên
tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [4], [38].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện
đa khoa huyện Phù Ninh năm 2012 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh có
kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ trung bình là
25,4% trên tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [34]. Tƣơng ứng tại bệnh viện C
Thái Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ
lệ cao nhất (33%) trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [18].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt nam có tỷ
lệ các bệnh nhiễm khuẫn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn [39].
Vitamin cũng là hoạt chất thƣờng đƣợc sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 BV trong cả nƣớc năm 2009 cho thấy
Vitamin là 1 trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các
tuyến bệnh viện [27]. Bên cạnh đó nhóm thuốc này cũng đƣợc sử dụng
nhiều tại BV đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011 và BVĐK Phù Ninh năm

2012 [34], [36].
Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc tại các cơ sở khám
chữa bệnh và trên thị trƣờng: Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và
thuốc ngoại nhâp của bệnh viện các tuyến: Tổng số tiền mua thuốc năm
2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009,
trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,7% tăng nhẹ so
với năm 2009 (38,2%) [9].
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện trung ƣơng:
Tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung
ƣơng năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009
(12,3%)[9].
8


Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/thành phố:
Tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện
tỉnh/thành phố năm 2010 là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với
năm 2009 (33,2%)[9].
Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện huyện: Năm
2010, tổng trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh
viện huyện là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc.
Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2009 (60,4%)[9].
Phân tích tiền sử dụng thuốc theo đối tƣợng: Tổng số tiền thuốc đã
sử dụng năm 2010 là trên 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tƣợng hầu nhƣ không
thay đổi so với năm trƣớc, tiền thuốc BHYT chiếm 65,9%, đối tƣợng viện
phí trực tiếp chiếm 28,7% trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng[9].
Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện: Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc
kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so
với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong

cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ
6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010)[ 9 ].
1.1.2.3. Thực trạng kê đơn thuốc và thực hiện quy chế kê đơn.
Kết quả khảo sát của Cục quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế tại một
số bệnh viện năm 2009 cho thấy. Mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã
đƣợc sử dụng từ 0 – 10 thuốc, trung bình là 3,63 [38].
Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú của BV C
Thái Nguyên năm 2011 cũng cho tỷ lệ số thuốc trung bình trong 1 đơn là
4,7 (với đơn không có BHYT) và 4,2 thuốc (với đơn có BHYT). Trong đó
số đơn có 6 – 10 thuốc chiếm tỷ lệ là 32,7% (với đơn không có BHYT) và
25,3% (với đơn có BHYT); [21].

9


Cũng theo nghiên cứu của BVĐK huyện Phù Ninh, tỷ lệ đơn có
kháng sinh là 48,5%, trong đó phối hợp KS tƣơng 2,3% và chủ yếu là phối
hợp 2 KS [34].
Vitamin cũng là hoạt chất thƣờng đƣợc các bác sĩ kê đơn. Theo một
số khảo sát tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 có 37% đơn thuốc có kê
Vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B; hầu nhƣ không có tình trạng bác sỹ
kê nhiều loại vitamin trong cùng 1 đơn [37].
Việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, theo kết quả
khảo sát tại BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2012 tỷ lệ thực hiện ghi các thông
tin về bệnh nhân và thông tin về thuốc là 86%; có 91% đơn thuốc ghi rõ
ràng, đầy đủ địa chỉ bênh nhân; 100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 83% số
đơn ghi đầy đủ nồng độ, hàm lƣợng, số lƣợng thuốc, 99% số đơn ghi đầy
đủ hƣớng dẫn sử dụng trong đơn, 100% số đơn ghi đầy đủ liều dùng; 95%
số đơn ghi thời điểm dùng thuốc [37]. Cũng theo kết quả nghiên cứu của
BVĐK huyện Phù Ninh tỷ lệ thực hiện ghi các thông tin bệnh nhân là

100% ghi chẩn đoán bệnh 100%, ghi đƣờng dùng 100% và thời điểm dùng
thuốc 75,5% [34].
Chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc là khâu rất quan trọng trong việc sử
dụng thuốc, là yếu tố đầu tiên quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều trị của
ngƣời bệnh vì khi chẩn đoán đúng, kê đơn thuốc đúng hợp lý, an toàn và
hiệu quả thì mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời bệnh. Trên thế giới cũng nhƣ
ở Việt Nam việc chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc luôn đƣợc quy định chặt
chẽ và rõ ràng bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ y tế đã có văn bản
pháp quy quy định cụ thể việc chẩn đoán, kê đơn phải đảm bảo các yêu cầu
sau [8], [11].
- Khi khám bệnh thầy thuốc phải khai thác đầy đủ các thông tin về
ngƣời bệnh nhƣ: Bệnh sử trƣớc đó, thuốc đã dùng cho ngƣời bệnh trƣớc khi
nhập viện, ghi diễn biến lâm sàng vào hồ sơ bệnh án; đƣa ra y lệnh cho
10


bệnh nhân phù hợp với tình trạng, diễn biến của bệnh nhân (có thể chỉ định
dùng thuốc hoặc các chỉ định cận lâm sàng).
- Ngƣời chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho ngƣời bệnh bao
gồm: Bác sỹ; Y sĩ tại các trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn và bệnh viện huyện,
quận, thị xã, thành phố chƣa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng
thuốc cho ngƣời bệnh; Lƣơng y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và
bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ
dƣợc liệu cho ngƣời bệnh; Hộ sinh tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ,
y sĩ đƣợc chỉ định thuốc cấp cứu trong trƣờng hợp đỡ đẻ[11]. Các yêu cầu
khi chỉ định thuốc phải đảm bảo các yếu tố nhƣ phải phù hợp với chẩn đoán
và diễn biến bệnh; tình trạng bệnh lý và cơ địa ngƣời bệnh; tuổi, cân nặng
và giới tính; hƣớng dẫn điều trị (nếu có) và không lạm dụng thuốc.
- Chỉ định thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh
án, không đƣợc viết tắt tên thuốc, không đƣợc ghi ký hiệu. Nội dung chỉ

định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lƣợng), liều dùng một lần, số
lần dùng thuốc trong 24giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời
điểm dùng thuốc, đƣờng dùng thuốc và những chú ý khi dùng thuốc.
- Lựa chọn đƣờng dùng thuốc cho bệnh nhân:
+ Căn cứ vào tình trạng, diễn biến bệnh lý của ngƣời bệnh, đƣờng
dùng của thuốc mà ngƣời chỉ định đƣờng dùng thuốc cho bệnh nhân thích
hợp.
+ Chỉ định thuốc tiêm khi ngƣời bệnh không dùng đƣợc đƣờng uống,
thuốc dùng đƣờng uống không đáp ứng đƣợc nhu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đƣờng tiêm.
+ Thầy thuốc phải thông báo cho bệnh nhân (hoặc ngƣời nhà bệnh
nhân) những tác dụng không mong muốn và giám sát, yêu cầu thực hiện
đầy đủ hƣớng dẫn khi sử dụng thuốc.

11


Đặc biệt theo chỉ thị số 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công
tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện yêu cầu: “Đảm bảo đủ thuốc
chữa bệnh theo DMTCY sử dụng tại cơ sở khám cữa bệnh, không để ngƣời
bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong DMTCY”. Để đảm bảo thuốc chữa
bệnh HĐT & ĐT của bệnh viện phải thƣờng xuyên rà soát DMTBV để bổ
sung các thuốc mới cho điều trị hợp lý và loại bỏ những thuốc điều trị kém
hiệu quả và thầy thuốc phải thực hiện đúng quy định trên.
Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định rất chặt
chẽ nhƣng hoạt động chẩn đoán vẫn còn nhiều sai sót, đặt biệt trong hoạt
động kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Qua khảo sát tại 24 bệnh viện trên cả
nƣớc cho thấy có 10/24 (42%) bệnh viện sai sót trong ghi chép sử dụng
thuốc. Cũng khảo sát trên chỉ ra rằng 10/42 (42%) bệnh viện sai sót về tên
thuốc, 4/19 (21,1%) sai sót về liều dùng, 5/19 (26,3%) sai sót về đƣờng

dùng, 8/19 (42,1%) sai về nồng độ, hàm lƣợng, 11/20 (55,05%) sai về
khoảng cách dùng thuốc, 6/20 (30%) sai về thời gian dùng thuốc [33].
Trong việc kê đơn còn lạm dụng glucocorticoid, vitamin liều cao còn
phổ biến [23]. Lạm dụng kháng sinh nhất là cephalosporin thế hệ 3, kê nhiều
thuốc trong một đơn (có bệnh viện khảo sát, bác sỹ kê từ 14-16 thuốc/đơn;
đặc biệt có đơn kê 20 thuốc), dẫn đến nhiều tƣơng tác thuốc [24].
Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới, cho thấy sai
sót phổ biến là viêt tắt không phù hợp, tiếp sau là sai tính liều. Nguyên
nhân là do chữ khó đọc. Với đơn viết tay, một nửa số đơn sai sót y khoa,
1/5 số đơn có thể gây hại[15], 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không ghi cân
nặng hoặc ghi sai, 6% không ghi ngày hoặc ghi sai ngày kê đơn, 38% sai
sót dƣới liều, 18,8% là kê quá liều, sai sót do ghi phiếu hay sai khoảng thời
gian sử dụng là 28,3% và 0,9%[16]. Bác sỹ chủ yếu kê đơn thuốc theo tên
thƣơng mại, kê đơn thuốc theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4%[17].

12


Qua nghiên cứu tại bệnh viện Phù Ninh năm 2012, tiền thuốc nhập
khẩu chiếm 51,5%, thuốc kháng sinh chiếm 14,2% trong tổng số thuốc sử
dụng. [33].
Dẫn đến tình trạng trên một phần do HĐT & ĐT dù đã có nhiều nỗ
lực nhƣng chƣa chú ý nhiều đến các hoạt động; giám sát sau kê đơn (bình
bệnh án, bình đơn thuốc) theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, thông tin
thuốc và tập huấn cho các bác sỹ, dƣợc sỹ mà chủ yếu chỉ làm khi có đoàn
kiểm tra[12].
Trong việc giám sát kê đơn trong điều trị ngoại trú cũng còn rất
nhiều sai phạm, tại Việt Nam theo Cục quản lý khám chữa bệnh 80% khoa
Dƣợc bệnh viện tuyến Trung ƣơng đƣợc trang bị phần mềm quản lý bệnh
viện liên kết với các khoa lâm sàng để kê đơn và phát thuốc cho bệnh nhân

ngoại trú, nhƣng mới có 30% ứng dụng đầy đủ theo quy chế của Bộ y tế. Ở
Hà Nội trong 58 bệnh viện đƣợc kiểm tra thì vẫn còn 6 bệnh viện sai sót
trong kê đơn [19]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Phù Ninh không ghi rõ
thời điểm dùng thuốc chiếm 75,5%, [33]; Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh
Phúc: tỷ lệ không ghi đầy đủ họ tên, tuổi bệnh nhân chiếm tỷ lệ 9,4%,
thuốc kê đơn theo tên INN chỉ chiếm 58,7%, có tới 59,67% thuốc một
thành phần ghi theo tên biệt dƣợc[34].
Tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc bổ rất phổ biến:
kháng sinh nhập khẩu chiếm 30-40% tổng giá trị nhập khẩu thuốc hàng
năm của cả nƣớc[19]. Theo một thống kê tại Hải Phòng một vài vùng có tỷ
lệ đơn thuốc sử dụng kháng sinh lên đến 65%; tại một số phòng khám bệnh
viện huyện cho thấy một đơn thuốc có trung bình 4,2 số thuốc, số đơn
thuốc ít nhất một kháng sinh chiếm 62%, còn số thuốc kê nằm trong
DMTTY chỉ chiếm tỷ lệ là 38% [21]. Theo kết quả khảo sát tại BV đa khoa
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú và 43,5% BA
có kê thuốc Vitamin [37].
13


1.3. Các phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc
Để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các Bệnh
viện. Bộ Y tế đã ban hành thông tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 8
năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh
viện. HĐT & ĐT bệnh viện có chức năng tƣ vấn cho Giám đốc về sử dụng
thuốc nhằm mục đích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế và
tiện dụng dễ tìm, dễ cung ứng. Theo hƣớng dẫn của thông tƣ số
21/2013/TT-BYT, Hội đồng thuốc sử dụng 4 phƣơng pháp sau để phân tích
các dữ liệu tổng hợp, quản lý danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề trong
sử dụng thuốc gồm:
* Phân tích ABC.

* Phân tích nhóm điều trị.
* Liều xác định trong ngày.
1.3.1. Phân tích ABC
1.3.1.1 Khái niệm.
. Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ
lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện.
1.3.1.2 Ý nghĩa.
* Cho thấy những thuốc đƣợc sử dụng thay thế với lƣợng lớn mà có chi phí
thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trƣờng để:
- Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí thấp hơn.
- Tìm ra những liệu pháp điều trị để thay thế.
- Thƣơng lƣợng với nhà cung cấp hoặc tổ chức đấu thầu giữa các nhà cung
cấp để mua đƣợc thuốc với giá thấp hơn.
* Lƣợng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng động và từ đó phát hiện những điểm chƣa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lƣợng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

14


* Xác định phƣơng thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh.
1.3.2. Phân tích nhóm điều trị
Ý nghĩa: Phân tích nhóm điều trị giúp ta:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.
- Dựa trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức độ tiêu thụ

không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể nhƣ sốt rét, sốt xuất huyết,…
- Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí đạt hiệu quả cao
nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế. tƣơng
xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.
1.4. Một vài nét về Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập
1.4.1. Đặc điểm tình hình.
Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập, đƣợc thành lập vào ngày 20
tháng 4 năm 1957 với chức năng nhiệm vụ là chăm sóc, điều trị và nuôi
dƣỡng cho Bệnh nhân Phong; Từ năm 2010 đến nay đƣợc sự cho phép của
Bộ Y tế, Bệnh viện đã xây dựng cơ sở 2 tại Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An
ngoài chức năng nhiệm vụ chăm sóc, điều trị và nuôi dƣỡng Bệnh nhân
Phong, cơ sở 2 còn là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cán
bộ và nhân dân trên địa bàn Thị xã Hoàng Mại. Kế hoạch đƣợc giao là 150
giƣờng bệnh; bệnh viện gồm 09 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng, và
07 phòng chức năng. Công suất giƣờng bệnh tại bệnh viện lúc nào cũng đạt
100%. Mỗi ngày khoảng từ 150-180 lƣợt bệnh nhân đến khám ngoại trú.

15


×