Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa khu vực ninh hòa tỉnh khánh hòa năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 68 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI










PHẠM THỊ THANH HIỀN





PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ CẤP PHÁT
VÀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC NINH HÒA - TỈNH KHÁNH HÒA NĂM
2012





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I










HÀ NỘI - 2013

1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
Chương 1 5
TỔNG QUAN 5
1.1Quản lý tồn trữ thuốc 5
1.1.1.Vai trò, chức năng của kho 6
1.1.2. Quy trình quản lý tồn trữ thuốc 6
1.1.3. Xác định lượng tồn kho an toàn 8
1.1.4.Các mức tồn kho 9
1.1.5. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện trên thế giới hiện nay 10
1.2. Hoạt động cấp phát thuốc 11
1.2.1. Hoạt động cấp phát được đánh giá là có hiệu quả khi 12
1.2.2. Vấn đề cần chú ý trong quá trình quản lý cấp phát thuốc 12
1.2.3. Dược sĩ phụ trách kho cấp phát 13
1.3. Sử dụng thuốc 14
1.3.1. Kê đơn thuốc 14
1.3.2. Đóng gói và dán nhãn thuốc 15
1.3.3 Giao phát 15
1.3.4. Hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng 15
1.4. BVĐKKV Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa 17

1.4.1 Ví trí, nhiệm vụ 17
1.4.2. Mô hình bệnh tật tại BVĐKKV Ninh Hòa 18
1.4.3. Cơ cấu nhân lực 19
1.4.4. Vị trí chức năng và nhiệm vụ khoa dược 20
1.4.5. Hội đồng thuốc và điều trị 22
Chương 2 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 24
2.2 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa 24
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng7/2012- 6/2013 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 25
2.5.1 Hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát thuốc 25
2.5.2 Hoạt động sử dụng thuốc 25
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.6.1. Tỷ lệ thuốc sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân 25
2.6.2.Tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước, nhập khẩu 25
2.6.3. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh; giảm đau, hạ sốt; đường hô hấp; dịch truyền sử dụng
trong tổng tiền thuốc sử dụng năm 2012 26
2.6.4. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam sử dụng trong tổng tiền thuốc sử
dụng năm 2012 26
2.7. Phương phân tích xử lý số liệu 26
Chương 3 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại bệnh viện 28
3.1.1. Sơ đồ hệ thống kho và nhân lực 28
3.1.2 .Cở sở vật chất: 29
3.1.3 Trang thiết bị trong kho: 29

1

3.1.4. Hoạt động quản lý nghiệp vụ kho 31
3.1.5. Quản lý tồn kho 34
3.2. Phân tích hoạt động cấp phát thuốc 36
3.2.1. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú 36
3.2.2. Giao thuốc cho bệnh nhân nội trú 37
3.3. Thực trạng quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa năm
2012 41
3.3.1. Quản lý việc thực hiện danh mục thuốc: 41
3.3.2. Kính phí sử dụng thuốc 43
3.3.3. Cơ cấu thuốc sử dụng năm 2012 44
3.3.4. Quản lý việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân 49
3.3.5. Hoạt động dược lâm sàng bệnh viện 50
3.3.6. Hoạt động thông tin thuốc của bệnh viện 51
Chương 4 57
BÀN LUẬN 57
4.1. Hoạt động quản lý tồn trữ thuốc: 57
4.2. Về hoạt động giao phát thuốc 58
4.3 Về hoạt động giám sát và sử dụng thuốc 59
KẾT LUẬN 62
ĐỀ XUẤT 65






























2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân. Đảng và nhà nước thường xuyên quan tâm tới việc đảm
bảo cung cấp thuốc nhân dân. Trong những năm gần đây việc sử dụng
thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc ngày càng tăng do nhu cầu chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe và khả năng đảm bảo thuốc của xã hội[4]
Để đáp ứng nhu cầu chăm s
óc khỏe nhân dân, chất lượng khám chữa
bệnh ở các cơ sở y tế đặt biệt là bệnh viện ngày càng được nâng cao và

được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Trong đó hoạt động tồn trữ, cấp
phát và sử dụng thuốc là một khâu quan trọng trong chu trình cung ứng
thuốc góp phần quyết định hiệu quả điều trị. Cấp phát không chỉ là việc cấp
phát thuốc cho bệnh nhân mà là cả một chu trình
bắt đầu từ việc mua thuốc,
quản lý tồn trữ thuốc, đảm bảo đầy đủ thuốc về chất lượng và số lượng
phục vụ cho nhu cầu điều trị. Cấp phát thuốc đóng góp một phần không
nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ cơ bản của bệnh viện đó là: cung ứng
thuốc đầy đủ đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị và sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả điều trị cao và kinh tế.
Muốn đảm bảo chất lượng thuốc trong kho từ khâu cấp phát, trước
hết cần phải thực hiện tốt khâu quản lý tồn trữ thuốc. Tồn trữ không chỉ là
việc cất giữ thuốc trong kho mà nó còn là cả một q
uá trình nhập, xuất kho
hợp lý, quá trình kiểm t
ra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo
quản trong kho. Công tác tồn trữ thuốc là một trong những khâu mắt xích
quan trọng của việc đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất
lượng cho bệnh nhân, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao thuốc trong quá
trình cấp phát. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là những điều kiện
không thuận lợi cho công tác tồn trữ. Để thống nhất công tác bảo quản
trong các kho thuốc (gọi tắt là kho thuốc) của các đơn vị trong toàn ngành

3
nhằm đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao, chống nhầm lẫn thuốc, phục
vụ tốt công tác phòng chữa bệnh, kho thuốc phải thực hiện đúng quy chế
bảo quản thuốc, tiến tới thực hiện tiêu chuẩn: “ Thực hành tốt bảo quản -
GSP ’’[2]. Đây là một nhiệm vụ rất khó không phải bệnh viện nào cũng
thực hiện tốt.
Để thực hiện mục tiêu trên Bộ y tế đã ban hành quyết định

2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/
06/2001 về việc triển khai áp dụng nguyên
tắt

Thực hành bảo quản thuốc ”, thông tư 22/2011/TT-BYT ngày
10/06/2011 quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, thông
tư 23/2011/TT- BYT ngày 10//06/2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các
cơ sở y tế có giường bệnh.
Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa là bệnh viện hạng II trực thuộc
Sở y tế Khánh Hòa có nhiệm vụ khám và điều trị ch
o cán bộ và nhân dân ở
thị xã Ninh Hòa và các xã lân cận. Một trong những nhiệm vụ quan trọng
và ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh là hoạt động quản lý tồn trữ,
cấp phát, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa.
Hàng năm Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa sử dụng một số
lượng lớn thuốc để phục vụ cho việc khám và chữa bệnh.
Do vậy từ yêu cầu thực tế đó, đề tài: “ Phân tích hoạt động tồn trữ,
cấp phát và sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa k
hoa khu vực Ninh Hòa-
Tỉnh Khánh Hòa năm 2012 ” được thực hiện các mục tiêu sau:
1.Mô tả hoạt động tồn t
rữ, cấp phát thuốc tại Bệnh viện đa khoa khu
vực Ninh Hòa năm 2012.
2. Đánh gi
á hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Ninh Hòa năm 2012.



4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Q
uản lý tồn trữ thuốc
Quản lý tồn trữ là điểm trọng yếu của hệ thống cung ứng thuốc, tồn
trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu phải có hệ
thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép việc xuất
nhập hàng hóa từng ngày.
Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho m
à nó còn là cả
1 quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ .
Công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm bảo
kho cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng
tốt nhất, giảm tối đa tỷ lệ hư hao. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới ẩm l
à những
điều kiện không thuận lợi cho công tác tồn trữ.
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt,
có những đặc thù riêng, không
những ảnh hưởng đến lợi ích, chi phí của đơn vị kinh doa
nh, cung ứng
thuốc mà còn ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người. Do đó, việc
tồn trữ thuốc yêu cầu những điều kiện đặc biệt cần phải tuân thủ nghiêm
ngặt. Ngày 29.06.2001, Bộ Y tế đã có quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT
về việc triển khai áp dụng nguyên tắt “ Thực hành tốt bảo quản thuốc ” ở
tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ
thuốc, kinh doanh dịch vụ kho bảo quản t
huốc, khoa dược bệnh viện, viện
nghiên cứu và trung tâm y tế [3]. Vì vậy, việc chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật
chất, trang thiết bị cũng như các tài liệu cần thiết để thực hiện GSP tại bệnh
viện là một nhiệm vụ cấp thiết của khoa dược bệnh viện, nhằm t

hực hiện 2
mục tiêu chính của bệnh viện:
Cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế trong điều trị.



5
1.1.1.Vai trò, chức năng của kho


Hình 1.1 Vị trí của kho đối với sản xuất và lưu thông[1]
Chức năng kho của khoa dược:

 Bảo quản
 Dự trữ
 Kiểm tra, kiểm soát
 Điều hòa vật tư hàng hóa
1.1.2. Quy trình quản lý tồn trữ thuốc
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý là bài toán đảm bảo cung ứng kịp thời
cho nhu cầu điều trị, đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Không để thuốc tồn
kho quá nhiều, quá lâu, ảnh hưởng đến công tác bảo quản và tồn trữ một
lượng tiền lớn trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp. Dưa vào lượng thuốc
sử dụng trung bình/ tháng, lượng thuốc tồn kho tại kho Dược phải đảm bảo
sử dụng 2-3 tháng thuốc của bệnh viện [11]

Quản lý tồn trữ thuốc phải bao gồm tất cả các khâu từ thu mua, bảo
quản đến xuất hàng theo đúng quy trình quy định.
Trong khâu nhập hàng, một mặt hàng phải quản lý chặt chẽ số lượng,
chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại, giá mua, chi phí mua, cung


6
ứng phù hợp với kế hoạch kinh doanh, cung ứng của doanh nghiệp hay
bệnh viện. Mặt khác, phải theo dõi nắm bắt được thông tin về tình hình thị
trường, khả năng cung ứng của các nhà cung cấp, các chính sách cạnh tranh
tiếp thị được các nhà cung cấp áp dụng, tính ổn định của nguồn hàng.
Trong khâu bảo quản dự trữ phải tổ chức tốt kho tàng, thực hiện đúng
chế độ bảo quản, xác định đư
ợc mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại
hàng tồn kho để giảm hư hỏng, hao hụt, mất mát, đảm bảo an toàn, giữ
được chất lượng của hàng tồn kho.
Trong khâu xuất hàng, phải đảm bảo xuất hàng theo đúng quy trình
quy định, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ chất lượng, hạn sử dụng, số lượng
của thuốc đảm bảo không có thuốc kém chất lượng do khâu tồn trữ đi vào

khâu lưu thông đến tay người bệnh.

























Kiểm

định
kỳ
Phân loại Theo độc tính, tác dụng dược lý, dạng
thuốc
Sắp xếp Nhóm thuốc: dựa vào tên thuốc theo
trình tự ABC
Loại thuốc: dựa trên nguyên tắc FEFO
Bảo quản Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm


Xuất hàng


Sắp xếp
Bảo quản
* Chuẩn bị phương tiện, nhân lực, giấy tờ, thủ tục
* Kiểm nhập
* Bàn giao và nhận


* Nhập hàng

* Kiểm tra chứng từ
* Kiểm xuất
* Bàn giao, nhận hàng


7
Hình 1.2 Quy trình quản lý tồn trữ thuốc[3]
1.1.3. Xác định lượng tồn kho an toàn
Mục tiêu đầu tiên của quốc gia về thuốc là đảm bảo cung ứng đủ, kịp
thời thuốc, vật tư tiêu hao có chất lượng, giá thành hợp lý cho công tác
phòng bệnh và chữa bệnh cho cộng đồng. Muốn thực hiện mục tiêu này,
ngành dược luôn luôn phải dự trữ một lượng thuốc, vật tư tiêu hao nhất
định. Lượng thuốc, vật tư tiêu hao trong kho nhằm mục tiêu:
 Thực hiện các nhiệm vụ của kho đáp ứng các nhu cầu ngoài dự kiến
khi có dịch bệnh xảy ra, thiên tai, lũ lụt…
 Duy trì các hoạt động của kho phải được tiến hành bình thường khi

thuốc về kho chậm do thời gian vận chuyển thuốc chậm, quá trình
sản xuất bị gián đoạn.
Các kho có mức dự trữ thuốc tối đa với số lượng vừa đủ thấp nhằm
tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, và mức dự trữ thuốc tối thiểu đủ cao
để tránh được tình trạng thiếu hụt, cho nhu cầu của bệnh có tăng cao và
việc nhận hàng xảy ra chậm.
Mức tồn kho an toàn là tồn kho để phòng những trở ngại trong vận
chuyển, phân phối, thiếu hụt thuốc, vật tư tiêu hao,
Mức tồn kho tối thiểu là số tồn kho an toàn cộng với lượng thuốc,vật tư
hao cần phân phối trong thời gian từ khi đặt m

ua đến khi nhận,
Mức tồn kho tối đa là tồn kho tối thiểu cộng với lượng hàng cần phân
phối giữa 2 lần nhận hàng định kỳ liên tiếp[2]
Bảng 1.1 Tồn kho tối đa và tối thiểu ở các tuyến
Kho Số tháng tồn kho tối thiểu Số tháng tồn kho tối đa
Tuyến tỉnh 2-3 tháng 4-6 tháng
Tuyến quận/huyện 1-2 tháng 3-5 tháng



8
1.1.4.Các mức tồn kho
1.2.4.1.Số tiêu thụ trung bình tháng ( Q
tb
)
Mức tồn kho phụ thuộc vào số tiêu thụ trung bình[2]. Tuy nhiên,
lượng tiêu thụ hàng tháng không phải là không đổi và thời gian chờ nhận
hàng từ các nhà cung cấp cũng luôn thay đổi. Do đó, hầu hết các hệ thống
cung ứng thuốc đều tăng lượng tồn kho an toàn, ít nhất là cho các mặt hàng
thiết yếu để đối phó với sự tăng giảm của lượng tiêu thụ cũng như thời gian
nhận hàng.
1.2.4.2. Mức tồn kho an toàn
Mức tồn kho an toàn được quy định như sau:
-
Tuyến tỉnh : 03 tháng
- Tuyến huyện : 02 tháng
- Tuyến xã : 01 tháng
Các mức tồn: Số tồn kho an toàn , số tồn kho tối thiểu, số tồn kho tối đa [2]
Lượng dự trữ thường xuyên: theo khuyến cáo thì số lượng dự trữ
thường xuyên cho kho thuốc bệnh viện bằng 1,5-2 lần số tiêu thụ trung

bình/tháng
Lượng dự trữ bảo hiểm: đề phòng các biến động như giá US
A tăng,
mốc thời gian điểm điều chỉnh thuế nhập khẩu, dự phòng trong thời gian
hết hợp đồng cũ nhưng chưa kịp tổ chức đấu thầu.
Khoảng cách đặt hàng: theo nguyên tắc trong kho luôn phải lưu kho
mức dự trữ tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình khám chữa bệnh diễn ra
liên tục trong mọi điều kiện cung ứng bình thường và không bì
nh thường.
Tuy nhiên nếu thời gian chuyển thuốc dài, nhu cầu sử dụng thuốc lớn thì
lượng hàng dự trữ sẽ cao hơn. Một số kho thuốc, người ta có thể dự trữ một
lượng thuốc theo kinh nghiệm để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất
định như sau[2]


9
Bảng 1.2: Kinh nghiệm dự trữ thuốc
STT Thời gian chuyển hàng Mức dự trữ cho sử dụng trong
1 1 tháng 2 tuần
2 2 tháng 4 tuần
3 3 tháng 5 tuần
4 4 tháng 6 tuần
5 6 tháng 8 tuần
6 8 tháng 9 tuần
7 12 tháng 12 tuần
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Minh Hiền tại bệnh viện
Hữu Nghị, lượng tồn kho 1,4 đến 3,9 tháng thuốc sử dụng bình quân của
bệnh viện, số lượng này tăng do khoa dược phải dự trù tăng hàng để chờ
duyệt kết quả thầu đầu năm và các công ty hay có biến động giá vào đầu
năm[16].

1.1.5. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện trên thế giới hiện nay
Việc tồn trữ thuốc tại các bệnh viện phải đảm bảo các yếu tố:
 Luôn có đủ thuốc (số lượng, chủng loại, dạng bào chế) và đảm bảo
chất lượng thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện.
 Chi phí cho công việc đảm bảo thuốc phải thấp ở mức độ tối ưu, phù
hợp với khả năng của ngân sách, của cán bộ điều trị và của người
bệnh, với hiệu quả kinh tế tốt nhất có thể.
1.1.5.1. Xu hướng tồn trữ thuốc tại các nước phát triển
Tại các nước phát triển, hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh vì:
 Hệ thống thông t
in liên lạc thuận lợi, hệ thống điều hành trung tâm
để xử lý yêu cầu và ra các mệnh lệnh thực hiện rất hoàn chỉnh, tự
động hóa cao.

10
 Hệ thống giao thông vận tải rất thuận tiện, có nhiều loại hình và
phương tiện vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu.
 Hệ thống kho tồn trữ của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp
đảm bảo việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất và đạt hiệu quả tối
ưu.
 Đội ngũ làm công tác cung ứng có trình độ thực hành cao, được đào
tạo công phu.
Các yếu tố này đã đảm bảo việc đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ sở điều t
rị,
do đó hệ thống tồn trữ thuốc của bệnh viện thực tế không cần thiết lắm [17]
1.1.5.2. Xu hướng tồn trữ thuốc tại các nước đang phát triển
Tại các nước đang phát triển, không có hệ thống các yếu tố để có

phương thức tồn trữ thuốc tại bệnh viện như các nước phát triển, do vậy
nhiệm vụ đảm bảo luôn đủ thuốc (số lượng, chủng loại, dạng bào chế) có

chất lượng cho nhu cầu điều trị của bệnh viện là ưu tiên hàng đầu. Chi phí
cho công việc đảm bảo thuốc phải thấp ở mức tối ưu, phù hợp với khả năng
của ngân sách, của cán bộ điều trị và của người bệnh, với hiệu quả kinh tế
cao. Do vậy việc tính toán cơ chế tồn trữ thuốc sao cho đảm bảo yêu cầu
của công tác khám chữa bệnh và hiệu quả kinh tế là yêu cầu quan trọng mà
công tác dược bệnh viện phải hoàn thành. Việc chọn lựa phương thức tồn
trữ thuốc phải căn cứ vào yếu tố thực trạng của cơ sở để quyết định t
rên cơ
sở của lý thuyết tồn trữ thuốc [17]
1.2. Hoạt động cấp phát thuốc
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân bao gồm các bước sau: kiểm tra đơn,
tập hợp thuốc, kiểm tra số lượng thuốc, đóng gói và phát cho bệnh nhân.
Nhân viên cấp phát nên hướng dẫn cẩn thận và cụ thể cho bệnh nhân về
cách dùng và liều dùng thuốc, bao gồm:
 Tên thuốc, dạng thuốc, tác dụng của thuốc, các thông tin về liều
sử dụng .

11
 Hướng dẫn bệnh nhân cách chuẩn bị thuốc trước khi uống.
 Lưu ý bệnh nhân tuân thủ theo đơn thuốc
 Kiểm tra lại khả năng nắm bắt được cách sử dụng thuốc của bệnh
nhân
1.2.1. Hoạt động cấp phát được đánh giá là có hiệu quả khi
 Luôn dự trữ trong kho một lượng thuốc hợp lý, không để xảy ra
tình trạng thiếu hoặc thừa thuốc
 Thuốc được bảo quản trong điều kiện tốt, không bị quá hạn sử
dụng, mất phẩm chất.
 Hạn chế tối đa tình trạng hao hụt thuốc do các nguyên nhân khác
nhau.
 Thuốc được cấp cho khoa phòng đúng, đủ và kịp thời.

 Có phương tiện vận chuyển thuốc nhanh chóng.
 Theo dõi và hướng dẫn quản l
ý tốt tủ thuốc trực tại các khoa lâm
sàng trong bệnh viện
 Xử lý kịp thời và hợp lý những khó khăn ngoài dự kiến.
 Lưu trữ các hồ sơ và dữ liệu đầy đủ, trung thực, chính xác và
minh bạch.[14]
1.2.2. Vấn đề cần chú ý trong quá trình quản lý cấp phát thuốc
 Thuốc theo y lệnh lĩnh và phải được dùng trong ngày, riêng ngày
lễ và chủ nhật được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ.
 Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc,
theo dõi việc dùng thuốc, đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc
thực hiện quy trình đã được phê duyệt.
 Xây dựng quy trình giao phát thuốc chặt chẽ để đảm bảo an toàn
cho từng người bệnh.
 Phổ biến quy định lĩnh thuốc và phát thuốc.

12
 Nếu có thuốc thay thế hoặc thuốc mới thì phải cung cấp các thông
tin về thuốc cho các bác sĩ điều trị biết để khi sử dụng không bị
lúng túng.
 Để đảm bảo công tác cấp phát thuốc theo quy chế bệnh viện, khoa
dược cần phải:
- Có kho chính, kho cấp phát lẻ
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được cấp phát
theo quy chế
- Trước khi xuất thuốc khỏi kho và đặc biệt giao nhận thuốc cho
khoa phòng điều trị đều phải thực hiện 3 kiểm t
ra, 3 đối chiếu theo
quy chế sử dụng thuốc[5],[15]

Ba kiểm tra:
 Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng
 Bao bì, nhãn thuốc
 Chất lượng thuốc
Ba đối chiếu:
 Tên thuốc ở đơn
 Nồng độ, hàm lượng ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao
 Số lượng, số khoản t
huốc sẽ giao
1.2.3. Dược sĩ phụ trách kho cấp phát
Nhiệm vụ:
 Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý
thực hiện quy chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng thuốc.
 Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công
 Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc trong kho nắm
vững nội dung công việc được phân công.
 Kiểm tra chặt chẽ xuất, nhập theo quy chế công tác khoa dược,
đảm bảo kho an toàn tuyệt đối

13
 Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc
 Hàng ngày phải báo cáo với trưởng khoa về công tác kho và cấp
phát
Quyền hạn:
 Bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao theo quy
định
 Hướng dẫn, phân công các thành viên trong kho được giao nhiệm
vụ về công tác bảo quản, sắp xếp thuốc trong kho.[5]
1.3. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc đã và đang là vấn đề rất được quan tâm trong công tác

dược bệnh viện. Sử dụng thuốc không hợp lý tất yếu sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng như làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm
chất lượng điều trị, tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và sự lệ thuốc vào
thuốc của bệnh nhân.
Vì vậy, WHO cho rằng: “ Sử dụng thuốc hợp lý là phải đáp ứng được
yêu cầu lâm
sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người
bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc).
Thuốc đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và
có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và
cộng đồng” [6]

1.3.1. Kê đơn thuốc
Kê đơn là quyết định những thuốc nào là cần thiết cho bệnh nhân với
liều dùng và quá trình điều trị thích hợp. Đối với bệnh nhân nội trú thì
thuốc được kê trong bệnh án, với bệnh nhân ngoại trú thì thuốc được kê
vào đơn thuốc.Tên thuốc trong đơn phải ghi theo tên quốc tế. Phải chính
xác đường dùng, liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian cả đợt
điều trị.Việc kê đơn phải được thực hiện theo quy c
hế kê đơn của Bộ Y tế,
dựa trên những nguyên tắc sau:

14
 Khi thấy thật sự cần thiết phải dùng đến thuốc
 Kê những thuốc tối thiểu cần thiết, có đầy đủ thông tin
 Chọn thuốc điều trị đúng bệnh cho từng bệnh nhân cụ thể
 Liều thuốc hợp lý
 Chỉ định dùng thuốc đúng lúc
 Chú ý thận trọng với cơ địa, trạng thái người bệnh
 Hạn chế, t

hận trọng trong các điều trị phối hợp với nhiều thuốc
hoặc hỗn hợp thuốc nhiều thành phần
 Thận trọng đối với các phản ứng phụ, không mong muốn của
thuốc
 Chọn thuốc hiệu quả cao, chi phí thấp[7]
1.3.2. Đóng gói và dán nhãn thuốc
Theo tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) thuốc được ghi nhãn đúng là mỗi
loại thuốc phải có bao gói riêng, có đầy đủ các thông tin: Tên bệnh nhân,
tên thuốc, hàm lượng, thời gian và cách sử dụng. Nếu bệnh nhân được
hướng dẫn tỉ mỉ cách dùng thuốc từ bác sĩ, người cấp phát thuốc thì khả
năng tuân thủ chỉ định cao. Nếu người bệnh không nhớ cách dùng thì khả
năng họ sẽ tự sử dụng theo ý m
ình, gây ra những sai sót trong sử dụng
thuốc. Vì vậy, việc ghi nhãn thuốc là rất quan trọng trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.
1.3.3 Giao phát
Thuốc sau khi được dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ cấp phát cho
bệnh nhân.
1.3.4. Hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng
 Thông tin về thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân cách
sử dụng thuốc hợp lý an toàn

15
 Theo dõi giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh trong quá
trình điều trị
 Theo dõi phản ứng có hại, những tương tác bất lợi của thuốc
 Cảnh giác với những thuốc chưa biết phản ứng có hại
 Quá trình từ kê đơn, cấp phát đến theo dõi dùng thuốc là một quá
trình quyết định hiệu quả sử dụng thuốc.
Theo tổ chức Y tế thế giới, quá trình kê đơn, cấp phát đến theo dõi


dùng thuốc chính là quá trình chăm sóc bằng thuốc.Vì vậy để bệnh nhân
tuân thủ điều trị tốt cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá
điều dưỡng và bệnh nhân, được minh họa bằng sơ đồ sau[15]

















Bác sĩ
- Chẩn đoán, kê đơn, chỉ
định dùng thuốc
- Theo dõi chuyển biến
bệnh
Bệnh nhân
Tuân thủ chỉ định
của thầy thuốc
Dược sĩ

- Cung cấp thông tin thuốc
cho bác sĩ
- Đánh giá việc dùng thuốc
- Theo dõi thuốc điều trị
Y tá điều dưỡng
- Chăm sóc bệnh nhân
- Chăm sóc toàn diện

16
Hình 1.3. Sơ đồ thể hiện mối liên quan giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá điều
dưỡng và bệnh nhân
Thông tư số 23/TT-BYT, hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh đã quy định:
 Dược sĩ khoa dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và
hướng dẫn sử dụng thuốc cho thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng viên
và người bệnh
 Thầy thuốc hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh)
cách dùng thuốc
 Điều dưỡng viên, hộ sinh chịu trách nhiệm
cho người bệnh dùng
thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để đảm bảo thuốc
được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh
 Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý
dùng thuốc không đúng chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh hoặc
người nhà người bệnh chịu t
rách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng
thuốc không đúng chỉ định của thầy thuốc.[8]
1.4. BVĐKKV Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa
1.4.1 Ví trí, nhiệm vụ
1.4.1.1 Vị trí:

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa là bệnh viện hạng 2 trực thuộc
sở y tế Khánh Hòa
1.4.1.2. Nhiệm vụ
 Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
 Đào tạo cán bộ y tế
 Nghiên cứu khoa học về y học
 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
 Phòng bệnh
 Hợp tác quốc tế

17
 Quản lý kinh tế

















Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức của bệnh viên đa khoa khu vực Ninh Hòa

Bệnh viện đã tố chức được 6 phòng chức năng, 9 khoa lâm sàng và 4
khoa cận lâm sàng, để tiếp nhận tất cả trường hợp bệnh nhân từ ngoài vào
chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
1.4.2. Mô hình bệnh tật tại BVĐKKV Ninh Hòa





Đoàn thể

Hội đồng tư vấn
- HĐT&ĐT
- HĐKHKT
- HĐĐD
- HĐKSNK
Các phòng chức năng :
- Phòng hành chính quản trị
- Phòng kế hoạch tổng hợp
-Phòng TCKT
- Phòng điều dưỡng
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng trang thiết bị
Các khoa cận lâm sàng:
- Khoa dược
- Khoa xét nghiệm
- Khoa chẩn đoán hình
ảnh
- Khoa chống nhiễm
khuẩn


Các khoa lâm sàng:
- Khoa nội - Khoa nhi
- Khoa Ngoại - Khoa sản
- Khoa liên chuyên khoa
- HSTC-CĐ
- Khoa khám cấp cứu
- Khoa truyền nhiễm
- Khoa phục hồi chức năng
Ban giám đốc
- 1 Giám đốc
- 2 Phó giám đốc

18

Bảng 1.3. Các nhóm bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất tại BVĐKKV Ninh Hòa năm
2012
Đơn vị: lượt
Nhóm bệnh
Mã bệnh
Tần suất Tỷ lệ %
Bệnh của hệ hô hấp J00-J99 24.820 26,01
Bệnh về hệ tuần hoàn I00-I99 20.957 21,96
Bệnh của hệ tiêu hóa K00-K93 10.393 10,89
Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng A00-B99 6.810 7,14
Vết thương, ngộ độc và kết quả các
nguyên nhân bên ngoài
S00-T98 6.542 6,85
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa E00-E90 5.644 5,91
Bệnh của da và tổ chức dưới da L00-L99 4.456 4,67

Bệnh của mắt H00-H59 4.302 4,51
Bệnh của hệ thống cơ,xương và mô
liên kết M00-M99 3.482 3,65
Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục N00-N99 3.142 3,29
Bệnh của tai và xương chũm H00-H95 2.383 2,5
Bệnh sản phụ khoa O00-O99 1.371 1,44
Các bệnh khác
C00-D48,F00-
F99, G00-
G99,P00-P96 1.132 1,19
Tổng số

95.434 100

1.4.3. Cơ cấu nhân lực
Bệnh viện có mô hình tổ chức của bệnh viện đa khoa hạng 2 tuyến tỉnh, nhân lực
bệnh viện phân bổ ở 3 khu vực hoạt động được mô tả trong hình 1.4.










19



Bảng 1.4. Cơ cấu nhân lực bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa năm
2012

STT Trình độ cán bộ Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Thạc sỹ 05 1,81
2 Bác sỹ chuyên khoa II 02 0,71
3 Bác sỹ chuyên khoa I 19 6,83
4 Bác sỹ 16 5,76
5 DSĐH 02 0,71
6 CNXN,CNXQ,CNGM,CNĐD,CĐXQ, CĐĐD 24 8,63
7 DSTH 22 7,92
8 Y sỹ, ĐDTH,NHS,KTV,ĐDSH 126 45,33
9 Nhân viên khác( ĐH, KS,TH,Hộ lý, y công) 62 22,30

Tổng số 278 100,0

1.4.4. Vị trí chức năng và nhiệm vụ khoa dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
Đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám
Đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo
cung ứng thuốc kịp thời, thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát sử dụng
thuốc an toàn hợp lý
Khoa Dược có các nhiệm vụ
+ Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo số lượng thuốc, hóa chất, vật
dụng y tế t
iêu hao cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị
hợp lý.
+ Quản lý theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều
trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.


20
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều
trị.
+ Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản
thuốc ”
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
tại các khoa trong bệnh viện.
+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra,
đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặt biệt là sử dụng
kháng sinh.
+ Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả
cao trong phục vụ người bệnh.
+ Th
am gia chỉ đạo tuyến
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
+ Quản lý hoạt động của quầy thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
+Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra,
báo cáo về vật tư y tế tiêu hao ( bông, băng, cồn, gạc ) [9]
+ Là cơ sở thực hành của các trường y khoa và trường dược (Trường
Cao đẳng y tế Nha Trang, Trường đại học Thái Bình Dương)
+ Tham
gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc
- Sơ đồ tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện

Lãnh đạo khoa dược
- 1 Trưởng khoa dược(DSĐH)
- 1 Phó khoa dược(DSTH)








Tổ thông tin thuốc và
dược lâm sàng
(1 DSĐH)
Nghiệp vụ dược
(1 DSTH)
Kho chính
(2 DSTH)

21



Kho lẻ cấp phát
nội trú
(5 DSTH)
Kho lẻ cấp phát
ngoại trú (BHYT)
(5 DSTH)


Hình 1.5. Sơ đồ tố chức hoạt động của khoa dược bệnh viện
Trong sơ đồ này, khi một qu
yết định được chấp nhận, trưởng khoa
Dược sẽ ban hành, các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn
chuyên môn của mình. Tất cả mục đích để hoàn thành các chức năng,
nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh viện.

1.4.4.1. Cơ cấu nhân lực của khoa dược bệnh viện
Trong cơ cấu nhân lực của khoa dược bệnh viện, chiếm tỷ lệ lớn nhất
là dược sỹ trung học. Trong bệnh viện, không chỉ ở khoa dược, trong bất kỳ
khoa phòng nào thì nhân tố con người là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt
động, chỉ tiêu về nhân lực Dược trong các bệnh viện thời gian trước luôn
không đáp ứng đủ cho hoạt động Dược bệnh viện. Ngày nay, tuy nhiên
tăng thêm số lượng và chất lượng nhưng vẫn cần bổ sung và đào tạo
thêm
[10]
1.4.4.2. Nhiệm vụ chủ yếu
- Quản lý thuốc, hóa chất, cung ứng đủ và đảm bảo chất lượng thuốc,
vật tư, hóa chất, vật tư tiêu hao cho điều trị.
 Phương hướng trong những năm tới:
- Cùng hội đồng thuốc và điều trị hoàn thiện danh mục thuốc trong bệnh
viện
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên m
ôn cho các dược sỹ trong
khoa, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử thuốc tại bệnh viện.
- Cần đẩy mạnh công tác dược lâm sàng .
1.4.5. Hội đồng thuốc và điều trị

22
Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng [7]
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề
liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt
chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
 Xây dựng danh mục thuốc dùng bệnh viện
 Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng t
huốc trong bệnh viện.
 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.

 Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
 Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai sót trong điều trị.
 Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
Trong thành của HĐT & ĐT nhiệm vụ của dược sỹ khoa dược gồm có:
 Dược sỹ khoa dược ủy viên thường trực.
 Dược sỹ khoa dược tư vấn cùng bác sỹ điều trị tham gia chọn lựa
thuốc điều trị đối với một số bệnh nặng, mạn tính.
 Giới thiệu thuốc mới.
 Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới
theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
Tiến hành họp định kỳ một tháng một lần và những khi cần thiết do
giám đốc bệnh viện yêu cầu và chủ tịch hội đồng triệu tập.Trưởng khoa
dược chuẩn bị nội dung họp. Trên cơ sở đó, hội đồng sẽ thảo luận phân tích
các ý kiến đề xuất, ủy viên thường trực tổng hợp trình lên giám
đốc phê
duyệt và quyết định thực hiện. Sau 3-6-9-12 tháng làm báo cáo sơ kết và
tổng kết một lần.
Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị đã bước đầu khẳng định vai
trò của khoa dược bệnh viện trong việc hỗ trợ cho ban giám đốc trong việc
tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên hội đồng
thuốc và điều trị chưa xây dựng những quy định nhằm tăng cường mối

23
quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng trong đó dược
sỹ là tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm chỉ định, điều dưỡng thực hiện y
lệnh.[17]
















Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Khoa dược
- Các Bác sỹ
- Các Dược sỹ cấp phát của BVĐKKV Ninh Hòa liên quan đến hoạt
động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh viện.
2.2 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng7/2012- 6/2013
2.4. Phương pháp nghiên cứu

24

×