Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 100 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




MAI KHÁNH CHI


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƢƠNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC







HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI






MAI KHÁNH CHI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ : 60720412


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Văn Thuý
NCS, Ths. Lê Thị Uyển





HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn
chân thành tới TS. HÀ VĂN THÚY, PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ
và Ths. LÊ THỊ UYỂN, những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới:

- Ban Lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng cũng nhƣ toàn thể anh
chị em trong khoa Dƣợc BVNTTW đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian làm đề tài tại bệnh viện.
- Các thầy cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc, Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp cơ
quan Công đoàn Y tế Việt Nam cũng nhƣ gia đình, bạn bè đã luôn động viên
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2014



Mai Khánh Chi







MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ

1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. SỬ DỤNG THUỐC TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC CỦA BỆNH VIỆN
3
1.1.1. Vài nét về hoạt động cung ứng thuốc
3
1.1.2. Hoạt động sử dụng thuốc
6
1.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG SỬ
DỤNG THUỐC
10
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích ABC
10
1.2.2. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị
11
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích VEN
12
1.2.4. Một số chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở khám chữa
bệnh
12
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
13
1.3.1. Thực trạng sử dụng thuốc trên thế giới
13
1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam
14
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH NỘI TIẾT VÀ BỆNH VIỆN NỘI

TIẾT TRUNG ƢƠNG
18
1.4.1. Vài nét về tình hình bệnh nội tiết
18
1.4.2. Vài nét về bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng
21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
24
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
24

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
24
2.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
24
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
26
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu
27
2.4. CHỈ TIÊU VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
34
3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG NĂM 2013
34

3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị
34
3.1.2. Phân tích ABC
37
3.1.3. Phân tích VEN
40
3.1.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
42
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG NĂM 2013
46
3.2.1. Phân tích một số chỉ số kê đơn và việc thực hiện quy chế
chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú tại BVNTTW
46
3.2.2. Phân tích một số chi phí trong kê đơn thuốc ngoại trú
53
3.2.3. Phân tích hoạt động giao phát thuốc ngoại trú tại BVNTTW
55
3.2.4. Phân tích sự tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tại
BVNTTW
58
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
65
4.1. VỀ CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG TẠI BVNTTW NĂM 2013
65
4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị
65
4.1.2. Về phân tích ABC
68
4.1.3. Về phân tích VEN

69
4.1.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
69

4.2. VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA BVNTTW
70
4.2.1. Về việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú và một số chỉ số kê
đơn
70
4.2.2. Về chi phí trong kê đơn thuốc tại BVNTTW
73
4.2.3. Về hoạt động giao phát thuốc tại BVNTTW
75
4.2.4. Về hoạt động tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân
76
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC






















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT
Bảo hiểm y tế
BN
Bệnh nhân
BV
Bệnh viện
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
BVNTTW
Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng
BYT
Bộ Y tế
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
DMT

Danh mục thuốc
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY
Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY
Danh mục thuốc thiết yếu
ĐT
Điều trị
ĐTĐ
Đái tháo đƣờng
GPP
Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)
GT
Giá trị
HĐTVĐT
Hội đồng thuốc và điều trị
KCB
Khám chữa bệnh
NK
Nhập khẩu

Quyết định
SL
Số lƣợng
SXTN
Sản xuất trong nƣớc
TB
Trung bình
TL%

Tỷ lệ %
TT
Thông tƣ
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý
5
Bảng 1.2. Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Nội tiết TW
22
Bảng 2.1. Ma trận ABC/VEN
29
Bảng 2.2. Nhóm biến số phân tích cơ cấu thuốc sử dụng
29
Bảng 2.3. Nhóm biến số phân tích ABC, VEN
30
Bảng 2.4. Nhóm biến số phân tích ma trận ABC/VEN
30
Bảng 2.5. Nhóm biến số phân tích các chỉ tiêu thực hiện quy chế kê đơn
ngoại trú
31
Bảng 2.6. Nhóm biến số phân tích các chỉ số sử dụng thuốc
32
Bảng 2.7. Nhóm biến số phân tích các tƣơng tác thuốc trong đơn
32
Bảng 2.8. Biến số nghiên cứu hoạt động giao phát thuốc

33
Bảng 2.9. Nhóm biến số nghiên cứu sự tuân thủ của bệnh nhân
33
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị
34
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc trong nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào
hệ nội tiết
36
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc , thuốc nhập khẩu
36
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập khẩu của bốn
nhóm thuốc có chi phí và số lƣợng thuốc lớn nhất
37
Bảng 3.5. Kết quả phân tích ABC
37
Bảng 3.6. Kết quả phân tích ABC theo nhóm tác dụng điều trị
39
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập khẩu hạng A
40
Bảng 3.8. Kết quả phân tích VEN
40
Bảng 3.9. Phân tích VEN theo nhóm tác dụng điều trị
41
Bảng 3.10. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN
42
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc nhóm AV theo tác dụng điều trị
43
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nhóm AE theo tác dụng điều trị
44


Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong nhóm AN
44
Bảng 3.14. Các thuốc cụ thể trong nhóm AN
45
Bảng 3.15. Tỉ lệ phân bố bệnh trong số lƣợng đơn khảo sát tại Bệnh
viện Nội Tiết Trung Ƣơng năm 2013
46
Bảng 3.16. Tình hình thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú tại BV
47
Bảng 3.17. Số thuốc trung bình cho mỗi đơn
49
Bảng 3.18. Tỷ lệ thuốc nội tiết đƣợc kê trong đơn
50
Bảng 3.19. Tỷ lệ đơn có kê thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất
51
Bảng 3.20. Tƣơng tác thuốc có trong đơn
51
Bảng 3.21. Một số tƣơng tác phổ biến trong đơn thuốc
52
Bảng 3.22. Chi phí trung bình của một đơn thuốc
53
Bảng 3.23. Chi phí kê đơn thuốc nội tiết, vitamin
54
Bảng 3.24. Chi phí các thuốc trong nhóm hormone và các thuốc tác
dụng vào hệ nội tiết
55
Bảng 3.25. Thực hiện quy trình giao phát thuốc
56
Bảng 3.26. Thời gian phát thuốc trung bình tại BVNTTW
57

Bảng 3.27. Tỉ lệ thuốc đƣợc cấp phát thực tế tại bệnh viện
57
Bảng 3.28. Thông tin bệnh nhân
58
Bảng 3.29. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh
58
Bảng 3.30. Tình trạng cung cấp thông tin của bác sĩ
59
Bảng 3.31. Tình trạng cung cấp thông tin của ngƣời giao phát thuốc
60
Bảng 3.32. Hiểu biết của bệnh nhân về sử dụng thuốc
61
Bảng 3.33. Hiểu biết của bệnh nhân về bảo quản thuốc
62
Bảng 3.34. Tỷ lệ bệnh nhân quên uống thuốc.
62
Bảng 3.35. Cách xử lý khi bệnh nhân quên uống thuốc
63
Bảng 3.36. Sự hài lòng của bệnh nhân với thông tin tƣ vấn
63

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc
3
Hình 1.2. Chu trình sử dụng thuốc
6
Hình 1.3. Quy trình giao phát thuốc cho ngƣời bệnh
8
Hình 1.4. Một số biện pháp cải thiện sự tuân thủ của ngƣời bệnh

9
Hình 1.5. Mối quan hệ giữa bác sĩ, dƣợc sĩ, điều dƣỡng, bệnh nhân
10
Hình 1.6. Xu hƣớng cơ cấu số lƣợt KCB theo nhóm bệnh
20
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức khoa Dƣợc
23
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu
25
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị
35
Hình 3.2. Cơ cấu thuốc trong nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào
hệ nội tiết
36
Hình 3.3. Biểu đồ phân tích ABC
38
Hình 3.4. Biểu đồ phân tích VEN
40
Hình 3.5. Tỷ lệ % số lƣợng thuốc nội tiết so với tổng số thuốc kê đơn
50
Hình 3.6. Tỷ lệ % số lƣợng các thuốc trong nhóm thuốc nội tiết
50
Hình3.7. Tỷ lệ chi phí kê đơn thuốc nội tiết, vitamin
54
Hình 3.8. Tỷ lệ cung cấp thông tin của bác sĩ
59
Hình 3.9. Tỷ lệ cung cấp thông tin của ngƣời giao phát thuốc
60
Hình 3.10. Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân với thông tin tƣ vấn
64




- 1 -
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội vì vậy cần
phải chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời dân. Đây là nhiệm vụ chính của
ngành Y tế nói chung và của hệ thống bệnh viện từ tuyến trung ƣơng tới địa
phƣơng. Trong chu trình cung ứng thuốc tại bệnh viện gồm có bốn nhiệm vụ
chính là: lựa chọn, mua sắm, tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc. Vì vậy, bên
cạnh việc đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời thì việc sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn và hiệu quả cũng là một trong những yếu tố có vai trò rất
quan trọng.
Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc tại các bệnh
viện tuyến Trung ƣơng nhƣ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung
ƣơng, Bệnh viện Hữu Nghị …, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện nhƣ
BVĐK tỉnh Hải Dƣơng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, BVĐK huyện
Quỳnh Lƣu, BVĐK huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh… nhƣng nghiên cứu về
sử dụng thuốc tại các Bệnh viện chuyên khoa nhƣ Bệnh viện Tim mạch, Bệnh
viện Phụ sản và đặc biệt là Bệnh viện Nội tiết còn khá khiêm tốn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ làm tăng chí phí cho
ngƣời bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội và gây ra những hậu quả đối
với sức khoẻ, đặc biệt là các bệnh mãn tính, phải sử dụng thuốc trong một
thời gian dài nhƣ tim mạch, nội tiết… Đặc biệt các bệnh nội tiết nhƣ đái tháo
đƣờng thƣờng kèm theo nhiều biến chứng về tim mạch, huyết áp, thận, mắt,
thần kinh. Vì vậy, chi phí điều trị không những cao mà còn bị ảnh hƣởng bởi
các tƣơng tác thuốc trong quá trình điều trị cho đối tƣợng bệnh nhân trên.
Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng là một bệnh viện chuyên khoa hạng I
chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế. Theo Quyết định số 2229/QĐ-BYT

ngày 15/07/2000 về quy định lại chức năng nhiệm vụ, bệnh viện đã có những
bƣớc chuyển mình lớn trong công tác điều trị các bệnh Nội tiết và Chuyển

- 2 -
hoá, đặc biệt là bệnh Đái tháo đƣờng với số lƣợt bệnh nhân đến khám bệnh
trung bình là 160 000 lƣợt mỗi năm.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, tiết kiệm chi phí và
giảm bớt những tổn hại do việc sử dụng thuốc gây ra, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội
tiết Trung ƣơng” với hai mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
năm 2013.
2. Phân tích hoạt động kê đơn, hoạt động giao phát thuốc cho bệnh
nhân ngoại trú và sự tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân ngoại trú
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013.
Từ đó đƣa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động sử dụng thuốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng.



















- 3 -
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SỬ DỤNG THUỐC TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
CỦA BỆNH VIỆN
1.1.1. Vài nét về hoạt động cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc là chu trình khép kín, bao gồm lựa chọn, mua sắm, phân
phối và sử dụng thuốc. Mỗi bƣớc trong chu trình đều có vai trò quan trọng và
tạo tiền đề cho các bƣớc tiếp theo. Tại trung tâm của chu trình là các yếu tố ảnh
hƣởng đến toàn bộ hoạt động cung ứng thuốc, bao gồm mô hình bệnh tật
(MHBT), phác đồ điều trị, ngân sách, thông tin, công nghệ [7].









Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc
1.1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc trong bệnh viện là việc xây dựng danh mục thuốc. Lựa
chọn thuốc phải dựa vào mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, DMT thiết yếu,
DMT chủ yếu, nguồn kinh phí, khả năng chi trả của ngƣời bệnh, dự đoán tình
hình bệnh tật [7].

1.1.1.2. Mua sắm thuốc
Mua sắm thuốc dựa trên việc xác định nhu cầu về số lƣợng, chủng loại;
lựa chọn các phƣơng thức đấu thầu; ký kết các hợp đồng kinh tế; thanh toán
tiền và kiểm nhận thuốc [7].
PHÂN PHỐI
MUA SẮM
SỬ DỤNG
LỰA CHỌN
THUỐC
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ
ĐIỀU TRỊ
(MHBT, phác đồ điều trị,
tài chính, thông tin…)


- 4 -
1.1.1.3. Phân phối
Để có một hệ thống phân phối thuốc tốt cần: duy trì liên tục đƣợc
nguồn cung cấp đảm bảo chất lƣợng, giảm thiểu thiệt hại do hƣ hỏng và hết
hạn, hồ sơ kiểm kê chính xác, hợp lý hóa điểm lƣu trữ thuốc, sử dụng các
phƣơng thức vận chuyển có sẵn. Chu kỳ phân phối bắt đầu khi thuốc đƣợc
đƣa ra từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp và kết thúc khi thông tin tiêu thụ
đƣợc báo cáo lại [40].
1.1.1.4. Sử dụng thuốc
* Sử dụng thuốc hợp lý
Theo Tổ chức Y tế thế giới và theo Thông tƣ 21/2013-TT-BYT: Sử
dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng đƣợc yêu cầu lâm sàng của
ngƣời bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể ngƣời bệnh (đúng liều, đúng
khoảng cách đƣa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng đƣợc những yêu
cầu về chất lƣợng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới

mức thấp nhất chi phí cho ngƣời bệnh và cộng đồng [16], [35], [44]
Mục tiêu của bất kỳ hệ thống quản lý dƣợc phẩm là cung cấp thuốc phù
hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Các bƣớc nhƣ lựa chọn, mua sắm và phân
phối đều là các yếu tố cần thiết nhằm sử dụng thuốc hợp lí. Sử dụng thuốc
bao gồm kê đơn (với các thuốc phải kê đơn), giao phát, hƣớng dẫn sử dụng
thuốc và sự tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh [39].
* Sử dụng thuốc không hợp lý:
“Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trƣờng hợp kê đơn thuốc
không cần thiết, kê sai thuốc điều trị, kê và cấp phát các thuốc không hiệu quả,
không an toàn, không kê các thuốc có hiệu quả và sẵn có, bệnh nhân dùng
thuốc sai”[44].
Thuốc sử dụng không hợp lý dẫn đến giảm chất lƣợng điều trị và chăm
sóc y tế, tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại của thuốc, trực tiếp hoặc
gián tiếp ảnh hƣởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn tác động

- 5 -
đến chi phí chăm sóc sức khỏe, gây lãng phí nguồn lực tài chính và tạo ra nhu
cầu sử dụng thuốc không hợp lý trong cộng đồng, làm cho bệnh nhân lệ thuộc
quá mức vào thuốc [44].
Việc sử dụng thuốc của ngƣời bệnh bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố
nhƣ hệ thống cung cấp y tế, ngƣời kê đơn, ngƣời cấp phát thuốc, văn hóa, tín
ngƣỡng… Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp lý đƣợc tóm tắt
qua bảng sau
Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý [44]
STT
Yếu tố
Nội dung
1
1
Hệ thống cung

cấp y tế
Hệ thống y tế hoạt động chƣa hiệu quả, có các tình
trạng nhƣ: cung cấp nhầm thuốc, cung cấp thuốc quá
hạn, cung cấp thiếu thuốc, cung cấp thuốc không đảm
bảo chất lƣợng.
2
2
Ngƣời kê đơn
Ngƣời kê đơn không đƣợc đào tạo đầy đủ, không
cập nhật đƣợc các thông tin mới về thuốc, thiếu trách
nhiệm trong công việc, kê những thuốc không cần
thiết trong đơn thuốc và thu nhập của ngƣời kê đơn
phụ thuộc vào doanh số bán thuốc.
3
3
Ngƣời cấp phát
thuốc
Ngƣời cấp phát thuốc thƣờng ít đƣợc đào tạo, thiếu
thông tin, không có ngƣời giám sát hoạt động cấp phát
thuốc, thời gian cấp phát ngắn do quá tải bệnh nhân
dẫn tới không đủ cung cấp thông tin cho ngƣời bệnh.
4
4
Bệnh nhân và
cộng đồng
Do văn hoá, tín ngƣỡng và thói quen sử dụng thuốc
của chính bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp và thái độ của
ngƣời kê đơn cũng tác động lên ngƣời bệnh. Thời gian
tƣ vấn sử dụng thuốc quá ngắn dẫn tới ngƣời bệnh
thiếu thông tin hoặc không nắm đƣợc những thông tin

cơ bản dẫn tới những sai lầm trong sử dụng thuốc.

- 6 -
1.1.2. Hoạt động sử dụng thuốc
Hoạt động sử dụng thuốc đƣợc thể hiện qua hình 1.2 sau


Hình 1.2. Chu trình sử dụng thuốc [44]
1.1.2.1. Chẩn đoán và kê đơn
Để phù hợp với các tiêu chí, việc kê đơn cần tuân thủ quy trình chuẩn
đã đƣợc quy định, bắt đầu bằng việc chẩn đoán bệnh chính xác. Tiếp theo
cần xác định mục tiêu điều trị. Ngƣời kê đơn phải tìm ra phƣơng pháp điều
trị phù hợp dựa trên thông tin cập nhật về các loại thuốc và phƣơng pháp
điều trị để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn với từng bệnh nhân. Sau khi có
phác đồ điều trị, cần xác định loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân trên tiêu chí:
hiệu quả, an toàn, phù hợp với điều kiện kinh tế. Việc kê đơn cần tuân thủ
liều lƣợng, cách dùng và phác đồ điều trị. Khi kê đơn một loại thuốc, ngƣời
kê đơn nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin chính xác về cả tính chất thuốc
cũng nhƣ tình trạng của họ. Cuối cùng, ngƣời kê đơn cần biết cách kiểm soát
quá trình điều trị sau khi xem xét các tác dụng điều trị và tác dụng phụ có
thể xảy ra [39]. Theo điều 55 Luật Khám chữa bệnh, việc chẩn đoán và kê
đơn thuốc phải đảm bảo nguyên tắc: dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm
tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và
dịch tễ; kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học [32].
Chẩn đoán
Giao phát
Sự tuân thủ của
ngƣời bệnh
Kê đơn



- 7 -
Tại Việt Nam, Bộ y tế đã ban hành “Quy chế kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú” để tăng cƣờng sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê
đơn tại các bệnh viện trên cả nƣớc [8]. Theo điều 60 Luật khám chữa bệnh
quy định: khi kê đơn thuốc, bác sĩ phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc
thông tin về thuốc, hàm lƣợng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc.
Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của
ngƣời bệnh [32].
Bên cạnh đó, việc kê đơn cần lƣu ý đến sự tƣơng tác thuốc, đó là hiện
tƣợng xảy ra khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc, thuốc này làm thay
đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc kia dẫn tới hậu quả có lợi hoặc bất lợi
đối với cơ thể ngƣời dùng thuốc [6].
Mục đích của việc sử dụng nhiều thuốc trên một bệnh nhân trong cùng
một thời gian là để đạt mục tiêu điều trị mong muốn hoặc để chữa nhiều bệnh
cùng một lúc. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp thuốc đƣợc phối hợp quá
nhiều và không cần thiết. Khi dùng đồng thời nhiều thuốc, bác sĩ đứng trƣớc
vấn đề phối hợp thuốc nhƣ vậy có thể dẫn đến tƣơng tác thuốc hay không.
Nhiệm vụ của bác sĩ là phải hiểu những nguyên lý cơ bản của tƣơng tác thuốc
trong việc xây dựng phác đồ điều trị, đảm bảo đơn không có nguy cơ tƣơng
tác bất lợi đã biết. Dƣợc sĩ có trách nhiệm phát hiện các tƣơng tác thuốc
nghiêm trọng khi đọc đơn thuốc. Điều dƣỡng phải nhận biết đƣợc những dấu
hiệu lâm sàng của tác dụng nguy hại khi ngƣời bệnh dùng thuốc [6].
1.1.2.2. Giao phát thuốc
Giao phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đƣa thuốc cho bệnh nhân dựa
trên đơn kê bao gồm chuẩn bị, tƣ vấn sử dụng và ghi nhãn thuốc. Đảm bảo giao
phát thuốc đúng là một yếu tố thiết yếu trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn [44].
Thuốc sau khi đƣợc đóng gói, ghi nhãn sẽ đƣợc giao phát cho bệnh
nhân. Quy trình giao phát thuốc tốt phải đảm bảo thuốc đƣợc đƣa đúng bệnh
nhân, với liều dùng và chất lƣợng tốt, có hƣớng dẫn rõ ràng, đƣợc đựng trong


- 8 -
bao bì đảm bảo đƣợc điều kiện bảo quản của thuốc. Bất kỳ sai sót trong quá
trình giao phát đều có thể ảnh hƣởng đến sự an toàn của ngƣời bệnh. Quy
trình giao phát thuốc đƣợc sơ đồ hóa nhƣ hình 1.3 sau.
Chỉ số dùng để phân tích hoạt động giao phát thuốc là thời gian phát
thuốc trung bình và tỉ lệ % thuốc đƣợc phân phát thực tế. Thời gian những
ngƣời phân phát thuốc dành cho mỗi bệnh nhân phản ánh mức độ quan trọng
về chất lƣợng điều trị bệnh. Đây là quá trình giúp bệnh nhân hiểu cách dùng
mỗi loại thuốc nhƣ thế nào. Tỉ lệ % thuốc đƣợc phân phát thực tế phản ánh
khả năng cung cấp các thuốc đã kê của cơ sở y tế [34].

Hình 1.3. Quy trình giao phát thuốc cho ngƣời bệnh [44]
1.1.2.3. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh
Là sự hợp tác tự nguyện của BN sử dụng thuốc theo đơn đã đƣợc kê
bao gồm thời gian sử dụng, liều dùng và số lần dùng thuốc. Các lý do dẫn tới
bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc nhƣ lịch làm việc của ngƣời bệnh
ảnh hƣởng tới việc dùng thuốc, thiếu sự hƣớng dẫn của nhân viên y tế, tƣơng
tác giữa ngƣời cung cấp dịch vụ y tế và ngƣời bệnh kém, thiều tiền để mua
thuốc và điều trị bệnh, thiếu phƣơng tiện cung cấp thông tin, phác đồ điều trị
bệnh phức tạp, phải dùng nhiều thuốc, thời gian điều trị bệnh dài [44]. Quên
dùng thuốc là một trong những nguyên nhân vô ý không tuân thủ điều trị. Bên
5. Ghi lại các
hoạt động vào
sổ theo dõi

1. Nhận và xác
nhận đơn thuốc

4. Thực hiện

kiểm tra lần
cuối
3. Chuẩn bị
thuốc có bao bì
và nhãn

2. Hiểu và
kiểm tra đơn
thuốc

6. Phát thuốc và
hƣớng dẫn cách
dùng cho BN


- 9 -
cạnh đó là những lo ngại về phản ứng phụ của thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc
và bệnh, chất lƣợng sống thấp, bận rộn, mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ chƣa
tốt, nhận thức sai về mức độ nghiêm trọng và hiệu quả điều trị của bệnh [48].
Để cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của ngƣời bệnh, thƣờng áp dụng
các biện pháp đƣợc thể hiện qua hình 1.4.

Hình 1.4. Một số biện pháp cải thiện sự tuân thủ của ngƣời bệnh[44]
Trong bệnh viện, để ngƣời bệnh tuân thủ cần xây dựng mối quan hệ chặt
chẽ giữa bác sỹ - dƣợc sỹ - điều dƣỡng - bệnh nhân. Điều này đƣợc thể hiện qua
Thông tƣ số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Hƣớng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh [12],
Mối quan hệ này đƣợc sơ đồ hóa trong hình 1.5 với vai trò của từng đối
tƣợng nhƣ sau:
* Với dƣợc sĩ:

Dƣợc sĩ khoa Dƣợc chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và
hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ, dƣợc sĩ, điều dƣỡng viên và ngƣời
bệnh [12].

Biện pháp
Kê đơn phù hợp
với văn hóa và
thói quen sống
Bệnh nhân biết
về TDP của
thuốc
Liều dùng đƣợc
viết rõ ràng trên
hộp thuốc
Bác sĩ thân thiện,
nhiệt tình, giải thích
cụ thể cho BN
Viết hoặc dùng
biểu tƣợng chỉ thời
gian dùng thuốc
trên hộp

- 10 -

Hình 1.5. Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân
* Với bác sĩ:
Bác sĩ hƣớng dẫn ngƣời bệnh (hoặc ngƣời nhà ngƣời bệnh) cách sử
dụng thuốc [12].
* Với điều dƣỡng:
Điều dƣỡng viên chịu trách nhiệm cho ngƣời bệnh dùng thuốc hoặc

hƣớng dẫn ngƣời bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc đƣợc dùng đúng cách,
đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh [12].
* Với bệnh nhân:
Ngƣời bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng
thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Ngƣời bệnh hoặc ngƣời nhà
ngƣời bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ
định của bác sĩ [12].
1.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG SỬ
DỤNG THUỐC
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách. Phân tích ABC có thể:
Bác sĩ
Bệnh nhân
Điều dƣỡng
Dƣợc sĩ

- 11 -
- Cho thấy những thuốc đƣợc sử dụng thay thế với lƣợng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trƣờng để nhằm: lựa chọn những
thuốc có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế,
thƣơng lƣợng với nhà cung cấp để mua đƣợc thuốc với giá thấp hơn.
- Lƣợng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lƣợng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phƣơng thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc

biệt là trong nhóm A cần phải đƣợc đánh giá lại và xem xét việc sử dụng
những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa
chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tƣơng đƣơng nhƣng có giá thành rẻ
hơn. Nhƣ vậy ƣu điểm chính của phân tích ABC giúp xác định xem phần lớn
ngân sách đƣợc chi trả cho những nhóm thuốc nào [35].
1.2.2. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi
phí nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể nhƣ sốt rét và sốt xuất
huyết.
- Hội đồng thuốc lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất
trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế

- 12 -
Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao
để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu
quả cao [35].
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phƣơng pháp giúp xác định ƣu tiên cho hoạt động
mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để
mua toàn bộ các loại thuốc nhƣ mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc
đƣợc phân chia thành 3 hạng mục cụ thể nhƣ sau:
- Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trƣờng hợp cấp
cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
- Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trƣờng hợp bệnh

ít nghiêm trọng hơn nhƣng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh
tật của bệnh viện.
- Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trƣờng hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chƣa đƣợc khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tƣơng xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc [16].
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả
năng sử dụng khác nhau [35].
1.2.4. Một số chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở khám
chữa bệnh
Các chỉ số sử dụng thuốc của WHO/INRUD đƣợc dùng để đánh giá
khuynh hƣớng hành vi của các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại cơ sở chăm sóc
sức khỏe ban đầu một cách đáng tin cậy. Các chỉ số này cung cấp cho các nhà

- 13 -
quản lý y tế thông tin về sử dụng thuốc, thói quen kê đơn và các khía cạnh
quan trọng khác của việc chăm sóc ngƣời bệnh [35].
* Các chỉ số kê đơn như:
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin [16], [35].
* Các chỉ số chăm sóc người bệnh
- Thời gian phát thuốc trung bình;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc cấp phát trên thực tế;
- Hiểu biết của ngƣời bệnh về liều lƣợng [16], [35].
* Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện như:
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức

khỏe [16], [35].
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM
1.3.1. Thực trạng sử dụng thuốc trên thế giới
Việc sử dụng thuốc không hợp lý xảy ra với tất cả các nƣớc và trong tất
cả các hệ thống chăm sóc sức khỏe từ bệnh viện đến gia đình. Đó có thể là
trƣờng hợp sử dụng các thuốc không cần thiết trong đơn, kê sai thuốc, hoặc
các thuốc đƣợc sử dụng không có hiệu quả hoặc không an toàn. Ngoài ra có
thể là trƣờng hợp các thuốc có hiệu quả, sẵn có lại không đƣợc kê đơn, hoặc
nguyên nhân của việc sử dụng thuốc không phù hợp là do chính bệnh nhân đã
sử dụng thuốc không đúng cách. Sử dụng thuốc không hợp lí nhƣ: sử dụng
quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, dùng sai thuốc, dùng thuốc không có
hiệu quả, không tận dụng hoặc sử dụng sai hiệu quả của thuốc. Tất cả các

- 14 -
trƣờng hợp này đều ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng điều trị, làm tăng chi
phí của bệnh nhân, có thể gây ra các phản ứng có hại hoặc ảnh hƣởng không
tốt đến tâm lí ngƣời bệnh [39]. Tại Nepal, một nửa chi phí cho dƣợc phẩm có
liên quan tới việc sử dụng thuốc không hợp lí [42].
Theo nhƣ các nhà kê đơn tại Zimbabwe có xu hƣớng kê một loại thuốc
cho tất cả các triệu chứng của bệnh nhân. Kết quả là trong đơn thuốc của họ
có nhiều thuốc kháng sinh, xi-rô ho hỗn hợp và thuốc giảm đau cho mỗi bệnh
nhân hơn mức cần thiết [38]. Lạm dụng kháng sinh không còn phải là một
vấn đề của riêng các nƣớc đang phát triển. Theo số liệu thống kê, việc sử
dụng kháng sinh cho mỗi bệnh nhân trong chăm sóc ban đầu tại Pháp gấp ba
lần Hà Lan [41]. Có rất nhiều lí do dẫn đến việc kê đơn và phân phát sai
thuốc. Tại những nƣớc đang phát triển, chỉ có dƣới 40% bệnh nhân đƣợc điều
trị theo phác đồ chuẩn (WHO 2010). Một đánh giá về chất lƣợng đơn thuốc
tại nhà thuốc ở Ấn Độ cho thấy, trong một tuần, 40% đơn thuốc là vitamin và
khoáng chất [47]. Bên cạnh đó là việc sử dụng các steroid tăng đồng hóa để

kích thích sự tăng trƣởng cũng nhƣ thèm ăn ở trẻ em hoặc các vận động viên
[39]. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại các cơ sở chăm sóc ban đầu giao động từ
27-39 % ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, 31-46 % ở Châu Á, và 29-63 % ở
Châu Phi [46].
1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam
1.3.2.1. Về sử dụng một số nhóm thuốc và chi phí cho thuốc sản xuất trong nước
Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử
dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4%). Tỷ lệ sử dụng vitamin,
dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm
2009. Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010) [13].
Tổng giá trị tiền thuốc ƣớc tính sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD
tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2012 ƣớc
tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc

- 15 -
nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu ngƣời là
29,5 USD [14].
Ở 1018 bệnh viện trong cả nƣớc năm 2010, tổng số tiền mua thuốc là
15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản
xuất tại Việt Nam chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%). Tại 34
bệnh viện Trung ƣơng năm 2010, tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt
Nam là hơn 378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%). Tại
307 bệnh viện tỉnh/thành phố năm 2010, tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất
tại Việt Nam là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009
(33,2%). Ở 559 bệnh viện huyện năm 2010, tổng trị giá tiền sử dụng thuốc
sản xuất tại Việt Nam là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua
thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2009 (60,4%) [13].
1.3.2.2. Về thực trạng phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc tại một số
bệnh viện ở Việt Nam
Việc phân tích theo nhóm điều trị nhằm tổng hợp giá trị phần trăm của

mỗi thuốc bao gồm cả số lƣợng và giá trị tiêu thụ để xác định nhóm điều trị
nào chiếm chi phí lớn nhất [35] đƣợc thực hiện hầu hết ở các bệnh viện. Theo
nghiên cứu tại BV Phụ sản trung ƣơng là một bệnh viện chuyên khoa thì tập
trung ở nhóm hormon và nội tiết tố (47,7%), thuốc chống nhiễm khuẩn
(13,6%), thuốc điều trị ung thƣ và điều hòa miễn dịch (12,4%) [31]. Còn tại
các bệnh viện đa khoa nhƣ: BV trƣờng đại học Y Dƣợc Huế năm 2011, chi
phí thuốc sử dụng tập trung ở nhóm thuốc điều trị ung thƣ (40,1%), thuốc
điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (25,7%) [2]; BVĐK Đức Giang tập trung
ở các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (32,55%), nhóm
Hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết (15,17%), nhóm thuốc tim
mạch (9,18%), [29]; BV trung ƣơng Huế: nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn,
ký sinh trùng (34,84%), thuốc điều trị ung thƣ và điều hòa miễn dịch
(14,95%), thuốc đƣờng tiêu hóa (11,39%) [36].

×