Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Báo cáo tác động của biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 157 trang )

BÁO CÁO
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CHIẾN LƢỢC THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Nhóm nghiên cứu
1. Trần Công Thắng

5. Nguyễn Trọng Khƣơng

2. Phùng Giang Hải

6. Nguyễn Hải Anh

3. Phạm Thị Hồng Vân

7. Vũ Huy Phúc

4. Mai Thanh Tú

Hà Nội, 2011
1


MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

5

DANH MỤC CÁC BẢNG


7

DANH MỤC CÁC HÌNH

8

MỞ ĐẦU

9

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

12

1.1. Đất đai

12

1.2 Dân số

14

1.3. Lao động

16

1.3.1. Lực lƣợng lao động

16


1.3.2.Việc làm

17

1.3.3. Chất lƣợng lao động

18

1.4. Nhận thức của ngƣời dân về tác động của biến đổi khí hậu

22

1.5. Thu nhập

25

1.6. Tín dụng

28

1.7. Thị trƣờng

30

1.8. Cơ sở hạ tầng

30

1.8.1. Giao thông


30

1.8.2. Thuỷ lợi

32

1.8.3. Điện

33

1.8.4. Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng

34

1.8.5. Thông tin - Truyền thông

35

1.9. Phúc lợi xã hội

36

1.10. Các tổ chức chính trị xã hội, Hiệp hội nghề nghiệp

41

PHẦN 2: TỔN QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG DỰ ÁN

43


PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

48

3.1. Đánh giá chung

48

3.1.1. Các rủi ro/mối nguy có tác động trực tiếp và nhanh chóng
2

48


3.1.2. Các rủi ro/mối nguy có tác động gián tiếp và lâu dài
3.2. Đánh giá tác động cụ thể

52
55

3.2.1. Đối với sinh kế và thu nhập

55

3.2.2. Tác động tới an ninh lƣơng thực

57

3.2.3. Tác động tới sức khỏe và an toàn


60

3.2.4. Tác động tới tài nguyên nƣớc và hệ sinh thái

61

PHẦN 4: SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SỬ ĐỤNG ĐẤT TRONG
BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
67
4.1. Hiện trạng sử dụng đất

67

4.2. Quy hoạch sử dụng đất

69

PHẦN 5: SÁNG KIẾN CHO ĐỊA PHƢƠNG VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN 70
5.1. Các chính sách hiện hành

70

5.2. Các chƣơng trình hỗ trợ

73

5.3. Các sáng kiến/giải pháp địa phƣơng đã thực hiện

75


5.3.1. Đối với chính quyền

75

5.3.2. Đối với cộng đồng

76

5.4. Các sáng kiến/giải pháp địa phƣơng đề xuất thực hiện

78

5.4.1. Đối với cấp chính quyền

78

5.4.2. Cấp cộng đồng

80

PHẦN 6: CHIẾN LƢỢC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

81

6.1. Các kịch bản cụ thể có thể có đối với khu vực dự án

81

6.2. Giải pháp đề xuất


83

6.2.1. Tăng cƣờng năng lực

83

6.2.2. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất

84

6.2.3. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất

85

6.2.4. Phòng chống thiên tai

86

6.2.5. Thị trƣờng và tín dụng

87

6.2.6. Lồng ghép chính sách

87

6.3. Kế hoạch tiếp theo của Dự án

88


KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT

90
3


1. Kết quả

90

2. Đề xuất

93

2.1. Đối với địa phƣơng

93

2.2. Đối với SNV

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQL

Ban quản lí

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DARD


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

GTSX

Giá trị sản xuất

IPSARD

Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng



Lao động


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PCBL

Phòng chống lụt bão

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

UBND


Ủy ban nhân dân

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

5


6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Dân số 5 xã vùng dự án giai đoạn 2005-2010
14
Bảng 2: Độ tuổi và giới của dân cƣ trong 5 xã vùng dự án
15
Bảng 3: Lực lƣợng lao động của 5 xã vùng dự án
16
Bảng 4: Cơ cấu độ tuổi dân cƣ trong 5 xã vùng dự án
18
Bảng 5: Tỷ lệ lao động bị ốm trong 12 tháng qua (7/2010-7/2011)
19
Bảng 6: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
20
Bảng 7: Trình độ văn hóa của lao động (%)
21
Bảng 8: Nguyên nhân nghỉ học (%)
22
Bảng 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với trồng trọt

22
Bảng 10: Tác động của biến đổi khí hậu đối với chăn nuôi:
23
Bảng 11: Tác động của biến đổi khí hậu với nuôi trồng thủy sản
24
Bảng 12: Thu nhập bình quân đầu ngƣời
25
Bảng 13: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai năm 2010
26
Bảng 14: Các nguồn thu nhập của lao động
27
Bảng 15: Vay vốn tín dụng
28
Bảng 16: Tỷ lệ ngƣời dân có bảo hiểm y tế (%)
37
o
Bảng 17: Thay đổi về nhiệt độ bình quân ( C) và lƣợng mƣa bình quân (%) so với
thời kì 1980-1999 của tỉnh Nghệ An theo Kịch bản phát thải trung bình (B2) 43
Bảng 18: Mực nƣớc biển dâng (cm) theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tại khu
vực Hòn Dáu-Đèo Ngang
44
Bảng 19: Tình hình hạn hán tại 5 xã vùng dự án
48
Bảng 20: Tình hình mƣa bão, lũ lụt tại khu vực 5 xã vùng dự án
50
Bảng 21: Các tác động từ biến đổi khí hậu
59
Bảng 22: Nguồn nƣớc phục vụ sản xuất
61
Bảng 23: Nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt

63
Bảng 24: Diện tích đất lâm nghiệp huyện Nghi Lộc
64
Bảng 25: Diện tích đất lâm nghiệp các xã vùng dự án
64
Bảng 26: Hiện trạng sử dụng đất ở các xã dự án năm 2010 (ha)
67
Bảng 27: Nhận thức của ngƣời dân về biến đổi khí hậu
76

7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Tỷ lệ hộ nghèo (%)
40
Hình 2: Sự tham gia của ngƣời dân trong các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội ở địa
phƣơng
41
Hình 3: Bản đồ nguy cơ ngập khu vực tỉnh Nghệ An với kịch bản nƣớc biển dâng
1m
45
Hình 4: Lƣợng mƣa hàng năm (mm) tại trạm đo Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An
giai đoạn 1981 – 2010
43

8


MỞ ĐẦU

Hiện nay, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất
trên toàn cầu. Với hơn 3.200 km đƣờng biển, Việt Nam là một trong các nƣớc chịu
ảnh hƣởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng
nhƣ lụt bão và hạn hán xảy ra thƣờng xuyên hơn trong thời gian gần đây (theo báo
cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng). Theo báo cáo trong năm 2011, hiện
tƣợng hạn hán và nhiễm mặn xảy ra sớm hơn so với những năm trƣớc đây (theo
báo cáo 2011 của Liên Hợp Quốc). Bản báo cáo sơ lƣợc về biến đổi khí hậu tại
Việt Nam đã cho thấy mực nƣớc biển tại Việt Nam đã tăng nhẹ trong 30 năm qua
và đƣợc dự báo sẽ tăng lên 33 cm trong năm 2050 và khoảng 1m vào năm 2100
(theo báo cáo năm 2003 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng).
Theo các nghiên cứu gần đây, 10,8% dân số Việt Nam, hầu hết là dân cƣ tại hai
vùng châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long sẽ bị ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng nƣớc
biển dâng cao một mét (theo Dasgupta et al., năm 2007). Theo tổ chức Liên Chính
Phủ về biến đổi khí hậu (theo IPCC, năm 2007) và hiện tƣợng nƣớc biển dâng cao
lên một mét sẽ gây lũ lụt cho 20.000 km vuông vùng đồng bằng Sông Cửu Long và
5.000 km vuông vùng đồng bằng Sông Hồng. Nhƣ vậy, theo ƣớc tính Việt Nam sẽ
thiệt hại khoảng 17 tỉ đô la mỗi năm do hiện tƣợng nƣớc biên dâng cao một mét.
Những ngƣời dân nghèo, đặc biệt là những ngƣời làm trong lĩnh vực nông, lâm,
ngƣ và diêm nghiệm sẽ bị tổn thƣơng nhiều nhất do hiện tƣợng này. Do đó, nghị
định số 2730/QD-BNN-KHCN ban hành vào ngày 5/9/2008 về khung kế hoạch
hành động để thích nghi và giảm nhẹ những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối
với nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2008-2020 chủ yếu tập
trung tới các khu vực và các ngành nghề dễ bị tổn thƣơng nhƣ ngành thủy sản, nuôi
trồng thủy sản, nông, lâm và diêm nghiệp.
Để hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng thích nghi một cách hiệu quả và giảm
nhẹ các rủi ro về thời tiết, Tổ chức phát triển Hà Lan tại Việt Nam triển khai dự án
“Sáng kiến hộ trợ xây dựng cộng đồng thích nghi với biến đổi khí hậu tại các vùng
bờ biển Việt Nam” do Ủy ban Môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên và An toàn Hạt
Nhân Đức tài trợ. Dự án đƣợc thực hiện và giới hạn trong 5 xã của huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2014. Để hỗ trợ việc thực hiện dự

án, nghiên cứu này đã đƣợc tiến hành để nắm bắt đƣợc tình hình tổng quan về
những ảnh hƣởng và những biện pháp có thể để thích nghi với biến đổi khí hậu
trong các khu vực dự án.
9


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tổng thể về những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với tình hình
phát triển kinh tế-xã hội trong 5 xã dự án của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
trong 3 năm qua.
- Đánh giá những ảnh hƣởng và rủi ro cụ thể của biến đổi khí hậu đối với sinh kế,
thu nhập, an ninh lƣơng thực, dinh dƣỡng, sức khỏe, an toàn, nguồn nƣớc và hệ
sinh thái tại 5 xã thuộc dự án dựa theo những đánh giá về tính dễ bị tổn thƣơng
và các nguồn lực trong 3 năm qua.
- Đánh giá về tình hình và kế hoạh sử dụng đất trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu,
đặc biệt việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm
nghiệp.
- Tổng hợp các sáng kiến và cơ chế của địa phƣơng trong việc đối phó và thich
nghi với biến đổi khí hậu trong 5 năm qua.
- Khuyến nghị chiến lƣợc thích nghi với biến đổi khí hậu bao gồm việc liên kết
các vấn đề (sử dụng đất, sinh kế ổn định) và cơ chế giảm thiểu/thích nghi với
rủi ro.
- Hỗ trợ và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với biện pháp
thích nghi với biến đổi khí hậu trong 5 xã dự án.
NHÓM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này do Bộ môn Chính Sách và Chiến lƣợc Nông Nghiệp và Phát
Phát Triển Nông Thôn quản lý (thuộc Viện Chính Sách Và Chiến Lƣợc PTNNNT),
gồm các thành viên:
1. Tran Cong Thang
2. Phung Giang Hai

3. Pham Thi Hong Van
4. Mai Thanh Tu
5. Nguyen Trong Khuong
6. Nguyen Hai Anh
7. Vu Huy Phuc

10


LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tổ Chức Phát Triển Hà
Lan tại Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng
muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Sở NNPTNN Nghệ An đã hỗ trợ chúng tôi trong
suốt quá trình đi nghiên cứu thực địa. Báo cáo này cũng sẽ không thể thành công
nếu thiếu sự đóng góp và hỗ trợ của ông Nguyễn Khắc Lâm, Ông Minh, bà Bành
Thị Thảo và Ban quản lý dự án của Sở NNPTNN Nghệ An. Nhóm nghiên cứu
cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các cá nhân bà Trần Tú Anh, bà Su
Suzanne Robertson và các thành viên của SNV đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi thực
hiện báo cáo này.
CẤU TRÚC BÁO CÁO
Phần 1. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội
Phần 2. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu
Phần 3. Những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
Phần 4. Sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Phần 5. Những sáng kiến của địa phƣơng trong việc đối phó và thích nghi với
biến đổi khí hậu
Phần 6. Chiến lƣợc thích nghi với biến đổi khí hậu

11



PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nghi Lộc là 34.800,96 ha đƣợc phân bố
tại 30 xã và thị trấn, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 24.404, 12 ha chiếm
70,13% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp đƣợc phân chia cho sản
xuất nông nghiệp là 14.821,57 ha, đất lâm nghiệp là 9.046,46 ha và đất thủy sản là
492,23 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp còn lại là 7.271,32 ha chiếm 20,89% diện
tích đất tự nhiên và diện tích đất chƣa sử dụng còn 3.125,52 ha chiếm 8,98% diện
tích đất tự nhiên.
Về đất nông nghiệp
Theo báo cáo của Huyện, diện tích đất lúa của huyện là 8.748,81 ha, chiếm
35,85% diện tích đất nông nghiệp và 25,14% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên
trồng lúa nƣớc chiếm 77,06% diện tích đất lúa còn lại là đất lúa kết hợp trồng màu
chiếm hơn 22%.
Diện tích đất trồng cây lâu năm là 3.368,84 ha chiếm 14,48% diện tích đất
nông nghiệp và chiếm 10,15% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía tây,
với địa hình đồi núi thấp, phù hợp với các loại cây ăn quả lâu năm.
Diện tích đất rừng phòng hộ của huyện là 5.365,61 ha chiếm 22,99% diện tích
đất nông nghiệp và chiếm 15,42% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất có rừng
phòng hộ là 4.687,71 ha. Diện tích rừng sản xuất của huyện là 3.677,82 ha chiếm
15,08% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 10,58% diện tích đất tự nhiên, trong đó
đất có rừng sản xuất là 2.833,88 ha tập trung chủ yếu ở khu vực bán sơn địa với
các loài chính là thông, keo, bạch đàn.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 492,43 ha chiếm 2,02% diện tích đất nông
nghiệp, chủ yếu là nuôi các loài cá nƣớc ngọt nhƣ rô phi, mè, trắm và một số diện
tích ven biển nuôi tôm sú.
Diện tích đất nông nghiệp còn lại là 2.583,02 ha, chiếm 10,58 diện tích đất
nông nghiệp và chiếm 7,42% diện tích đất tự nhiên là nguồn quỹ đất quan trọng để

thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới. Phần lớn diện tích
đất này hiện chủ yếu đang đƣợc sử dụng trồng cây hàng năm, trồng cỏ phục vụ
chăn nuôi.
12


Nhìn chung, đất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc chủ yếu đã đƣợc đƣa vào sử
dụng phục vụ sản xuất và dân sinh, diện tích chƣa sử dụng không còn nhiều nên
cần tận dụng tối đa đồng thời điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lí, áp
dụng các biện pháp KHKT để tăng năng suất… phát huy hết hiệu quả khai thác, sử
dụng đất sản xuất.
Về đất phi nông nghiệp
Trong diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất dành cho phát triển hạ tầng
là lớn nhất, chiếm hơn 38% trong đó đất giao thông chiếm hơn 26% và đất thủy lợi
chiếm gần 9%. Diện tích đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng của huyện cũng
khá lớn chiếm gần 14% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại các loại đất khác
(công nghiệp, TTCN, an ninh, quốc phòng…) tƣơng đối rải rác và nhỏ.
Về quỹ đất chƣa sử dụng
Quỹ đất này gồm 3 loại đất bằng (chiếm 34,93% diện tích đất chƣa sử dụng),
đất đồi núi (chiếm 43,27% diện tích đất chƣa sử dụng) và đất núi đá không có rừng
(chiếm 21,80% diện tích đất chƣa sử dụng). Trong thời gian qua, diện tích này có
xu hƣớng giảm dần do các hoạt động sản xuất đƣợc mở rộng - đây là điểm tích cực
tuy nhiên trong dài hạn việc không có hoặc hiếm quỹ đất dự phòng sẽ là điểm rất
bất lợi cho sự phát triển KTXH nói chung của huyện.
Tình hình đất đai ở 5 xã vùng dự án cũng tƣơng đối giống với tình hình chung
của huyện. Nhìn chung hầu hết diện tích đất đều đã đƣợc đƣa vào khai thác, đất
chƣa sử dụng của các xã còn rất ít hoặc không còn. Ví dụ, xã Nghi Lâm và Nghi
Thái hiện chỉ còn hơn 1% hay xã Nghi Văn còn hơn 2% diện tích đất tự nhiên chƣa
sử dụng, xã Nghi Công Nam còn nhiều đất chƣa sử dụng hơn (khoảng 10% diện
tích tự nhiên) và Nghi Yên còn khoảng 20% diện tích đất tự nhiên nhƣng hầu hết là

là những khu vực khó khăn cả về giao thông, địa hình, nguồn nƣớc… nên khó phát
triển đƣợc sản xuất.
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí hậu trong khu vực có những
biến động lớn, các hiện tƣợng thiên tai với cƣờng độ mạnh xuất hiện nhiều hơn
trƣớc gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống của ngƣời dân tuy nhiên
hiện chƣa có các nghiên cứu, thống kê cụ thể về ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu
đối với đất đai. Trên thực tế, sau cơ bão số 3 tháng 8/2010 và trận lũ lịch sử tháng
10/2010 các hiện tƣợng sạt lở đất đã diễn ra lác đác trên địa bàn huyện đặc biệt là ở
các khu vực đồi núi. Đất nông nghiệp bị ngập úng và xói lở, hiện tƣợng mất đất
13


xảy ra sau thiên tai đặc biệt là ở các khu vực đất dốc có dấu hiệu gia tăng và sau
các đợt hạn hán thì diện tích bị ngập mặn do nƣớc biển xâm nhập sâu vào hệ thống
sông suối và kênh mƣơng cũng có biểu hiện lan rộng hơn. Nhìn chung, các ảnh
hƣởng đối với đất đai từ các hiện tƣợng thiên tai, thời tiết khí hậu là rất hiện hữu và
có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây do tác động từ các hiện tƣợng có
nguồn gốc từ biến đổi khí hậu tuy nhiên, vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu chuyên
sâu hơn, mang tính kĩ thuật và cụ thể hơn để có các kết luận và đề xuất giải pháp
xử lí phù hợp.
1.2 Dân số

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kì 2001-2005 của huyện Nghi Lộc là 1,13%
và thời kì 2006-2010 là 0,97% đƣợc đánh giá tốt, duy trì đƣợc mức độ tăng dân số
ở tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, tình hình dân số ở 5 xã dự án trong giai đoạn gần đây
có biến động khá khác nhau và có biên độ dao động không nhỏ. Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên năm 2010 của xã Nghi Văn lớn nhất trong 5 xã (0,97%) và thấp nhất là xã
Nghi Thái (0,47%). Nhìn chung các xã đều có tỷ lệ tăng dân số có chiều hƣớng
giảm, riêng xã Nghi Công Nam lại có xu hƣớng ngƣợc lại - tăng khá mạnh từ năm
2005 đến 2010. Số nhân khẩu trong gia đình trung bình trong các xã tƣơng đối

đồng đều, dao động từ 4-5 ngƣời/hộ gia đình tuy nhiên hiện cũng vẫn còn nhiều hộ
gia đình vẫn có tới 8, 9 ngƣời tức là vẫn có những gia đình có tới 6, 7 ngƣời con và
có ít nhất là 1 và nhiều nhất tới 6 ngƣời phụ thuộc làm cho cuộc sống rất khó khăn.
Bảng 1: Dân số 5 xã vùng dự án giai đoạn 2005-2010
Chỉ tiêu

Nghi Công
Nam
2005 2010
5.780

Tổng
dân số
Tỷ
lệ 0,34
tăng DS
tự nhiên
Số hộ gia đình

Nghi Lâm

Nghi Văn

Nghi Thái

2005
-

2010
8.793


2005
-

2010
8.134

0,93

-

-

0,89

1.286

-

2.132

-

2005

Nghi Yên

-

2010 2005

10.919 -

2010
7.148

0,47

1,13

0,97

0,96

0,76

1.941

-

2.201

-

1.758

Nguồn: Số liệu thống kê của các xã
Các số liệu thống kê cũng cho thấy xã Nghi Thái, một xã miền biển, đƣờng
giao thông thuận tiện, gần sát với thành phố Vinh nên khả năng tiếp cận đến các đô
thị hay khu công nghiệp, tiếp cận với cuộc sống hiện đại tốt hơn và cũng có thể có
14



nhiều cơ hội sinh kế hơn so với các xã khu vực miền núi nhƣ Nghi Công Nam hay
Nghi Văn nên cũng có hiện trạng dân số tốt hơn với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm
mạnh trong giai đoạn 2005-2010. Trong khi đó, các xã miền núi hoặc vùng sâu
vùng xa nhƣ xã Nghi Văn mặc dù cũng có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm trong
thời kì 2005-2010 nhƣng mức giảm không lớn và đến 2010 vẫn có tỷ lệ tăng cao
nhất trong 5 xã; thậm chí, xã Nghi Công Nam lại có tỷ lệ tăng dân số tăng mạnh
trong giai đoạn này (hơn 2 lần). Điều này chứng tỏ các điều kiện về CSHT, văn
hóa xã hội, kinh tế của các địa phƣơng có ảnh hƣởng khá mạnh đối với mục tiêu
quản lí dân số.
Về mặt giới, các số liệu khảo sát tại các xã trong vùng dự án vừa qua cho thấy
một vài địa phƣơng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu có sự mất cân đối về giới đặc biệt là
ở các xã miền núi, vùng sâu vùng xa tuy nhiên về độ tuổi dƣờng nhƣ các địa
phƣơng vùng dự án vẫn có cơ cấu độ tuổi dân số khá tốt với tỷ lệ ngƣời trong độ
tuổi lao động tƣơng đối cao.
Bảng 2: Độ tuổi và giới của dân cƣ trong 5 xã vùng dự án
Chỉ tiêu
Độ tuổi

Giới
tính

Dƣới 16 (%)
16-30 tuổi (%)
31-50 tuổi (%)
Trên 50 tuổi (%)
Nam giới (%)
Phụ nữ (%)


Nghi
Công
Nam
14,53
41,88
15,38
28,21
57,26
42,74

Nghi
Lâm
16,50
33,98
31,07
18,45
58,25
41,75

Nghi
Thái
23,02
34,92
24,60
17,56
50,00
50,00

Nghi
Văn

19,39
27,55
30,61
22,45
56,12
43,88

Nghi
Yên
18,97
35,34
23,28
22,41
48,28
51,72

BQ

18,48
34,74
24,99
21,79

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Các xã miền núi Nghi Công Nam, Nghi Văn và Nghi Lâm khi có tới khoảng
hơn 56% đến hơn 58% là nam giới trong các hộ gia đình đƣợc điều tra. Các xã
miền biển là Nghi Yên và nhất là Nghi Thái có tình hình giới tƣơng đối cân bằng
hơn với khoảng từ 50-51% nữ giới.
Về độ tuổi dân số, các số liệu điều tra cho thấy cơ cấu độ tuổi dân số trong khu
vực này vẫn rất tốt với gần 60% dân số trong độ tuổi từ 16-50 tuổi cho thấy cơ cấu

dân số của khu vực này là tƣơng đối trẻ và có khả năng tao nên lực lƣợng lao động
tốt. Tuy nhiên, điều cần lƣu ý là những số liệu khảo sát này chỉ là những số liệu
thống kê (theo đăng kí hộ khẩu) trong khi trên thực tế số ngƣời có độ tuổi từ 16-30
tuổi còn lại rất ít ở địa phƣơng (chủ yếu đi làm ăn ở xa) và do đó không thể đƣợc
15


tính trong lực lƣợng lao động ở địa phƣơng. Đây là một vấn đề cần đƣợc quan tâm
khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cũng nhƣ kế hoạch phát triển KTXH cho
các địa phƣơng một cách phù hợp.
Hiện chƣa có các thống kê hoặc nghiên cứu nào cho thấy có mối tƣơng quan
giữa các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển dân số ít nhất là cho
đến thời điểm năm 2011 tuy nhiên các thống kê trên lại chứng tỏ rằng điều kiện tự
nhiên (địa hình, địa bàn) và các điều kiện kinh tế xã hội khác (CSHT, sinh kế, văn
hóa xã hội…) có tác động khá lớn đối với tình hình phát triển dân số của từng địa
phƣơng. Do vậy, các hành động nhằm giảm mức gia tăng dân số cần quan tâm đến
các điều kiện KTXH hơn là các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và do vậy
cần rất tập trung hơn nữa cho các địa phƣơng miền núi, vùng sâu vùng xa hiện vẫn
đang có tỷ lệ tăng dân số khá cao.
1.3. Lao động
1.3.1. Lực lƣợng lao động
Tình hình lực lƣợng lao động trong 5 xã cũng có những biến động khá lớn, trừ
xã Nghi Yên có mức thay đổi không đáng kể. Nhìn chung, lực lƣợng lao động ở
các xã này có xu hƣớng giảm so với 5 năm trƣớc trừ xã Nghi Văn là xã vùng sâu
vùng xa nhất trong 5 xã.
Bảng 3: Lực lƣợng lao động của 5 xã vùng dự án
Chỉ tiêu

Nghi Công
Nam

2005 2010
LĐ trong 3.267 2.828
độ tuổi
Mức
- 13,44%
tăng/giảm
Tỷ
lệ
48,92%
LĐ/DS

Nghi Lâm
2005

2010
4.896

Nghi Thái
2005
4.726

55,37%

2010
3.970

Nghi Văn
2005
5.846


2010
7.902

Nghi Yên
2005
4.150

2010
4.064

- 16,00%

35,2%

- 1,0%

48,80%

72,37%

56,85%

Nguồn: Số liệu thống kê của các xã, 2010
Kết quả khảo sát tại các địa phƣơng này cho thấy có sự biến động khá lớn
trong lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động cả về số lƣợng và chất lƣợng - số
lƣợng lao động thực tế làm việc tại địa phƣơng giảm mạnh và đặc biệt là bị “già
hóa” khá nhiều so với 5 năm trƣớc đây. Tình trạng này xuất phát từ việc hiện nay
lao động trẻ, tuổi từ khoảng 18 đến dƣới 30 tuổi thƣờng có xu hƣớng rời bỏ nông
16



nghiệp, di chuyển ra các khu đô thị, khu công nghiệp để kiếm việc làm. Với xu
hƣớng giảm tốc độ tăng của dân số và xu thế di chuyển lao động ra thành thị, khu
công nghiệp nên ngoại trừ xã Nghi Văn - một xã vùng sâu vẫn có lực lƣợng lao
động có xu hƣớng tăng thì các xã còn lại đều có lực lƣợng lao động giảm trong 5
năm qua trong đó xã Nghi Thái có mức giảm lớn nhất (16%).
Tình hình lao động việc làm tại các xã này thể hiện rõ hơn xu hƣớng lao động
hiện nay - “ly nông, ly hƣơng”, di chuyển tới các khu công nghiệp hoặc khu đô thị
xa. Các xã có tỷ lệ lao động di chuyển đi xa nhiều đều chỉ có lực lƣợng lao động
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng từ 48-56% tổng dân số do phần lớn dân số
còn ở địa phƣơng chủ yếu là chƣa đến tuổi lao động hoặc đã quá tuổi lao động
trong khi xã Nghi Văn là xã có ít lao động di chuyển đi xa nhất có lực lƣợng lao
động chiếm tới hơn 72% tổng dân số địa phƣơng. Phần lớn lực lƣợng lao động hiện
còn làm việc tại địa phƣơng chủ yếu là trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngƣ nghiệp) - chiếm từ hơn 60% trở lên, thậm chí xã Nghi
Công Nam có tới 95% lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
1.3.2.Việc làm
Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao
động các xã phải thu hồi đất phục vụ đầu tƣ phát triển các dự án. Giai đoạn 2001 2007, đã tạo việc làm cho 27.770 lao động, riêng năm 2007 có gần 4.000 lao động
có thêm việc làm và việc làm mới, trong đó xuất khẩu hơn 800 lao động. Năm
2008, tiếp tục có khoảng 5.000 lao động đƣợc tạo việc làm mới. (Báo cáo Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nghi Lộc, 2009). Ở các xã dự án,
việc tạo việc làm mới cho lao động là rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội của từng xã. Về mặt này, thuận lợi nhất là xã Nghi Thái với
vị trí ngay sát Tp. Vinh lại giáp với khu du lịch Cửa Lò nên có nhiều cơ hội để mở
rộng cơ hội sinh kế cho ngƣời dân mặc dù vậy hiện tại Nghi Thái vẫn có tới 80%
lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang
các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ - dự kiến đến 2020 cơ
cấu lao động sẽ ngƣợc lại là 20% lao động nông nghiệp, 80% lao động phi nông
nghiệp. Các xã còn lại bao gồm Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Yên và Nghi

Lâm đều cho thấy tình trạng thiếu việc làm, dƣ thừa lao động, nhất là lao động
nông nghiệp. Theo báo cáo của các xã này thì tình trạng này chính là nguyên nhân
chủ yếu của việc một số lƣợng không nhỏ lao động phải di chuyển vào các tỉnh
phía Nam để kiếm việc làm theo cả kiểu mùa vụ và thƣờng xuyên.
17


Tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn, điều kiện làm việc ngày càng vất vả
do thời tiết bất thƣờng, rủi ro thiên tai gia tăng là một trong những nguyên nhân
chính thúc đẩy nhiều lao động rời bỏ nông nghiệp đồng thời cản trở việc tạo việc
làm mới liên quan đến nông nghiệp trong khu vực. Ví dụ, lũ lụt gây xói lở và mất
đất nông nghiệp, hạn hán làm sa mạc hóa đất nông nghiệp và thiếu nƣớc sản xuất,
xâm nhập mặn cũng gây mất đất… tất cả đều là những thách thức lớn đối với việc
tạo sinh kế cho ngƣời dân trong khu vực 5 xã dự án. Nói cách khác, biến đổi khí
hậu đã và đang có những tác động đáng kể đối với mục tiêu tạo thêm việc làm,
việc làm mới cho lao động trong khu vực. Mối tƣơng quan này, nên đƣợc làm rõ
hơn thông qua các nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm đề xuất đƣợc các giải pháp cụ
thể giúp phát triển sinh kế trong vùng dự án một và trong bối cảnh biến đổi khí
hậu.
1.3.3. Chất lƣợng lao động
Chất lƣợng lao động đƣợc xây dựng dựa trên 2 nền tảng chính là chất lƣợng
dân số, nhất là sức khỏe và chất lƣợng giáo dục, đào tạo nghề.
Độ tuổi lao động đƣợc khảo sát thực tế tại các xã cũng cho thấy lực lƣợng lao
động ở các xã này đang ở độ tuổi “vàng” với khoảng 60% lao động ở trong độ tuổi
từ 16-45 tuổi và chỉ có gần 28% lao động ở trong độ tuổi 45-60 tuổi.
Bảng 4: Cơ cấu độ tuổi dân cƣ trong 5 xã vùng dự án
Nghi Thái
Nghi Yên
Nghi Văn
Nghi Công Nam

Nghi Lâm
Bình quân

16-29 tuổi
25.7
37.0
19.7
40.8
34.7
31,6

30-45 tuổi
31.1
27.4
42.6
14.5
27.8
28,7

45-60 tuổi
35.1
24.7
23.0
27.6
29.2
27,9

> 60 tuổi
8.1
11.0

14.8
17.1
8.3
11,9

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Xã Nghi Lâm, 08h30 ngày 16-08-2011.
Cô Thành - người dân trong xã: “… xã có
khoảng 106 hộ, có khoảng 80- 90%, hộ có
ngƣời nhà đi di cƣ làm ăn xa. Ruộng có
hạn nên cần phải đi ra ngoài kiếm tiền. Ở
đây không có khu công nghiệp, đất đai khô
cằn, không làm đƣợc gì khác. 13-18 tuổi
đã đi làm thuê nơi khác. Hết lớp 5 lớp 6 đã
phải đi trông trẻ rồi…”
18
Bác Ý - người dân trong xã: “…70% đi
theo mùa vụ. đi ra ngoài để kiếm tiền nuôi
con cái ăn học…”

Mặc dù chƣa thống kê đƣợc một
cách chính xác nhƣng khảo sát thực
tế số lao động dƣới 30 tuổi còn làm
việc tại địa phƣơng không nhiều hay
nói cách khác là các số liệu điều tra
là dựa trên thống kê chính thức của
từng hộ gia đình theo đăng kí hộ


khẩu. Các lao động này thƣờng chỉ khẳng định sự có mặt của mình tại địa phƣơng

thông qua hộ khẩu thƣờng trú và sự đóng góp cho thu nhập của gia đình. Kết quả
PRA tại xã Nghi Lâm về vấn đề lao động di cƣ đã chỉ rõ có rất nhiều nguyên nhân
khiến lao động nông thôn hiện đều mong di chuyển ra thành thị hoặc các KCN để
kiếm việc làm.
Chi phí sản xuất và sinh hoạt đều cao trong khi sản lƣợng bấp bênh khiến
nhiều lao động làm không đủ ăn, tình hình cơ hội việc làm ở nông thôn chƣa đƣợc
cải thiện cộng với đất đai hạn hẹp, chất lƣợng kém càng làm cho khả năng tạo thu
nhập của lao động ít đi và đặc biệt là mùa vụ sản xuất nông nghiệp hiện vẫn quá
phụ thuộc vào thiên nhiên vốn đang ngày càng khắc nghiệt làm cho động lực rời bỏ
nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng. Lực lƣợng lao động thực sự ở địa phƣơng
nhiều nhất là trong độ tuổi từ khoảng 40-60 tuổi, thậm chí trên 60 tuổi là những
ngƣời khó có khả năng tìm kiếm việc làm trong các KCN hoặc tại các khu vực đô
thị do đã lớn tuổi, sức khỏe kém cũng nhƣ có rất ít kĩ năng lao động nên phải chấp
nhận ở lại gắn với sản xuất nông nghiệp.
Bảng 5: Tỷ lệ lao động bị ốm trong 12 tháng qua (7/2010-7/2011)


Nghi Thái
Nghi Yên
Nghi Văn
Nghi Công Nam
Nghi Lâm

% số LĐ bị ốm trong 12 tháng qua (có nghỉ làm)
/ tổng lao động
25.7
31.5
30.6
19.7
23.6


Nguồn: số liệu điều tra 2011
Chính vì các lí do trên mà các
số liệu khảo sát tại các xã vừa qua
cho thấy số lao động phải nghỉ ốm
trong năm 2010 của tất cả các xã là
không nhỏ - thấp nhất là Nghi
Công Nam cũng có tới gần 20%
tổng số lao động có bị ốm và phải
nghỉ lao động và nhiều nhất là xã
Nghi Yên có tới hơn 31% thuộc
diện này. Điều này cho thấy sức

Xã Nghi Thái, 14h00 ngày 19-08-2011.
Cô Linh - người dân trong xã: “nƣớc ăn bị
ô nhiễm nặng, có màu vàng, quần áo giặt
xong có màu vàng, nấu nƣớc có váng, ảnh
hƣởng sức khỏe… Sức khỏe bị ảnh hƣởng,
bị tiêu chảy, ung thƣ, hô hấp…”
Bác Trạch - người dân trong xã: “Thông
thƣờng có 2 mùa sản xuất, tháng 10 gieo
mạ, tháng 4 thu hoạch; tháng 6 là vụ hè
thu, tháng 10 thu hoạch; nếu thiên tai,
ngập úng thì ảnh hƣởng rất lớn. Giảm thu
nhập, giảm sức khỏe, dinh dƣỡng…”
19


khỏe lao động hiện nay rất có vấn đề và mặc dù không có các số liệu so sánh với
thời gian trƣớc về chỉ tiêu này tuy nhiên với độ tuổi trung bình của lao động hiện

còn đang làm việc ở địa phƣơng cao hơn trƣớc thì tình hình này là có thể giải thích
đƣợc. Cũng chƣa có các nghiên cứu khoa học và chi tiết về mối tƣơng quan giữa
các hiện tƣợng biến đổi khí hậu và sức khỏe của ngƣời dân tuy nhiên các phản ánh
của ngƣời dân, ngƣời lao động tại các cuộc thảo luận cho thấy biến đổi khí hậu có
ảnh hƣởng tiêu cực đối với sức khỏe cuat con ngƣời. Trong thời gian tới, với diễn
biến về biến đổi khí hậu có thể phức tạp hơn, điều kiện lao động rất có thể nặng
nhọc hơn thì vấn đề sức khỏe của lực lƣợng lao động càng cần đƣợc quan tâm hơn
để tránh ảnh hƣởng đến sản xuất.
Bảng 6: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

Nghi Thái
Nghi Yên
Nghi Văn
Nghi Công Nam
Nghi Lâm

Không đƣợc
đào tạo
74.32
76.71
87.10
92.11
88.89

Nông
nghiệp
13.51
0.00
1.61
2.63

0.00

Lâm
nghiệp
0.00
2.74
0.00
0.00
0.00

Khác (phi
NN)
12,16
20,55
11,29
5,26
11,11

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Các số liệu khảo sát cho thấy phần lớn lao động chƣa đƣợc đào tạo ngoài một
số khóa tập huấn ngắn hạn về trồng trọt và lâm nghiệp. Xã Nghi Thái có số lao
động đƣợc đào tạo nhiều nhất cũng chỉ có hơn 25% lao động đƣợc đào tạo và ít
nhất là ở xã Nghi Công Nam chỉ có chƣa đến 8% số lao động đƣợc đào tạo. Về
chuyên ngành đào tạo, lao động đƣợc đào tạo liên quan đến các ngành nghề nông
nghiệp còn ít hơn nhiều - xã Nghi Thái có hơn 13,5% lao động, Nghi Yên, Nghi
Văn và Nghi Công Nam chỉ có dƣới 3% lao động đƣợc đào tạo về các lĩnh vực
nông nghiệp và Nghi Lâm thậm chí không có ai trong số lao động đƣợc khảo sát đã
đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp. Điều này càng cho thấy sức thu hút
của nông nghiệp đối với lao động đang ngày càng trở nên đáng báo động trong khi
các ngành nghề phi nông nghiệp bắt đầu có sức hút lớn hơn khi số lao động tham

gia đào tạo đã có dấu hiệu gia tăng đáng kể và tất cả 5 xã khu vực dự án đề có
ngƣời tham gia các hoạt động đào tạo phi nông nghiệp - xã Nghi Công Nam là xã
có ít ngƣời tham gia nhất nhƣng cũng có hơn 5% số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho
20


biết đã tham gia các khóa tập huấn về các hoạt động phi nông nghiệp và nhiều nhất
là Nghi Yên có tới gần 21% số ngƣời đƣợc phỏng vấn đã tham gia các khóa tập
huấn này.
Trình độ chuyên môn của lao động dƣờng nhƣ chƣa có sự thay đổi nào đáng kể
nhằm ứng phó với các tác động từ các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khi
nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngƣ nghiệp) đều chƣa có sự gia tăng đáng kể
nào về lƣợng lao động tham gia đào tạo về chuyên môn để thích nghi với bối cảnh
mới. Hoặc lao động khu vực này chƣa nhận thức hết đƣợc về tác động của biến đổi
khí hậu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn đang là sinh kế chính của khu
vực hoặc họ cho rằng không thể làm gì đƣợc hơn khi các rủi ro thiên tai, thời tiết…
xảy ra nên chƣa thúc đẩy các hoạt động chuẩn bị trong đó có việc học hỏi, áp dụng
các tiến bộ kĩ thuật mới. Tuy nhiên, tình hình hiện nay lại cho thấy có vẻ nhiều lao
động đang có xu hƣớng muốn chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp và
mong muốn tham gia các khóa tập huấn về các ngành nghề phi nông nghiệp hơn.
Bảng 7: Trình độ văn hóa của lao động (%)
Nghi Thái
Nghi Yên
Nghi Văn
Nghi Công Nam
Nghi Lâm

Không đi học Tiểu học THCS THPT TC/CĐ/ĐH
5.41
8.11

54.05 27.03
4.40
2.74
5.48
63.01 27.40
1.37
0.00
11.29
64.52 24.19
0.00
0.00
5.26
61.84 30.26
2.63
2.78
9.72
52.78 34.72
0.00

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Số liệu khảo sát cho thấy vẫn có một lƣợng nhỏ ngƣời dân tại các xã vùng dự
án không đi học cho đến thời điểm điều tra, xã có lƣợng ngƣời đƣợc điều tra không
đƣợc đi học nhiều nhất là Nghi Thái - hơn 5,4%. Trình độ văn hóa phổ biến nhất
của lực lƣợng lao động là ở bậc THCS chiếm từ gần 53-65% lực lƣợng lao động.
Số lao động có trình độ THPT chiếm từ khoảng 24-35% lực lƣợng lao động của
các xã và có rất ít lao động đạt đến bậc trung cấp, cao đẳng - các xã Nghi Văn và
Nghi Lâm không có lao động nào trong khi Nghi Thái, Nghi Yên và Nghi Công
Nam cũng chỉ có lần lƣợt 4,4%, 1,3% và 2,6% lao động.
Các số liệu khảo sát cho thấy hiện chƣa có dấu hiệu nào cho thấy có mối tƣơng
quan giữa biến đổi khí hậu và trình độ văn hóa của lao động. Tuy nhiên, về lí

thuyết, nếu tính hình thiên tai kéo dài và mạnh hơn có thể ảnh hƣởng không nhỏ
21


đến hoạt động giáo dục, đào tạo nhất là đối với những khu vực vùng sâu vùng xa.
Thực tế, các số liệu khảo sát cho thấy các tác động từ biến đổi khí hậu cũng đã bắt
đầu có tác động đến việc học tập của trẻ em hiện nay trong khu vực.
Bảng 8: Nguyên nhân nghỉ học (%)
Nghi Thái
Nghi Yên
Nghi Văn
Nghi Công Nam
Nghi Lâm

Bị ốm
37,50
31,82
46,67
18,18
25,00

Thiên tai
56,25
68,18
46,67
63,64
75,00

Tai nạn
6,25

0,00
6,67
18,18
0,00

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Khảo sát cho thấy nguyên nhân nghỉ học do thiên tai chiếm từ 47-75% số
nguyên nhân nghỉ học của các em nhỏ trong khi nguyên nhân nghỉ học do bị ốm
chỉ chiếm từ hơn 18-47%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân từ thiên tai (bão, lụt…)
đóng góp một phần khá lớn trong các nguyên nhân làm gián đoạn học hành của trẻ
em hiện nay ở khu vực dự án và nếu tình hình này tiếp diễn hoặc nặng nề hơn rất
có thể sẽ làm ảnh hƣởng đến trình độ văn hóa của lực lƣợng lao động khu vực này
trong tƣơng lai.
1.4. Nhận thức của ngƣời dân về tác động của biến đổi khí hậu
Nhận thức về biến đổi khí hậu của lao động trong khu vực dự án là tƣơng đối
khác nhau giữa các xã và giữa các ngành nghề tuy nhiên phần lớn đều cho thấy họ
đã phải đối diện nhiều với các rủi ro có liên quan đến biến đổi khí hậu và đều đã ít
nhiều phải thực hiện những biện pháp để phòng, chống hoặc thích ứng với bối cảnh
mới.
Bảng 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với trồng trọt

Giảm diện tích canh
tác
Thay đổi mùa vụ
Thay đổi giống
Cải tiến kỹ thuật
canh tác
Cải tiến điều kiện

Nghi

Thái

Nghi
Yên

Nghi
Văn

16.00
44.00
52.00

3.85
38.46
38.46

8.00
24.00
64.00

44.00
40.00

42.31
42.31

56.00
36.00
22


Nghi Công
Nam

Nghi
Lâm

Bình
quân

4.00
20.00
44.00

0.00
20.00
36.00

6.37
29.29
46.89

44.00
36.00

36.00
40.00

44.46
38.86



canh tác
Tăng sử dụng BVTV
Tăng sử dụng phân
bón
Cải tiến hệ thống
hủy lợi

44.00

19.23

56.00

28.00

20.00

33.45

52.00

23.08

64.00

28.00

16.00


36.62

0.00

11.54

8.00

4.00

4.00

5.51

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Kết quả điều tra cho thấy chủ yếu ngƣời dân cùng lúc đã phải thực hiện nhiều
biện pháp nhằm giảm thiệt hại hoặc tăng năng suất do bị ảnh hƣởng từ những rủi ro
thiên tai. Phần lớn ngƣời dân cho rằng cần phải đa dạng hóa cây trồng hơn hiện
nay (gần 47%), tăng cƣờng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt (hơn 44%) và đầu tƣ
các trang thiết bị phục vụ sản xuất (gần 39%) đồng thời việc thay đổi thời gian mùa
vụ, tăng sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV cũng đƣợc nhiều
ngƣời áp dụng (hơn 33%) do đất đai có biểu hiện kém chất lƣợng hơn trƣớc và sâu
bệnh cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, các giải pháp mang tính chất dài hạn và có quy
mô lớn nhƣ giải pháp công trình (thủy lợi, đê điều, đập…) hay công nghệ cao
(giống, gien…) hoặc những giải pháp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu (trồng
rừng, hạn chế phát thải khí nhà kính…) lại ít đƣợc đề cập đến. Điều này cho thấy
nhận thức của ngƣời dân về phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu trong
khu vực này còn khá đơn giản và cần đƣợc tăng cƣờng nhiều trong thời gian tới để
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của họ có thể thích ứng đƣợc với bối cảnh biến
đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ rệt hơn và có tác động mạnh hơn. Nhìn chung,

tình hình của cả 5 xã là khá tƣơng đồng với nhau.
Bảng 10: Tác động của biến đổi khí hậu đối với chăn nuôi:

Xây dựng chuồng trại
Thay đổi con giống
Cải tiến kỹ thuật chăn
nuôi
Tăng cƣờng điều kiện
chăn nuôi
Cải thiện dịch vụ thú y
Giảm số lƣợng đàn gia
súc gia cầm

Nghi
Thái

Nghi
Yên

Nghi
Văn

60.00
40.00

46.15
34.62

52.00
24.00


36.00

50.00

40.00
44.00
8.00

Nghi
Lâm

Bình
quân

80.00
28.00

52.00
32.00

58.03
31.72

48.00

32.00

36.00


40.40

61.54
57.69

36.00
36.00

48.00
56.00

48.00
56.00

46.71
49.94

15.38

4.00

16.00

8.00

10.28

23

Nghi Công

Nam


Ngừng sản xuất

24.00

0.00

8.00

0.00

0.00

6.40

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Hoạt động chăn nuôi của ngƣời dân trong khu vực cũng bị ảnh hƣởng khá
nhiều từ các tác động của biến đổi khí hậu, chủ yếu là các rủi ro thiên tai nhƣ bão,
lũ, nắng nóng và hạn hán kéo dài gây dịch bệnh cho vật nuôi. Điều này đã làm thay
đổi nhiều thói quen trong sản xuất chăn nuôi của ngƣời dân nơi đây - nhiều ngƣời
đã bắt đầu phải xây dựng chuồng trại kiên cố hơn (hơn 58% số ngƣời đƣợc điều
tra) hoặc cần đến dịch vụ thú y nhiều hơn (gần 50%) hoặc đầu tƣ thêm cho các
trang thiết bị chăn nuôi (gần 47%) và cải tiến kĩ thuật chăn nuôi (hơn 40%). Các
giải pháp nhƣ giảm số lƣợng vật nuôi hoặc thay đổi loại vật nuôi cũng đã đƣợc
nhiều ngƣời tính đến, thậm chí có hơn 6% số ngƣời đƣợc khảo sát cho biết còn đã
nghĩ đến việc chất dứt hẳn việc chăn nuôi do rủi ro quá cao trong khi khả năng lợi
nhuận lại không tăng tƣơng ứng. Tƣơng tự nhƣ trồng trọt, tình hình chăn nuôi của
cả 5 xã vùng dự án cũng khá giống nhau.

Bảng 11: Tác động của biến đổi khí hậu với nuôi trồng thủy sản

Xây bờ kè
Cải tiến dịch vụ thú y
Cải thiện hệ thống
thoát nƣớc
Cải tiến kỹ thuật chăn
nuôi
Giảm diện tích nuôi
Ngừng chăn nuôi

Nghi
Thái

Nghi
Yên

Nghi
Văn

Nghi Công
Nam

Nghi
Lâm

Bình
quân

20.00

4.00

34.62
0.00

12.00
4.00

16.00
4.00

12.00 18.92
0.00 2.40

4.00

11.54

12.00

20.00

8.00 11.11

12.00
0.00
0.00

11.54
0.00

0.00

8.00
0.00
4.00

12.00
4.00
0.00

4.00
0.00
0.00

9.51
0.80
0.80

Nguồn: số liệu điều tra, 2011
Không có nhiều ngƣời NTTS trong khu vực 5 xã dự án nên các giải pháp áp
dụng trong phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu ở đây cũng không thể
hiện nhiều trong quá trình khảo sát tuy nhiên kết quả khảo sát vẫn cho thấy hầu hết
ngƣời nuôi thủy sản tại các xã đều phải áp dụng các biện pháp để thích ứng sản
xuất với các thay đổi về thời tiết, khí hậu. Khá nhiều ngƣời (bình quân gần 19% số
ngƣời đƣợc điều tra trong 5 xã, có xã có tới gần 35% số ngƣời đƣợc hỏi) đã phải
tăng cƣờng cho bờ bao ao nuôi thủy sản để thích ứng với việc lũ lụt trở nên bất
thƣờng và có cƣờng độ lớn hơn trƣớc. Các biện pháp nhƣ cải tạo hệ thống kênh
24



mƣơng, tăng sử dụng thuốc, hóa chất và các dịch vụ thú y thủy sản cũng đều đã
đƣợc áp dụng mặc dù chƣa nhiều, một số ít đã bắt đầu có ý định ngừng sản xuất
hoặc ít nhất là cũng giảm diện tích nuôi để giảm bớt rủi ro. Nhìn chung, tình hình
nuôi trồng thủy sản cũng bị tình trạng gia tăng rủi ro từ thiên nhiên tƣơng tự nhƣ
các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tuy nhiên trong khu vực này số lƣợng ngƣời
nuôi thủy sản không nhiều nên với mẫu điều tra nhỏ nên các vấn đề liên quan đến
lĩnh vực này chƣa đƣợc thể hiện thực sự rõ ràng.
Nhìn chung, nhận thức của ngƣời dân về biến đổi khí hậu trong khu vực 5 xã
đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ nâng cao trong thời gian qua do các tác động của biến
đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và việc chuẩn bị (trƣớc hết là về nhận thức) cho ngƣời
lao động ở đây là hết sức cần thiết. Tất nhiên, trong giai đoạn này nhận thức của
lao động về biến đổi khí hậu và các tác động của nó còn khá đơn giản nhƣng đây
cũng có thể đƣợc coi là một khởi đầu tốt làm nền tảng cho các bƣớc phát triển tiếp
theo.
1.5. Thu nhập
Ở cấp huyện, giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản luôn giữ đƣợc sự
tăng trƣởng qua các năm trong suốt giai đoạn 2000-2010: năm 2000 giá trị sản xuất
(theo giá so sánh 94) ngành nông nghiệp đạt 292 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 406 tỷ
đồng và đạt 473 tỷ đồng vào năm 2008; ngành lâm nghiệp đạt 9 tỷ đồng vào năm
2000, 12 tỷ đồng vào năm 2005 và đến năm 2008 đạt 15 tỷ đồng.
Số liệu thống kê về thu nhập bình quân đầu ngƣời tại 5 xã vùng dự án phản ánh
tƣơng đối đúng hiện trạng kinh tế xã hội của từng địa phƣơng.
Bảng 12: Thu nhập bình quân đầu ngƣời
TNBQ đầu ngƣời/năm (triệu đồng)

Nghi Thái
Nghi Yên
Nghi Văn
Nghi Công Nam
Nghi Lâm


15,1
11,4
7,6
11,0
12,5

Nguồn: số liệu thống kê các xã, 2010
Số liệu thống kê cho thấy xã Nghi Thái có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời
cao nhất, gần 1,3 triệu đồng/ngƣời/tháng, Nghi Lâm có mức thu nhập bình quân
đầu ngƣời đứng thứ 2 trong 5 xã và tƣơng ứng với khoảng hơn 1 triệu
25


×