Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NAM THẮNG

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NAM THẮNG

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã Số: 62310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI - 2015


B


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu mô hình năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU SINH

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH

NGUYỄN NAM THẮNG

i


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các Thầy, Cô Ban giám hiệu, Viện
Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại
học Thương Mại và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với
các đồng nghiệp, gia đình và bạn thân hữu đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Thanh đã
hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân và biết ơn sâu sắc nhất.
NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Nam Thắng

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................7
1.1. Tầm quan trọng của du lịch .....................................................................................7
1.2. Tổng quan nghiên cứu ...............................................................................................8
1.3. Các khái niệm liên quan ............................................................................................9
1.3.1. Du lịch .........................................................................................................................9
1.3.2. Năng lực cạnh tranh ................................................................................................11
1.3.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ..................................................................13
1.3.4. Năng lực cạnh tranh quốc gia.................................................................................14
1.3.5. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh..................................................................................15
1.3.6. Năng lực cạnh tranh du lịch ...................................................................................16
1.3.7. Năng lực cạnh tranh ngành .....................................................................................17
1.3.8. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ........................................................................18
1.3.9. Năng lực cạnh tranh sản phẩm ...............................................................................18
1.3.10. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh toàn cầu với địa phương trong du lịch ......19
1.4. Các nghiên cứu liên quan ........................................................................................20
1.4.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................20
1.4.2. Các nghiên cứu trên Thế giới .................................................................................22
1.5. Kết cấu của luận án ..................................................................................................27

1.6. Kết luận chƣơng 1.....................................................................................................28
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
2.1. Các điều kiện thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ban
đầu .......................................................................................................................................29
2.1.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ..............30
2.2.1. Mô hình kim cương của M.Porter .........................................................................31
2.3. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch ..........................................32
2.3.1. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và
Morrison (1992; 2007) .......................................................................................................32
2.3.2. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007) ...............36
2.3.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của
M.Porter (2008) ..................................................................................................................38

iii


2.3.4. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế Thành phố theo
cụm ngành CCED của Choe và Roberts (2011) .............................................................44
2.3.5. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras
và Neil MacCallum OECD (2013) ...................................................................................46
2.3.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI của
Jennifer Blanke và Thea Chiesa, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2014) .................49
2.3.7. So sánh các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch .....................54
2.4. Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh
vực du lịch ban đầu ..........................................................................................................56
2.4.1. Các điều kiện về yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch .............................57
2.4.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan ....................................................59
2.4.3.Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của địa phương ..................................61
2.4.4. Các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch.........................................................64

2.5. Kết luận chƣơng 2.....................................................................................................66
Chƣơng 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
3.1. Tổng quan du lịch Việt Nam ..................................................................................67
3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam ................................................................67
3.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Việt Nam ..............................................................67
3.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa Việt Nam ...............................................................68
3.1.2. Thực trạng du lịch Việt Nam .................................................................................69
3.1.3. Các kết quả đạt được đối với phát triển du lịch Việt Nam .................................75
3.1.4. Các hạn chế đối với phát triển du lịch Việt Nam ................................................77
3.1.5. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam ............................78
3.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................80
3.2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá các yếu tố lý thuyết ..............................................80
3.2.2. Tiêu chuẩn và đối tượng tham gia đánh giá các yếu tố lý thuyết .....................80
3.2.3. Kết quả khảo sát các yếu tố lý thuyết ....................................................................80
3.2.4. Bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực
du lịch chính thức ...............................................................................................................83
3.3. Mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ......85
3.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................85
3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................86
iv


3.3.3. Mô hình định tính năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ...........86
3.3.4. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ..........................87
3.4. Thiết kế các thang đo lƣờng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh
vực du lịch ..........................................................................................................................88
3.4.1. Thang đo các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch ...................................88
3.4.2. Thang đo các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch ............................................89
3.4.3. Thang đo năng lực của chính quyền địa phương .................................................90

3.4.4. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch ......................................90
3.5. Kết luận chƣơng 3.....................................................................................................91
Chƣơng 4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
4.1. Tổng quan du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................92
4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu................................................92
4.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu ..............................................93
4.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu ..............................................94
4.1.2. Thực trạng du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................95
4.1.3. Các kết quả đạt được đối với phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ..............106
4.1.4. Các hạn chế đối với phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ..............................108
4.1.5. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu .........109
4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu ............................................................................................110
4.2.1. Bảng câu hỏi khảo sát ...........................................................................................110
4.2.2. Kích thước mẫu ......................................................................................................111
4.2.3. Chọn mẫu ................................................................................................................112
4.2.4. Đối tượng lấy mẫu .................................................................................................112
4.2.5. Phạm vi lấy mẫu ....................................................................................................114
4.2.6. Cách điều tra...........................................................................................................114
4.3. Mô tả mẫu .................................................................................................................114
4.4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’Alpha ..............................................................115
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường các yếu tố đầu vào và mức độ
hấp dẫn du lịch ..................................................................................................................115
4.4.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường các nguồn lực phục vụ phát
triển du lịch .......................................................................................................................115

v


4.4.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường năng lực của chính quyền địa

phương ...............................................................................................................................116
4.4.4. Kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thị
trường du lịch ....................................................................................................................116
4.4.5. Kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
trong lĩnh vực du lịch .......................................................................................................116
4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................117
4.5.1. Kiểm định tính thích hợp và tương quan của các biến .....................................117
4.5.2. Kiểm định mức độ giải thích của các biến đo lường đối với các nhân tố ......117
4.5.3. Xoay các nhân tố ...................................................................................................117
4.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn .................................................................................118
4.6. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ....................................................................118
4.7. Kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch .119
4.7.1. Mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch định lượng ......119
4.7.2. Kết quả ước lượng các yếu tố trong mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
trong lĩnh vực du lịch .......................................................................................................120
4.7.3. Kiểm định Bootstrap của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh
vực du lịch .........................................................................................................................122
4.7.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................................................123
4.7.5. Kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu ................................................................123
4.7.6. Kết quả đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực
du lịch.................................................................................................................................124
4.8. Thảo luận mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ..124
4.8.1. Giá trị liên hệ lý thuyết .........................................................................................124
4.8.2. Giá trị liên hệ thực tế với năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bà Rịa –
Vũng Tàu ...........................................................................................................................125
4.8.3. Giá trị liên hệ thực tế với năng lực cạnh tranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........129
4.8.4. Giá trị liên hệ thực tế với năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam và
Thế giới ..............................................................................................................................129
4.9. Kết luận chƣơng 4...................................................................................................133
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................134

5.1. Kết luận .....................................................................................................................134
5.1.1. Ưu điểm của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ...134
vi


5.1.2. Hạn chế của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
và định hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................................136
5.1.3. Cách sử dụng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ..137
5.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ..............................................137
5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch .......138
5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các nguồn lực phục vụ
phát triển du lịch ...............................................................................................................139
5.2.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cơ sở hạ tầng du lịch .......139
5.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch.................................................................................................................................139
5.2.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp du lịch .......141
5.2.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với điều kiện về nguồn lực ...141
5.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cơ chế, chính sách, kế
hoạch, chiến lược phát triển du lịch ...............................................................................142
5.2.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với xây dựng cơ chế phát
triển du lịch .......................................................................................................................142
5.2.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với xây dựng chính sách
phát triển du lịch ...............................................................................................................143
5.2.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với xây dựng và phát triển
thương hiệu du lịch...........................................................................................................143
5.2.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với phát triển du lịch..............144
5.2.3.5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ứng dụng thương mại
điện tử trong du lịch và các dịch vụ sáng tạo khác ......................................................145
5.2.3.6. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Marketing du lịch ............145
5.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các yếu tố ảnh hưởng đến

thị trường du lịch ..............................................................................................................146
5.2.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với phân khúc thị trường du
lịch ......................................................................................................................................146
5.2.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nhận thức du lịch .............146
5.3. KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................148
5.3.1. Khuyến nghị đối với Trung ương ........................................................................148
5.3.2. Khuyến nghị đối với địa phương .........................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ................160
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BR-VT

Bà Rịa - Vũng Tàu

DN

Doanh nghiệp

ĐP

Địa phương

DT

Doanh thu


DVDL

Dịch vụ du lịch

ĐVT

Đơn vị tính

GTVT

Giao thông vận tải

HCSN

Hành chính sự nghiệp

LN

Lợi nhuận

NLCT

Năng lực cạnh tranh

SP

Sản phẩm

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TW

Trung ương

VN

Việt Nam

viii


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ADB

The Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

AHP

Analytic Hierarchy Process

Quá trình phân tích phân cấp

AMOS

Analysis of Moment Structures


Phân tích cấu trúc mô men

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Nations

CCED

Cluster-based
Development

CECODES Centre
for
Development
Support

City

Economic Cơ sở phát triển Kinh tế Thành phố dựa vào
cụm /ngành

Research
and Trung tâm Nghiên cứu Phát triển & Hỗ trợ
&
Community Cộng đồng
Phân tích nhân tố khẳng định

CFA


Confirmatory Factor Analysis

CISET

the International Centre for Studies Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về nền kinh tế
on Tourism Economics
du lịch

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

EFE

External Factor Evaluation

Đánh giá các yếu tố bên ngoài

EITI

Extractive Industries Transparency Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai
Initiactive
khoáng

EITI

Extractive Industries Transparency Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp
Initiactive

khai khoáng

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GCR

Global Competitiveness Report

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GLS

Generalized Least Squares

Bình phương tổng quát

IATA

International
Association


IFE

Internal Factor Evaluation

Đánh giá các yếu tố bên trong

ML

Maximum Likelihood

Phương pháp hợp lý cực đại

NGT

National Geographic Traveler

Địa lý du lịch quốc gia

OECD

Opening up Trade in Services, Diễn đàn Thương mại Dịch vụ, cơ hội và thách
Opportunities and Gains for thức cho các nước đang phát triển
Developing Countries

PAPI

Public Administration Performance Chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp
Index
tỉnh


PATA

Pacific Asia Travel Association

Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương

PCI

Provincial competitiveness Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PCT

Province
Tourism

PPP

Purchasing Power Parity

RMSA

Root
Mean
Approximation

Air


Transport Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế

Competitiveness

Square

in Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch
Sức mua tương đương
Error Sai số xoay quanh giá trị trung bình
ix


SEM

Structural Equation Modeling

Mô hình cấu trúc tuyến tính mạng

SPSS

Statistical Package Social Sciences

Thống kê khoa học xã hội

SWOT

Strengths

Weaknesses

Opportunities – Threats

TDGDP

Tourism Direct Gross Domestic Du lịch tác động trực tiếp đến tổng sản phẩm
Product
quốc nội

TSA

Tourism System Analysis

TTCI

The Travel
Competitiveness

UNCTAD

United Nations Conference on Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp
Trade and Development
quốc

UNDP

United
Nations
Programme

UNESCO


United
Nations
Scientific
and
Organization

UNWTO

World Tourism Organization

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
and Industry

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTTC


World Tourism anh Travel Council

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế

IUCN

International
Union
for Liên minh Quốc tế Bảo tồn Tài nguyên Thiên
Conservation of Nature and Natural nhiên
Resources

3F

flowre, Fauna, Folklore

Động vật quý hiếm; Thực vật quý hiếm; Văn
hóa dân gian đặc sắc

3S

Sight seeing, Sport, Shopping

Giá trị tài nguyên đặc sắc để chiêm ngưỡng;
Thể thao; Mua sắm

4C

Customer value,
customer,

Communication

4D

Define customer value, Develop Định nghĩa giá trị cho khách hàng, Phát triển
customer value, Deliver custmer giá trị cho khách hàng, Chuyển giao giá trị cho
value, Declare customer value
khách hàng, thông báo giá trị cho khách hàng

4P

Product, Price, Place, Promotion

5H

Hospitality, Honesty,
History, Heroic

6S

Sanatary,
Health,
Security, Vệ sinh; Sức khỏe; An toàn; Thanh thản; Dịch
Serenity, Service, Satisfaction
vụ; Thỏa mãn

and

– Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức


Phân tích hệ thống du lịch
Tourism Năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành

Development Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Educational, Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học
Cultural và văn hóa
Tổ chức Du lịch Thế giới

Cost to the Giá trị cho khách hàng, Chi phí của khách
Convenience, hàng, Sự tiện lợi, truyền thông

Sản phẩm, Giá cả, Phân phối, Truyền thông

Heritage, Lòng mến khách; Tính trung thực; Di sản;
Lịch sử; Anh hùng hào kiệt;

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch .......30
Bảng 2.2. So sánh nhóm các yếu tố chính và các yếu tố thành phần đánh giá
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch .......................................................55
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát các chuyên gia về bộ tiêu chí xây dựng mô hình
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch .......................................................81
Bảng 3.2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ...................88
Bảng 4.1. Số liệu lượt khách du lịch và ngày lưu trú tại Bà Rịa-Vũng Tàu ...............96
Bảng 4.2. Lượng khách và doanh thu trung bình của một khu du lịch........................98
Bảng 4.3. Số liệu doanh thu dịch vụ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ................................99
Bảng 4.4. Năng lực cạnh tranh du lịch của một số địa phương ..................................105

Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả ước lượng các tham số trong mô hình năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch .....................................................................122
Bảng 4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE .................................................126
Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE ................................................127

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các mối quan hệ toàn cầu với địa phương trong du lịch, Alger
(1988), Milne và Ateljevic (2001) ............................................................................ 19
Hình 2.1. Mô hình kim cương của M.Porter (1990; 1998; 2008) ............................. 31
Hình 2.2. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của
Mill và Morrison (1992; 2007) ................................................................................. 32
Hình 2.3. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch
(2007) ........................................................................................................................ 36
Hình 2.4. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch
của M.Porter (2008) .................................................................................................. 39
Hình 2.5. Mô tả mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế
Thành phố theo cụm ngành CCED, Choe và Roberts (2011). .................................. 44
Hình 2.6. Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain
Dupeyras và Neil MacCallum OECD(2013) ............................................................ 46
Hình 2.7. Mô tả năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI Jennifer Blanke
và Thea Chiesa (2014) .............................................................................................. 49
Hình 2.8. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch ban đầu ............................................................................................................... 56
Hình 3.1. Bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong
lĩnh vực du lịch chính thức ........................................................................................ 83
Hình 3.2. Vị trí đóng góp của các nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức ....................................................... 84

Hình 3.3. Vị trí của các yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức ....................................................................... 84
Hình 3.4. Mô hình định tính năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch, tác giả (2014) ..................................................................................................... 86

xii


Hình 4.1.Lượng khách trung bình đến một khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
ngày thường trong tuần, tác giả (2014) ..................................................................... 97
Hình 4.2. Lượng khách trung bình đến một khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
ngày cuối tuần, tác giả (2014) ................................................................................... 98
Hình 4.3. Mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch định
lượng, tác giả (2014) ............................................................................................... 119
Hình 4.4. Vị trí tầm quan trọng của 4 nhóm yếu tố chính định lượng, tác giả
(2014) ...................................................................................................................... 121
Hình 4.5. Vị trí tầm quan trọng của 16 yếu tố thành phần định lượng, tác giả
(2014) ...................................................................................................................... 121
Hình 4.6. Giá trị liên hệ lý thuyết 4 nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch............................................................... 124
Hình 4.7. Giá trị liên hệ lý thuyết 16 yếu tố thành phần đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch............................................................... 125
Hình 4.8. Giá trị liên hệ thực tế 3 nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh
tranh Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (2013). Nguồn: Tác giả tự lập theo
WEF (2014) ............................................................................................................. 130
Hình 4.9. Vị trí tầm quan trọng 14 yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh
ngành du lịch Việt Nam (2013). Nguồn: Tác giả tự lập theo WEF (2014) ............ 131
Hình 4.10. Vị trí tầm quan trọng của 8 yếu tố thành phần đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Nguồn: Tác giả tự lập theo WEF
(2014) ...................................................................................................................... 132

Hình 5.1. Mô tả mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ....... 137

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những thập kỷ gần đây, trong cơ cấu nền kinh tế của các nước phát triển thể
hiện rất rõ nét: Tỷ trọng khu vực dịch vụ lớn hơn tỷ trọng khu vực nông nghiệp và
khu vực công nghiệp cộng lại. Trong khi đó, các nghiên cứu có tính khám phá, xây
dựng mô hình và kiểm định lý thuyết đặt cơ sở cho việc triển khai các nghiên cứu
ứng dụng còn rất hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có khá nhiều
nghiên cứu liên quan đến mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ vĩ mô, cấp
độ vi mô và cấp độ ngành trong lĩnh vực du lịch, song nhìn chung, các nghiên cứu
này đều tiếp cận từ phía doanh nghiệp một hướng tiếp cận thiếu chuyên sâu vào
năng lực cạnh tranh hoặc chưa đi vào khám phá, xây dựng và kiểm định mô hình
các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, nên độ tin cậy là chưa thể xác định được.
Vì thế, nhu cầu nghiên cứu để hoàn thiện cũng như chọn lọc và ứng dụng các
lý thuyết lợi thế cạnh tranh vào những hoàn cảnh cụ thể vẫn là chủ đề có tính cấp
thiết ngay ở cả bình diện quốc tế. Bởi vậy, việc tiếp nhận, nghiên cứu và đặc biệt là
việc ứng dụng các lý thuyết cạnh tranh từ vi mô đến vĩ mô diễn ra chậm và chủ yếu
mới dừng lại ở góc độ tổng kết các lý thuyết, các nghiên cứu của nước ngoài và
kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, kinh tế, quản trị,
kinh doanh, hoạch định chính sách và tạo ra những tranh luận sôi nổi, hào hứng, gay
gắt và quyết liệt giữa các trường phái cạnh tranh về mặt lý thuyết và thực tiễn. Tuy
nhiên, cho đến nay, các lý thuyết và các nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và lợi
thế cạnh tranh nói riêng dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Trong các công trình nghiên cứu nói chung, để đi đến những kết luận từ
những phát hiện đòi hỏi phải xác lập những luận cứ khoa học, đây cũng là thách

thức và thể hiện giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu nhưng thực tiễn ở Việt
Nam cho thấy một số công trình nghiên cứu mặc dù có sự nỗ lực rất lớn nhưng vẫn
cảm thấy bối rối và gặp nhiều khó khăn khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học, nhất là việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng.
1


Vì vậy, đôi lúc các nhà nghiên cứu thường ngộ nhận, tiếp cận định lượng là
phải dùng các mô hình kinh tế lượng, điều này đúng nhưng chưa đủ . Mô hình định
lượng được hình thành trên những nền tảng lý thuyết kinh tế học nào? Nghiên cứu
khoa học không thể bắt nguồn từ chân không, không có sự kế thừa của các nghiên
cứu đã có từ trước, nếu thiếu kiến thức này sẽ không thể có mô hình định lượng
ngược lại có lý thuyết nhưng nếu thiếu kỹ năng sử dụng các phương pháp định
lượng thì các nhà nghiên cứu cũng khó có thể tiếp cận được mục tiêu nghiên cứu
theo đúng bản chất của nó. Xuất phát điểm dựa trên quan điểm xuyên suốt này từ
những dữ liệu và kết quả phân tích chưa được kiểm định theo đúng chuẩn mực khoa
học cũng như chưa vận dụng và tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên
cứu trước đó.
Chính vì thế, nghiên cứu này qua nhiều năm tích lũy, cũng như qua việc
tham khảo các tài liệu trong nước, ngoài nước và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
gần đây cho thấy thực tiễn giờ đây các quốc gia nói chung và các địa phương nói
riêng trước khi tham gia vào thị trường cạnh tranh du lịch có hiệu quả thì trước hết
phải đánh giá được năng lực cạnh tranh và tạo dựng được nền tảng năng lực cạnh
tranh mạnh và bền vững đã đúc kết vấn đề để hình thành đề tài nghiên cứu ở cấp độ
tỉnh đó là: “ Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực
du lịch”.
2. Mục đích của luận án
Mục tiêu nghiên cứu cần đạt được là xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch với mục đích đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
trong lĩnh vực du lịch.

3. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình, Kiểm
định mô hình, Kết luận và khuyến nghị; b) Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch; c) Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là cấp
tỉnh và về thời gian trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2014, tầm nhìn giới hạn đến
năm 2030.
2


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu này bao gồm
phương pháp nghiên cứu phối hợp giữa phương pháp tổng hợp, so sánh, chuyên gia,
điều tra xã hội học, định tính, định lượng, thống kê, mô tả thông qua các phần mềm
xử lý dữ liệu SPSS và AMOS trong việc nhận diện các yếu tố cấu thành và tác động
đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch được tiếp cận theo hướng lý
thuyết trước và kiểm định sau, cụ thể: a) Nghiên cứu sơ bộ định tính: Tập hợp các
nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch Việt Nam và
Thế giới thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong
lĩnh vực du lịch ban đầu; b) Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thông qua khảo sát các
chuyên gia Việt Nam thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức; c) Nghiên cứu chính thức định lượng:
Thông qua khảo sát các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiểm định mô
hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
1) Tổng hợp khoa học các khái niệm và các mô hình năng lực cạnh tranh ở
các cấp độ trong các lĩnh vực du lịch trên Thế giới và ở Việt Nam đã mở rộng các
bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm mới về các mối quan hệ cấu trúc giữa các yếu
tố có thuộc tính cạnh tranh làm cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu bao gồm 4 yếu tố chính và 32 yếu tố

thành phần;
2) Phân tích, so sánh, chọn lọc trên cơ sở bộ tiêu chí ban đầu, xác định chính
xác các nguồn lực cốt lõi đóng vai trò trung tâm và có ý nghĩa duy nhất thiết lập bộ
tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch Việt
Nam bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần;
3) Kiểm định thực tế khách quan mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong
lĩnh vực du lịch Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho kết quả 4 nhóm yếu tố
chính và 16 yếu tố thành phần đã được đánh giá có tính khoa học và xếp hạng mức
độ cạnh tranh phù hợp thực tế lẫn thực tiễn.
3


b) Ý nghĩa thực tiễn
1) Có thể nói đây là nghiên cứu theo cách tiếp cận ứng dụng, những vấn đề
nghiên cứu, luận cứ khoa học, mô hình định tính, mô hình định lượng, phần mềm
ứng dụng tưởng chừng rắc rối, phức tạp, đa diện, đa chiều đã được trình bày thật rõ
ràng, đơn giản, mạch lạc, trong sáng, súc tích, khái quát và hệ thống giúp cho người
đọc có thể tự ứng dụng trong những tình huống cụ thể để kiểm tra mức độ tiếp thu
kỹ năng phân tích và kiểm định của mình.
2) Cách tổ chức và kết cấu của nghiên cứu theo trình tự logic chặt chẽ, vừa
mang tính hàn lâm, vừa mang tính thực tiễn. Nội dung nghiên cứu vừa thể hiện
những vấn đề cơ bản của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, vừa thể
hiện tính triết lý khoa học và các khả năng ứng dụng thực tiễn của các lý thuyết hiện
đại về phương pháp luận, về thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình nghiên cứu và
xử lý dữ liệu giúp các bên liên quan du lịch có cách nhìn đầy đủ và toàn diện về một
phương pháp tiếp cận và đo lường các yếu tố trong mô hình năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
3) Cùng với tính mới, chặt chẽ về cách bố cục và tư duy sáng tạo, nghiên cứu
mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch sẽ rất hữu ích không chỉ
cho quốc gia Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng có thêm một công cụ

quản lý và điều hành ngành du lịch mà còn là một tài liệu tham khảo rất tốt cho các
nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh
vực du lịch.
6. Những kết quả đạt đƣợc và điểm mới của luận án
Mô hình nghiên cứu đã xác định một tập hợp các yếu tố có thể được sử dụng
trong khuôn khổ tổng thể đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch là tạo ra một giới hạn các yếu tố có ý nghĩa và hữu ích đo lường năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực du lịch theo thời gian để hướng dẫn trong việc lựa chọn chính
sách, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch và tầm nhìn tương lai cho
quốc gia Việt Nam nói chung và cho các địa phương nói riêng và xa hơn nữa có thể
sẽ được lặp lại trên toàn cầu, cụ thể:
4


Thứ nhất, nghiên cứu dựa vào việc tổng hợp khoa học các khái niệm và các
mô hình liên quan kết hợp với khung phân tích năng lực cạnh tranh của M.Porter đã
tìm được 6 mô hình ở các cấp độ khác nhau có dáng dấp tương tự như mô hình kim
cương của M.Porter đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch, thực hiện so sánh có điều
kiện đối với các yếu tố thành phần được chọn, phải ít nhất có trong 2 mô hình và
các nhóm yếu tố chính, phải ít nhất có trong 4 mô hình. Kết quả có 32 yếu tố thành
phần và 4 nhóm yếu tố chính đủ điều kiện thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu.
Thứ hai, tiến hành lựa chọn quốc gia để xây dựng bộ tiêu chí chính thức
thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả, hạn chế và định hướng nâng
cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt nam, cho thấy Việt Nam có những điều kiện
phát triển du lịch khá phù hợp với nội hàm và ý nghĩa của các yếu tố trong bộ tiêu
chí đã được thiết lập ban đầu. Vì vậy, nghiên cứu đã chính thức chọn Việt Nam làm
quốc gia để xây dựng bộ tiêu chí chính thức dựa vào việc khảo sát ý kiến đánh giá
của các chuyên gia đối với bộ tiêu chí ban đầu với thang điểm 10, một số yếu tố
dưới 5 điểm không đạt yêu cầu đã bị loại bỏ và số còn lại đạt yêu cầu, tuy nhiên

được rà soát điều chỉnh tên gọi cho phù hợp với ngành du lịch Việt Nam.
Thứ ba, kết quả đánh giá của các chuyên gia Việt Nam, đã gạn lọc được 20
yếu tố thành phần và 4 nhóm yếu tố chính thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch chính thức. Căn cứ bộ tiêu chí chính thức
hình thành 4 câu hỏi nghiên cứu và 4 giả thuyết cũng được nêu ra để cố gắng xác
định các mối quan hệ cấu trúc giữa 4 nhóm yếu tố chính được đo lường thông qua
20 yếu tố thành phần làm cơ sở đề xuất xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trong lĩnh vực du lịch phỏng theo mô hình kim cương của M.Porter.
Thứ tư, tiến hành lựa chọn địa phương ở Việt Nam để kiểm định mô hình
thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả, hạn chế và định hướng nâng
cao năng lực cạnh tranh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, đã minh chứng được Bà Rịa –
Vũng Tàu là một tỉnh điển hình và nổi trội về phát triển du lịch nên khá phù hợp với
nội hàm và ý nghĩa của các yếu tố trong bộ tiêu chí đã được thiết lập chính thức có
thể nhân rộng sang các tỉnh khác có những đặc điểm tương tự. Do đó, Bà Rịa –
Vũng Tàu đã được chọn là địa phương để kiểm định mô hình.
5


Thứ năm, liên hệ giữa lý thuyết, thực tế và thực tiễn bằng cách so sánh năng
lực cạnh tranh trung bình dựa vào năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định bằng mô hình là 2.7 điểm, xếp hạng C, ở
mức độ khá so sánh với thực trạng năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bà Rịa –
Vũng Tàu được xác định bằng ma trận yếu tố bên trong và bên ngoài là 2.9 điểm, ở
mức độ khá tốt và đồng thời kết hợp so sánh với năng lực cạnh tranh của Bà Rịa –
Vũng Tàu do Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam VCCI xác định thông
qua chỉ số năm 2013 là 56.99 điểm và năm 2014 là 59.05 điểm đều ở mức độ khá.
Như vậy, cả 3 cách đánh giá bằng phương pháp khác nhau ở 3 cấp độ khác nhau
đều cho kết quả chung. Như vậy, có thể thấy rằng mô hình năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trong lĩnh vực du lịch không những bền vững về mặt lý thuyết mà còn phù hợp
với thực tế lẫn thực tiễn.

Thứ sáu, cùng với những ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng mô hình năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch sẽ được thảo luận tập trung vào kết
quả đánh giá 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần, cụ thể: 16 yếu tố thành
phần có khả năng cạnh tranh và 4 yếu tố thành phần có khả năng cạnh tranh yếu
cùng với phân tích thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh trong việc đánh giá
thực trạng du lịch Việt Nam và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tìm ra những lỗ hổng của
nghiên cứu định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo đề xuất một số giải pháp từng
bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho một số yếu tố trong 16 yếu tố có khả năng
cạnh tranh và nâng cấp 4 yếu tố còn lại của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
trong lĩnh vực du lịch làm cơ sở đưa ra một số khuyến nghị đối với Trung ương và
địa phương.

6


Chƣơng 1. GIỚI THIỆU
Kinh tế du lịch tăng trưởng cần phải lấy năng lực cạnh tranh như một nguồn
tăng trưởng mới. Chính sách hoạt động đòi hỏi phải có hiểu biết tốt về các yếu tố
quyết định năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu này bao gồm các yếu tố cốt lõi đánh
giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch làm cơ sở xây dựng chiến
lược phát triển du lịch và tầm nhìn trong tương lai với sự tham gia đánh giá của các
bên liên quan du lịch được coi như là một công cụ hướng dẫn góp phần bổ sung vào
hệ thống đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói riêng và năng lực cạnh tranh ở
các cấp độ trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam và trên Thế giới.
1.1. Tầm quan trọng của du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ
trên phạm vi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý
tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân. Du lịch phát triển góp
phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết nhiều công ăn việc làm

cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan như vận tải, viễn
thông, y tế, bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục...
Trên thế giới, kể từ sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ 2, du lịch đã phát
triển nhanh chóng và trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, ngành du lịch thế
giới có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác. Theo thống kê
của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (2005)[128], hàng năm trên toàn cầu trung
bình có trên 900 triệu lượt người đi du lịch, trong đó 60% dòng khách đi du lịch có
mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác so với nền văn hóa nơi họ sinh sống. Lượng
khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 922 triệu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỉ
USD và tạo việc làm cho trên 300 triệu người. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu du lịch chiếm khoảng 30% xuất
khẩu dịch vụ thương mại thế giới và 6% tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với tư
cách là ngành xuất khẩu.
Nhìn ra Thế giới, du lịch là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang
phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an
sinh xã hội. Du lịch góp phần tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm trực tiếp hay gián
tiếp đối với các ngành có liên quan khác. Trong thời đại toàn cầu hóa, du lịch đang
7


trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn
giáo của các dân tộc trên toàn thế giới. Hiện nay du lịch đã vươn lên đứng vị trí thứ
4 sau ngành nhiên liệu, hóa dầu và sản xuất ô-tô. Vì hiệu quả to lớn đó, nhiều nước
trên thế giới đã chọn du lịch là ngành ưu tiên phát triển hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn lại Việt Nam, du lịch cũng đã được xác định là ngành kinh tế quan
trọng. Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm
qua. Theo Tổng Cục Du lịch (2014)[30]: Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam
là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt
Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du

lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam; Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt
Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch
Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng. Năm 2014 ngành du lịch Việt
Nam thu hút gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số dự
kiến năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ
du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
Với vị trí tầm quan trọng của du lịch, để phát triển du lịch nhanh và bền
vững, thu hẹp dần khoảng cách với những quốc gia có ngành du lịch đã và đang
phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt
ra cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các tỉnh/thành nói riêng.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Du lịch được công nhận là một trong những lĩnh vực then chốt của sự phát
triển trong tất cả các nước và là một trong những nguồn thu nhập chính tạo ra
công ăn việc làm và của cải. Nó cũng đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy
nhận thức tầm quan trọng về hình ảnh của một quốc gia, của một vùng, miền,
khu vực và địa phương tạo ra những thách thức trong việc đo lường năng lực
cạnh tranh trong du lịch. Sự hiểu biết năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong du
lịch là một yếu tố chính cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia
thực hiện các quyết định liên quan đến lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu này tìm cách
giải quyết khoảng trống này là tìm ra các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh đo lường
năng lực cạnh tranh.
8


Sau đây là giới thiệu tổng quan một số khái niệm và mô hình nghiên cứu
năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực được tiếp cận từ các góc độ
khác nhau ở Việt Nam và trên Thế giới có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến việc nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.
1.3. Các khái niệm liên quan
1.3.1. Du lịch

Khái niệm du lịch là một trong những đặc điểm của ngành du lịch với tư
cách là đối tượng nghiên cứu của du lịch học, phản ánh mối quan hệ bản chất bên
trong, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của
nó. Vì vậy, việc lựa chọn một khái niệm du lịch phù hợp với nghiên cứu này sẽ là
kim chỉ nam cho sự thành công trong việc xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của
dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Du lịch là tổng
hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du
lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá
trình thu hút và tiếp đón khách du lịch, cụ thể:
+ Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngoài nơi cư trú để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau: Hòa bình, hữu nghị, tìm kiếm
kinh nghiệm sống hoặc thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
+ Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch
và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
+ Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là
tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc
hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại
tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
9


+ Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu
nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để
tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây

ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội,
nơi ăn, chốn ở,...
Mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ lâu và phát triển với
tốc độ rất nhanh, nhưng khái niệm “Du lịch” lại được tiếp cận từ nhiều cấp độ khác
nhau và được hiểu rất khác nhau, cụ thể:
Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (1980)[132], đưa ra khái niệm: “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới WTTC (2001)[133], đã đưa ra khái
niệm: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với
mục đích tham quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng
như mục đích kinh doanh và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư”.
Hunziker và Krapf (2004)[82], hai người được coi là đặt nền móng cho cho lý
thuyết về cung du lịch đưa ra khái niệm: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các
hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa
phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng
đến hoạt động kiếm lời”.
Luật Du lịch Việt Nam (2005)[25], đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
10



×