Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh tại các vùng nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.19 KB, 2 trang )

Tầm quan trọng của giấy khai sinh
Khai sinh được xem là thủ tục cần thiết của mỗi cá nhân ngay từ khi sinh ra, đó là
loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người. Khi
có Giấy khai sinh, người đó đã là một công dân có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp
luật đối với nhà nước và xã hội, tất cả mọi liên quan đến cuộc đời một công dân, luôn bắt
đầu từ hộ tịch gốc này, các giấy tờ tùy thân khác như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học
bạ, văn bằng, chứng chỉ... đều phải tuân thủ các nội dung trong giấy khai sinh. Tuy Giấy
khai sinh quan trọng như vậy nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu biết pháp luật
và tuân thủ theo quy định của pháp luật, dẫn đến nhiều trường hợp khi liên quan đến giấy
khai sinh, gây ra nhiều rắc rối mà chính các cơ quan quản lý nhà nước có lúc cũng chưa
biết phải giải quyết ra sao.
Đầu tiên có thể nói đến đó là việc khai sinh cho con ngoài giá thú. Nhiều cặp vợ
chồng trẻ đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 14
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, rồi những đứa bé lần lượt ra đời, họ phớt lờ quy
định của pháp luật có liên quan đến một người mới được sinh ra, không đi làm giấy khai
sinh cho con mình, bỏ qua những quyền mà con mình đáng được hưởng.
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản
lý hộ tịch quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
“Trong trường hợp không đăng ký kết hôn, vào thời điểm làm giấy khai sinh cho trẻ
người cha có thể tiến hành thủ tục nhận con, UBND cấp xã sẽ kết hợp việc nhận cha và
làm giấy khai sinh cho trẻ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 trong trường hợp khai sinh
cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha
trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai
sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và
đăng ký khai sinh. thời hạn đăng ký khai sinh là trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh
trẻ”. Như vậy, việc không đăng ký kết hôn không đồng nhất với việc không đăng ký khai
sinh cho con được, thủ tục đăng ký khai sinh cũng khá đơn giản cho nên dù muốn hay
không khi những đứa trẻ đã được sinh ra thì người làm cha mẹ hãy để cho con mình được
hưởng quyền công dân mà pháp luật đã quy định.
Vấn đề thứ hai đó là mượn giấy khai sinh cho con đi học. Nhiều cặp vợ chồng
sinh nhiều con, do hoàn cảnh khó khăn, chỉ lo lao động kiếm tiền nên có suy nghĩ việc đi


khai sinh cho con là không quan trọng nên không đi khai sinh, hoặc vì không am hiểu các
thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước nên có khi làm Giấy khai sinh cho một cháu mà
dùng chung Giấy khai sinh đó cho hai ba cháu, … vì vậy, khi có việc xảy ra thì hậu quả
thật khó lường. Hiện nay, pháp luật về hộ tịch không quy định rõ trường hợp mượn giấy
khai sinh người khác phải xử lý như thế nào, dù việc mượn giấy khai sinh không phải lỗi


của những người con nhưng hệ quả chính những người con phải gánh chịu. Điều đáng
nói là Giấy khai sinh đi mượn kia lại được cấp đúng thẩm quyền và trình tự đã được pháp
luật quy định, không có sai sót nên không thể làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch
được. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể để xử lý đối với hành vi mượn
giấy khai sinh của người khác hoặc cho người khác mượn giấy khai sinh để sử dụng. Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp chỉ xử phạt đối với các hành
vi như: đăng ký khai sinh không đúng hạn, sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung các
giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh hay sử dụng các giấy tờ giả mạo để làm thủ tục
đăng ký khai sinh. Còn về bằng cấp, để được cấp một tấm bằng thì phải tốn bao công sức
của cả thầy và trò, quy định của pháp luật thì một số bằng không cấp lại như bằng tốt
nghiệp phổ thông, bằng tốt nghiệp đại học… cho nên khi có chuyện xảy ra, việc sử dụng
giấy khai sinh không đúng người thì trách nhiệm thuộc về ai, hậu quả ai sẽ chịu.
Trong cuộc sống hiện nay, phớt lờ những quy định của pháp luật về hôn nhân gia
đình và hộ tịch để lại nhiều hệ lụy mà những đứa trẻ được sinh ra khi không có sự chuẩn
bị đầy đủ của cha mẹ thường phải chịu những thiệt hại về vật chất và tinh thần. Cái tên
cái tuổi là sự khởi đầu của một thế hệ, giấy khai sinh là nơi ghi dấu tất cả về nguồn gốc,
nhân thân của con người đó; vì thế đừng vì sự thiếu hiểu biết, thờ ơ của cha mẹ để lại hậu
quả không tốt cho con mình sau này. Hãy đi khai sinh đúng hạn (60 ngày) khi bé được
sinh ra như một cách để xã hội thừa nhận sự tồn tại đó trong cuộc sống./.
(Thiện - BTTP)




×