Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

nâng cao hiệu quả công tác quản lý đăng ký khai sinh của xã Yên Đồng (2008-2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.48 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong các loại giấy tờ tùy thân, Giấy khai sinh là loại giấy tờ
được cơ quan Nhàn nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con
người. Đối với mỗi người sau khai có giấy khai sinh – hộ tịch gốc –
người đó có đủ quyền, nghĩa vụ theo pháp luật đối với Nhà nước và
xã hội. Tất cả những thông số có liên quan đến cuộc đời cá nhân luôn
bắt đầu từ hộ tịch gốc này.
Với tầm quan trọng đó, nếu trong quá trình thực hiện có sai sót
mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản
lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít
những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng
khác sau này: hồ sơ đi học, xin việc làm hay xuất ngoại ….
Nhận rõ tầm quan trọng của giấy tờ “hộ tịch gốc” đối với công
tác quản lý cũng như gắn với quyền lợi chính đáng của mỗi công dân,
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan tới
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch mà mới đây nhất là : Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản
lý hộ tịch (thay thế Nghị định số 83/1998NĐ-CP ngày 10/10/1998),
và một số văn bản ban hành kèm theo hướng dẫn thi hành Nghị định
158
Nhìn chung mảng đề tài về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
nói chung từ trước tới nay đã có nhiều học giả tập trung nghiên cứu
và đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng xét một cách khách
quan, những đề tài đó còn mang tầm vĩ mô chưa sát hợp vào địa
phương cụ thể. Với tư cách là sinh viên đang được nghiên cứu về khía
cạnh này em xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch.
Do thời gian có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế em chỉ
xin đi sâu nghiên cứu mảng quản lý đăng ký khai sinh cho trẻ trên địa
bàn xã Yên Đồng (Ý Yên - Nam Định) giai đoạn (2008-2009). Thông
qua nội dung nghiên cứu này em xin khái quát về thực trạng công tác


quản lý đăng ký khai sinh trên địa bàn xã, từ đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý đăng ký
khai sinh của xã, đồng thời hướng tới khắc phục những hạn chế, tháo
gỡ những khó khăn mắc phải trong quá trình quản lý đăng ký khai
sinh trên địa bàn xã.
Vấn đề em nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Sự quan
tâm chỉ bảo của thầy cô là bài học kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn
thiện về nhận thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý đăng ký khai
sinh cấp cơ sở.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh xã
Yên Đồng (2008-2009).
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
đăng ký khai sinh của xã Yên Đồng (2008-2009).
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ
KHAI SINH Ở CẤP CƠ SỞ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm cấp cơ sở
Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành
chính bốn cấp ở nước ta. Đây là nơi thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
IX đã chỉ rõ “cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận
nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị cở sở có vai trò quan
trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn
kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi

khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống cộng đồng dân
cư”.
Từ những nội dung trên có thể khái quát về chính quyền cấp cơ
sở như sau:
 Cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn, là đơn vị hành chính
lãnh thổ nhỏ nhất.
 Cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành
chính của nước ta.
1.1.2. Quản lý xã hội cấp cơ sở
Quản lý xã hội cấp cơ sở là sự tác động bằng quyền lực nhà
nước và bằng các thiết chế xã hội khác điều chỉnh các quá trình xã hội
ở cơ sở và hành vi của con người nhằm duy trì trật tự xã hội ổn định
xã hội ở cấp cơ sở.
1.1.3. Khái niệm về Đăng ký khai sinh (ĐKKS)
 Giấy khai sinh (GKS)
Quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân
quan trọng của mỗi người được pháp luật quy định và bảo vệ.
Điều 29 (Bộ luật Dân sự nước Việt Nam) quy định: Quyền
được khai sinh
Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Điều 7(Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em) quy định:
“Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền
có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, có quyền được biết
cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”.
Nguyên tắc 3 trong Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền
trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh”.
Ngoài ra quyền được khai sinh của trẻ cũng được quy định
trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: “Trẻ em có
quyền được khai sinh và có quốc tịch” (khoản 1, điều 5).
Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định

mỗi trẻ em là một công dân một quốc gia, một công dân bình đẳng
như mọi công dân khác.
Sự quan trọng của GKS thể hiện:
- Điều 5 Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về
đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu lực từ ngày 1/4/2006 khẳng định
“GKS là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của
cá nhân có nội dung ghi về: họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh,
giới tính, dân tộc, quốc gia, quê quán, quan hệ cha mẹ, con phải phù
hợp với GKS của người đó”.
- GKS là một “chứng từ gốc” của con người khi mới sinh ra,
làm cơ sở cho việc cấp các giấy tờ tùy thân khác, xác định các mối
quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý của con người trong quá trình sống.
 Đăng ký khai sinh
Là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận sự kiện
pháp lý liên quan tới nhân thân của một cá nhân.
Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ
về …quy định:
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ
em đúng thời hạn. Việc khai sinh cho trẻ em được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
- UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung UBND cấp xã) có
trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ; vận động cha mẹ,
người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Trong trường hợp
thiếu hồ sơ, thủ tục, người có thẩm quyền đăng ký khai sinh phải
hướng dẫn, không được gây phiền hà đối với người đi khai sinh.
- Cán bộ hộ tịch tư pháp có trách nhiệm giúp UBND cấp xã
tiếp nhận hồ sơ, xác minh, kiểm tra, làm thủ tục ĐKKS; thường xuyên
kiểm tra, ĐKKS kịp thời; phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các
quy định của pháp luật về hộ tịch; thực hiện việc báo cáo tình hình; sử
dụng biểu mẫu theo quy định, lưu trữ sổ sách, hồ sơ về ĐKKS. Đối

với những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn, người dân còn bị chi
phối bởi những phong tục tập quán, cán bộ hộ tịch tư pháp phải có
loichj định ký đến tận nhà dân để ĐKKS cho trẻ em.
- Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí ĐKKS.
UBND cấp xã xác định gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định
chuẩn nghèo hiện hành được áp dụng trong từng thời kỳ.
- Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em các cấp chủ trì, phối
hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp tuyên truyền hướng dẫn, giúp đỡ
cha mẹ, người giám hộ để họ khai sinh cho trẻ đúng thời hạn.
Vai trò việc ĐKKS:
Không ĐKKS thì trẻ thật khó có thể được hưởng những dịch vụ
thiết yếu như: chăm sóc y tế, giáo dục và hỗ trợ pháp lý.
Việc không có giấy khai sinh cũng phủ nhận quyền bầu cử, ứng
cử, tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội …
Trẻ em không được ĐKKS rất dễ bị xâm hại và bị đối xử tệ, trở
thành nạn nhân của nạn buôn người, mại dâm, cưỡng ép tảo hôn ….
1.1.4. Khái niệm quản lý ĐKKS
Đây là công việc quan trọng, diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở mọi
nơi mọi lúc.
Là việc chính quyền cấp cơ sở dựa trên quyền lực công quản lý
sự kiện pháp lý liên quan sự kiện sinh của các công dân trên địa bàn
mình quản lý.
1.2. Vai trò của công tác quản lý ĐKKS
Công tác quản lý ĐKKS có vai trò to lớn đối với Nhà nước, xã
hội và bản thân mỗi cá nhân.
1.2.1. Đối với Nhà nước, xã hội
Hoạt động quản lý ĐKKS ngày càng khẳng định vị trí, vai trò
trong tiến trình xây dựng một xã hội phát triển và được Chính phủ xác
định là một trong những lĩnh vực trong tâm trong xây dựng nền hành
chính phục vụ.

Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các
cấp chính quyền tới người dân mà ở đây là những mầm non - chủ
nhân tương lai của đất nước.
Đảm bảo quyền được khai sinh của đứa trẻ và nghĩa vụ trách
nhiệm phải đi khai sinh cho con em mình của bậc cha mẹ và những
người thân khác.
Tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý dân cư trên địa
bàn cả nước cũng như từng địa phương để từ đó có biện pháp, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân số, chính sách y tế - giáo
dục, an ninh quốc phòng phù hợp đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của
cá nhân gia đình.
Phát hiện những sai sót, khó khăn trong công tác đăng ký, quản
lý khai sinh của các cấp chính quyền từ đó có giải pháp, phương
hướng giải quyết kịp thời.
Là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của một cá nhân
với tư cách là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: xác định tuổi được hưởng những phúc lợi xã hội dành cho trẻ;
xác định tuổi đi học; phát sinh quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân
trên các lĩnh vực đặc biệt quyền được tham gia bầu cử, ứng cử của
công dân; thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội…
Tạo trật tự xã hội ổn định hướng tới mục tiêu “xây dựng dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.2.2. Đối với bản thân công dân
Đây là quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ và
quy định rõ tại Điều 29 Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Công dân được hưởng quyền, lợi ích chính đáng của mình
thông qua hệ thống chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đồng
thời đó cũng là căn cứ làm phát sinh các nghĩa vụ khác của công dân
với Nhà nước và xã hội.

Đánh dấu sự kiện pháp lý về sự sinh của một cá nhân. Nếu
không có sự quản lý ĐKKS thì công dân nghiễm nhiên bị tước những
quyền chính đáng mà Nhà nước ghi nhận: quyền đi học, khám chữa
bệnh miễn phí cho trẻ em tại các cơ sở y tế Nhà nước, quyền bầu cử,
ứng cử …
Đặc biệt với trẻ em cha mẹ mất sớm nếu không có công tác
đăng ký và quản lý ĐKKS thì rất có thể em đó sẽ không biết cha mẹ
mình là ai, tên tuổi, năm sinh thế nào, như thế rất thiệt thòi cho đứa
trẻ.
Việc quản lý ĐKKS đó cũng tạo thuận lợi khi cá nhân đánh
mất các giấy tờ tùy thân khác hay muốn xin cấp lại GKS bản gốc hay
bản sao căn cứ vào hồ sơ lưu trữ cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ giải quyết
đơn giản hơn.
1.3. Nội dung quản lý ĐKKS cấp cơ sở
Chính quyền cơ sở thực hiện ĐKKS theo thẩm quyền của cấp
mình quản lý. Thẩm quyền ĐKKS của cấp xã được quy định cụ thể
tại Nghị Định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 và nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác.
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân từ biết, đến hiểu,
làm đúng các quy định của pháp luật về ĐKKS
Quản lý, sử dụng sổ ĐKKS, biểu mẫu ĐKKS theo quy định của
Bộ Tư pháp.
Thực hiện công tác lưu trữ và quản lý giấy tờ sổ sách, biểu mẫu
liên quan tới công tác khai sinh.
Cấp bản sao GKS từ sổ ĐKKS.
Căn cứ vào quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
tiến hành cải chính, bổ sung, thay đổi những nội dung liên quan tới
GKS: họ tên đệm, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa điểm thường trú,
cha, mẹ, nghề nghiệp của công dân khi yêu cầu của họ là chính đáng
và có căn cứ pháp luật.

Tổng hợp, thống kê số liệu về tình hịnh ĐKKS ở địa phương
cho UBND huyện theo định kỳ (6 tháng một lần).
Giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, có biện pháp xử lý
nghiêm minh với những hành vi vi phạm.
 Nội dung công tác ĐKKS
- Căn cứ pháp lý
Quyết định 01/2006/QĐ-BTP về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch.
Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy
định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính
phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Về thẩm quyền ĐKKS:
UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc ĐKKS
cho trẻ em.
Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND
xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc ĐKKS.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cả cha
lẫn mẹ, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực
hiện việc ĐKKS.
Trẻ em bị bỏ rơi thì ĐKKS tại UBND cấp xã, nơi cư trú của
người đang tạm thời nuôi dưỡng đứa trẻ đó.
- Về thời hạn đăng ký khai sinh
Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách
nhiệm đi khai sinh cho con. Nếu cha mẹ không thể đi khai sinh cho
con thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ
em.
- Về thủ tục đăng ký
Nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Giấy chứng sinh ra

cơ sở y tế, nơi sinh trẻ em cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì
Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm
chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi
khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu
có). Trong trường hợp cán bộ hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của
cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận
kết hôn.
Cán bộ hộ tịch tư pháp sau khi kiểm tra các giấy tờ, nếu thấy
hợp lệ thì tiến hành ghi vào Sổ ĐKKS và bản chính GKS, chủ tịch
UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính GKS.
Bản sao GKS được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không
xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ ĐKKS
để trống. Nếu vào thời điểm ĐKKS có người nhận con, thì UBND
cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 2
THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ
KHAI SINH TẠI XÃ YÊN ĐỒNG
(2008-2009)
2.1. Khái quát chung về Yên Đồng
Xã Yên Đồng là một xã nằm ở phía Nam huyện Ý Yên, thuộc
tỉnh Nam Định với diện tích đất tự nhiên là 7071,6 ha, dân số 14,625
người.
Phía Bắc giáp xã Yên Thắng, phía Tây giáp xã Yên Khang,
phía Đông và phía Đông Nam giáp xã Yên Nhân, phía Tây Nam giáp
xã Yên Trị cùng thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Xã gồm 8 thôn: Tiến Thắng, Khang Giang, Cốc Dương, La
Ngạn, An Hạ, Đại Duyệt, Đồi, An Trung.

Xã Yên Đồng là nơi dân cư đông đúc, kinh tế khá phát triển và
có nhiều di tích lịch sử như chợ Nấp, nhà thờ Nấp, phủ Nấp, có công
trình thủy lợi lớn là cống Mỹ Tho, trạm bơm Ấp Bắc.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền cũng như
các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội nhân dân trong xã tích cực
hưởng ứng, thực thi các quy định của pháp luật trên tất cả mọi lĩnh
vực trong đó có lĩnh vực tư pháp mà cụ thể ở đây là công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch.
2.2. Thực trạng công tác quản lý ĐKKS của xã Yên Đồng
(2008 -2009)
2.2.1. Thành tựu
Quản lý hộ tịch nói chung và quản lý ĐKKS nói riêng là nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp nhằm theo dõi
thực trạng và sự biến đổi về dân số, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, đồng thời góp phần xây dựng
các chính sách kinh tế, an ninh quốc phòng, dân số, kế hoạch hóa gia
đình.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, việc quản lý hộ tịch nói chung và
quản lý ĐKKS nói riêng đã được Nhà nước tổ chức lại theo các thông
tư hướng dẫn của Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp. Tiêu biểu nhất là điều lệ
đăng ký hộ tịch kèm theo Nghị định số 764/1956/NĐ-CP ngày
08/5/1956 và hiện nay là văn bản điều chỉnh về đăng ký hộ tịch là
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch.
Sau 7 năm tổ chức thi hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP,
những cố gắng của toàn bộ hệ thống tổ chức, quản lý và đăng ký hộ
tịch từ trung ương tới địa phương đã tạo được những bước chuyển
biến tích cực trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung
quản lý ĐKKS nói riêng.
Việc ban hành Nghị định số 158 chính phủ đã khẳng định quyết

tâm thực hiện xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch chuyên nghiệp, hiệu
quả, đảm bảo đăng ký và quản lý “kịp thời, đầy đủ, chính xác” mọi sự
kiện phát sinh trong đời sống.
Với tinh thần đó, ban tư pháp xã phối hợp với UBND xã thực
hiện công tác quản lý đăng ký giấy khai sinh trên địa bàn mình quản
lý cụ thể:

×