Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

“ Chung tay giúp đỡ, sưởi ấm cho trẻ em nghèo – những mảnh đời bất hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THƯỢNG

Chung tay giúp đỡ, sưởi ấm cho trẻ em
nghèo - những mảnh đời bất hạnh!
(Các môn tích hợp:GDCD, văn học, lịch sử, hóa học,…)

Họ và tên : Hồ Hải Ly
Nguyễn Phương Linh
Lớp
Trường

Hà Nội, tháng11, năm 2014

: 9A
: THCS Phú Thượng


A.Mục tiêu giải quyết tình huống.
Mỗi lần đi trên đường phố, gặp những đứa trẻ lang thang bán báo, đánh giày, tôi lại
chợt nhớ đến câu hát "Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo". Câu
hát ấy từng làm nức nở bao người. Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến
trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Nhưng đâu chỉ là trẻ em mà còn đó những mảnh
đời bất hạnh ở mọi lứa tuổi,ở khắp nơi trên thế giới. Họ phải hứng lấy tất cả những bụi
bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống,
phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội.Vậy chúng ta cần phải làm gì để giúp
trẻ em nghèo có một cuộc sống tốt đẹp hơn? Với đè tài: “ Chung tay giúp đỡ, sưởi ấm
cho trẻ em nghèo – những mảnh đời bất hạnh”, chúng tôi hy vọng các em sẽ có một
cuộc sống tốt đẹp hơn.

B.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình


huống.
I.Đối tượng nghiên cứu.
- Trẻ em mồ côi cha mẹ.
- Trẻ em lang thang cơ nhỡ.
- Trẻ em mắc bệnh tật hiểm nghèo.
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
II. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực tiễn.
- So sánh, phân tích tình hình.
- Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn.
- Tổng hợp các phương pháp.
III.Thực trạng tình hình.
1.Thực trạng.
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Đó là những câu thơ được trích trong bài “Một khúc ca xuân” của nhà thơ Tố Hữu
mà tôi cảm thấy ấn tượng và tâm đắc nhất. Câu thơ để lại cho chúng ta những suy
nghĩ như thế nào là sống đẹp, sống tốt. “Sống là cho, đâu chỉ là nhận riêng mình”.
Thật vậy, có biết bao người trên thế giới này biết yêu thương, giúp đỡ người khác và
không nghĩ rằng khi mình giúp đỡ ai đó thì chính họ phải phải trả ơn cho mình.
Nhưng bên cạnh đó, lại có không ít những người vô cảm trước sự khó khăn của đồng
loại. Để rồi xã hội ngày nay vẫn còn biết bao thiệt thòi cho những số phận rủi ro, bất
hạnh.


Các bạn ạ!
Thế giới hiện nay có rất nhiều người đáng thương và tội nghiệp!
Tôi đã từng thấy những em nhỏ phải đi ăn xin, xin sự bố thí của người khác

nhưng rồi cũng bị mọi người hắt hủi, sỉ nhục.

Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi
các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ
nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những
bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn
bươn bải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi,
khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên.
Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình.
Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất
cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có
em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là
những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em
lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống. Những đứa trẻ
ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui
chơi, không được đến trường học.

Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công
viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông
đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra


tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt
thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để
cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi,
liệu mấy ai còn có đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy
sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường
phố chúng lại đến với song sắt của nhà tù, rời xa cuộc sống mà chúng hằng mong
muốn.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong

lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt
ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt
sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đang lang thang kia có được một chốn
bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét
mướt.
Các bạn biết không,ở các nước Anh, Mĩ và Nga vào thế kỉ XIX-XX, không chỉ
đàn bà mà còn trẻ em cũng bị bóc lột sức lao động, phải làm những công việc nặng
nhọc. Các em phải làm việc từ 14-16 giờ mỗi ngày trong các nhà máy, công trường,
hầm mỏ hay trên các cánh đồng rộng lớn từ sáng sớm đến tối mịt trong điều kiện lao
động vất vả để nhận đồng lương ít ỏi. Thật tội nghiệp cho những số phận bất hạnh!

2.Nguyên nhân.


Nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
-Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn
hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang
kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn,
đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động,
ốm đau, rủi ro...
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về
chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách
khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,lâm,
ngư,chính sách trong giáo dục đào tạo, ytế, giải quyết đất đai, định canh định cư,
kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:
- Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra.
- Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra.
- Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra.

- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra.
- Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra.
- Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra.
- Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra.


Đối với đất nước Việt Nam ta nói riêng,đã qua nhiều thập kỷ kể từ khi chiến tranh
hoàn toàn chấm dứt, thế nhưng hậu quả mà cuộc chiến tranh đó để lại dường như
vẫn đeo đẳng cuộc sống của biết bao người dân vô tội. Đặc biệt đau xót là hình ảnh
của những đứa trẻ ngay từ khi được sinh ra đã phải mang nhiều dị tật, khiếm khuyết
cả về thể chất lẫn trí tuệ bởi di chứng mà chất độc da cam đem lại.

Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã rải tổng cộng hơn 70 triệu lít thuốc
diệt cỏ, trong đó có hơn 40 triệu lít chất độc màu da cam dioxin. Chất độc dioxin là
loại chất diệt cỏ được xếp vào hàng những chất nguy hiểm nhất thế giới, không chỉ
bởi khả năng gieo rắc cái chết mà nó còn để lại những di chứng cho nhiều đời sau.
Hiện nay, theo ước tính, có khoảng hơn 4,8 triệu người Việt Nam, trong đó có rất
nhiều trẻ em, phải hứng chịu tác hại nguy hiểm của loại chất độc này.

Đioxin là tên gọi của một nhóm hợp chất hữu cơ của clo và chúng có cấu
trúc đặc biệt. Tổng cộng có khoảng 80 loại khác nhau. Đây là loại chất độc thuộc
loại độc hại nhất, nó gấp khoảng 67 nghìn lần xianua kali. Tác hại của nó với cơ thể
con người có thể ví với virut HIV và gây ra các bệnh về ung thư .Trong suốt cuộc
chiến tranh, quân Mỹ đã rải xuống Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc màu da
cam.


Chất độc này đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết.
Tác hại của chất độc này còn ảnh hưởng đến các vùng nước khác nhau.
Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn

trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao. Đặc biệt là những vùng
hẻo lánh lưu vực sông Mêkong. Hiện nay có khoảng 4,8 triệu người nhiễm chất độc
màu da cam, trong số đó 3 triệu người trực tiếp bị ảnh hưởng của chất độc này. Cuối
những năm 90 những nhà nghiên cứu người Canada đã lấy các mẫu đất, nước, sinh
vật và thậm chí cả các bào thai bị ảnh hưởng để nghiên cứu… Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra ở các vùng bị nhiễm độc tỉ lệ đioxin trong đất vượt quá mức độ cho phép 13
lần, trong các tế bào cơ thể người – khoảng 20 lần. Các nhà khoa học Nhật so sánh
các vùng nhiễm độc và không bị nhiễm, đã rút ra kết luận ở các vùng nhiễm độc tỉ lệ
trẻ em sinh ra bị nguy cơ mắc chứng hở hàm ếch cao gấp 3 lần so với các vùng
khác… Tỷ lệ mắc các bệnh về chậm phát triển trí tuệ hiện nay đang cao gấp 3 lần.

Đến năm 1971, Mỹ ngừng việc rải các chất độc xuống Việt Nam do gặp phải sự
chống đối của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên chúng đã kịp thực hiện khoảng 6000
chuyến bay rải chất độc. “Vấn đề này không tự biến mất – nó làm ảnh hưởng đến
một số lượng lớn người Việt Nam …”


3.Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu và giải quyết tình huống.
*Thuận lợi:
- Có rất nhiều những tấm lòng hảo tâm,sẵn sàng giúp đỡ,sẻ chia với những mảnh
đời bất hạnh.
- Kinh tế ngày càng phát triển,có thể dễ dàng xây dựng những môi trường tốt cho
họ.
*Khó khăn:
- Nhiều người sống vô cảm,không quan tâm đến những người xung quanh.
- Sự ích kỉ của con người.

C.Giải pháp.
- Đẩy mạnh giáo dục và thực thi các luật pháp, chính sách.
- Truyền thông giáo dục.

- Khuyến khích tự lực vươn lên xóa đói giảm nghèo-năng động và sáng tạo.
- Xây dựng các mái ấm tình thương.

D.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
1. Đẩy mạnh giáo dục và thực thi các luật pháp, chính sách
Hiện tại, nhiều bộ luật về việc đảm bảo quyền học tập, tiếp cận với giáo dục của
trẻ em như: Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được ban
hành... Việt Nam là nước thứ hai phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ
em. Thực tiễn cho thấy sau nhiều năm thực hiện, Việt Nam đã thu được nhiều thành
tựu, song cũng có nhiều vấn đề cần phải sửa đổi và bổ sung. Nhìn nhận một cách
đầy đủ cho thấy, nhiều người dân vẫn không thực hiện đúng theo các điều luật đã
quy định. Việc hành hạ trẻ em vẫn còn, đặc biệt việc bố, mẹ bắt trẻ em phải bỏ học


để lao động, đi lang thang kiếm tiền gửi về nhà cho bố mẹ còn nhiều. Con số 17.918
(Số liệu năm 2003 của Bộ LĐTB & XH) trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống,
và hàng nghìn trẻ em không được đến trường phần nào cho thấy việc thực hiện các
luật trên chưa được nghiêm.Mặc dù luật đã được sửa đổi, bổ sung thêm những chế
tài song vẫn chưa thấy có một chế tài nào trừng phạt cha mẹ không cho trẻ em đi
học.Đến thời điểm này cần làm tốt việc giáo dục pháp luật, làm cho người dân hiểu
pháp luật và thực hiện đúng pháp luật.Về thực hiện các chính sách cũng còn nhiều
vấn đề, trong đó các chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo nếu có, song việc trẻ em vẫn
được hưởng các chính sách vấn còn là điều khác biệt.
Nếu tất cả các chính sách và các điều luật được thực hiện tốt chắc hẳn những bức
xúc của trẻ em nghèo dễ được giải quyết.

2. Truyền thông giáo dục
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú phù
hợp với các đối tượng có mức sống thấp và các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Nội dung truyền thông giáo dục phải đi vào với từng gia đình, làm cho các bậc cha

mẹ ý thức được trách nhiệm phải khắc phục các khó khăn, tạo điều kiện để mọi trẻ
em đều được đi học.
Muốn vậy, nội dung truyền thông phải làm cho mọi người hiểu được giá trị của
việc học tập, vừa sát với lợi ích của gia đình, vừa có ý nghĩa giải quyết khó khăn
hiện tại và viễn cảnh tương lai của gia đình và trẻ em.
Phương pháp truyền thông phải phong phú, phải tạo được các tấm gương và bằng
các tấm gương vượt khó ấy khuyến khích các gia đình khác thực hiện. Tấm gương
các gia đình nghèo nuôi dạy con tốt, tạo điều kiện cho các con vươn lên học giỏi và
thành đạt không phải hiếm hiện nay. Song tấm gương ấy phải gần gũi với các gia
đình, với các dân tộc với các địa phương. Tấm gương tốt nhất là ở chính địa phương
và của chính dân tộc nơi gia đình đang sống.


3.Khuyến khích tự lực vươn lên xóa đói giảm nghèo-năng động và sáng tạo.
Đời sống luôn vận động và biến đổi không ngừng. Đặc biệt, dưới sự tác động của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tốc độ biến đổi của đời sống trong thế kỷ
XXI này lại càng nhanh chóng. Một phát minh của ngày hôm qua rất có thể sẽ trở
thành lạc hậu trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, dù là xã hội nông nghiệp hay xã hội
hậu công nghiệp, xã hội thông tin thì sự vận động của đời sống cũng phải tuân theo
những quy luật nhất định. Người năng động, sáng tạo chính là người nhận thức và
nắm bắt được quy luật, những yêu cầu của đời sống đặt ra. Từ đó, họ có thể đề ra
những phương án hành động phù hợp và hiệu quả.
Năng động, sáng tạo thể hiện sự chủ động của con người trong mọi hoàn cảnh.
Người năng động, sáng tạo là người không chấp nhận sự an phận thủ thường. Họ là
những người không chấp nhận sự thụ động trong công việc, luôn tìm cách học hỏi và
phát huy những sáng kiến cá nhân. Tính tích cực chủ động được họ phát huy cao độ
trong tư duy, trong công việc. Tinh thần năng động, sáng tạo được thể hiện chủ yếu
trong học tập, lao động, sản xuất, trong công tác. Không bằng lòng với những lối
mòn, người năng động, sáng tạo luôn chủ động tìm cho mình một hướng đi mới,
phù hợp với quy luật của đời sống, đồng thời đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng cần

lưu ý, năng động, sáng tạo không phải là một tố chất bẩm sinh, nó được hình thành
trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự trau dồi về học vấn, kiến thức...
Năng động, sáng tạo là những giá trị mới, bổ sung, làm giàu cho bảng thang giá trị
của con người Việt Nam.


4.Xây dựng các mái ấm tình thương

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động khác nhau, chúng ta cần phải tích
cực tham gia xây dựng quỹ để hỗ trợ xây, sửa “Mái ấm tình thương” cho những trẻ
em nghèo. Đến nay,đã có những căn nhà “Mái ấm tình thương” được hoàn thiện và
đưa vào sử dụng. Việc hỗ trợ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho các em, đơn thân
làm chủ hộ, trẻ em khuyết tật đặc biệt khó khăn... đã thực sự mang lại hiệu quả
thiết thực, có ý nghĩa nhiều mặt, giúp các em vơi bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc
sống. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn nhiều trẻ em nghèo chưa có nhà ở hoặc
đang sống trong các căn nhà tạm bợ, dột nát, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
cần được sự giúp đỡ của cộng đồng.


C. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề.
Đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những việc làm trên không chỉ
giúp đỡ về vật chất và động viên tinh thần cho các đối tượng chính sách, khó khăn
mà còn có tác dụng sâu sắc trong việc giáo dục cho người lao động về tình cảm,
mối quan hệ xã hội tốt đẹp đối với đồng bào, đồng nghiệp. Qua đó, kết tinh những
tấm lòng nhân ái của mái nhà chung hướng về cộng đồng, trên tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm xã hội và phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.
Không chỉ thế, việc chung tay góp sức vì trẻ em có số phân bất hạnh còn nhằm
kêu gọi cộng đồng người dân Việt Nam cùng dang tay giúp đỡ, góp phần đem đến
cho những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi, kém may mắn hơn
chúng ta được đến trường.


Hãy làm những gì thật ý nghĩa, để thời sinh viên trôi qua không vô ích. Chúng ta
có thể làm được nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ bằng hành động và lòng nhiệt
huyết. Hãy đem đến cho các em nhỏ thật nhiều niềm vui các bạn nhé!



×