Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Phổ biến tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 62 trang )

CHƯƠNG I : KHỞI SỰ CHĂN NUÔI BÒ SỮA
1.1. TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG
Trước khi khởi sự chăn nuôi bò sữa, người chăn nuôi cần phải biết rõ sản phẩm
mình tạo ra được tiêu thụ ra sao , bán cho ai, chất lượng , quy cách thế nào, giá cả
ra sao hay nói cách khác đi là người chăn nuôi phải tìm hiểu thị trường hay “ đầu ra
” sản phẩm của mình. Người chăn nuôi còn phải xác định được khả năng đầu tư của
mình ( nguồn vốn, đất đai, công lao động….). Chỉ khi biết rõ về hiệu quả kinh tế ,
tính bền vững , ổn định , người chăn nuôi mới quyết định khởi sự chăn nuôi bò sữa.
Khác với nhiều loại nông sản khác, sữa là loại sản phẩm mau hư hỏng, chỉ được
tồn trữ bằng những biện pháp , những phương tiện đặc biệt. Nếu không được bảo
quản thích hợp (làm lạnh) , sau 2 –3 giờ, sữa sẽ bắt đầu hư hỏng và sau 12 giờ thì
không sử dụng được vì đã hoàn toàn hư hỏng.Vì vậy, sữa sau khi vắt phải được bảo
quản và vận chuyển trong thời gian nhanh nhất đến các cơ sở thu mua hoặc chế
biến sữa (dưới 2 giờ).
Đối với những khu vực không có các điểm thu mua của các nhà máy chế biến
sữa như Vinamilk, Foremost…người chăn nuôi có thể bán sữa cho các cửa hàng giải
khát hay trực tiếp cho người tiêu dùng. Vì vậy, người chăn nuôi cần xác định rõ lượng
sữa mình có thể tiêu thụ được để quyết định quy mô nuôi (nuôi bao nhiêu con để có
hiệu quả kinh tế cao ). Một số hộ chăn nuôi thường áp dụng biện pháp đun sôi rồi
vô chai bán cho người sử dụng. Các biện pháp khác cũng có thể được sử dụng để chế
biến sữa đơn giản tại hộ gia đình như chế biến yaourt (sữa chua), sữa thanh trùng,
sữa đặc có đường hay bánh sữa … Sữa đun sôi vô chai giá khoảng 4.000 –4.500
đ/kg (giá bán vào thời điểm tháng 05/2000 tại các khu vực Thủ Đức,TP.HCM ;
Long Thành , Đồng Nai).
Đối với những khu vực có các điểm thu mua của các nhà máy chế biến sữa, người
chăn nuôi có thể ký hợp đồng bán sữa cho nhà máy thông qua các điểm thu mua
này. Sữa sau khi vắt cần được nhanh chóng vận chuyển đến các điểm thu mua. Giá
cả tùy thuộc vào chất lượng sữa .Giá sữa bán cho các điểm thu mua của Vinamilk là
3.200 đ /kg nếu đạt chất lượng tốt nhất. ( Xem thêm phụ lục 2 về cách thức thu mua
sữa của các nhà máy chế biến sữa Vinamilk )
Sữa là một loại sản phẩm đặc biệt, phải được bảo quản đúng phương pháp


và được tiêu thụ ngay trong thời gian ngắn nhất. Chỉ khi biết rõ khả năng
tiêu thụ sản phẩm thì mới quyết định đầu tư chăn nuôi bò sữa.


TÌM HIỂU THỊ TRỪỜNG:

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ :
KHẢ NĂNG VỀ VỐN ?

BÁN SỮA Ở ĐÂU ?

KHẢ NĂNG VỀ ĐẤT ĐAI ?

GIÁ BAO NHIÊU ?

KHẢ NĂNG VỀ CÔNG LAO ĐỘNG ?

QUYẾT ĐỊNH KHỞI SỰ CHĂN NUÔI

HỌC TẬP KỸ THUẬT
CHĂN NUÔI BÒ SỮA

XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI:

MUA BÒ GIỐNG

TRỒNG CỎ :

QUY MÔ CHĂN NUÔI ?


GIỐNG NÀO ?

ĐỊA HÌNH & ĐỊA THẾ ?

GIÁ TIỀN ?

GIỐNG CỎ NÀO ?

KIỂU CHUỒNG TRẠI ?

MUA Ở ĐÂU

?

MUA CỎ GIỐNG Ở ĐÂU ?

CÁC BƯỚC KHỞI SỰ CHĂN NUÔI BÒ SỮA

1.2. HỌC TẬP KỸ THUẬT CHĂN NI BỊ SỮA
Sau khi tìm hiểu thị trường , bước kế tiếp là học tập các kỹ thuật về chăn ni bò
sữa. Người mới bắt đầu ni bò sữa , cần nắm vững các kỹ thuật về ni dưỡng
chăm sóc , khai thác bò sữa để hạn chế tối đa những rủi ro do thiếu kiến thức ,
khơng nắm vững kỹ thuật .Người mới bắt đầu hay dự định tiến hành chăn ni bò
sữa có thể học tập kỹ thuật chăn ni bò sữa theo các bước sau :
Bước 1. Học tập và trao đổi kinh nghiệm với những người đã chăn ni bò sữa.
Bằng biện pháp này, người mới bắt đầu có thể tìm hiểu được một cách thực tế
những gì mình quan tâm.
Bước 2 . Liên hệ với các trung tâm khuyến nơng khuyến lâm để được tư vấn
hoặc giới thiệu theo học các buổi tập huấn chun đề chăn ni bò sữa. Có thể theo
học các lớp tập huấn từ mức cơ bản đến mức nâng cao và thơng thường thì người

học khơng phải trả chi phí nào cho các lớp học này.


Người mới bắt đầu cũng có thể đến tham quan và tư vấn về các kỹ thuật chăn
nuôi bò sữa tại các cơ sở sau :
♦ Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bò sữa
( Dairy Training Centre (DTC) – Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam )
Địa chỉ : đường Huỳnh Văn Lũy – Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương
Điện thoại /fax : 0650 - 825515


Trại bò sữa kiểu mẫu Foremost( Thuộc Công ty Sữa Việt Nam Foremost)
Địa chỉ : đường Huỳnh Văn Lũy – Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương
Địa chỉ : Điện thoại : 0650 - 828183



Phòng Nghiên cứu Gia Súc lớn (Viện KHKTNNMN)
Địa chỉ : 121 Nguyễn Bĩnh Khiêm Q.1 TP.HCM
Điện thoại : (8) – 8228036



Văn Phòng Dự án Bò sữa Việt Bỉ (Viện KHKTNNMN)
Địa chỉ : 121 Nguyễn Bĩnh Khiêm Q.1 TP.HCM
Điện thoại : (8) . 8230949



Bộ Môn Chăn nuôi Chuyên Khoa – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Địa chỉ : Quận Thủ Đức , TP.HCM
Điện thoại : (8). 8963890



Trung Tâm Nghiện Cứu và Chuyển Giao Kỹ thuật–Viện Chăn Nuôi Việt Nam
85/841 Nguyễn Văn Nghi ,Gò Vấp. TPHCM
Điện thoại : 08 8942474



Trung tâm Công nghệ Sinh học Ứng dụng (ABIOCEN)
50 Nguyễn Thị Minh Khai Quận I
ĐT : 08 086372



Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông Nghiệp (ABC)
ĐT : 08-8982049
Trung tâm Khuyến nông và các Trạm Khuyến nông tại địa phương :



Trung tâm nghiên cứu Khoa học Kỹ Thuật và Khuyến Nông TP.HCM
Địa chỉ : 43 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Quận I, TP.HCM
Điện thoại : 08 8221131



Fax : 08. 8295909


Trạm Khuyến nông Huyện Củ Chi
Địa chỉ : Khu phố 4, Thị trấn Củ Chi ,Huyện Củ Chi , TP.HCM
Điện thoại : 08 8921877



Trạm Khuyến nông Huyện Hóc Môn – Quận Gò Vấp



Trạm Khuyến nông Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9

Điện thoại : 08 7020305
Địa chỉ : 7 Khu phố 4, Đại lộ 1, P. Phước Long ,Quận 9 , TP.HCM
Điện thoại : 08 8921877


Trạm Khuyến nông Quận 8 và Huyện Bình Chánh
Địa chỉ : 52 Hùng Vương ,Thị trấn An Lạc , Huyện Bình Chánh ,TP.HCM
Điện thoại : 08 8752379


Muốn mua các giống cỏ và được hướng dẫn chi tiết hơn về phương pháp , kỹ
thuật trồng cỏ, có thể liên hệ với các điạ điểm sau :


Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát triển Gia Súc Lớn Bến Cát
Địa chỉ : Xã Lai Hưng , Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại : 0650. 564.220 /564574 Fax : (0650) 564220




Xí nghiệp Bò Sữa An Phước
Địa chỉ : Xã Tam Phước , Huyện Long Thành , Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại : 061. 511239 / 511279



Bộ Môn Dinh Dưỡng Động Vật – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ : Quận Thủ Đức , TP.HCM
Điện thoại : (8). 8963353



Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bò sữa
Địa chỉ : đường Huỳnh Văn Lũy – Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương
Điện thoại /fax : 0650 - 825515



Trại bò sữa kiểu mẫu Foremost
Địa chỉ : đường Huỳnh Văn Lũy – Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương
Địa chỉ : Điện thoại : 0650 - 828183

Bước 3 . Thu thập một số sách và tài liệu cần thiết cho tủ sách kỹ thuật cuả gia
đình . Ngoài các tài liệu tập huấn nhận được , người mới bắt đầu chăn nuôi bò sữa
cũng nên tìm đọc một số sách , tài liệu như :
-


Kỹ thuật Nuôi Bò sữa – Bò thịt ở gia đình
GS-TS Nguyễn Văn Thưởng – Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 1995

-

Nuôi Bò sữa
Nhóm tác giả– Chủ biên Đinh Văn Cải - Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 1997

-

100 Câu hỏi đáp Chăn nuôi Bò sữa nông hộ
Nhóm tác giả – Chủ biên Đinh Văn Cải - Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 1999

-

Bệânh thường thấy ở bò sữa Việt Nam và kỹ thuật phòng trị
PGS.Phạm Sỹ Lăng,PGS. Phan Địch Lân-Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 2000

-

Sinh đẻ ở Bò
Guy De Carville – người dịch GS. BSTY Điền Văn Hưng - Nhà Xuất Bản
Nông Nghiệp TP.HCM 1996

Chăn nuôi bò sữa là một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Người
chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật trước khi khởi sự chăn nuôi bò sữa. Khi muốn tìm
hiểu, học tập kỹ thuật chăn nuôi bò sữa thì nên liên hệ với Trung tâm khuyến nông
địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

1.3. GIỐNG BÒ SỮA

Giống bò quyết định 60 % sự thành bại của việc chăn nuôi bò sữa. Để có
được bò tốt, người chăn nuôi cần nắm rõ về giống bò sữa, kỹ thuật chọn lựa một bò
giống tốt.


1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của bò sữa
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta: nhiệt độ và ẩm độ cao là một trong
những yếu tố hạn chế đối với năng suất sữa của các giống bò. Các giống bò sữa cao
sản hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ các nước ôn đới, nên khi nhập nội
vào nước ta thì bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, để hạn chế sự tác động của điều kiện
môi trường, người ta thường sử dụng phương pháp lai tạo giữa các giống bò ngoại
với bò địa phương kết hợp với việc cải tạo điều kiện tiểu khí hậu và cải thiện chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng. Một giống bò cao sản thường đòi hỏi nhu cầu về thức ăn,nước
uống nhiều hơn, chất lượng tốt hơn để đáp ứng cho nhu cầu về sản xuất. Cải thiện
con giống phải gắn liền với việc cải thiện chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại và vệ
sinh thú y. Bởi vì, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ là giảm độ ngon miệng
của bò, bò sẽ ăn ít hơn; mặt khác chất lượng thức ăn ở vùng khí hậu nóng ẩm
thường có chất lượng kém hơn vùng ôn đới nên bò thường không được cung cấp đầy
đủ dinh dưỡng so với nhu cầu. Khí hậu nóng cũng sẽ gây những stress nhiệt, làm
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò.

Một bò sữa giống tốt, chỉ có thể cho năng suất sữa tối đa khi được nuôi dưỡng tốt,
cho ăn khẩu phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bò;chuồng trại thông thoáng , sạch sẽ,
mát mẽ; thú khỏe mạnh, không mắc bệnh, được tiêm phòng theo các quy định và
khuyến cáo của cơ quan thú y, và khai thác hợp lý.

1.3.2. Một số giống bò sữa cao sản đang được sử dụng tại Việt Nam.
Bò Holstein Friesian (còn gọi là bò lang trắng đen, bò Hà lan – Viết tắt HF)
Trên thế giới có rất nhiều giống bò sữa, nhưng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là
giống bò Holstein Friesian (HF). Bò có nguồn gốc từ vùng Holland , Netherland (Hà

Lan), nên thường được gọi là bò Hà Lan . Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều
vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới nhưng đã được
nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các nước nhiệt đới. Bò HF có màu
lang trắng đen, tầm vóc lớn (khối lượng con cái từ 500-600 kg). Dáng thanh, hình
nêm bầu vú phát triển, sinh sản tốt, tính hiền lành , khả năng sản xuất sữa rất cao.
Tại Pháp: năng suất sữa trung bình khoảng 20 kg/con/ngày (6000 kg cho một chu kỳ
sữa 300 ngày), có con đạt 9000 kg/chu kỳ sữa. Tại Việt Nam, một số bò HF thuần
được nuôi tại Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) có năng suất đạt 5000 kg/chu kỳ sữa. Tại
Việt Nam, có nhiều loại tinh giống bò Holstein Friesian đã và đang được sử dụng,
nguồn nhập từ các nước như Canada ,Pháp, Mỹ, Cu Ba, Nhật , Hàn Quốc…. . Thông
thường thì các nước đều phát triển giống bò Holstein Friesian tại nước mình và đặt
tên riêng như Holstein Francaise (Holstein Pháp) Holstein American (Holstein Mỹ ),
Holstein Canada (Holstein Ca na đa)…

Bò Holstein Friensian (thường gọi là bò Hà Lan)là giống bò có nguồn gốc từ vùng
Holland , Hà Lan ( , Holland - Netherland). Đây là giống bò có màu lang trắng đen ,
năng suất cao và được nuôi rộng rãi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (do thích
nghi cao).


Bò Jersey
Bò Jersey có nguồn gốc từ đảo Jersey của nước Anh. Giống bò này nổi tiếng
về hàm lượng bơ trong sữa cao (trung bình 4,5 –5,4%). Người ta thường dùng giống
này lai tạo với giống Holstein Friesian để nâng cao tỷ lệ bơ trong sữa. Đây là giống
bò tương đối nhỏ con, khung xương nhỏ (khối lượng con cái chỉ 350-450 kg). Thường
có màu vàng nhạt đến hơi đậm. Đặc điểm nhận dạng rõ nhất là sống mũi gãy và mắt
to lộ. Năng suất bò Jersey đạt khoảng 4500-5000 kg/chu kỳ. Đây là một giống bò
thích nghi rất tốt, đặc biệt là nơi có khí hậu khô nóng. Vì vậy, bò Jersey đã được sử
dụng trong công thức lai tạo giống bò sữa ở nhiều nước nhiệt đới trên thế giới.


Bò Jersey có nguồn gốc từ đảo Jersey nước Anh. Giống này nổi tiếng về hàm lượng
bơ trong sữa cao (trung bình 4. 5 -5.4%). Bò thường có màu vàng nhạt đến hơi đậm.
Bò Jersey thích nghi rất tốt đặc biệt là nơi có khí hậu khô nóng. Vì vậy bò Jersey được
sử dụng trong công thức lai tạo giống bò sữa ở nhiều nước trên thế giới

Bò Nâu Thụy Sĩ (Brown Swiss)
Bò Nâu Thụy Sĩ có nguồn gốc từ miền trung tâm và đông Thụy Sĩ. Đây là
giống bò tương đối lớn con (khối lượng con cái từ 600-700 kg). Bò có màu nâu nhạt
đến xám và đặc biệt là màu da tai trong và quanh mũi thường có màu trắng. Năng
suất sữa khoảng 5500-6000 kg/chu kỳ. Đây cũng là giống bò có khả năng thích nghi
rất tốt.
1.3.3. Các giống bò Zebu đang được sử dụng cải tạo bò địa phương.
Bò Red Sindhi


Bò Sind thuần ( Red Sindhi ) có nguồn gốc từ vùng Malir, ngoại vi Karachi
của Pakistan. Bò Sind thường có màu từ đỏ đến nâu cánh dán , thường có một vài
đốm trắng trên trán và yếm. Bò có u, yếm phát triển . Sừng cong hướng lên trên.
Bò có trọng lượng trung bình. Khối lượng bò cái trưởng thành từ 250 – 350 kg, bò
đực từ 400-550 kg. Tuổi đẻ lần đầu vào khoảng 30 đến 40 tháng. Sản lượng sữa
trung bình từ 680 –2300 kg /chu kỳ. Chu kỳ cho sữa kéo dài từ 270 –400 ngày. Tỉ lệ
béo trong sữa vào khoảng 4 –5 %. Có bò cái được ghi nhận với năng suất 5500
kg /chu kỳ. Bò thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng và sức đề kháng bệnh cao.
Bò Sahiwal
Bò Sahiwal thuần có nguồn gốc từ vùng Montgomery, Tây Punjab của
Pakistan. Bò Sahiwal thường có màu từ nâu đỏ đến nâu cánh dán, đỏ nhạt ,
thường có một vài đốm trắng trên thân mình . Bò có u, yếm , dậu phát triển . Sừng
nhỏ và bò cái thường không có sừng . Tai bò Sahiwal to và thường có lông đen ở rìa
tai. Bò có trọng lượng trung bình. Trọng lượng bò cái trưởng thành từ 270 –400 kg,
bò đực trưởng thành từ 450 -590 kg. Tuổi đẻ lần đầu vào khoảng 30 đến 40 tháng.

Sản lượng sữa trung bình từ 1100 –3100 kg /chu kỳ. Chu kỳ cho sữa kéo dài từ 290
–490 ngày. Tỉ lệ béo trong sữa vào khoảng 4 –5 %. Có bò cái được ghi nhận với
năng suất 4500 kg /chu kỳ. Bò thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng và sức đề
kháng bệnh cao.

1.3.4 Các giống bò lai hướng sữa
Bò lai Sind.
Bò lai Sind là kết quả lai tạo giữa giống bò Sind có nguồn gốc từ Pakistan với
bò Vàng địa phương. Bò lai Sind được dùng làm bò nền để lai với các giống bò sữa
tạo ra bò lai hướng sữa. Bò lai Sind có màu vàng hay vàng cánh gián, có u, yếm phát
triển. U yếm càng phát triển, màu vàng càng đậm, tỉ lệ máu bò Sind càng cao, bò
càng tốt. Bò lai Sind có tầm vóc lớn (Khối lượng bò cái trên 250 kg) đầu thanh nhỏ,
phần sau phát triền, vú to, núm vú mềm, sinh sản tốt, đẻ con dễ, tính hiền. Năng
suất cho sữa trung bình khoảng 1200 –1500 kg/chu kỳ. Có con đạt năng suất trên
2000 kg/chu kỳ. Khi chọn bò lai Sind làm nền để lai tạo ra bò lai hướng sữa, phải
chọn bò có tỉ lệ máu lai Sind cao ( u yếm phát triển) và khối lượng trên 220 kg.

BOØ CAÙI LAI SIND


Bò lai Holstein Friesian F1 (50 % HF)
Gieo tinh bò Holstein Friesian cho bò cái nền lai Sind để tạo ra bò Holstein
Friesian F1. Bò lai Holstein Friesian F1 thường có màu đen tuyền (đôi khi đen xám,
đen nâu). Tầm vóc lớn (khối lượng bò cái khoảng 300-400 kg), bầu vú phát triển,
thích nghi với điều kiện môi trườngchăn nuôi của Việt Nam. Năng suất sữa trung bình
khoảng 8-9 kg/ngày (2700 kg/chu kỳ). Có một số bò lai HF F1 nuôi tại TP.HCM đạt
sản lượng trên 4000 kg /chu kỳ (năng suất trung bình từ 14-15 kg/con/ngày )

Bò lai Holstein Friesian F2 ( 75 % HF).
Bò cái Holstein Friesian F1 được tiếp tục gieo tinh bò Holstein Friesian để tạo

ra bò lai Holstein Friesian F2. Bò lai Holstein Friesian F2 thường có màu lang trắng
đen (màu trắng ít hơn). Bò cái có tầm vóc lớn (380-480 kg), bầu vú phát triển, thích
nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Năng suất sữa bình quân khoảng: 1012 kg/ngày (3000-3600 kg/chu kỳ), có thể đạt 15 kg/ngày (4500 kg/chu kỳ). Có
một số bò lai HF F2 nuôi tại TP.HCM, Bình Dương đạt sản lượng trên 5000 kg /chu
kỳ.
Bò lai Holstein Friesian F3 (87,5 % HF).
Bò cái Holstein Friesian F2 được tiếp tục gieo tinh bò Holstein Friesian để tạo
ra bò lai Holstein Friesian F3 . Bò lai Holstein Friesian F3 thường có màu lang trắng
đen (màu trắng nhiều hơn ). Bò cái có tầm vóc lớn (400 -500 kg), bầu vú phát triển.
Bò thích nghi kém hơn, nhưng nếu đuợc nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì vẫn cho năng
suất cao . Năng suất sữa bình quân khoảng: 13-14 kg/ngày (3900-4200 kg/chu kỳ),
có thể đạt 15 kg/ngày (4500 kg/chu kỳ). Có những bò cao sản nuôi tại TP.HCM và
Bình Dương đạt sản lượng hơn 6000 kg/chu kỳ. Tuy nhiên, cần đánh giá đúng về
hiệu quả ( năng suất và kinh tế) của việc nuôi bò lai Holstein Friesian F3 trong điều
kiện chăn nuôi nông hộ. Nếu hộ nào có điều kiện đầu tư về chuồng trại, hệ thống cải
thiện điều kiện tiểu khí hậu , chăm sóc nuôi dưỡng, thú y… thì nuôi được bò lai
Holstein Friesian F3 . Nếu hộ nào không có điều kiện , thì tốt nhất chỉ nên nuôi ở
mức độ lai máu Holstein Friesian F2.
Bò AFS (Australian Friesian Sahiwal)


Bò AFS có nguồn góc từ bang Queensland, Australia. Bò AFS được lai tạo từ
bò Holstein và bò Sahiwal. Sau thời gian chọn lọc (hơn 50 năm) giống AFS được cố
định máu và được công nhận là một giống bò sữa mới. Bò AFS kết hợp được khả
năng sản xuất sữa cao của giống bò Holstein và khả năng chống chịu các bệnh ký
sinh trùng, thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới của bò Sahiwal. Bò AFS
Appendix có tỉ lệ máu Holstein là 75 % ( tương tự như bò Lai Holstein F2) . Bò AFS
có màu sắc phân ly cao . Bò có màu từ vàng đậm đến màu đen, màu lang trắng
đen tương tự như giống bò lai HF F1 (50% HF) và HF F2 (75 %HF). Trọng lượng bò
cái khoảng 450-550 kg. Sản lượng sữa trung bình 4200 kg/chu kỳ 300 ngày.


CHƯƠNG II : CHUỒNG TRẠI VÀ ĐỒNG CỎ
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU TRÊN BÒ SỮA

Các yếu tố khí hậu, khí tượng có ảnh hưởng đến gia súc là nhiệt độ, ẩm độ, chuy ển
động của luồng không khí (gió) và các bức xạ . Tác động của t ừng y ếu t ố này và s ự t ương
tác lẫn nhau của chúng sẽ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên gia súc.
Bò là động vật máu nóng, thân nhiệt biến động từ 38 oC- 39,3 oC ( trung bình là 38,4 oC
). Khi nhiệt độ môi trường tăng , để thải nhiệt, làm mát c ơ th ể , l ượng máu s ẽ đ ược t ăng
cường đưa đến các vùng ngọai vi (như da ) . Lượng máu c ơ th ể t ăng lên , n ước đ ược đi ều
động từ các phần khác của cơ thể song song với vi ệc t ăng c ường l ượng n ước u ống
vào.
Việc gia tăng lượng máu của cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nồng đ ộ hocmôn trong máu đến các cơ quan và do máu ưu tiên đ ến các vùng da nên gi ảm l ượng máu đ ưa
chất dinh dưỡng đến nuôi các bộ phận khác của cơ thể , làm ảnh h ưởng đến t ốc đ ộ sinh
trưởng và phát dục của bò (bò chậm lớn và sinh sản kém) và ảnh h ưởng đ ến s ức s ản xu ất
sữa của bò.
Nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến tập tính gặm cỏ của bò. Khi nhiệt độ cao, bò có
khuynh hướng tìm kiếm bóng mát để nghỉ ngơi, giảm lượng cỏ ăn vào.Ngòai ra, nhi ệt
độ cao cũng làm giảm độ ngon miệng Bên cạnh đó, trong đi ều ki ện khí h ậu nhi ệt đ ới
ẩm , chất lượng thức ăn cũng bị ảnh hưởng : chất lượng cỏ thấp (do ra hoa sớm, t ỉ
lệ lignin cao …) , các loại thức ăn tinh dễ b ị hư hỏng . Các y ếu t ố này đã t ạo nên h ậu qu ả là
bò ăn vào ít và thức ăn kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bò.
Nhiệt độ cao , ẩm độ cao cũng tạo điều kiện cho các loại nội và ngoại ký sinh trùng
phát triển, vì thế bò cũng rất dễ nhiểm các lọai b ệnh ký sinh trùng. M ặt khác, do tình
trạng kém dinh dưỡng cũng làm cho khả năng kháng bệnh của bò giảm .
Nhiệt độ cao ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh lý và tập tính c ủa bò s ữa.
Các ảnh hưởng này, gián tiếp hay trực tiếp , sẽ làm giảm kh ả n ăng sinh tr ưởng phát d ục,


khả năng sản xuất và sức khỏe của bò sữa. Chống nóng không nh ững cải thi ện đ ược

khả năng sản xuất, khả năng sinh sản mà cò sức khỏe của bò sữa.

2.2 . XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
Sau khi học tập, tập huấn , người mới bắt đầu chăn nuôi sẽ quyết định việc xây
dựng chuồng trại và thiết lập đồng cỏ (nếu có đất ). Có thể tham khảo các kiểu
chuồng trại tại các trung tâm được giới thiệu ở trên.(xem thêm phần phụ lục về các
kiểu chuồng trại cho các quy mô khác nhau). Cũng có thể cải tiến dựa trên nguồn
nguyên liệu làm chuồng sẵn có tại địa phương để tiết kiệm chi phí. Một chuồng bò
tốt cần đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật như sau :
Chọn hướng chuồng phù hợp tránh mưa tạt ,gió lùa, che nắng,thoáng mát . Tùy
theo điều kiện đất đai , có thể nên chọn hướng chuồng quay về hướng nam hoặc
hướng đông nam để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt.
Chuồng xây cao ráo, thoát nước tốt ,không ẩm ướt đảm bảo dễ làm vệ sinh,
không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 4 m).
Không xây máng ăn quá sâu dễ gây tồn đọng thức ăn và khó làm vệ sinh .
Nền chuồng nên làm có độ dốc từ 2 -3 % và không quá trơn láng để bò không
bị trượt té.
Cần có sân vận động cho bò
Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 –6 m2
Bố trí máng uống cho bò sữa thích hợp để có thể cung cấp nước đầy đủ cho bò
vào mọi lúc.
Bố trí hố ủ phân phù hợp để có thể tận dụng tòan bộ phân và cỏ ăn thừa, cũng
như chất độn ( lá cây, cỏ hôi, bèo, dây đậu già…) đưa vào hố ủ phân để sản xuất
phân bón ruộng, giữ vệ sinh và tăng thu nhập cho chăn nuôi bò.
Gần chuồng nên trồng một số cây cho bóng mát để giảm nhiệt độ quanh khu
vực chuồng trại.
2.3.THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ CHUỒNG TRẠI
Chăn nuôi bò sữa là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao .Để đạt được hiệu
quả cao, cần phải có những khoản đầu tư nhất định như đất đai, giống bò, thức ăn,
các dụng cụ chăn nuôi và chuồng trại. Ngoài chi phí đầu tư vào con bò là quan trọng

nhất , đáng quan tâm thì cần phải đầu tư thỏa đáng vào chuồng trại và các biện
pháp cải tạo điều kiện tiểu khí hậu và bảo vệ môi trường. Đó là những điều cần thiết
để tạo điều kiện chăm sóc, quản lý đàn bò tốt giúp cho đàn bò luôn trong tình trạng
có sức khỏe và sức sản xuất tốt.
Tình trạng sức khỏe và sản xuất của bò sữa , cũng như mọi hoạt động quản lý, chăm sóc , nuôi dưỡng đều phụ thuôïc vào sự
thiết kế chuồng trại . Một chuồng trại tốt phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc đàn bò sữa có hiệu quả. Ví
dụ như cho bò ăn, vắt sữa. Người chăn nuôi chỉ đạt được lợi nhuận cao khi bò sữa cảm thấy thoải mái (ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại )
vì nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò (khi bò cảm thấy thoải mái, có thể tăng lượng thức ăn ăn vào , tiêu
hóa tốt hơn và tiếp theo đó là nâng cao sản lượng sữa và năng suất sinh sản), ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bò (giảm chi phí
thú y).

Thiết kế chuồng trại phải có hiệu quả cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi
phải làm việc hằng ngày ở chuồng bò của mình, vì vậy kiểu cách thiết kế rất quan


trọng đối với người chăn nuôi gia súc. Chuồng bò phải được thiết kế sao cho có sự an
tòan cao nhất đối với người chăn nuôi. Ngoài ra , việc thiết kế chuồng ép (để vắt sữa
và gieo tinh bò) rất cần thiết.
Các yếu tố cần quan tâm trong vấn đề quản lý , chăm sóc đàn bòcó liên quan
đến chuồng trại là: cho bò ăn, uống ; vắt sữa; chăm sóc tắm chải ; chỗ nằm, nghỉ
ngơi ; điều trị can thiệp thú y ; sự thông thóang ; vệ sinh ;kho dự trữ

CÁC KIỂU CHUỒNG TRẠI
Do hạn chế về đất đai nên hầu hết các trại bò ở Việt Nam áp dụng phương thức
“không chăn thả” : thức ăn được mang đến chuồng bò, bò luôn được nhốt trong
chuồng và chỉ thỉnh thoảng được cho ra sân chơi tắm nắng , vận động. thay vì bò
được chăn thả và ăn trên đồng cỏ. Phương thức mà người chăn nuôi Việt Nam đang
áp dụng được gọi là “Cầm cột tại chuồng”. Bò bị cầm cột không thể tự do đi lại trong
chuồng . Phương thức “tự do trong chuồng” chỉ mới được một số hộ , trang trại lớn ở
nước ta áp dụng.

2.4.1.Phương thức “Không chăn thả”
Thuận lợi của phương thức “không chăn thả” là năng suất của đất nông nghiệp
có thể tận dụng tối đa (không có sự hao hụt do giẫm đạp và rơi vãi). Điều bất lợi là
tốn thêm nhân công lao động (cắt cỏ, vận chuyển). Một thuận lợi khác của phương
thức “không chăn thả” là phân có thể dễ dàng thu thập cho việc bón phân, việc quản
lý và chăm sóc bê nghé tốt hơn và gia súc ít bị nhiễm ký sinh trùng.
2.4.2.Phương thức “Cầm cột tại chuồng”.
Thuận lợi chủ yếu của phương thức “cầm cột tại chuồng” là cần một diện tích
chuồng ít hơn so với phương thức “tự do trong chuồng”. Tuy nhiên, phải cần có vật
liệu lót chuồng tốt (rơm chẳng hạn) cho bò nằm mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt
trong điều kiện “cầm cột tại chuồng”. Nhưng đôi lúc cũng cần cho bò vận động để giữ
được thể trạng tốt . Dùng rơm lót chuồng còn có thể giữ cho bò khô sạch, giảm
thiểu các yếu tố gây viêm nhiễm bầu vú.Máng nước uống cần được đặt gần nơi bò
(một máng nước uống có thể dùng chung cho hai bò cạnh nhau). Bất lợi của phương
thức này là: khó phát hiện động dục; bò không thoải mái ; cần vật liệu lót chuồng ;
rủi ro khi vắt sữa giữa hai bò đứng sát nhau ; giẫm đạp lên nhau (nhất là lên núm
vú!) ; dễ bị bệnh móng, khớp…
2.4.3. Phương thức “Tự do trong chuồng”
Kiểu chuồng tạo sự thoải mái nhất cho bò là kiểu chuồng “tự do trong chuồng”
có các ô cho bò nằm. Trong một diện tích giới hạn, bò có thể đi lại tự do. Vùng giới
hạn này thường nằm ở giữa máng ăn và các ô cho bò nằm nghỉ. Kiểu thiết kế như
vậy sẽ giúp cho bò phải đi lại giữa nơi nghỉ và máng ăn uống. Trong các ô bò nằm
nghỉ, cát được sử dụng như là vật liệu lót chuồng . Tuy nhiên, rơm rạ băm nhỏ, mạt
cưa hoặc lõi ngô (bắp) vụn nhỏ cũng có thể dùng lót ô nằm nghỉ cho bò được.Thuận
lợi của phương thức này là : quan sát các biểu hiện của bò dễ dàng, nhất là khi phát
hiện động dục ;thoãi mái cho bò., ít bị bệnh móng khớp ; chỉ cần một máng nước
uống trung tâm; ít tốn vật liệu lót chuồng.Bất lợi là : cần thêm diện tích chuồng trại,
đầu tư ban đầu lớn hơn ; bò có thể húc ủi lẫn nhau ; máng ăn, máng uống cần được
thiết kế sao cho thật dễ dàng khi cho gia súc ăn uống bất kỳ lúc nào. Cả hai máng
phải được đặt nơi mát mẻ, dưới bóng mát. Phải tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào

nước uống và thức ăn trong máng. Một đặc điểm quan trọng nữa là thiết kế sao cho


thuận tiện nhất khi làm vệ sinh rửa sạch máng. Các lọai nấm mốc, men rất dễ phát
triển trong môi trường ẩm ướt của thức ăn dư thừa (sau một ngày). Để tránh trường
hợp này, máng ăn – uống cần phải được cọ sạch sẽ hằng ngày. Máng ăn cần được
giữ khô ráo, ngăn ngừa sự phát triển của các lọai vi khuẩn, nấm, men. Kiểu chuồng
này được thiết kế ở trại bò kiểu mẫu . Mặt đáy nền của máng ăn cao hơn mặt nền
chuồng khỏang 10 –30 cm (nơi bò đứng). Điều này nhằm ngăn ngừa bò bước cố về
phía trước làm ảnh hưởng xấu đến móng chân trước. Thuận lợi cơ bản của kiểu máng
ăn này là chi phí xây dựng ít hơn và rất dễ cọ rửa máng (chỉ cần một chổi cọ mà
thôi). Máng nước uống cần được cọ rửa hàng tuần. Cần phải tháo cạn nước trong
máng, cọ rửa sạch rồi tiếp nước sạch ngay sau đó. Luôn phải đảm bảo rằng nước
sạch sẵn sàng đầy máng cho bò uống (Một bò cao sản có thể tiêu thụ trên 100 kg
nước mỗi ngày)
Cám hỗn hợp có thể được cung cấp ngay tại máng ăn. Ta không thể cho từng
cá thể bò ăn lượng thức ăn định lượng trước. Lượng thức ăn hỗn hợp định lượng cho
từng cá thể (tùy theo sản lượng sữa) có thể được cung cấp ngay tại máng ăn của
chuồng vắt sữa 2 ngày/lần vào lúc vắt sữa. Nên cho bò ăn thức ăn hỗn hợp ở dạng
khô hoặc nhão. Tuyệt đối không hòa thức ăn hỗn hợp vào nước cho uống.
2.4.4. Chuồng vắt sữa (chuồng ép)
Nếu trại có quy mô lớn , cần phải xây dựng chuồng ép để tiện cho việc vắt sữa
(đặc biệt là các bò khó vắt sữa) .Ngoài ra, chuồng ép còn có tác dụng cung cấp thức
ăn riêng rẽ cho từng cá thể bò, cố định bò để được an tòan (bò và người) khi điều trị,
gieo tinh….Lượng thức ăn hỗn hợp được tính toán cho từng cá thể bò có thể cung
cấp cho bò ngay tại máng ăn của chuồng ép. Cho bò ăn trong lúc vắt sữa có lợi điểm
là ta có thể dễ dàng điều khiển bò (làm cho bò thích chui đầu vào khóa cổ và sau đó
dễ dàng vắt sữa).
2.4.5. Chuồng cho bê
Phương thức chăn nuôi tiên tiến là tách bê ra khỏi mẹ nó ngay sau khi sinh.

Bê con cần có chuồng riêng và chuồng này nên được thiết kế sao cho đáy chuồng
nằm cao hơn mặt đất và có những kẻ hở để phân và nước tiểu dễ dàng thoát xuống
nền nhà. Trên các thanh ngang của mặt đáy chuồng ta nên lót rơm khô. (Khỏang
cách giữa các thanh ngang của mặt đáy chuồng bê tối thiểu là 1 cm).Chuồng bê cũng
nên được thiết kế với giá đỡ xô (cho bò uống sữa rồi sau đó xô luôn đầy nước sạch)
và với máng ăn chứa cỏ hoặc các thực phẩm hỗn hợp cho bê.Chuồng bê nên được
đặt không quá xa chuồng vắt sữa. Qua đó bê sẽ ở gần mẹ khi cần thiết sẽ kích thích
phản xạ xuống sữa của mẹ nó. Bóng mát cũng như sự thông thóang rất cần thiết cho
nơi đặt chuồng bê.Ta phải tách bê con khỏi mẹ ngay sau khi đẻ vì các lý do sau:có
thể định lượng thức ăn của bê (để bê bú mẹ, ta không biết chính xác lượng sữa bê đã
bú);dễ dàng giữ vệ sinh chuồng trại; tránh được bệnh khớp (hoặc tổn thương móng,
khớp) cho bê con.
2.4.6. Nền chuồng và vật liệu lót chuồng
Yếu tố quan trọng nhất của chuồng bò sữa là nền chuồng. Nó phải được quan
tâm cẩn thận trước khi xây dựng. Đặc biệt là vị trí của rãnh thoát nước và độ dốc
của nền chuồng rất quan trọng vì nó liên quan đến nhân công lao động khi người
chăn nuôi làm vệ sinh nền chuồng và môi trường xung quanh. Độ dốc của nền
chuồng chỉ nên từ 2 -3 % về phía rãnh thóat nước. Ngay cả mặt đáy của rãnh thóat
nước cũng phải có độ dốc là 1%, trên rãnh được phủ các tấm đan có những kẽ hở đủ
để nước dơ, nước tiểu thóat xuống rãnh. Do giữa các kẽ hở có các hạt cát bắn tung
tóe từ các ô bò nằm nghỉ, các hạt cát này sẽ được lắng xuống mặt đáy của hố trước
khi thóat nước thải ra ngòai chuồng. Bề mặt của nền chuồng không nên trơn láng vì


sẽ làm bò trợt te,ù làm tổn thương chân cẳng. Mặt nền nên có độ nhám vừa phải để
bò có thể đứng bám mà không trượt té. Tuy nhiên, bề mặt xi-măng ngay sau khi
xây dựng cũng nên được mài lại để tránh các hạt cát xây dựng có cạnh sắc bén, làm
tổn thương móng bò.
Để đảm bảo điều kiện vệ sinh, nền chuồng phải được giữ khô ráo. Tránh có bất
kỳ vũng nước nào trên nền chuồng. Đặc biệt nền của ô chuồng vắt sữa (chuồng ép)

cần phải có độ dốc thoát nước tốt xuống rãnh thóat. Tương tự như vậy đối với nền
chuồng nơi đặt chuồng bê. Vật liệu lót chuồng rất cần thiết để tránh các tổn thương
về chân cẳng mà ta thường thấy ở hầu hết các bò sữa nuôi cầm cột ngay tại chuồng
ở nước ta . Có thể sử dụng cát làm vật liệu lót chuồng trong các ô nằm nghỉ của bò.
Các ô này được thiết kế để giảm thiểu tối đa phân và nước tiểu rơi vãi trên cát (lót
chuồng) do có một thanh chắn ngang vai của bò cùng một thanh chắn phần đầu của
bò ở từng ô chuồng. Kích thước chính xác của ô nằm nghỉ này sẽ giúp chúng ta đạt
được kết quả tốt nhất. Theo cách đó, ta có thể tiết kiệm tối đa lượng cát sử dụng để
thay thế khi cần thiết. Hàng ngày nên quan sát thay thế phần cát dơ và ẩm ở vùng
sau ô nằm.
2.4.7. Thông thoáng (thóang mát)
Chuồng phải có sự thông thoáng tốt. Mái chuồng cao, không có các bức tường
ngăn để làm tăng thông thoáng và nền chuồng mau khô ráo. Mái chuồng nên được
lợp bằng một lớp dầy lá dừa hoặc tranh với độ cao vừa đủ sẽ tạo một môi trường lý
tưởng cho bò sữa.Tuy nhiên, cũng tuỳ theo quy mô có thể sử dụng ngói hoặc tôn
lạnh (tôn cách nhiệt) để là mái chuồng, miễn sao thông thoáng tốt và hiệu quả cao.
Đầu mỗi ô chuồng, một bức tường thấp được xây hoặc kéo dài mái để ngăn nước
mưa tạt vào ô nằm của bò. Tránh nắng nóng, nhất là nơi đặt chuồng bê. Vì vậy việc
trồng cây tạo bóng mát quanh khu vực chuồng trại sẽ cung cấp một tiểu khí hậu tốt
cho chuồng. Để làm mát cho chuồng, nên lắp đặt các quạt máy . Phương pháp này
sẽ giúp giảm tác động của nhiệt độ cao, giúp cải thiện năng suất, khả năng sinh sản
của bò.

CŨI NHỐT BÊ TỪ SƠ SINH ĐẾN 10 NGÀY TUỔI
2.4.8. Vệ sinh chuồng trại và môi trường


Vệ sinh là điều quan trọng nhất trong chăn nuôi bò sữa. Một môi trường sạch sẽ
làm hạn chế tối đa sự phát triển các lọai vi khuẩn, nấm men, nấm mốc có ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ của bò. Vì vậy, hàng ngày nền chuồng phải được rửa sạch,

rồi sau đó nước rửa nhờ sự thông thóang, và thoát nước tốt mà nền lại khô ngay trở
lại. Các dụng cụ vắt sữa cũng như các dụng cụ chăm sóc bê phải được cọ rửa sát
trùng sạch sẽ, phơi nắng ngay sau khi sử dụng. Cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp
với các lọai hóa chất tẩy rửa và sát trùng, sử dụng các lọai bàn chải thích hợp sẽ dẫn
đến kết quả tốt trong các biện pháp làm vệ sinh.
2.4.9. Kho chứa
Kho chứa thức ăn cũng như nơi chứa sữa sau khi vắt rất quan trọng. Kho phải
thóang mát, tránh ánh nắng. Luôn đề phòng sự phát triển của các lọai vi khuẩn, nấm
gây hại, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng, chuột . Các vật chứa thức ăn cũng
như sữa cần phải có nắp đậy kín. Cám hỗn hợp và cỏ nên được dự trữ gần chuồng
nhưng cũng đừng gần sát chuồng vì lý do vệ sinh thức ăn.
Cần phải quan tâm đúng mức về việc xây dựng chuồng trại .Chuồng xây cao
ráo,thoáng mát, thoát nước tốt ,không ẩm ướt đảm bảo dễ làm vệ sinh, không gây ô
nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 4m).Không xây
máng ăn quá sâu dễ gây tồn động thức ăn và khó làm vệ sinh .Nền chuồng nên làm
có độ dốc từ 2- 3% và không quá trơn láng để bò không bị trượt té.Cần có sân vận
động cho bò.Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 –6m2. Nên
bố trí hệ thống làm mát (quạt ) cho bò sữa.

1

1

6

2

Chuồng bò sữa quy mô nhỏ

2


3

4

SO SÁNH CÁC KIỂU CHUỒNG TRẠI

5

4

3


1. Mái 2. Máng ăn, máng uống
động 6. Quạt gió

3. Rãnh phân 4. Ô bò nằm nghỉ 5. Sân vận

THUẬN LỢI

THUẬN LỢI

- SẠCH SẼ, HỢP VỆ SINH, THÔNG THÓANG
TỐT

- TẬN DỤNG DIỆN TÍCH, PHÙ HỢP VỚI
VÙNG ĐÔ THỊ HÓA

- DỄ LÀM VỆ SINH MÁNG ĂN NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN

- CHI PHÍ XÂY DỰNG THẤP HƠN

- HẠN CHẾ CÁC BỆNH VỀ MÓNG, VIÊM VÚ

- TỐN KÉM VỀ ĐIỆN , NƯỚC , CHẤT ĐỘN
CHUỒNG…ÍT HƠN

- PHÙ HỢP VỚI TẬP QUÁN VÀ SINH LÝ BÒ

BẤT LỢI

- DIỆN TÍCH LỚN, KHÓ THỰC HIỆN ĐỐI VỚI
VÙNG ĐÔ THỊ HÓA
- CHI PHÍ XÂY DỰNG CAO
- CHI PHÍ THÊM VỀ ĐIỆN, NƯỚC , CHẤT
ĐỘN CHUỒNG

BẤT LỢI

- DƠ, THÔNG THÓANG KÉM
- KHÓ LÀM VỆ SINH MÁNG ĂN  CHẤT
LƯỢNG TĂ KÉM
- BÒ DỄ MẮC BỆNH VỀ MÓNG, VIÊM VÚ
- KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TẬP QUÁN VÀ SINH
LÝ BÒ


4.5 m

3m
3
1

4
2

2m
Ghi chú :
1 : Ô bò nằm
2 : Rãnh thoát
nước
3 : Máng uống
4 : Máng ăn

2,5
m
MẶT BÊN CHUỒNG MỘT DÃY ,KIỂU MỘT MÁI VÀ KIỂU HAI MÁI
3

1

4
2







Ghi chú :
1: Quạt máy 2 : vòi phum nước 3: Ô bò nằm
4 : Rãnh phân
5 : Hành lang bò đi lại
6 : Máng ăn 7 : Hành lang chăm sóc bò
KIỂU CHUỒNG TỰ DO TRONG CHUỒNG(KHÔNG CẦM CỘT) HAI DÃY

2.5. ĐỒNG CỎ
Cỏ là thức ăn quan trọng nhất đối với bò sữa. Ngoài nguồn cỏ có thể khai thác
ở bãi tự nhiên , người chăn nuôi phải thiết lập các đồng cỏ cao sản , cắt cho ăn tại
chuồng để luôn luôn đảm bảo thức ăn thô xanh cho bò.
Các loại cỏ có chất lượng và năng suất cao là : cỏ voi, cỏ sả lá lớn, cỏ Ruji cho phép
đạt năng suất chất xanh khá cao : cỏ voi đạt sản lượng trung bình 230-250
tấn/ha/năm (nếu thâm canh cao, chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể đạt trên 400
tấn /năm /ha), cỏ sả lá lớn đạt 200-220 tấn/ha/năm, cỏ Ruji đạt 180-200
tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ sả lá lớn có tỷ lệ đạm cao hơn cỏ voi, gốc không bị thối
trong mùa mưa (hoặc nơi bị ngập úng), và không có lóng già như cỏ voi. Cỏ Ruji có
thể lấy hạt để gieo nên có thể đưa đi xa và có thể phát triển tốt dưới tán cây ít ánh
nắng. Áp dụng kỹ thuật thâm canh, trồng 1 ha cỏ có thể đủ cỏ xanh để nuôi 25 –30


bò sữa với giá thành hạ hơn thuê công đi cắt cỏ bãi, lại chủ động có đủ thức ăn
xanh cho bò, nhất là trong mùa khô.
2.5.1. Cỏ voi
Cỏ Voi ( Penisetum purpureum) là loại cỏ hòa thảo, thân cứng có lóng như mía.
Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chất lượng tốt.
Thời vụ trồng : đầu mùa mưa.
Làm đất : . Những vùng ngập cần phải lên liếp vì cỏ voi có khả năng chịu úng kém,
phù hợp với đất cao. Rạch thành hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, hàng
cách hàng từ 50-60 cm. Chuẩn bị đất kĩ, bón lót phân chuồng ( 15-20 tấn/ha) Super

lân (250-300 kg/ha) Sulfat Kali (150-200 kg/ha).
Cách trồng : Trồng bằng hom dùng thân cỏ có độ tuổi 80-100 ngày làm giống. Hom
chặt vát dài 30 cm có từ 3-5 mắt mầm. Đặt hom chếch 45 o ,hom cách hom 30 -40
cm. Lấp đất sao cho 20 cm nằm dưới mặt đất. Khi cỏ chưa lên cao cần phải làm cỏ
dại. Khi cỏ trồng được 25-30 ngày , bón thúc urê ( 100 kg/ha).
Thu hoạch : Sau 50 -60 ngày thu hoạch lứa đầu. Các đợt kế tiếp 45 ngày một lần.
Mỗi lần cắt , cắt cách gốc 5-7cm và cắt gọn để cỏ mọc lại đều. 10 -15 ngày sau khi
cắt bón thúc urê (50 kg/ha).

2.5.2. Cỏ Sả
Cỏ Sả ( Panicum maximum) là loại cỏhoà thảo, thân bụi. Có 2 loại cỏ sả. Cỏ sả lá
lớn năng suất chất xanh cao , có thể trồng để thu cắt. Cỏ sả lá nhỏ dùng để trồng
trên những bãi chăn thả vì đặc tính tái sinh cao , chịu dẫm đạp tốt. Cỏ sả sinh trưởng
nhanh, năng suất cao, chất lượng tốt và chịu hạn tốt. Cỏ sả có khả năng chịu úng
kém, phù hợp với đất cao.
Thời vụ trồng : thích hợp là đầu mùa mưa.
Làm đất :. Chuẩn bị đất như trồng cỏ voi. Rạch thành hàng sâu 15 cm theo hướng
đông tây, hàng cách hàng từ 40- 50 cm.
Cách trồng :Trồng bằng bụi hay hạt nhưng tốt nhất là bụi vì tăng trưởng và thu
hoạch nhanh hơn. Dùng bụi cỏ cắt bỏ phần ngọn, chừa lại khoảng 25-30 cm, cắt bớt
rể chìa, tách thành từng cụm khoảng 4-5 tép. Lấp đất 1/2 thân giống. Khi cỏ chưa
lên cao cần phải làm cỏ dại. Khi cỏ trồng được 15-20 ngày , bón thúc urê ( 60
kg/ha).
Thu hoạch : Sau 60 ngày, thu hoạch lứa đầu. Các đợt kế tiếp khoảng 30 -45 ngày
một lần. Mỗi lần cắt , cắt cách gốc 10 cm và cắt gọn để cỏ mọc lại đều. Tránh tưới
nưới trực tiếp lên gốc cỏ sau khi cắt có thể làm thối gốc cỏ. 10 -15 ngày sau khi cắt
bón thúc urê (50 kg/ha).


Đồng cỏ voi cao sản

CHƯƠNG III : PHỐI GIỐNG và SINH SẢN
3.1.PHƯƠNG PHÁP PHỐI GIỐNG
3.1.1. Phối giống tự nhiên (phối trực tiếp)
Phương pháp này sử dụng bò đực giống tốt đã được chọn lọc để phối trực
tiếp cho bò cái nền. Trong chăn nuôi bò sữa, nên hạn chế việc phối giống
trực tiếp vì chưa đánh giá được bò đực giống.
3.1.2. Gieo tinh nhân tạo
Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực đã được chọn lọc dưới dạng
tinh viên hoặc tinh cọng rạ để phối cho bò cái . Ưu điểm của phương pháp
này là tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra,
ngăn ngừa hiện tượng đồng huyết (nếu được ghi chép, theo dõi tốt), giảm
lây lan các bệnh truyền nhiểm. Phương pháp này tương đối phức tạp , đòi
hỏi phải có kỹ thuật cao, tại địa phương phải có người biết gieo tinh nhân
tạo (dẫn tinh viên), người nuôi bò phải biết cách phát hiện đúng thời điểm
bò lên giống và báo kịp thời cho dẫn tinh viên để tiến hành gieo tinh cho bò.
Hiện nay, tại hầu hết các tỉnh đều có hệ thống gieo tinh nhân tạo. Người mới
nuôi bò có thể liên hệ với Trung tâm khuyến nông tại địa phương để biết
thêm chi tiết.
3.2. ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI
Động dục (hay còn gọi là lên giống) là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái
sẳn sàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của bò
từ 18 -21 ngày. Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24 -48 giờ( bao gồm 3
giai đoạn trước động dục, động dục và sau động dục). Tuy nhiên, cũng cần theo dõi
và ghi chép để biết chính xác thời gian động dục của bò cái là bao nhiêu để chọn thời
điểm gieo tốt nhất, vì có một số bò cái có thời gian động dục dài hơn hoặc ngắn hơn.
Khi động dục, bò cái có một số biểu hiện như : bỏ ăn, hụ rống, nhớn nhác, nhảy
chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy nước


nhờn. Việc phát hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng phương

pháp gieo tinh nhân tạo. Đối với bò nuôi nhốt, cầm cột thì việc phát hiện bò lên
giống khó hơn bò chăn thả và không cầm cột, đòi hỏi người chăn nuôi phải quan
tâm, chú ý quan sát những biểu hiện khác thường của bò cái. Một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng thụ thai thấp ở bò sữa là do không phát hiện thời
điểm bò cái lên giống chính xác. Phát hiện bò động dục chính xác là hết sức quan
trọng, và người chăn nuôi là người nắm vai trò quan trọng nhất.

Có thể chia chu kỳ động dục ( lên giống) của bò sữa làm 3 giai đọan :
3.2.1. Giai đoạn trước động dục :
Trong giai đoạn này bò cái có biểu hiện như ngửi ,hít các bò khác; cố gắng
nhảy chồm lên bò khác nhưng không chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó ( đây
là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt khi bò động dục thật sự ); bồn chồn , hiếu
động; âm hộ ẩm , đỏ và hơi sưng (đôi lúc ra dịch nhày nhưng không dính, loãng ).
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 đến 8 giờ.
3.2.2. Giai đoạn động dục :
Trong giai đoạn này bò cái thường có biểu hiện như hiếu động nhiều hơn, hụ
rống; âm hộ ẩm ướt, đỏ và bớt sưng, hay rỉ đái (són đái ); ra dịch nhày trong suốt
và keo đặc, dính . Biểu hiện quan trọng nhất để xác định bò động dục và thời điểm
gieo tinh thích hợp nhất là phản xạ đứng yên ( chịu cho bò khác nhảy chồm lên
lưng nó ). Gieo tinh lúc này thì tỉ lệ thụ thai cao nhất. Giai đọan này thường kéo dài
từ 6- 18 giớ.
3.2.3. Giai đoạn sau động dục :
Trong giai đọan này , bò không còn phản xạ đứng yên nhưng vẫn còn nhảy
chồm lên bò khác; dịch nhày vẫn còn ra và thường sau một hai ngày bò có hiện
tượng xuất huyết. Giai đọan này thường kéo dài khoảng 12 giớ.


KHI BÒ CÓ PHẢN XẠ ĐỨNG YÊN
LÀ THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ GIEO TINH


3. 3. THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG
Thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò rất quan trọng để bò cái có thể
thụ thai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo. Sau khi kết thúc động dục
10 -12 giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6-10 giờ. Tinh trùng có thể sống được 12
-18 giờ trong sừng và cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng,
ta nên phối giống cho bò 2 lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò : phối lần 1
sau khi phát hiện động dục 6 giờ và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ.
Đối với trường hợp nuôi bò chăn thả, không cầm cột thì thời điểm gieo tinh
hay phối giống tốt nhất là khi bò có phản xạ đứng yên (chịu đứng yên cho bò khác
nhảy chồm lên lưng). Theo kinh nghiệm của một số nông dân và dẫn tinh viên, có
thể quan sát tình trạng dịch nhầy để chọn thời điểm gieo tinh. Khi dịch nhầy keo
đặc lại ( kéo dài như chiếc đũa) thì gieo tinh tốt nhất. Thông thường thì khi bò động
dục vào lúc sáng sớm thì gieo tinh vào buổi chiều cùng ngày, bò động dục vào buổi
trưa hoặc chiều thì gieo tinh vào buổi sáng ngày hôm sau.
THỜI ĐIỂM GIEO TINH THÍCH HỢP
Gieo quá sớm

Gieo quá sớm

Giờ

0

Tốt

Tốt

6

Gieo tốt nhất


Còn tốt

Gieo quá
muộn

Gieo tốt nhất

Còn tốt

Gieo quá
muộn

24

28

9

18

Trứng rụng

Kết thúc
động dục

Bắt đầu
động dục
Động dục


1. Trước động dục

2. Động dục

3. Sau động dục

Phát hiện bò lên giống kịp lúc và phối giống đúng thời điểm là yếu tố quan
trọng quyết định tỷ lệ thụ thai của bò sữa. Cần ghi chép, giử các giấy gieo tinh để
theo dõi về giống. Liên hệ với Trung tâm khuyến nông tại địa phương để biết rõ về
dẫn tinh viên và yêu cầu khi cần thiết ..


3.4. GIÁ GIEO TINH:
Tùy theo loại tinh và khoảng cách đi lại , giá mỗi lần gieo tinh từ khoảng
45.000 đ (tinh trong nước sản xuất) đến 70.000 đ (tinh nhập từ nước ngoài ). Tuy
nhiên, tại một số địa phương, có các chương trình phát triển bò sữa, có sự tài trợ
của nhà nước nên giá gieo tinh có thể thấp hơn hoặc miễn phí. Để có chất lượng thế
hệ con lai tốt hơn , người chăn nuôi nên chọn gieo các tinh giống tốt. Phải yêu cầu
người gieo tinh cấp giấy chứng nhận có ghi rõ về giống ,loại tinh…để làm cơ sở theo
dõi về giống.
3.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ THỤ THAI.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tỉ lệ thụ thai kém ở bò sữa. Người
ta thường chia thành các nhóm yếu tố như sau :
3.5.1. Các nguyên nhân từ bò cái :
Qua các kết quả điều tra về các ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai ở bò sữa tại các
hộ chăn nuôi bò sữa khu vực miền Đông Nam Bộ, cho thấy các nguyên nhân từ bò
cái bao gồm các ảnh hưởng của các yếu tố giống (tỷ lệ máu Holstein Friesian), khả
năng sản xuất ( năng suất ) , lứa đẻ , nuôi dưỡng chăm sóc và bệnh lý .
a. Yếu tố giống : bò có tỷ lệ máu HF càng cao thì tỷ lệ thụ thai càng giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là do bò có tỷ lệ máu lai cao có độ thích nghi kém hơn và

do mức độ nuôi dưỡng chăm sóc chưa tốt, khẩu phần chưa phù hợp, chuồng trại
kém…
b. Yếu tố năng suất : bò có năng suất cao thường đạt tỉ lệ thu thai thấp hơn
nhóm bò có năng suất trung bình. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do chế độ nuôi
dưỡng chăm sóc kém.
c. Yếu tố lứa đẻ : tỉ lệ thụ thai ở bò cái tăng theo lứa đẻ. Bò đẻ lứa 2 đến lứa 5
có tỉ lệ thụ thai cao hơn bò tơ . Nhưng khi bò càng lớn tuổi thì tỉ lệ thụ thai càng
giảm.
d. Yếu tố nuôi dưỡng chăm sóc : có thể nói đây là yếu tố hạn chế chủ yếu gây
nên tình trạng tỉ lệ thụ thai thấp ( sinh sản kém ). Bò sữa cao sản nếu không
được nuôi dưỡng tốt thì tỉ lệ thụ thai thấp. Đặc biệt là đối với trường hợp khẩu
phần thiếu cỏ xanh, nhất là vào mùa khô , thì bò có tỉ lệ thụ thai rất thấp. Khi bò
được nuôi dưỡng tốt, khẩu phần đầy đủ cỏ xanh, thì các hormon thực vật và
vitamin trong cỏ non xanh sẽ giúp bò sản xuất sữa tốt hơn và nâng cao khả năng
sinh sản . Mặt khác nếu bò được nuôi dưỡng quá mập cũng sẽ gây tình trạng
sinh sản kém .
e. Yếu tố bệnh lý : khi bò mắc một số bệnh, đặc biệt là các bệnh sản khoa,viêm
nhiễm đường sinh dục cũng gây tình trạng thụ thai kém. Tình trạng sót nhau khi
đẻ cũng làm giảm tỉ lệ thu thai. Bò khi đẻ sót nhau thì tỉ lệ thụ thai kém hơn bò
sinh sản bình thường từ 10 –15 % . Stress nhiệt ( ảnh hưởng của nhiệt độ cao )
cũng làm giảm tỉ lệ thu thai . Một số nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ cơ thể
tăng, cụ thể là khi nhiệt độ trực tràng tăng 1,1 – 1,7 oC sẽ giết chết các phôi mới
thụ thai.


3.5.2. Nguyên nhân từ tinh và tình trạng bảo quản tinh .
Chất lượng tinh kém và tình trạng bảo quản tinh (bình chứa, lượng nitơ
lỏng…) kém cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai ở bò sữa. Tuy
nhiên , qua khảo sát, điều tra cho thấy chất lượng tinh đang được sử dụng và tình
trạng bảo quản tinh trên địa bàn TP.HCM rất tốt, hoạt lực tinh luôn đạt yêu cầu.

3.5.3. Nguyên nhân từ Dẫn Tinh Viên
Tay nghề và tinh thần trách nhiệm của người dẫn tinh viên là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai. Một dẫn tinh viên có tay nghề giỏi, trách
nhiệm cao cần phải biết từ chối gieo tinh cho những bò cái không đạt tiêu chuẩn,
chưa đến thời điểm gieo tinh. Hiện nay theo quy định của nhà nước , các dẫn tinh
viên phải đăng ký hành nghề , được kiểm tra tay nghề, kiến thức và cấp chứng chỉ
hành nghề. Khi hành nghề, các dẫn tinh viên phải đeo bảng tên , có dán hình và ghi
rõ nơi công tác.
3.6. MANG THAI
Sự thụ tinh diễn ra tại phần trên của ống dẫn trứng. Noãn bào của bò cái và
tinh trùng kết hợp hình thành trứng, sau năm ngày phôi phát triển và di chuyển
xuống tử cung, định vị và tiếp tục phát triển thành thai (từ ngày thứ 45 sau khi thụ
tinh ). Thời gian mang thai của bò kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (từ 276 đến 295
ngày ).
Sau khi gieo tinh 21 ngày có thể xác định bò có thụ thai hay không bằng biện
pháp kiểm tra lượng progesteron trong máu. Phương pháp này chỉ có thể được thực
hiện ở phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán mang thai phổ biến nhất là khám
thai qua trực tràng. Phương pháp này được thực hiện ở tháng thứ ba (có thể khám ở
tháng thứ hai, nhưng để an toàn cho sự mang thai thì nên khám ở tháng thứ 3).
Việc khám thai này đòi hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm đặc biệt , tốt hơn nên yêu
cầu cán bộ thú y hoặc dẫn tinh viên. Khám thai là một việc quan trọng, nó xác định
bò có thật sự mang thai hay không. Một bò cái không lên giống lại thì không chắc
chắn là bò đã mang thai, mà có khi là do một bất thường nào đó về sinh sản mà bò
cái không lên giống dù chưa mang thai.
3.7. SINH ĐẺ
Người chăn nuôi phải ghi nhớ thời gian mang thai của bò để chuẩn bị khi bò
đến thời kỳ sinh đẻ. Cần phải chuẩn bị nơi cho bò đẻ sạch sẽ, rộng rãi, kín gió và
dụng cụ cần thiết, dây (dùng để kéo bê khi cần thiết). Nơi bò đẻ, các dụng cụ phải
được sát trùng sạch sẽ .
Một hoặc hai ngày trước khi bò đẻ, mông và khấu đuôi sụt xuống . Bò sắp

đẻ thường có những biểu hiện bất thường như nằm xuống ,đứng lên nhiều lần,
thường quay đầu về phía đuôi ; thỉnh thoảng rặn đái; âm hộ sưng đỏ, chảy nước
nhầy. Do sự co bóp của tử cung và các cơ thành bụng, thai được đẩy dần về phía
âm hộ. Sau đó có thể thấy túi nước ối ở âm đạo . Sự co bóp này cũng đẩy bê dần về
phía âm đạo. Khi túi ối vỡ ra và màng dương bao bọc bê vở ra , bê sẽ được đẩy ra
ngoài. Bò cái tiếp tục rặn để đẩy bê ra ngoài hoàn toàn. Đối với bò rạ, từ lúc bò đau
đẻ đến khi đẻ xong khoảng 3-6 giờ. Đối với bò tơ thì thời gian này có thể kéo dài
trên 10 giờ. Nếu thấy bất thường (quá thời gian trên), thì nên nhanh chóng mời cán
bộ thú y để can thiệp kịp khi cần thiết.


Khám thai là một việc quan trọng và cần thiết. 3 tháng sau khi gieo tinh, bò cần được khám thai để
xác định chính xác tình trạng mang thai.

Khi bò chuẩn bị đẻ, cần chuẩn bị nơi riêng biệt , sạch sẽ cho bò đẻ.
Khi thấy bò có biểu hiện bất thường, thời gian rặn đẻ kéo dài, bò quá
mệt mỏi cần nhanh chóng mời cán bộ thú y để hỗ trợ.
Bò sau khi đẻ từ 6 đến 12 giờ thì ra nhau . Nếu sau 18 giờ, nhau không ra là sót nhau, cần yêu cầu
cán bộ thú y can thiệp.

CHUỒNG NUÔI BÒ QUY MÔ 50 CON

CHƯƠNG IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
4.1. DINH DƯỠNG


Ở bò, các chất dinh dưỡng được chia làm các nhóm
• Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng
• Chất dinh dưỡng cung cấp đạm
• Chất dinh dưỡng cung cấp chất béo

• Chất dinh dưỡng cung cấp chất khoáng
• Chất dinh dưỡng cung cấp vitamin
• Nước uống.
4.1.1. Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng

4.1.1.1. Chất xơ.
Nhờ hệ thống vi sinh vật trong dạ cỏ, nên bò có thể tiêu hoá tốt các chất
xơ. Các chất xơ được các vi sinh vật dạ cỏ phân giải, tiêu hóa tạo thành các acid
béo bay hơi . Các acid béo này được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng cho
bò và còn được sử dụng để tổng hợp nên mỡ ( cho cơ thể và cho sữa), đường sữa
và protein sữa.Khi khẩu phần của bò thiếu thức ăn thô , tỉ lệ béo trong sữa sẽ giảm
thấp. Các loại thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là các loại cỏ , rơm, các loại phụ
phế phẩm nông nghiệp.
4.1.1.2. Chất bột đường
Chất bột đường rất quan trọng trong trao đổi chất và cân bằng năng
lượng, chất bột đường cung cấp năng lượng cho bò. Các chất bột đường chủ
yếu là các tinh bột, đường. Các chất bột đường được các vi sinh vật trong dạ
cỏ phân giải thành các đường đơn và được hấp thu để cung cấp năng lượng.
Các loại thức ăn cung cấp chất bột đường chủ yếu là các loại hạt , củ quả, rỉ
mật…Cần bổ sung chất bột đường cho bò trong các tháng thiếu thức ăn hoặc
bò đẻ, bê đang lớn và nhất là thời kỳ sinh trưởng phát dục . Tuy nhiên cần
chú ý là nếu cho ăn quá nhiều các chất bột đường ( thức ăn tinh, thức ăn củ
quả, rỉ mật ) sẽ làm mất cân bằng hệ thống vi sinh vật dạ cỏ (giửa nhóm vi
sinh vật phân giải chất xơ và phân giải chất bột đường), và đặc biệt gây ra
các bệnh về chân , móng ( bệnh bầm tím móng).
4.1.2. Chất dinh dưỡng cung cấp đạm (protein)
Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể bò. Nó là thành phần chính cấu tạo nên
cơ thể, các enzym, các hormone… Nếu thiếu đạm, bò sẽ ngừng tăng trưởng,
sụt cân, lông xù, rối loạn các chức năng sinh lý. Bò cái sẽ chậm động dục , dẫn
tới không động dục , sức đề kháng đối với bệnh tật kém, dẫn tới tử vong. Bò

sữa là loài động vật nhai lại, các vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp được các


×