3
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 : Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam…………………….……... 6
Bảng 1.2: So sánh chợ truyền thống và một số loại hình bán lẻ hiện đại ở Việt
Nam ………………………………………….......…………………...
7
Bảng 2.1 : So sánh giá hàng hóa tại cửa hàng của Hapro Mart với các cửa hàng
của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác……………..
32
Bảng 2.2 : Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về hàng hóa tại một số điểm
bán lẻ của Hapro Mart..................................................................
39
Bảng 2.3 : Mức độ hài lòng của khách hàng về địa điểm gửi xe……………….… 42
Bảng 2.4 : Mức độ hài lòng của khách hàng về sự phục vụ của nhân viên……… 42
Bảng 3.1 : Tổng mức bán lẻ và mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ bình quân qua các
năm..................................................................................................
44
Bảng 3.2 : Bảng đánh giá các tiêu chí hình thành chỉ số phát triển bán lẻ chung qua
các năm tại Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Việt Nam.......................
45
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ các yếu tố của hỗn hợp xúc tiến................................................. 22
Biểu đồ 2.1 : Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Hapro Mart......................... 30
Biểu đồ 2.2 : Đánh giá mức độ thuận tiện của địa điểm........................................... 36
Mô hình xương cá - mô hình các yếu tố nội tai của doanh nghiệp bán lẻ................ 9
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, mở cửa và hộ nhập, hợp
tác cùng phát triển, Việt Nam đang đứng trước những chuyển biến rõ nét theo
chiều hướng tích cực: nền kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định, mức songs
dân cư ngày càng cao, thói quen và nhu cầu tiêu dùng cũng nhờ vậy mà dần thay
đổi theo xu hướng ngày càng văn minh và hiện đại. Nằm trong xu thế phát triển
chung của nền kinh tế, ngành thương mại Việt Nam cũng đang trên đà phát triển
vượt bậc. Các mô hình và phương thức kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam cũng ngày
càng đa dạng hơn, hiện đại hơn, phục vụ ngày một tốt hơn và dần chiếm được
niềm tin của người tiêu dùng.
Hệ thống chuỗi bán lẻ là một mô hình kinh doanh bán lẻ đã xuất hiện gần
1 thế kỷ trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì còn mới mẻ, chỉ
mang tính ứng dụng và học hỏi từ nước ngoài của riêng từng doanh nghiệp nên
những vấn đề về cơ sở lý luận của mô hình bán lẻ này còn chưa được nghiên
cứu triệt để và hệ thống, những vấn đề về sự phát triển còn gặp nhiều khó khăn
và đặc biệt là vai trò của chuỗi bán lẻ trong hệ thống phân phối và tiêu dùng còn
chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng trong tiến trình phát triển của ngành
bán lẻ hiện đại.
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, chúng ta có thể cho nhiều nhà phân phối
vào, nhưng không nên cho họ hình thành những chuỗi lớn, như vừa rồi, cho
Metro thành lập điểm thứ 8. Chúng ta có quyền hạn chế việc mở thêm điểm bán
lẻ, không nên cấp phép một cách ào ạt. Nếu để các nhà phân phối lớn lập thành
chuỗi, sẽ gây một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt đối với doanh nghiệp Việt
Nam…” (Phỏng vấn ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương
mại – Vietnamnet 16/10/2008)
Phát biểu trên của ông Trương Đình Tuyển đã cho thấy tầm quan trọng
của chuỗi bán lẻ trong hệ thống phân phối hiện đại, đồng thời cũng cho chúng ta
thấy rằng, vấn đề phát triển chuỗi bán lẻ ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cấp
thiết hơn trong điều kiện hiện nay, khi chỉ còn vài tháng nữa là các nhà bán lẻ
Việt Nam sẽ phải chia sẻ thị trường cho các công ty bán sỉ, bán lẻ, nhượng
quyền thương hiệu, các công ty 100% vốn nước ngoài, v.v…
3
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, chúng tôi chọn đề tài : “Phát triển hệ
thống chuỗi bán lẻ Hapro Mart trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO)” để nghiên cứu., nhằm góp phần giải quyết những
khó khăn hiện tại, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống
chuỗi bán lẻ Hapro Mart của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).
2. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài :
Đối tượng nghiên cứu : là các yếu tố tổ chức và quá trình hoạt động của
hệ thống chuỗi bán lẻ ở Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) và các chuỗi
bán lẻ của các tập đoàn bán lẻ Việt Nam nói chung.
Mục đích nghiên cứu:
Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và các quá
trình hoạt động của mô hình kinh doanh chuỗi bán lẻ
Hai là, phân tích thực trạng tổ chức các quá trình nghiệp vụ và hoạt động
kinh doanh bán lẻ theo mô hình chuỗi của Hapro Mart hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp để phát triển chuỗi bán lẻ của Hapro Mart
nói riêng và các chuỗi bán lẻ Việt Nam nói chung hiện nay, nhằm đưa mô hình
này vào ứng dụng một cách hệ thống, bài bản và phát huy hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu:
Về phương pháp luận, đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử trong nghiên cứu kinh tế, quản trị DNTM.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài vận dùng phân pháp tiếp cận hệ thống,
logic, đồng thời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số đề
tài và trực tiếp điều tra thị trường, từ đó vận dụng các phương pháp phân tích, so
sánh và tổng hợp để thu thập và xử lý các vấn để nghiên cứu.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung chính của đề tài gồm
có 3 chương như sau:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về phát triển hệ thống chuỗi bán lẻ ở Việt
Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương
mại thế giới (WTO).
Chương 2 : Thực trạng phát triển chỗi bán lẻ của Tổng công ty thương mại Hà
Nội (Hapro Mart)
3
Chương 3 : Giải pháp phát triển chuỗi bán lẻ của Hapro (Hapro Mart) trong
điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
3
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG
CHUỖI BÁN LẺ Ở VIỆT NAM
1.1- TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CHUỖI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
1.1.2- Chuỗi bán lẻ
1.1.2.1- Các khái niệm
Chuỗi bán lẻ hay “Cửa hàng chuỗi” (Chain Store) là một loại hình bán lẻ đặc
biệt, được coi là một trong số những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán lẻ thế
kỷ 21. Chuỗi bán lẻ là hiệu bán lẻ có hai hay nhiều cửa hàng cùng chung một sở hữu và
kiểm soát bán những mặt hàng của mình. Việc mua bán của chuỗi các cửa hàng này có
tính chất tập quyền và thường có kiểu kiến trúc cửa hiệu giống nhau. Chuỗi cửa hàng có
lợi thế hơn các cửa hàng độc lập nhờ khả năng có thể bán giá hạ và tiêu thụ được khối
lượng lớn hàng hóa
Chuỗi bán lẻ còn có thể được hiểu là một khái niệm dùng để chỉ một hệ thống
các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại, v.v… của
một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau nhưng áp dụng phương thức dinh
doanh thống nhất. Trong chuỗi bán lẻ thì diện mặt hàng, giá cả, phương thức quản lý
quầy hàng, gian hàng trưng bày hàng hóa, biểu hiện và hình thức bên ngoài là tương tự
nhau..
Nhà bán lẻ tổ chức phân phối bán lẻ theo mô hình chuỗi có thể sử dụng một
hay nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Trên thực tế, một hệ thống chuỗi bán lẻ có thể
bao gồm:
• Cửa hàng tiện ích (cửa hàng thuận tiện – Convenience Store)
Cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ ở địa phương bán chủ yếu là các mặt hàng
tiêu dùng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, viết tắt là c-store. Cửa hàng tiện ích
còn được hiểu là các cửa hàng bán lẻ nằm ở gần hoặc ngay trong khu vực dân cư. Các
cửa hàng này kinh doanh chủ yếu các nhóm hàng thực phẩm công nghệ, tạp phẩm.
Đặc điểm của chuỗi cửa hàng thuận tiện này là có mức giá thường nhỉnh hơn một
chút so với mức giá ở các chợ, cửa hàng tổng hợp hay siêu thị. Các cửa hàng tiện ích
ngoài ưu điểm gần các khu dân cư, còn có thời gian mở cửa dài rất thuận tiên cho mua
sắm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Ở nhiều nước phát triển, các cửa
hàng này không chỉ kinh doanh các loại hàng hóa đơn thuần mà còn mở rộng ra các dịch
vụ khác, như : cắt tóc, gội đầu, rửa xe, thức ăn nhanh, xăng dầu… (Ví dụ như chuỗi cửa
hàng 7 Eleven của Thái Lan phổ biến ở nhiều nước hiện nay.)
• Siêu thị (Supermarket)
Các nước khác nhau có nhiều cách định nghĩa về “Siêu thị” khác nhau. Nhưng
3
một cách chung nhất thì “Siêu thị” được hiểu là một thuật ngữ chỉ một cơ sở bán lẻ theo
phương thức tự phục vụ, có nhóm mặt hàng tương đối rộng và sâu, chủ yếu là các mặt
hàng thực phẩm và một số nhóm hàng công nghệ tiêu dùng có phổ chất lượng/giá rộng
rãi nhằm thoả mãn đa dạng, đồng bộ các loại nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và liên đới tiêu
dùng thực phẩm của một gia đình, một căn hộ với quy mô khác nhau.
Theo Quy chế kinh doanh siêu thị của Bộ Thương mại (Quyết đinh
1371/2004/QĐ-BTM ban hành ngày 24/9/2004) thì định nghĩa : “Siêu thị” là loại cửa
hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa
phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh
doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có phương thức phục
vụ văn minh thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Theo Quyết định 1371 (ngày 24-9-2004) của Bộ Thương mại, siêu thị được phân
ra làm 3 hạng gồm: Siêu thị hạng 1 phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2 và có 20.000
chủng loại hàng hóa trở lên; Siêu thị hạng 2 có diện tích từ 2.000 m2 và 10.000 chủng
loại hàng hóa trở lên; Siêu thị hạng 3 có diện tích tối thiểu 500 m2 và 4000 chủng loại
hàng hóa trở lên.
Các siêu thị chỉ cung cấp dịch vụ khách hàng ở mức vừa phải, nhưng đồng thời
với điều này thì giá lại rât cạnh tranh. Mức giá thấp trong so sánh giá hàng hiệu ở các
loại hình khác ở các siêu thị đồng nghĩa với cận biên lợi nhuận mỏng, vì vậy yêu cầu
quan trọng nhất đối với siêu thị là phải tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá càng nhanh
càng tốt. Khi mua hàng trong siêu thị, người mua được tự do ngắm nghía, lựa chọn, so
sánh hàng hóa mà không có cản trở nào từ người bán. Người mua không tốn công mặc
cả và tiết tiệm được thời gian mua sắm do giá cả được niêm iết rõ ràng. Đối với các
công ty sẽ tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên
(thường chiếm tới 30% chi phí kinh doanh). Sự ra đời của siêu thị được coi là cuộc cách
mạng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ vì chính siêu thị sang tạo ra phương thức tự phục
vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hóa.
• Đại siêu thị (Hypermarket)
Đại siêu thị được định nghĩa là cửa hàng thương mại bán lẻ khối lượng lớn tại
một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và có quy mô lớn hơn nhiều so
với siêu thị, thường nằm ở ngoại ô các thành phố lớn có bãi xe rộng.
Một cách định nghĩa khác của “Đại siêu thị” cũng thường được sử dụng, đó là
một cửa hàng với diện tích bán hàng trên 2.500m2 , với ít nhất 35% diện tích đó dành
cho các sản phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở các vị trí xa trung tâm hoặc
đóng vai trò là cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm.
• Trung tâm thương mại (Commercial Center)
Trung tâm thương mại thực chất là một cửa hàng lớn, với diện tích bán hàng
thông thường từ 10.000m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng hoá phi thực phẩm và
có ít nhất là 5 nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường là ở
3
các tầng khác nhau.
Theo Quyết định 1371 (ngày 24-9-2004) của Bộ Thương mại, các trung tâm
thương mại chia thành 3 hạng: Các Trung tâm thương mại hạng 1 phải có diện tích từ
50.000 m2 trở lên; hạng 2 là 30.000 m2 và hạng 3 là 10.000 m2. Ngoài ra, QĐ 1371 còn
nêu rõ Trung tâm thương mại phải có đủ tiêu chuẩn như: nơi để xe, khu vệ sinh, các
dịch vụ đi kèm, hệ thống nhà hàng… chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Trên thế giới, loại hình kinh doanh theo Chuỗi cửa hàng đã
phát triển từ khoảng gần 1 thế kỷ nay. Điển hình cho mô hình Chuỗi
bán lẻ chính là Wal-mart. Với hơn 6600 cửa hàng và siêu thị, với
việc khai trương thêm 16 siêu thị mới mỗi tháng, với doanh số bán lẻ
đạt 312,4 tỉ USD (tính đến giữa năm 2006), với 1.800.000 nhân viên
và 175 triệu khách hàng tại hơn 15 quốc gia. Tất cả những con số ấy
cho thấy Wal-mart đã và vẫn đang là đế chế bán lẻ hùng mạnh nhất thế giới. Một số ví
dụ khác chứng tỏ trình độ phát triển của mô hình kinh doanh Chuỗi bán lẻ trên thế giới,
đó là những K-Mart, Sears, Target, Costco, Home Depot, Kroger, Toy “R” Us, Winn-
Dixie, v.v…
Ở Việt Nam, tuy mô hình kinh doanh Chuỗi - Chuỗi cửa hàng vẫn còn khá mới
mẻ nhưng chúng ta cũng có thể thấy một số doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện những
phương thức kinh doanh áp dụng cho Chuỗi bán lẻ. Mở đầu là sự ra đời Chuỗi cửa hàng
của “tân binh” Masan Mart (năm 1997), hệ thống chuỗi 25 siêu thị tự chọn đầu tiên gia
nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Masan Mart đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng trong khâu thiết
lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hóa, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu
tư cho khâu logistics kịp thời bằng phần mềm quản lý riêng biệt. Tuy chỉ tồn tại được
hơn 1 năm do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn bản thân doanh nghiệp, nhưng sự
ra đời của Masan Mart đã đóng vai trò quan trọng khi mở ra một trong những xu hướng
phát triển cho ngành bán lẻ hiện đại của Việt Nam. Năm 2006, G7Mart và Hapro Mart
lần lượt ra đời trên cơ sở đúc rút từ thất bại của Masan Mart. Việc xuất hiện các hệ
thống bán lẻ, đa số ra đời và phát triển trong vòng hai năm trở lại đây như G7Mart,
Hapro Mart, Day& Night, V-Mart, Best& Buy, 365 Days, Shop& Go, Small Mart 24g/7,
Home,…đã nhen lên niềm tin cho những người đang hi vọng vào sự trỗi dậy thần kỳ
của hệ thống phân phối Việt.
1.1.2.2- Đặc điểm của chuỗi bán lẻ
Cũng giống như các hình thức bán lẻ khác, hệ thống chuỗi bán lẻ có những đặc
điểm cơ bản như sau :
Một là, khách hàng chủ động và độc lập trong lựa chọn và quyết định mua hàng.
Đối với người tiêu dùng thì các quyết định mua của họ tương đối độc lập và thường
người bán hàng không có quá trình thăm dò nhu cầu trước khi tiếp xúc với
người tiêu dùng cuối cùng. Việc nắm được nhu cầu của khách hàng đòi hỏi nhiều ở sự
nhạy cảm của người bán hàng.
3
Hai là, hoạt động cung cấp nhiều nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ. Trong chuỗi
bán lẻ có thể bán từ các hàng hóa thông thường có giá trị thấp đến các hàng hóa có giá
trị cao, tiêu dùng dài ngày đáp ứng nhu cầu đa dạng và đồng bộ của khách hàng với các
dịch vụ cung ứng phong phú. Đặc điểm này yêu cầu người bán phải hiểu rõ những hàng
hóa và dịch vụ mà mình cung ứng để giúp khách hàng lựa chọn và từ đó có thể bán
được nhiều hàng hơn.
Ba là, khác với hoạt động sản xuất thường tập trung trong một không gian công
nghệ có tính tập trung trên một địa điểm, hoạt động bán lẻ nói chung và chuỗi bán lẻ nói
riêng thường phân tán trong không gian phục vụ và có hiệu lực xác định do đặc điểm và
quy luật phân bố dân cư quy định.
Bốn là, hoạt động bán lẻ có tỷ lệ lao động sống cao, khác với hoạt động sản xuất
thường và có thể cơ giới hóa. Do vậy, vai trò nguồn lực con người trong bán lẻ là đặc
biệt quan trọng và mang tính quyết định.
Năm là, cạnh tranh trong bán lẻ gay gắt hơn do có nhiều hình thức bán lẻ của
nhiều thành phần tham gia trong cùng một khu vực địa lý. Hoạt động bán lẻ tiến hành
theo nhiều quy mô, cách thức công nghệ khác nhau cũng là một yếu tố tạo nên sự cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các công ty, các cửa hàng và giữa những người bán hàng với nhau.
Sáu là, bán lẻ hàng hóa có nội dung chủ yếu là kinh doanh hàng hóa được thực
hiện thông qua và gắn liền với cung ứng dịch vụ phân phối. Vì vậy, khác với công ty sản
xuất hàng hóa, công ty bán lẻ bên cạnh hoạt động có tính sản xuất còn bao hàm các quá
trình dịch vụ đi kèm.
Bảy là, người bán hàng thực hiện nhiều công việc khác nhau như trưng bày hàng
hóa, bán hàng, quản lý hàng hóa, vệ sinh hàng hóa và xử lý các tình huống phát sinh tại
nơi bán hàng. Điều này đòi hỏi người bán hàng phải năng động và thành thạo nghiệp vụ
bán hàng.
• Tuy nhiên, chuỗi bán lẻ cũng có điểm đặc trưng riêng biệt :
Thứ nhất : Chuỗi bán lẻ bao gồm nhiều cửa hàng cùng chung một sở hữu và các
phương thức kiểm soát, với một hệ thống chính sách chiến lược được áp dụng chung
cho mọi cửa hàng trong toàn hệ thống.
Thứ hai : Các cửa hàng trong chuỗi được chỉ đạo, điều hành và và quản lý tập
trung từ một đầu mối thống nhất sao cho phù hợp với triết lý và phương châm kinh
doanh của toàn hệ thống. Sự chỉ đạo này được thông qua mạng lưới thông tin tập trung
và áp dụng thống nhất từ công tác thu mua và hệ thống hậu cần cung ứng hàng hóa cho
đến hoạch định và thực hiện chiến lược marketing hỗn hợp, triển khai dịch vụ kết hợp
và tiêu thụ hàng hóa.
Thứ ba : Chuỗi bán lẻ tổ chức công tác thu mua và phân phối tập trung theo mô
hình chuỗi cung ứng. Việc này giúp cho chuỗi bán lẻ khai thác tối đa thế mạnh kinh
doanh chuỗi của mình do mua hàng trên quy mô lớn và tận dụng được nhiều ưu đãi và
đầu tư của nhà cung cấp. Đây là nền tảng giúp chuỗi bán lẻ có giá mua hàng thấp, cho
3
phép hình thành biểu giá có tính cạnh tranh cao, nhờ vậy thu hút khách hàng tốt hơn và
tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn.
Thứ tư : Các cửa hàng trong một chuỗi bán lẻ được chuẩn hóa khi bán những
mặt hàng giống nhau về chủng loại, cơ cấu và số lượng; có phương thức phục vụ tương
tự và mang phong cách đồng nhất về hình thức trang trí bên trong và bên ngoài, cách
thức sắp xếp bố trí và trưng bày hàng hóa, thậm chí kiểu kiến trúc cửa hiệu y hệt nhau.
Một chuỗi cửa hàng có kiến trúc với phong cách đồng nhất sẽ giúp làm nổi bật mỗi cửa
hàng đơn vị và giúp khách hàng dễ nhận ra hơn, gắn bó với chuỗi cửa hàng hơn. Nói
cách khác, đây là việc xây dựng một hình ảnh mang đậm nét đặc trưng riêng của chuỗi
siêu thị trong tâm trí khách hàng.
1.1.3- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi bán lẻ của các DNTM tại
Việt Nam.
1.1.3.1. Môi trường kinh tế quốc dân
• Các nhân tố kinh tế
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, trải qua 2 lần thực hiện thành công kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996 – 2000 và 2001 – 2005), nền kinh tế nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tính từ năm 1996 đến nay, kinh tế Việt Nam tăng
trưởng với tốc độ cao, liên tục và ổn định, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Mức sống
của người dân ngày càng được nâng cao, môi trường chính trị, văn hóa, xã hội ngày một
văn minh hiện đại đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành bán lẻ Việt Nam, đặc
biệt là mô hình kinh doanh chuỗi bán lẻ hình thành và phát triển.
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất tác động quyết định đến cơ cấu nguồn hàng và
cơ cấu sản phẩm được cung ứng qua hệ thống cửa hàng bán lẻ và tạo mối liên kết giữa
các vùng sản xuất với nhau. Tính chất thương phẩm và chất lượng của sản phẩm sẽ có
ảnh hưởng đến khả năng, phạm vi phát luồng hàng hoá của chuỗi bán lẻ. Do vậy, nền
kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc với cơ cấu kinh tế hợp lý chính là yếu tố vô
cùng quan trọng tác động rất lớn đến sự phát triển ngành bán lẻ hiện đại, đặc biệt là sự
hình thành và lớn mạnh của hệ thống chuỗi bán lẻ.
• Các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp
Một đất nước có thể chế chính trị ổn định chính là điều kiện quan trọng ành
hưởng đến sự phát triển của kinh doanh bán lẻ hiện đại, nhất là mô hình chuỗi bán lẻ,
bởi một mục tiêu phát triển vô cùng quan trọng đối với chuỗi bán lẻ, đó là việc phủ rộng
mạng lưới bán lẻ của mình trên diện rộng. Việt Nam được đánh giá là một trong những
quốc gia có sự ổn định về chính trị nhất trên thế giới, đây là một điều vô cùng thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế nói chung và cho sự phát triển của việc kinh doanh chuỗi cửa
hàng trên lãnh thổ Việt Nam.
Về khía cạnh luật pháp, đây được coi là hành lang pháp lý cho sự phát triển mọi
ngành nghề, mọi lĩnh vực. Mục tiêu đặt ra của hệ thống quản lý đối với việc quản lý
hoạt động của chuỗi cửa hàng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và khả năng phát
3
triển của chuỗi bán lẻ. Không chỉ vậy, năng lực tổ chức và quản lý bán lẻ của các cơ
quan quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và khả năng phát triển chuỗi bán lẻ
hiện nay.
Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam mới chỉ có những quy định về loại hình kinh
doanh siêu thị chứ chưa có những văn bản pháp lý quy định cụ thể về phương thức kinh
doanh chuỗi bán lẻ. Đặc biệt là các loại hình bán lẻ như kinh doanh siêu thị và trung tâm
thương mại không phải là loại hình kinh doanh có điều kiện, nên khi đăng ký ngành
nghề kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ yêu cầu về vốn pháp định, tư cách pháp
nhân, mà không phải tuân thủ theo quy định nào của ngành Thương mại. “Quy chế về
siêu thị, TTTM” (theo Quyết định 1371 -ngày 24-9-2004 của Bộ Thương mại) đến bây
giờ vẫn chưa có chế tài trong việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Điều này
gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan chủ quản, bởi chỉ trừ những trường hợp sai phạm
về mặt kinh doanh thương mại như: công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm nhãn
mác,… thì trong những sai phạm khác, các cơ quan quản lý chỉ có thể nhắc nhở chứ
không thể xử phạt các siêu thị, trung tâm thương mại. Điều này đòi hỏi cần phải sớm
ban hành các chế tài xử phạt đối với các đơn vị vi phạm.
Mặc dù luật pháp Việt Nam đã được hoàn thiện hơn rất nhiều trong việc quy
định các hoạt động kinh doanh bán lẻ, quản lý chuỗi cung ứng (logistic) và nhượng
quyền thương mại (franchise), nhưng để tạo điều kiện hơn nữa để phát triển các mô hình
bán lẻ hiện đại tại Việt Nam thì các cơ quan nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn
chỉnh các cơ sở pháp lý, các quy định pháp luật trong thời gian ngắn nhất, đồng thời
hướng dẫn thực hiện quy chế cũng như công tác quản lý đối với những doanh nghiệp
kinh doanh bán lẻ hiện nay.
• Các yếu tố thuộc về Văn hóa – Xã hội
Qui mô, tính chất thu nhập và chi tiêu của các tầng lớp dân cư trong khu vực sẽ
có ảnh hưởng đến qui mô và phương thức trao đổi hàng hoá trong chuỗi bán lẻ. Bên
cạnh đó, trình độ phát triển của nhu cầu tiêu dùng và các điều kiện sống có ảnh hưởng đến
cơ cấu và chất lượng hàng hoá bán ra qua chuỗi cửa hàng trong hệ thống bán lẻ. Theo
thống kê, ta có bảng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay
như sau :
BẢNG 1.1 : THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở VIỆT NAM
(Từ năm 1997 đến năm 2008)
(*: số liệu năm 2008 là số liệu dự báo) (Nguồn : Tổng cục thống kê)
Năm 1997 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008*
TNĐN (USD) 321 423 480 550 637 722 835 960
Tốc độ tăng (%) - 21,8 13,5 14,6 15,8 13,3 15,6 14,9
3
Qua bảng trên ta thấy hiện nay mức sống của người dân đã được cải thiện một
cách rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt qua từng năm: tăng từ mức 423
USD năm 2002 lên 835 USD năm 2007, tức là tăng gần 97,9% trong vòng 5 năm.
Mức sống tăng cao kéo theo cả thói quen mua sắm thay đổi, hiện nay thói quen
mua hàng hóa tại các cửa hàng hiện đại và các siêu thị đang trở lên phổ biến. Đây chính
là một yếu tố quan trọng để phát triển hệ thống chuỗi bán lẻ hiện đại tại Việt Nam, tuy
nhiên điều này mới chỉ thực sự đúng ở các thành phố lớn, nơi có mức sống cao, còn ở
vùng nông thôn và miền núi, với mức thu nhập người dân còn thấp thì thói quen này
chưa hình thành.
1.1.3.2. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh trong nước
• Cạnh tranh từ các loại hình kinh doanh bán lẻ khác
Thực tế cho thấy, kinh doanh theo mô hình chuỗi bán lẻ mới xuất hiện ở Việt
Nam trong khoảng 10 năm gần đây. Trước đây chợ truyền thống được coi là hình thức
bán lẻ phổ biến ở nước ta, ngoài ra còn có sự có mặt của các cửa hàng bách hóa, các cửa
hàng giảm giá, chuyên dụng. Vì vậy mặc dù hiện nay xu hướng phát triển cửa hàng tiện
ích, siêu thị, trung tâm thương mại đang trở lên phổ biến, thói quen tiêu dùng tại các các
điểm mua sắm văn minh hiện đại dần được hình thành đối với người dân Việt Nam, đặc
biệt là ở các thành phố và đô thị lớn, nhưng một thực tế là phần lớn dân số Việt Nam
vẫn tập trung ở nông thôn, nơi mà chợ truyền thống và các cửa hàng bách hóa tổng hợp
vẫn tỏ ra ưu thế cả về giá cả, địa điểm lẫn số lượng. So sánh chợ truyền thống và các
hình thức bán lẻ hiện đại ngày nay đang dần phổ biến ở Việt Nam, ta có thể thấy:
BẢNG 1.2: SO SÁNH CHỢ TRUYỀN THỐNG VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH BÁN
LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
Tiêu chí Chợ truyền thống Siêu thị, Cửa hàng thuận tiện, Trung
tâm thương mại
Phân bố - Phân bố rộng, ở khắp mọi nơi,
đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
- Chủ yếu tập trung ở các đô thị, thành
phố lớn.
Giá cả - Hợp lý theo cung - cầu, do sự
thỏa thuận của 2 bên mua - bán.
- Giá được niêm yết, thường cao hơn giá
ở chợ; người mua không được mặc cả.
Đặc điểm
hàng hóa
- Đôi khi hàng hóa không rõ
nguồn gốc, phân tán, thời vụ.
- Vệ sinh không đảm bảo, ô nhiễm
môi trường.
- Hàng hóa tập trung, có nguồn gốc rõ
ràng
- Chất lượng đảm bảo
Cách
kinh
doanh
- Chủ yếu là chuyên doanh, kinh
doanh cá thể.
- Phương thức kinh doanh hiện đại, có tổ
chức quản lý.
3
Ưu thế - Là nơi mua bán theo thói quen
từ lâu của dân cư
- Mua hàng thuận lợi, nhanh
chóng, nhất là hàng tươi sống
- Đáp ứng được xu hướng tiêu dùng hiện
đại của người dân.
- Thỏa mãn cả nhu cầu giải trí, thư giãn
với các hình thức dịch vụ đi kèm, các
chương trình khuyến mại thu hút khách
hàng.
Theo số liệu thống kê – Cục thống kê năm 2006 cho thấy: 85% hàng hóa tiêu
dùng được người dân mua sắm ở các chợ. Hệ thống chợ truyền thống được hình thành
và trải khắp nơi, từ các chợ đầu mối bán buôn đến các chợ cóc, chợ tạm ở mọi nơi, đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và gần như ngay lập tức của người dân. Do vậy, đối
với người dân, chợ trở thành nơi mua sắm truyền thống khó có thể thay đổi.
• Cạnh tranh giữa các hệ thống chuỗi bán lẻ
Chỉ trong mấy năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một loạt các nhà bán lẻ
kinh doanh theo mô hình chuỗi, ví dụ như : G7 Mart, Intimex, Saigon Co-op, Satra,
Big-C, Metro,… cho thấy sự cạnh tranh giữa các chuỗi siêu thị và cửa hàng ngày càng
gay gắt. Cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ với nhau giờ là cuộc cạnh tranh lâu dài để
thu hút khách hàng, xâm chiếm thị trường và chia sẻ thị phần. Mức độ cạnh tranh giữa
các tập đoàn kinh doanh chuỗi bán lẻ cùng khu vực, thành phố, đô thị thường phụ thuộc
vào các yếu tố:
- Quy mô, số lượng cửa hàng
- Yếu tố giao thông, địa điểm
- Chủng loại hàng hóa, giá cả và dịch vụ
- Thương hiệu công ty
Hiện nay, cả nước có gần 300 siêu thị lớn nhỏ với tốc độ tăng trưởng đạt trên
40%. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang là nơi có nhiều siêu thị và trung tâm thương mại
nhất, chiếm đến 82,47% tổng số siêu thị và chiếm khoảng 70% số lượng các cửa hàng
thuận tiện trên khắp cả nước. Điều này cho thấy Hà Nội và TPHCM có những điều kiện
thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh chuỗi bán lẻ, đồng thời cho thấy khả năng
khai thác mô hình kinh doanh này ở các địa phương, tỉnh thành khác vẫn còn bỏ ngỏ.
Đây sẽ là một cơ hội và cũng là một thách thức lớn đối với các tập đoàn bán lẻ Việt
Nam.
• Cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn
Kinh doanh theo mô hình chuỗi bán lẻ tại Viêt Nam đang ngày càng phát triển và
dần có được vị thế vững chắc trên thị trường. Đối với lĩnh vực này, việc thâm nhập mới
đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh về vốn, nhân lực, kỹ thuật và hoạt động Marketing. Tuy
nhiên, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam là một thị trường mở hấp dẫn và sẽ là mục
tiêu nhắm tới của các tập đoàn bán lẻ lớn tầm cỡ quốc tế, nhất là sau thời điểm 1/1/2009,
khi Việt Nam chính thức cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh
3
trong ngành bán lẻ. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Thương
mại Việt Nam trong việc kinh doanh cũng như mở rộng chuỗi bán lẻ của mình.
• Sức ép từ các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp yếu tố đầu vào đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt
động kinh doanh bán lẻ. Với một nguồn cung hàng hóa có chất lượng đảm bảo, mẫu mã
phong phú, phù hợp thị hiếu trên thị trường, đồng thời đó là một nguồn hàng ổn định và
có mức giá thấp thì các doanh nghiệp bán lẻ mới có thể kinh doanh hiệu quả. Đây là
điều rất khó bởi các nhà cung cấp mặc dù có chung mục tiêu và nhiệm vụ tiêu thụ sản
phẩm như các nhà bán lẻ nhưng giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp luôn có mâu thuẫn về
mặt lợi ích: nhà bán lẻ muốn mua với giá thấp nhất có thể còn nhà cung cấp lại muốn
bán với giá cao nhất có thể. Do vậy, việc luôn chủ động trong nguồn hàng mua vào và
sở hữu những nguồn hàng tốt sẽ là một trong những nhân tố quyết định giúp nhà bán lẻ
duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Môi trường cạnh tranh quốc tế
Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh theo những cam kết trong
WTO. Hiện đang là thời gian bắt đầu thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào
thị trường bán lẻ nước ta. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước đang có nhiều lo lắng khi
tính gay gắt trong cạnh tranh ngày càng tác động đến doanh nghiệp. Khó khăn ngày
càng lớn
Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ phân
phối nước ngoài sự đối xử bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ phân phối Việt
Nam. Cả bốn loại hình phân phối theo phân loại của WTO mà chúng ta đều cam kết là:
bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại. Theo đó, từ 1-1-2008
Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía
nước ngoài. Từ 1-1-2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Cùng với quy định về mức đầu tư vốn thì cam kết đã quy định cụ thể với
từng mặt hàng. Hiện tại, đây là khoảng thời gian vô cùng gấp rút cho các doanh nghiệp
cùng cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt xét về mặt nội lực thì đối với các doanh
nghiệp
Khi chúng ta bắt đầu là thành viên chính thức trong WTO, các nhà bán lẻ nước ngoài
mới chỉ chiếm khoảng 10% thị phần thì nay con số này đã thay đổi nhiều. Cùng với việc
tăng lên về lượng thì tính chất cạnh tranh cũng không ngừng gay gắt.
Về mặt cạnh tranh, tại thị trường Việt Nam đã xuất hiện một số hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bán lẻ. Đó là: nhà bán lẻ lạm dụng ưu thế nổi trội
trên thị trường giảm giá thấp hơn chi phí để đối thủ sụp đổ và sau đó tăng giá, ép các
nhà sản xuất không bán hàng cho đối thủ, đặc biệt là hành vi liên kết của các doanh
nghiệp để phân chia thị trường ngăn cản các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hay
việc thống nhất giá cả. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài hiểu rất rõ về pháp luật
thì doanh nghiệp trong nước chưa dành sự quan tâm thích đáng tới hệ thống luật pháp để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chính mình. Ngay cả việc chưa nhận dạng được