Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 104 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cam đoan
Họ tên sinh viên: Đinh Thị Thu Hà
Lớp

: Đầu tư 46B

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đầu tư phát
triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2007. Thực trạng và giải pháp” là do
em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s Trần Thị Mai Hoa và các cán bộ
của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chuyên đề thực tập này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi và
thu thập tài liệu hết sức nghiêm túc của em không sao chép bất kỳ luận văn,
luận án nào.
Nếu không đúng với những gì đã cam đoan, em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2008
Sinh viên

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Đinh Thị Thu Hà


Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

4

Lời mở đầu
Với điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá ... đã tạo cho Việt Nam có
tiềm năng du lịch dồi dào: Tiềm năng du lịch biển, rừng, vùng núi cao, hang
động, kiến trúc cổ, lễ hội… Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương, là khu vực đang nổi lên như một điểm đến mới, hấp dẫn đối với
khách du lịch.
Việt Nam là đất nước của biển cả, chiều dài bờ biển 3.260 km, dài hơn
cả chiều dài đất nước, trên suốt chiều dài đó có tới 20 bãi tắm nổi tiếng, ở
miền Bắc có Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn ... Vào mùa đông các vùng biển này
lạnh giá, còn các vùng biển phía nam vẫn ấm áp và chói chang ánh nắng mặt
trời như biển Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên .v.v.. Tại đây, bạn có
thể tắm biển suốt bốn mùa. Ðặc biệt vùng biển Hạ Long không chỉ là bãi tắm
đẹp mà còn là một kỳ quan thiên nhiên. Là một đất nước nhiệt đới, nhưng
Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như : Sa

Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Ðà Lạt ... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao
trên 1000 m so với mặt biển. Thành phố Ðà Lạt không chỉ là nơi nghỉ mát lý
tưởng mà còn là thành phố của rừng Thông, thác nước và hoa đẹp. Khách du
lịch tới Ðà Lạt còn bị quyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của
tiếng đàn Tơ rưng và Cồng chiêng Tây Nguyên trong đêm văn nghệ.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 định hướng cho
du lịch Việt Nam là “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành mũi nhọn;
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử”. Theo đó, mục tiêu
tổng quát chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là
“Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu
vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành
du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực”.
Nền kinh tế nước ta trong đang trong thời kỳ phát triển cực kỳ mạnh mẽ,
hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi ở mọi ngành, mọi lĩnh vực cả về chiều sâu và
chiều rộng. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy, du lịch là ngành kinh tế

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

5

không bao giờ lạc hậu và luôn mang lai một nguồn thu nhập đáng kể vào
GDP của đất nước. Du lịch thực sự là một “ngành công nghiệp không khói”
cần được chú trọng đầu tư. Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã đạt được
những thành tích đáng khích lệ. Thị trường du lịch không ngừng mở rộng. Du

lịch đã và đang phát triển theo đúng định hướng: bền vững, giữ gìn được
truyền thống văn hoá lịch sử, môi trường. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
đang dần dần được đầu tư nâng cấp, môi trường du lịch ngày càng được cải
thiện. Tuy nhiên, kết quả của đầu tư phát triển cho du lịch vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có của ngành. Dịch vụ du lịch còn đơn giản, tính đa
dạng chưa cao, chất lượng dich vụ kém, chưa tạo được tính cạnh tranh so với
các quốc gia trong khu vực, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ… Chúng ta
còn phải đối mặt với những tồn tại và thách thức lớn.
Trước thực tế đó, sau thời gian thực tập tại Vụ Kinh tế quốc dân, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, em đã quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển du lịch
Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của khoá luận bao gồm 2 chương :
Chương 1: Thực trạng tình hình đầu tư phát triển vào ngành du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001-2007.
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch
Việt Nam.
Do sự hạn chế về thông tin cũng như tài liệu và sự hạn chế về năng lực
và kinh nghiệm của bản thân nên khoá luận của em không tránh khỏi những
sai sót, hạn chế. Vì vậy, rất mong thầy cô có những góp ý giúp em có được sự
hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề và hoàn thiện hơn khoá luận của mình.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn Th.s
Trần Thị Mai Hoa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận
này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc
dân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em
trong thời gian thực tập vừa qua.

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B



Khoá luận tốt nghiệp

6

Chương 1
Thực trạng tình hình đầu tư phát triển vào ngành
du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2007
1.1. Khái quát chung về đầu tư vào du lịch.
1.1.1. Khái niệm chung về du lịch.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ
biến. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism
Council – WTTC) đánh giá thì du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới,
vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Ở một số quốc
gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, là nguồn thu ngoại tệ
lớn nhất trong ngoại thương.
Mặc dù được hình thành từ rất sớm và phát triển với tốc độ rất nhanh,
tuy nhiên “du lịch” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, với nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Với chuyên ngành kinh tế đầu tư, em xin nêu hai định nghĩa
về “du lịch” dưới hai góc độ tiếp cận sau:
- Tiếp cận trên góc độ của người kinh doanh du lịch:
Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm
thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương:
Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động
kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú
tạm thời của cá thể.


Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

7

1.1.2. Nội dung đầu tư trong ngành du lịch.
Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá
cao. Do đó đầu tư trong lĩnh vực du lịch diễn ra rất sâu rộng, bao gồm nhiều
nội dung. Trong phạm vi của chuyên đề, em xin trình bày các nội dung chủ
yếu sau:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành du lịch
- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch
- Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
- Đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trong du lịch.
- Lượng vốn đầu tư cho du lịch là lớn, đặc biệt là vốn để xây dựng cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác,
cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được diễn ra. Hơn nữa, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn là
yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách.
- Lao động trực tiếp cho các dự án đầu tư du lịch ít nhưng lao động gián
tiếp mà đầu tư du lịch tạo ra là rất lớn do các dịch vụ đi kèm.
- Nếu đầu tư có hiệu quả thì hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch
thường lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác, tốc độ thu hồi vốn nhanh,

nhưng cần thường xuyên đầu tư bổ trợ, nâng cấp, mở rộng.
- Hoạt động đầu tư trong du lịch tác động tới nhiều ngành cùng phát
triển: thương mại, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải…

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

8

1.1.4. Mối quan hệ giữa đầu tư và du lịch
1.1.4.1. Tác động của hoạt động du lịch đến hoạt động đầu tư.
- Du lịch góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, từ đó
khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch so với ngành công nghiệp nặng, giao
thông vận tải thì ít hơn mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không
phức tạp.
- Du lịch tạo ra sự phát triển giữa các vùng. Thông qua đầu tư trong du
lịch có sự phân phối vốn đầu tư giữa các vùng, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người dân. Qua đó càng thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển không
những chỉ trong ngành du lịch mà cả các ngành khác nữa như: tiểu thủ công
nghiệp, thương mại…
- Du lịch tạo ra một cách nhìn khác về con người và đất nước Việt Nam
– cái nhìn chân thực hơn. Từ đó giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về Việt Nam và
tăng cường đầu tư.
- Du lịch tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu vực và trên
thế giới, tăng cường đầu tư xuyên quốc gia làm tăng hiệu quả đầu tư, mở rộng

thị trường.
1.1.4.2. Tác động của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của
ngành du lịch.
- Đầu tư góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ, tạo
điều kiện cho du lịch.
- Đầu tư vào các khu du lịch thu hút khách du lịch đến với Việt Nam
ngày càng nhiều hơn.
- Đầu tư vào quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam để Việt Nam gần
gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

9

1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ngành du lịch Việt

Nam giai đoạn 2001-2007.
1.2.1.Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch Việt Nam.
Ngày nay, xu hướng đi du lịch ngày càng phát triển. Các nước vì nhu cầu
hội nhập, du lịch và giao lưu văn hoá đã hợp tác với nhau cùng phát triển du
lịch. 5 năm 2001-2005 là giai đoạn ngành du lịch thực hiện mục tiêu “Phát
triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” đã được Nghị
quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX đặt ra. Trong giai đoạn này
mặc dù chịu nhiều bất lợi: thiên tai xảy ra liên tiếp, giá xăng-dầu thế giới tăng
dẫn tới giá tiêu dùng, dịch vụ trong nước cũng tăng cao, dịch cúm gia cầm

tiếp tục diễn biến phức tạp, với sự cố gắng của ngành du lịch, du lịch Việt
Nam đã vượt qua khó khăn và khắc phục kịp thời hậu quả của dịch SARS,
dịch bệnh cúm gia cầm và khủng bố trên thế giới, tốc độ tăng trưởng khách du
lịch vẫn đảm bảo ở mức cao.
Tài nguyên du lịch là một yếu tố sẵn có thuận lợi cho đầu tư phát triển
du lịch Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Sự đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải
đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam một hệ
thống tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú và đặc sắc, đặc biệt là
các cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái biển - đảo, hệ sinh thái sông hồ, hệ sinh
thái rừng, hang động… thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn. Giá trị của hệ thống các tài nguyên du lịch tự nhiên ngày càng được
khẳng định, đặc biệt là các khu vực được xếp hạng “di sản thiên nhiên thế
giới” trở thành nguồn tài nguyên Du lịch tự nhiên có sức hấp dẫn khách du
lịch rất cao.

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

10

Tài nguyên du lịch nhân văn: Với lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn
hoá giàu bản sắc, Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức
phong phú. Tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta bao gồm tài nguyên vật thể
và tài nguyên phi vật thể.
Tài nguyên vật thể bao gồm các di tích (lịch sử văn hoá, lịch sử Cách

Mạng, kiến trúc nghệ thuật…), các di chỉ khảo cổ, làng nghề… ở Việt Nam
rất đa dạng được phát hiện đánh giá, cập nhật và bảo tồn tôn tạo. Hiện nay,
tổng số di tích xếp hạng quốc gia đã lên tới 2569. Hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn có giá trị văn hoá lịch sử được đánh giá cao. Trong thời gian qua, số
di sản văn hoá có giá trị quốc tế tăng từ 1 lên 4 di sản: ngoài Cố đô Huế, di
tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam đã được UNESCO công nhận
di sản văn hoá thế giới, nhã nhạc cung đình Huế được công nhận di sản văn
hoá phi vật thể của thế giới, tạo sức hấp dẫn và khả năng khai thác phục vụ du
lịch của tài nguyên du lịch nhân văn nước ta ngày càng lớn.
Hơn nữa, nền kinh tế trong nước ổn định và tăng trưởng liên tục. Chính
phủ đã có nhiều biện pháp điều hành để thực hiện các mục tiêu đề ra, quan
tâm tới khả năng đóng góp tích cực của khu vực dịch vụ, trong đó có du lịch.
Nhận thức của xã hội về du lịch đã có bước chuyển biến tích cực. Cùng với
việc mức sống của nhân dân được nâng lên, nhu cầu đi du lịch của người dân
trong nước ngày càng tăng đã tạo nên môi trường thuận lợi cho du lịch phát
triển. Mới đây, du lịch Việt Nam đã được Hội đồng du lịch thế giới (WTTC)
xếp vị trí thứ bảy thế giới về mức tăng trưởng và sẽ là một trong mười điểm
đến hàng đầu của du lịch thế giới trong mười năm tới. Báo chí nước ngoài đều
đánh giá cao về du lịch Việt Nam với nhận xét chung: Việt Nam là điểm đến
mang nhiều nét Á Ðông hấp dẫn, gợi mở những khám phá, nhưng điều quan
trọng nhất, đây còn là điểm đến thân thiện, an ninh được bảo đảm trong một
thế giới đầy biến động. So với các nước khu vực, từ chỗ nằm trong nhóm cuối

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp


11

của ASEAN, trong mười năm, Việt Nam đã vươn lên vị trí trung bình về
lượng khách du lịch nhưng lại là nền du lịch đầy tiềm năng.
Cùng với các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du
lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội
nhập vào quá trình phát triển của du lịch thế giới. Vị thế du lịch Việt Nam
ngày càng được khẳng định và nâng cao. Thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chúng ta đã đầu tư hàng
nghìn tỷ đồng, riêng trong 5 năm 2001-2005 là 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ
tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được hơn 190 dự án đầu
tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch với tổng số vốn là 806,5 triệu USD.
Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng
phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh.
Những yếu tố đó dẫn đến việc lượng du khách đến nước ta ngày càng đông và
đạt gần 4,2 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2007.
Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển phân theo các ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ VN đồng
Năm
2001
2002
Nông-lâm-thuỷ sản
16414,8 17448,1
Công nghiệp-xây dựng 72249 84294
Dịch vụ
81832,2 97362,4
Trong đó:
Du lịch


35187,9 41865,8

2003
19575,5
95643,6
116397,1

2004
2005
2006
23300 28400 29365,6
113800 138700 153083,2
137900 167900 181818,9

50050,8
59297 72197 78082,1
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Ðây
là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ
của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

12


đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt
Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.
Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Việt Nam
giai đoạn 2000-2007
Đơn vị: triệu USD
Năm

2000

20001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Số vốn

48,9

20,1


217,7

184,8

257,3

260,4

1.091,1

2.264

cam kết
Số dự

2

5

24

20

23

25

32

47


4,02

9,07

9,24

11,19

10,42

34,1

48,17

án
Quy mô 24,45
trung
bình của
1 dự án

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
1.2.2. Tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch.
Bất kể hoạt động đầu tư nào cũng cần phải huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, đầu tư vào du lịch còn đòi hỏi dung
lượng vốn đầu tư lớn. Trong những năm qua, vốn đầu tư phát triển vào nền
kinh tế nói chung, cũng như ngành dịch vụ và du lịch nói riêng đều tăng. Điều
đó thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 1.3: Tỷ trọng vốn đầu tư cho du lịch

Đơn vị: %

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

Năm

Tỷ trọng VĐT du lịch so
với VĐT chung

2001
2002
2003
2004
2005
2006

20,64
21,03
21,61
21,56
21,55
21,44

13


Tỷ trọng VĐT du Tốc độ gia tăng VĐT
lịch so với VĐT
cho du lịch năm sau
vào dịch vụ
so với năm trước
43,00
42,99
18,98
43,00
19,55
43,00
18,47
43,00
21,75
42,94
8,15
Nguồn: Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân

Từ bảng 1.3 ta thấy, vốn đầu tư cho ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư chung cho nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu
công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Trong đó, vốn đầu tư cho du lịch
chiếm khoảng 21% vốn đầu tư chung và khoảng 43% vốn đầu tư của ngành du
lịch. Điều này chứng tỏ, đầu tư vào du lịch đang ngày càng được chú trọng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và
sâu rộng, nước ta lại là nước đi lên từ nông nghiệp thì việc huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng.
Biểu 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2007

1.2.2.1. Nguồn vốn trong nước.
a. Vốn Ngân sách Nhà nước


Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

14

Vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) chủ yếu là dành cho việc đầu tư vào
cơ sở hạ tầng du lịch. Kể từ năm 2000 trở về trước, việc đầu tư cơ sở hạ tầng
du lịch còn rất hạn chế. Từ năm 2001, thực hiện chủ trương tập trung cho phát
triển du lịch theo công văn 1095/ CP-KTTH ngày 28/11/2000 về việc xây
dựng các khu du lịch, NSNN đã được bố trí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch của các địa phương. Đây là nguồn vốn quan trọng song chỉ là vốn ‘mồi’
để thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như
đầu tư vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Nguồn hỗ trợ này được tập trung đầu
tư vào xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, như đường du lịch, cấp
điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường cho các khu, điểm du lịch nhằm tăng
khả năng đón khách du lịch.
Chi NSNN giai đoạn 2001-2006 cho hoạt động du lịch tăng lên đáng kể
chủ yếu là dành cho xây dựng cơ bản.
Bảng 1.5: Tổng chi Ngân sách Nhà nước cho du lịch
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
Tổng
chi 278,83
NSNN


2002

2003

2004

2005

2006

2007

392,79

513,17

632,07

735,85

972,65

2100

307,82

389,75

493,81


490,21

568,33

675,91

cho

du lịch
Chi đầu tư 192,38
XDCB

Nguồn: Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân

Năm 2006, tổng chi NSNN cho du lịch tăng lên đáng kể là do chi thường
xuyên tăng nhiều, mà chủ yếu là chi sự nghiệp kinh tế để thực hiện các dự án:
điều tra chi tiêu của khách du lịch nội địa, điều tra tài nguyên du lịch, thực

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

15

hiện nhiệm vụ môi trường, chi chương trình hành động quốc gia về du lịch,
nguồn thực hiện chế độ tiền lương mới…

Trong thời kỳ 2001-2007, NSNN đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
là 3.516 tỷ đồng, năm sau vốn được bố trí cao hơn năm trước. Hàng năm số
tỉnh được thụ hưởng cũng tăng lên. Tới hết năm 2007, đã có 64 tỉnh, thành
phố được hỗ trợ vốn đầu tư. Song riêng các Tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương có khả năng tự cân đối
nguồn vốn này, nên từ năm 2004, các địa phương này không thuộc đối tượng
nhận hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nêu trên. Cụ thể, vốn hỗ trợ qua các năm
như sau:
Bảng 1.6: Vốn Ngân sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
thời kỳ 2001-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng vốn hỗ trợ

2001
266

2002
380

2003
450

2004
500

2005
550

2006

620

2007
750

(tỷ đồng)
Số Tỉnh, thành

13

37

43

53

58

59

59

phố được hỗ trợ
Nguồn: Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch được ưu tiên tập
trung vào các địa bàn đầu tư và cơ cấu đầu tư như sau:
• Về địa bàn đầu tư:
- Ưu tiên cho các dự án thuộc các địa phương có Khu du lịch Quốc gia
Theo Chiến lược phát triển du lịch, hiện có 21 khu du lịch quốc gia, bao
gồm 4 khu du lịch tổng hợp thuộc 6 tỉnh ( Khu du lịch biển đảo Hạ Long –

Cát Bà thuộc Quảng Ninh - Hải Phòng, khu du lịch giải trí thể thao biển Cảnh
Dương - Hải Vân – Non Nước thuộc Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, khu du lịch
Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

16

biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh thuộc Khánh Hoà, khu du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng núi Đan Kia - Suối Vàng thuộc Lâm Đồng) và 17 khu du lịch
chuyên đề thuộc 14 tỉnh, thành phố khác. Trong thời kỳ 2001-2007, tổng vốn
đầu tư cho các địa phương có các khu du lịch quốc gia là 1.984 tỷ đồng với 20
tỉnh có khu du lịch quốc gia được hỗ trợ (chiếm 31,36% tổng số tỉnh được hỗ
trợ của cả nước) chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của cả
nước. Mức bình quân hỗ trợ hàng năm mỗi tỉnh, thành phố có khu du lịch
quốc gia khoảng 14 tỷ đồng.
- Khai thác các điểm du lịch có khả năng thu hút nhiều khách du lịch
của vùng phụ cận các trung tâm du lịch (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh…) để giải quyết nhu cầu du lịch cuối tuần của nhân dân và khách quốc
tế. Thời kỳ 2001-2007, với 22 tỉnh (chiếm 34,37% tổng số tỉnh được hỗ trợ
trên cả nước) được hỗ trợ 850 tỷ đồng chiếm 24,2% tổng vốn hỗ trợ cơ sở hạ
tầng du lịch của cả nước.
- Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch gắn với các điểm, tuyến du lịch
thuộc các tỉnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa có khả năng liên kết với các tuyến
du lịch tạo thế liên hoàn thu hút khách du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Thời kỳ 2001-2007, với 22 tỉnh (chiếm 34,37% tổng số tỉnh được hỗ trợ trên
cả nước) được hỗ trợ 682 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng vốn này của cả nước.

- Địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Trung-Tây Nguyên:
Miền Trung – Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của
Việt Nam. Với 19 tỉnh bao gồm các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá tới Bình
Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên. Là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên
như du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… và tài nguyên du lịch nhân
văn phong phú có khả năng phát triển mạnh du lịch. Ngày 5 tháng 8 năm
2005 thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 194/2005/QĐ-TTg phê duyệt
đề án phát triển mạnh du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Theo đó, miền

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

17

Trung – Tây Nguyên là địa bàn động lực phát triển du lịch của cả nước. Thời
kỳ 2001-2007 với 19 tỉnh trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên (chiếm
29,8% tổng số tỉnh được hỗ trợ trên cả nước) được hỗ trợ 1.526,5 tỷ đồng,
chiếm 43,41% tổng vốn này của cả nước.
• Về cơ cấu được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào đối tượng bao gồm
đường du lịch, cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường cho các khu, điểm
du lịch. Trong đó, tập trung cho nhu cầu bức xúc của các địa phương là đường
để đưa khách tới các khu, điểm du lịch. Trong tổng số vốn là 3.516 tỷ đồng
đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch 2001-2007, chiếm 90% là đầu tư các dự án đường
vào các khu du lịch và đường trong các khu du lịch, số còn lại là đầu tư cho
các dự án điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường…

b. Vốn của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Đối với các DNNN một số năm trở lại đây việc huy động vốn đầu tư từ
nguồn này đã bắt đầu có hiệu quả, tập trung ở các công ty du lịch lớn như Sài
Gòn Tourist, công ty du lịch Việt Nam… Các công ty này đã huy động vốn
một cách có hiệu quả từ lợi nhuận của doanh nghiệp, từ các nguồn khác: đi
vay thương mại, Nhà nước hỗ trợ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển du
lịch. Một trong những chiến lược lớn của Sài Gòn Tourist là tăng tốc các
chương trình đầu tư xây dựng và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của khách du lịch trong nước, đồng thời tăng cường công tác quảng bá, đặc
biệt tại thị trường quốc tế nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Sài Gòn
Tourist.
Ngoài ra, công ty du lịch Việt Nam cũng là một DNNN làm ăn có hiệu
quả. Hàng năm công ty huy động hàng triệu USD để đầu tư xây dựng nhiều
loại hình du lịch mới, tour mới để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh, thành phố khác
Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

18

có dấu hiệu làm ăn có hiệu quả và việc huy động vốn ngày càng cao, tập trung
ở các tỉnh có truyền thống du lịch như: Lâm Đồng, Quảng Ninh, Huế, Đà
Nẵng… Hàng năm, các DNNN ở các tỉnh này huy động hàng trăm tỷ đồng
đầu tư vào khách sạn, nhà nghỉ, các hoạt động du lịch mới. Những tỉnh mới
đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều nhà đầu tư chưa sẵn sàng đầu
tư vào vì nghi ngờ tính hiệu quả của đầu tư và DNNN ở các địa phương này

đã đóng vai trò tiên phong trong việc huy động vốn để đầu tư.
1.2.2.2. Nguồn vốn nước ngoài:
Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nếu chỉ dựa
vào nguồn vốn trong nước thì không thể đủ mà chúng ta cần huy động cả từ
nguồn vốn nước ngoài.
Bảng 1.7: FDI vào Việt Nam phân theo ngành (tính đến hết tháng 2/2008)
Đơn vị: triệu USD
Năm
Công nghiệp và xây
dựng
% so với tổng FDI
Nông, lâm nghiệp
% so với tổng FDI
Dịch vụ
% so với tổng FDI
Trong đó:
Du lịch-Khách sạn
% so với tổng FDI

1996-2000 2001-2005
13.527,6
14.882,4

2006
2007
8.637,2 11.745,4

2008
289,6


53,05%

71,34%

66,92%

54,44%

7,02%

1.434,3
5,62%

1.758,4
8,43%

459,1
3,56%

463,9
2,15%

6,8
0,16%

10.537,8
41,33%

4.220,9
20,23%


3.809,7
29,52%

9.366,6
43,41%

3.829
92,82%

1.567,1
6,15%

806,5
3,87%

1.091,1
8,45%

2.264,1
10,49%

1.621,5
39,31%

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Hầu hết các dự án du lịch lớn ở Việt Nam đều có mặt của nhà đầu tư
nước ngoài. Các khách sạn lớn như Deawoo, Hanoi Nikko, Melia, Hilton…
đều liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm
1998 đến nay, số dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch là 235 dự án với tổng


Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

19

vốn đầu tư 6,16 tỷ USD. Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2007, đã có 47 dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1,8
tỷ USD, tăng xấp xỉ 200% so với năm 2006.
Hết tháng 2-2008, cả nước đã thu hút gần 1,7 tỉ USD vốn FDI, tăng gấp
năm lần so với cùng kỳ năm trước. Trong 35 dự án được cấp giấy chứng
nhận, có hai dự án du lịch thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn.
Đầu tiên là dự án xây dựng cụm du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu của Tập
đoàn Good Choise (Hoa Kỳ) với vốn đầu tư 1,299 tỉ USD. Theo ông Mai
Ngọc Thuận, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án này là một
công viên chuyên đề gồm một khách sạn năm sao có 2.500 phòng và bốn cụm
khách sạn khác với khoảng 4.000 phòng, khu ẩm thực, vui chơi giải trí, trung
tâm hội nghị và hội thảo. Dự án này hứa hẹn sẽ giải quyết lượng lao động lớn
tại địa phương. Bên cạnh đó, một dự án trong lĩnh vực du lịch tại khu du lịch
Lộc Vĩnh (Thừa Thiên-Huế) cũng vừa được cấp phép và dự kiến khởi công
giai đoạn 1 với vốn đầu tư gần 260 triệu USD (trong bốn giai đoạn với vốn
đầu tư khoảng 1 tỉ USD) của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore). Khi hoàn tất
các giai đoạn, trên diện tích rộng 300 ha, khu du lịch này sẽ có khoảng 10
khách sạn với 3.000 phòng đạt tiêu chuẩn 5-6 sao, sân golf 18 lỗ, trung tâm
hội nghị triển lãm...
Một dự án lớn khác cũng vừa được cơ quan chức năng thông tin với vốn

đầu tư lên tới 2 tỉ euro của Thụy Sĩ có thể được thực hiện trong năm nay.
“Hòn ngọc châu Á” – tên gọi của một khu phức hợp đô thị và du lịch, khách
sạn, nhà vườn, điểm vui chơi... - có diện tích rộng hơn 200 ha sẽ được xây
dựng phía Bắc đảo Phú Quốc.
Trong năm 2007, một trong những sự kiện nổi bật của du lịch Việt Nam
là sự bùng nổ của các dự án FDI đầu tư vào du lịch. Cùng với dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào nước ta, ngành du lịch cũng hút nhiều dự

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

20

án FDI lớn. 10 tháng đầu năm 2007, cả nước đã có 41 dự án đầu tư mới vào
lĩnh vực khách sạn với tổng số vốn gần 1,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ
năm 2006. Ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính (Tổng cục
Du lịch), nhận định, đây là năm mà đầu tư nước ngoài vào du lịch bằng 7-8
năm trước cộng lại, tập trung vào các dự án có quy mô lớn, dịch vụ chất
lượng cao để phục vụ du khách nước ngoài.
Điển hình là các dự án: tổ hợp khách sạn 5 sao do Tập đoàn Keangnam
(Hàn Quốc) đầu tư 500 triệu USD tại Hà Nội; khu nghỉ cao cấp Chân Mây
(Huế) 276 triệu USD của Singapore; sân gofl 36 lỗ 176 triệu USD của Hàn
Quốc đầu tư vào Long An...
Cho đến nay chúng ta đã huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 27
quốc gia, trong đó Hồng Kông là nhà đầu tư lớn nhất có tổng số vốn đầu tư
lên đến 802,6 triệu USD, tiếp đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Ngoài

ra một số địa phương có chính sách thu hút đầu tư cởi mở dựa trên nguồn
tiềm năng sẵn có đã huy động tốt vốn đầu tư nước ngoài như Bình Thuận, Hạ
Long, Đà Nẵng… góp phần làm sôi động trong việc huy động vốn đầu tư
nước ngoài hiện nay.
1.2.3. Nội dung đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam
1.2.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với
quá trình sản xuất kinh doanh. Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động
tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện
các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến
hành trình của họ. Nó bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của chính ngành du
lịch như cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà hàng), cơ sở vui chơi giải trí và cơ sở

Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

21

vật chất kỹ thuật của các ngành khác như hệ thống đường xá, cầu cống, điện
nước, thông tin liên lạc… Những yếu tố này gọi chung là các yếu tố thuộc cơ
sở hạ tầng.
 Tình hình thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Qua các năm, việc thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã đạt
được kết quả tích cực. Hàng năm, hầu hết nguồn vốn này đã được thực hiện

theo tiến độ, không để tình trạng bỏ vốn. Nhìn chung, các dự án chấp hành
đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng công
trình. Qua 7 năm thực hiện nguồn vốn NSNN hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch, tuy nguồn này còn thấp nhiều so với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
của thời kỳ 2001-2007, nhưng đã có kết quả khích lệ. Lãnh đạo các tỉnh,
thành phố đều rất quan tâm, có chỉ đạo cụ thể để quản lý, sử dụng hiệu quả
nguồn vốn. Một số dự án hay hạng mục đã hoàn thành và phát huy hiệu quả
phục vụ du lịch như tại Quảng Ninh, việc hỗ trợ đầu tư đường ra đảo Tuần
Châu, dự án đường bao núi Bài Thơ, đường du lịch Hồng Thắng - Hạ Long đã
tạo bộ mặt mới cho khu du lịch Hạ Long, tăng khả năng thu hút khách du lịch,
dự án đường du lịch Labiang (khu du lịch Đà Lạt) sau khi hoàn thành đã thu
hút khách du lịch tới khu du lịch này tăng 30% so với trước đây. Tại Ninh
Bình, sau khi đầu tư xong một số hạng mục công trình cơ sở hạ tầng khu du
lịch Tam Cốc – Bích Động, khả năng thu hút khách du lịch đã tăng hơn, một
số nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư hơn 400 tỷ vào khu vực này. Đường Liên
Chiểu - Thuận Phước, Sơn Trà - Điện Ngọc (Đà Nẵng); đường du lịch ven
biển, đường vào khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã đưa
vào sử dụng và được khai thác hiệu quả; đường khu du lịch Lăng Cô (Thừa
Thiên Huế), đường du lịch xuyên đảo Cát Bà (Hải Phòng) đã tạo nên những
thay đổi cơ bản về khả năng thu hút khách du lịch ở các địa bàn này; đường
vào khu du lịch Chùa Hương đã cải thiện điều kiện đón khách vào mùa lễ hội,
Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

22


khách du lịch cuối tuần; đường vào và đường nội bộ khu di sản thiên nhiên
thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng ( Quảng Bình)… đã tạo điều kiện thuận lợi thu
hút đầu tư và đón khách du lịch trong và ngoài nước. Tại Cà Mau, hạng mục
thuộc đường du lịch Khe Long – Đất Mũi hoàn thành không chỉ tạo thuận lợi
cho khách du lịch đến đây mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu
vực này, cải thiện cơ bản cho người dân đi lại bằng đường bộ thuận lợi thay
cho vận chuyển khó khăn bằng đường thuỷ trước đây. Một số tỉnh khó khăn
về ngân sách hoặc vùng sâu, vùng xa khi được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch đã sử dụng hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, góp
phần nâng cao tỷ lệ thu hút khách du lịch như Hoà Bình, Yên Bái, Bắc Kạn…
Biểu 1.8: Tổng vốn NSNN hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn
2001-2007

Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã góp phần quan trọng trong
việc tăng cường khả năng thu hút khách du lịch và thu nhập từ du lịch trên cả
nước. Khách du lịch quốc tế tới Việt Nam ngày càng tăng, đạt tốc độ tăng
trưởng trung bình 10%/năm. Trong đó khách quốc tế đến Việt Nam từ năm
2001 là 2,33 triệu thì năm 2005 đạt 3,46 triệu lượt khách; năm 2007 đạt 4,2
Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

23

triệu lượt khách; khách nội địa năm 2001 đạt 12 triệu lượt, năm 2005 đạt 16
triệu lượt, năm 2007 đạt 19,2 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch đạt
khoảng 6% tăng cao hơn so với kế hoạch 4,5%.

 Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

• Cơ sở lưu trú, ăn uống
Nguồn vốn đầu tư vào khách sạn chủ yếu là vốn nước ngoài hoặc vốn
liên doanh với nước ngoài. Lượng vốn này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
vốn đầu tư phát triển du lịch.
Bảng 1.9: Vốn đầu tư cho khách sạn nhà hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng vốn đầu tư cho

2001
4.453

2002
2.975

2003
3.837

2004
4.095

2005
4.800

2006
6.400

2007

7.850

khách sạn nhà hàng

Nguồn: Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân
Số lượng các khách sạn du lịch ngày càng tăng nhưng vẫn xảy ra tình
trạng thiếu phòng. Các khách sạn cao sao của Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập
trung tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch. Công suất sử dụng của
các khách sạn cao cấp 4-5 sao tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay lên tới
90-95%, trong đó có những khách sạn luôn đạt tới 99%. Điều đó đã gây ra
tình trạng thiếu buồng phòng khách sạn cao cấp 4-5 sao tại các tỉnh, thành
phố, những trung tâm du lịch lớn. Ngoài ra, tại một số trung tâm du lịch như
Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Hội An (Quảng Nam),
Phú Quốc (Kiên Giang) … trong mùa cao điểm hoặc vào các ngày lễ hội tình
trạng thiếu phòng cũng thường xuyên diễn ra, dẫn tới việc tăng giá. Vấn đề
này đang được lãnh đạo ngành du lịch đặc biệt quan tâm và đang tích cực
phối hợp với các địa phương để tìm biện pháp tháo gỡ. Hiện nay, tổng số
khách sạn cao cấp đặc biệt là khách sạn 5 sao của nước ta còn quá ít. Một số
Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp

24

địa phương, việc đầu tư cơ sở lưu trú còn tự phát, không theo quy hoạch,
không có sự tư vấn của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch nên mặc dù
được đầu tư lớn, trang thiết bị hiện đại nhưng nhiều cơ sở lưu trú du lịch

không phù hợp với tiêu chuẩn xếp hạng, thiếu dịch vụ bổ sung. Vấn đề này
chủ yếu xảy ra đối với các cơ sở lưu trú 1, 2 sao trở xuống của Việt Nam. Một
vấn đề hiện nay đang được quan tâm là các cơ sở lưu trú của nước ta còn
mang tính thời vụ nên doanh thu thấp. Đây là bài toán khó cho việc đầu tư,
nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như việc giữ chân đội
ngũ lao động có nghiệp vụ và kinh nghiệm từ đó gây khó khăn trong quản lý
chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch.
Với lượng cơ sở lưu trú du lịch như hiện nay, chúng ta cũng đang gặp
một số khó khăn khi đón và phục vụ khoảng 4,2 triệu lượt khách quốc tế và
19,2 triệu lượt khách nội địa (số liệu năm 2007). Như vậy nếu chúng ta đón 6
triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa vào năm 2010 thì lượng
cơ sở lưu trú có lẽ ít nhất phải tăng gấp rưỡi đặc biệt là các khách sạn cao cấp.
Cụ thể như Hà Nội, theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam,
khách tới Hà Nội thường chiếm thị phần 1/3 lượng khách quốc tế tới Việt
Nam như vậy thì năm 2010 dự báo Hà Nội phải có 26.100 buồng trong đó 16
cơ sở lưu trú du lịch 5 sao (6300 buồng), 16 cơ sở lưu trú du lịch 4 sao (4.200
buồng), 50 cơ sở du lịch 3 sao (4.000buồng).
Không những thế, chất lượng của các cơ sở lưu trú cũng là vấn đề đang
được đặt ra. Chất lượng của các cơ sở lưu trú có ảnh hưởng khá lớn tới lượng
khách du lịch ở Việt Nam. Hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ,
chủ yếu thuộc thành phần tư nhân. Các cơ sở lưu trú du lịch này hầu hết có
diện tích nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí, ít dịch
vụ, trình độ quản lý và phục vụ yếu kém do chủ đầu tư tự quản, không quan
Đinh Thị Thu Hà

Lớp: Đầu tư 46B


Khoá luận tốt nghiệp


25

tâm tới đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho lao
động, ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ, vì vậy các đoàn khách quốc tế cao
cấp không chấp nhận lưu trú trong các cơ sở loại này.
Trước thực tế này, nhiều cơ sở lưu trú mới đã ra đời đồng thời các cơ sở
cũ được nâng cấp nhiều để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của du
khách, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang rất quan tâm tới
lĩnh vực dịch vụ du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao cấp tại Việt Nam.
Riêng Hà Nội, căn cứ số lượng các dự án có nhiều khả năng thực hiện và các
dự án đã được cấp phép, ước tính từ nay tới năm 2010 có khoảng 28 dự án
khách sạn từ 3-5 sao với khoảng 6.000 buồng. Hà Nội đang triển khai xây
dựng quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Theo bà Đỗ Hồng Xoan, để nâng cao chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu
trú thì trước tiên phải nâng cao chất lượng trang thiết bị tiện nghi. Đối với khu
vực dịch vụ, vui chơi giải trí cần thường xuyên chú ý đến việc đầu tư, nâng
cấp, tăng quy mô về số lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo
không gian xanh, sạch, đẹp thoáng mát. Đảm bảo số lượng cán bộ quản lý và
nhân viên phục vụ trong mỗi cơ sở lưu trú phải tương xứng với quy mô, cấp
hạng và phù hợp về trình độ và kỹ năng đồng thời thường xuyên được bổ
sung nhân lực, có kế hoạch đào tạo nhân viên theo những hình thức khác nhau
để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất.
Một vấn đề khá quan trọng đối với sự phát triển của các cơ sở lưu trú chính là
việc tăng cường công tác an ninh, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh việc chú trọng tới đội ngũ marketing, xây dựng các chiến
lược marketing để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách để có chiến lược kinh
doanh phù hợp, các cơ sở lưu trú cũng cần quan tâm tới hợp tác quốc tế để
không ngừng nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú của mình, đủ sức cạnh
Đinh Thị Thu Hà


Lớp: Đầu tư 46B


×