Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

ĐỜI SỐNG KINH TẾ,VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỘC NGƯỜI MÃ LIỀNG Ở BẢN RÀO TR (HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH) TỪ NĂM 1958 ĐẾN 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------

PHẠM KHẮC LANH

ĐỜI SỐNG KINH TẾ,VĂN HÓA, XÃ HỘI
CỦA TỘC NGƯỜI MÃ LIỀNG Ở BẢN RÀO TRE
(HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH) TỪ NĂM 1958 ĐẾN
2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Vinh-2010
1

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------

PHẠM KHẮC LANH

ĐỜI SỐNG KINH TẾ,VĂN HÓA, XÃ HỘI
CỦA TỘC NGƯỜI MÃ LIỀNG Ở BẢN RÀO TRE
(HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH) TỪ NĂM 1958 ĐẾN
2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54

Người hướng dẫn khoa học: PGS HOÀNG VĂN LÂN
PGS. TS NGUYỄN TRỌNG
VĂN

2

2


Vinh-2010
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,
PGS Hoàng Văn Lân, PGS. TS Nguyễn Trọng Văn đã trực tiếp giảng dạy và
hướng dẫn khoa học để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử,
khoa Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Huyện ủy, UBND huyện Hương Khê,
UBND xã Hương Liên, Tổ cơng tác biên phịng thuộc Đồn biên phịng 575,
Bộ đội biên phịng Hà Tĩnh, các đồng chí Đại úy Nguyễn Văn Thiên, Nguyễn
Văn Ngọ, Thạc sĩ Nguyễn Trí Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá
trình khai thác tư liệu và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó!
Tác giả xin gửi tới tất cả người thân và bạn bè lịng biết ơn sâu sắc.
Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được
và biết ơn các ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo và các bạn.

Vinh - 2010
Tác giả

3

3


BẢNG QUY ƯỚC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN

4

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

BCH

Ban chấp hành

NXB


Nhà xuất bản

UB KHXH

Ủy ban khoa học xã hội

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn.
6. Bố cục của luận văn.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, QUÁ

4
4
6
8
10
11
12

TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA TỘC NGƯỜI MÃ
LIỀNG Ở HƯƠNG KHÊ (HÀ TĨNH)


1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.2. Điều kiện xã hội.
1.2. Vài nét về các dân tộc thiểu số định cư trên địa bàn huyện
Hương Khê (Hà Tĩnh).
1.2.1. Nhóm người Mường.
1.2.2. Nhóm người Lào.
1.2.3. Vấn đề xác định tộc danh Mã Liềng.

13
13
13
20
24
29
30
31

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và quá trình phát triển của
tộc người Mã Liềng ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
1.3.1. Khái quát lịch sử hình thành của tộc người Mã Liềng.
1.3.2. Quá trình phát triển của tộc người Mã Liềng.
CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Đời sống kinh tế.
2.1.1. Các hình thức khai thác nguồn lợi tự nhiên.

2.1.2 Kinh tế nông nghiệp.
2.1.3. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá.

2.1.4. Một vài nhận xét.
2.1.5. Một số ý kiến đề xuất.
2.2. Thực trạng vấn đề xã hội.
2.2.1. Quan hệ xã hội và tổ chức xã hội.
2.2.2. Quan hệ dòng họ.
2.2.3. Hơn nhân và gia đình.
2.2.4. Tình hình giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ của đồng bào.
5

5

36
36
39
47
47
47
54
59
60
61
63
63
68
69
73


2.2.5. Các vấn đề về xã hội cần được tập trung bảo tồn, phát triển.
CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA


3.1. Đời sống văn hóa vật chất.
3.1.1 Trạng thái cư trú.
3.1.2. Trang phục và trang sức.
3.1.3. Văn hoá ẩm thực.
3.1.4. Các công cụ sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt gia đình.

3.2. Đời sống văn hố tinh thần.
3.2.1. Tín ngưỡng.
3.2.2. Văn nghệ dân gian.

3.3. Một số ý kiến đề xuất.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

76
80
80
80
87
89
92
94
94
109
115
119
124
133


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của
Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha
xuống biển, cùng mở mang gây dựng non sông “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”,
với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đơng bốn mùa sóng
vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh
Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông). Cùng chung sống lâu đời trên
một đất nước, các dân tộc có truyền thống u nước đồn kết giúp đỡ nhau trong
chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ
nước và xây dựng phát triển đất nước.
6
6


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 5 đã
ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện
chính sách bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc phải trở thành quốc
sách, đặc biệt trong tình hình hiện nay, bởi vì nguy cơ hòa đồng cũng như nguy cơ
sa sút đời sống tinh thần của xã hội có nguồn gốc từ sự mất gốc, từ đánh mất nền
văn hóa dân tộc.
Theo bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, do Tổng cục
trưởng Tổng cục thống kê nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công bố ngày 02

tháng 03 năm 1979, người Mã Liềng là một nhóm tộc người cùng với các nhóm
Sách, Rục, Mày, A Rem hợp thành dân tộc Chứt, xếp thứ 44 trong tổng số 54 các
dân tộc ở Việt Nam về dân số, thuộc nhóm ngơn ngữ Việt Mường, ngữ hệ Nam Á,
địa bàn cư trú tại tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Ở Hà Tĩnh chỉ có nhóm tộc
người Mã Liềng định cư cách đây khoảng hơn 50 năm ở bản Rào Tre, xã Hương
Liên, huyện Hương Khê với 30 hộ, 118 người.
Trong khi các tỉnh miền biên giới Tây Bắc đã và đang cố gắng phục hồi,
cứu giúp, lần mị tìm đường ra để cứu các dân tộc La Hủ, Mảng đang bên bờ vực
diệt vong, thì hơn 50 năm nay, một tộc người tưởng chừng sắp biến mất đã được
các đồng chí bộ đội Đồn biên phòng 575 Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh và chính
quyền địa phương huyện Hương Khê ở vùng biên giới Hà Tĩnh giúp đỡ hồi sinh.
Mã Liềng là một trong những nhóm tộc người kém phát triển nhất hiện nay. Tuy
nhiên cho đến những năm gần đây cả giới nghiên cứu sử học, dân tộc học cũng
như dư luận xã hội chưa biết hoặc chưa quan tâm nghiên cứu nhiều về nhóm
người Mã Liềng. Do chỗ người Mã Liềng có dân số q ít lại chưa xác định được
7

7


nguồn gốc, chưa thống nhất được họ là người của dân tộc nào, có người cho rằng
họ là nhóm người thuộc dân tộc Bru, có người coi tộc người này là một bộ phận
của dân tộc Chứt, tuy nhiên người ta lại lầm tưởng rằng giới thiệu cơ bản về người
Chứt dựa theo hiểu biết về nhóm tộc người Sách, Rục cũng đã là những hiểu biết
về nhóm người Mã Liềng. Trong quá trình tìm kiếm tư liệu cũng như qua những
lần thực tế nghiên cứu điền dã, chúng tôi nhận thấy rằng tộc người Mã Liềng và
dân tộc Bru là hồn tồn khác nhau và giữa các nhóm người khác nhau được gộp
vào dân tộc Chứt, người Mã Liềng có những nét khác biệt riêng của họ. Họ giải
thích họ là người Mã Liềng vì ngơn ngữ: Mã Liềng - M’liêng có nghĩa là người.
Họ gọi họ là người như người của các dân tộc khác để tránh sự miệt thị, coi họ là

người Rừng.
Tộc người Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt ở Hương Khê (Hà Tĩnh) là một bộ
phận của dân tộc thiểu số ở Việt Nam có những đặc điểm riêng cần nghiên cứu.
Cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu chun luận nào đề cập đến một
cách đầy đủ, chi tiết về nguồn gốc, quá trình phát triển, về sự chuyển biến trên các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của người Mã Liềng. Do vậy, đề tài “Đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mã Liềng ở bản Rào Tre (Hương Khê,
Hà Tĩnh) từ năm 1958 đến năm 2009” vừa nghiên cứu về lịch sử hình thành,
phát triển và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Mã
Liềng trên phạm vi bản Rào Tre, đồng thời, qua đó nghiên cứu vai trị của tộc người
này đối với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hương Khê.
Với những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của tộc người Mã Liềng ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) từ
năm 1958 đến năm 2009” để làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Từ trước đến nay, nghiên cứu về dân tộc Chứt trong đó có người Mã Liềng
đã có một số tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở trong nước có các tác giả Lê Quý Đôn với tác phẩm “Phủ biên tạp
lục”, Quốc sử quán triều Nguyễn với tác phẩm “Đại Nam nhất thống chí”. Ngồi
8

8


nước có một số học giả người Pháp như M.L. Cadiere với hai tác phẩm “Những
thung lũng cao ở sông Gianh” và “Cuộc sống trong những đồn bốt nhỏ ở Quảng
Bình”. Những năm 60 của thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu trong nước và ngoài
nước mới quan tâm đến dân tộc Chứt một cách tồn diện. Về ngơn ngữ có Phạm
Đức Dương, Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Lợi, Sôkôlốpxkaia… Về
nhân chủng học, dân tộc học có Khổng Diễn, Nguyễn Đình Khoa, Ngơ Vĩnh

Bình, Nguyễn Văn Mạnh, Phan Hữu Dật… Những tư liệu này là cơ sở khoa học
cho việc xác định thành phần dân tộc Chứt. Tuy nhiên nhiều vấn đề về xác định
nguồn gốc, về vấn đề tộc danh, quá trình hình thành, phát triển, đặc trưng văn hóa
của các nhóm tộc người cịn chưa được đi sâu nghiên cứu, nhất là đối với nhóm
người Mã Liềng ở Hà Tĩnh cũng như ở Quảng Bình.
Năm 2001, Sở Khoa học và Cơng nghệ Hà Tĩnh đã đầu tư cho Ban Miền
núi di dân và phát triển vùng kinh tế mới Hà Tĩnh thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học “Bước đầu nghiên cứu thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc
thiểu số ở vùng miền núi Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp phát triển”. Tiếp đó năm
2002, Sở Văn hóa Thơng tin và Bảo tàng Hà Tĩnh đã kết hợp thực hiện đề tài
“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Mã Liềng ở tỉnh Hà Tĩnh” do
Thạc sĩ Nguyễn Trí Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Báo cáo khoa học của các đề tài
này mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một phần nào về kinh tế, văn hóa, xã hội
của các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh, trong đó có người Mã Liềng trong giai đoạn
hiện nay và đề xuất một số giải pháp để bảo tồn, phát triển mà chưa đi sâu nghiên
cứu về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển và sự chuyển biến trong đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Mã Liềng.
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo Hà Tĩnh, tạp chí
văn hóa Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh, Đài Truyền hình Việt
Nam, báo Tuổi trẻ, báo Tiền Phong, báo Biên phịng, báo điện tử Vietnamnet,
mạng Internet…có đăng tải một số bài báo, ký sự, phóng sự đề cập đến cuộc sống
của người Mã Liềng ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) trong giai đoạn hiện
nay như “Lập làng trên núi Cà Đay” trên báo Nông nghiệp Việt Nam, “Người
9

9


Chứt dưới chân núi Giăng Màn” của Thái Văn Sinh (Tạp chí Hà Tĩnh số Xn
Canh Thìn năm 2000), “Người Mã Liềng dưới chân núi Cà Đay” (Báo Tuổi trẻ

năm 2005), “Con đường mới của người Mã Liềng” ( Báo Tuổi trẻ năm 2007),
“Cuộc hồi sinh của người Mã Liềng dưới chân núi Cà Đay” (báo Công an nhân
dân 2007), ký sự “Kỳ bí người Chứt” trên Báo Biên Phịng tháng 2 năm 2009…
Đây là những bài viết, phóng sự hết sức sơ lược đề cập đến cuộc sống, một số
phong tục tập qn, hơn nhân gia đình, tang ma của người Mã Liềng và đề nghị
Nhà nước cần quan tâm có một chủ trương bảo tồn bản sắc văn hóa của người Mã
Liềng ở đây.
Do đó, việc nghiên cứu “Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Mã
Liềng ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) từ năm 1958 đến năm 2009” tuy
là một đề tài mang tính chất địa phương ở một phạm vi nhỏ nhưng lại là một đề tài
hoàn toàn mới. Hy vọng luận văn sẽ đóng góp ít nhiều về mặt khoa học cũng như
thực tiễn khi tìm hiểu về người Mã Liềng nói riêng cũng như truyền thống về đời
sống kinh tế văn hóa dân tộc Chứt nói chung.

3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Nguồn tư liệu.
Đề tài: “Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mã Liềng ở bản
Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) từ năm 1958 đến năm 2009” là một đề tài mới
được sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
* Nguồn tư liệu dân tộc học.
- Sách của Viện dân tộc học: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh
phía Bắc)”, “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt
Nam”, “Dân số các dân tộc ít người ở Việt Nam”, “Bản sắc văn hóa các dân
tộc”, “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”....
- Các cơng trình nghiên cứu của các nhà dân tộc học: M.L Cadiere:
“Những thung lũng cao ở sông Gianh” và “Cuộc sống trong những đồn bốt nhỏ
10

10



ở Quảng Bình”; GS.TS Phan Hữu Dật: “Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt
Nam”; Khổng Diễn: “Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”; Trần Trí Dõi:
“Thực trạng kinh tế và văn hóa của ba nhóm tộc người đang có nguy cơ bị biến
mất”; Bế Viết Đẳng: “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở
miền núi”; Tạ Long: “Về mối quan hệ cộng đồng tộc người giữa ba nhóm
“Mày”, “Rục”, “Sách””; Nguyễn Văn Mạnh: “ Người Chứt ở Bình Trị Thiên”
và “Người Chứt ở Việt Nam”; Võ Văn Tuyển: “Người Mã Liềng ở bản Rào Tre”…
- Các cơng trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học: Phạm Đức Dương
với “Về mối quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường
miền Tây tỉnh Quảng Bình”, Trần Trí Dõi: “Các giai đoạn lịch sử trong tiếng
Việt”, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Lợi…
* Nguồn tư liệu văn hóa:
Các sách về văn hóa như “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh;
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Quốc Vượng; “Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam” của Trần Ngọc Thêm; “Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”, “Bản sắc văn hóa
của người Nghệ Tĩnh”; “Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam”,
“Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc trung bộ”; các tạp chí “Dân tộc và Thời
đại”, “Văn hóa các dân tộc”, “Tạp chí Dân tộc học”….
* Nguồn tư liệu địa phương.
- Tư liệu thành văn:
Các tài liệu do UBND tỉnh Hà Tĩnh; Cục Thống kê; Ban Tôn giáo, Dân tộc;
Ban Miền núi di dân và phát triển vùng kinh tế mới Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh,
Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Hà Tĩnh xuất bản như: “Lịch sử Nghệ Tĩnh”; “Lịch sử
Hà Tĩnh”; “Thống kê hộ đồng bào dân tộc tỉnh Hà Tĩnh”; “Bước đầu nghiên cứu
thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi Hà Tĩnh
và đề xuất giải pháp phát triển”; “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của
người Mã Liềng ở Hà Tĩnh”; “Niên giám thống kê Hà Tĩnh các năm 1989, 1999,
2009”…


11

11


Các tài liệu do UBND, Ban Dân vận, Phòng Tài ngun và Mơi trường,
phịng Thống kê, phịng Văn hóa huyện Hương Khê, UBND xã Hương Liên…
xuất bản, báo cáo như: “Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Khê”; “Hương Khê văn
hóa và danh thắng”; “Hương Khê 135 năm”… Các bản báo cáo công tác dân tộc,
báo cáo tổng kết, các bảng thống kê, các Nghị quyết chỉ thị của các phòng ban
thuộc UBND huyện, Huyện ủy và UBND xã Hương Liên.
- Tư liệu hiện vật:
Bao gồm nhà cửa, các vật dụng gia đình, các cơng cụ lao động, tranh ảnh
sưu tầm, tự chụp…của người Mã Liềng tại địa phương, ngoài ra còn khảo sát một
số địa điểm mà người Mã Liềng đã từng sinh sống trước khi đến định cư tại Rào
Tre.
- Tư liệu truyền miệng:
Tác giả đã trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các già làng, trưởng bản, những
người có kinh nghiệm là người Mã Liềng, trao đổi với các đồng chí bộ đội biên
phịng đang cắm bản giúp đỡ đồng bào Mã Liềng hòa nhập cuộc sống, các nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương. Đặc biệt là gặp gỡ, trao đổi với một số
người đã từng trực tiếp tìm ra người Mã Liềng và vận động bà con xuống núi sinh
sống để từ đó đối chiếu, so sánh và có cái nhìn tồn diện hơn về nhóm người này.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để hồn thành những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp sử học Mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc từ lúc
sưu tầm, chỉnh lý tài liệu cho đến quá trình biên soạn đề tài. Ngồi ra, cịn sử dụng
phương pháp lôgic, phương pháp thống kê đối chiếu, phương pháp so sánh để xử
lý tài liệu, đánh giá và phân tích sự kiện.
Để đề tài phong phú và mang tính hiện thực, tác giả đã tiến hành điền dã trực

tiếp địa bàn cư trú của người Mã Liềng ở huyện Hương Khê, trực tiếp thăm hỏi và
phỏng vấn những người già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng để bổ sung tư liệu.

12

12


Trên cơ sở những tài liệu thành văn đã được xuất bản có liên quan đến nội
dung đề tài, những tài liệu của địa phương, một số báo cáo, chỉ thị, nghị quyết của
các cấp ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị kinh tế và
văn hóa của người Mã Liềng chúng tơi đã tổng hợp, so sánh và xác minh tính chính
xác để đưa ra những kết luận đáng tin cậy nhất phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là một nhóm tộc người cụ thể, tại
một địa bàn cụ thể, đó là nhóm tộc người Mã Liềng, cư trú tại bản Rào Tre, xã
Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trên ba phương diện:
- Tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, nguồn gốc, xác định tộc danh và
quá trình phát triển của đồng bào Mã Liềng.
- Nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mã Liềng từ
năm 1958 đến năm 2009 qua đó để thấy được sự chuyển biến trong thời gian này.
- Một số ý kiến đề xuất để bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần của người Mã Liềng đang ngày càng bị rơi rụng, phai nhạt dần.
Đây là ba vấn đề có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Nghiên cứu về
nguồn gốc, sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội là nhằm phục
vụ cho việc định hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Mã Liềng
đạt được hiệu quả, và ngược lại bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trên cơ sở sự
hiểu biết về nguồn gốc, về văn hóa của người Mã Liềng - tộc người có mối quan
hệ gần gũi với người Kinh chúng ta.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Giới hạn về không gian.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu sự chuyển biến về đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội của tộc người Mã Liềng trong phạm vi địa giới ổn định đó là bản Rào Tre nằm
về phía Tây Nam của xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có chiều
dài 1km, chiều rộng 0,5km, dưới chân núi Cà Đay, phía Đơng Bắc bao quanh bởi
con sơng Ngàn Sâu, phía Tây Bắc tiếp giáp xóm 8 của xã.
13

13


- Giới hạn về thời gian.
Đề tài tập trung nghiên cứu những chuyển biến về đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của người Mã Liềng từ năm 1958 đến năm 2009.
Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn.
5.1. Luận văn là tư liệu đầu tiên miêu tả một cách khá toàn diện và đầy đủ
về nguồn gốc, quá trình phát triển, xác định tộc danh cũng như những biến đổi
trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mã Liềng ở bản Rào Tre,
Hương Khê (Hà Tĩnh) từ năm 1960 đến năm 2009.
5.2. Luận văn tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người
Mã Liềng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa phong phú vừa đa dạng nhưng vẫn có
những đặc điểm riêng biệt, những bản sắc văn hóa riêng của tộc người mình so
với văn hóa của các nhóm thuộc dân tộc Chứt cũng như của 54 dân tộc anh em.
5.3. Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu có ích cho các nhà
nghiên cứu hoạch định những chính sách hợp lý nhằm bảo tồn và phát huy những
giá trị truyền thống của người Mã Liềng. Xây dựng chiến lược và sách lược phát
triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho các dân tộc ít người ở
vùng miền núi Hà Tĩnh nói chung và tộc người thiểu số Mã Liềng nói riêng.

5.4. Đề tài là nguồn tư liệu quan trọng giúp ích cho việc biên soạn, nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung học, Cao đẳng và Đại
học. Ngoài ra cịn có tác dụng giáo dục lịng tự hào dân tộc, tình cảm trân trọng và
biết giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người trong tầng lớp nhân
dân ở Hương Khê nói riêng ở Hà Tĩnh nói chung, nhất là đối với bộ phận học
sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước.
5.5. Kết quả của đề tài còn là một tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu lịch
sử, dân tộc học, văn hóa, các nhà quản lý của chính quyền địa phương trong việc
tìm hiểu nguồn gốc, sự phát triển kinh tế, truyền thống văn hóa để từ đó hoạch
định chính sách định cư, xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời

14

14


sống văn hóa, an ninh quốc phịng cho tộc người thiểu số Mã Liềng trong thành
phần dân tộc Chứt và cho cộng đồng các dân tộc ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
PHÁTTRIỂN CỦA TỘC NGƯỜI MÃ LIỀNG Ở HƯƠNG KHÊ (HÀ TĨNH)
CHƯƠNG 2
ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI
CHƯƠNG 3
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

15


15


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
PHÁT TRIỂN CỦA TỘC NGƯỜI MÃ LIỀNG Ở HƯƠNG KHÊ (HÀ TĨNH)

1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1.1. Địa lý hành chính.

16

16


Hương Khê là một huyện miền núi ở về phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ
địa lý từ 18006’52’’ đến 18039’52’’ vĩ Bắc và từ 105026’50’’ đến 105058’20’’ kinh
Đông. Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và huyện Đức Thọ, phía Nam giáp huyện
Tun Hóa tỉnh Quảng Bình, phía Đơng giáp huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà và
huyện Cẩm Xuyên, phía Tây giáp nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào. Hương
Khê có đường Hồ Chí Minh chạy ngang, từ trung tâm thị trấn đến thành phố Hà
Tĩnh khoảng 50km.
Vùng Hương Khê thời Hùng Vương thuộc bộ Việt Thường. Thời thuộc nhà
Ngô (đầu Công nguyên) gọi là Nam Lăng. Đời Lý gọi là Đỗ Gia. Thời thuộc
Minh gọi là Thổ Hoàng (gồm cả Hương Sơn) rồi tổng Thổ Hoàng, thuộc huyện
Hương Sơn. Thời Tây Sơn là phủ Ngọc Ma. Đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828),
trong sự điều chỉnh lớn về hành chính, phủ Ngọc Ma đổi thành phủ Trấn Định,
sau đó lại đổi thành châu Quy Hợp rồi trấn Quy Hợp, thuộc huyện Hương Sơn.

Năm 1831, vùng Hương Khê là phủ Thổ Hoàng của huyện Hương Sơn.
Đến năm 1867, dưới đời Tự Đức thứ 21, một số tổng của huyện Hương
Sơn đã được cắt ra để thành lập huyện Hương Khê là: Quy Hợp, Chu Lễ, Phương
Điền, Phúc Lộc, Hương Khê. Tên huyện Hương Khê có từ đó. Địa phận hành
chính của Hương Khê trên cơ sở 5 tổng ấy đã tồn tại 143 năm.
Từ năm 2000, theo nghị định 27/NĐ-CP ngày 04 tháng 08 của Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập thêm huyện Vũ Quang ở
Hà Tĩnh, 5 xã của Hương Khê: Hương Điền, Hương Đại, Vũ Quang, Hương
Minh, Hương Thọ được cắt ra sáp nhập với một số xã của hai huyện Đức Thọ,
Hương Sơn để thành huyện Vũ Quang. Cơ cấu hành chính hiện nay của huyện
bao gồm 21 xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trà, Hương Liên,
Hương Lâm, Lộc Yên, Hương Xuân, Phú Phong, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương
Long, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Hương Bình, Phúc Đồng, Hịa Hải,
Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ và 1 thị trấn. Thị trấn của Hương Khê trước
năm 1973 ở Chu Lễ, hiện nay nằm ở khu vực giáp giới giữa Phú Phong, Phú Gia,
Gia Phố và Hương Long.

17

17


Người Mã Liềng định cư tại bản Rào Tre, thuộc xóm 8 xã Hương Liên.
Hương Liên là một xã thuần nông, xã miền núi khu vực 3 vùng lõm, xung quanh
núi bao bọc. Đường giao thông chủ yếu là đường đất, nơi trung tâm xã được rãi đá
cấp phối, nhiều khe suối. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt: mưa nhiều, nắng nóng.
Đường từ trung tâm xã ra huyện lỵ là 28 km. Từ trung tâm xã vào đến bản Rào
Tre là 3,2 km.
1.1.1.2. Địa lý địa hình.
Theo số liệu chính thức hiện nay (2009) thì tổng diện tích tự nhiên toàn

huyện Hương Khê là 1.299,12 km2, chiếm 21,5% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà
Tĩnh. Trước khi tách 5 xã: Hương Quang, Hương Minh, Hương Điền, Hương Đại
và Hương Thọ về huyện Vũ Quang năm 2000 thì diện tích của huyện Hương Khê
là 1.850,5 km2. Hương Khê hiện nay vẫn là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh
Hà Tĩnh [Bảng 1.1].
BẢNG 1.1 : DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN PHÂN THEO TỪNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(THỊ TRẤN, XÃ) CỦA HUYỆN HƯƠNG KHÊ

TT Đơn vị hành chính
Km2
TT Đơn vị hành chính
1 Thị trấn Hương Khê
297,64 12
Gia Phố
2 Hương Trà
1513,04 13
Hương Vĩnh
3 Phương Điền
1392,70 14
Phú Phong
4 Phương Mỹ
4980,86 15
Lộc Yên
5 Hà Linh
7820,63 16
Hương Lâm
6 Phúc Đồng
2172,99 17
Hương Liên
7 Hịa Hải

16173,30 18
Hương Đơ
8 Hương Bình
3744,80 19
Phú Gia
9 Hương Long
1564,85 20
Phúc Trạch
10 Hương Thủy
5652,50 21
Hương Trạch
11 Hương Giang
7010,40 22
Hương Xuân
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Khê năm 2009.)

Km2
1276,83
6573,80
423,19
10641,70
17702,50
5098,02
2207,96
13919,30
3912,62
12981,10
2851,30

Toàn huyện Hương Khê nằm gọn trong một thung lũng hình lịng máng của

hai dãy núi Trường Sơn (hay còn gọi là Giăng Màn) và Trà Sơn. Bao gồm nhiều
đồi núi nhấp nhơ lượn sóng, xen giữa đồi gò là đồng ruộng bậc thang, đồng bằng
hẹp ven sông hoặc giữa núi. Độ dốc thoải dần từ Nam ra Bắc, địa hình đồi núi
chiếm trên 88% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ lại bị chia cắt.
Có 3 dạng địa hình cơ bản:
18

18


- Đồng bằng thung lũng ven sơng.
- Dạng địa hình đồi núi.
- Địa hình núi cao.
Người Mã Liềng phân bố trên vùng núi thấp phía Tây Nam của huyện
Hương Khê ở độ cao trung bình 150 - 200 m. Địa hình thấp dần theo hướng Tây
Nam - Đơng Bắc. Ngồi địa hình đồi, núi thấp là chủ yếu, ở đây cịn địa hình đồng
bằng tương đối bằng phẳng, nằm trong thung lũng sông Tiêm, một nhánh của
sông Ngàn Sâu (độ cao trung bình 145 m). Tại địa bàn này diễn ra các hoạt động
sinh sống và sản xuất chủ yếu của người Mã Liềng.
Đặc điểm địa hình phù hợp để phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp như
cà phê, chè, cao su… cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc trâu, bị, dê, gà…
Ngồi ra, có thể khai thác vùng đồng bằng trước núi để trồng lúa và hoa màu. Tuy
nhiên, do mức độ chia cắt địa hình khá lớn nên gây nhiều trở ngại cho việc khai
thác, sử dụng quỹ đất.
1.1.1.3. Đất đai.
Rào Tre là địa bàn có nhiều loại đất đai khác nhau. Trong đó có hai nhóm
đất chính là:
- Đất mùn đỏ vàng trên núi: loại này chiếm diện tích lớn nhất. Đất có đặc
điểm: hàm lượng mùn trong đất khá cao, thường trên 5% ở tầng mặt, sau đó giảm
nhanh ở tầng dưới, màu đất chuyển dần từ vàng sang đỏ. Phần lớn nhóm đất này

có độ dốc trên 25%, tầng mặt thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, các tầng đất
sâu nghèo dinh dưỡng. Do có độ dốc khá lớn và phân bố ở địa hình cao nên loại
đất này phần lớn chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất thung lũng (đất dốc tụ): được tạo thành bởi trầm tích tại chỗ của phù
sa sông Tiêm. Các thung lũng kéo dài và tương đối bằng phẳng, mỗi thung lũng
rộng 5 - 10 ha, có thể trồng lúa và hoa màu. Tuy vậy, do chất lượng đất thấp, diện
tích nhỏ hẹp, manh mún, nên đòi hỏi phải đầu tư lớn để cải tạo thì mới đưa vào sử
dụng được. Ở bản Rào Tre, với sự giúp đỡ của bộ đội, đồng bào đã tiến hành cải

19

19


tạo đất và đưa được 12,5 ha đất vào canh tác, trong đó có 3 ha đất trồng lúa nước
và trồng màu.
Cơ cấu sử dụng đất: bao gồm các loại đất
+ Đất lâm nghiệp: chiếm trên 90%
+ Đất nông nghiệp, bao gồm: đất trồng lúa và cây hàng năm; đất trồng lúa
và hoa màu; đất nương rẫy; đất vườn: chiếm khoảng 6%.
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 3%
+ Diện tích mặt nước: 1%.
1.1.1.4. Sơng ngịi và khí hậu.
Con sơng dài nhất ở Hương Khê là sông Ngàn Sâu, dài khoảng 100km.
Sông Ngàn Sâu bắt nguồn từ sườn đông dãy Giang Màn (Trường Sơn), chảy từ
phía Tây Nam ra Đơng Bắc của huyện, xuống Đức Thọ nhập với sông Ngàn Phố
từ Hương Sơn về tại bến Tam Soa ngã ba Linh Cảm thành sông La, rồi nhập vào
sông Lam ở Nghi Xuân đổ ra biển ở Cửa Hội. Sông Ngàn Sâu có nhiều chi lưu
như sơng Tiêm, sơng Ngàn Trươi, Rào Hào, Rào Nổ, Rào Tre, Hói Lung, khe Cây
Trồi, khe Đá Hàn,…

Sông Tiêm dài 40km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, phía tây xã Hương
Vĩnh, là chi nhánh thượng lưu của sông Ngàn Sâu. Rào Hào, Rào Nổ bắt nguồn từ
sườn đơng của dãy Trường Sơn, phía Tây xã Hương Hải, Hương Hịa là chi nhánh
trung lưu của sơng Ngàn Sâu, nhập với sông Ngàn Sâu tại chợ Trúc thuộc xã
Hương Trạch. Sông Ngàn Trươi là chi nhánh hạ lưu của sông Ngàn Sâu, bắt nguồn từ
rừng Vũ Quang, chảy qua các xã tây bắc huyện: Hương Điền, Hương Đại, Hương
Minh, Hương Thọ nhập với sông Ngàn Sâu tại Hương Thọ xuống Đức Thọ.
Địa bàn cư trú của người Mã Liềng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) có mạng lưới
sơng suối khá dày đặc. Đối với đồng bào Mã Liềng, con sơng có ý nghĩa quan
trọng nhất là sơng Tiêm (một nhánh của sông Ngàn Sâu). Sông Tiêm cung cấp
nước cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào Mã Liềng. Đồng bằng thung lũng
được tạo thành bởi sông Tiêm tuy có diện tích nhỏ, hàm lượng phù sa thấp, nhưng

20

20


là địa bàn trồng lúa nước và hoa màu chủ yếu của đồng bào ở đây. Ngồi ra, sơng
suối có vai trị quan trọng trong việc điều hịa khí hậu của bản Rào Tre.
Trên địa bàn của người Mã Liềng cịn có các con suối lớn nhỏ. Con đường
từ thị trấn Hương Khê đến bản Rào Tre phải qua 4 con suối, trong đó con suối lớn
nhất là Rào Tre.
Sơng suối có thủy chế theo mùa. Về mùa cạn, lưu lượng nước giảm, một số
dịng sơng bị khơ cạn, thuận lợi cho việc đi lại nhưng gây khó khăn cho sản xuất
do thiếu nước. Về mùa lũ, lưu lượng nước rất lớn gây khó khăn cho giao thơng và
sản xuất. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, diện tích rừng đầu nguồn bị giảm sút
nghiêm trọng sẽ làm gia tăng cường độ lũ, gây những thiệt hại to lớn đến đời
sống, sản xuất và mơi trường.
Khí hậu khu vực người Mã Liềng sinh sống là vùng khí hậu gió mùa rất rõ

nét. Gió Đơng Bắc thổi từ tháng Chín đến tháng Hai mang theo mưa rét. Gió Tây
Nam, miền trung thường gọi là gió Lào, gió này thổi vào khoảng tháng Tư đến
tháng Tám, có khi sớm hoặc muộn hơn. Gió Lào là một trong những nhân tố tạo
nên sự khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết ở Rào Tre nói riêng cũng như ở vùng Bắc
trung bộ nói chung. Sách “Đồng Khánh địa dư chí” đã nói rõ sự thay đổi thời
tiết ở đây như sau: “Tháng Hai, tháng Ba, mùa xn, khí trời cịn rét. Tháng Tư,
tháng Năm, mùa hè nắng to, làm người ta thấy khó chịu. Tháng Bảy, tháng Tám,
mùa thu, thì thường có gió lạnh, mưa nhiều, nước lũ dâng cao ngập ruộng đồng,
hoa màu bị thiệt hại. Tháng Mười, tháng Mười một, khí trời rất rét. Do địa thế
cao, núi rừng nhiều chướng khí tạo nên. Mùa rét ở Hương Khê thường là nguyên
nhân gây bệnh làm chết gia cầm, gia súc. Có những đợt rét làm cho hàng trăm
trâu bò chết trong một lúc”.
Khí hậu khơng chỉ thay đổi theo mùa mà cịn theo tháng, theo tuần. Thậm
chí trong một ngày của mùa hè thì khơng phải lúc nào cũng oi bức, mà vào ban
đêm thì thường rất mát mẻ, lúc gần sáng sẽ cảm thấy se lạnh nếu ngủ ở những
làng cạnh bìa rừng. Cũng như thế, khí hậu về mùa hè ở những khu rừng nguyên
sinh, đại ngàn, những khe suối và thác nước thì thường rất dễ chịu (trên 200C).
21

21


“Nghệ An ký” cũng ghi nhận những diễn biến thời tiết ở xứ Nghệ An mà
rất đúng với đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng Hương Liên, Hương Khê: “Hàng
năm từ tháng ba trở đi, có gió Nam thổi mạnh. Khi sắp có gió thì từ trống canh
một, sấm chớp nhoang nhống cho đến sáng. Khí trời oi ả như hun, những đám
mây mỏng rải khắp bầu trời hoặc mưa nhỏ độ chừng một khắc (từ 15 đến 30
phút). Lúc gió thổi qua rừng, qua làng xóm ầm ầm như sấm vang. Các sơng ngịi
nổi sóng cuồn cuộn… Trước khi gió đến, trong dãy núi Giăng Màn nghe những
tiếng đùng đùng như muôn hồi trống đánh liên hồi vậy”.

“Thu đơng, khơng có sương tuyết nhưng nhiều mưa lụt. Có tháng đến mấy
lần… Đầu nguồn thường có lũ qt. Vì núi cao và gần biển nên lụt ngập không
quá lâu. Tháng Tám, tháng Chín trời hay mưa dầm và gió mùa Đơng Bắc. Gió
đến thì mưa, gió đi thì tạnh, đổi thay mấy lần trong ngày. Loài rươi sinh đẻ vào
tiết này nên gọi là gió rươi, mưa rươi...
1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên ở Hương Khê trước hết là lâm, thổ sản. Hương Khê
có nhiều loại gỗ quý từ loại tứ thiết như đinh, lim, sến, táu đến các loại vàng tâm,
pơmu, trầm, gụ, tre nứa, song mây,… Động vật hoang dã vẫn còn nhiều từ hổ, voi,
khỉ, vượn, hươu nai, lợn rừng đến rắn, trăn, kỳ nhông, kỳ đà và động vật quý như
sao la, sơn dương, gấu, bị tót (bị rừng, trâu rừng). Hương Khê là nơi có nhiều cây
thuốc nam mọc tự nhiên ở trong rừng núi. Gần đây tại xã Hương Bình, được sự hỗ
trợ của Hội Huynh đệ Pháp - Việt, đã xây dựng một vườn thuốc nam rất phong
phú trên cơ sở thu thập, quy tụ các loại cây thuốc nam sẵn có của địa phương. Tuy
cịn là một mơ hình mang tính chất thí điểm, cịn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng
bước đầu đã làm bộc lộ tiềm năng phong phú về các giống cây dược liệu hiện có
của vùng đất Hương Khê.
Khoáng sản ở Hương Khê như các sách cổ đã đề cập thì có sắt ở địa phận
Chu Lễ và Thổ Hoàng, phốt phát ở Phú Lễ. Vào những năm 90 của thế kỷ XX lại
nổi lên phong trào tìm vàng, đào vàng ở địa phận xã Hịa Hải. Theo “Đại Nam
nhất thống chí” và “An Nam chí” cũng đã nói đến khống sản ở huyện Thổ
22

22


Hồng. Cịn ở hai xã Phúc Đồng, Hà Linh ngày nay đã tìm thấy than đá. Mỏ than
Động Đỏ được phát hiện bởi nhà địa chất Pháp Promade vào năm 1928. Pháp đã
tập trung lực lượng để khai thác nhưng mới chỉ khai thác được rất ít. Mỏ than
Động Đỏ có diện tích 3.600 m2, nằm trên địa phận các xã: Hà Linh, Hương Thủy,

Hương Giang… Trữ lượng ban đầu ước tính từ 6 đến 8 triệu tấn.
Địa bàn vùng núi mà đồng bào Mã Liềng sinh sống là nơi có nhiều lâm thổ
sản quý, nhiều gỗ, nhiều tre nứa. Trước đây cũng như bây giờ, dọc theo dịng sơng
chảy xi về Đức Thọ thường có rất nhiều cư dân xuôi bè, nghĩa là gỗ, tre, nứa,
song, mây và các loại lâm sản khác được khai thác từ rừng đầu nguồn và chở về
xuôi để buôn bán với các huyện đồng bằng. Quốc sử quán triều Nguyễn trong
“Đại Nam nhất thống chí” đã chép rằng: Đây là khu vực sơng, suối chảy xiết,
hươu, hoẵng đầy gị, chim kêu, vượn hót vang đồng. Vào đầu những năm 20 của
thế kỷ XX, Roland Bulateau đã viết về những đồng cỏ rất tốt chạy tít tắp suốt dọc
các triền núi đến tận biên giới Việt Lào, rất thuận tiện cho việc chăn nuôi trâu bị.
“Có thể xếp Hà Tĩnh vào một trong những khu vực chăn nuôi lớn của Trung Bôm.
Hà Tĩnh lại có nhiều đường đi lại rất thuận tiện cho việc chở súc vật từ Lào vào
nội địa và có nhiều chợ buôn bán súc vật lớn, đồng thời là địa điểm quan trọng
trong việc nhập trâu bò từ Lào để cung cấp cho đồng bào miền Bắc”. Nhận định
này của Roland Bulateau là đã căn cứ vào những lợi thế phát triển chăn nuôi của
vùng đất Hương Khê, Hương Sơn.

1.1.2. Điều kiện xã hội.
1.1.2.1. Dân cư.
Số dân toàn huyện Hương Khê hiện nay là 107.996 người (2009), mật độ
dân cư là 82 người/km2, là huyện có mật độ dân cư rất thấp. Tốc độ tăng dân số ở
Hương Khê là khá nhanh. Theo số liệu của Phòng Miền núi và Dân tộc của huyện
cung cấp thì dân số của huyện Hương Khê khi mới thành lập (1867) có khoảng
5.000 người. Dân cư thưa thớt, sống dọc các thung lũng nhỏ hẹp, bên bờ các sông
suối và giữa rừng đại ngàn. Tỷ lệ phát triển dân số bình quân là 3%.
23

23



Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX số dân là 30.000 người, đầu những
năm 40 thì lên khoảng 50.000 người (theo con số chính xác là 49.833 người). Như
vậy chỉ sau 75 năm mà dân số ở Hương Khê đã tăng gấp 10 lần. Số dân tăng lên
nhanh chóng là do dân các huyện di cư đến. Dân cư từ các huyện Đức Thọ,
Hương Sơn, Thạch Hà, Can Lộc và cả từ Nghệ An, Thanh Hóa đã di chuyển vào
đây từ cuối thế kỷ XIX. Cuốn “Đại Nam thực lục” có chép: Trong thời các vua
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức tức là đầu thế kỷ XIX, Quy Hợp, Trấn Ninh và
Trấn Tĩnh là những xứ rất hoang vu, lính thú đóng giữ ở đây được coi như làm
nhiệm vụ đặc biệt, cứ sau một tháng 15 ngày hoặc hai tháng thì cho đổi chổ khác.
Tuy vậy, có nhiều người trong số các lính thú đó đã xây cơ, lập nghiệp, sống gắn
bó với vùng đất Ngàn Sâu và trở thành cư dân bản địa. Có thể nói rằng, thành
phần dân cư ở Hương Khê là rất phong phú, chủ yếu là dân tứ chiếng, dân góp từ
các nơi, các nguồn, từ trong và ngoài Hà Tĩnh, kể cả người Lào và người Xiêm,
người Hoa, mà chủ yếu là người Kinh.
Dân tộc ít người ở Hương Khê chiếm khoảng 0,9% dân số toàn huyện, bao
gồm nhiều tộc người khác nhau như Mã Liềng, Cọi, Mường, Lào, Tày, Hoa, Thái,
Khơ Mú… Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là 4 nhóm tộc người Mã Liềng, Cọi, Lào
và Mường là có dân số trên 100 người, các dân tộc thiểu số cịn lại chỉ khoảng vài
chục người, thậm chí vài người. Hầu hết các dân tộc đều giữ bản sắc văn hóa
riêng, tuy đã bị mai một, bị lãng quên nhiều. Một số tập tục, ma chay, cưới xin,
sắc phục, lễ hội đặc trưng vẫn cịn nhưng khơng được duy trì thường xuyên. Hầu
hết đồng bào dân tộc ít người đều sinh sống bằng nghề nơng. Tuổi thọ trung bình
của họ thấp hơn người Kinh. Họ sống ở các xã sát biên giới Việt Lào như Hương
Liên, Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia… Gần đây, được sự giúp đỡ của chính
quyền cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là của các đơn vị bộ đội biên phòng ở các địa
phương, đồng bào dân tộc thiểu số đã định cư, làm nhà ở, trồng lúa nước… hòa
nhập với cuộc sống của đồng bào Kinh. Tuy vậy, về phương diện dân tộc, Hương
Khê là huyện có nhiều thành phần dân tộc hơn các vùng khác trong tỉnh.
1.1.2.2. Tôn giáo.
24


24


Nói về tơn giáo ở Hương Khê thì Thiên chúa giáo có số lượng tín đồ khá
đơng. Tín đồ theo đạo Thiên chúa chiếm khoảng một phần tư dân số hiện nay. Số giáo
dân này có mặt trong hầu hết các xã và thị trấn. Công giáo ở Hương Khê có từ sớm,
nằm trong Hạt Ngàn Sâu. Nhà thờ Thổ Hồng và nhà thờ Làng Trng được thành lập
từ năm 1865. Thiên chúa giáo ở Hương Khê có 12 xứ, sở; 60 họ; 59 nhà thờ trong đó
có 12 nhà thờ xứ huyện, 47 nhà thờ họ. Số giáo dân khoảng 26.500 người (năm 2008),
chiếm hơn 25% dân số của huyện. So với con số 5 triệu tín đồ Cơng giáo trong cả
nước thì tỷ lệ giáo dân ở Hương Khê như vậy là cao gấp 4 lần.
So với các nơi khác thì có lẽ Phật giáo ở đây ít phát triển hơn. Ngày nay
khơng cịn mấy chùa chiền và am miếu. Đa số chùa chỉ cịn có tên mà khơng cịn
nhà, chỉ cịn là phế tích. Tuy vậy, nếu thống kê cho hết các tên gọi thì đã có thời kỳ
ở xứ Hương Khê từng tồn tại rất nhiều chùa. Từ hạ lưu sông Ngàn Sâu đi lên, bắt
đầu là chùa Am (Diên Quang tự) ở núi Am Sơn, xã Phụng Cơng, phủ Đức Thọ.
Sau chùa Am, có cả một hệ thống chùa chiền ở miền Ngàn Sâu tương đối quy mô:
chùa Mỹ Khê, chùa Phương Mộ (xã Phương Mỹ), chùa Trúc Lâm (xã Hợp
Thành), chùa Yên Bình (Tri Bản), chùa Hà Đông, chùa Tượng Sơn, chùa Thượng
Hựu, Hạ Phúc tự, chùa Bảo Lâm…
Các chùa ở Hương Khê từ lâu tồn tại như một cơ sở tín ngưỡng độc lập
riêng từng xã thơn. Khơng có chùa lớn và các sư sãi trụ trì để biến chùa thành một
trung tâm thu hút khách thập phương đến lễ bái. Chùa thường do một người thủ từ
do dân làng cử ra để chăm sóc việc tín ngưỡng. Người thủ từ này trong một số
trường hợp cũng thành người thầy chùa, tức là người có khả năng điều hành các lễ
bái thơng thường như cầu siêu, cầu lộc, cầu tự theo yêu cầu của các tín chủ.
Trước đây, chùa nào cũng có một số ruộng đất gọi là tự điền (ruộng để
dùng cho việc cúng bái hương khói). Ruộng được làm do cơng điền thổ của xã
trích cấp và do các nhà hảo tâm, có cả những gia đình vơ tự (khơng có con) tự giác

giúp làm. Ở Hương Khê vào mồng một âm lịch không thường xuyên được dân
cúng lễ. Hầu như chỉ có ngày Phật đản (mồng Tám tháng Tư âm lịch), ngày Lễ

25

25


×