Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.53 KB, 86 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
------------------

NGÔ THỊ HÀN LY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC
BẾN LỨC – LONG THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
------------------

NGÔ THỊ HÀN LY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC
BẾN LỨC – LONG THÀNH
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HDKH: PGS. TS. ĐÀO DUY HUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi hoàn toàn thực hiện. Các thông tin và
số liệu nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong công trình nghiên
cứu khoa học nào, các dữ liệu, tài liệu khác chỉ được sử dụng như là nguồn tham
khảo và được ghi rõ ở phần tài liệu tham khảo.
Người nghiên cứu

Ngô Thị Hàn Ly


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy PGS.TS Đào Duy Huân, Trường Đại học Tài chính-Marketing, giáo
viên hướng dẫn, người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Quý thầy cô giảng dạy khóa Cao học Tài chính ngân hàng K2.1, Trường Đại
học Tài chính-Marketing năm học 2012-2014.
Quý bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp tham gia hỗ trợ, góp ý hoàn thiện luận
văn.
Các thành viên trong gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập.
Trong suốt thời gian tập trung thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn
thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng

nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài ........................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
6. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................................ 3
7. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 3
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
DỰ ÁN ĐẦU TƯ .................................................................................................... 6
1.1 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư .......................................................... 6
1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả tài chính........................................................... 6
1.1.2 Mục đích phân tích hiệu quả tài chính ............................................................ 7
1.1.3 Yêu cầu phân tích hiệu quả tài chính .............................................................. 8
1.1.4 Ước tính dòng tiền từ đầu tư ........................................................................... 8

1.1.5 Xác định và phân tích suất chiết khấu ............................................................. 10
1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư ...................................... 13
1.2.1 Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value) ........................ 13


iv

1.2.2 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return,%) ............... 15
1.2.3 Thời gian hoàn vốn (Thv) (Payback Period) .................................................... 17
1.2.4 Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) ........................................................................... 18
1.3 Phân tích rủi ro của dự án đầu tư ....................................................................... 20
1.3.1 Xác định rủi ro và vai trò của phân tích rủi ro dự án đầu tư ........................... 20
1.3.2 Phân tích độ nhạy ............................................................................................ 21
1.3.3 Phân tích tình huống........................................................................................ 21
1.3.4 Phân tích mô phỏng ......................................................................................... 22
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH .... 23
2.1 Hiện trạng một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam ......................................... 23
2.2 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức Long Thành .............................................................................................................. 25
2.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án ........................................... 25
2.2.1.1 Khu vực hấp dẫn của tuyến đường đầu tư dự án ......................................... 25
2.2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án ........................................ 26
2.2.1.3 Mối quan hệ giữa vùng KTTĐPN với kinh tế của cả nước. ........................ 27
2.2.2 Các quy hoạch phát triển của khu vực ............................................................ 28
2.2.2.1 Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 28
2.2.2.2 Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT khu vực .................................. 29
2.2.3 Dự báo nhu cầu vận tải của dự án đầu tư ........................................................ 31
2.2.3.1 Dự báo các luồng xe tham gia mạng vận tải liên tỉnh .................................. 31
2.2.3.2 Tổng hợp dự báo luồng xe đi trên đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long

Thành…… ................................................................................................................ 32
2.2.4 Mô tả dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long
Thành………............................................................................................................ 34
2.3 Khối lượng và khái toán kinh phí dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao
tốc Bến Lức – Long Thành ...................................................................................... 35


v

2.3.1 Khối lượng xây dựng chính ............................................................................ 35
2.3.2 Khái toán kinh phí đầu tư các hạng mục ......................................................... 36
2.4 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc
Bến Lức – Long Thành ............................................................................................ 37
2.4.1 Các cơ sở về số liệu phân tích dự án ............................................................... 37
2.4.1.1 Cơ sở vĩ mô về tỷ giá lạm phát và tỷ giá hối đoái........................................ 37
2.4.1.2 Phương thức huy động nguồn vốn đầu tư của dự án ................................... 37
2.4.1.3 Các cơ sở tính toán doanh thu của dự án ..................................................... 38
2.4.1.4 Chi phí vận hành, duy tu và sửa chữa của dự án.......................................... 39
2.4.2 Các kết quả phân tích tài chính ....................................................................... 40
2.4.2.1 Suất đầu tư của dự án ................................................................................... 40
2.4.2.2 Ngân lưu của dự án ...................................................................................... 41
2.4.2.3 Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án IRR.......................................................... 42
2.4.2.4 Thời gian hoàn vốn của dự án (PP) .............................................................. 42
2.4.2.5 Phân tích tỷ số doanh thu-chi phí B/C ......................................................... 42
2.4.2.6 Hệ số an toàn trả nợ DSCR .......................................................................... 43
2.4.3 Phân tích rủi ro của dự án ............................................................................... 44
2.4.3.1 Phân tích độ nhạy của dự án ........................................................................ 44
2.4.3.2 Phân tích tình huống..................................................................................... 51
2.4.3.3 Phân tích mô phỏng ...................................................................................... 52
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 53

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO
TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH ....................................................................... 55
3.1 Tác động của lạm phát đến hiệu quả tài chính của dự án .................................. 55
3.2 Tác động của phí giao thông đến hiệu quả tài chính của dự án ......................... 56
3.3 Tác động của lưu lượng xe đến hiệu quả tài chính của dự án ............................ 57
3.4 Tác động của chi phí đầu tư đến hiệu quả tài chính của dự án .......................... 58
3.5 Các yếu tố khác .................................................................................................. 61


vi

3.6 Hạn chế của luận văn ......................................................................................... 63
3.6.1 Hạn chế về số liệu ........................................................................................... 63
3.6.2 Hạn chế về phương pháp phân tích ................................................................. 64
3.6.3 Hạn chế về năng lực ........................................................................................ 64
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 65
1. Kết luận ................................................................................................................ 65
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 69


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, từ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


ADB

Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á

DSCR

Debt – Service Coverage Ratio – Hệ số an toàn nợ vay

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

IRR

NPV

Internal Rate of Return – Suất sinh lợi nội bộ
The Japan International Cooperation Agency-Cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản
Net Present Value – Hiện giá thuần

PPP

Puchasing Power Parity – Quy luật cân bằng sức mua

USD

United States Dollar – Đồng Đôla Mỹ
Vietnam Expressway Corporation – Tổng công ty Đầu tư

Phát triển Đường cao tốc Việt Nam

JICA

VEC
KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2-1:

Diện tích và dân cư các tỉnh, thành trong vùng KTTĐPN ..............26

Bảng 2-2:

Một số chỉ tiêu kinh tế toàn vùng KTTĐPN năm 2013...................27

Bảng 2-3:

Dự báo luồng xe đi trên đường cao tốc............................................33

Bảng 2-4:

Hệ số quy đổi các loại xe ra xe con .................................................39

Bảng 2-5:


Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lạm phát .....................45

Bảng 2-6:

Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lưu lượng xe ...............46

Bảng 2-7:

Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với phí giao thông ............47

Bảng 2-8:

Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với chi phí đầu tư .............47

Bảng 2-9:

Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lãi suất ........................48
Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lạm phát và lưu
49
lượng xe ...........................................................................................
Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với chi phí đầu tư và lưu
50
lượng xe ...........................................................................................

Bảng 2-10:
Bảng 2-11:
Bảng 2-12:

Phân tích tình huống ........................................................................52



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2-1:

Suất đầu tư trung bình của đường cao tốc Việt Nam và thế giới.....23

Hình 2-2:

Chi phí xây dựng một số tuyến đường cao tốc tiêu biểu .................24

Hình 2-3:

Bản đồ tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành ....................................34

Hình 2-4:

Ngân lưu tài chính của dự án ...........................................................41

Hình 2-5:

Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án .....................................................42

Hình 2-6:

Tỷ số B/C của dự án ........................................................................43

Hình 2-7:


Hệ số an toàn trả nợ DSCR của dự án .............................................43

Hình 2-8:

Mối quan hệ giữa NPV dự án và lạm phát ......................................45

Hình 2-9:

Mối quan hệ giữa NPV dự án và lưu lượng xe ................................46

Hình 2-10:

Mối quan hệ giữa NPV dự án và phí giao thông .............................47

Hình 2-11:

Mối quan hệ giữa NPV dự án và chi phí đầu tư ..............................48

Hình 2-12:

Mối quan hệ giữa NPV dự án và lãi suất .........................................49

Hình 2-13:

Phân bố xác suất NPV của dự án .....................................................53


x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

Tỷ giá hối đoái .................................................................................69

Phụ lục 2:

Kế hoạch trả nợ ADB ......................................................................70

Phụ lục 3:

Kế hoạch trả nợ JICA ......................................................................71

Phụ lục 4:

Tổng số dự hàng năm.......................................................................72

Phụ lục 5:

Hệ số an toàn trả nợ DSCR ..............................................................73

Phụ lục 6:

Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng mức đầu tư.............74


-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hệ thống đường cao tốc quốc gia được xem như một trong những biểu trưng
của nền kinh tế phát triển. Với đặc điểm ưu việt về tốc độ xe chạy, số lượng xe
thông qua và độ an toàn giao thông do được tổ chức và kiểm soát bằng các giải
pháp công nghệ hiện đại ...
Nhờ những ưu việt này, hệ thống đường cao tốc đã được phát triển rất mạnh
mẽ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang phát triển mạnh như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và thực tế đường cao tốc đã đem lại những hiệu quả
kinh tế xã hội vô cùng to lớn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống đường cao tốc Quốc gia, Chính
phủ Việt Nam đã và đang tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây
dựng các tuyến đường cao tốc, đặc biệt trong năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành hàng loạt các Quyết định (số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 và số
1290/QĐ-TTg ngày 26/9/2007…) với mục tiêu đầu tư từ nay đến năm 2020 trên
3000 km đường cao tốc với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên đến hàng trăm ngàn
tỷ đồng.
Xuất phát từ những ý tưởng đó, tác giả đã thực hiện đề tài “Phân tích hiệu
quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long
Thành” làm luận văn tốt nghiệp sau đại học ngành tài chính ngân hàng.

2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng
đường cao tốc còn mới. Từ thực tiễn về sự phát triển hệ thống đường cao tốc trên
thế giới và xu hướng phát triển đường cao tốc tại Việt Nam, việc nghiên cứu phân
tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc là rất cần thiết.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có tham khảo một số tài liệu sau
đây:


-2-


- Phân tích lợi ích-chi phí dự án cầu Vàm Cống, Trần Thị Thùy Linh, 2010,
Đại học kinh tế TP.HCM.
- Phân tích lợi ích-chi phí đường trên cao Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Huỳnh Kim
Thanh Phong, 2012, Đại học kinh tế TP.HCM.
Nội dung chủ yếu của hai đề tài này là phân tích các yếu tố cấu thành lợi ích
và chi phí của dự án. Đề tài luận văn của tác giả trên cơ sở các yếu tố đầu vào tập
trung phân tích hiệu quả về tài chính của dự án đầu tư đường ô tô cao tốc Bến LứcLong Thành.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng
đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả tài chính của dự án.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khái quát được tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
+ Phân tích tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường ô tô
cao tốc Bến Lức – Long Thành.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả của dự án đầu tư đường ô tô cao
tốc Bến Lức – Long Thành.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức –
Long Thành.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của dự
án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là:
- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu nội dung về dự án đầu tư, các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, các văn bản chính sách liên quan đến nội
dung đề tài. Nghiên cứu tài liệu là nền tảng để phát triển cơ sở lý thuyết của đề tài.



-3-

- Thu thập và phân tích số liệu: từ thông tin thu thập được tiến hành phân tích
hiệu quả tài chính thông qua các số liệu liên quan.
- Phân tích mô phỏng: sử dụng phần mềm chuyên dụng Crystal Ball khi phân
tích rủi ro tài chính dự án đầu tư.
- Tổng hợp: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng hợp, đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

6. Ý nghĩa của luận văn
- Đề tài luận văn là nghiên cứu chính thức đầu tiên về phân tích tài chính của
dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Nghiên cứu này làm nền tảng giúp cho chủ đầu tư đánh giá hiệu quả của dự
án và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường
ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành.

7. Quy trình nghiên cứu


-4-

Các bước nghiên cứu của đề tài tuân theo trình tự dưới đây:
Xây dựng
bảng thông số
của dự án.
Xác định tổng
mức đầu tư và
các nguồn

vốn.
Kế hoạch
doanh thu.

Kế hoạch chi
phí.
Xây dựng báo
cáo dòng tiền
của dự án.
Xác định suất
chiết khấu của
dự án.
Tính toán các
chỉ tiêu hiệu
quả tài chính
của dự án
NPV, IRR…
Phân tích rủi
ro về hiệu quả
tài chính của
dự án.
Kết luận tính
khả thi về
hiệu quả tài
chính dự án.
Đề xuất giải
pháp nâng cao
hiệu quả tài
chính dự án.



-5-

8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần. Phần nội dung gồm 3 chương:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
+ Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường
ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của dự án
đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Phần kết luận - kiến nghị


-6-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả tài chính
Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với
chức năng làm phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập
hay sử dụng quỹ tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã
hội. Tài chính phản ánh tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các quỹ
tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.
Một trong những vai trò của tài chính là khai thác, thu hút các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói riêng và
toàn xã hội nói chung. Do đó tài chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho
sự thành công của một dự án. Thực tế cho thấy có nhiều dự án đã không đủ vốn thì

không thể thực hiện được, mà thông thường nguồn vốn cho một dự án là có từ nhiều
nơi hoặc là từ chính phủ, từ viện trợ hoặc huy động của các cổ đông…cho nên tài
chính phải phát huy vai trò tìm nguồn vốn hay huy động nguồn vốn cho dự án.
Phân tích tài chính dự án đầu tư là nghiên cứu, đánh giá dự án về mặt tài
chính. Tức là xem xét khả năng và hiệu quả sử dụng tài chính trong việc thực hiện
dự án đầu tư.
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là một tiến trình chọn lọc, tìm hiểu về
tương quan của các chỉ tiêu tài chính và đánh giá tình hình tài chính về một dự án
đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả.
Phân tích tài chính được xem xét trên quan hệ vi mô, đứng trên góc độ lợi ích
của công ty, của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tài chính dự án đầu tư được xem
xét trên góc độ quyền lợi của chính nhà đầu tư dự án.
Phân tích hiệu quả dự án là tập hợp các hoạt động nghiên cứu, phân tích,
đánh giá các chỉ tiêu tài chính của dự án trên cơ sở dòng tiền dành cho dự án và phát
sinh từ dự án theo các quan điểm khác nhau của các chủ thể tham gia vào dự án.


-7-

Theo các giai đoạn của dự án đầu tư, hoạt động phân tích tài chính dự án đầu
tư cũng phải được thực hiện trong cả ba giai đoạn của dự án: chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư và vận hành kết quả sau đầu tư.
Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là
phân tích hiệu quả tài chính dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư: từ nghiên cứu tiền khả
thi đến nghiên cứu khả thi.
Như phân tích ở trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư là rất quan trọng vì nó quyết
dịnh đến khả năng thành công hay thất bại của dự án. Dựa vào kết quả phân tích
hiệu quả tài chính của dự án này mà chủ đầu tư quyết định chấp thuận hay không
chấp thuận dự án.
Quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư thường gồm các nội dung

như sau:
+ Xác định các thông số của dự án và ước lượng các dòng tiền dành cho và
phát sinh từ dự án.
+ Xác định suất chiết khấu hợp lý cho dự án.
+ Tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
+ Phân tích rủi ro của dự án.

1.1.2 Mục đích phân tích hiệu quả tài chính
- Các nhà đầu tư luôn mong muốn dự án thành công, phân tích tài chính sẽ
giúp các nhà đầu tư nhìn thấy những bước tiến triển của dự án để họ đưa ra các biện
pháp thích hợp bằng cách dự tính trước các phương án khác nhau và lựa chọn được
phương án cụ thể cho dự án của mình.
- Phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư thấy được hiệu quả của dự án
thông qua việc so sánh giữa mọi nguồn thu của dự án với tổng chi phí hợp lý của dự
án.
- Phân tích tài chính luôn diễn ra từ bước lập báo cáo đầu tư xây dựng công
trình cho đến khi đưa công trình vào vận hành, nên phân tích tài chính sẽ giúp các
nhà đầu tư dự tính được cho tương lai khi có sự thay đổi về thu nhập và chi phí để
kịp thời điều chỉnh và rút kinh nghiệm.


-8-

- Phân tích tài chính là kế hoạch để trả nợ, bởi nó đưa ra các tiêu chuẩn về hoạt
động và những cam kết về hoạt động của mình. Người tài trợ căn cứ vào kết quả
phân tích tài chính để đưa ra các quyết định tài trợ tiền (đầu tư vốn) tiếp tục hay
không. Nếu vay và trả nợ đúng cam kết thì lần sau vay sẽ dễ dàng hơn và chứng tỏ
sự thành công của dự án.

1.1.3 Yêu cầu phân tích hiệu quả tài chính

Phân tích tài chính dự án đầu tư cũng tương tự như phân tích tài chính trong
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Tức nó phải được đề cập tới tất cả các
yếu tố liên quan đến dòng tiền và chi phí cho các hoạt động cũng như lợi nhuận
thu được từ các hoạt động đó. Phân tích tài chính của dự án đầu tư phải giải
quyết các yêu cầu nêu trên.

1.1.4 Ước tính dòng tiền từ đầu tư
Quá trình thực hiện dự án đầu tư thường kéo dài và phát sinh các khoản thu
và chi trong một khoảng thời gian nhất định. Những khoản thu và chi trong quá
trình thực hiện dự án tạo thành dòng tiền của dự án.
Dòng tiền dự án là dòng những chi phí và thu nhập tài chính hay là những
dòng thu và chi mà dự án sẽ tạo ra trong suốt thời gian vận hành của nó.
Do tiền có giá trị theo thời gian nên khi so sánh, phân tích và tính toán các
chỉ tiêu ta cần tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong những thời gian khác nhau
về cùng một thời gian đầu kỳ hay cuối kỳ. Nếu chuyển các khoản tiền phát sinh về
cùng mặt bằng thời gian ở đầu kỳ phân tích thì ta gọi là phương pháp hiện giá
(Present value-PV).
Khi ước tính dòng tiền của dự án bất kể là bình thường hay không bình
thường cần áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau:
+ Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm. Nên đánh giá dòng
tiền cho một dự án cụ thể dựa trên góc độ toàn bộ dòng tiền của doanh
nghiệp sẽ bị tác động như thế nào nếu dự án được chấp nhận. Vì vậy, nên
đưa vào phân tích tất cả các thay đổi trong dòng doanh thu, dòng chi phí
và dòng thuế phát sinh do việc chấp nhận dự án.


-9-

+ Dòng tiền nên được tính toán trên cơ sở sau thuế. Do đầu tư ban đầu cho
một dự án lấy từ nguồn tiền mặt sau thuế nên thu nhập từ dự án cũng phải

được tính bằng cùng đơn vị tức là từ dòng tiền sau thuế.
+ Chi phí chìm không được tính vào dòng tiền của dự án. Chi phí chìm là
chi phí đã phát sinh mà không phụ thuộc vào quyết định hiện tại là chấp
nhận hay không chấp nhận dự án.
+ Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo các chi phí
cơ hội của chúng. Các chi phí cơ hội của tài sản là dòng tiền mà tài sản đó
có thể tạo ra nếu chúng không được sử dụng trong dự án đang xem xét.
Công thức chung để xác định dòng tiền của dự án như sau:
Dòng tiền
của dự án
(NCF)

Dòng tiền từ
= hoạt động kinh
doanh của dự án

Giá trị còn lại
+

của TSCĐ

Thay đổi

Chi tiêu
- vốn của

sau thuế

dự án


-

vốn luân
chuyển ròng

Trong đó:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận sau thuế + khấu hao
OCF = (1- t) x EBIT + D

(1.2)

+ OCF: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của dự án
+ EBIT: lợi nhuận trước thuế thu nhập và lãi vay của dự án
+ t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
+ D: khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) của dự án.
- Chi tiêu vốn (capital expenditure) là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng
các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm như mua sắm máy móc
thiết bị. Cần phân biệt chi tiêu vốn với chi tiêu hoạt động bình thường tức là chi tiêu
dự kiến tạo ra các lợi ích tiền mặt trong thời gian một năm sắp đến, thời hạn một
năm được chọn bất kỳ trừ trường hợp đặc biệt.
- Thay đổi vốn luân chuyển ròng: vốn luân chuyển ròng bao gồm các tài sản
lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu) trừ đi khoản nợ phải trả. Nếu dự
án xét theo giai đoạn hàng năm thì thay đổi vốn luân chuyển ròng giữa các năm
trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ được tính vào dòng tiền của dự án. Nếu thay

(1.1)


- 10 -


đổi tăng thì số chênh lệch được tính trong dòng tiền ra của dự án, nếu thay đổi giảm
thì số chênh lệch được tính trong dòng tiền vào của dự án.
- Giá trị còn lại của TSCĐ sau thuế: với bất kỳ tài sản cố định nào sau khi
không còn sử dụng nữa đều được thanh lý. Đối với trường hợp tài sản hình thành từ
dự án đầu tư, vào năm cuối cùng của dự án cần phải tính đóng góp của giá trị còn
lại của tài sản do thanh lý đối với dòng tiền của dự án.
Trên cơ sở tính toán các yếu tố đầu ra và đầu vào của dự án, chúng ta có thể xây
dựng được dòng tiền ròng của dự án, cụ thể như sau:
Năm

0

Dòng tiền ròng

NCF 0

1
R

2

NCF 1
R



NCF 2
R

n


NCF t
R

NCF n
R

Trong đó:
+ NCF t : dòng tiền ròng năm thứ t
R

R

+ n : vòng đời của dự án

1.1.5 Xác định và phân tích suất chiết khấu
Chiết khấu: chiết khấu của đồng tiền là sự chênh lệch của giá trị đồng tiền
theo thời gian. Phương pháp chiết khấu là phương pháp đề cập đến các yếu tố chiết
khấu đầu tư vì đồng tiền có chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của dòng tiền là giá trị mất đi do không sử dụng đồng tiền vào
mục đích sinh lời tốt nhất. Trong hoạt động đầu tư, trên thị trường vốn có nhiều chi
phí cơ hội của đồng tiền được hình thành như: lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất
tín phiếu, lãi cổ phiếu … Do đó, cơ hội sinh lời là rất đa dạng ở các mức độ khác
nhau.
Các dự án đầu tư thường được tiến hành trong nhiều năm, đặc biệt các dự án
có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian hoạt động dài từ 15 đến 50 năm hoặc lâu hơn.
Với một khoảng thời gian dài như vậy, chi phí cơ hội càng biểu hiện rõ và càng có
giá trị lớn khi thời gian đầu tư càng dài.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư luôn phát sinh các chi phí tài chính và
các lợi ích tại các thời điểm khác nhau (hiện tại, tương lai) và chi phí cơ hội cũng sẽ

khác nhau tại các thời điểm đó. Vì vậy, cần phải chuyển đổi các giá trị lợi ích và chi


- 11 -

phí tài chính các thời điểm trong tương lai về thời điểm hiện tại. Việc làm này đồng
nghĩa với việc đề cập các chi phí cơ hội, tức là sử dụng tỷ suất chiết khấu và hệ số
chiết khấu trong tính toán các chỉ tiêu tài chính nói chung.
Như vậy, chi phí cơ hội được đề cập trong phân tích dự án được coi như là
một nội dung mang bản chất của tiền tệ trong hoạt động đầu tư. Do đó sử dụng
phương pháp chiết khấu và chuyển đổi các giá trị, lợi ích và chi phí tài chính ở các
thời điểm khác nhau về thời điểm hiện tại là công việc cần thiết và đúng đắn của
phân tích dự án đầu tư.
Suất chiếu khấu của dự án:
Để quy đổi những lượng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau về cùng một
điểm người ta dùng suất chiết khấu.
Suất chiết khấu là lãi suất dùng để tích lũy dòng tiền quá khứ hoặc chiết giảm
dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại tương đương.
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của lượng tiền lãi thu được trong một đơn vị thời gian
so với vốn gốc. Thường có hai loại lãi suất đơn và lãi suất kép.
Suất chiết khấu là một dạng lãi kép.
Các phương pháp xác định suất chiết khấu của dự án:

1.1.5.1 Phương pháp 1: Phương pháp lãi suất vay vốn
Là phương pháp xem xét quan hệ giữa suất chiết khấu của dự án (r) cần xác
định với mức của lãi suất vay (r lv ) nói chung (thường là lãi suất vay dài hạn). Điều
R

R


kiện là r ≥ r lv .
R

R

Nhược điểm của phương pháp này là các doanh nghiệp thường chọn lãi suất
vay ngân hàng làm suất chiết khấu của dự án. Việc làm này sẽ dễ dẫn đến sai lầm
khi đánh giá dự án vì nó bỏ qua ảnh hưởng của rủi ro và không phản ánh đúng ý
nghĩa của suất chiết khấu là suất sinh lời mong đợi thu được từ dự án.

1.1.5.2 Phương pháp 2: Phương pháp cơ cấu vốn
Là phương pháp được xem xét trên sự tham gia của các nguồn vốn huy động
và được xác định bằng trị số bình quân gia quyền của các nguồn vốn vay với các tỷ
lệ lãi vay tương ứng.


- 12 -

r=

Vdh × rdh + Vth × rth + ... + Vr × rr
Vdh + Vth + ... + Vr

(1.3)

Trong đó:
+ V dh : Vốn vay dài hạn để đầu tư
R

R


+ V th : Vốn vay trung hạn để đầu tư
R

R

+ V r : Vốn chủ sở hữu (vốn riêng) để đầu tư
R

R

+ r dh : Lãi vay dài hạn, %/năm
R

R

+ r th : Lãi vay trung hạn, %/năm
R

R

+ r r : Tỷ suất sinh lời mong muốn của vốn chủ sở hữu, %/năm.
R

R

1.1.5.3 Phương pháp 3: Phương pháp tỷ lệ nguồn vốn hay phương pháp
chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC)
Là phương pháp xem xét đến tỷ lệ các nguồn vốn tham gia so với tổng vốn đầu
tư.

r = (K dh x r dh ) + (K th x r th ) + … + (K r x r r )
R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

(1.4)

Trong đó:
+ r dh : Lãi vay dài hạn, %/năm
R


R

+ r th : Lãi vay trung hạn, %/năm
R

R

+ r r : Tỷ suất sinh lời mong muốn của vốn chủ sở hữu, %/năm
R

R

+ K dh : Tỷ lệ vốn vay dài hạn trong tổng số vốn đầu tư, %.
R

R

+ K th : Tỷ lệ vốn vay trung hạn trong tổng số vốn đầu tư, %
R

R

+ K r : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn đầu tư, %
R

R

+ K dh + K th + K r = 1
R


R

R

R

R

R

Xét về mặt toán học, phương pháp 2 và phương pháp 3 là tương tự nhau. Từ công
thức tính (r) ở phương pháp 2 ta có thể suy ra công thức tính (r) ở phương pháp 3
theo phép biến đổi:
K dh =

Tương tự đối với K th , K r …
R

R

R

R

Vdh x100%
Vdh + Vth + ... + Vr

(1.5)



- 13 -

Ưu điểm của phương pháp 2 và phương pháp 3 là nó phản ánh tương đối chính
xác và hợp lý chi phí cơ hội của các nguồn vốn tham gia vào dự án.
Nhược điểm của 2 phương pháp này là việc tính toán tương đối phức tạp, đặc
biệt là việc xác định tỷ lệ sinh lời mong muốn của vốn chủ sở hữu (r r ).
R

R

Ý nghĩa của tỷ suất chiết khấu của dự án đầu tư:
+ Xét về mặt lợi nhuận: Suất chiết khấu của dự án biểu thị mức độ sinh lời
(chi phí cơ hội) mong muốn của nhà đầu tư.
+ Xét về khả năng thanh toán: Suất chiết khấu của dự án chỉ ra khả năng trả
nợ lãi vay của nguồn vốn đi vay.
Lạm phát và sự lựa chọn lãi suất chiết khấu: Như ta đã biết, lãi suất thực là
lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Trong việc chiết khấu dòng tiền,
việc lựa chọn suất chiết khấu danh nghĩa hay suất chiết khấu thực không thành vấn
đề, miễn là chúng được sử dụng nhất quán. Có nghĩa là chúng ta sẽ đạt được cùng
một kết luận như nhau nếu chiết khấu dòng tiền danh nghĩa bằng suất chiết khấu
danh nghĩa (không điều chỉnh lạm phát) hoặc chiết khấu dòng tiền thực bằng suất
chiết khấu thực (có điều chỉnh lạm phát).

1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư
1.2.1

Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value)

- Khái niệm NPV:

+ Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí gọi là thu nhập thuần. Giá trị
hiện tại của thu nhập thuần gọi là giá trị hiện tại thuần NPV.
+ NPV là hiệu số giữa hiện giá dòng thu hồi và đầu tư tính cho cả thời hạn
đầu tư.
+ NPV là tổng hiện giá dòng ngân lưu ròng của dự án với một suất chiết
khấu thích hợp.
- Phương pháp tính NPV:
n

NPV = ∑
t =0

Trong đó:

n
Bt
Ct


t
(1 + r ) t =0 (1 + r )t

(1.6)


×