Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

TÁC ĐỘNG của lạm PHÁT đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 110 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

NGUYỄN THANH TÚ
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

NGUYỄN THANH TÚ
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñề tài nghiên cứu tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai ñoạn 1989-2012 là công trình nghiên cứu khoa học ñộc lập của


tôi.
Tôi xin cam ñoan các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tú

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trường Đại học Tài chính – Marketing,
Khoa Đào tạo sau ñại học ñã truyền ñạt những kiến thức làm nền tảng cho tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư ñã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo ñể tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ñến những người bạn, ñồng nghiệp ñã tận tình
hỗ trợ, góp ý giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua ñể tôi có thể hoàn thành nghiên cứu
của luận văn này.

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm …………
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADF – Augmented Dickey Fuller test:

Kiểm ñịnh nghiệm ñơn vị ADF

AIC – Akaike Information Criteria:

Tiêu chuẩn thông tin Akaike

ARDL – Autoregressive Distributive Lag:

Phân bố trễ tự hồi quy


CE – Co-integrating Equation:

Phương trình ñồng liên kết

CPI – Consumer Price Index:

Chỉ số giá tiêu dùng

CLS – Conditional Least Square:

Điều kiện bình phương nhỏ nhất

ECM – Error Correction Model:

Mô hình hiệu chỉnh sai số

GDP – Gross Domestic Product:

Tổng sản phẩm quốc nội

Growth rate of GDP

Tỷ lệ tăng của GDP

:

HQ – Hannan – Quinn:

Chỉ tiêu HQ


IFS – International Finance Statistics:

Phân tích tài chính quốc tế

IMF – International Monetary Fund:

Quỹ tiền tệ quốc tế

OLS – Ordinary Least Square:

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

PP – Phillips Perron:

Kiểm ñịnh phương pháp PP

RGDP – Real Gross Domestic Product:

GDP thực

RSS – Residual Sum of Square:

Tổng bình phương các phần dư

SIC – Schwarz Information Criteria:

Tiêu chuẩn thông tin Schwarz

VAR – Vector Autoregressive:


Mô hình véc tơ tự hồi quy

VECM – Vector Error Correction Model:

Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số

WDI – World Development Index:

Chỉ số phát triển thế giới

WEO – World Economic Outlook:

Kinh tế toàn cầu

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1:

Mô tả các biến cơ sở và ký hiệu sử dụng trong mô hình

Bảng 4.1:

Thống kê dữ liệu trung bình

Bảng 4.2:

Ma trận tương quan


Bảng 4.3:

Kết quả kiểm ñịnh tính dừng bằng phương pháp ADF- Chuỗi dữ liệu gốc

Bảng 4.4:

Kết quả kiểm ñịnh tính dừng bằng phương pháp ADF- Chuỗi sai phân
bậc 1

Bảng 4.5:

Kết quả kiểm ñịnh tính dừng bằng Phillips-Perron - Chuỗi dữ liệu gốc

Bảng 4.6:

Kết quả kiểm ñịnh tính dừng bằng Phillips-Perron - Chuỗi sai phân bậc 1

Bảng 4.7:

Kết quả tìm ñộ trễ tối ưu cho mô hình Var

Bảng 4.8a:

Kiểm ñịnh vết (Trace statistics)

Bảng 4.8b:

Kiểm ñịnh giá trị riêng cực ñại


Bảng 4.9:

Kiểm ñịnh nghiệm ñơn vị cho phần dư

Bảng 4.10:

Kết quả kiểm ñịnh mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM)

Bảng 4.11:

Kết quả kiểm ñịnh mô hình véc tơ sai số hiệu chỉnh (VECM)

Bảng 4.12:

Kiểm ñịnh tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn

Bảng 4.13:

Mô hình tác ñộng ngưỡng lạm phát ñến ñối với tăng trưởng kinh tế Việt

Nam (1989-2012).

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1:

Vòng xoáy lạm phát do cầu kéo

Hình 2.2:


Vòng xoáy của lạm phát do chi phí ñẩy

Hình 2.3:

Ngưỡng lạm phát

Hình 4.1:

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1989 – 2012)

Hình 4.2:

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1992 – 2012)

Hình 4.3:

Kết quả ngưỡng lạm phát ở Việt Nam

vi


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU......................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài ..............................................................................................1
1.2 Tình hình nghiên cứu ñề tài.........................................................................................2
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 2
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................... 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài....................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4

1.5 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài .....................................................................5
1.7 Bố cục của nghiên cứu ................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ......................................................................6
2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................................6
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế................................................................................................. 6
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế .......................................................................6
2.1.1.2. Chỉ tiêu ño lường tăng trưởng kinh tế ............................................................7
2.1.2 Lạm phát................................................................................................................ 7
2.1.2.1 Khái niệm lạm phát ........................................................................................7
2.1.2.2 Các loại lạm phát............................................................................................8
2.1.2.3 Nguyên nhân lạm phát....................................................................................9
2.1.2.4 Ngưỡng lạm phát..........................................................................................11
2.2 Các lý thuyết về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế...........................12
2.2.1 Lý thuyết cổ ñiển (1776) .................................................................................12
2.2.2 Lý thuyết Keynes (1936) .................................................................................13
2.2.3 Lý thuyết tiền tệ ..............................................................................................14
2.2.4 Lý thuyết Tân cổ ñiển.....................................................................................14
2.2.5 Lý thuyết của Keynes mới ...............................................................................16
2.3 Các bằng chứng thực nghiệm ...................................................................................17
2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 17
2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước.............................................................. 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...............................................................................................24
vii


CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ...............................................25
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................25
3.2 Mô hình nghiên cứu của ñề tài .................................................................................25
3.3 Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................................27

3.4 Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................................29
3.5 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................32
3.5.1 Kiểm ñịnh tính dừng (Unit Root Test)....................................................................32
3.5.1.1 Kiểm ñịnh ADF (Augmented Dickey – Fuller) .............................................33
3.5.1.2 Kiểm ñịnh PP ( Phillips –Perron)..................................................................34
3.5.2 Kiểm ñịnh ñộ trễ tối ưu ......................................................................................... 35
3.5.3 Kiểm ñịnh ñồng liên kết........................................................................................ 35
3.5.4 Kiểm ñịnh mô hình sai số hiệu chỉnh (Error Correction Model) ............................ 36
3.5.5 Kiểm ñịnh mô hình véc tơ sai số hiệu chỉnh (VECM) ........................................... 37
3.5.6 Kiểm ñịnh ngưỡng ................................................................................................ 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...............................................................................................39
4.1. Mô tả dữ liệu............................................................................................................40
4.2 Kết quả kiểm ñịnh tính dừng (Unit Root Test) ..........................................................43
4.2.1 Kết quả kiểm ñịnh tính dừng bằng phương pháp ADF .......................................... 44
4.2.2 Kết quả kiểm ñịnh tính dừng bằng phương pháp Phillips-Perron........................... 46
4.3 Tác ñộng dài hạn và ngắn hạn của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế....................50
4.3.1 Kiểm ñịnh ñồng liên kết bằng phương pháp Johansen........................................... 50
4.3.2 Mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) ......................................................................... 52
4.3.3 Mô hình véc tơ sai số hiệu chỉnh (VECM) ............................................................ 53
4.4 Kiểm ñịnh thực nghiệm về mức ngưỡng lạm phát ở Việt Nam..................................55
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...............................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................66
5.1 Kết luận ....................................................................................................................66
5.2 Các giải pháp và khuyến nghị ................................................................................. 67
5.2.1 Biện pháp kiểm soát lạm phát dài hạn .........................................................67
5.2.2 Biện pháp kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn. .............................................69
5.2.3 Giải pháp lạm phát mục tiêu........................................................................70
viii



5.3 Hạn chế của ñề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................72
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................78
PHỤ LỤC A: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC CẶP BIẾN TỪ PHẦN MỀM SPSS .....................78

A.1: Cặp biến tăng trưởng kinh tế (G) và lạm phát (INF)............................................... 78
A.2: Cặp biến tăng trưởng kinh tế (G) và lạm phát (INF2).............................................. 80
A.3: Cặp biến tăng trưởng kinh tế( G) và Tăng trưởng chi tiêu chính phủ (GEXP) ........ 84
A.4: Cặp biến tăng trưởng kinh tế( G) và Tăng trưởng ñộ mở thương mại (OPN).......... 86
A.5: Cặp biến tăng trưởng kinh tế( G) và Tăng trưởng ñầu tư (INV).............................. 89
A.6: Cặp biến tăng trưởng kinh tế( G) và tỷ giá thương mại (TOT)................................ 91
A.7: Cặp biến tăng trưởng kinh tế( G) và tăng dân số (GPOP) ....................................... 93
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỪ PHẦN MỀM EVIEW 6.0 .......................................95
B1: Kết quả kiểm ñịnh tác ñộng ngưỡng lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (19892012) .........................................................................................................................................95
B2: Kết quả kiểm ñịnh ña cộng tuyến..........................................................................................99

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô; tập trung thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, ñổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh, là những giải pháp chủ yếu chỉ ñạo ñiều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ñược Chính phủ ban hành tại Nghị quyết
01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014.
Cụ thể là, phải thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả và thực hiện
chính sách tài khóa chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh giá cả, phù hợp với việc
ñạt ñược tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng
của các nhà quản lý và ñiều hành nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ñó là

tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn ñịnh với mức tăng trưởng kinh tế cao và bền
vững, cùng với mức lạm phát vừa phải.
Mục tiêu của chính sách kinh tế trong mỗi quốc gia trong dài hạn là tăng trưởng
kinh tế bền vững, trong ngắn hạn là ổn ñịnh. Do ñó, chính sách tài khóa với mục tiêu
tăng năng suất và chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn ñịnh giá cả, nên ñược phối hợp và
thực hiện có hiệu quả. Để duy trì tăng trưởng bền vững và ổn ñịnh giá cùng một lúc,
có thể khó ñể thực hiện hoạch ñịnh chính sách. Mặc dù, thuyết Keynes, một số khái
niệm kinh tế cho rằng lạm phát vừa phải là một kích thích cho tăng trưởng kinh tế
(Mubarik 2005). Tuy nhiên, do những kỳ vọng hợp lý và lạm phát tăng dần nên mức
giá có thể biến ñổi thành mức giá cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô, ñiều này sẽ có hại cho
tăng trưởng kinh tế (Khan, Senhadji, 2001).
Một số nghiên cứu cho rằng, lạm phát cao sẽ phá vỡ sự hoạt ñộng trơn tru của
nền kinh tế thị trường. Lạm phát cao sẽ có nhiều tác dụng phụ: Nó áp ñặt chi phí phúc
lợi về xã hội, khuyến khích tiết kiệm và ñầu tư bằng cách tạo ra sự không chắc chắn về
giá cả trong tương lai, mặt hàng trong nước ñắt hơn làm giảm xuất khẩu, tác ñộng ñến
cán cân thanh toán làm giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Khan và Senhadji
(2001); Frimpong và Oteng-Abayie (2010).
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, không nên cho phép lạm phát giảm
xuống dưới số 0 vì chi phí giảm phát ñược cho là cao ( Billi và Kahn, 2008).
Các học thuyết kinh tế vĩ mô và kiểm nghiệm thực tiễn ñã chứng minh rằng lạm
phát và tăng trưởng có mối quan hệ nhân quả, ñặc biệt theo ñồ thị hình chữ U ngược.
1


Đỉnh là ngưỡng của tỷ lệ lạm phát tối ưu. Khi lạm phát dưới ngưỡng tỷ lệ tối ưu, quan
hệ lạm phát và tăng trưởng dương thì lạm phát tác ñộng tích cực ñối với tăng trưởng
kinh tế và thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát vượt trên ngưỡng tỷ lệ tối ưu,
quan hệ lạm phát và tăng trưởng âm thì lạm phát tác ñộng tiêu cực ñối với tăng trưởng
kinh tế và giảm tăng trưởng kinh tế (T.Killick, 1981, theo Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư,
2010).

Mục tiêu của chính sách tiền tệ không cần thiết nhằm ñạt ñược và duy trì lạm
phát thấp mà cần tập trung luôn giữ lạm phát ở một mức ñộ nhất ñịnh. Ngưỡng lạm
phát là mức lạm phát mà tại ñó phúc lợi xã hội ñược tối ña hóa hoặc ngược lại, các
mức lạm phát mà tại ñó tổn thất phúc lợi xã hội ñược giảm thiểu tối ña.
Tìm ra ngưỡng lạm phát là ñiều cần thiết cho việc xây dựng chính sách tiền tệ
vì nó cung cấp một hướng dẫn cho các nhà hoạch ñịnh chính sách ñể lựa chọn một
mục tiêu tối ưu cho lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững lâu
dài của ñất nước.
Vì vậy, nhằm kiểm ñịnh tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế, xác
ñịnh ngưỡng lạm phát của Việt Nam, tác giả mạnh dạn chọn ñề tài “Tác ñộng của lạm
phát ñối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Cao học Tài
chính Ngân hàng khóa 2011 - 2013 của mình tại trường Đại Học Tài Chính Marketing.
1.2 Tình hình nghiên cứu ñề tài
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Khả năng tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế ở các nước phát
triển và ñang phát triển ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho ñến hiện tại, ñã có
nhiều nghiên cứu về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng chuỗi thời gian (time series data) như
Ahmed và Mortaza (2005) ở Bangladesh; Hussain (2005), Mubarik (2005); Iqbal và
Nawaz (2009) ở Pakistan; Frimpong và Oteng-Abayie (2010); Seleteng (2005) ở
Lesotho; Hassanov (2011) ở Azerbaijan; Sani Bawa và Ismaila S. Abdullahi (2012);
Kazeem Bello Ajide và Olukemi Lawanson (2011) ở Nigeria; Christian R. K. Ahortor
(2012) ở WAMZ (Gambia, Ghana, Guinea, Liberia, Nigeria, Sieria Leone); Makuria
(2013) ở Ethiopia.
2


Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng (Cross - sectional data) như Khan và
Senhadji (2001) ñã tìm ra ngưỡng lạm phát 1->3% cho các nước công nghiệp và 11>12% cho các nước ñang phát triển; Kremer et al (2009), tìm ra ngưỡng lạm phát 2.5%
cho các nước công nghiệp và 17% cho các nước ñang phát triển; Jaha và Dang (2011)

xác ñịnh mức ngưỡng lạm phát 11% cho các nước ñang phát triển và 1% cho các nước
phát triển; Bick (2010) xác ñịnh mức ngưỡng 12% cho các nước ñang phát triển.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam cho ñến thời ñiểm hiện tại cũng ñã có một số nghiên cứu về tác
ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế và cũng ñã tìm ra ngưỡng tác ñộng của
lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu kinh tế: Tân Anh, Tường Lan Anh, Nguyễn Văn Chiến,
Nguyễn Nam Hải, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Xuân Nhật, Phạm Quý (2012),
nghiên cứu về lạm phát và tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; Khi nghiên cứu
mối liên hệ này qua số liệu GDP và CPI của Việt Nam từ năm 1997 ñến năm 2010,
nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ñã chỉ ra rằng, ngưỡng lạm
phát ở Việt Nam nên là 5% - 6%. Việc lạm phát tăng cho ñến ngưỡng 6%/năm không
quá nguy hại ñến nền kinh tế. Còn nếu lạm phát ở trên ngưỡng 6%, ñể tăng trưởng
kinh tế, Chính phủ lại phải ñiều tiết giảm lạm phát. Nhóm nghiên cứu cho rằng tăng
trưởng phải là chủ ñạo; chính sách tiền tệ, công cụ lạm phát là quan trọng xét trên
nhiều khía cạnh nhưng lạm phát là con dao hai lưỡi, sử dụng nó sao không tổn hại
ñến tăng trưởng trung và dài hạn.
Nguyễn Trung Chính (2010), nghiên cứu về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng một dữ liệu quý chuỗi thời gian cho
giai ñoạn quý 1 năm 2005 – quý 2 năm 2008. Nghiên cứu ñã sử dụng mô hình hồi
quy ñồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và phương pháp phân tích
phương sai dựa trên mô hình Var ñể kiểm ñịnh tác ñộng của lạm phát ñối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
Trần Hoàng Ngân, Hoàng Hải Yến và Vũ Thị Lệ Giang (2010), nghiên cứu về
lạm phát và tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai ñoạn 1987-2010. Nhóm tác
giả ñã sử dụng phần mềm SPSS ñể nghiên cứu tác ñộng của lạm phát ñối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam. Xét ở thời kỳ dài 20 - 23 năm, lạm phát tác ñộng tiêu cực
ñối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng
3



kinh tế là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào mức lạm phát sử dụng ñể xác ñịnh
mối tương quan này.
Sử Đình Thành (2014), nghiên cứu về tác ñộng ngưỡng của lạm phát ñối với
tăng trưởng kinh tế ở 5 nước Asean (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt
Nam) giai ñoạn 1980-2011 là 7.84%;
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu tác ñộng của lạm phát ñối với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai ñoạn 1989-2012. Do vậy, nghiên cứu này có những
mục tiêu cụ thể như sau:
1. Phân tích tác ñộng ngắn hạn và dài hạn của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam.
2. Xác ñịnh ngưỡng lạm phát của Việt Nam
3. Đề xuất một số gợi ý chính sách kiểm soát lạm phát ở Việt Nam nhằm thúc
ñẩy tăng trưởng kinh tế.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Lạm phát, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và những chỉ tiêu vĩ mô có liên
quan.
Phạm vi nghiên cứu:
Tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, qua ñó xác ñịnh
ngưỡng lạm phát của Việt Nam giai ñoạn 1989-2012.
Không gian: Việt Nam
Thời gian: 1989-2012
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp chính:
Phương pháp ñịnh tính: Tổng hợp, phân tích, ñối chiếu, so sánh với ñề tài
nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng
kinh tế của các nước.
Phương pháp ñịnh lượng:

Tác giả sử dụng mô hình ñồng liên kết (Co-integration modelling) ñể thấy
ñược tác ñộng trong dài hạn của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Khi kiểm ñịnh ñồng liên kết, tác giả sử dụng phương pháp Johansen (1991).
4


Để xác ñịnh tác ñộng trong ngắn hạn và dài hạn của lạm phát ñối với tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình ECM và mô hình VECM ñể xác
ñịnh tác ñộng trong ngắn hạn và dài hạn giữa các biến trong nghiên cứu, cụ thể là tác
ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế.
Để xác ñịnh ngưỡng của lạm phát, kỹ thuật CLS (conditional least square)
ñược tác giả sử dụng. Phương pháp này ñược sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu
khác nhau như Khan và Senhadji (2001), Mubarik (2005) và Bick (2010). Mô hình
tăng trưởng ước tính cho các giá trị khác nhau của ñiểm ngưỡng (threshold points).
Ngưỡng lạm phát ñược xác ñịnh tại mức mà tại ñó giá trị RSS nhỏ nhất (minimizes
the residual sum of squares (RSS) và tại ñó giá trị R2 lớn nhất (maximizes the R2).
Tác giả sử dụng phần mềm Eview 6.0 ñể chạy các mô hình hồi quy kể trên.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn cho
các nhà hoạch ñịnh chính sách, nhà nghiên cứu liên quan. Cụ thể như sau:
Một là, kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch ñịnh chính
sách nắm sát thực hơn về vai trò của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Từ kết quả của nghiên cứu này, các nhà hoạch ñịnh chính sách có thể xác ñịnh, trong
các yếu tố nêu trên, yếu tố nào là yếu tố chính ảnh hưởng ñến tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc hoạch ñịnh các chính sách lạm
phát hợp lý ñể thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.
Hai là, xác ñịnh ñược lạm phát mục tiêu. Trên cơ sở ñó luận văn ñã ñưa ra
những kết luận về mối quan hệ nhân quả này ñồng thời ñưa ra một số khuyến nghị về
chính sách lạm phát và giải pháp ñể kiềm chế và bình ổn lạm phát tại Việt Nam.
1.7 Bố cục của nghiên cứu

Bố cục nghiên cứu gồm 5 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương 3: Mô hình nghiên cứu về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương 2, gồm có ba phần chính. Phần thứ nhất thảo luận về các lý thuyết có
liên quan nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Phần thứ hai, thảo luận về
những nghiên cứu trên thế giới và các phát hiện của họ. Phần cuối cùng, sẽ tập trung
vào các vấn ñề nghiên cứu về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam.
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) ñược coi là sự gia tăng trong tổng sản
phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product), ñược ño lường bởi sự thay ñổi trong
tỉ lệ phần trăm của GDP từ năm này ñến năm kế tiếp (Mai Đình Lâm, 2012).
Có hai cách ñể ñịnh nghĩa về GDP (Blanchard, 2000): GDP là giá trị hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng ñược sản xuất ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian
nhất ñịnh hay GDP là tổng giá trị tăng thêm trong nền kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất ñịnh.
Kết luận của tác giả: GDP là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng ñược tạo ra trên lãnh thổ một nước tính trong một thời kỳ (thường là một năm).
Để tính giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của một nền kinh tế, ta phải có
ñơn giá của chúng. Giá ñược sử dụng ñể tính GDP khác nhau sẽ phản ánh những ý

nghĩa kinh tế khác nhau (Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2010, trang 30).
Giá ñể tính GDP : Giá hiện hành, giá cố ñịnh, giá thị trường, chi phí cho yếu tố
sản xuất hay giá yếu tố sản xuất.
Giá hiện hành: là loại giá hiện ñang lưu hành ở mỗi thời ñiểm. Tính GDP theo
giá hiện hành ta ñược chỉ tiêu danh nghĩa (Nominal GDP). Như vậy, sự gia tăng của
GDP danh nghĩa qua các năm có thể do lạm phát gây nên.
Giá cố ñịnh: là giá hiện hành của năm gốc. Đó là năm có nền kinh tế tương ñối
ổn ñịnh nhất. Giá của năm ñó là giá gốc ñể ban hành bảng giá cố ñịnh. Tính GDP theo
giá cố ñịnh ta ñược chỉ tiêu GDP thực tế (Real GDP). Sự gia tăng của GDP thực tế chỉ
có thể do lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong nền kinh tế gia tăng qua các năm,
nên người ta dùng nó ñể ño lường tăng trưởng của nền kinh tế. Trong thực tế người ta
tính GDP thực tế bằng cách:
6


GDPr =

GDPn
D%

GDPr: GDP thực tế
GDPn: GDP danh nghĩa
D%: hệ số giảm phát GDP là một loại chỉ số giá, phản ánh mức trượt giá của
mặt bằng giá ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
2.1.1.2. Chỉ tiêu ño lường tăng trưởng kinh tế
Chỉ tiêu ño lường tăng trưởng kinh tế thường ñược ño lường bằng tốc ñộ tăng
trưởng của GDP thực. Người ta thường sử dụng chỉ tiêu tốc ñộ tăng trưởng (G) ñể
phản ánh % thay ñổi của GDP năm sau so với năm trước.
Tốc ñộ tăng trưởng GDP hàng năm ñược tính theo công thức:
G = 100 ×


GDPt − GDPt −1
GDPt −1

Trong ñó :
GDPt là GDP ở năm thứ t của thời kỳ nghiên cứu.
GDPt-1 là GDP ở năm trước ñó của thời kỳ nghiên cứu.
G: Tăng trưởng kinh tế, ñược coi là khía cạnh quan trọng nhất. Bởi vì, tăng
trưởng kinh tế là một trong những thước ño nhằm ñánh giá sự thành công của quá trình
phát triển.
2.1.2 Lạm phát
2.1.2.1 Khái niệm lạm phát
Có nhiều quan ñiểm khác nhau về khái niệm lạm phát
Khái niệm lạm phát theo quan ñiểm của Mác
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông vượt quá nhu cầu
lưu thông hàng hóa làm giá cả tăng cao và phân phối lại thu nhập (Nguyễn Thị Mỹ
Phượng, 2009).
Khái niệm lạm phát theo quan ñiểm của học thuyết kinh tế hiện ñại
Lạm phát là hiện tượng chỉ số giá chung (CPI) nền kinh tế tăng liên tục và kéo
dài trong vài tháng thậm chí vài năm làm phân phối lại thu nhập (Nguyễn Thị Mỹ
Phượng, 2009).
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông
hàng hóa. Biểu hiện của lạm phát: Mức giá chung của hàng hóa dịch vụ tăng lên trong

7


một khoản thời gian nhất ñịnh, giá trị ñồng tiền giảm (Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư,
2010, trang 161).
Lạm phát là sự gia tăng của mức giá (David Begg, 2005)

Lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay ñổi liên tục của mặt bằng giá chung theo thời
gian (Nguyễn Bích Lâm, 2013).
Đơn vị ño lường lạm phát
Theo Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư (2010), ñể ño lường lạm phát người ta
thường dùng chỉ số giá hàng tiêu dùng.
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): Đo lường mức giá trung bình của những hàng
hóa dịch vụ mà một gia ñình ñiển hình mua ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
Có 2 cách tính CPI:
Cách tính thứ nhất:
n

∑p
CPI =

q

i1 i 0

i =1
n

∑p

q

i0 i0

i =1

CPI: Chỉ số hàng tiêu dùng

Pi1: Giá sản phẩm i ở kỳ hiện hành.
Pi0: Giá sản phẩm I ở kỳ gốc
qi0: Khối lượng mặt hàng i ñược qui ñịnh tính trong chỉ số (ở kỳ gốc).
Cách tính thứ hai:
CPI = ∑ (

pii
× d io )
poi

dio: tỉ trọng chi tiêu cho hàng hóa i chiếm trong tổng chi tiêu ở năm gốc.
d io =

po qo
∑ po qo

Do CPI ñược tính dựa trên rổ hàng hóa và dịch vụ với quyền số cố ñịnh. Vì vậy,
chỉ số CPI có xu hướng phóng ñại lạm phát. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới
khi ñánh giá lạm phát ñều dựa vào chỉ số CPI.
2.1.2.2 Các loại lạm phát
Có nhiều cách phân loại lạm phát. Khi căn cứ vào những tiêu thức khác nhau,
thông thường có hai cách phân loại như sau:
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát: Người ta chia lạm phát ra thành 3 loại là lạm phát
vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
8


Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm
Lạm phát phi mã: tỷ lệ lạm phát tăng từ 10% ñến 1000%. Lạm phát phi mã
tồn tại lâu dài sẽ có những tác hại nghiêm trọng về kinh tế. (Vì ñồng tiền mất giá, mọi

người mặt mà tích lũy hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ, các hợp ñồng ñược chỉ số hóa
theo tỷ lệ lạm phát hoặc một ngoại tệ mạnh. Thị trường tài chính không ổn ñịnh; dân
chúng và các nhà ñầu tư ngại bỏ vốn ñầu tư).
Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát rất lớn khoảng 1000%/ năm trở lên. Tiền giấy
ñược phát hành quá nhiều, giá cả tăng gấp nhiều lần mỗi tháng. Trong lịch sử, siêu lạm
phát hiếm xảy ra, chỉ xảy ra khi có những biến cố kinh tế - chính trị. Siêu lạm phát
ñiển hình như ở Đức từ tháng 1/1922 ñến tháng 11/1923 chỉ số giá tăng 10.000.000 lần
(Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2010, trang 163).
2.1.2.3 Nguyên nhân lạm phát
Do sức ỳ của nền kinh tế
Nếu giá cả cứ tăng ñều với một tỷ lệ nhất ñịnh trong thời gian dài, nền kinh tế
không có những thay ñổi lớn nào về cung cầu hàng hóa, người ta ñi ñến chỗ trông chờ
tỷ lệ ñó, nó sẽ ñược hạch toán vào tất cả các hợp ñồng của nền kinh tế, tạo ra lạm phát
ỳ.
Lạm phát ỳ là lạm phát tăng với tỷ lệ không ñổi hàng năm trong thời gian dài
(ñây cũng là lạm phát dự ñoán). Lạm phát ỳ với tỷ lệ vừa phải có thể duy trì trong thời
gian dài kinh tế vẫn phát triển tốt. Đó là sự lạm phát xảy ra khi nền kinh tế ở thế cân
bằng. Nhưng lạm phát thường không ổn ñịnh, những nguyên nhân làm lạm phát thay
ñổi trên hoặc dưới tỷ lệ ỳ của nó là tỷ lệ thất nghiệp, sự tăng giá nguyên vật liệu ñột
ngột, mất mùa, chiến tranh…
Do cầu kéo
Khi tổng cầu tăng, dẫn ñến mức giá chung của hàng hóa tăng ta gọi ñây là lạm
phát do cầu kéo. Sự gia tăng của tổng cầu thường do hai yếu tố:
-Sự gia tăng cung tiền của NHTW
-Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ
Đây là lạm phát không ñược dự ñoán, nên thường ñưa nền kinh tế vào vòng
xoáy nguy hiểm, nhất là khi sản lượng ñã ñạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng. Ta
bắt ñầu xét từ giao ñiểm E1, sản lượng thực ñạt sản lượng tiềm năng. Nếu tổng cầu tiếp
tục gia tăng sẽ ñẩy sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng với mức giá P2 . Lúc này,
các nguồn lực ñã ñược sử dụng quá mức. Tiền lương tăng, ñường tổng cung ngắn hạn

9


dịch chuyển sang trái ñến AS2 . Cân bằng ñược thiết lập tại giao ñiểm E3 với mức giá
cân bằng là P3 . Nếu tổng cầu không tiếp tục gia tăng thì nền kinh tế sẽ dừng lại ở ñây.
Tuy nhiên, vì chính phủ thường theo ñuổi chính sách gia tăng chi tiêu hoặc tăng cung
tiền mà không thể dễ dàng dừng lại ñược nên tổng cầu lại tiếp tục gia tăng và ñẩy nền
kinh tế di chuyển theo vòng xoáy ở bên phải sản lượng tiềm năng với mức giá leo
thang.
Hình 2.1: Vòng xoáy lạm phát do cầu kéo

P

AS3
AS2
AS1

P3
P2
P1

E5

E4

E3

E2

E1


O

AD3
AD2
AD1
Y

YP
Hình Vòng xoáy lạm phát do cầu kéo

Nguồn: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2010
Do chi phí ñẩy
Khi chi phí ñẩy giá lên ngay cả trong những thời kỳ tài nguyên không ñược sử
dụng hết gọi ñó là “ lạm phát do chi phí ñẩy”.
Chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên vật liệu…) làm hạn chế khả năng
sản xuất của các doanh nghiệp. AS bị ñẩy sang trái. Việc giảm cung từ AS1 sang AS2
làm giá tăng từ P1 sang P2 và sản lượng giảm từ Yp sang Y2. Do ñó, gọi ñây là lạm
phát do chi phí ñẩy hay lạm phát ñình ñốn.
Nếu AS dịch chuyển nhiều ta gọi là chấn ñộng cung. Sản lượng giảm nhiều
trong khi chi phí và giá tăng lên.
Cũng như lạm phát do cầu kéo, ñây là lạm phát ngoài dự ñoán và có thể ñưa
nền kinh tế vào những vòng xoáy nguy hiểm.

10


Bắt ñầu từ giao ñiểm E1, sản lượng thực ñạt sản lượng tiềm năng. Khi tiền
lương của các chi phí khác gia tăng, nếu các yếu tố khác không ñổi, buộc các doanh
nghiệp phải giảm sản lượng. Đường tổng cung do ñó dịch chuyển sang trái. Cân bằng

mới ñược thiết lập tại E2, với mức giá P2 và sản lượng Y2 (Y2 < Yp ). Lúc này, các
yêu cầu khôi phục trạng thái toàn dụng ñược ñặt ra. Thông thường, chính phủ sẽ thực
hiện chính sách gia tăng chi tiêu, giảm thuế, hoặc tăng cung tiền ñể tăng tổng cầu, ñăy
tổng cầu tăng từ AD1 ñến AD2. Trạng thái toàn dụng ñược khôi phục ở E3 với mức giá
cân bằng P3. Nếu chi phí không tiếp tục tăng, nền kinh tế sẽ dừng lại ở ñây. Tuy nhiên,
chi phí sản xuất có thể không do thị trường trong nước quyết ñịnh mà chịu sự chi phối
của các nước khác hoặc các tổ chức khác (Khi nguyên vật liệu nhập khẩu là chủ yếu
cho nên sự gia tăng chi phí không thể dễ dàng dừng lại ñược. Trong trường hợp ñó,
nền kinh tế lại lâm vào ñình ñốn và tùy sự phản ứng của mỗi chính phủ: chấp nhận
ñình lạm ở E4 hay lại tiếp tục ñẩy tổng cầu sang phải.
Hình 2.2: Vòng xoáy lạm phát do chi phí ñẩy
AS3

P

AS2
AS1
E4
E2

P2
P1

E5

AD3

E3

AD2


E1
Y2

O

AD1
Y

YP

Hình Vòng xoáy lạm phát do chi phí ñẩy

Nguồn: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2010
2.1.2.4 Ngưỡng lạm phát
Theo Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2010 cho rằng, lạm phát và tăng trưởng có
mối quan hệ nhân quả, ñặc biệt theo hình chữ U ngược. Đỉnh là ngưỡng của tỷ lệ lạm
phát tối ưu.
Ngưỡng lạm phát tối ưu, tức là ngưỡng lạm phát giúp ñem lại mức tăng trưởng
kinh tế cao nhất.
Lạm phát ảnh hưởng dương ñến tăng trưởng kinh tế ở mức lạm phát thấp
Lạm phát ảnh hưởng âm ñến tăng trưởng ở mức lạm phát cao.
11


Khan và Senhadji, (2001), nghiên cứu 140 nước trong giai ñoạn 1960 – 1998:
Lạm phát có ảnh hưởng ñến tăng trưởng. Phạm vi lạm phát tối ưu là:
Các nước công nghiệp: 1 – 3%/năm.
Các nước ñang phát triển: 5 -> 10%/năm.
Hình 2.3: Mối quan hệ hình chữ U ngược giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế


GY

A

π*

π

Nguồn: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2010
2.2 Các lý thuyết về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế
Có rất nhiều lý thuyết và quan ñiểm ñề cập về mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế.
2.2.1 Lý thuyết cổ ñiển (1776)
Việc công bố tác phẩm “ The Wealth of Nations” vào năm 1776 ñược coi là sự
ra ñời của tư duy kinh tế cổ ñiển. Tư duy kinh tế này ñã ñược phổ biến cho ñến khi nó
ñược chất vấn bởi John Maynard Keynes vào năm 1936 với tác phẩm “Tổng lý thuyết
việc làm, lãi và tiền”.
Các nhà kinh tế theo trường phái cổ ñiển ñã ñặt nền tảng cho một vài lý thuyết
tăng trưởng kinh tế. Adam Smith là người ñặt nền tảng cho mô hình tăng trưởng cổ
ñiển, dựa vào bên cung của nền kinh tế với hàm sản xuất có biến phụ thuộc là sản
lượng (Y) và các biến ñộc lập bao gồm lao ñộng (L); máy móc thiết bị (K) và ñất ñai
(T), một cách tổng quát, hàm sản xuất có dạng: Y = f (L, K, T).
Các yếu tố dẫn tới tăng trưởng trong mô hình cổ ñiển ñó là tăng dân số, tăng
ñầu tư và tăng ñất ñai sử dụng vào sản xuất. Adam Smith lập luận tăng trưởng là quá
trình tự củng cố bởi nền kinh tế vận hành theo quy luật lợi nhuận tăng theo quy mô và
tiết kiệm tạo ra ñầu tư, từ ñó dẫn tới tăng trưởng. Phân phối thu nhập là yếu tố quan
trọng nhất quyết ñịnh tốc ñộ tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế. Các nhà
kinh tế theo trường phái cổ ñiển cho rằng lợi nhuận của các nhà sản xuất suy giảm
12



không phải do suy giảm năng suất cận biên mà do cạnh tranh giữa giới chủ về lao
ñộng dẫn tới tăng tiền lương của người lao ñộng.
Lý thuyết cổ ñiển giả ñịnh mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng
thông qua chi phí tiền lương cao hơn: Tăng chi phí trả lương làm giảm lợi nhuận của
nhà sản xuất và dẫn tới giảm sản lượng (Christian R.K.Ahortor, 2009, trang 11).
2.2.2 Lý thuyết Keynes (1936)
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes ñược biết ñến trong cuốn sách “Lý
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, Nhà xuất bản Đại học Glassgow, ấn
hành năm 1936. Trong tác phẩm này Keynes ñã ñưa ra những nhân tố xác ñịnh mức
sản lượng và việc làm trong một quốc gia.
Phần lớn các nhà kinh tế học theo lý thuyết Keynes giải thích ñường cong
Phillips là một mối quan hệ tiêu cực lâu dài giữa lạm phát tiền lương và thất nghiệp.
Nói cách khác, theo Keynes, ñể giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện tăng trưởng kinh tế
thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất ñịnh (Snowdon và Vane 2005: 135 – 138,
theo Makuria, 2013).
Richard Lipsey là nhà kinh tế phái Keynes ñầu tiên cung cấp một nền tảng lý
thuyết cho ñường cong Phillips. Theo phân tích của ông, lương có liên quan tích cực
ñến nhu cầu lao ñộng và nhu cầu lao ñộng liên quan tiêu cực ñến tỷ lệ thất nghiệp, các
mối quan hệ trên là phi tuyến (Snowdon và Vane 2005: 136 -137, theo Makuria, 2013).
Giá ñược xác ñịnh bởi chi phí ñầu vào, tức là, tiền lương và bất kỳ thay ñổi
trong mức lương sẽ có tác ñộng trực tiếp ñến mức giá chung, như vậy theo Richard
Lipsey, ñể ñạt ñược tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp phải có một tỷ lệ
ngày càng tăng lạm phát giá. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách có sự lựa chọn trên tất
cả các ñiểm trên ñường cong Phillips nếu mục tiêu chính sách là giảm tỷ lệ thất nghiệp,
tăng tỷ lệ lạm phát (Leeson 1997: 2-5, theo Makuria, 2013).
Giả ñịnh việc làm ñầy ñủ ñược giảm và một nền kinh tế thu nhập ổn ñịnh và
không có lạm phát, chính sách tài khóa mở rộng nhằm tăng sản lượng, việc làm và
thu nhập. Tăng năng suất như vậy sẽ làm tăng mức giá chung. Như vậy, theo

Keynes tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ quan hệ tích cực lâu dài
(Aaron,1967: 189 – 92, theo Makuria, 2013).
Trong trường hợp này, tiền lương và giá là cứng nhắc và phải mất thời gian
ñể có ñược trạng thái cân bằng trong nền kinh tế. Vì vậy, không nhìn thấy ñược
13


mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế (Snowdon và Vane,
2005: 145 – 146, theo Makuria, 2013).
Theo lý thuyết Keynes cho rằng ñiều chỉnh của thị trường và kỳ vọng tiến
tới cân bằng rất chậm, những vấn ñề về ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng trong vận
hành của nền kinh tế. Vì vậy, chính phủ cần có chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ ñể tác ñộng vào bên cầu.
2.2.3 Lý thuyết tiền tệ
Theo chủ nghĩa trọng tiền mà ñại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát là
sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức ñộ lớn hơn tốc ñộ
tăng trưởng kinh tế. Lập luận này cũng ñược thể hiện trong công thức nổi tiếng của
Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money):
MV = PY
Trong ñó:
M: cung tiền
V: Hệ số tạo tiền
P: Giá
Y: sản lượng ñầu ra (GDP thật)
Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần mà
thu nhập của người lao ñộng cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm ñến việc tăng
giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm phát.
Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm ñến tăng trưởng
kinh tế.
Nói tóm lại, theo quan ñiểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh

hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác ñộng lên tăng trưởng. Nếu cung tiền tăng
nhanh hơn tốc ñộ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền
và hệ số tạo tiền ổn ñịnh thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát (Trần Hoàng Ngân,
2010, trang 2).
2.2.4 Lý thuyết Tân cổ ñiển
Các nhà kinh tế theo trường phái Tân cổ ñiển giả sử thị trường và kỳ vọng
hợp lý phản ứng rất nhanh ñến trạng thái cân bằng gần như tức thì, do vậy, không
có sự khác nhau nhiều giữa ngắn hạn và dài hạn, các biến ñộng ngắn hạn và xu
hướng dài hạn ñều ít liên quan tới tổng cầu, nên quản lý tổng cầu không có tác
dụng.
14


×