Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.12 KB, 85 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
===    ===

BOUNHENG AMPHAVANH

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
====    ====

BOUNHENG AMPHAVAN

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH
CHAMPASAK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 01 02

Giáo viên hướng dẫn khoa học:


PGS, TS. Phạm Đức Chính

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng Luận văn: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành Công nghiệp tỉnh Champasak” là công trình nghiên cứu khoa học
của tôi, độc lập thực hiện. Các tài liệu tham khảo, các số liệu phục vụ mục đích nghiên
cứu của Luận văn này được sử dụng đúng theo quy định, không vi phạm quy chế bảo
mật của Nhà nước.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn trung thực, chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin, số liệu
được sử dụng trong luận văn hoàn toàn chung thực và chính xác.
Để được hoàn thành luận văn tôi đãnhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy
hướng dẫn khoa học PGS, TS. Phạm Đức Chính.
Do khả năng tiếp thu có hạn, cách thu thập thông tin còn nhiều hạn chế. Do đó
bản Luận văn này không thể tránh khỏi được nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô
giáo cùng các bạn độc giả quan tâm tham gia đóng góp ý kiến quý báu cho đề tài thêm
phong phú đa dạng hơn.

TP.HCM, ngày 01 tháng 02 năm 2015
Tác giả

Bounheng AMPHAVANH


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành tới Ban Giám hiêụ của hai nhà trường. Đó là
Trường Đại học Tài chính – Marketing, thành phố Hồ Chí Minh, nước Cộng hoà xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam và Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào, nước Cộng hòa dân
chủ Nhân dân Lào đã tạo điều kiện tổ chức khóa học, chuyên ngành quản trị kinh
doanh ngay tại Lào.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo đến từ Trường Đại học Tài chính –
Marketing trong suốt thời gian hai năm qua với tấm lòng tận tụy, dạy bảo, giúp đỡ,
những người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý và các thầy cô phiên
dịch của Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào để hoàn thành khóa học này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Phạm Đức Chính là người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ động viên,
giành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo, trao đổi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả

Bounheng AMPHAVAN


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................... 1
1.2 Tổng quan về các đề tài, luận văn đã viết có liên quan đề tài.............................. 1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 3
1.4 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.7 Dự kiến kết quả đạt được ..................................................................................... 4
1.8 Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................. 5
1.9 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 5

1.10 Bố cục luận văn .................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHĂM PA SẮC.................. 6
1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) .................................................................................................. 6

1.1.1 Khái niệm đầu tư quốc tế ............................................................................ 6
1.1.2 Các hình thức của đầu tư quốc tế................................................................ 7
1.2 DẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ................................................................. 7

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước nước ngoài .............................................. 7
1.2.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................... 9
1.2.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................ 11
1.2.4 Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................... 12
1.2.5 Lợi ích và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................. 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO NỀN
KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÓI RIỀNG........................ 16

1.3.1 Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư ................ 17
1.3.2 Sự mềm dẻo cũng như sự hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích
ĐTNN ........................................................................................................................... 18


1.3.3 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng ................................................................. 19
1.4 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THU HÚT VỐN FDI VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH CHAMPASAK ................................................ 20

1.4.1 Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới ................................. 20
1.4.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một số nước trên thế giới ...... 21

1.4.3 Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào ngành công nghiệp Tỉnh
Champasak.................................................................................................................... 26
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÔN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK - CHDCND LÀO ................... 29
2.1 QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀO VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ................................................................ 29
2.2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK ......................................................... 30

2.2.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
Champasak.................................................................................................................... 30
2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2012 ....................................... 31
2.2.3 Tiềm năng và thế mạnh ............................................................................ 33
T
8
3

2.2.4 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội đối với việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasack ........................................... 35
2.2.5 Kết quả thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Champasak .............................. 36
2.3 THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK .................................................................................... 40

2.3.1 Thực trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp tỉnh Champasak 2008-2012 .............................................................................. 40
2.3.2 Nội dung và hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công
nghiệp tỉnh Champasak ................................................................................................. 41
2.4 DANHD GIÁ CHUNG ........................................................................................ 46

2.4.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 46

2.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 51
T
8
3


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CHAMPASAK ĐẾN NĂM 2020 ..................................................................... 54
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT HÚT FDI CỦA TỈNH CHAMPASAK ... 54

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Champasak đến năm 2020 .......... 54
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH CHAMPASAK ..................... 56

3.2.1 Xây dựng, bổ sung các chính sách tạo sự thông thoáng môi trường đầu tư để
cải thiện môi trường kinh doanh................................................................................... 56
3.2.2 Tập trung cao độ công tác quản lý, điều hành, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ các
dự án FDI hoạt động hiệu quả ...................................................................................... 59
3.2.3 Hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng ................................................................... 63
3.2.4 Đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư............................................... 63
3.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ..................................................................................................................... 66
3.2.6. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác đào tạo nguồn nhân lực và
việc kiểm soát thực hiện Luật lao động ......................................................................... 69
3.2.7. Giải pháp kiểm soát thực hiện Luật lao động bảo vệ môi trường ................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 72
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 73


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng số

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thu nhập bình quân đầu người/năm

36

Bảng 2.2

Số dự án và vốn FDI vào Champasak giai đoạn năm 2008-2012

37

Bảng 2.3

Tình hình phân bổ vốn FDI theo lĩnh vực kinh tế tỉnh Champasak

39

giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.4

10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp nước CHDCND

42


Lào giai đoạn năm 2008-2012
Bảng 2.5

Cơ cấu góp vốn

43

Bảng 2.6

Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Công nghiệp nước
CHDCND Lào từ năm 2008- 2012

44

Bảng 2.7

Nhịp độ tăng giảm vốn FDI theo hình thức Doanh nghiệp có vốn
hỗn hợp vào Công nghiệp Champasak từ năm 2008-2012

45

Bảng 2.8

Nhịp độ tăng giảm vốn FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài
vào Công nghiệp Champasak từ 2008-2012

45- 46

Bảng 2.9


Các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Công nghiệp của
tỉnh Champasak từ năm 2008- 2012

48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên hình vẽ

Trang

Biểu đồ 1

Sự gia tăng tổng vốn đầu tư vào Champasak giai đoạn 2008-2012

38

Biểu đồ 2

Cơ cấu hình thức đầu tư

44

Tổng số người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI của

49

Biểu đồ 3
Biểu đồ 4


tỉnh Champasak giai đoạn 2008-2012
Tiền lương trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp
có vốn FDI của tỉnh Champasak giai đoạn 2008-2012

50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNV&N

Doanh nghiệp vừa & nhỏ

KD

Kinh doanh

SXKD


Sản xuất kinh doanh

Tiếng Anh
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AEC

Asean Economic Community

Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á

AFAS

ASEAN Framework Agreement
on Services

Khung thỏa thuận về dịch vụ của
khối Đong Nam Á


AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu mậu dịch tự do Đông Nam
Á

APEC

Asia Pacific Economic
Cooperation

Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương

ASEAN

Association of South East Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

CEPT

Common Effective Preferential
Tariff

Ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung


COC

Chain of Custody

Chuỗi gáim sát

CPM

Competitive profile – matrix

Ma trận mô hình cạnh tranh

EFE

External Factors Evaluation

Đánh giá các yếu tố bên ngoài

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

FSC

Forest Stewardship Council

Hội đồng quản lý rừng

FTA

Free Trade Agreement

FTC

Furniture Technology Company

Công ty Công nghệ đồ gỗ gia
dụng

GATS

General Agreement on Trade in
Sevices

Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ

GATT

General Agreement on Tariffs and

Trade

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Gross National Income

Tổng doanh thu quốc gia

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

Information & Communication
Technology

Công nghệ thông tin và truyền
thông

IFE

Internal Factors Evaluation


Đánh giá các yếu tố bên trong

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

ITC

International Trade Centre
UNCTAD/WTO

Trung tâm thương mại quốc tế

LAO PDR

Lao People’s Democratic
Republic

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

LDCs


Least Developed Countries

Nhóm các nước kém phát triển

MDGs

Millennium Development Goals

Mục tiêu phát triển thiên nhiên
kỷ

MFN

Most-Favored Nation

Quy chế tối huệ quốc

NAFTA

North American Free Trade Area

Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ

ICT


NTBs

Non-Tariff barriers


Hàng rào phi thuế quan

NT

Nation Treatment

đối xử quốc gia

O

Opportunities

Những cơ hội

ODA

Official Development Assistance

Quỹ hỗ trợ phát triểnquốc tế

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển

PEST


Political, Economic, Socio –
Cultural, Technological

Chính trị, kinh tế, Văn hóa – xã
hội, công nghệ

PPP

Public-Private Partnerships

Đối tác công-tư nhân

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

S

Strengths

Những điểm mạnh

SADC

Southern African Development
Community

Cộng đồng phát triển Nam phi


SMEs

Small and Medium-sized
Enterprises

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

SOE

State Owned Enterprise

Doanh nghiệp quốc doanh

SWOT

Strengths-WeaknessOpportunities-Threats

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức

T

Threats

Các mối đe dọa

TRIPS

Trade-Related Aspects of

Intellectual Property Rights

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến thương mại

UN

United Nations

Liên hiệp quốc

UNCTAD

United Nations Conference on
Trade and Development

Hội nghị lien hợp quốc về
thương mại và phát triển

W

Weaknesses

Những điểm yếu

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới



GIỚI THIỆU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một bộ phận chủ
yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng của nhiều nước, nhằm hỗ
trợ và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế
làm cho các mặt khác của nền kinh tế được cải thiện, gia tăng. Để có được sự tăng
trưởng kinh tế, điều kiện thiết yếu là phải có đầu tư và nguồn vốn bao gồm cả vốn
trong nước và vốn nước ngoài. Bởi vì vốn đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất
trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng.
Đối với nước chậm phát triển như Lào thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất
cần thiết để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhất là khi kể từ ngày 2/2/2013 Lào đã
chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo
cơ hội cho “đất nước triệu voi” mở rộng quan hệ thương mại, thu hút được lượng vốn
FDI ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của Lào, góp
phần tăng thu nhập của nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa đất nước đi theo xu
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, góp
phần giải quyết việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp.
Công nghiệp là một trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Vì
vậy việc thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển ngành Công nghiệp là một vấn đề vô
cùng cấp bách hiện nay. Trong thời gian qua việc thu hút vốn FDI vào phát triển ngành
công nghiệp của Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng vẫn còn có rất nhiều hạn
chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành Công nghiệp tỉnh Champasak” làm đề tài nghiên cứu khoa
học của mình.
2. Tổng quan về các đề tài, luận văn đã viết có liên quan đề tài
Ở Lào có một số luận văn viết có liên quan đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước
ngoài như:
+ Nghiên cứu sinh: Vilayvong Butdakham (2010) “Đầu tư trực tiếp nước

T
0

T
0

T
0

T
0

ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Luận
văn tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

1


Nghiên cứu này nêu lên thực trạng FDI tại CHDCND Lào được phân tích theo
một hướng mới: Bắt đầu nghiên cứu từ hệ thống chính sách thu hút FDI là một phương
pháp phù hợp với đặc thù đổi mới kinh tế của CHDCND Lào. Qua đó, những đổi mới
từ hệ thống thể chế và những thay đổi của thực trạng thu hút FDI của CHDCND Lào
có được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Bên cạnh đó, những đóng góp của FDI đến nền
kinh tế của CHDCND Lào được phân tích dựa trên những đánh giá mối liên hệ giữa
đổi mới thể chế và đổi mới thực trạng thu hút FDI. Các đóng góp bao gồm: 1). FDI đã
góp phần bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế tại CHDCND Lào; 2). FDI góp
phần đáng kể vào giải quyết vấn đề lao động việc làm; 3). FDI đóng góp tích cực vào
nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập của CHDCND Lào; 4). FDI đóng góp phần lớn
vào tăng thu ngân sách nhà nước bên cạnh nguồn thu từ thuế. Các hạn chế của FDI: 1).
Sự bất cân đối về cơ cấu đầu tư của FDI cả về ngành và vùng; 2). Cấu trúc doanh

nghiệp FDI cũng biến đổi theo thời gian từ phương thức liên doanh sang phương thức
100% vốn nước ngoài; 3). CHDCND Lào mới chỉ thu hút được FDI từ các nước trong
khu vực là chủ yếu và các chủ đầu tư là những doanh nghiệp vừa và nhỏ; 4). Nạn ô
nhiễm từ các doanh nghiệp FDI.
+ Souneo Somsipha (2012) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet
của nước CHDCND Lào giai đoạn 2005-2015: Thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc
sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ Norkeo Kommadam (2010) “Pháp luật về đảm bảo đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại CHDCND Lào – thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Luận văn thạc sỹ
kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ TS. Xomxay Nhachack (2006): Giáo trình “Hoàn thiện pháp luật kinh tế
trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế của Lào”. NXB thủ đô Vieng chan.
Và một số bài viết khác về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh của
nước Lào.
Ở nước ngoài, cụ thể là tại Việt Nam có thể liệt kê một số chuyên đề và sách
viết về đầu tư trực tiếp nước ngoài như:
- Nguyễn Huy Thám (1999) “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nhà
Xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2


- Phan Minh Thành (2000): “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính
Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
- Trần Xuân Tùng (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, thực
trạng và giải pháp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- PGS.TS Đỗ Đức Bình (2005) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia
(TNCS) tại Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trần Thị Tuyết Lan (2008) Luận văn thạc sỹ “Thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững”, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia HCM.
- Trung tâm Thông tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.Hồ Chí Minh
(2009): “Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) của
các công ty đa quốc gia (TNCs: Trans National Companies) hiện nay” Trên cơ sở tổng
kết kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước khu vực
Châu Á khi đã là thành viên của WTO và rút kinh nghiệm cho Việt Nam. Kinh nghiệm
quý báu này nhằm giúp cho thành phố biển có thể phát triển thành công thành một
trong nhưng điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế và quốc nội.
+ Nguyễn Văn Thắng: “Vai trò của chính phủ Thailand, Trung Quốc trong việc
hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào – Bài học cho Việt Nam”
(Trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Huế) đăng trên Tạp Chí Khoa Học, Đại Học Huế
số 62A,2010.
Tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào ngành công nghiệp tại tỉnh Champasak nhằm góp phần nâng cao việc quản lý
nguồn vốn này vào việc phát triển nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói
riêng của tỉnh Champasak.
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Luận văn tập trung đi vào trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
tỉnh Champasak giai đoạn 2008-2012? Những hạn chế và nguyên nhân.

3


- Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế nói chung
và ngành công nghiệp nói riêng của tỉnh Champasak nói riêng đặt ra những vấn đề gì
cho công tác quản lý?
- Cần có những biện pháp gì nhằm quản lý việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Champasak trong giai đoạn 2013-2015 và tầm nhìn đến 2020?

4. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và
ngành công nghiệp nói riêng của tỉnh Champasak.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào ngành công nghiệp tỉnh Champasak.
- Nêu một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Champasak.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp tỉnh Champasak.
Phạm vi nghiên cứu: Ngành Công nghiệp tỉnh Champasak từ 2010-2012.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được từ Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Champasak là chủ yếu, từ đó rút ra những kết luận khả dụng. Ngoài ra luận văn còn
sử dụng một số phương pháp như: phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch quy
nạp, phương pháp duy vật biện chứng, sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
7. Dự kiến kết quả đạt được
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về thu hút vốn FDI vào ngành công
nghiệp và tổng hợp một số kinh nghiệm của các nước trong và ngoài khu vực về lĩnh
vực này và rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào tỉnh Champasak – Lào.
- Phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động thu hút vốn FDI trong ngành công
nghiệp tỉnh Champasak và những tác động tích cực của việc thu hút vốn FDI tới ngành
công nghiệp tỉnh Champasak theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên
cạnh đó khẳng định các mặt tích cực cần được phát huy và một số hạn chế cần khắc
phục.
4


- Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp

có tính chất khả thi và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốn
FDI vào ngành công nghiệp tỉnh Champasak – CHDCND Lào.
8. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak – Nước CHDCND Lào
Giới hạn về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu 2008-2012.
9. Quy trình nghiên cứu
Mô hình quy trình ngiên cứu
Khung lý thuyết về
công tác đào tạo nguồn
Thông tin bên ngoài

Các

giải

pháp

chủ yếu nhằm
tăng cường thu

Dữ liệu thứ cấp

hút nguồn vốn
Thông tin bên trong
Phỏng vấn sâu

Dữ liệu sơ cấp

Thực trạng công tác


FDI vào ngành

thu hút vốn FDI vào

công nghiệp tỉnh

ngành công nghiệp

Champasak giai

tỉnh Champasak

đoạn 2014-2020

Điều tra khảo sát

10. Bố cục luận văn:
Giới thiệu
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
ngành công nghiệp tỉnh Champasak
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp tỉnh Champasak nước CHDCND Lào
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Champasak – CHDCND Lào trong thời gian
tới
Kết Luận

5



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1.1Khái niệm về đầu tư quốc tế
“Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển về vốn, trong đó vốn được di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư
nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia” [2; tr 130 - 131].
Từ khái niệm trên có thể hiểu: “Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các
nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị
nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất
định”
Bản chất của đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất
khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài,
còn xuất khẩu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước.
Về bản chất kinh tế, đầu tư quốc tế chính là hoạt động xuất nhập vốn.
Có 5 nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng đầu tư quốc tế:
- Thứ nhất: Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và do điều kiện sản xuất giữa các nước không giống nhau.
- Thứ hai: Ở các nước công nghiệp phát triển có hiện tượng dư thừa vốn tương
đối và kèm theo đó là hiện tượng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn
giảm. Do vậy, đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sử dụng
vốn.
- Thứ ba: Hầu hết các nước đang phát triển đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nên rất cần vốn đầu tư.
- Thứ tư: Do xu thế bảo hộ mậu dịch ngày càng chặt chẽ nên đầu tư ra nước
ngoài là biện pháp hữu hiệu nhất để xâm nhập thị trường nước ngoài, vừa tránh được
hàng rào bảo hộ mậu dịch, vừa giảm chi phí sản xuất và tận dụng các ưu đãi với đầu tư
nước ngoài của nước sở tại, giảm chi phí liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.

- Thứ năm: Đầu tư ra nước ngoài là hình thức quan trọng để các nước nâng cao
uy tín và thực hiện các mục đích chính trị.
6


1.1.2 Các hình thức của đầu tư quốc tế
* Phân loại theo chủ thể cấp vốn và vay vốn: vốn đầu tư quốc tế có hai dòng
chính: đầu tư của tư nhân và Hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ
chức quốc tế.
- Đầu tư của tư nhân: Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Đầu tư gián tiếp
+ Tín dụng thương mại
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
* Phân loại theo tính chất trực tiếp hay không trực tiếp quản lý dự án đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Đầu tư gián tiếp: bao gồm các kênh đầu tư còn lại, kể cả ODA
* Hoặc có thể chia đầu tư quốc tế thành 4 hình thức cơ bản:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài
- Tín dụng thương mại
- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
1.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment ra đời từ thời tiền tư bản. khi đó
các công ty của Anh, Pháp, Hà Lan… đầu tư vào châu Á để khai thác tài nguyên thiên
nhiên cho các công ty của chính quốc. Đến thể kỳ 19 quá trình tích tụ tập trung tư bản
phát triển nhanh chóng, đó là tiền đề cho xuất khẩu tư bản của các nước lớn.
Gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế
quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô

về FDI , tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế và
phân loại , sử dụng trong công tác thống kê quốc tế, Quỹ tiền tệ thế giới (International
Moneytary Fund- IMF ),trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định
nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau :
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu
dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác so với nền kinh tế của nhà
7


đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành được chỗ đứng
trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”
Theo giáo trình Kinh tế Đầu tư của trường Đại học Kinh tế Quốc dân do PGS.
TS Nguyễn Ngọc Mai chủ biên thì đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) là “Vốn của
các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản
lý hoặc tham gia trực tiếp quản lý quá trình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra »
Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người ñó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
* Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại nước CHDCND Lào sửa đổi năm
2004, số 11/QH Thủ Đô Vientiane ngày 22/10/2004 định nghĩa:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là thu hút vốn gồm có tài sản, công nghệ
và nhân lực của nước ngoài vào CHDCND Lào với mục đích kinh doanh”
Tùy theo góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế các khái niệm về đầu tư trực tiếp
nước ngoài rất đa dạng và phong phú. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một định nghĩa
chung nhất như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập

cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể
thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều
hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt
động đầu tư từ đó trên cơ sở tuân theo quy định của luật đầu tư nước ngoài của nước
đó”[18; tr 10].
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành từ mọi thành phần kinh
tế: chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc
điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác đó là việc tiếp nhận nguồn vốn
này không phát sinh nợ trực tiếp cho nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư trực tiếp sở
hữu, sử dụng và quản lý vốn của mình, vì thế không có quan hệ vay mượn giữa nhà
8


đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lơi nhuận thích đáng
khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước
tiếp nhận đầu tư do vậy nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ ngành nghề mới, đặc biệt là
ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn.
1.2.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
a) Phân theo hình thức đầu tư:
U

* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa
một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến
hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định
về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí
nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm.
- Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa

các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
- Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới.
- Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với
tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên doanh
được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các
chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều
bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức liên doanh này là:
- Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và
được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh
được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
- Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời
phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn.
9


* Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức các
công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài
và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là:
- Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp
nhân mới ở nước nhận đầu tư.
- Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầ tư
* Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực
hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T
thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực
hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.

b) Phân theo bản chất đầu tư:
U

U

* Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư
mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức
này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
* Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang
hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn
FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu
tư vào.
c) Phân theo tính chất dòng vốn
U

* Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty
trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản
lý của công ty.
* Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ
hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
* Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con
trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
d) Phân theo động cơ của nhà đầu tư
U

10



* Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể
kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở
nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài
sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các
nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
* Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào
kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu
tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
* Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường
hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư
này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước
và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu
vực và toàn cầu.
1.2.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, FDI gắn liên với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia trên
thế giới nó bao gồm tài sản hữu hình (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) và tài sản vô
hình (bí quyết, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, kỹ năng quản lý). Hoạt động FDI
không chỉ là sự di chuyển vốn thuần tuý mà còn bao gồm cả hoạt động chuyển giao
công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư.
Thứ hai, FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để
thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau.
Thứ ba, Quyền quản lý doanh FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu
tư, theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ
góp vốn nhất định, đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của
doanh nghiệp.


11


Thứ tư, thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kinh
nghiệm quản lý, mạng lưới Marketing rộng lớn. Các yếu tố này có vai trò quan trọng
đối quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ năm, chủ thể của FDI chủ yếu là các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia.
Thứ sáu, FDI đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia kiểm soát, điều
hành quá trình đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4 Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.2.4.1

Chủ thể đi đầu tư
Các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia là chủ thể chính của FDI
Công ty xuyên quốc gia là những công ty hoạt động kinh doanh trên thị trường

từ hai quốc gia trở lên (Transnational Corporation).
- Khi tác động của “Transnational Corporation” đối với quan hệ quốc tế người ta
dùng khái niệm “Công ty đa quốc gia – Multination Cor./ Mnc” được hiểu là: Công ty này
kiểm soát các tài sản (nhà máy, hầm mỏ, cơ sở kinh doanh …) ở hai hay nhiều nước.
Song theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc thì từ “Xuyên quốc gia” có thể diễn
đạt rõ hơn hàm ý hoạt động của một công ty vượt qua biên giới quốc gia của nước đó
sang nước khác.
Trong mấy thập niên gần đây, các công ty xuyên quốc gia không ngừng phát
triển lớn mạnh về cả quy mô cũng như phương thức hoạt động và ngày càng có ảnh
hưởng lớn đến đời sống kinh tế quốc tế.
FDI là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược kinh tế toàn cầu của các
công ty xuyên quốc gia.
Động cơ chủ yếu khiến công ty xuyên quốc gia đầu tư vào các nước đang phát triển:
+ Tìm kiếm và khai thác nguyên liệu thô.

+ Xâm nhập thị trường.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất và chính sách ưu đãi trong đầu tư của nước chủ nhà.
1.2.4.2 Chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư FDI
Chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư FDI hiện nay là các nước đang phát triển hoặc
các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.
Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam vừa chính thức công bố
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2005 với tiêu đề “Các tập đoàn xuyên quốc gia và việc
12


quốc tế hoá hoạt động nghiên cứu và phát triển" do Diễn đàn về thương mại và phát
triển LHQ (UNCTAD) soạn thảo.
Sau ba năm suy thoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu năm 2004
đạt 648 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2003, nhưng xu hướng không đồng nhất. Dòng
chảy FDI đổ vào các nước đang phát triển tăng 40%, đạt 233 tỷ USD, trong khi FDI ở
các nước phát triển giảm 14%, còn 380 tỷ USD.
Xu hướng FDI toàn cầu
Bảy trong số mười nền kinh tế đạt tăng trưởng lớn nhất về thu hút FDI năm
2004 là các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi; trong khi mười nền
kinh tế có sự sụt giảm lớn nhất trong lĩnh vực này lại rơi vào các nước phát triển. Năm
điểm nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong số các nước đang phát triển là
Trung Quốc, Hồng Công thuộc Trung Quốc, Brazil, Mexico và Singapore.
Khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt tăng trưởng lớn nhất về thu hút FDI
với mức tăng 46%, khu vực Mỹ Latinh và Caribe tăng 44%, trong khi dòng chảy FDI
vào châu Phi không thay đổi. FDI vào các nước kém phát triển nhất đạt mức cao nhất
từ trước đến nay với 11 tỷ USD.
Báo cáo đánh giá khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt mức kỷ lục về thu hút
FDI trong năm 2004 với 148 tỷ USD, nhiều hơn 46 tỷ Usd so với năm 2003.
Đây là khu vực tiếp nhận nhiều FDI nhất trong số các nước đang phát triển nhờ
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chính sách được cải thiện, các tập đoàn xuyên quốc gia

có cam kết chiến lược về đầu tư vào thị trường này. Trung Quốc nổi lên như một nước
tiếp nhận đầu tư nhiều nhất không chỉ so với các nước trong khu vực mà so với các
nước đang phát triển trên toàn thế giới. Lượng FDI năm 2004 vào Trung Quốc đạt
mức kỷ lục mới với 60,6 tỷ USD.
Theo UNCTAD, Đông Á với mức tăng trưởng FDI 46% vẫn là điểm đến được
ưa chuộng đối với dòng chảy FDI năm 2004, Tây Á đứng đầu với mức tăng trưởng
FDI là 51%, đạt 9,8 tỷ USD.
Lượng FDI vào khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng, từ 17 tỷ Usd năm 2003 lên
26 tỷ USD năm 2004, mức tăng cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
năm 1997 – 1998.

13


Khu vực Nam Á đạt tăng trưởng FDI là 31%, trong khi FDI vào châu Đại
Dương giảm 54%, còn 67 triệu USD trong năm 2004.
1.2.5 Lợi ích và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.2.5.1 Lợi ích
Đối với nước đi đầu tư:
+ Đứng trên góc độ quốc gia:
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có thể mở rộng
và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà mình sẽ đầu
tư. Khi một nước đầu tư sang nước khác một mặt hàng thì nước đó thường có những
ưu thế nhất định về mặt hàng như về chất lượng, năng suất và giá cả cùng với chính
sách hướng xuất khẩu của nước này; thêm vào đó là sự có một sự sẵn sàng hợp tác
chấp nhận sự đầu tư đó của nước sở tại cùng với những nguồn lực thích hợp cho sản
phẩm đó. Mặt khác, khi đầu tư FDI nước đi đầu tư có rất nhiều có lợi về kinh tế cũng
như chính trị.
Thứ nhất, quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế của nước
đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế.

Thứ hai, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước sản phẩm
đang thừa mà nước sở tại lại thiếu.
Thứ ba, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu tư sang
nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn gọi là các chuyên
gia trong lĩnh vực này. Đồng thời tránh được việc phải khai thác các nguồn lực trong
nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, đó là vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng những
kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của Chính phủ nước sở tại sẽ
có những mục đích khác như làm gián điệp.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp:
+ Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia thường là
lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Một khi trong nước hay các thị trường quen
thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh
tranh thì họ phải đầu tư ra nước khác để tiêu thụ số sản phẩm đó. Trong khi đầu tư ra

14


×