Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
======

PHAN THỊ HẢI YẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG BÍ
NGỒI HÀN QUỐC F1 TN 220 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2011 TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN TẠI NGHI PHONG_
NGHI LỘC_NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHÀNH NÔNG HỌC

VINH - 5/ 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
======

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KĨ SƯ NGHÀNH: NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG BÍ
NGỒI HÀN QUỐC F1 TN 220 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2011 TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN TẠI NGHI PHONG
_ NGHI LỘC_NGHỆ AN


Người thực hiện : SV.Phan Thị Hải Yến
Lớp: 49k_Nông học
Người hướng dẫn : Th.s. Nguyễn Văn Hoàn

VINH - 5/ 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin trong khóa luận đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Vinh, tháng 5 năm 2011
Tác giả
PHAN THỊ HẢI YẾN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa Nông
Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã sắp xếp, bố trí và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quãng thời gian tôi làm thực tập tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi
tình cảm và lòng biết ơn đến tập thể các thầy, cô giáo cán bộ công nhân viên chức
bộ môn khoa học cây trồng - Khoa Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh đã tận tình chỉ
bảo và hết lòng giúp đỡ tôi về cả vật chất và thời gian để tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S. Nguyễn Văn Hoàn thuộc bộ
môn khoa học cây trồng - Khoa Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Đinh Bạt Dũng và thầy
giáo Th.S. Nguyễn Tài Toàn đã tạo điều kiện về dụng cụ, khu bố trí thí nghiệm

cũng như những lời góp ý chân thành để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các chú, anh trong tổ bảo vệ đã nhiệt tình và có
trách nhiệm bảo vệ khu thí nghiệm của tôi trong thời gian tôi làm đề tài.
Qua đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ cũng như là động viên tôi để hoàn thành tốt đề tài của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài tuy có nhiều cố gắng, nhưng tôi không thể
tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Phan Thị Hải Yến


MỤC LỤC

.

MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Ở VN việc “phát triển nông nghiệp bền vững” đang là một cụm từ mang tính
chất khái niệm. Trên thực tế chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu
lương thực, thực phẩm, bệnh tật do dư lượng thuốc BVTV trong rau quá nhiều…
Bí ngồi (Cucubita pepo L.) được xem như là một loại rau sạch có giá trị dinh
dưỡng cao và không có dư lượng thuốc BVTV đang mới dần được gia nhập vào VN
trong mấy năm gần đây. Là giống bí nhập nội, có nguồn gốc từ Đan Mạch được
tổng công ty Rau quả Việt Nam đưa vào sản xuất thử tại Trung tâm khảo nghiệm
giống cây trồng tỉnh Hải Dương[8].


Bí ngồi là loại cây thuộc họ bầu bí nhưng thân cây thẳng, lá xẻ thùy, cuống lá

dài, góc lá hẹp, và chỉ thấp khoảng 0,5 - 0,8 m. Quả bí dài và nhỏ như quả dưa chuột,
vỏ quả màu xanh đậm, mọc từ thân cây ra.
Bí ngồi là loại rau sạch rất được ưa chuộng, dùng để chế biến các món xào, ăn
rất thơm ngon, bí ngồi sinh trưởng mạnh kháng bệnh tốt và ít sâu bệnh được trồng ở
trên chân đất khô, đất cát pha chủ động tưới tiêu. Bí ngồi nếu canh tác tốt có thể cho
năng suất cao, chất lượng tốt. So với các loại rau khác, bí ngồi là cây mang lại giá trị
kinh tế lớn đối với người nông dân các vùng trồng rau [11].
Bí ngồi được cho là nhà máy tổng hợp vitamin C và A (có chứa rất cao hàm
lượng các chất carotenoid,...) các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium,..
đồng, chất xơ, chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6); ngoài ra còn có thêm
protein, kẽm, calcium, sắt,... Trong bí ngồi có chứa chất bioflavonoit thúc đẩy quá
trình chuyển hóa collagene - chất bảo vệ mắt, giúp mắt luôn khỏe và sáng. Chất
phenol có trong bí ngồi có tác dụng giúp cơ thể phòng chống lại các bệnh tim mạch,
một số bệnh ung thu và bệnh mãn tính. Bí ngồi sử dụng trong bữa ăn cho bệnh nhân
hen suyễn do có nhiều vitamin C. Bí ngồi cũng có khả năng ngăn ngừa chứng đa xơ
cứng, ung thư ruột già, ngăn chặn sự oxy hóa cholesterol,… [15].
Bí ngồi chứa trên 95% nước nên là loại thực phẩm rất lý tưởng cho những
người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, loại thực phẩm này có caloride thấp, khoảng
100g bí ngồi chỉ có 25 calo. Ngoài ra, bí ngồi có tác dụng giảm cân vì các chất dinh
dưỡng có trong bí ngồi cũng có tác dụng làm tăng chuyển hóa. Theo một nghiên cứu
từ Trung tâm Y khoa của ĐH Rush (Chicago - Mỹ), đây là một loại thực phẩm chống
lão hóa "thượng thừa", những chất chống lão hóa có trong bí ngồi có tác dụng tăng
cường trí nhớ và làm thuyên giảm những chứng bệnh liên quan đến lão hóa. Bí ngồi
có tác dụng phòng bệnh Zucchini được cho là thực phẩm lý tưởng ngăn ngừa bệnh
hoại huyết, thâm tím do thiếu hụt vitamin C. Bí ngồi cũng có khả năng ngăn ngừa
chứng đa xơ cứng, ung thư ruột già. Thành phần dinh dưỡng có trong bí ngồi kiêm
thêm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ vữa mạch, làm hạ huyết áp. Chúng cũng có tác dụng
ngăn chặn sự oxy hóa cholesterol - nguyên nhân làm những mảng cholesterol đu bám



vào thành mạch. Do có chứa hàm lượng cao nước và chất xơ nên ăn bí ngồi sẽ thoát
khỏi tình trạng “ngồi... bí” [17].
Ở nước ta bí ngồi đang là một loại giống mới được vào thử nghiệm trồng và
đã mang lại năng suất cao hơn hẳn những loại cây trồng thuộc họ bầu bí, tuy nhiên
do thiếu kinh nghiệm sản xuất nên năng suất vẫn chưa đạt được tối ưu.
Cũng như những cây trồng khác bí chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại
cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, thời vụ… và kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới
tiêu, đặc biệt là yếu tố mật độ cây khi trồng.
Trong sản xuất nông nghiệp ngoài việc cung cấp đầy đủ nước và chất dinh
dưỡng cho cây thì việc trồng đúng mật độ đóng vai trò rất lớn để có năng suất cao.
Bí ngồi là cây có tán vươn rộng, nếu trồng mật độ quá dày cây sẽ lấy ít dinh dưỡng
và ánh sáng cho năng suất thấp, ngược lại nếu trồng với mật độ quá thưa thì hiệu
quá kinh tế không cao.
Trong những năm gần đây bí ngồi đang dần được mở rộng quy mô sản xuất
nhưng năng suất trung bình chỉ đạt 40-50% so với năng suất trung bình của thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ngoài việc cần phải đẩy mạnh sản xuất
thông qua việc mở rộng diện tích canh tác, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,
nước… thì việc trồng đúng mật độ cũng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát
triển của bí ngồi.
Nông dân ta thường có thói quen trồng cây quá dày nên dẫn đến tình trạng
lãng phí phân bón, giống, khả năng tiếp nhận dinh dưỡng kém. Do đó không những
cho năng suất thấp mà còn tăng cường sâu bệnh.
Từ những yêu câu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng
của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn
Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong,
Nghi Lộc, Nghệ An ”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích



- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN220 trên đất cát Nghi Phong, Nghi lộc
– Nghệ An.
- Xác định mật độ trồng phù hợp cho giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220
trên đất cát Nghi Phong, Nghi Lộc – Nghệ An.
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cho các giống bí ngồi Hàn
Quốc F1 TN 220 trong điều kiện sinh thái đất cát pha ven biển huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
- Ngiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của bí ngồi
- Ngiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và yếu tố cấu thành năng
suất của bí ngồi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu bệnh của bí ngồi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất,
chất lượng cây trồng.Giống có năng suất cao, phẩm chất tốt sẽ nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất.
Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân
tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản. Các giống ở Việt Nam nói
chung và Nghệ An nói riêng chưa nhiều, mỗi giống có khả năng thích nghi với một
điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác của mỗi vùng. Do đó, để đẩy mạnh phát
triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị cho hàng nông sản Việt, ngành nông
nghiệp cần sớm tháo gỡ khó khăn và có biện pháp hoàn thiện công tác sản xuất
giống cây trồng.
Trong sản xuất nông nghiệp Mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng tiếp nhận ánh sáng và dinh dưỡng của cây trồng. Các cây trồng khác nhau
thì có mật độ chuẩn khác nhau, tuy nhiên trong quá trình trồng trọt người dân mới chỉ



chú trọng đến việc cung cấp dinh dưỡng như phân bón cho cây mà bỏ quên một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng.
Mỗi giống cây trồng ở điều kiện điều kiện cụ thể có khả năng thích nghi
khác nhau và việc xác định mật độ cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất
đai, đặc điểm của cây trồng để tính số lượng cây cần trồng trên một đơn vị diện tích
và khoảng cách phù hợp giữa các cây.
Bí ngồi là cây dễ trồng, ở mức mật độ khác nhau thì năng suất thay đổi với
mức độ đáng kể, phẩm chất quả cũng thay đổi. Tuy vậy những nghiên cứu về ảnh
hưởng của mật độ đến cây bí ngồi không nhiều, vì vậy cần có những công trình
nghiên về mật độ cho các giống bí để tìm được mật độ phù hợp nhất nhằm đạt
được năng suất và phẩm chất cao nhất cho cây trồng.
.

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của các mật

độ khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN
220 và đưa ra các luận cứ về ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu về sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220.
Từ đó đưa ra phổ biến cho người dân trồng với mật độ thích hợp nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế mức tối đa. Nghiên cứu về mật độ góp phần từng bước xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh bí ngồi hàn quốc F1 TN 220


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Người Nghệ An thường ít chú ý đến canh tác trong trồng trọt và đầu tư chăm
sóc cây bí nên hiệu quả mang lại còn thấp so với tiềm năng của nó.Vì vậy việc
nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung vào canh tác bí ngồi phù hợp với điều kiện đất đai, khí
hậu của từng vùng.
Trong những năm gần đây nhu cầu về việc tiêu thụ rau sạch ngày càng tăng,
khi nền nông nghiệp đang được thương mại hoá, việc sử dụng thuốc BVTV trở nên

cấp thiết, cần có các công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống các giống bí
ngồi, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng nhằm đánh giá tiềm năng, năng suất, ưu điểm
và hạn chế của các giống bí ngồi để góp phần làm căn cứ khoa học cho việc duy trì
và khuyến cáo công thức tối ưu cho canh tác bí ngồi ở vùng đất pha cát ở Nghệ An
nói chung và vùng đất Nghi Lộc nói riêng. Đặc biệt đưa giống mới ra thử nghiệm
sản xuất thì việc đánh giá ảnh hưởng của mật độ trong điều kiện vùng là rất quan
trọng từ đó đưa ra khuyến cáo mật độ cho người dân để đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất cho người trồng rau.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
a. Mật độ gieo trồng là một trong những yếu tố quan trọng tạo năng suất quần thể
cây trồng cao và hiệu quả sản xuất cao.
Cây trồng nói chung và cây bí nói riêng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển có mối quan hệ với nhau để tạo năng suất. Quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây bị chi phối bởi nhiều quy luật trong đó có quy luật cạnh tranh loài. Đó là
cạnh tranh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, quá trình hấp thụ nước, dinh dưỡng của
từng cá thể. Nếu được hấp thụ tốt cây trồng sẽ phát triển tôt.
Mặt khác không thể tách rời nhu cầu của cây trồng ra khỏi nhu cầu chung
của hệ sinh thái nông nghiệp. Những biện pháp kỹ thuật tác động lên cây đều tác
động lên thành phần của hệ sinh thái . Vì vậy có những biện pháp kỹ thuật canh tác
đối với cây rất tốt nhưng năng suất của cây không cao vì biện pháp đó thúc đẩy các
yếu tố ngăn cản hoặc huỷ hoại năng suất của cây trồng vốn có trong hệ sinh thái.
Trên thực tế mật độ trên đồng ruộng là yếu tố quan trọng quyết định năng
suất của bí ngồi. Mật độ là một trong những yếu tố chi phối điều kiện khí hậu đồng
ruộng và ngược lại điều kiện khí hậu tác động trở lại đối với sự sinh trưởng phát
triển của cây trồng. Mật độ gieo trồng hợp lý sẽ tận dụng được các nguồn lực phân
bón, nước, ánh sáng để cho năng suất cao. Mật độ thưa ánh sáng phân bố đều trên

bề mặt cây từ gốc đến ngọn, sẽ tạo điều kiện để cây sinh trưởng tốt, phân cành
nhiều, cây hút được nhiều dinh dưỡng, hoa quả dưới thấp có điều kiện phát triển, số
quả trên cây lớn, diện tích lá trên cây cao, đó chính là tiền đề cho năng suất cá thể
cao. Nhưng nếu trồng với mật độ quá thưa , cây sinh trưởng mạnh , diện tích lá trên
cây lớn, tán phát triển quá rộng , hiệu quả sử dụng dinh dưỡng thấp gây lãng phí các
nguồn lực nông nghiệp. Mật độ thưa có thể năng suất cá thể cao nhưng năng suất
quần thể thấp nên hiệu quả sản xuất lại thấp.


Nếu trồng với mật độ dày, các cây cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng nhiều,
đường kính thân nhỏ, phân cành ít, diện tích lá trên cây thấp nhưng chỉ số diện tích
lá cao nên các lá phía dưới không nhận được mà chỉ tiêu tốn dinh dưỡng hô hấp vô
hiệu.
Thời kỳ ra hoa kết quả lá rụng nhiều, khả năng quang hợp giảm ảnh hưởng
tới sự tích luỹ chất dinh dưỡng cho quả và hạt, do vậy trồng dày số quả trên cây ít,
nhỏ năng suất từng cây thấp, nên năng suất chung kém lại tốn công, tốn giống.
Trường Đại học Nông nghiệp I (1972) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng
suất kinh tế, năng suất sinh học và diện tích lá. Thí ngiệm đã cho môi tương quan
giữa năng suất kinh tế, năng suất sinh học và diện tích lá, mối tương quan giữa ba
yếu tố đó được thể hiện ở ở bảng sau:
Chỉ số diện tích lá

NS Sinh vật học (tạ/ha)

NS kinh tế (tạ/ha)

2,0 - 25
40,4 – 50,8
2,5 – 3,0
50,6 – 50,8

3,5 – 4,0
91,3 – 93,5
4,0 – 4,5
89.1 – 124,5
Như vậy muốn đặt năng suất cao, phải tạo điều kiện để

20,0 – 23,5
25,2 – 31,3
31,8 – 41,1
35,0 – 47,3
đặt diện tích lá, năng

suất sinh học tương ứng. Biện pháp chủ yếu để nâng cao các chỉ tiêu này là trồng mật
độ hợp lý, tức là điều khển mật độ thực tế đồng ruộng một cách hợp lý[3].
Mật độ gieo trồng không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà cũng
ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy mật độ gieo trồng hợp lý
được coi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Trồng quá thưa tạo điều kiện
thuận lợi cho cỏ dại phát triển tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng. Trồng quá dày
làm cho ruộng không thoáng, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát
triển và gây hại ( rầy, rệp…)
Ruộng lúa cấy dày làm cho ẩm độ trong ruộng cao, thuận lợi đối với rầy
nâu, bệnh khô vằn, đạo ôn phát triển. Cấy dày làm cho thân cây lúa mềm thuận lợi
cho sâu đục thân tuổi 1 xâm nhập cho nên tỷ lệ sống sót thấp, làm cho tỷ lệ nõn héo
trên cây lúa trên ruộng lúa cao.


Ruộng lúa cấy thưa hấp dẫn sự đẻ trứng của sâu đục thân, lúa cấy thưa nên
những khoảng trên rộng, đó là một yếu tố hấp dẫn ruồi đen hại lúa
Lạc trồng dày thì tỷ lệ bệnh đốm nâu, đốm đen càng cao, kích thước quả lạc
bé.

Mỗi vùng có kỹ thuật canh tác khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, mùa
vụ, địa hình… mà mỗi giống có mật độ thích hợp nhằm đạt được năng suất cao.
Ngô trồng dày thì mức độ bị bệnh đốm lá lớn càng cao, bệnh khô vàng thân
càng mạnh [6].
b. Mật độ là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của cây bí ngồi
Năng suất của cây bí ngồi được quyết định bởi tổng số cây thực tế trên một
đơn vị diện tích, trọng lượng bình quân của quả
Năng suất = Mật độ x Năng suất cá thể
Mục tiêu chính của thâm canh là làm sao đạt được tích số trên lớn nhất.
Phân tích công thức trên cho thấy: Trong cùng một giống trọng lượng quả ít thay
đổi, hai yếu tố cây và số quả trên cây thì biến động nhiều và nghịch chiều nhau.
Nghĩa là số cây tăng nhiều thì số quả trên cây giảm và ngược lại. Hai yếu tố đó
phát triển hài hoà đến một giới hạn nhất định thì cho năng suất cao nhất, quá giới
hạn thì năng suất giảm. Do vậy mật độ hợp lý có quan hệ rất lớn đến năng suất.
Trên thực tế sản xuất mật độ không phải cố định khắp mọi nơi mà thay đổi
tuỳ theo chất đất, độ ẩm, giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh, sâu bệnh… trồng
hợp lý mật độ sẽ tận dụng ánh sáng mặt trời tốt , khai thác các tiềm năng của đất,
cây sinh trưởng phát triển thuận lợi và có khả năng phát huy hết tiềm năng của
giống, đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Bí ngồi được xem là loại thực phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
cao. Những năm gần đây tại Việt Nam bí ngồi được người tiêu dùng ưa chuộng trên
thị trường rau sạch.
Hiện nay, trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người trồng rau đã
quan tâm tới cây bí nhiều hơn. Vì bí là cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ


trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập lớn.
Nhìn chung năng suất bí khá cao, tuy nhiên một số khó khăn thường gặp như
thời tiết không thuận lợi, khi cây bí ra hoa gặp nhiệt độ, độ ẩm thấp làm cản trở việc

thụ phấn và hình thành quả.
Mặt khác diện tích canh tác còn ít, người dân chưa chú trọng nhiều tới các
biện pháp thâm canh cây bí ngồi, đặc biệt là trồng đúng mật độ.
1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây bí ngồi
Trong quả bí có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học quý,
trong 100g thịt quả bí có: Protein 0,4g, các chât đường bột 2,4g, Canxi 19mg,
photpho 12mg, sắt 0,3mg, carotene 0,01mg, gluxit 2,4g, và còn chứa nhiều loại
vitamin như: Vitamin C 16g, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin pp
0,3mg [24].
Bí được nhiều nước trên thế giới trồng làm thuốc chữa bệnh. Ở Ấn Độ bí
được dùng làm thuốc trị bệnh tiêu chảy, lá được giã nhỏ để đắp mụt nhọt và lở do
bệnh phong. Ở Malaxia lá và hoa bí được dùng làm dịu vết thương, vỏ cây bí được
dùng làm thuốc trị long đờm, trị ho và trị bệnh hen. Đại bộ phận quả bí chiếm nhiều
nước và không có chất béo, các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong quả bí hàm
lượng Natri rất thấp nên có tác dụng trị liệu tốt đối với những bệnh xơ cứng động
mạch, bệnh tăng huyết áp và viêm thận [24].
Ngày nay bí được sử dụng nhiều trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình, bí
có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: Bí xào thịt bò, bí ốp trứng, bí nấu
canh tép, bí luộc hay bí nấu với mì ăn liền của các sinh viên.
Các nhà khoa học đã phân tích một số loạ rau trong họ bầu bí có giá trị dinh
dưỡng được thể hiện qua bảng 1.1như sau:


Bảng 1.1. Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam 1990
Chất dinh dưỡng

Bí đao

Bầu


Bí đỏ

Bí ngồi

Dưa

Dưa

Hấu
leo
Nước %
95,10
95,50
96,60
92
96,20
93,60
Năng lượng( cal)
14
12
27
16
11
15
Chất đạm
0,60
0,30
0,30
1,90
0,80

1,20
Chất đường bột( g)
2,90
2,40
6,20
3,0
2,00
2,50
Ca(mg)
21
26
24
23
25
8
P(mg)
25
23
16
27
37
13
Fe(mg)
0,20
0,30
0,50
1
0,40
1
VitaminC(mg)

12
16
8
5
4
7
B1(mg)
0,02
0,01
0,06
0,03
0,04
0,04
Caroten(mg)
0,01
0,01
0,02
0,03
0,26
0,20
Nguồn: http: // www. Argiviet.com/ News.detail 680 - C23 - 50 - p6 - nong hoc
-Flower --SEED.htnl - 65K [18].
Từ những giá trị dinh dưỡng và y học mà bí mang lại chúng ta nên đẩy mạnh
thâm canh bí trên diện rộng và từng bước hoàn thành quy trình sản xuất bí trong đó
nên chú trọng trồng bí đúng mật độ.
1.3. Tình hình sản xuất bí trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và sản xuất bí trên thế giới
Trên thế giới những nghiên cứu về mật độ trồng bí còn ít và còn mang tính
chất mới mẻ, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu thành công về mật độ trên nhiều cây
trồng khác nhau.

Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng và khoảng cách cây/hàng của
giống lạc thuộc kiểu cây bụi Spanish ở vùng trồng lạc miền Tây Nam Mỹ cho thấy
rằng, Tăng số lượng cây/hàng từ 2 cây/foot đến 8 cây/foot( foot = 0,3048 m) thì ít
khi năng suất tăng thêm 200lb/acre (trọng lượng Fao/mẫu Anh, lb = 450g acre =
0,4ha). Tuy nhiên giảm khoảng cách hàng từ 40 xuống 15 inch ( inch = 2,54cm) đã
làm năng suất tăng khoảng 1000 1b/acre[19].
Tại Ấn Độ cho năng suất lạc cao khi trồng ở mật độ 34 – 40 cây/m 2( bang
Andhnna Pradesh, Maharashtra, Punjab), vùng tây Ben gal vụ hè thu cho năng suất
cao với mật độ 25 cây/m2 (Choudury & CS, 1997), vùng Manglang của Inđônêxia,


trồng lạc sau cấy lúa năng suất cao khi mất độ 25 – 27 cây/m 2 ( Adiarwato, 1988)
(dẫn theo Bùi Xuân Sửu) [20].
Theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới và khoảng cách
hàng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống vừng đen địa phương ở
Thổ Nhĩ Kỳ của S. Gercek và cs., 2004 khi thiết kế thí nghiệm theo kiểu ô chính
phụ, trong đó hai phương pháp tưới là tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt được bố trí
vào ô chính, 4 khoảng cách hàng tương ứng là 500-300, 700-300, 800-400, 700-700
mm được bố trí vào các ô phụ, thí nghiệm nhắc lại 3 lần, kết quả cho thấy năng suất,
chiều cao cây và số quả/hạt chịu ảnh hưởng ở mức có ý nghĩa thống kê bởi phương
pháp tưới và khoảng cách hàng. Giá trị năng suất vừng đạt được ở trong 2 năm
nghiên cứu ở phương pháp tưới phun và tưới nhỏ giọt tương ứng là 1440 và 1732
kg/ha. Năng suất cao nhất đạt được ở công thức trồng với khoảng cách hàng 500
-300 mm (1913 kg/ha) và thấp nhất ở khoảng cách hàng 700 mm (1220 kg/ha) [28].
Cây bí được trồng ở nhiều nước trên thế giới vì bí thích nghi rộng với các điều
kiện tự nhiên, từ vùng nhiệt đới ẩm và khô nóng tới vùng ôn đới ẩm và có nhiều
mưa. Bí thích nghi với nhiều loại địa hình khác nhau: Đồng bằng, trung du, miền
núi, cây bí cũng không đòi hỏi nghiêm ngặt về đất, bí có thể phát triển tốt ở đất cát
ven biển thậm chí cả các loại đất bị rửa trôi chỉ cần thành phần cơ giưới nhẹ, có đủ
độ ẩm và trong thời gian sinh trưởng của bí có đủ nhiệt độ và lượng mưa cần thiết.



Bảng 1.2. Tình hình sản xuất bí ngồi trên thế giới
Chỉ tiêu

Năm

Châu

Châu

Châu

Châu Đại

Mỹ
202,97

Âu
124,2

Dương
176.35

Châu Á

Diện tích

2008


Phi
250,66

(Nghìn ha)
Năng suất

2009
2008

254,66
7,06

197,92
12,48

127,55
23,73

160,56
17,73

959,65
14,29

( Tấn/ ha)
Sản lượng

2009
2008


7,33
1,77

12,65
2,53

23,85
2,96

17,87
0,31

14,06
13,39

( triệu tấn)

2009

1,86

2,50

3,04
0,28
13,49
(Nguồn :www.FAO.org.stat) [21]

936,54


Bảng 1.3. Tình hình sản xuất bí một số nước trên thế giới (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(Tấn/ ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)

Năm
2007

Australia
5,20

Chile
5,08

Cuba
722,40

China
328,21

Indonexia
11,01

2008

6,39


5,08

730,38

330,21

11.30

2009
2007

5,77
18,00

5,49
21,62

666,44
6,30

353,21
19,22

11.50
23,05

2008

17,89


21,62

5,78

19,25

34,89

2009
2007

17,97
0,16

23,31
0,45

6,19
0,11

18,42
6,30

27,27
0,25

2008

0,11


0,42

0,11

6,35

0,29

2009

0,10

0,41
0,12
6,50
0,11
(Nguồn :www.FAO.org.stat) [21].

Khoảng 80% diện tích trồng bí trên thế giới tập trung chủ yếu ở lục địa Á
Phi, ở Châu Á (62,2%) và Châu Phi (15,8%).
Theo thống kê của FAO( 2007) diện tích trồng bí trên thế giới là 1503.336 ha,
năng suất đạt 13,50 tấn/ ha, sản lượng đạt 20 .296.443 tấn, trong đó 2 nước trồng bí
nhiều nhất là Ấn Độ đạt 360.000 ha, Trung Quốc đạt 328.000 ha.
1.3.2. Tình hình sản xuất bí ở Việt Nam
Giống bí ngồi Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam chừng vài năm nay. Theo
các tài liệu, đó là loài cây chỉ thích nghi với vùng đất có khí hậu mát và ẩm, nhiệt
độ trung bình từ 25-30 C.



Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm nên có điều kiện thuận lợi
cho việc thâm canh cây bí. Bí gồi được phân bố khắp vùng sinh thái của nước ta,
diện tích trồng bí ngồi chiếm khoảng 30% so với các loại cây trồng khác.
Cây bí thích nghi trên diện rộng và không đòi hỏi khắt khe về dinh dưỡng và
thích nghi với khí hậu của nước ta. Những tỉnh trồng bí trên diện rộng như: Hải
Dương, Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng đều là những nơi
có năng suất sản xuất cao đạt trên 21 – 23 tấn/ha.
Năm 2009 được Trạm Khuyến nông xã Cửa Lò và Uỷ ban xã hỗ trợ, bà con
nơi đây đã trồng 5 ha bí ngồi với mật độ 500 – 700 cây mỗi sào, bình quân mỗi ha
đạt 60 triệu đồng [29].
Hiện nay các bà con đang sử dụng 3 giống bí chủ lực đó là: Bí đỏ, bí đao, bí
ngồi
Năm 2006 diện tích trồng bí ở Hải Dương là 2138ha, năng suất đạt 21,1 tấn,
sản lượng đạt 45,169 tấn.
Theo Tiến Sĩ Đào Xuân Thảng, phó Viện Trưởng Viện cây lương thực:
“Nước ta cây bí ngồi rất Phù hợp với cả 2 vụ Xuân hè và thu đông. Giống năng
suất cao, vụ Xuân Hè đạt 50 – 55 tấn/ha, Bí là cây trồng có giá trị kinh tế cao và đa
dạng về nhiều mặt” [22].
Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống thì việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh như: thời vụ trồng, chế độ nước và phân bón hợp lý … trong đó kỹ
thuật trồng đúng mật độ rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và
khả năng chống chịu sâu bệnh của cây bí ngồi.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, bí ngồi đang dần được mở rộng diện tích và
quy mô sản xuât.
1.3.3. Tình hình sản xuất bí ở Nghệ An
Bí ngồi là một loại cây mới đưa vào Nghệ An là một trong những loại cây
rau ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên năng suất còn thấp vì kỹ thuật canh
tác chưa đạt yêu cầu.



Cây bí ngồi đang còn lạ lẫm với người dân xứ Nghệ. Tuy giá trị dinh dưỡng
cao và mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng ít được người dân đem vào sản xuất
do bi ngồi chưa được phổ biến rộng rãi. Hiện nay, ở Nghệ An bí ngồi xem như là
một loại rau sạch có giá trị, được các siêu thị thu mua với mức giá 10 – 12 nghìn
đồng/ 1kg, với mức giá đó người nông dân thu được lợi nhuận khá cao từ việc thâm
canh bí ngồi.
Tuy nhiên một số khó khăn khăn thường gặp khi trồng bí ngồi là thời tiết
không thuận lợi, khi cây ra hoa đậu quả thường gặp mưa gió, ẩm ướt dẫn đến hiện
tượng thối quả. Mặt khác kỹ thật canh tác chưa phù hợp dẫn đến năng suất thấp.
So với ở các tỉnh miền Bắc thì bí trồng ở Nghệ An thường phát triển kém
hơn chủ yếu là do điều kiện tự nhiên ở miền Bắc thuận lợi hơn.
Trong những năm gần đây cây bí được trồng khắp các huyện trong tỉnh
Nghệ An như: Nghi Lộc, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Anh Sơn…
Ở xã Tây Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An với cơ cấu trên diện tích
màu chỉ trồng một vụ bí xuân sau đó trồng rau hè thu rồi đến cây vụ đông trên diện
tích 1 sào có thể thu hoạch 2 – 2,5 tấn quả. Kinh nghiệm trồng của người dân cho
thấy muốn bí có năng suất cao thì ngoài đầu tư bón phân, chọn giống người trồng bí
phải điều tiết thân lá bí thật chuẩn không để cho bí phát triển thân lá tự do [22].
Trên địa bàn huyện Yên Thành, trạm khuyến nông đã xây dựng thành công
mô hình thâm canh cây bí, điển hình như mô hình bí xanh vụ đông năm 2005 tại xã
Phú Thành đặt hiệu quả kinh tế cao 78 triệu đồng/ha/năm. Năm 2006 xây dựng mô
hình tại Long Thành, Lăng Thành đều có kết quả từ 50 – 70 triệu đồng/ha/vụ. Năm
2007 xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao 2 vụ lúa, 1 vụ bí thu nhập 50 triệu
đồng/ha/năm tại xã Phúc Thành. Năm 2008 triển khai trồng bí tại thị trấn năng suất
đạt 30 tấn/ha [23].


Bảng 1.4. Tình hình sản xuất bí ở Nghệ An
Năm


2005

2006

2007

2008

235

238

578

733

146,81

138,61

150,67

152,63

3450

3299

8709


11188

Diện tích (ha)
Năng suất (tạ /ha)
Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Nghệ An, 2008) [1].
Qua bảng ta thấy năm 2005 diện tích trồng bí vẫn còn ít chỉ có 235 ha toàn
tỉnh, từ năm 2005 - 2008 do hiểu rõ tầm quan trọng của bí mà bí được trồng trên
diện rộng, diện tích tăng từ 235 đến 733 tạ/ha. Năng suất của bí từ năm 2005 – 2008
tăng từ 146,81 đến 152,63 và sản lương tăng từ 3450 đến 11188 tấn.
Tuy diện tích canh tác bí ngồi ngày càng được mở rộng nhưng diện tích và
năng suất vẫn chưa cao so với các tỉnh khác. Người dân vẫn chưa chú trọng đến
việc thâm canh cây bí ngồi để làm thương phẩm.
1.4. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở Nghệ An
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 18 035’ –
19030’ Vĩ độ bắc và 103052’ – 105042’ kinh độ đông, với tổng diện tích 1637068
ha( bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam)
Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên, kinh tê xã hội tỉnh Nghệ An.
Đặc điểm chung của lãnh thổ Nghệ An là một tổng thể tự nhiên nhiệt đới ẩm, điển
hình. Tổng thể này lại thay đổi theo mùa và mang đặc tính khắc nghiệt của miền
Trung.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính gió mùa với đặc điểm cơ bản là nóng ẩm và
mưa nhiều theo mùa. Hàng năm, đất Nghệ An nhận được trung bình từ 120 – 140
kcal/cm2 bức xạ mặt trời. Số giờ thường đạt trên 160 giờ/năm ,nhiệt độ trung bình
từ 23 – 240C. Tổng nhiệt độ trên 90000C, mỗi năm có trên 30 ngày nhiệt độ dưới


100C và 20 – 25 ngày nhiệt độ trên 300C. Ẩm độ không khí là 85%, lượng mưa

trung bình là 1600 – 2000mm.
Khí hậu Nghệ An có 2 mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Đặc biệt vùng Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió
tây khô nóng, trung bình hằng năm có 16 – 35 ngày.
Nghi Lộc nằm trong tổng thể điều kiện chung của vùng với vị trí từ 18 054’ vĩ
độ bắc và 105045’ kinh độ đông, độ cao so với mực nước biển là 18,5m. Đây là
vùng đồng bằng, chủ yếu là đất cát, đất thịt nhẹ và trung bình.
Vùng đồng bằng Nghệ An chiếm khoảng 10% diện tích của tỉnh và bị đồi núi
chia cắt thành vùng đồng bằng phù sa và dải cát ven biển. Đất cát Nghệ An được
phân bố trên 3 loại đất chính: Đất bãi phù sa, đất cát ven biển, đất ven chân đồi. Đất
ở đây thuộc loại chua và nghèo mùn, lân tổng số và lân dễ tiêu, dung tích hấp thụ
kém trong đó đất cát biển là loại đất nghèo nhất, dung tích hấp thụ thấp, thành phần
cơ giưới từ cát thô đến cát pha, không có tầng đế cày. Do vậy tính giữ nước, giữ
màu kém, chịu khoáng hoá mạnh.
1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Nghệ An là một trong những tỉnh đông dân với số dân lên tới 2923647
người( tính đến 31/12/2000). Mật độ trung bình 180 người/1km 2 dân cư phân bố
không đồng đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích nhưng tập
trung đến 80% dân số, 20% dân số còn lại tập trung ở vùng núi và gò đồi.
1.4.3. Điều kiện tự nhiên của xã Nghi Phong – Nghi Lộc – Nghệ An
Tháng
11
12
1
2

Nhiệt độ (°C)
Tối thấp Trung bình Tối cao
(°C)
21,4

15,4
15,3
15,6

Giờ nắng

Lượng mưa

(giờ)
(mm)
(°C)
(°C)
23,3
26,2
2,3
11,09
17,1
19,2
0,3
1,66
94
18,1
0,3
1,91
93
19,4
23,1
1,02
(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ. 2011)


Nghi Phong – Nghi Lộc nằm trong tổng thể điều kiện chung của vùng. Nghi
Lộc có vị trí địa lý 1805’ vĩ độ Bắc và 105045’ kinh độ Đông, độ cao với mực nước


biển 18,5m. Đây là vùng đồng bằng chủ yếu là đất cát, đất thịt nhẹ, và là khu vực có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, mùa hè nóng.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là( 23,90) mùa hè nhiệt độ khá cao, nóng nhất
vào tháng 6 ( 30,20C), mùa Đông nhiệt độ hạ xuống thấp nhất vào tháng 1 (18,1 0C).
Nhiệt độ trung bình cho bí ngồi phát triển là 20 0C – 300C, Vụ đông xuân 2011 bí
ngồi được gieo vào cuối tháng 11 (23,3 0C), đầu tháng 12 (17,10C) nên nhiệt độ khá
thuận lợi cho sự mọc mầm và phát triển của bí.
- Độ ẩm trung bình của năm là( 83.8%), khá cao vào tháng 1, tháng 2 ( 93 –
94%) và thấp nhất vào tháng 6 ( 70%).
- Mưa: Phân bố đều qua các tháng , có thể nói lượng mưa ở đây rất cao. Thời
kỳ mưa lớn nhất vào các tháng 8 - 10. Năm 2011 lượng mưa tháng 11 đạt
11,09mm/ngày, tháng 12 đạt 1,66 mm/ngày, tháng 1 đạt 1,91mm/ngày, tháng 2 đạt
1,02mm/ ngày lượng mưa khá ít vì ,cần phải tưới nước bổ sung cho bí ngồi vì bí là
một loại rau nên nhu cầu về nước là rất cao.
- Giờ chiếu nắng ở đây khá cao vào các tháng 7 – 9, tháng 11 số giờ nắng là
23 giờ, tháng 12 rất thấp là 0,3 giờ, tháng 1 là 0,3 giờ, tháng 2 là 23,1 giờ, bí ngồi
có đặc điểm ưa ánh sáng đa chiều, ở vụ đông xuân năm 2011 số giờ nắng ít vì vậy
phải bố trí trồng bí ngồi với mật độ phù hợp để cây hấp thụ được ánh sáng tốt.
Trại thực nghiệm nông học – Khoa Nông – Lâm – Ngư, trường Đại Học
Vinh thuộc địa bàn xã Nghi Phong, chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu chung của
vùng. Kết hợp với đặc điểm đất đai khu vực này có thành phần cơ giưới là đất pha
cát, đất thịt nhẹ.
Trại thực nghiệm khoa Nông – Lâm – Ngư, trường Đại HọcVinh nằm trên
địa bàn xã Nghi Phong là cơ sở mới được thành lập chưa được bao lâu, diện tích đất
có 1,5 ha. Phần diện tích còn lại dang trong diện giải toả mặt bằng. Cơ sở vật chất
hiện nay đang được xây dựng và từng bước hoàn thiện dần.



Chương 2. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng, phát
triển, mức độ nhiễm sâu bệnh của bí ngồi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của bí ngồi
2.2. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220: Là giống nhập nội từ Hàn Quốc được
viện KHKTNN Việt Nam bồi dưỡng và chọn lọc từ năm 1995, Được được vào sản
xuất tại Nghệ An từ vụ xuân năm 2000.
* Giống có đặc điểm
- Giống không đẻ nhánh, thân đứng thẳng, sinh trưởng mạnh và kháng sâu
bệnh tốt, trồng được ở chân đất khô, đất cát pha chủ động tưới tiêu, thích nghi với
độ ẩm cao, trồng được quanh năm. Tỷ lệ đậu quả từ 5-7 quả, trọng lượng mỗi quả từ
2-3 kg.
- Thời gian sinh trưởng của giống từ 60-70 ngày, giống được gieo trồng
1000m2 là 160-170g. Giống có thể được gieo trồng quanh năm, mức độ chịu rét cao,
thích ứng rộng. Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 20-25 tấn/ha
Dụng cụ thí nghiệm: Thước đo bằng dây, cân, quốc, xẻng
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ đông xuân 2011 tại trại thực nghiệm
Nông học - Xã Nghi Phong - Huyện Nghi Lộc - Nghệ An
Đất đai: Thí nghiệm được tiến hành trên đất cát pha
Một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất được tiến hành
trong phòng thí nghiệm B môn Khoa học cây trồng - Khoa Nông Lâm Ngư - Đại
học Vinh
Thời gian tiến hành thí nghiệm. Từ 11/2011 đến 02/2012



2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí gồm 5 công thức CT1, CT2, CT3, CT4, CT5
tương ứng với:
Khoảng cách cây là 0,6m, 0,8m, 1m, 1,2m, 1,4m
Khoảng cách hàng là 1,2m.
Và 3 lần nhắc lại thiết kế theo kiểu RCBD. Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10
m2, tổng diện tích thí nghiệm:150m2
2.3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
CT1

CT3

CT2

CT4

CT5

CT4

CT1

CT5

CT3


CT2

CT3

CT2

CT1

CT5

CT4

Dải bảo vệ

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng
2.4.1. Thời vụ gieo
Vụ đông xuân, gieo ngày 29 tháng 11 năm 2011
2.4.2. Chuẩn bị trước khi gieo
Giống là khâu quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng. Vì
vậy chúng ta phải chuẩn bị hạt giống cận thận trước khi gieo bao gồm các khâu sau:
- Phơi hạt giống
- Chọn hạt giống: Chọn giống khoẻ mạnh, sạch sâu bệnh, năng suất cao
Ruộng thí nghiệm được làm trên chân đất cát pha, đất trồng cần làm đất sâu,
cày bừa hoặc quốc lật, phơi cho cỏ chết sau đó nhặt sạch cỏ.Cày đất nhỏ rắc vôi bột
để tiêu diệt tàn dư nấm và sâu bệnh.


Lên luống: Sau khi làm đất xong thì tiến hành lên luống, chia khu vực thí
nghiệm thành các ô theo công thức, lên luống cao 20 – 25cm nhằm thoát nước khi
có mưa lớn, Luống rộng: 1 m, Luống dài: 10m

2.4.4. kỹ thuật làm đất gieo bầu:
Ngâm hạt trong nước sạch 5 – 6h đãi sạch, ủ ở nhiệt độ 28 – 30 0C, đến khi
hạt nảy mầm thì đem gieo.
Tỷ lệ đất bột với phân chuồng hoai mục (hoặc mùn) là 1: 1. Dải một lớp bùn
mỏng 1 – 1,5 cm, kẻ ô trên bùn chia kích thước bầu là 5 x 5 cm, đạt hạt theo hướng
lá mầm lên trên, rồi rắc hỗn hợp đất mùn lên trên cho vừa kín hạt bí, tưới ẩm
thường xuyên. Khi cây được hai lá thật thì đem trồng.
Trồng hàng đơn, bổ hốc bón phân vào hốc, đảo đều rồi đặt bầu sau đó lấp kín
bầu, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
2.4.5. Mật độ
Mật độ được bố trí theo các công thức thí nghiệm như sau:
Cây cách cây (m)
0,6
0,8
1,0
1,2
1,4

Hàng cách hàng (m)
1,2
1,2
1,2
1,2
1,2

Số cây/luống (cây)
17
13
11
9

8

Tiến hành dặm cây lúc bí còn 2-3 lá thật (khoảng 10 ngày sau mọc)
2.4.6. Kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ:
- Đạm Urê: 5-6kg
- Phân chuồng: 300kg
- Kali lorua (loại 60%): 4kg
- Supe lân lâm thao: 20kg
Bón phân được chia làm 4 đợt


×