Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ Như Xuân Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 70 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THẾ LƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÝ VÀ SỨC KHỎE CỦA DÂN CƯ QUANH NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN XÃ HOÁ QUỲ - NHƯ XUÂN – THANH HOÁ
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 604230

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS: Nguyễn Ngọc Hiền

Vinh, 2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Ngọc Hiền, đã tận tình hướng
dẫn và quý thầy cô khoa sinh học, khoa sau đại học đă truyền dạy những kiến
thức quý báu trong quá trình học tập và giúp đỡ về kinh nghiệm để cho luận
văn đươc hoàn thành thuân tiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Tập thể y bác sĩ Khoa Xét nghiệm máu,
bệnh viện Đa khoa Như Xuân Thanh Hóa. Trung tâm quan trắc môi trường
Thanh Hóa. Đảng ủy, UBND, Trạm y tế, nhân dân xã Hóa Quỳ, Như XuânThanh Hóa. Trạm y tế xã Xuân Quỳ, xã Hóa Quỳ, Như Xuân- Thanh Hóa.
Lãnh đạo, công nhân viên nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân đã tạo
điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.


Tôi xin chân thành cẳm ơn.
Vinh, tháng 09 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thế Lương


iii
MỤC LỤC
Trang
41.Đào Ngọc Phong, Phạm Hùng, Đan Thị Lan Hương (2002), “Ô nhiễm môi trường
làng nghề và vấn đề sức khỏe cộng đồng”, Tạp chí Bảo vệ môi trường,(8), tr. 2428...........................................................................................................................lxvii


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BC
BTNMT

Bạch cầu
Bộ tài nguyên môi trường

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


HGB (Hemoglobin)

Nồng độ Hemoglobin trong máu

HSSH

Hằng số sinh học

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin)

Lượng huyết sắc tố trung bình

NT

Nước Thải
trong Hồng cầu

NC

Nghiên cứu

RBC (Red Blood Cell)

Số lượng Hồng cầu

SL

Số lượng

TB


Trung bình

TBS

Tinh bột sắn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

WBC (White Blood Cell)

Số lượng Bạch cầu

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
41.Đào Ngọc Phong, Phạm Hùng, Đan Thị Lan Hương (2002), “Ô nhiễm môi trường
làng nghề và vấn đề sức khỏe cộng đồng”, Tạp chí Bảo vệ môi trường,(8), tr. 2428...........................................................................................................................lxvii


vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cum, điểm công nghiệp, các làng nghề
thủ công truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của mổi địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường của các làng nghề
ngày càng nghiêm trọng.Tình hình ô nhiểm không khí, chủ yếu là than, kim
loại nặng, các chất tẩy rửa, đăc biệt là các chất khí co, co 2, sox thải ra trong
quá trình sản xuất khá cao, Theo thống kê việt nam có khoảng 2790 làng nghề
phân bố rộng khắp cả nước. Tuy nhiên do sản xuất mang tính tự phát sử dụng
công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá mặt bằng sản xuất không đạt tiêu chuẩn
việc đầu tư xây dựng hệ thống sử lý nước thải ít được quân tâm, ý thức bảo vệ
và nhân thức về việc bảo vệ môi trường sinh thái của người dân còn kém, cơ
chế quản lí giám sát của cơ quan chức năng còn yếu và thiếu về năng lực và
trình độ chuyên môn, chưa có những chế tài và biện pháp sử lý quyết liệt và
hiệu qủa. Ô nhiểm môi trường ở các làng nghề không những gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của cư dân thực tại mà còn dân cư ở các vùng lân cận.
Bên cạnh các làng nghề, các khu công nghiệp ô nhiểm, tại các khu đô
thị lớn ,tình trạng ô nhiểm báo động đó là ô nhiểm về nước thải, rác thải sinh
hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn. Ở các thành phố lớn dân số ngày càng
tăng lên nhanh chóng các nhu cầu về điện, trường, trạm. nước sinh hoạt, giao
thông ...thiếu và xuống cấp. Bên cạnh đó hàng trăm mét khối nước sinh
hoạt ,chất thải y tế và các khí thải do phương tiện giao thông thải ra.
Sự khủng hoảng kinh tế đã tạo nên sự cạnh tranh của các cơ sở sản
xuất, để hạn chế đến mức tối đa các chi phí không ít các nhà máy đã xã chất
thải trực tiếp ra môi trường gây anh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và
sức khỏe con người. Có thể nói vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm
trong và rất cấp bách không của riêng quốc gia nào mà cả thế giới quan tâm.


vii

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những hiểm họa tiềm
tàng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng
ôzon, mưa axít, sa mạc hoá, băng tan, biển lấn, lụt lội... đe doạ đến sự tồn
vong của con người và của cả tương lai trái đất. Trong những năm gần đây,
nước ta đã không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những lợi
ích mà công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ
qua tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng tác động đến môi trường sống của con
người. Bởi vậy có nhiều vấn đề về môi trường đang được đặt ra và cần phải
giải quyết.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn thuộc bắc Trung Bộ nhưng lại có khí hậu
khắc nghiệt. Về mùa hè chịu ảnh hưởng lớn của gió lào, mùa đông chịu tác
động của gió mùa Đông Bắc. Những năm gần đây, sự phát triển công nghiệp,
nông nghiệp tại Thanh Háo diễn ra khá mạnh kéo theo rừng bị tàn phá lấy đất
trồng trọt, chăn nuôi, phá rừng làm nhà máy, xây dựng các công trình, đường
giao thông...bên cạnh rừng bị tàn phá thì việc phát triển về dân số, giao
thông, các nhà máy xí nghiệp nhưng thiếu sự quy hoạch tổng thể, trong quá
trình sinh hoạt và sản xuất chưa tuân thủ tốt các nguyên tác về bảo vệ môi
trường, trình độ dân trí thấp ý thức bảo vệ môi trường kém, việc kiểm tra
đành giá mang tinh hình thức, dẫn đến những hậu quả do môi trường gây ra
rất nghiêm trọng.
Như xuân là huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, cánh thành phố 57km về
phía tây nam giáp với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, diện tích khoảng 860
km vuông, dân số khoảng 59713 người, gồm một thị trấn và 17 xã với 5 dân
tôc anh em sinh sống.
Nhà máy TBS Như xuân là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Công
ty nông nghiệp tỉnh. Trụ sở đóng tại xã Hóa Quỳ, Huyện Như xuân tỉnh
Thanh Hóa. Nhà máy đi vào hoạt động từ thang 10 năm 2003, với mục đích
tiêu thụ sắn trên địa bàn huyện Như xuân và các vùng lân cận. Nhà máy đã
đóng góp một phần rất đáng kể vào việc tăng trưởng nền kinh tế cho địa

phương và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên từ


viii
khi mới đi vào hoạt động cho đến nay, người dân nơi đây đã phải chịu những
ảnh hưởng từ bởi mùi hôi thối nồng nặc từ nhà máy, mùi hôi thối nay còn có
thể ở cách xa hàng vài chục cây số do các xe trở bã sắn đến các nơi khác tiêu
thụ. Nước thải của nhà máy sắn có màu đen chảy tràn vào các khu vực dân cư
quanh nhà máy.
Bởi vậy, công tác điều tra, xác định, đánh giá mức độ và tình trạng ô
nhiễm cũng như tác hại, ảnh hưởng của nó lên sự phát triển hình thái, sinh lý,
sức khỏe của con người và đề ra biện pháp xử lý khoa học hữu hiệu nhằm
ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường là một yêu cầu
cấp thiết.
Nhằm góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở các
nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn các khu dân cư, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và
sức khoẻ của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ, Huyện Như
xuân, Thanh Hóa” .
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng môi trường không khí (bụi, tiếng ồn), môi trường
nước (thành phần hóa học, vi sinh vật) quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa
Quỳ .
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học và tình hình sức khỏe của
dân cư xã Hóa Quỳ.
- Đề xuất các vấn đề cần được quan tâm về môi trường.
3. Nội dung của đề tài
3.1. Đánh giá thực trạng môi trường không khí
3.1.1. Nồng độ bụi và thành phần khí CO.
3.1.2. Tần số và cường độ âm thanh ở địa điểm nghiên cứu.

3.1.3. Các chỉ số vi khí hậu.
3.2. Đánh giá thực trạng môi trường nước
3.2.1.Thành phần của nước, tính chất vật lý, hóa học của nước tại vùng
nghiên cứu.
3.2.2. Ô nhiễm hóa chất.
3.2.3. Ô nhiễm vi sinh vật.
3.3. Thực trạng sức khỏe của cư dân


ix
3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lí như tim mạch, huyết áp và một số chỉ tiêu
huyết học.
3.2.2. Các bệnh thông thường về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh
tim mạch, thần kinh, giác quan.
3.4. Bước đầu đề xuất những vấn cần quan tâm đến môi trường ở khu
vực nhà máy và cư dân quanh nhà máy xã Hóa Quỳ.


x
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài
1.1.1. Môi trường
1.1.1.1. Khái niệm chung
Môi trường theo tiếng Anh là Environment có nghĩa là yếu tố bao
quanh. [31].
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. “Theo điều 1,
luật bảo vệ môi trường của Việt Nam” [25].

Từ khái niệm tổng quát này môi trường còn được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau:
Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện
tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật
thể nào, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong môi trường. Đối với
cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [30], [31].
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên,... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình [30], [34].
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu
tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát
triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000) [25], [34], [55].
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng lớn hơn. Theo
định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình
(tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài


xi
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình [31],
[55].
Đối với hoạt động và đời sống của con người khoa học thường phân ra
các loại môi trường sau:
1.1.1.2. Môi trường không khí
Khí quyển hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái
đất. Gồm nhiều tầng khác nhau tùy theo độ cao và sự chênh lệch nhiệt độ.
Năng lượng từ mặt trời chuyền qua khí quyển thông qua sự trao đổi điện từ,
phóng xạ, đối lưu, sự bay hơi và cuối cùng là sự thay đổi nhiệt độ theo mùa,
theo độ cao và theo thời gian [25], [34], [50].

Khí quyển có tác dụng duy trì sự sống trên trái đất, ngăn chặn các tác
động độc hại của các tia tử ngoại, tia hồng ngoại hay các sóng từ. Khí quyển
đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của trái đất thông
qua quá trình hấp thu tia tử ngoại từ mặt trời và phản xạ tia nhiệt từ mặt đất
lên. Khí quyển ở tầng thấp có chức năng cung cấp O 2 và CO2 cần thiết cho sự
sống trên trái đất, cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật và là
môi trường vận chuyển nước từ đại dương vào đất liền, tham gia vào quá trình
hòa tan nước [31], [55].
1.1.1.3. Môi trường đất
Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất: bao gồm lớp vỏ trái
đất có độ dày 60-70 km trên phần lục địa và từ 2-8 km dưới đáy đại dương,
trên đó có các quần xã sinh vật [14], [30], [31], [34].
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực
và thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ
phát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất
canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Chất lượng đất ngày càng giảm và
diện tích đất bình quân đầu người giảm.


xii
Khi nghiên cứu về môi trường đất chúng ta nghiên cứu trên bề mặt trái
đất và sâu vào lòng đất từ 60-70 km. Ngoài biển khơi chúng ta nghiên cứu
đến phía dưới đáy sâu nhất của biển từ 2-8 km [34], [47], [55].
1.1.1.4. Môi trường nước
Thủy quyển hay còn được gọi là môi trường nước: Là phần nước của
trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi
nước trong đất và không khí [14].
Thuỷ quyển có thành phần tương đối phức tạp. Chiếm 96% trọng lượng
của thuỷ quyển là nước (trong đó nước mặn chiếm 97%, còn nước ngọt chiếm

3%), đồng thời nước cũng là thành phần quan trọng nhất của thuỷ quyển, 4%
còn lại là các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các ion. Ngoài ra, trong nước
còn có rất nhiều chất rắn như: bùn, cát, các chất hữu cơ,… nhưng chiếm tỷ lệ
rất nhỏ [31], [34].
1.1.1.5. Môi trường lao động
Môi trường lao động: bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội mà
trong đó con người tiến hành các hoạt động lao động chân tay và trí óc
của mình [33].
1.1.1.6. Tiêu chuẩn môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam: tiêu chuẩn môi trường là những
chuẩn, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường có mối quan hệ mật thiết với sự bền vững của
mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ tổ chức quản lí và tiềm lực
kinh tế xã hội có tính đến dự báo phát triển [25], [31], [55].
1.1.2. Ô nhiễm môi trường
1.1.2.1. Khái niệm chung
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [43].
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi các
yếu tố, thành phần việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi


xiii
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước
thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và
các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm

lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu [27], [39].
1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất
của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người
và sinh vật, làm xuất hiện các loại bệnh tật. Khi sự thay đổi vượt qua một
ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước ở một mức nguy hiểm và gây ra
bệnh tật ở người [31], [47].
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa : “Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [31], [47], [55].
1.1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí
Sự ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra
từ hoạt động của con người hoặc các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn
và thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng tới sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe
hoặc lợi ích của con người hoặc môi trường [31].
1.1.3. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường không khí
1.1.3.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người và động vật
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong
sạch của môi trường không khí xung quanh. Trong tất cả các loại nhu cầu về
vật chất hàng ngày cho cuộc sống của con người thì không khí là loại “nhu
yếu phẩm” đặc biệt quan trọng mà con người cần đến thường xuyên, liên tục,
từng giờ, từng phút không lúc nào nghỉ ngơi trong suốt cuộc đời mình. Người


xiv
ta đã tổng kết được rằng cơ thể của con người có thể chịu đựng được 5 tuần lễ
không ăn, 5 ngày không uống nước nhưng chỉ kéo dài cuộc sống được 5 phút
nều không hít thở không khí. Lượng không khí cần cho sự hô hấp hàng ngày

khoảng 10 m3, do đó nếu trong không khí có lẫn nhiều chất độc hại thì phổi và
nhiều cơ quan hô hấp sẽ hấp thu toàn bộ các chất độc hại đó, tạo điều kiện cho
chúng xâm nhập sâu vào cơ thể, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho
sức khỏe và tính mạng của con người [10], [11], [27].
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người, đặc biệt là đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho
thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm sức khỏe con người suy giảm, quá
trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm, gây
bệnh hen suyễn, viêm phế quản, gây bệnh ung thư, suy nhược thần kinh, tim
mạch và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm
nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ
em dưới 15 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc
ngoài trời. Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức
khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô
nhiễm. Người lao động là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường
không khí của khu vực sản xuất bị ô nhiễm. Người lao động trong cơ sở sản
xuất công nghiệp thường bị mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt,
ngoài da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì,...[6].
Ô nhiễm không khí từ các khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề
không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng
dân cư sống ở các khu vực xung quanh. Một số nghiên cứu y tế đối chứng đã
cho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và mãn tính ở các vùng gần các khu vực
sản xuất cao hơn rõ rệt so với các vùng nông thôn. Ngoài ra các bệnh về mắt,
bệnh tim mạch, hội chứng dạ dày, thiếu máu, rối loạn thần kinh ở vùng ô
nhiễm cũng cao hơn [6].
Phần lớn các chất gây ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con
người, ảnh hưởng cấp tính gây ra tử vong. Vụ ngộ độc khói sương ở Luân
Đôn năm 1952 đã gây tử vong hơn 5.000 người, ảnh hưởng mãn tính để lại
tác hại lâu dài như các bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh ung thư phổi.



xv
Những nơi tập trung giao thông cao, phương tiện giao thông dày đặc thì hàm
lượng CO trong không khí tăng lên để lại nhiều bệnh lý và rối loạn hoạt động
của hệ thần kinh.
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của một số tác nhân chính gây ô nhiễm không khí
Tác nhân ô nhiễm

Chất dạng hạt

Nguồn
Công nghiệp,
giao thông

Tác động
Gia tăng bệnh hô hấp, tiếp xúc lâu có
thể mắc bệnh kinh niên như viêm phổi
mãn tính

Nhà máy nhiệt
Sunfua ôxy

điện và một số

Kích thích đường hô hấp, các tác động

ngành công

như chất dạng hạt


nghiệp khác

Nito ôxy

Giao thông,
công nghiệp

Kích thích hô hấp, làm trầm trọng các
điều kiện hô hấp như bệnh hen và viêm
phổi mãn tính
Làm giảm khả năng vận chuyển O2 của

Cacbon monoxyt

Giao thông,

máu, đau đầu và mỏi mệt nếu ở mức độ

công nghiệp

thấp, nếu ở mức độ cao có thể mắc bệnh
tâm thần và chết.

Ôzon

Được hình

Tác động đến mắt, hệ thống hô hấp, gây

thành trong khí


khó chịu lồng ngực, ung thư da, gây

quyển

bệnh hen và viêm phổi mãn tính

[31].
1.1.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với thực vật, hệ sinh thái và
các công trình xây dựng
Thực vật có độ nhảy cảm đối với ô nhiễm môi trường cao hơn so với
người và động vật. Một số chất chứa trong không khí bị ô nhiễm có thể là
nguyên nhân gây ra sự ngộ độc cấp tính hay mãn tính của thực vật. Khí SO 2


xvi
và Cl2 là các chất gây ô nhiễm đầu tiên trong số các chất gây ô nhiễm đã biết.
SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông. Nhiều loài hoa và cây ăn
quả rất mãn cảm với khí Cl2 trong nhiều trường hợp kể cả khi nồng độ thấp.
Mưa axit là hệ quả của sự hòa tan SO 2 vào nước mưa, khi rơi xuống ao
hồ sông ngòi gây tác hại lớn đến sinh vật sống trong nước.
Các công trình xây dựng, các di tích lịch sử, văn hóa, các vật liệu xây
dựng đều bị hủy hoại bởi môi trường không khí ô nhiễm.
Cùng với việc môi trường không khí bị ô nhiễm dẫn đến gia tăng khả
năng hấp thụ bức xạ mặt trời của khí quyển và gây hiệu ứng nhà kính do khí
thải CO2 càng trở nên rõ rệt. Hậu quả là nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.
Đó là vấn đề “ấm lên toàn cầu” được các nhà môi trường đề cập nhiều trong
thời gian gần đây.
Một vấn đề khác của ô nhiễm không khí là sự mỏng đi của tầng ôzon
đem lại nhiều tác hại xấu cho sinh vật và con người.

1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước hiện nay là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới.
Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu là nước thải, chất thải từ các nhà máy, bệnh
viện, trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm, nhà hàng, gia
đình chưa qua xử lý, do vô tình hoặc hữu ý đã xả vào nguồn nước chung.
Trong nước thải này có chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ, thuốc kích thích, các kim loại nặng (chì, thủy ngân, ca-đi-mi, crôm), chất
phóng xạ, dầu mỏ, vi sinh vật có hại [6].
Các nguồn nước là nguồn truyền bệnh rất nguy hiểm. Ô nhiễm môi
trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây
ra các bệnh tiêu chảy do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào, lị trực trùng, tả,
thương hàn, viêm gan A, giun sán,… Các bệnh này thường gây suy dinh dưỡng,
làm thiếu máu, thiếu sắt, gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em [33].
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với con người có thể thông qua hai
con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả thủy
sản, hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi


xvii
trường nước trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê của Bộ Y
tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới
nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra có
nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A,
viêm não, ung thư,…[6].
Các con sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho đô thị và
nông thôn. Đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn và những người có nguồn
thu nhập thấp thường sử dụng trực tiếp nguồn nước sông. Khi nguồn nước
mặt bị ô nhiễm thì đây chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của tại các tỉnh
thuộc lưu vực sông đặc biệt là các khu vực bị ô nhiễm nặng. Tỷ lệ mắc các
bệnh của các xã thuộc khu vực ven sông ô nhiễm thường cao hơn so với các

xã không bị ảnh hưởng của nước sông [6].
Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa ô nhiễm nguồn nước còn gây các
bệnh ung thư, thiếu máu, về da,… nguyên nhân là do nguồn nước bị nhiễm
kim loại nặng. Tại các làng nghề tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa, ngoài da, mắt
cao hơn nhiều so với làng nghề không làm nghề
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người chịu cảnh thiếu nước
sạch, và hàng năm có khoảng 700000 người mắc bệnh do uống nước không
đảm bảo vệ sinh.
Sự nhiễm bẩn của nguồn nước xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có
thể xảy ra theo hai cách là nhiễm bẩn tự nhiên và nhiễm bẩn nhân tạo.
Nhiễm bẩn tự nhiên do các quá trình phong hóa địa chất, hoạt động núi
lửa, hoặc do nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất mang theo chất bẩn và
vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước tiếp nhận [31]. Nhiễm bẩn nhân tạo
chủ yếu do xả nước thải (sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp và nông
nghiệp) vào nguồn nước tiếp nhận [11], [27].
Để đánh giá nguyên nhân và mức độ ô nhiễm môi trường nước người ta
thường dựa vào các thống số cơ bản sau đây :
- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch không màu và nếu nhìn sâu vào bề dày
nước cho ta cảm giác màu xanh nhẹ, đó là sự hấp thu chọn lọc các bước sóng


xviii
nhất định của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, màu xanh còn gây nên bởi sự hiện
diện của tảo trong trạng thái lơ lửng. Nước có màu xanh đậm hoặc xuất hiện
váng bọt màu trắng đó là biểu hiện của trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc phát
triển quá mức của thực vật nổi và sản phẩm phân hủy thực vật đã chết. Trong
trường hợp này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu oxi hòa tan bởi các sinh vật
phân hủy và gây nên sự ô nhiễm do thiếu oxi [31], [34].
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ làm xuất hiện axit humic hòa
tan và nước có màu vàng bẩn. Các loại nước thải có nhiều màu sắc khác

nhau. Tất cả màu sắc đều tác động đến số lượng, chất lượng của ánh sáng
mặt trời chiếu tới và do đó ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước. Để đánh giá
màu sắc của nước, người ta dùng các máy đo màu hoặc máy đo độ thấu
quang của nước [31].
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
thời tiết của khu vực hay môi trường khu vực. Nhiệt độ nước tăng làm giảm
hàm lượng oxi hòa tan và tăng nhu cầu oxi của cá lên 2 lần. Tăng nhiệt độ
nước còn xúc tiến sự phát triển của sinh vật phù du. Trong nước xảy ra hiện
tượng “nở hoa” làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước. Ô nhiễm nhiệt độ tác
động trực tiếp tới quá trình hô hấp của các sinh vật trong nước và gây chết cá.
Nước nóng còn làm thay đổi thành phần các quần thể động vật và thực vật,
phá vỡ cân bằng sinh thái thủy vực. Để đo nhiệt độ của nước người ta dùng
các loại nhiệt kế [14], [30], [31], [34].
- Chất rắn tổng số: Tổng số gồm các chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa
tan. Nước có hàm lượng chất rắn cao là nước kém chất lượng và có thể bị ô
nhiễm. Chất rắn ô nhiễm thường làm nước bẩn đục hoặc bẩn không thể dùng
cho sinh hoạt. Chất rắn lơ lửng còn làm giảm tầm nhìn của động vật nước, cản
trở ánh sáng chiếu xuống làm giảm quá trình quang hợp của thực vật nước và
còn lắng đọng gây bồi lấp thủy vực. Để xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng
người ta thường để lắng sau đó lọc qua giấy lọc [31].
- Độ pH: Là yếu tố tác động rất mạnh tới sinh vật thủy sinh. Khi độ pH
của vực nước thay đổi, cân bằng sinh thái của vực nước sẽ bị tác động, nếu


xix
thay đổi lớn sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái, nhiều loài thủy sinh sẽ bị tiêu diệt.
Có thể xác định bằng phương pháp điện hóa, chuẩn độ hoặc bằng các loại
thuốc thử khác nhau [14], [30], [31], [34].
- Nồng độ ôxy hòa tan trong nước (DO): Tất cả các sinh vật hiếu khí
cần ôxy cho quá trình hô hấp. Động vật và thực vật trên cạn sử dụng ôxy từ

không khí (chứa 21%). Còn trong nước, ôxy tự do ở dạng hòa tan ít hơn nhiều
lần so với trong không khí, khoảng 8-10 ppm. Mức độ bão hòa ôxy hòa tan
vào khoảng 14-15 ppm trong nước sạch ở 0 0C. Nhiệt độ càng tăng, lượng DO
trong nước càng giảm và bằng 0 ở 100 0C. Thông thường nước ít khi bão hòa
ôxy mà chỉ khoảng 70-85% so với mức bão hòa. Ở các hệ sinh thái nước, trừ
thời gian ban ngày khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh, còn nói chung DO là
nhân tố hạn chế và đôi khi gây nên tình trạng thiếu ôxy (anoxia) và làm chết
các sinh vật nước [30], [31].
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD5): Nhu cầu ôxy sinh hóa là chỉ tiêu thông
dụng nhất để xách định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu
cơ của công nghiệp. BOD5 được định nghĩa là lượng ôxy sinh vật đã sử dụng
trong quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ. Phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình ôxy hóa sinh học xảy ra thì các vi
sinh vật sử dụng DO. Vì vậy xác định tổng lượng ôxy hòa tan cần thiết cho
quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của
một dòng thải đối với nguồn nước. BOD5 có ý nghĩa biểu thị lượng các chất
hữu cơ trong nước có thể phân hủy bằng vi sinh vật [14], [30], [31], [34].
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc
trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự
nhiên. COD được định nghĩa là lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa các
chất hữu cơ trong nước thải thành CO 2 và nước. Lượng ôxy này tương đương
với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị ôxy hóa [14], [30], [31], [34].
Khi COD và BOD5 trong nước lớn, DO giảm sẽ ảnh hưởng đến quá
trình hô hấp của sinh vật thủy sinh.



xx
- Photpho (P): Trong tất cả các nguồn tự nhiên như nước ngầm, nước
hồ, nước sông,… P thường ít và ở dạng ion như: H 2PO4, HPO4. Tuy là một
nguyên tố cần thiết, nhưng nếu quá nhiều sẽ xúc tiến sự phát triển mạnh mẽ
của tảo xanh hoặc thực vật lớn gây tắc nghẽn thủy vực. Quá trình này được
gọi là thừa dinh dưỡng hay “phú dưỡng”. Ở những thủy vực thừa dinh dưỡng
thường có mùi hôi thối do sự phát triển quá mạnh của các sinh vật phân giải,
làm cạn kiệt oxy hòa tan, phân hủy và thối rữa tảo, thực vật lớn đã chết. Do
đó cần tiến hành sự xâm nhập của phốt phát để tránh hiện tượng thừa dinh
dưỡng, nếu không tảo xanh lúc đầu phát triển mạnh sau đó chết hàng loạt, sau
đó DO giảm, BOD5 tăng và bốc mùi các khí thối [31], [36].
- Oxit Nitơ và Amon: Nitơ tồn tại ở những dạng khác nhau như nitrat,
nitrit, amon và các dạng hữu cơ. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh
thái nước. Nitơ là một loại khí chứa nhiều trong khí quyển và tối cần thiết cho
đời sống vi sinh vật vì là một thành phần của protein [14], [30], [31], [34].
Nhưng một lượng lớn nitrat sẽ gây nên tác động dây chuyền, đặc biệt
trong các hệ sinh thái nước. Trước hết, nó tăng sự sinh trưởng, phát triển của
thực vật và tăng sức sản xuất sơ cấp. Sau khi chết, chúng làm tăng lượng chất
hữu cơ và các quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên các cơ chất hữu cơ
này. Trong quá trình hô hấp, hầu như tất cả ôxy hòa tan được sử dụng. Sự thiếu
ôxy gây nên quá trình lên mem, thối rữa, làm chết cá và ô nhiễm trầm trọng.
Nitrat và nitrit thường chứa ít ở nước bề mặt, nhưng ở nước ngầm lại có
thể cao. Nồng độ cao của nitrat và nitrit trong nước uống sẽ gây ra bệnh tật,
đặc biệt ở trẻ em gọi là bệnh “xanh bủng”. Hàm lượng nitrat không được lớn
hơn 10 mg/l trong nước uống.
Nitrit cũng có tác động gây bệnh xanh da vì nó tạo thành axit nitơ trong
nước tác động với amin để hình thành aitrosamin, một trong số các chất này là
tác nhân gây bệnh ung thư. Do hiểm họa của nitat và nitrit đối với sức khỏe
của con người cho nên chúng được coi là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá
chất lượng nước.



xxi
Amon trong nước tạo thành bởi quá trình khử amin (diamin) của những
hợp chất hữu cơ. Amon trong nước sau một thời gian sẽ bị ôxy hóa trở thành
dạnh nitrat và nitrit [31], [47].
- Sulfat: Ion sulfat thường có trong nước sinh hoạt cũng như nước thải.
Lưu huỳnh cũng là một nguyên tố cần thiết cho sự tổng hợp protein và được
giải phóng ra trong quá trình phân hủy. Sulfat bị khử sinh học ở điều kiện kỵ
khí theo phản ứng :
Chất hữu cơ + SO42- = S2- + H2O + CO2
S2- + 2H+

= H2 S

Khí H2S thoát vào không khí trên bề mặt nước thải, trong cống. Một
phần khí này bị tích tụ tại các hốc bề mặt nhám của ống dẫn. Mặt khác, khí
H2S gây mùi và độc hại cho công nhân các nhà máy xử lý nước thải.
Khi nước uống có chứa sulfat ở hàm lượng cao sẽ có tác động tẩy nhẹ
đối với người. Vì vậy nồng độ giới hạn của SO 42- trong nước cấp cho sinh
hoạt cần ≤ 350 mg/l. Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân đóng cặn cứng trong
các nồi đun, thiết bị trao đổi nhiệt [14], [30], [31], [34].
- Kim loại nặng: Các kim loại nặng như Hg, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn
có trong nước với nồng độ lớn sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước. Kim loại
nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và thường tích
lũy lại trong cơ thể sinh vật. Vì vậy chúng là các chất độc hại đối với cơ thể
sinh vật. Kim loại nặng có trong môi trường nước từ nhiều nguồn như nước
thải công nghiệp và sinh hoạt, từ nguồn giao thông, y tế, công nghiệp và
khoáng sản. Một số nguyên tố như Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả
nồng độ thấp. Trong tiểu chuẩn môi trường nước nồng độ các kim loại nặng

được quan tâm nhiều nhất [14], [30], [31], [34].
Coliform: Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là
phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải bệnh viện,...
Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, người ta dùng chỉ số coliform. Đây là
chỉ số phản ánh lượng vi khuẩn E.coli trong nước, thường không gây bệnh
cho người và sinh vật. Để xác định chỉ số coliform người ta thường nuôi cấy


xxii
mẫu trong dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất
định [14], [30], [31], [34].
1.2. Tình hình nghiên cứu
Khi công nghiệp tinh bột trở thành một nghành công nghiệp quan
trọng, thì người ta bắt đầu quan tâm đến quá trình biến đổi của tinh bột. Bắt
đầu từ sự khám phá quan trọng của Keerchoff vào năm 1811. Ông cho rằng
đường có thể sản xuất từ tinh bột khoai tây với axit là chất xúc tác trong quá
trình thuỷ phân tinh bột. Sau đó là sự khám phá tình cờ một phương pháp sản
xuất dextrin hiện nay gọi là Gum Anh quốc.
ở Châu Âu, việc sử dụng tinh bột lúa mì và đại mạch đã cho tinh bột
khoai tây trắng được sản xuất một lượng lớn ở Netherlands và Đức.
ở Châu Mĩ, nhà máy tinh bột đầu tiên do Gilbert sáng lập ở Vtica, New
york năm 1807, sau đó được thay đổi để sản xất tinh bột ngô năm 1849. Sự
thay đổi từ bột mì sang tinh bột bắp bắt đầu bằng những tiến bộ trong sản xuất
của Thomas Kingsford vào năm 1842, trong đó tinh bột ngô được tinh chế
bằng phương pháp kiềm. Nhà máy bột mì George Fox bắt đầu từ năm 1842 ở
Cincinnati cũng được biến đổi thành nhà máy bột bắp vào năm 1854. Việc sử
dụng tinh bột khoai tây tăng nhanh cho đến năm 1895, có 64 nhà máy hoạt
động trong đó 44 là ở Vlaine. gần ba tháng hoạt động đã sản xuất 24 triệu
pound tinh bột chủ yếu cung cấp cho các nhà máy dệt.
Sau khám phá của Keerchoff vào năm 1811, siro dextrose, tức là D –

glucozơ (sweet dextrose) có thể sản xuất bằng con đường thuỷ phân tinh bột
bằng axit, nhiều nhà máy được xây dựng để sản xuất siro ngọt. trong vòng
một năm , các nhà máy được xây dựng ở Munich, Dreseen, Bochman và
Thorin. Năm 1876, nước Đức một mình đã có 47 nhà máy sản xuất siro
dextrose từ tinh bột khoai tây để sản xuất 33 triệu pound siro và 11 triệu
pound chất ngọt đặc.
Nhà máy siro có dung tích 30 gallon mỗi ngày được khánh thành năm
1831 ở cảng Sacket Harbor, New York nhưng sớm thất bại. Năm 1880, có


xxiii
140 nhà máy tinh bột sản xuất tinh bột ngô, lúa mì, khoai tây và gạo. Năm
1902, công ty tinh chế đường glucozơ sát nhập với công ty tinh bột quốc gia
trở thành công ty sản xuất ngô, đã chiếm 80% sản lượng trong nghành công
nghiệp tinh bột ngô, với năng suất 65000 giạ mỗi ngày. Cuộc chiến thảm khốc
về giá cả giữa các công ty cuối cùng là sự ra đời của công ty tinh chế ngô vào
năm 1906. Đến 1958, công ty này đã là công ty tốt nhất và có sản lượng cao
nhất của nước Mĩ.
1.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng các sản phẩm tinh bột trên thế giới
Tinh bột xuất hiện khắp nơi trên thế giới thực vật nhưng chỉ có một số
nguyên liệu được dùng phổ biến trong thương mại. Trên 90% tinh bột sản
xuất tại Mỹ từ ngô, khoai tây, lúa mì. Khoai tây cũng đóng vai trò quan trọng
trong công nghiệp tinh bột của Châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan và Thụy
Điển. Tinh bột sắn và tinh bột cọ (Sago starch) được sản xuất nhiều ở các
quốc gia nhiệt đới như Brazil, miền đông nước Mỹ, Châu Phi… Có giá trị
nhất là tinh bột huỳnh tinh được sản xuất ở Châu Phi, St. Vincent, Caribean
(57).
Theo tài liệu được cung cấp bởi A.C.C năm 1996 thì sản kượng nguyên liệu
và sản phẩm tinh bột trên thế giới và EU vào năm 1995 xấp xỉ 37.10 6 tấn được
sản xuất từ ngô, sắn lúa mì và khoai tây, trong đó 27.6 10 6 tấn (74%) là tinh

bột ngô, 3.7106 (10%) là tinh bột sắn, 2.9 106(8%) là tinh bột lúa mì và 2.7 106
(7%) là tinh bột khoai tây. Tinh bột đước sản xuất vượt trội ở các nước 1.2.2.
Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột ở Vệt Nam
ở nước ta, lương thực chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều nghành công
nghiệp, trong đó có công nghiệp sản xuất tinh bột và các dẫn xuất của tinh
bột. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất tinh bột là các loại củ như sắn,
khoai lang, khoai tây, dong riêng, huỳnh tinh… Và các nguyên liệu hạt như
hạt gạo, ngô.. (7). Trong những năm gần đây, năng suất vầ diện tích trồng các
cây lương thực nói trên ngày càng tăng. Năm 1997, diện tích trồng ngô là


xxiv
12253 ha với sản lượng 1034200 tấn/năm, diện tích trồng khoai lang là 4018
ha với sản lượng 2399900 tấn/năm, diện tích trồng sắn 277400 ha với sản
lượng 2211500 tấn/năm. Như vậy, hàng năm nước ta có 2 triệu tấn sắn củ
(12). Hiện nay, chính phủ đang tập trung nỗ lực đẩy mạnh thâm canh để tăng
sản lượng lúa ngô, mở rộng diện tích cây trống sản lượng từ 2 triệu tấn năm
2000 tăng lên 2.183 triệu tấn năm 2003, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
cho 41 nhà máy chế biến sắn, sản lượng phấn đấu đạt 3.2 triệu tấn/năm (10).
Ngoài ra còn có các nguồn nguyên liệu khác như khoai tây, dong riềng…
cũng có một sản lượng đáng kể.
Tuy nhiên, một phần nhỏ các nguồn nguyên liệu nói trên mới chỉ được
chế biến thành các sản phẩm thực phẩm như tinh bột, đường mật tinh bột, mì
chính, miến sợi, hạt chân châu… theo nhiều quy trình khác nhau với qui mô
lớn, vừa và nhỏ (4), (11). Còn lại chủ yếu được làm thức ăn cho gia súc (8).
Tinh bột chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công nên hiệu xuất thu
hồi thấp, hàm lượng tinh bột chưa cao và phẩm chất chưa tốt. Gần đây ở nước
ta đã nhập một số dây chuyền công nghệ chế biến tinh bột sắn trên qui mô
công nghiệp. Một số nhà máy chế biến tinh bột như: Vi thai tapico.Co, ltd ở

Gia Lai, VedanViệt Nam Enterprise Co.Ltd ở đồng nai, Formosatapico
Co.Ltd ở Quảng nam, hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở tỉnh Tây Ninh do
Singapo và Thái Lan đầu tư, nhà máy tinh bột sắn Sơn Tịnh – Quảng Ngãi…
Các sản phẩm tinh bột biến tính sản xuất với qui mô công nghiệp hiện
nay chủ yếu là xiro gluco, còn gọi là mật tinh bột. Các sản phẩm khác như
maltodextrin, tinh bột tan… hầu như chưa được chú ý đầu tư thích đáng và
mới chỉ dừng ở mức dộ nghiên cứu trong phạm vi phòng thí nghiệm.
2.2. tình hình nghiên cứu tinh bột và tinh bột biến tính trong nước và
trên thế giới
2.2.1. Những phương pháp nghiên cứu về tinh bột trên thế giới hiện và ở
nước ta


xxv
Trong quá trình nghiên cứu về các tinh bột, một số kết quả đã được
công bố các nhà khoa học (69), (70), (71) đã dánh giá tỉ lệ Am và Ap bằng
các phương pháp chuẩn độ ampe, phương pháp chuẩn độ điện tử hoặc phương
pháp so màu với iôt. Tuy nhiên các phương pháp này không phù hợp để phân
tích những mẫu nhỏ của tinh bột mà ta không biết đó chứa tinh bột gì. Do đo,
Lustinec và các cộng sự đã đưa ra một phương pháp phù hợp hơn. Tuy nhiên,
phương pháp này phức tạp và tốn nhiều thời gian. Sau đó, Hovenkamp Hemrmelink và các cộng sự đã nghiên cứu phương pháp so màu nhanh xác
định tỉ lệ Am/Ap có trong thân và lá khoai tây. Đây là phương pháp trích li
tinh bột bằng axit HClO4 với việc xác định độ hấp thụ tại hai bước sóng 550
nm, 618 nm, có ưu điểm nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với phương pháp nêu
ở trên.
ở nước ta, một số nghiên cứu công bố đã khảo sát và so sánh được kích
thước, hình dạng, nhiệt độ hồ hoá, độ nhớt, độ nở của tinh bột sắn với cá tinh
bột khoai ngô. Một số tác giả khác, mới đây (5) đã so sánh được một số tính
chất như hình dạng, kích thước, hàm lượng Am trong tinh bột sắn, khoai lang,
khoai tây, dong riềng. Đó là cơ sở để tác giả tiến hành biến tính tinh bột bằng

phương pháp axit và ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy… Các kết quả
nghiên cứu về một số tính chất như kích thước, nhiệt độ hồ hoá, mức độ trùng
hợp của tinh bột một số giống khoai mỡ phổ biến và có giá trị cũng đã được
đề cập đến (2).
2.2.2. Những nghiên cứu về biến tính tinh bột ở nước ta và trên thế giới
Việc xử lí tinh bột hồ hoá bằng axit được tiến hành trước năm 1811, khi
Keerchoff tạo ra được phân tử D – glucozơ từ tinh bột bằng các thuỷ phân
tinh bột bằng axit. Sau đó, xử lí tinh bột không hồ hoá bằng axit đã được
Naegeli đưa ra, khi ông tìm thấy sự hoà tan nhiều của hạt tinh bột và việc tạo
thành những phân tử tinh bột có mạch ngắn do xử lí tinh bột tự nhiên trong
nước với 15% axit sunfuric ở 20 oC trong một tháng.


×