Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.62 KB, 103 trang )

1
s

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN MẠNH HÙNG

ĐỐI SÁNH THIÊN NAM NGỮ LỤC
VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN MẠNH HÙNG

ĐỐI SÁNH THIÊN NAM NGỮ LỤC
VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


TS. PHẠM TUẤN VŨ

NGHỆ AN - 2012


3
MỤC LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca là hai diễn ca
lịch sử quy mô của Việt Nam thời trung đại. Thiên Nam ngữ lục bao gồm
8136 dòng thơ lục bát, xen 31 bài thơ chữ Hán và hai bài thơ Nôm được
viết theo thể thất ngôn bát cú, viết về lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng
đến đời Lê -Trịnh (khoảng cuối thế kỷ XVII). Đại Nam quốc sử diễn ca
gồm 1027 câu thơ lục bát, viết từ thời Hồng Bàng đến đời Nguyễn.
Nghiên cứu hai tác phẩm trong sự đối sánh sẽ nhận thức được đặc điểm
của từng tác phẩm nhìn từ đặc trưng thể loại, từ đó hiểu thêm cách thức
xây dựng nhân vật chính diện trong văn học trung đại có những điểm
giống và khác với nhân vật chính diện trong văn học cận hiện đại.
Nghiên cứu hai diễn ca lớn viết bằng thể thơ lục bát của dân tộc góp
phần nhận thức đặc điểm của việc xây dựng nhân vật và các sự kiện lịch.
1.2. Việc chép sử thời trung đại (bằng văn xuôi hay văn vần) trước
hết phục vụ cho công việc cai trị của các vương triều. Các tác giả của hai
diễn ca lịch sử là những nhà nho, vì thế ở hai diễn ca sẽ có những điểm
tương đồng và khác biệt ở các phương diện. Nghiên cứu Thiên Nam ngữ
lục và Đại Nam quốc sử diễn ca trong sự đối sánh thấy rõ những điểm
chung và riêng trong quan niệm của các tác giả về lịch sử và việc sử

dụng các phương tiện của văn chương. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp
phần giúp chúng ta nhận thức rõ mối quan hệ giữa sử học và văn chương
thời trung đại ở Việt Nam, giữa văn hóa chính thống và văn hóa dân gian
trong việc thể hiện và đánh giá các tấm gương lịch sử và các sự kiện lịch
sử chính yếu của nước ta thời trung đại.
1.3. Người xưa lưu vào sử sách cả nhân vật phản diện và chính diện,
nhưng chủ yếu là những nhân vật chính diện, nhằm thông qua tài năng,
đức độ và công lao to lớn của nhân vật ấy để giáo hóa người đời. Tác giả


2
hai diễn ca đã phản ánh nhiều sự kiện lịch sử diễn ra của dân tộc để giúp
đời sau hiểu rõ được những bước thăng trầm của dân tộc. Tìm hiểu về
nhân vật chính diện cũng như các sự kiện lịch sử chính yếu ở hai diễn ca
là việc làm phù hợp với bản chất của thể diễn ca lịch sử.
1.4. Số lượng và chất lượng trong việc sử dụng dã sử ở hai diễn ca
lịch sử này do những nguyên nhân chủ quan, khách quan có sự tương
đồng và khác biệt. Nghiên cứu đề tài nhằm nhận thức việc sử dụng dã sử
của các tác giả ở hai diễn ca trong việc thể hiện một số nhân vật lịch sử
chính yếu và những sự kiện lịch sử chính yếu của dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tác giả, thời điểm ra đời của Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam
quốc sử diễn ca
Thiên Nam ngữ lục được viết ra với mục đích đề cao họ Trịnh,
khinh thường chúa Nguyễn, miệt thị nhà Mạc. Các ý kiến khá thống nhất
khi cho rằng tác giả là bề tôi họ Trịnh vâng lệnh chúa viết tác phẩm này:
Trải xem sự kỷ nước Nam,
Kính vâng tay mới chép làm nôm na.
Phần Lê kỷ gồm 235 dòng thơ (từ dòng 7901 đến dòng 8136), tác
giả đã kể lại sự kiện lịch sử rất sơ sài, chủ yếu là tán tụng mấy vị vua đầu

triều Lê, còn lại là ca ngợi chúa Trịnh:
Ứng điềm đoài cung ẩn tinh,
Thiên hạ thái bình, thiên hạ Trịnh Lê.
… Ấy mới thánh quân hiền thần,
Ấy đời Nghiêu Thuấn, ấy dân Ngu Đường.
Cho đến hiện nay chúng ta vẫn chưa có tài liệu đáng tin cậy để xác
định được chính xác tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của tác giả và thời
điểm viết tác phẩm. Nhiều nhà nghiên coi Thiên Nam ngữ lục là tác
phẩm khuyết danh.


3
Đại Nam quốc sử diễn ca ra đời vào đời Nguyễn, ca ngợi nhà
Nguyễn, đả phá họ Trịnh. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là hai người
có nhiều đóng góp vào việc hoàn thành tác phẩm. Cả hai ông đều ra làm
quan trong triều, các tác phẩm được in khoảng năm 1870-1871.
2.2. Việc nghiên cứu về nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ
lục và Đại Nam quốc sử diễn ca
Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca có sự tương đồng
và khác biệt ở nhiều phương diện. “Thiên Nam ngữ lục là một chứng cớ
hùng hồn về sự phát triển của truyện thơ Nôm lịch sử và của diễn ca lịch
sử trước thế kỷ XVII. Bởi vì nếu không có sự phát triển này thì đến cuối
thế kỷ XVII không thể xuất hiện một tác phẩm dài hơn như thế được.
Xét kỷ cho thấy Thiên Nam ngữ lục tiêu biểu cho sự hình thành không
những của diễn ca lịch sử nói riêng mà của cả truyện thơ Nôm nói chung
nữa” [24; 552]. Đại Nam quốc sử diễn ca xứng đáng là một diễn ca có
giá trị. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao tác phẩm này, coi đây là cuốn
diễn ca nổi bật trong các diễn ca lịch sử ở Việt Nam.
Nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước
lệ. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phương tiện cơ bản để nhà

văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà nghiên cứu Đặng Anh
Đào khi bắt tay vào Cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ Tấn trò
đời của Banzắc đã nói về nhân vật chính diện: “Trong các từ điển chuyên
đề và từ điển văn học Pháp, người ta bàn đến chữ “heros” theo nghĩa là
anh hùng hoặc theo nghĩa là nhân vật, hoặc nhân vật chính; còn theo
nghĩa nhân vật chính diện (mặc dù trong tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng
Nga đều có thể có ý nghĩa này) thì rất ít khi. Từ “heros positif” còn kèm
định ngữ chỉ định, rõ ràng khái niệm này có lẽ chỉ mới xuất hiện khi có
ảnh hưởng của giới nghiên cứu Xô viết”.
Trong Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam quốc sử diễn ca nhân vật
chính diện đóng vai trò quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan


4
tâm .Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
khi lí giải về sự suy thoái của xã hội phong kiến dẫn đến sự thay đổi diện
mạo văn học đã đánh giá cao Thiên Nam ngữ lục. Tác giả đã nhận xét
khái quát về nhân vật chính diện: “Với Thiên Nam ngữ lục không khí
anh hùng ca và những hình tượng anh hùng ca dân gian của các thời đại
trước sống lại” [13; 125].
Đinh Gia Khánh-Bùi Duy Tân-Mai Cao Chương đã viết về cách
xây dựng nhân vật “Tính chất phong phú, phong phú nhiều khi đến mức
bề bộn ấy, tính chất phức hợp, phức hợp mà lại có khi trùng lặp ấy
không những thể hiện trong cách trình bày các sự kiện lịch sử, trong kết
cấu của tác phẩm mà còn thể hiện trong cách xây dựng hình tượng văn
học” [24; 570].
Từ điển văn học (bộ mới) nhận xét: “Tác giả đã dùng bút pháp sở
trường của văn học để tụng ca, tô điểm lịch sử,đã kể chuyện văn vẻ,
miêu tả sâu sắc, tự sự cặn kẽ. Tác phẩm cũng xây dựng thành công nhiều
nhân vật” [20; 1673].

Số câu thơ của Đại Nam quốc sử diễn ca ít hơn của Thiên Nam ngữ
lục nhưng gọt giũa và luôn bám sát chính sử. Tác phẩm viết về lịch sử
dân tộc dài 379 năm so với Thiên Nam ngữ lục, do vậy số lượng nhân
vật, trong đó có nhân vật chính diện sẽ nhiều hơn ở Thiên Nam ngữ lục.
Từ điển văn học (bộ mới) bên cạnh việc tìm hiểu quá trình hoàn
thiện tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca đã nhấn mạnh đến việc xây
dựng những hình tượng anh hùng dân tộc: “Tác giả đã viết những câu
thơ hào hùng về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Nam Hán, về
cuộc khởi nghĩa của quân dân đời Trần chống quân Nguyên Mông, về
cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi (1385-1433) chống quân Minh… Những
đoạn kể về Thánh Dóng, về Sơn tinh Thủy Tinh, về Hai Bà Trưng có âm
điệu hào hùng, phảng phất như hơi sử thi của thời cổ đại” [20; 368].


5
Nguyễn Lương Ngọc - Đinh Gia Khánh trong cuốn phiên âm,chú
thích và giới thiệu Thiên Nam ngữ lục đã có sự so sánh những những ưu
và hạn chế của hai diễn ca Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn
ca. Các tác giả đã nhấn mạnh tới ưu điểm của Đại Nam quốc sử diễn ca:
“Đại Nam quốc sử diễn ca: theo sát chính sử hơn và chép sự việc, miêu
tả nhân vật một cách giản lược hơn, lời bàn thêm của tác giả cũng gọn
ghẽ hơn” [46; 19].
2.3. Nghiên cứu sự thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu ở Thiên
Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca
Là hai tập diễn ca lịch sử có quy mô lớn trong Thiên Nam ngữ
lục và Đại Nam quốc sử diễn ca các tác giả kể lại các sự kiện của dân
tộc theo trình tự thời gian. Tất cả các sự kiện chính yếu được kể lại
một cách phong phú và đa dạng: “Những sự cố lớn của quốc gia kết
hợp với những sự cố nhỏ của cá nhân, những hành động kỳ vĩ, hào
hùng nổi bật lên bên cạnh những việc làm bình thường, giản dị, những

cái xấu xa bỉ ổi chen lẫn với những cái đẹp đẽ, đáng yêu, tất cả đã góp
phần dựng nên hình ảnh cuộc sống nhiều hình nhiều vẻ, trôi theo thời
gian cuồn cuộn như dòng thác lớn” [24; 570].
Ở bài Thiên Nam ngữ lục, tập sử ca đậm chất dân gian, tác giả Bùi
Duy Tân chỉ rõ: “Thiên Nam ngữ lục chú ý nhiều đến lai lịch của sự việc,
đến sự diễn biến của tình tiết, đến hoàn cảnh và tính cách của nhân vật”.
Trong công trình nghiên cứu Thiên Nam ngữ lục, một thành tựu
có ý nghĩa thời đại của văn học chữ Nôm, Đinh Gia Khánh đã viết: Ưu
điểm lớn nhất là thông qua tác phẩm đã thể hiện được truyền thống
yêu nước, tự lực tự cường ngàn năm của dân tộc. “Đất nước Việt có
cương giới rạch ròi, núi sông đầy hào khí linh thiêng. Dân tộc Việt là
một thể thống nhất đời đời sản sinh ra anh hùng tuấn kiệt. Đất nước ấy
có lịch sử lâu đời, dân tộc ấy có văn hiến rực rỡ. Và dầu cho có trãi


6
qua nhiều khó khăn gian khổ, nhiều tai họa bất thường thì đất nước ấy
vẫn trường cửu, thì dân tộc ấy vẫn vươn lên mãi mãi” [24; 567].
Từ điển văn học (bộ mới), nhấn mạnh đến các sự kiện lịch sử chính
yếu của lịch sử dân tộc được thể hiện trong Đại Nam quốc sử diễn ca:
“Tác giả đã cố gắng để có cái nhìn tương đối khách quan đối với các
triều đại không liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn; đặc biệt là những
cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc hay những cuộc khởi
nghĩa của nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị phong kiến nước ngoài thì
hết sức ca ngợi” [20; 368].
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Luận văn giới thiệu những đặc trưng cơ bản của thể diễn ca lịch
sử. Trên cơ sở đó giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời và cấu trúc của
hai diễn ca Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca.
3.2. Làm rõ sự tương đồng và khác biệt đáng kể ở hai diễn ca lịch

sử khi thể hiện một số nhân vật chính diện. Từ đó thấy được vai trò của
nhân vật chính diện trong các trước tác lịch sử và văn chương thời
trung đại.
3.3.Làm rõ sự tương đồng và khác biệt lớn ở hai tác phẩm trong
việc nhận thức và thể hiện các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
3.3.Chỉ ra vai trò của dã sử ở hai tác phẩm trong việc thể hiện các
nhân vật chính diện và các sự kiện lịch sử chính yếu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Tập trung đối sánh ở ba phương diện chủ yếu: nhân vật chính
diện, sự kiện lịch sử quan trọng, việc sử dụng dã sử ở hai diễn ca,.
4.2. Luận văn dựa vào hai văn bản:Thiên Nam ngữ lục do Nguyễn
Thị Lâm khảo cứu, phiên âm, chú giải, Nxb văn học, Trung tâm văn
hóa ngôn ngữ Đông Tây và Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát,
Phạm Đình Toái do Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên phiên âm, khảo dị,
hiệu đính, chú thích, giới thiệu, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1999.


7
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Tuân thủ phương pháp lịch sử nghĩa là luôn đặt tác phẩm trong
hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, bám sát vào những đặc điểm quan
trọng nhất của hai diễn ca lịch sử bằng văn vần.
5.2. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngữ văn như
thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, đặc biệt chú trọng phương
pháp đối sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung đi vào nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt ở hai
diễn ca khi thể hiện một số nhân vật lịch sử trọng yếu, những sự kiện lịch
sử trọng đại của dân tộc và vai trò của việc sử dụng dã sử ở hai diễn ca.
Nghiên cứu hai diễn ca trong sự đối sánh để thấy những điểm

chung và riêng trong quan niệm của các tác giả về lịch sử và việc sử
dụng các phương tiện của văn chương.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1: Sơ lược về thể diễn ca lịch sử ở Việt Nam thời trung đại.
Giới thiệu về Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca
Chương 2: Đối sánh nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục
và Đại Nam quốc sử diễn ca
Chương 3: Đối sánh sự thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu ở
Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo.


8
Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ THỂ DIỄN CA LỊCH SỬ Ở VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI. GIỚI THIỆU VỀ THIÊN NAM NGỮ LỤC
VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA
1.1. Thể diễn ca lịch sử
Từ lâu trong văn hóa văn nghệ dân gian đã lưu truyền nhiều câu
chuyện lịch sử, kể về các nhân vật thần thoại, các anh hùng dân tộc như
Thánh Gióng, Sơn Tinh, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc
Tuấn… Đây chính là những tác phẩm tự sự đầu tiên được nảy sinh từ thực
tiễn đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Các tác phẩm ca ngợi các anh
hùng dân tộc, các nhân vật kiệt xuất có công giữ nước. Bên cạnh đó còn có
những bài kệ kể về các nhân vật kiệt xuất của nhà chùa như Từ Đào Hạnh,
Nguyễn Minh Không… Đây là những tác phẩm tự sự ra đời do chịu ảnh
hưởng của sinh hoạt Phật giáo trong dân gian. Chúng có nội dung tôn giáo
và cũng có phần phản ánh cuộc sống thế tục. Tất cả các tác phẩm trên lúc

đầu tồn tại dưới dạng truyền khẩu, về sau được chép lại. Những tác phẩm
này là cơ sở để xuất hiện các thể loại tự sự bằng văn vần trong văn học Hán
Nôm sau này như thơ vịnh sử, diễn ca lịch sử…
Cho đến thế kỷ XV, thể loại tự sự bắt đầu phát triển triển mạnh mẽ
và đạt được những thành tựu nhất định. Với những thay đổi của lịch sử
giai đoạn này như nhà nước phong kiến không còn hùng mạnh như trước
khiến văn học cũng có sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong giai đoạn này
văn học chính luận không còn giữ vai trò quan trọng như trước đây, thay
vào đó là sự phát triển của văn học hình tượng. Thơ vịnh sử trong văn
học chữ Hán và chữ Nôm phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Vịnh
giám vịnh sử tập (Đặng Minh Khiêm), Khiếu vịnh thi tập (Hà Nhậm Đại)
… Sau đó là sự phát triển của thể loại diễn ca lịch sử trong văn học Hán
Nôm.


9
Dân tộc ta có lịch sử hào hùng từ ngàn xưa. Nhân dân ta luôn quan
tâm đến lịch sử của dân tộc. Để có thể thâu tóm được cả một chặng
đường lịch sử nước nhà với biết bao sự kiện, biến cố, con người… biết
bao những dã sử chỉ có diễn ca lịch sử mới đáp ứng được. Thể diễn ca là
“Thể loại văn vần dùng để biểu hiện một nội dung thường là không đặc
trưng cho thơ ca nhằm mục đích truyền bá các tư tưởng dưới hình thức
dễ nhớ, dễ thuộc.
Nhà thơ Trần Lê Văn nhận xét: “Diễn ca là một thể loại văn vần có
tính dân gian nhằm phổ biến những kiến thức cần thiết về một lĩnh vực
nào đó. Thể loại văn vần không đòi hỏi người viết phải đầu tư nhiều tâm
lực, trí lực trong việc tìm cảm hứng thơ, sáng tạo tứ thơ độc đáo, tân kỳ,
công việc chính của người làm diễn ca là đặt câu ghép vần sao cho thuận
miệng, xuôi tai, dễ nghe, dễ nhớ. Ngày xưa, trẻ nhỏ vỡ lòng học chữ Hán
được thầy đồ dạy chữ và nghĩa dân ca”.

Diễn ca lịch sử là viết về quá khứ của dân tộc và biểu thị niềm tự
hào về quá khứ vẻ vang ấy. Cơ bản nó được viết theo trình tự thời
gian. Các tác giả đã chọn thể lục bát và song thất lục bát, một thể thơ
của dân tộc để giãi bày, thể hiện. Nó là “thể loại bằng văn vần dùng
lời thơ lục bát hoặc song thất lục bát để trình bày một nội dung
(thường là nội dung lịch sử)” [45; 321]. Mỗi tác phẩm như một pho sử
thi đồ sộ. Thiên Nam ngữ lục với 8136 dòng thơ chữ Nôm viết theo thể
lục bát, 31 bài thơ chữ Hán và 2 bài thơ chữ Nôm đều viết theo thể
thất ngôn bát cú. Đại Nam quốc sử diễn ca với 1027 câu thơ chữ Nôm
được viết theo thể lục bát. Cả hai tác phẩm đã viết về nhiều hình tượng
nhân vật anh hùng, nhiều sự kiện lịch sử chính yếu của dân tộc… Tất
cả những bề bộn, thăng trầm của biết bao con người thành bại, triều
đại hưng rồi lại suy của lịch sử nước nhà đã được thể diễn ca lịch sử
thể hiện.


10
1.2. Giới thiệu về Thiên Nam ngữ lục
1.2.1. Tác giả
Hiện nay vẫn chưa có tư liệu chắc chắn tên tuổi và hành trạng của
tác giả Thiên Nam ngữ lục. Một trong những cơ sở để đoán định là dựa
vào nội dung của tác phẩm. “Hiện nay, chưa biết rõ lai lịch và hành trạng
của tác giả. Nhưng qua phần tự giới thiệu trong 84 câu thơ ở cuối tác
phẩm có thể biết tác giả thuộc dòng dõi thế tộc, cha ông có chịu ơn triều
đình, bản thân “được ấn ban” từng theo đòi đèn sách, nhưng vì “thi thư
cám sượng” nên nhiều lần thi hỏng. Có lẽ vì thế mà không ra làm quan,
suốt đời sống ngao du, ẩn dật. Tác giả viết sách này khi đã về già, hình
như lúc đầu viết theo yêu cầu của chúa Trịnh, về sau, chưa rõ vì sao, giữ
lại làm của báu gia đình không dâng lên chúa, và tự coi tác phẩm của
mình” [20; 1672]. Các ý kiến khá thống nhất cho rằng tác giả là một bề

tôi họ Trịnh vâng lệnh của chúa viết tác phẩm này:
Trải xem sự kỷ nước Nam,
Kính vâng tay mới chép làm nôm na.
Tác giả Thiên Nam ngữ lục sống vào khoảng cuối thế kỷ XVII, thời
kỳ Lê - Trịnh sau những năm loạn lạc, chiến tranh đã đi vào thời kỳ tạm
ổn định, bởi phần cuối tác phẩm hết sức ca tụng công đức họ Trịnh:
Trung hưng ra sức tôn phù
Lê triều đem lại cựu đô Long Thành.
Tác giả Thiên Nam ngữ lục biết rất nhiều dã sử. Đại việt sử ký tục
biên hoàn thành năm Chính Hòa 18 (1697) có ghi: “tham khảo dã sử của
Đặng Bính”. Hai học giả Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh cũng
có nhắc đến Đặng Bính và đặt giả thiết: “Đặng Bính và tác giả Thiên
Nam ngữ lục là một người chăng? Nhưng Đặng Bính là ai thì hiện nay
chúng ta chưa biết rõ tiểu sử. Đại Việt sử ký toàn thư có một số đoạn
trích lời bàn của Đặng Bính phê phán họ Mạc cướp ngôi. Sự kiện nhà
Mạc cướp ngôi nhà Lê xẩy ra vào năm 1527. Như vậy, có lẽ Đặng Bính


11
là sử gia thời nhà Mạc, sống vào khoảng cuối nửa sau thế kỷ XVI và
chắc không thể có liên quan đến Thiên Nam ngữ lục” [47; 11].
“Gần đây, trong bài “Thử xác định tác giả Thiên Nam ngữ lục” nhà
nghiên cứu Phật học Lê Đạt Nhân cho rằng tác giả Thiên Nam ngữ lục là
hòa thượng Chân Nguyên (1647 - 1726). Chứng cớ chủ yếu mà tác giả nói
tới là có những từ và câu trong Thiên Nam ngữ lục rất giống với những từ
và câu trong Thiền tông bản hạnh, Nam hải Quan âm, Đạt Na Thái tử hạnh
là những tác phẩm của Chân Nguyên. Nhưng hiện tượng chịu ảnh hưởng
nhau và sử dụng chung một vốn từ ngữ cũng không phải là điều hiếm thấy
đối với những tác phẩm ở cùng một giai đoạn lịch sử” [47; 11].
Trong văn học Việt Nam trung đại thì hiện tượng khuyết danh

không ít. Có thể do tác giả sống dưới chế độ thống trị chuyên quyền độc
đoán nếu có tên tác giả sẽ gặp nhiều phiền toái. “Lý do khuyết danh có
thể là ở sự khiêm nhường của người soạn-sự khiêm nhường vốn đã trở
thành một truyền thống văn hóa dân tộc; cũng có thể là do nhu cầu mai
danh ẩn tích để tránh búa rìu của các thế lực cầm quyền đương thời
không ưa việc ghi lại những sự thật trái ý họ” [10; 8]. Vấn đề về tác giả
của tác phẩm vẫn còn là một câu hỏi để nghiên cứu.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời
Thiên Nam ngữ lục là tập sử ca trường thiên bằng chữ Nôm đồ sộ
nhất của văn học Việt Nam thời trung đại. Thiên Nam ngữ lục (Chuyện
kể trời Nam) là “Tập diễn ca lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Nôm, xuất
hiện khoảng cuối thế kỷ XVII, gồm 8136 câu thơ lục bát, và 31 bài vừa
thơ vừa sấm ngữ viết bằng chữ Hán và 2 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú”
[20; 1672]. Thiên Nam ngữ lục xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVII
trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết nói chung, của
văn học chữ Nôm nói riêng.
Tác phẩm còn có tên gọi là “Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ” gồm hai
quyển nhưng chỉ có quyển đầu chép phần lịch sử ngoại kỷ mà phần lớn


12
bắt nguồn từ các dã sử, truyền thuyết, còn phần sau chép lịch sử bản kỷ
nước nhà nên khi gọi là “ngoại kỷ” thì không thực hợp lý nên người ta
lược bớt hai chữ “ngoại kỷ” để gọi là Thiên Nam ngữ lục cho gọn và
đúng hơn.
Hơn 40 năm về trước trong công trình Thiên Nam ngữ lục Nguyễn
Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh đã giới thiệu ba dị bản chữ Nôm mang
các kí hiệu AB.478, AB.192 và AB.315. Hiện ba văn bản trên đang được
lưu giữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Trong quá trình nghiên
cứu, điều tra Thiên Nam ngữ lục, đã phát hiện thêm được ba dị bản có kí

hiệu AB.573, AB.308, và AB.337.
Cho đến nay chúng ta đã có 6 dị bản về Thiên Nam ngữ lục. Phần
lớn 6 dị bản đều không ghi niên đại, tác giả và tên người sao chép hay
nơi tàng trữ…Nếu căn cứ vào nhiều yếu tố thì bản có kí hiệu AB.478 là
cổ và có nội dung đầy đủ hơn cả. Đi vào tìm hiểu cụ thể sách ta thấy có
phần đầu là bản mục lục dài 15 trang có tựa đề: “Việt Nam sử ký niêm mục
lục” chia làm hai phần. Phần “Ngoại kỷ” và phần “Bản kỷ” đều ghi rõ tên
niên hiệu, thời gian trị vì của mỗi ông vua ở từng triều đại.
Sang phần nội dung có dòng chữ: “Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ
quyển”. Sau đó sách không chia làm hai phần như bản mục lục vừa kể trên
mà diễn ca lịch sử qua các thời kỳ. So sánh hai phần cho ta thấy đã có
nhiều dị đồng. Trong kỷ nhà Lê, mục lục chép rất kĩ từ Lê Thái Tổ đến Lê
Chiêu Thống gồm 26 đời vua, trong khi nội dung của sách chỉ diễn ca lịch
sử nước nhà từ Kinh Dương Vương đến đời Hậu Trần như tác giả đã viết:
Tự Kinh Dương mở càn khôn,
Trải xem đến nhẫn cháu con nhà Trần.
Còn đoạn về nhà Lê chỉ kể lướt qua từ Lê Lợi đến mấy năm đầu đời Lê
Trung hưng, không đi sâu vào một chi tiết cụ thể nào, chủ yếu là để tán
tụng công đức họ Trịnh. Như vậy, mục lục này là một cuốn sách sử như tựa


13
đề đã nêu, không phải của Thiên Nam ngữ lục. Cuốn có bài tựa “Đại Việt
sử ký tiệp lục tổng tự” cũng không nằm trong Thiên Nam ngữ lục mà là bài
tựa của sách Đại Việt sử ký tiệp lục làm vào đời Nguyễn. Chỉ có phần viết
bằng chữ Nôm mới thực sự là của Thiên Nam ngữ lục.
ơ

Thiên Nam ngữ lục được viết với mục đích đề cao họ Trịnh. Đại
Nam quốc sử diễn ca ra đời vào đời Nguyễn nên hết sức ca ngợi họ

Nguyễn mà hạ thấp, miệt thị họ Trịnh: “Rõ ràng là tác giả ca ngợi chúa
Trịnh thì nhiều mà ca ngợi vua Lê thì cũng chỉ là phụ vào đó. Tác giả tỏ
ra coi thường chúa Nguyễn, kẻ địch thủ của chúa Trịnh. Ông viết rằng sở
dĩ chúa Nguyễn mà vẫn tạm cát cứ được ở Hóa Châu thì chính là vì chúa
Trịnh còn bận việc, chưa có thì giờ về hỏi tội:
Chút còn một đất Hóa Chu,
Nhà giàu mải việc rượng dư chẳng nhìn
Hơn nữa, cũng vì chiếu cố đến tình nghĩa họ ngoại cho nên chúa
Trịnh đã dung tha cho chúa Nguyễn:
Đoái thương chút nghĩa Chúa Bà,
Nó là bọt dãi, hơn là ngoại tông
Đề cao nhà Trịnh nói chung, tác giả lại đặc biệt ca ngợi Hoằng tổ
Dương Vương Trịnh Tạc:
Đến thưa Hoằng tổ tại thì,
Càng tôn vương thất, càng vì hoàng tông
Tác giả cũng đặc biệt ca ngợi Đại nguyên súy Thống đốc chúa Trịnh Căn:
Nay đức Thống đại khí cương
Ra tay thần vũ sửa sang cõi bờ
“Nay đức Thống đại…”, rõ ràng là Thiên Nam ngữ lục được viết
trong đời Trịnh Căn. Trịnh Căn thay cha là Trịnh Tạc, lên ngôi chúa
năm 1682 và mất 1709. Trịnh Căn được phong chức Đại nguyên súy,
Thống quốc chính năm 1685. Thiên Nam ngữ lục nói đến “đức Thống
đại” (Đại nguyên súy Thống quốc chính). Vì vậy Thiên Nam ngữ lục


14
đã dược viết vào khoảng từ sau 1685 cho đến 1709, tức là cuối thế kỷ
XVII” [24, 554 - 555].
Các nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Lương Ngọc, Đinh
Gia Khánh cùng cho rằng: Thiên Nam ngữ lục được viết vào khoảng cuối

thế kỷ XVII, trong thời kỳ Trịnh Căn ở ngôi chúa (1682 - 1709).
1.2.3. Cấu trúc của Thiên Nam ngữ lục
Cấu trúc là liên hệ cơ bản thuộc hình thức và nội dung của tác phẩm
văn học. Trong tác phẩm tự sự, cấu trúc là cơ sở của hình thức truyện mà
đồng thời là cách bao quát nội dung câu truyện. “Toàn bộ nói chung
những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể…
Làm ra, tạo nên theo một cấu trúc nhất định. Cách cấu trúc cốt truyện”
[45; 156]. Nghiên cứu cấu trúc tác phẩm có ý nghĩa lớn đối với nghiên
cứu các phương diện khác.
“Qua nội dung tác phẩm bạn đọc chắc chắn sẽ thấy Thiên Nam ngữ
lục đã diễn ca lịch sử nước nhà một cách vừa thảng thốt lại vừa cặn kẽ.
Nói thảng thốt vì Thiên Nam ngữ lục đã bỏ qua những sự kiện mà tưởng
chừng quyển sách lịch sử nào, dù là sách diễn ca, cũng không thể nói tới
được. Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã không đả động một câu, một chữ tới
Lý Thường Kiệt, tới chiến công oanh liệt của nhà Lý đã đánh thắng
quân Tống xâm lược; tới thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh; Chử Đồng Tử,
Tiên Dung; tới những việc sửa đổi phép tắc, luật lệ, chính sách qua một
số triều đại… Thiên Nam ngữ lục đã để chìm Ngô kỷ trong Khúc thị kỷ;
hay nói cho đúng hơn, đã đem những sự kiện của Ngô kỷ mà lồng hẳn
vào Khúc kỷ. Thiên Nam ngữ lục lại đem sự việc đã xảy ra từ trước chép
những sự việc xảy ra trước hàng thế kỷ sau (Truyện Mai Thúc Loan chép
sau đời cao Biền…). Kể ra không thể có sự thảng thốt nào hơn, ngay
trong một quyển diễn ca lịch sử. Đứng về phương diện này mà nói, Đại
Nam quốc sử diễn ca thuần thục và chỉnh hơn” [46; 9-10].


15
Không chỉ là một tác phẩm sử học, Thiên Nam ngữ lục còn là một
tác phẩm văn học đặc sắc ở nhiều phương diện. Phong cách gần gũi với
truyện Nôm. Phong phú và phức hợp trong cách trình bày sự kiện, trong

kết cấu tác phẩm, xây dựng hình tượng, vận dụng ngôn ngữ…đã khiến
cho Thiên Nam ngữ lục ít nhiều mang dáng dấp sử thi, Thiên Nam ngữ
lục có phong vị đậm đà, đi vào nghiên cứu chúng ta sẽ thấy được những
đặc trưng cơ bản của văn chương trung đại ở nhiều bình diện như: văn
học, lịch sử, ngôn ngữ văn tự.
Nội dung cốt lõi của Thiên Nam ngữ lục là đề cao, ca ngợi chủ
nghĩa yêu nước của dân tộc. Nhân vật chính diện được thể hiện trong tác
phẩm là những người đã được lưu danh trong truyền thuyết, truyện Nôm
và trong chính sử. Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền,
Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn… Những nhân vật trên đã
được thể hiện một cách sống động.
Đại Nam quốc sử diễn ca là một bản tóm tắt lịch sử, “gọn”, còn
Thiên Nam ngữ lục chính là một bản phát triển lịch sử tới mức tiểu
truyện. Sự kiện mà Thiên Nam ngữ lục nói đến phần lớn được kể lại
một cách tường tận, căn kẽ. Chẳng hạn, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã
không ngại đưa ra những chi tiết mà lễ giáo phong kiến thường không
muốn nói đến:
Chi cho phàm khí lâu thai,
…Ngỡ ai đã đến giao hòa cùng ai;
Âm dương thăng giáng, một hồi,
Thủy liêm mở động ngọc lơi dề dề
…Vua bàn lên cưỡi mà chơi,
Mây xuân gió nổi, cung trời hiện ra.
Bởi vì tác giả là một nhà kể chuyện, tác giả không thể không phân
tích tâm lí nhân vật (dầu là nhân vật lịch sử) và không thể không ghi lại
những tình tiết cụ thể và sinh động” [46; 10].


16
Các tác giả không chỉ ca ngợi, tôn vinh những bậc vua hiền, tướng

giỏi xuất thân từ tầng lớp quý tộc mà còn dành nhiều lời ngợi ca khi thể
hiện những con người thuộc tầng lớp bình dân đã góp phần vào nhiều
chiến công của dân tộc như Yết Kiêu, Dã Tượng… Ngay cả khi viết về
người phụ nữ có số phận đắng cay như Phạm thị, thân mẫu vua Lý Thái
Tổ, ngòi bút tác giả cũng tỏ ra ưu ái và đồng cảm.
Có thể nói Thiên Nam ngữ lục là một hệ thống những truyện Nôm
lịch sử, mỗi câu chuyện đều có mở đầu, kết thúc, nhân vật có tiểu sử
hành trạng rõ rệt. Những câu chuyện đã được tác giả xâu chuỗi, hòa
quyện, đan xen vào nhau, truyện này chính là tiền đề của truyện kia.
Không chỉ thể hiện hình dạng, chiến công mà tác giả còn đi vào đời sống
tình cảm của nhân vật.
Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ có
ưu thế về mặt tự sự để diễn ca lịch sử và cũng có ưu thế về mặt trữ tình để
bày tỏ tâm trạng. Ngôn ngữ tác phẩm chịu ảnh hưởng khá rõ của khẩu ngữ
và văn học dân gian. Tác phẩm đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn học dân
gian, có nhiều thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, làm cho nhân
vật trong tác phẩm hiện lên sống động, in hằn trong lòng độc giả.
Nhìn chung Thiên Nam ngữ lục đã có cấu trúc hợp lí. Tác phẩm có
nhiều thành tựu về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật. Nếu còn
mặt hạn chế nào thì cũng là điều không thể tránh khỏi đối với một tác
phẩm đồ sộ. Thiên Nam ngữ lục xứng đáng báo hiệu thời kỳ phát triển
rực rỡ của dòng văn học viết bằng chữ Nôm.
1.3. Giới thiệu về Đại Nam quốc sử diễn ca
1.3.1. Tác giả
Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là hai người có đóng góp nhiều nhất
vào việc hoàn thành tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca. “Lê Ngô Cát
người làng Hương Lang, huyện Chương Đức, nay là huyện Chương Mỹ,
tỉnh Hà Tây, chưa rõ sinh và mất năm nào, đậu cử nhân năm Tự Đức thứ



17
nhất (1848), làm việc ở Quốc sử quán. Phạm Đình Toái cũng chưa rõ
năm sinh và năm mất, tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người xã Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đỗ cử nhân Khoa Quý mão thứ 3
(1843) đời Thiệu Trị, làm đến Hồng lô tự khang” [20; 368].
“Lê Ngô Cát tự Bá Hanh, hiệu Trung Mại, sinh năm Đinh Hợi đời
Minh Mạng thứ 8 (1827) tại xã Hương Lang, tổng Lương Xá, huyện
Chương Đức, tỉnh Hà Nội (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).
Lớn lên học với cha là Lê Ngô Duệ (tự Ninh Phủ, hiệu Nhất Chân) nguyên
là giám sinh trường Quốc tử giám, sau đỗ cống sinh năm Minh Mạng thứ
nhất (1820), sang làm nội giám 3 năm, rồi nhân vì việc nhà xin cáo về”.
Khi chưa thi đậu, Lê Ngô Cát đã làm bài thơ Tát nước đêm thuật lại
cảnh nửa đêm cùng dân làng tát nước chống hạn:
Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn,
Giữa trời riêng một cảnh giang sơn.
Cỏ cây vui thú nằm yên nghỉ,
Sấm sét vang tai dạ chẳng sờn.
Chênh chếch đèn trăng soi chiếc bóng,
Hiu hiu quạt gió phẩy bên sườn.
Chút vì nỗi nước nên gia sức,
Bao quản phong trần mảnh áo đơn.
Sau khi đậu Cử nhân năm Mậu Thân đời Tự Đức nguyên niên
(1848), ông ra làm quan, trải qua các chức Giáo thụ phủ Kinh Môn
(Hải Dương), Biên tu ở Quốc sử quán, sau làm án sát ở tỉnh Cao
Bằng” [5; 31-32]. Lê Ngô Cát là một người có tài làm thơ từ nhỏ. Cuộc
đời làm quan của ông không nhiều may mắn, đã từng bị mắc lỗi khi làm
quan ở Cao Bằng. “Nhân gặp tang mẹ, ông đã xin cáo lui về quê. Bài
thơ cáo quan về tang mẹ làm trong dịp đó đã cho biết vài nét về cuộc
sống đạm bạc, đồng thời cũng nói lên phần nào tâm sự phóng khoáng
của ông:



18
Duyên phận đâu mà dám sắt son,
Ta về vườn cũ cúc ta còn.
Nhặt thêm phong nguyệt, ngày thừa thãi,
Ôn lại chi hồ, lũ cỏn con.
Vui thú chi lan hầu dễ ngán,
Nhớ mùi mục túc vẫn là ngon,
Thị phi thây cả nhân gian chuyện,
Giữ lấy phù sinh một cuộc tròn.
Đặc biệt, những bài thơ khi ở Cao Bằng lần thứ hai sau khi hết
hạn đình ưu cho biết ông là một con người giàu tình cảm, đối với vợ
một lòng yêu thương sâu sắc, đối với bạn một lối đối đãi chân thành”
[5; 33].
Có giai thoại kể lại rằng: Khi ông dâng tập Đại Nam quốc sử diễn
ca lên vua Tự Đức, khi đọc đến đoạn “Triệu thị” cưỡi voi đánh quân
Ngô, phê “Như thế hèn cho đàn ông nước Nam lắm”, và thưởng cho ông
tấm lụa với hai đồng tiền. Ông làm câu thơ tự biếm:
“Vua khen thằng Cát có tài
Thưởng cho cái khố với hai đồng tiền”
Lê Ngô Cát không tha thiết với cuộc mưu đồ công danh, vì thế một
thời gian sau cáo quan về quê vui thú cảnh ruộng vườn. Năm Ất hợi
1875, ngày 20 tháng 5 khi chưa được phép cáo quan thì đã mất khi đang
tại chức ở Cao Bằng, thọ 48 tuổi.
Phạm Đình Toái (thế kỷ XIX) “Còn có tên là Toát, tự Thiếu Du,
hiệu Song Quỳnh, biệt hiệu Chiết Phu; người xã Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An; đậu cử nhân năm 1843, làm quan đến chức
Hồng lô tự khanh; là tác giả một số tác phẩm, chủ yếu bằng chữ Nôm,
như Quy khứ lai từ diễn ca (dịch thơ Nôm của nhà thơ Trung Quốc Đào

Uyên Minh) in 1872; văn Vũ nhị Đế cứu kiếp chân kinh dịch ca, in 1880;


19
Trung dung diễn ca (diễn Nôm 33 chương sách Trung dung của Nho
giáo), in 1891…” [1; 82 - 83].
Sự nghiệp văn chương của Phạm Đình Toái khá nổi tiếng nhưng con
đường nơi chốn quan trường lại chìm nỗi nhiều phen. Đỗ cử nhân, ông
được cử đi làm quan ở nhiều nơi, từ Sơn Tây đến Quảng Ninh, Bình
Định, ở kinh đô. Ông đã từng giữ nhiều chức, từ huấn đạo, tri huyện, tri
phủ, án sát, bố chánh… Đã hai lần ông bị biếm chức. Sau một thời gian
ra làm quan và đã trải qua nhiều sóng gió, vì tuổi cao và chán vì nhân
tình thế thái và cảnh quan trường, năm 1870 ông cáo quan về sống với
bạn bè ở Hà Nội.
Phạm Đình Toái luôn là người hết lòng vì dân. Mùa thu năm 1872
nhân chuyến về quê, thấy cảnh dân nghèo khó ông đã giúp tiền của, công
sức, tổ chức cho dân ngăn mặn, rửa chua, khai hoang tạo nên những
ruộng lúa, vườn cây tươi tốt. Ngoài việc chăm cho dân tích cực sản xuất
thì ông còn dạy học, bốc thuốc, sáng tác và biên dịch thơ văn. Năm 1893
đạo sắc của vua Thành Thái đánh giá: “Làm việc đầy đủ, học rộng kinh
luân, chính sự tài giỏi, một niềm giữ nước lòng trung, lấy đạo nghĩa
chăm mọi việc, nhiều năm khó nhọc, giúp rập hết tài năng”. Vua thừa
nhận “Một chốc hiểu lầm nghe lời tầm bậy” và đã quyết định khôi phục
nguyên hàm cho ông, và đã ban cho ông bốn chữ: “Hiếu học hành thiện”.
Ông đã từng được nhân dân trong làng phong làm thành hoàng. Nhiều
nơi mà ông đã từng làm việc đã lập đền thờ ông. Ở Sài Gòn cũng có con
đường mang tên ông.
Ngoài nỗ lực học tập, trải qua nhiều chức quan ở nhiều vùng miền
của đất nước, Phạm Đình Toái còn được tiếp thu tính cương trực ở người
cha là Phạm Đình Trọng-một người nỗi tiếng là một trong bốn người hay

chữ nhất huyện Quỳnh Lưu, và Phạm Đình Toái được sinh ra và lớn lên
trong một làng quê có truyền thống hiếu học, trong làng ngày xưa có
hàng chục tiến sĩ, quận công, phó bảng.


20
1.3.2. Hoàn cảnh ra đời
Đại Nam quốc sử diễn ca được soạn theo lệnh của vua Tự Đức, vì
thế “Thái độ của người viết có thiên về triều đại nhà Nguyễn. Theo các
tác giả cái gì của nhà Nguyễn cũng đều tốt đẹp: các chúa Nguyễn cắt cứ
trong Nam là chính nghĩa, sự thành lập của triều Nguyễn là phù hợp với
ý trời, lòng dân… Mặt khác tác giả cũng chưa có được cái nhìn khách
quan đối với các triều đại liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn. Chẳng
hạn đối với nhà Tây Sơn thì đã kích gay gắt; còn đối với quân đội xâm
lược nhà Thanh lại phần nào tỏa ra có cảm tình…” [20; 368].
Đại Nam quốc sử diễn ca là tác phẩm của nhiều tác giả viết và sửa
chữa. Hai người có công hoàn thiện tác phẩm là Lê Ngô Cát và Phạm
Đình Toái. Mặc dù Phạm Đình Toái là người có công lớn khi chỉnh sửa
rất nhiều bản từ Lê Ngô Cát, nhưng với tính nghiêm túc và khách quan
ông đã đánh dấu rõ bên ngoài những câu giữ lại của nguyên tác. Ông chỉ
đặt tên mình sau Lê Ngô Cát, coi tác phẩm là của đồng tác giả và khi
sách đã sữa xong còn nhờ nhiều danh sĩ nhuận chính. “Ban đầu là sử ký
quốc âm ca của một tác giả khuyết danh, diễn ca lịch sử của nước Việt từ
thời huyền thoại Hồng Bàng đến lúc Mạc Đăng Dung đoạt ngôi nhà Lê.
Lê Ngô Cát đem bản này sửa chữa và diễn ca tiếp đoạn sử thời Lê - Trịnh,
cho đến hết đời Lê Chiêu Thống; bản này được Phạm Xuân Quế nhuận sắc
chút ít; văn bản gồm 3774 câu lục bát. Sau này Phạm Đình Toái đọc lại,
lại sửa chữa, rút xuống còn 2054 câu, đặt lại tên là Đại Nam quốc sử
diễn ca; tác phẩm còn đựơc Phạm Đình Thực và một số người khác
nhuận sắc, rồi hiệu Trí Trung Đường ở Hà Nội khắc in lần đầu vào năm

1870” [1; 83].
Đại Nam quốc sử diễn ca là một cuốn sử bằng thơ tóm tắt các sự
việc lớn xảy ra trong nước từ đời Hồng Bàng đến cuối đời Tây Sơn.
Sách rút từ các sử sách của Quốc sử quán như: Đại việt sử kí toàn thư,
Lê sử tục biên… Ý muốn của người biên soạn Đại Nam quốc sử diễn ca


21
là làm văn vần về quốc sử để giúp mọi người khi đọc sẽ cảm thấy thích
và dễ nhớ. Người biên soạn chỉ mong đây là một cuốn sách bình dân
đến mọi người chứ không phải dành cho giới nghiên cứu, bình luận…
Để ước đoán thời gian ra đời của tác phẩm, ta có thể so sánh nó
với Thiên Nam ngữ lục. Bởi Thiên Nam ngữ lục đã thuật lại những
việc từ đời Hồng Bàng nhưng được kéo dài đến đời Lê Trung hưng với
mục đích đề cao họ Trịnh. Căn cứ vào đó có thể khẳng định sách được
viết dưới đời hai chúa Trịnh Tạc (1657 - 1682) và Trịnh Căn (1682 1709), tức là vào cuối thế kỷ XVII, vào khoảng 1685 đến 1709. Đại
Nam quốc sử diễn ca ra đời để ca ngợi, tôn vinh triều Nguyễn, hạ thấp,
thậm chí là miệt thị nhà Trịnh. Đó là lí do cho thấy “Tháng 3 năm Mậu
Ngọ (4 - 1858) Lê Ngô Cát (và Trương Phúc Hào) được đề cử vào việc
chữa sách sử kí quốc ngữ ca viết từ đời Lê thành một cuốn sử ca mới.
Nhưng sách của Lê Ngô Cát soạn ra đã không làm thỏa mãn vua Tự
Đức, việc đó chắc không khỏi có ảnh hưởng đến triều đình đánh giá
khen thưởng các sách sử ký quốc ngữ đã được dâng lên để dùng làm
Việt sử năm 1860. Cho nên giờ đây chúng ta có thể căn cứ vào việc đó
để đưa ra giả thiết rằng Lê Ngô Cát có lẽ đã hoàn thành công việc sử
sách trước năm 1860. Sách này, theo Phạm Đình Toái trong lời Tựa
khi xuất bản Đại Nam quốc sử diễn ca có tên là Quốc sử diễn ca” [5;
23].
Phạm Đình Toái bắt tay vào việc sửa chữa sách trong khoảng thời
gian hai năm, từ 1860 và xong khi ông bị cách chức năm 1865. Năm

1870 Phạm Đình Toái đã viết xong bài Tựa lần thứ nhất như sau: “Trải
hai lần rét nóng mới xong thành sách… Tôi định sẽ viết tinh tế lại để tiến
trình, may được chọn lấy cũng không uổng là để tiện xem đọc vậy. Gặp
phải lúc bận việc bắt giặc, tôi lại bị lỗi, lòng mong mỏi không đạt, bèn
bỏ luôn cất đi. Mùa xuân năm nay tôi cáo quan về Hà Nội dưỡng bệnh,
đem sách bảo quan Bình chuẩn Đặng sứ quân Huy Trứ. Đặng quân xem


22
lấy làm thích bèn cho đem in khắc ở hiệu Trí Trung đường”. Căn cứ vào
những thông tin trên chúng ta có thể đoán được Phạm Đình Toái đã hoàn
thành việc sửa sách trong khoảng thời gian từ 1865 đến 1869. Và bản
khắc gỗ đầu tiên là vào năm 1870, do hiệu Trí Trung đường ở Hà Nội
phụ trách.
1.3.3. Cấu trúc của Đại Nam quốc sử diễn ca
Kho tàng văn học nước ta đã có một số diễn ca viết về lịch sử dân
tộc trong đó nổi bật nhất là Đại Nam quốc sử diễn ca, gọi tắt là Quốc sử
ca.Đại Nam quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử văn
học Việt Nam và cũng là của văn học sử cận đại Việt Nam. Là bộ sử
nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào
những năm giữa thế kỷ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước
ngoài (Trung Quốc). Phần đóng góp của Phạm Đình Toái vào việc hoàn
thành cuốn sử ca lịch sử này là rất lớn. Ông đã lấy bản của Lê Ngô Cát
và sửa lại mọi phần quan trọng và đặt tên là Đại Nam quốc sử diễn ca.
Như vậy, sách này không phải do một tác giả làm ra và cũng không phải
do nhiều tác giả cùng nhau làm trong một lúc. Chính là do một bản cũ
mà nhiều người sửa chữa nhiều lần. Cho đến tên sách mỗi lúc chữa thì
tên cũng thay đổi.
Đối chiếu Thiên Nam ngữ lục với Đại Nam quốc sử diễn ca sẽ thấy
được sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ và cách hư cấu của cốt

truyện. Nội dung của Đại Nam quốc sử diễn ca là viết từ đời Hồng Bàng
đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Khi Phạm Đình Toái hoàn
thành tác phẩm này thì lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc được phản
ánh trong 1027 câu thơ lục bát. Tác phẩm không tránh khỏi những chỗ
sơ lược, nhưng nhìn chung là khá súc tích và sinh động “Về mặt quan
niệm tác giả chỉ xem lịch sử là sự thay thế của các triều đại một cách đơn
thuần. Về cách viết cũng có những thiếu sót, như đối với giai đoạn nào
có sử liệu phong phú thì viết dài, viết kỹ, giai đoạn nào sử liệu ít viết


×